sidebar
Thời gian:  07/01/2023  Người trích dẫn:  Ban Biên Tập

Hãy hiểu rõ về Như Lý Tác Ý và biết cách sử dụng để ám thị, tác ý cho thân tâm tạo thành thói quen thiện pháp và cùng biết cách đặt ra câu tác ý phù hợp với bản thân mình.

  • Trích từ sách: Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Trưởng lão Thích Thông Lạc và một số băng sách khác của Ngài.
1

Như lý tác ý là pháp môn tự kỷ ám thị, đó là một danh từ ngày xưa đức Phật dùng ám thị để thực hiện xa lìa tâm ham muốn và các ác pháp. Ngày nay, các nhà học giả không có kinh nghiệm tu hành, nên không hiểu pháp như lý tác ý là phương pháp tự kỷ ám thị. Hầu hết các nhà học giả thuyết kinh điển Phật đều không hiểu pháp này, nên đã biến pháp môn của Phật thành một lý thuyết suông. Vì thế, hơn 25 thế kỷ không có người nào tu chứng và làm chủ sanh, già, bệnh, chết một cách cụ thể, chỉ huyền thuyết một vài mẩu chuyện thần thông cho vui mà thôi. Nếu không có pháp “như lý tác ý” thì tu hành không có đạo lực, không có đạo lực thì không làm chủ sự sống, chết của con người được.

(Đường Về Xứ Phật - Tập V - Trang 144)

ĐỊNH NGHĨA NHƯ LÝ TÁC Ý

2

Pháp Hướng Tâm tức là pháp dẫn tâm, cho nên trên bia đá tại tu viện Chơn Như chúng tôi có khắc trên bia như: “Dẫn tâm vào đạo, chứ đừng dẫn đạo vào tâm”. Trong kinh Pháp Cú, đức Phật cũng dạy: “Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác…​”. Vậy pháp hướng tâm là gì? Pháp hướng tâm là pháp Như Lý Tác Ý. Xin các bạn lưu ý nó là một pháp môn rất quan trọng trong sự tu tập theo Phật giáo, nhờ nó mà chúng ta ngăn và diệt được ác pháp; nhờ nó mà phòng hộ được sáu căn; nhờ nó mà chúng ta giữ gìn tâm tương ưng với Niết Bàn; nhờ nó mà tâm ta được định tỉnh nhu nhuyễn dễ sử dụng; nhờ nó mà ta có được 7 năng lực Giác Chi, mười công đức thần lực Như Lai. Cho nên, dù các bạn tu tập pháp môn nào mà thiếu pháp dẫn tâm này thì các bạn khó thành công trên đường tu tập cho đến nơi đến chốn hoàn toàn. Vì thế, đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Chánh Niệm Tỉnh Giác? Như Lý Tác Ý, cần phải trả lời như vậy”. Đó là một xác định chắc chắn, nếu ai muốn có chánh niệm tỉnh Giác thì pháp như lý tác ý là món ăn hằng ngày của Chánh Niệm Tỉnh Giác. Thưa các bạn, chúng tôi tu tập được làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi đều nhờ pháp Như Lý Tác Ý này. Nếu không có pháp này chắc chắn chúng tôi dù có tu hành như thế nào cũng chỉ uổng một đời người mà thôi. Mong các bạn lưu ý để không phí một đời tu của mình.

(Những Lời Gốc Phật Dạy - Tập 2 - Trang 163)

ĐỊNH NGHĨA NHƯ LÝ TÁC Ý

3

Pháp hướng tâm như thế nào? Pháp hướng tâm là pháp dẫn tâm vào một lý chân chính giải thoát của đạo. Pháp chân chính giải thoát của đạo là gì, là chỉ thẳng vào mọi duyên, mọi hoàn cảnh, mỗi đối tượng mọi sự việc xảy ra đều hiểu biết rõ nó là vô thường, khổ, và không có thực thể bản ngã trong đó, chỉ do các duyên hợp mà thành, các duyên tan mà mất, không có một cái gì mà tồn tại. Khi đã hiểu rõ như vậy, và thấy rõ như thật, thì dùng pháp hướng mà nhắc tâm như vậy, cái tâm từ đây về sau không được kiến chấp các duyên là thật, mà phải thấy nó vô thường, khổ, vô ngã, nên không còn phiền não, đau khổ trong tâm nữa.

(1996 - THIỀN ĐỊNH CƠ BẢN - MỒNG 1 TẾT BÍNH TÝ - Thời gian 01:31:36)

ĐỊNH NGHĨA NHƯ LÝ TÁC Ý

4

Pháp hướng tâm là một phương pháp dẫn tâm vào đạo. Trong kinh Pháp Cú Phật dạy: “Tâm dẫn đầu các pháp Tâm làm chủ tâm tạo tác…​” Pháp hướng tâm là một pháp môn rất đặc biệt, người nào siêng năng tu tập thì có đủ khả năng điều khiển làm chủ thân tâm một cách cụ thể rõ ràng. Vì thế đức Phật nói: “Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn Nhất thiết thế gian Sanh, lão, bệnh, tử” Chỉ có “Tác ý một tướng khác của tướng kia thì tướng kia sẽ bị diệt sạch”, đó là lời dạy của Phật để chúng ta theo pháp môn này tập luyện mới có đủ nội lực ngăn và diệt các ác pháp và các cảm thọ rất tuyệt vời. Kính mong quý vị đặt trọn lòng tin áp dụng vào đời sống hằng ngày sẽ thấy kết quả ngay liền “Pháp Ta không có thời gian đến để mà thấy…​”, đúng như lời đức Phật đã xác định. Pháp Phật rất đơn giản và tu hành dễ dàng không có khó khăn, không có mệt nhọc như người ta tưởng, vì nó là thiện pháp, là đạo đức của mỗi con người nên con người chỉ cần có nhiệt tâm sống như lời Phật dạy là đã chứng đạt chân lý.

(Đường Về Xứ Phật - Tập IX - Trang 243)

ĐỊNH NGHĨA NHƯ LÝ TÁC Ý

5

Bởi vì cái tác ý nó rất là hay, nhưng mà phải thiện xảo, nó hay thì phải thiện xảo, chứ không thiện xảo nó vật lại ngay. Thành ra phải khéo léo, mà phải tác ý trạch pháp cho đúng cái pháp của nó, nó lợi ích thật mà. Thí dụ như: cái đầu mình đau thì mình nói: "Cái đầu đau", chứ mình nói chung chung coi chừng, nó cũng không được đâu. Mình tác ý, bởi vì nó thuộc về loại tự kỷ ám thị, nó mạnh lắm! Mình biết sử dụng nó là kể như mình làm chủ dễ lắm. Bởi vì nó trở thành Tứ Thần Túc đó, cái lệnh con đó. Nhớ là Tứ Thần Túc là cái lệnh không chứ còn không tu tập gì nữa, lệnh truyền. Con thấy đạo Phật ghê lắm chứ không phải!

(2005 MÙA AN CƯ 19-THẦY BẤT ĐỘNG NHỜ TRI KIẾN GIẢI THOÁT - Thời gian 05:31)
  • MẠNH LẮM.
6

GIỚI HÀNH NÓI NHỮNG LỜI CHÂN THẬT Muốn nói những lời chân thật thì hằng ngày các bạn nên tác ý: “Làm người phải nói những -- lời chân thật

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 287)

Như Lý Tác Ý để rèn luyện lời nói thiện

7

Muốn sống nghiêm chỉnh giới hành không nói phản lại cuộc đời thì các bạn nên thường xuyên tác ý: “Không được nói sai sự thật trong cuộc đời này.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 311)

Như Lý Tác Ý để rèn luyện lời nói thiện

8

Muốn tránh xa nói hai lưỡi thì các bạn luôn nhớ tác ý: “Nói hai lưỡi là lời nói ác, lời nói xấu người khác, lời nói đáng chê trách. ta phải nhất định từ bỏ và tránh xa những người nói hai lưỡi”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 324)

Như Lý Tác Ý để rèn luyện lời nói thiện

9

GIỚI HÀNH NGÔN NGỮ NÓI NHỮNG LỜI DỄ THƯƠNG Muốn có được oai nghi tế hạnh về ngôn ngữ lời nói dễ thương thì các bạn phải thường xuyên tác ý câu này: “Lời nói dễ thương là một hành động đạo đức cao quý về ngôn ngữ Ta phải nhớ sử dụng hằng ngày để đem lại sự an vui cho mình cho người, Ta không được quên”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 374)

Như Lý Tác Ý để rèn luyện lời nói thiện

10

Muốn thực hiện đức hạnh này nghiêm chỉnh thì hằng ngày các bạn thường tác ý câu này: “Thấy cái dở mà không dám chê là hèn kém, là nhút nhát, là dua nịnh. Thấy cái hay mà không dám khen là ganh tỵ hẹp hòi cao ngạo” hoặc các bạn nên tác ý câu này: “Phải thẳng thắn mạnh dạn y chỉ trên sự thật mà nói, đừng khiếp đảm trước một ai hay một thế lực nào”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 295)

Như Lý Tác Ý để rèn luyện lời nói thiện

11

Vì thế hằng ngày nên tác ý câu: “TA PHẢI TỪ BỎ NÓI LÁO”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 276)

Như Lý Tác Ý để rèn luyện lời nói thiện

12

lời chân thật, không được nói sai sự thật” Hoặc tác ý như sau: “Thà chết nhất định không nói sai sự thật”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 288)

Như Lý Tác Ý để rèn luyện lời nói thiện

13

Vì thế, hằng ngày các bạn nhớ tác ý: “Miệng không được nói những lời độc ác, nói những lời độc ác là làm khổ mình, khổ người, phải chấm dứt từ bỏ nói những lời độc ác” hoặc các bạn tác ý ngắn ngọn hơn: “Phải chấm dứt từ bỏ ngay lời nói xấu người khác.”

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 355)

Như Lý Tác Ý để rèn luyện lời nói thiện

14

Muốn tránh xa lời nói độc ác thì các bạn hãy luôn luôn tác ý: “lời nói độc ác là lời nói vô đạo đức khiến cho người khác đau khổ và tức giận.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 359)

Như Lý Tác Ý để rèn luyện lời nói thiện

15

Từ đây ta hãy tránh xa hay từ bỏ lời nói ấy” hoặc tác ý ngắn gọn hơn: “Hãy tránh xa lời nói độc ác, chấm dứt lời nói độc ác”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 359)

Như Lý Tác Ý để rèn luyện lời nói thiện

16

GIỚI HÀNH HOAN HỈ SỐNG TRONG HOÀ HỢP Muốn sống trong giới hành hoan hỉ sống trong hoà hợp thì các bạn hằng ngày nên nhớ nhắc tâm: “Làm người không được nói xấu người khác, nói xấu người khác gây chia rẽ làm mất lòng yêu thương nhau” hoặc tác ý ngắn gọn hơn: “Người nói xấu người khác là người li gián Ta nên tránh xa người ấy” hoặc tác ý: “Suốt đời ta nguyện tránh xa, lìa bỏ nói xấu người khác”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 338)

Như Lý Tác Ý để rèn luyện lời nói thiện

17

Muốn huân tập pháp môn như lý tác ý thì các bạn hãy trạch pháp cho đúng nghĩa tức là tác ý một tướng khác của tướng ác pháp đó như: “Nói hai lưỡi là một ác pháp phi đạo đức nhân bản ta phải từ bỏ”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 318)

Như Lý Tác Ý để rèn luyện lời nói thiện

18

Muốn sống hoà hợp với những người li gián thì các bạn phải thường tác ý câu này “Phải im lặng như Thánh, không nên a dua theo họ, họ nói ta nghe nhưng không để ý, nghe tai này vừa xong là ném bỏ ngay những điều họ nói”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 329)
19

Muốn cho thân tâm được an ổn khi gặp các pháp này thì các bạn chỉ còn cách theo pháp như lý tác ý: “TÂM HÃY HOAN HỈ TRƯỚC TẤT CẢ CÁC PHÁP”, dù các pháp ấy có cay đắng như thế nào; có ngọt ngào như thế nào; có đau khổ như thế nào, các bạn cũng nên xem nó là pháp hữu vi vô thường không đáng cho các bạn phải bận tâm.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 181)
20

Lại nữa hằng ngày các bạn nên nhớ tác ý: “Tâm phải tỉnh thức trên từng hành động vì lòng yêu thương sự sống yên vui của muôn -- loài”

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 222)
21

Hằng ngày các bạn nên nhớ dùng pháp như lý tác ý câu: “PHẢI BẰNG LÒNG VỚI NHU CẦU TỐI THIỂU VỀ ĂN UỐNG, VỀ Y ÁO, PHẢI SỐNG THIỂU DỤC TRI TÚC MỚI XỨNG ĐÁNG LÀ NGƯỜI TU SĨ PHẬT GIÁO”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 170)
22

GIỚI HÀNH TỰ SỐNG THANH TỊNH Muốn sống đúng giới luật “TỰ SỐNG THANH TỊNH” này được nghiêm chỉnh thì hằng ngày các bạn phải dùng pháp môn như lý tác ý: “Ta phải sống giữ gìn thân tâm trong sạch, không hề bợn nhơ ước mong một vật gì của ai, dù vật ấy nhỏ mọn như cây kim sợi chỉ, ta cũng không hề mơ ước, nếu vì vật ấy mà ta sống làm thân tâm mất thanh tịnh thì ta quyết -- thà chết trong giới luật

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 257)
23

Với thủy giới chúng ta tu tập cũng như địa giới vậy, nghĩa là chúng ta phải nương vào hơi thở vô ra mà tác ý: “Máu, mủ, đờm và những chất lỏng trong thân ta không phải của ta, không phải là ta, không phải bản ngã của, ta phải từ bỏ yểm ly xa lìa đừng dính mắc; hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 1 - Trang 261)
24

Chúng ta biết rằng lòng hân hoan vui vẻ hạnh phúc đó chỉ là pháp hữu vi tạm thời; nó là pháp vô thường luôn chịu sự hoại diệt, chứ không phải trạng thái hoan hỷ này là vĩnh viễn, nhưng nhờ trú vào nó mà các ác pháp không tác động vào thân tâm ta được. Do thân tâm không bị ác pháp tác động vào được nên cứu cánh tại nơi đó chứ không phải tâm hoan hỷ. Biết tâm hoan hỷ là pháp hữu vi vô thường, nhưng ở đây đức Phật dạy chúng ta nên vững trú ở trạng thái hoan hỷ này vững tâm giữ gìn trạng thái này thì sẽ đoạn trừ được tất cả các lậu hoặc và như vậy những gì ta chưa chứng đạt sẽ được chứng đạt.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 1 - Trang 299)
25

Muốn tu tập kết quả được giải thoát như vậy, ta thường nhắc tâm: “Trước các ác pháp và các chướng ngại pháp tâm ta phải luôn luôn hoan hỷ vui vẻ. Ta biết ta hít vô, ta biết ta thở ra”. Nên nhớ cứ an trú theo pháp này những gì chưa chứng đạt ta sẽ được chứng đạt, đừng cầu, đừng muốn mau, chỉ cần hằng ngày giữ gìn tâm đừng mất lòng hoan hỷ, đừng mong cầu gì cả thì có ngày sự chứng đạt sẽ đến, các bạn ạ!

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 1 - Trang 300)
26

Mình tu tập mình rút tỉa từng kinh nghiệm, biết những cái pháp, khi mình ý thức lực mình tu nó mạnh lắm! Cho nên vì vậy mình tác ý nhẹ nhàng. Khi nào nó cần, bị vì nó đánh mình quá đó, cảm thọ hoặc cái này kia nó đánh quá, thì mình mới dùng nó. Đấu đá nó chút thôi, chứ còn làm riết cũng không được!

(2005 MÙA AN CƯ 19-THẦY BẤT ĐỘNG NHỜ TRI KIẾN GIẢI THOÁT - Thời gian 05:09)
27

GIỚI HÀNH TRÁNH XA SÁT SANH Muốn giữ gìn đức hạnh hiếu sinh này thì hằng ngày các bạn nên nhắc tâm mình: “Tránh xa sát sanh là một hành động thể hiện lòng từ bi yêu thương đối với tất cả chúng sanh, ta phải luôn luôn khắc ghi trong lòng” hoặc các bạn sẽ tác ý câu như sau: “Tránh xa sát sanh là một hành động thể hiện lòng từ bi yêu thương để không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 196)
28

Khi Thầy Thiện Thuận hồi lúc xuống đây nghe cái pháp Như Lý Tác Ý hay quá, thầy tác ý biểu xả xả, thầy nói: "Ly tham, sân, si xả xả". Cái bắt đầu cái cơ thể thầy phản ứng nó sôi ùng ục. Thầy nghe nó sôi ùng ục, nó nóng lên con, nó sôi đó. Thầy hoảng hồn, hoảng vía thầy chạy ra thầy nói: "trời ơi! Sao con tác ý mà sao cái thân con bị sôi như thế này? Nó làm như cái nồi cơm vậy?". Cái bắt đầu Thầy bảo: “Xả ra, xả ra”. Cái Thầy bảo: "Ngồi xuống” Thầy ấn ở trên cái đỉnh đầu của thầy, Thầy kêu: “Xả ra, đừng có ôm pháp nữa”. Cái ấn trên đỉnh đầu, thầy định tâm, thầy xả được, nó mới ớn sôi nó chứ…​ Con thấy ghê, cái pháp Như Lý Tác Ý nó mạnh vậy!

(2005 MÙA AN CƯ 19-THẦY BẤT ĐỘNG NHỜ TRI KIẾN GIẢI THOÁT - Thời gian 06:26)
29

Ráng mau không được đâu. Con cứ giữ gìn như vậy, nhẹ nhàng vậy đó. Mình rờ rờ vậy chứ mà ngày nào cũng cố gắng rờ rờ vậy chứ nó khỏe lắm. Vậy chứ mình đi tới mau!

(2005 MÙA AN CƯ 19-THẦY BẤT ĐỘNG NHỜ TRI KIẾN GIẢI THOÁT - Thời gian 09:06)
30

Nhẹ nhàng! Do đó mình nhẹ nhàng vậy chứ lần lượt cái nó mài mòn, nó làm cho cái tham, sân, si nó ly ra. Hễ nó ly tới đâu thì cái trạng thái thanh thản nó hiện ra dài tới đó. Cho nên mình dùng cái pháp tác ý mình không dám nhắc: "Thanh thản, an lạc, vô sự" phải không? Mình nhắc: "Thanh thản an lạc, vô sự" nó bắt cái tâm mình ức chế, nó giữ cái thanh thản. Mà trái lại mình nhắc: "Tâm như cục đất ly tham, sân, si hết đi. Tâm tham, sân, si là ác pháp đi đi" mình nói vậy rồi thôi, để tự nhiên cái nó thanh thản. Mà nhắc nhẹ nhàng, chứ mà nhắc mạnh, nhắc lệnh thì coi chừng nó phản ứng lại. Bởi vì tham, sân, si mình nó không hết đâu. Cho nên từ từ, vậy chứ nó mài mòn. Cái lực của pháp Như Lý Tác Ý nó làm cho mòn cái tâm tham, sân, si. Bởi vì mình nói: " Ly dục ly ác pháp, tâm như đất, ly tham, sân, si hết đi" ly tham, sân, si nó mòn chút chút chút, mình tác ý lần nó mòn. Mà mình tác ý mạnh quá nó không mòn, bị cái kia nó lật ngược trở lại. Cái tham, sân, si. Cũng như mình xúm nhau mình đẩy, mà không ngờ sức mình đẩy không nổi nó đè lại mình, con hiểu chỗ đó không? Còn cái kia mình mài mòn, mình tác ý vậy chứ nó giũa mòn chút, giũa mòn chút. Cái nghiệp tham, sân, si nó mòn dần cái nó hết, nó hết cái này nó lộ ra ngoài. Con thấy, dễ lắm! Cho nên như Thầy nói: Qua kinh nghiệm của Thầy, Thầy nói ngồi tựa cửa mà: "Tâm như cục đất ly tham, sân, si cho thật sạch" hoặc là: "Tâm ly dục, ly ác pháp đi hết đi", cứ nhắc nó vậy thôi, mà nhắc nhẹ nhẹ nhẹ, chứ còn không có dám la nó.

(2005 MÙA AN CƯ 19-THẦY BẤT ĐỘNG NHỜ TRI KIẾN GIẢI THOÁT - Thời gian 11:20)
31

có hai người đứng bên con nói chuyện, mà con đứng bên con không có duyên theo. Con vẫn nghe nhưng mà con không có duyên theo. Trưởng lão: Không duyên theo, nhưng mà nhờ cái pháp Như Lý Tác Ý nó còn, chứ bỏ pháp Như Lý Tác Ý đó là nó không được rồi. Con phải thấy cái sự yếu đuối của mình nó chưa hẳn là. Cái pháp đó có cái lực mạnh lắm. Nó sẽ hút cái lực tương ưng. Lực tương ưng với cái lỗ tai nó hút với nhau, nó lôi đi như nam châm đó. Cho nên mình phải dùng pháp tác ý đó để ngăn cái lực hút của nó. Có pháp tác ý nó mới ngăn được, chứ không có pháp tác ý nó ngăn không được, không nổi đâu. Đừng nghĩ mình sẽ nghe mà không phân biệt đâu. Mình nói vậy chứ chừng một chút là nó sẽ bị hút đó.

(20090609-PHÒNG HỘ CÁC CĂN - THẦY DẠY TU SINH NỮ VÀ PHẬT TỬ - Thời gian 23:03)

Nếu không dùng NLTY kêu vô thì chút sẽ bị lực hút tương ưng vì dục còn trong mình.

32

Hễ nó im lặng, nó không có gì hết đó thì mình lo cái ý thôi. Nhưng khi xung quanh mình có cái gì xảy ra, âm thanh sắc tướng có cái gì xảy ra, thì mình phải phòng hộ hết, phải kêu vô hết. Nó không lo cái ý nữa, mà nó lo con mắt, nó lo cái lỗ tai. Lúc bây giờ, nó lo nó phóng chạy ra.

(20090609-PHÒNG HỘ CÁC CĂN - THẦY DẠY TU SINH NỮ VÀ PHẬT TỬ - Thời gian 23:03)

Không lo ý thì phải lo mắt, tai kêu quay vô.

33

Mỗi một tâm niệm buồn khổ mấy con tác ý thì “Cái này là sai, cái này là ác pháp đem đến sự thương nhớ, đem đến cái sự đau khổ”, thì mấy con phải dừng nó, thì cái đó là cái chuyện mấy con tác ý ra. Còn mấy con nghĩ rằng tôi cố gắng tôi tác ý để cho nó có cái ý thức lực, tôi không cần cầu cái lực của nó đâu, tôi không cần có Tứ Thần Túc đâu. Mà tôi cần làm chủ từng phút, từng giây, hiện giờ có những cái tâm niệm nào ái kiết sử thì tôi tác ý đuổi đi: “Tâm bất động, đây là ái kiết sử, đây là nhân quả, đi đi. Chỗ này không phải là chỗ của mày ở. Chỗ này là chỗ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Thì từng cái niệm mà nó lăng xăng, nó nghĩ ngợi thì nó sẽ theo cái câu tác ý đó mà nó rời. Rồi chúng ta sẽ yên lặng được một lúc, rồi một lúc nó sẽ đến nữa. Chúng ta cầu cho nó đến nhiều chừng nào tốt chừng nấy mấy con. Chứ đừng cố gắng ức chế nó là sai.

(20101128 - THẦY DẠY TOÀN THỂ TU SINH - Thời gian 5:13)

Không cầu cái ý thức lực, mà làm chủ từng phút giây.

34

Có một trạng thái tưởng nào xuất hiện trong thân tâm ta, muốn xả trạng thái đó thì ta nên nương vào hơi thở mà tác ý ngay trạng thái đó: “Trạng thái tưởng này phải xả ra, ta không chấp nhận, hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Khi tác ý như vậy xong thì ta tiếp tục hít thở ra vô năm hơi thở như vậy rồi tiếp tục tác ý như câu trên

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 1 - Trang 304)

Xả trạng thái tưởng

35

Khi tâm đã thanh thản bình thường thì nên tác ý câu khác, “Tâm phải xả tất cả các ác pháp và lòng ham muốn, hít vô tôi biết tôi hít vô; tâm phải xả tất cả các ác pháp và lòng ham muốn, thở ra tôi biết tôi thở ra

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 1)
36

tác ý chừng nào trạng thái ác tưởng không còn nữa. Khi trạng thái tưởng đã hết thì nên tác ý: “Tâm thanh thản an lạc và vô sự, hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 1 - Trang 304)
37

Sự tu hành theo Phật giáo không phải dễ, thường gặp nghịch cảnh hơn là thuận cảnh, đó là một sự thử thách trong đời tu của các bạn, các bạn đừng nản lòng, hãy tinh tấn lên phía trước là một chân trời giải thoát đang chờ các bạn

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 144)

Câu sách tấn tuyệt vời của Thầy.

38

Học về giới luật Phật phần nhiều đức hạnh về vệ sinh Đức Phật thường nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần khiến cho chúng ta phải chú ý và phải ý tứ rất nhiều về đức hạnh vệ sinh.

(Giới đức Làm Người - Tập 2 - Trang 143)
39

Câu tác ý thứ nhất: “Sắc dục chỉ là tâm tham ái nên không thấy thân này bất tịnh, uế trược, bẩn thỉu, hôi thối phải từ bỏ, phải xa lìa chúng, tâm phải luôn luôn thanh thản, an lạc và vô sự”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 1 - Trang 308)
40

Câu tác ý thứ ba: “Thân này là thân bất tịnh hôi thối ta phải xa lìa, đừng tham ái nó tôi biết tôi đang đi kinh hành”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 1 - Trang 308)
41

Câu tác ý thứ hai: “Thân này bất tịnh, uế trược, hôi thối chúng ta phải từ bỏ tâm sắc dục, tôi biết tôi hít vô, tôi biết tôi thở ra”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 1 - Trang 308)
42

Hay tác ý như thế này: “Ai khen không mừng, ai chê không giận, cho vàng không ham, cho đồ bất tịnh không buồn phiền”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 1 - Trang 275)
43

Vậy hằng ngày phải tác ý câu này “Không có trộm cướp, chấm dứt trộm cướp, trộm cướp là một hành động xấu ác làm khổ mình khổ người và làm khổ cả hai, phải chấm dứt ngay liền”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 266)
44

Khi tu tập tâm như tính của nước thì chúng ta nên quán xét lời dạy này, rồi dùng nó tác ý tu tập hằng ngày như tác ý câu: “Tâm như nước phải mát lạnh trước mọi ác pháp” hoặc “Tâm như nước phải rửa sạch tham, sân, si, như rửa sạch các chất bẩn vậy”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 1 - Trang 277)
45

Hằng ngày các bạn nên tác ý: “Tránh xa ý nghĩ lấy của không cho”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 241)
46

Muốn có sự hài hoà làm vui lòng mọi người như vậy, hằng ngày các bạn phải dùng pháp như lý tác ý: “Ta phải biết giữ lập trường cho vững, nhất định ta phải vượt ra vòng cương tỏa của ái kiết sử, nhưng luôn luôn sống hài hoà với mọi người trong gia đình không nên làm khổ họ”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 144)
47

Vậy, nếu hằng ngày chúng ta chuyên cần “như lý tác ý” để hướng tâm, dẫn tâm ghi khắc mãi những hành động thân, miệng, ý toàn thiện thì chúng ta sẽ trở thành những con người có đạo đức đầy đủ, đạo đức ấy đã giúp chúng ta thoát khổ, mà người đời gọi chúng ta là những bậc Thánh Tăng.

(Giới đức Làm Người - Tập 1 - Trang 94)
48

Tâm như đất phải xa lìa tham, sân, si; phải diệt cho thật sạch gốc

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 1 - Trang 274)
49

Muốn giữ gìn giới này nghiêm chỉnh thì hằng ngày các bạn nên nhớ dùng pháp như lý tác ý: “Phải tỉnh giác trên từng thân hành, không được để thân hành làm theo thói quen”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 150)
50

GIỚI HÀNH CHỈ MONG NHỮNG VẬT ĐÃ CHO Muốn thực hiện sống nghiêm chỉnh giới luật “CHỈ MONG NHỮNG VẬT ĐÃ CHO” thì phải nương vào pháp môn như lý tác ý câu này: “Chỉ mong những vật đã cho, đừng mong những vật chưa cho”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 252)
51

GIỚI HÀNH CẠO BỎ RÂU TÓC Muốn giữ gìn “GIỚI HÀNH CẠO BỎ RÂU TÓC” thì người tu sĩ hằng ngày phải như lý tác ý: “Cạo bỏ râu tóc là một Thánh hạnh xa lìa mùi tục lụy thế gian, ta đã chấp nhận Thánh hạnh này, khi chấp nhận thì phải giữ gìn trọn vẹn để hình sắc đầu tròn áo vuông nêu cao ánh đuốc soi đường giải thoát cho mọi người đi và làm sáng tỏ nền đạo đức nhân bản – nhân quả giúp cho con người có một lối sống cao thượng, biến cảnh thế gian thành Cực Lạc, Thiên Đàng”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 123)
52

GIỚI HÀNH HÒA HỢP VỚI NHỮNG KẺ LI GIÁN Muốn thực hiện những oai nghi tế hạnh với những kẻ li gián thì phải thường tác ý câu: “Sống với những người sống li gián phải biết nhẫn nhục, tuỳ, thuận bằng lòng”, đó là oai nghi tế hạnh duy nhất mà các bạn phải thực hiện.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 330)
53

Cách thức tu tập tâm xả cũng giống như cách thức tu tập tâm hỷ phải dùng pháp như lý tác ý “đứng trước các ác pháp và các cảm thọ: thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ, ta đều xả hết”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 1 - Trang 302)
54

Các bạn hãy lắng nghe: Khi ngồi thì các bạn nên nương vào hơi thở mà tác ý như câu này “Tâm tôi phải giống như hư không, không dung chứa một vật gì cả: tham, sân, si cũng không dung chứa; phiền não, đau khổ, giận hờn, thương ghét cũng không dung chứa; bệnh tật khổ đau, sanh tử gần kề một bên tâm cũng không dung chứa...”, tôi biết tôi hít vô và thở ra”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 1 - Trang 285)
55

Muốn giữ gìn giới luật này cho nghiêm chỉnh thì hằng ngày các bạn nhớ tác ý câu này: “Tất cả chúng sanh đều có sự sống bình đẳng như nhau ta phải thương yêu như thương yêu thân mình, đừng làm đau khổ và giết hại chúng.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 201)
56

Lại nữa hằng ngày các bạn nên nhớ tác ý: “Tâm phải tỉnh thức trên từng hành động vì lòng yêu thương sự sống yên vui của muôn loài”, tác ý như vậy lần lượt tâm các bạn sẽ thấm nhuần lòng yêu thương sự sống yên vui hạnh phúc của muôn loài.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 223)
57

Muốn sống không gia đình thì các bạn thường tác ý: “Gia đình là ái kiết sử, là nỗi khổ đau bất tận của loài người, là lộ trình của qui luật nhân quả để tiếp tục tái sinh luân hồi khổ đau mãi mãi, ta phải cố gắng bằng mọi cách vượt ra mạng lưới của gia đình”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 139)
58

GIỚI HÀNH XẢ PHÚ CẦU BẦN Muốn sống đúng Thánh hạnh “GIỚI HÀNH XẢ PHÚ CẦU BẦN” thì hằng ngày phải chuyên cần siêng năng theo pháp như lý tác ý: “Muốn ra khỏi nhà sanh tử thì phải luôn luôn giữ gìn sống đúng Thánh hạnh xả phú cầu bần, nếu không giữ gìn đúng Thánh hạnh này thì dù có tu hành đến muôn ngàn kiếp vẫn hoài công vô ích, uổng phí một đời”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 128)
59

Hằng ngày các bạn nên như lý tác ý: “Phải tỉnh giác từng ý niệm, phải làm chủ từng ý niệm, phải ngăn và diệt từng ý niệm ác, không được bỏ sót một ý niệm nào”.

(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 163)