2005 MÙA AN CƯ 19
THẦY BẤT ĐỘNG NHỜ TRI KIẾN GIẢI THOÁT
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 2005
Thời lượng: [47:55]
Tên cũ: Tham vấn Mùa An Cư 2005
Số lượng: 24 băng
Tu sinh 1: Con về thăm quý thầy, con không biết nội quy trong Tu viện, cho nên có những lời lẽ với thiếu lễ độ, con xin Thầy tha lỗi cho con! Con giờ đây con xin phép sám hối.
Trưởng lão: Không có sao đâu con, không có gì đâu con! Không gì, Thầy không có trách đâu!
(00:21) Tu sinh 1: Họ đến thăm con với tinh thần…, với tinh thần của Đại thừa đó. Họ đến thăm con, con nghĩ họ không có lợi ích gì cho con. Con chỉ nghe thôi, chứ con cũng không nói gì họ được. Mà cũng không được lợi ích gì nên con mới dặn cô Út là bất cứ ai vô thăm, hay điện thoại thì cô đừng có kêu con, cái trường hợp mà người thân của con đại sự, chết chóc thế nào đó thì có thể mới cô gọi con. Nên con mới dăn cô Út bất cứ ai vô thăm cũng đừng có kêu con, cô Út nói là sẽ không có gọi con, nhưng mà hồi sáng thì ông Sư ổng vô không biết cách nào,… con xin sám hối!
(01:06) Trưởng lão: Không sao con! Không có gì hết, tại người ta lạ người ta không biết. Không có gì đâu!
Nói chung thì Thầy, cô Út gọi Thầy nói sư gặp Thầy. Thầy ra thì ổng xin Thầy cho gặp Thiện Tâm. Thầy nói thôi từ từ, Thầy sẽ ra Thầy gặp, Thầy mới ra Thầy kiếm con. Chứ cô Út thì cô gọi Thầy. Cho nên Thầy ra để mà… Sư xin gặp con. Chứ không có gì!
Tu sinh 1: Con xin sám hối Thầy!
(01:51) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Hôm qua, thì con thấy buổi sáng thì cũng tốt lắm, nó không có gì hết, nó bình thường. Về cái phần buổi chiều, con đi con tác ý hơi nhiều bạch Thầy, con thấy chóng mặt. Cho nên bởi vậy là tối về bắt đầu nó tức ngực, và nó…
Mới đầu tác ý không thôi, chớ đâu có vụ gì. Cả ngày hôm nay là con tập, con coi như là để bước chơi thôi, đi thanh thản với lại là đi kinh hành chỉ chút chút vậy thôi, với lại tác ý vậy thôi. Chứ con nghĩ là mình: Cái pháp mình buông hết thử một ngày nó ra sao. Nhưng mà thì tu buổi sáng cho đến chiều thì nó tốt rồi. Con nghĩ: Thôi thì mình, nếu mà mình không chịu tới thì tối về hôn trầm nó dễ đánh mình lắm, xử lý nó không kịp tay. Cho nên do con chuẩn bị trước, mà chuẩn bị hơi căng một chút, tối về là tức ngực, với lại nặng cái đầu.
Trưởng lão: Cái pháp Như Lý Tác Ý con thấy ghê chứ!
Sư Pháp Ngộ: Dạ!
Trưởng lão: Cái pháp tác ý, nó ghê chứ không chơi đâu!
Sư Pháp Ngộ: Nó làm con cũng không ngủ bạch Thầy.
Trưởng lão: Chứ đâu phải mình tập trung, mình tác ý không, mà cái lực nó như vậy.
Sư Pháp Ngộ: Vừa đi vừa tác ý cái tâm, mà lâu lâu la lớn lên, con tác ý mạnh, mà nó làm cho con…(không nghe rõ) sáng ngày luôn. Con phải ngồi thư giãn nằm, ngồi. Chịu đâu có nổi nó, thấy nó uể oải hết cả người. Rồi nó mệt quá, rồi bắt đầu con phải nằm thư giãn, nằm thư giãn một chập nó đi mất tiêu luôn. Nó đi mất hết nửa tiếng đồng hồ.
Trưởng lão: Ghê gớm thiệt chớ!
Sư Pháp Ngộ: Thì con mới suy lại là cái pháp tác ý nó dữ vậy. Thì con nghĩ như vậy có đúng không bạch Thầy! Trong lúc đó mình còn đang tham, sân, si. Cho nên mình tác ý nó mạnh cho nên nó ly tham, sân, si thì nó chống lại mình phải không Thầy?
Trưởng lão: Chống chớ con. Vì nó mạnh quá, mà cái tham, sân, si của mình thì nó từ từ, chứ không có thể nào mà vội được.
Sư Pháp Ngộ: Dạ!
Trưởng lão: Còn cái này mình làm quá nó bắt đầu nó phản ứng lại, cái cảm thọ con nó làm cho cơ thể con uể oải.
Sư Pháp Ngộ: Nóng lên bạch Thầy. Cơ thể nóng lên. Con thấy như tức ngực, căng thì không đến nỗi đâu. Nhưng mà nó nóng lên…
Trưởng lão: Ghế gớm!
Sư Pháp Ngộ: Cho nên bởi vậy con thấy quá ghê!.
Trưởng lão: Ừ ghê lắm!
Sư Pháp Ngộ: Dạ!
Trưởng lão: Cái ý thức lực của mình.
Sư Pháp Ngộ: Dạ, ý thức nó mạnh quá!
Trưởng lão: Mạnh hơn là cái cơ bắp của mình, người ta đâu có ngờ.
(04:15) Sư Pháp Ngộ: Dạ, con đâu có ngờ. Thí dụ như con nghĩ: bây giờ mình tập Thân Hành Niệm một tiếng, hoặc là tập Định Niệm Hơi Thở nhiếp tâm một tiếng, hay nửa tiếng. Rồi là chừng đó là mình thấy an ổn rồi, nhưng mà bữa nay mình bỏ hết rồi. Buổi sáng, buổi chiều khỏe khoắn không có gì hết! Nhưng mà buổi chiều mình sợ, mình phòng hờ nên mình tác ý. Đâu có nhiều bạch Thầy! Trong vòng cỡ 10 phút, hay 15 phút thôi, con tác ý mạnh đó chứ con, mạnh lắm, trước khi đến, nó làm con khè khè. Con nói: “Sao mà tác ý nó mạnh quá! Không biết sao nữa?” Bạch Thầy con trình Thầy!
Sáng nay thì con nói thôi, hồi tối đêm khuya này là tập không nổi rồi. Sáng này nè hai giờ sáng tập…, nhưng mà ráng tập thì nó lại ổn. Sáng nay con đi kinh hành thư giãn cho nó thoải mái một hai ngày trở lại. Con nhân tiện con trình với Thầy.
(05:09) Trưởng lão: Không có gì đâu con! Mình tu tập mình rút tỉa từng kinh nghiệm, biết những cái pháp, khi mình ý thức lực mình tu nó mạnh lắm! Cho nên vì vậy mình tác ý nhẹ nhàng. Khi nào nó cần, bị vì nó đánh mình quá đó, cảm thọ hoặc cái này kia nó đánh quá, thì mình mới dùng nó. Đấu đá nó chút thôi, chứ còn làm riết cũng không được!
Sư Pháp Ngộ: Dạ, không tốt!
(05:31) Trưởng lão: Bởi vì cái tác ý nó rất là hay, nhưng mà phải thiện xảo, nó hay thì phải thiện xảo, chứ không thiện xảo nó vật lại ngay. Thành ra phải khéo léo, mà phải tác ý trạch pháp cho đúng cái pháp của nó, nó lợi ích thật mà. Thí dụ như: cái đầu mình đau thì mình nói: "Cái đầu đau", chứ mình nói chung chung coi chừng, nó cũng không được đâu. Mình tác ý, bởi vì nó thuộc về loại tự kỷ ám thị, nó mạnh lắm!
Mình biết sử dụng nó là kể như mình làm chủ dễ lắm. Bởi vì nó trở thành Tứ Thần Túc đó, cái lệnh con đó. Nhớ là Tứ Thần Túc là cái lệnh không chứ còn không tu tập gì nữa, lệnh truyền. Con thấy đạo Phật ghê lắm chứ không phải!
Sư Pháp Ngộ: Mà đâu có làm nhiều đâu Thầy, giờ con đi Thân Hành Niệm một tiếng mà đâu có bằng tác ý chỉ có 15 phút, 10 phút.
Trưởng lão: Mấy con tập từ từ thôi.
Sư Pháp Ngộ: Con thấy hơi khó!
(06:26) Trưởng lão: Khi Thầy Thiện Thuận hồi lúc xuống đây nghe cái pháp Như Lý Tác Ý hay quá, thầy tác ý biểu xả xả, thầy nói: "Ly tham, sân, si xả xả". Cái bắt đầu cái cơ thể thầy phản ứng nó sôi ùng ục. Thầy nghe nó sôi ùng ục, nó nóng lên con, nó sôi đó. Thầy hoảng hồn, hoảng vía thầy chạy ra thầy nói: "trời ơi! Sao con tác ý mà sao cái thân con bị sôi như thế này? Nó làm như cái nồi cơm vậy?". Cái bắt đầu Thầy bảo: “Xả ra, xả ra”. Cái Thầy bảo: "Ngồi xuống” Thầy ấn ở trên cái đỉnh đầu của thầy, Thầy kêu: “Xả ra, đừng có ôm pháp nữa”. Cái ấn trên đỉnh đầu, thầy định tâm, thầy xả được, nó mới ớn sôi nó chứ…
Con thấy ghê, cái pháp Như Lý Tác Ý nó mạnh vậy!
Sư Pháp Ngộ: Dạ!
Trưởng lão: Mà thầy chỉ dùng tưởng, chứ thật ra thì thầy không có thầy tu tập ức chế không vọng tưởng… Mà cái lệnh của ý thức mà nó truyền cái lệnh tưởng nó làm nghe ghê gớm vậy, thầy hoảng sợ!
Sư Pháp Ngộ: Con thì thư giãn thôi, chỉ đi Tứ Niệm Xứ thôi mà chỉ đi kinh hành tác ý, ngồi tác ý chút thôi.
Trưởng lão: Vậy mà nó còn phản ứng con!
Sư Pháp Ngộ: Ghê! Nếu mà con làm căng nó nửa tiếng đồng hồ hay tiếng chắc là con nằm luôn.
Trưởng lão: Chắc tiêu, nằm luôn đó!
Sư Pháp Ngộ: Dạ! Không ngờ nó mạnh quá bạch Thầy! Thôi sáng nay con cũng thư giãn.
Trưởng lão: Thư giãn con, tu tập Tứ Niệm Xứ là nhẹ nhàng, thư giãn. Có chướng ngại mình quét, không có chướng ngại thôi chơi. Cứ cảnh giác sợ hôn trầm thôi, có nhiêu đó thôi. Còn chướng ngại thì mình có cái pháp Như Lý Tác Ý.
(07:56) Sư Pháp Ngộ: Con thấy nó an bạch Thầy. Mới buổi sáng để mà nó an. Những cái pháp, ác pháp sinh khởi lên nó cũng không sinh khởi được nữa. Con thấy là nó an.
Trưởng lão: Đó, để vậy đó. Để vậy mình kéo dài, kéo dài cho đến khi mà nó nó thành cái lực của nó.
Sư Pháp Ngộ: Thì con còn yếu điểm là mình ngồi nhiều là cũng đau, thứ hai nữa là nó bị hôn trầm. Khi mà nó uể oải là nó bị hôn trầm. Hai cái đó thôi.
Trưởng lão: Nhớ kỹ cái đó là phải thiện xảo lắm mới phá được. Để cho mình kéo dài được cái trạng thái tâm thanh thản, để mình chứng đạt cái chân lý. Tức là mình sống trong cái trạng thái đó. Hễ sống được trong 12 tiếng đồng hồ, 24 tiếng đồng hồ, nó đủ cái đạo lực, tức là đủ Tứ Thần Túc đó con. Có nhiêu đó thôi mà mình kéo dài không nổi nữa chứ!
Sư Pháp Ngộ: Không nổi, bạch Thầy! Hôn trầm nó đánh đó.
Trưởng lão: Hôn trầm nó vô.
Sư Pháp Ngộ: Chỉ có khoảng lúc buổi khuya đó, buổi khuya thì khá khá chút, chứ còn ban ngày chút là nó thế này, chút là nó thế kia.
Trưởng lão: Nó khó lắm! Bởi vì chướng ngại pháp. Cho nên càng lúc mình tu tập nó mới hiện hình cái trạng thái thanh thản đó. Cái chân lý đó nó mới hiện ra lần lượt, nó lộ ra. Chớ muốn mau không có được, mau là nó dập mình chết!
(09:06) Sư Pháp Ngộ: Con nghĩ rằng bây giờ mình tu có nhiều việc quá, mà cứ ngồi rờ rờ như vầy. Con có nghĩ trong tâm như vậy đấy. Cho nên bởi vậy thôi mình ráng một chút xíu, nhưng mà ráng chút xíu không được.
Trưởng lão: Ráng mau không được đâu. Con cứ giữ gìn như vậy, nhẹ nhàng vậy đó. Mình rờ rờ vậy chứ mà ngày nào cũng cố gắng rờ rờ vậy chứ nó khỏe lắm. Vậy chứ mình đi tới mau!
Sư Pháp Ngộ: Dạ, con thấy con bây giờ tới bữa ăn nó cũng không thấy đói nữa bạch Thầy!
Trưởng lão: Khá rồi đó, tiến bộ, nó sung mãn cái cơ thể.
Sư Pháp Ngộ: Nó rất là, trong cơ thể nó rất là thấy khỏe khoắn, chỉ có chiều hôm qua có làm hơi mạnh nó chút xíu là nó mệt, dạ!
Trưởng lão: Nó là sung mãn cái thân, Tứ Niệm Xứ sung mãn. Sung mãn Tứ Niệm Xứ mà. Cho nên cái thân mà nó cũng không thấy đói, mà nó khỏe khỏe đó, là nó sung mãn.
Sư Pháp Ngộ: Dạ, con thấy khác hẳn.
Trưởng lão: Khác!
Sư Pháp Ngộ: Con trình Thầy vậy.
(09:59) Tu sinh 2: Thưa Thầy! Thầy bảo chúng con tập từ từ, mà sao sách Thầy lại nói là “bảy tháng” chúng con cảm thấy lâu quá!
Trưởng lão: Lâu! Bởi vì nói là nói 7 ngày, 7 tháng. Nhưng mình nói như vậy đó, có nghĩa là: Mình tập cũng vừa với cái sức của mình, chứ quá sức của mình thì nó phản ứng lại, không tới nữa. Cho nên mấy con vội nó vật mấy con, chứ không phải dễ đâu!
Bởi vì cái chân lý nó lần lượt nó lộ ra, là khi nào cái tâm tham, sân, si mình nó lìa ra thì nó lộ dần ra. Hễ tham, sân, si hết là nó hiện ra luôn, nó không phóng niệm phóng dật nữa. Còn cái tham, sân, si mình còn, mà mình cố gắng mình giữ, mình ức chế, mình làm cho nó mau đó, thì nó vật mình chứ sao. Tại tham, sân, si nó còn.
Cho nên vì vậy mà từ từ cái tham, sân, si nó lần lượt nó mới giải ra. Ví dụ như các con tu tập các con biết là vốn mình thoát khổ là mình hết tham, sân, si chứ không gì. Mà cái thanh thản, an lạc, vô sự này nó hiện ra rõ nó không bị chướng ngại pháp nữa thì đó là tham, sân, si nó hết, nó không bị chướng ngại. Cho nên vì vậy mà mình đi vào cái tác ý của mình: “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si hết đi. Tham, sân, si là ác pháp, là khổ!” mình chỉ nhắc vậy thôi. Rồi lần lượt mình đi, mình giữ cái trạng thái, mình để cái trạng thái thanh thản đó, rồi một lúc mình nhắc nữa, lúc mình nhắc nữa. Cái pháp tác ý nhắc, ở đây mình nhắc nó nhẹ nhàng chứ mình đừng có nhắc mà lệnh quá không được nữa.
Sư Pháp Ngộ: Không được!
(11:20) Trưởng lão: Không được con. Nhẹ nhàng! Do đó mình nhẹ nhàng vậy chứ lần lượt cái nó mài mòn, nó làm cho cái tham, sân, si nó ly ra. Hễ nó ly tới đâu thì cái trạng thái thanh thản nó hiện ra dài tới đó. Cho nên mình dùng cái pháp tác ý mình không dám nhắc: "Thanh thản, an lạc, vô sự" phải không? Mình nhắc: "Thanh thản an lạc, vô sự" nó bắt cái tâm mình ức chế, nó giữ cái thanh thản. Mà trái lại mình nhắc: "Tâm như cục đất ly tham, sân, si hết đi. Tâm tham, sân, si là ác pháp đi đi" mình nói vậy rồi thôi, để tự nhiên cái nó thanh thản. Mà nhắc nhẹ nhàng, chứ mà nhắc mạnh, nhắc lệnh thì coi chừng nó phản ứng lại. Bởi vì tham, sân, si mình nó không hết đâu. Cho nên từ từ, vậy chứ nó mài mòn. Cái lực của pháp Như Lý Tác Ý nó làm cho mòn cái tâm tham, sân, si. Bởi vì mình nói: " Ly dục ly ác pháp, tâm như đất, ly tham, sân, si hết đi" ly tham, sân, si nó mòn chút chút chút, mình tác ý lần nó mòn. Mà mình tác ý mạnh quá nó không mòn, bị cái kia nó lật ngược trở lại. Cái tham, sân, si. Cũng như mình xúm nhau mình đẩy, mà không ngờ sức mình đẩy không nổi nó đè lại mình, con hiểu chỗ đó không?
Còn cái kia mình mài mòn, mình tác ý vậy chứ nó giũa mòn chút, giũa mòn chút. Cái nghiệp tham, sân, si nó mòn dần cái nó hết, nó hết cái này nó lộ ra ngoài. Con thấy, dễ lắm! Cho nên như Thầy nói: Qua kinh nghiệm của Thầy, Thầy nói ngồi tựa cửa mà: "Tâm như cục đất ly tham, sân, si cho thật sạch" hoặc là: "Tâm ly dục, ly ác pháp đi hết đi", cứ nhắc nó vậy thôi, mà nhắc nhẹ nhẹ nhẹ, chứ còn không có dám la nó.
(12:44) Sư pháp Ngộ: La mạnh nó…
Trưởng lão: La mạnh, nó có lực, cái lực nó phản ứng. Cũng như mình ráng sức mình đẩy nó, mà đẩy không được nó thì nó dập trở ngược lại, có vậy thôi.
Sư pháp Ngộ: Nó đang nặng quá!
Trưởng lão: Nó đang nặng, cái khối nó nhiều quá, cái khối nghiệp đó.
Tu sinh 2: Con thưa Thầy! Con thấy rằng nếu mà nó mạnh thì mình từ từ.
Trưởng lão: Ừ con! Bởi vì mình nhắc mạnh đó là…
Tu sinh 2: Từ từ!
Trưởng lão: Mà mình muốn đẩy cho nó bay ra, tức là nó phản ứng lại đó. Mình nhắc nhẹ nhẹ: "Tâm như cục đất ly tham, sân, si xuống hết đi. Tham dục chi, tham, sân, si là đau khổ". Mình nhắc từ từ cái để cho nó thanh thản, tự nó thanh thản, rồi lát mình nhắc nữa. Cứ nhẹ nhẹ nhắc nữa, nó mòn chút, nó mòn chút, mòn chút mà ngày nào cũng siêng năng. Thầy nói: "Có sáu tháng là xong rồi", phải không?
Nếu mấy con làm đúng như Thầy làm vậy đó thì nó không có lâu đâu. Đừng có vội, đừng có muốn mau, bữa nay, mai mốt cho nó xong, không phải! Mình chịu khó! Bởi vì mình tính ở trong cái khoảng thời gian mình đạt được, mình chứng đạt được cái chân lý đó. Thì mình cứ tư từ mình có pháp mình tác ý rồi.
Nhất là bây giờ mấy con không còn pháp, ôm pháp gì hết. Cho nên vì vậy đó nó dễ lắm, mình cứ ngồi chơi. Thầy nói ngồi chơi vậy, có cái pháp tác ý thôi chứ không có gì hết, cứ vậy đuổi hoài. Với vả lại mấy con thấy bây giờ, những cái ác pháp mà nó tới tấp nó đến đánh con thì nó ít lắm, nó không có đâu. Từ cái niệm vọng tưởng hay này kia cũng thưa lắm, không có đâu. Cho nên mình cần gì ôm pháp ngăn nó làm gì, cứ để cho nó, hễ nó ló mặt nào ra thì mình tác ý.
Còn nếu không thì mình nhắc: "Tâm như cục đất, ly tham, sân, si hết đi", mà chính cái nhắc đó, nhẹ nhàng nhắc đó mà lại niệm không vô, con nhớ không? Mình cứ nhắc nó như vậy niệm không vô, mà hôn trầm cũng không vô được. Bị vì cứ nhắc hoài, ngủ cũng không được, nó tức. Mà đừng nhắc mạnh nghe, nhắc mạnh nó làm phản ứng lại cái bắt đầu mình ngồi sơ cái nó thiếp liền.
(14:37) Sư Pháp Ngộ: Mà con thấy, bạch Thầy! Như vậy ấy, chỉ cần 12 tiếng với 24 tiếng đồng hồ thôi mà kéo dài từ năm này đến năm kia, vì vậy con thấy nó quá căng, quá vất vả đó, bạch Thầy!
Trưởng lão: À! Mình làm chừng một đêm đó. Thí dụ, không phải từ năm này sang năm kia, một đêm 12 tiếng đồng hồ thôi. Từ đó nó lại sống luôn, nó không có nó không có trở lại nữa đâu, mình khỏi có tu nữa rồi. Ờ, bây giờ mấy con tu, mấy con giữ được 12 hay 24 tiếng đồng hồ thôi. Cái tâm thanh thản đó, mình nhắc như Thầy nhắc, chứ đừng có giữ mà kêu ghịt, tập trung ức chế nó để cho nó có thanh thản thì cái đó nó cũng sai pháp, nó không đúng.
Mình cứ ngồi chơi như mình ngồi vậy đó, mình biết cái tâm mình bây giờ nó không phải ở trong cái trạng thái Tứ Chánh Cần nữa. Bởi vì Tứ Chánh Cần lát nó mỏi, lát nó mệt, lát nó đau nó nhức, lát niệm này, lát niệm kia, đủ thứ chuyện hết là mình đang tu Tứ Chánh Cần. Còn bây giờ nó thưa, mình ngồi thanh thản nó dễ mình thấy có khi 30 phút, một tiếng đồng hồ mình thấy nó có thanh thản chứ. Con hiểu trạng thái đó chưa? Thanh thản nó có rồi, chứ không phải là nó. Mình ngồi chút chừng 5, 3 phút hay 1 phút, 2 phút nó có niệm có này kia, thì cái đó mình còn tu Tứ Chánh Cần, phải ôm pháp để cho ngăn diệt nó. Còn cái này nó không có, nó cả 30 phút, 1 tiếng đồng hồ mình thấy rõ ràng: Nó mới có xen vô hôn trầm hay hoặc là nó mới có xen vô mỏi. Vì vậy mà mình, khi mà mình tự nó, nó biết là bây giờ sắp mỏi nó đứng dậy đi à, nó hay lắm con!
(16:03) Bởi vì Thầy nói: “Tu Tứ Niệm Xứ nó hay lắm, sướng lắm con, khỏe lắm!”. Cho nên không có tu, chỉ ngồi chơi thôi, coi như là mình như người vô sự rồi. Mình nhắc: "Tâm như cục đất, ly tham, sân, si" mình biết tâm mình nó còn tham, sân, si chưa hết đâu. Mình nhắc: "Tâm như cục đất, ly tham, sân, si hết đi. Tham sân, si là đau khổ", mình nhắc vậy, nhắc rồi cái mình để cho nó thanh thản. Rồi cái chút mình nhắc nữa, chút mình nhắc nữa, chút mình nhắc nữa. Mà nếu nó thanh thản dài ra thì lâu lâu mình mới nhắc, lâu lâu mới nhắc. Nếu mà nó thanh thản được dài ra thì lâu lâu mới nhắc. Cảnh giác lắm, mấy con tu tới cái giai đoạn này cảnh giác, hôn trầm thùy miên dễ đánh mấy con lắm.
Cho nên khéo léo ở trong cái giai đoạn này. Thầy nói: "Cao lắm thì mấy con 7 ngày chứng đạo" không có gì đâu! Không có khó thiệt mà, 7 ngày chứng con! Bởi vì các con đừng có lưu ý gì nó còn ai làm gì. Trong lúc mình tu tốt á, mình đang tu tốt như vậy, thì ác pháp bên ngoài nó áp đặt, nó làm cho mình lôi ra. Ở ngoài người ta la làng, người ta làm chuyện này, người ta chuyện kia, người ta khóc lóc, người ta làm đủ thứ để cho mình bị động đó. Thôi thôi thôi! Mình bảo: "Hai cái lỗ tai khép lại đi, quay trở vô, đừng có ngó ra ngoài, đừng có nghe ra ngoài, có biết không? Làm gì làm, đừng có nghe, đừng có gì hết". Mà ác pháp nó tác động, lúc mà mình kéo dài được cái trạng thái mình chứng đạt chân lý đó, mình bị động dữ lắm! Nó như là ma, nó dường như nó biết mình sắp sửa tới đó rồi. Cho nên nó tạo ở ngoài cảnh nó ồn náo, nó động địa, nó làm nó quay cuồng, nó làm cho mình không có yên đâu, nó làm cho mình bị phóng ra. Nó khôn lắm, nó lựa cái lúc mà mình sắp sửa mình chứng đạo là lúc đó là lúc mình phải ráng lắm đó. Chứ còn không, phòng hộ, mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý mình cho kỹ, lơ mơ là nó dẹp ra ngoài hết, lôi ra.
Ma nó khôn lắm, nó không để cho mình chứng đạo đâu. Mình chứng đạo, một người mình mình chứng đạo là cái nhân quả nó không còn tác động được nữa. Đức Phật gọi là ma đó, coi như tụi ma vương nó sụp đổ hết. Cho nên nó sợ mình chứng lắm, nó sợ mình phá hết cái ổ hang tham, sân, si của nó nên nó sợ lắm!
Mà khi mà phá hết đó, thì trước khi mình phá mình thành tựu những cái này, thì coi như nó tìm mọi cách nó làm cho mình không có đi vô được, nó phá hết. Cho nên phải gan dạ lắm mới có thể dẹp hết tất cả các ác pháp bên ngoài tác động đừng có cho tác động, thì mấy con mới vô.
(18:29) Cho nên nói 7 ngày hay hoặc nói Nhất Dạ Hiền, nó không đơn giản! Người ta sợ Nhất Dạ Hiền một đêm làm Thánh Hiền, người ta sợ nó đánh tơi bời, nó đánh tan nát! Thọ nè, rồi ác pháp bên ngoài nè, nó làm đủ thứ hết, nhưng mà bất động. Thầy nói như thế này nè: "Trong khi mình ngồi mình tu tập đó, mà trong khi đó mình tu tập Tứ Niệm Xứ thanh thản, an lạc, vô sự rồi, nhà cháy nhất định chết bỏ chứ nhất định không có để động tâm. Nghĩa là mình ngồi đây mà cháy rần rần, mình ngồi chứ không chạy, không động tâm, chết bỏ!" thì nó mới đạt được. Chứ không phải là ngồi thanh thản nghe nhà cháy cái phóng dật, trời ơi! chết tui, mình tông cửa mình chạy ra là nó mất rồi, chân lý nó mất rồi. Cho nên cái giờ phút đó bất động, chết bỏ!
(19:24) Tu sinh 2: Thưa Thầy! Ví dụ nếu mà như giai đoạn cuối chúng con bây giờ, tu tập chưa đến giai đoạn ấy. Thì chẳng hạn như là, người ta có chuyện người ta la làng thì mình có chạy ra không Thầy?
Trưởng lão: Như bây giờ con cũng biết, con biết con cái đoạn cuối, hay là đoạn giữa, hay là đoạn còn tu Tứ Chánh Cần. Còn tu Tứ Chánh Cần mà con nghe người ta la làng thì mình phải giúp đỡ, hay hoặc nghe một con rắn cắn một con nhái là giúp đỡ liền. Còn khi mà con tu Tứ Niệm Xứ là nhất định không giúp đỡ ai hết. Bởi vì lúc này là lúc sống chết với mình, chứ không phải sống chết với ác pháp.
Coi như là bắt đầu vô tu Tứ Niệm Xứ là mấy con thấy tất cả ở ngoài đều là dừng lại hết. Bởi vì nó Tứ Niệm Xứ nó có bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp mà pháp nó độc lắm! Sợ lắm, ở ngoài nó tác động mình dữ lắm.
Còn cái Tứ Chánh Cần thì nó không có, nó không có pháp con. Bị vì nó luôn luôn nó động hết mình có pháp mình ngăn, diệt. Còn Tứ Niệm Xứ nó không có pháp ngăn đâu, mà nó không có pháp gì hết. Nó chỉ giữ gìn cái chân lý của nó, cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự thôi. Nó có nhiêu đó thôi, mà mình dùng pháp tác ý thôi.
Tu sinh 2: Thưa Thầy! Chúng con, con vẫn là đang tu Tứ Chánh Cần. Coi như là, nhưng mà thời gian qua con vẫn tu Tứ Chánh Cần mà Thầy.
Trưởng lão: Ừm!
Tu sinh 2: Con tu Tứ Chánh Cần, cho nên mấy ngày hôm nay con đi kinh hành con tác ý đuổi bệnh.
Trưởng lão: Cái bệnh con!
Tu sinh 2: Con tác ý cái cổ con, con tác ý trong khi đó, bạch Thầy! Là: "An tịnh thân hành, tôi biết tôi đi kinh hành", nếu con không có mệt, thì con tác ý một tiếng có được không Thầy?
Trưởng lão: Được!
Tu sinh 2: Vậy con cứ đi một lúc thì khoảng con cứ độ khoảng 100, 200 bước con tác ý lại một lần nữa, như vậy có được không Thầy?
(21:04) Trưởng lão: Được! Con tác ý cái bệnh của con. Chừng nào cái bệnh con mà thấy nó không còn nữa, nó tiêu rồi thì bắt đầu con tu Tứ Niệm Xứ là tốt nhất, chứ còn bệnh là tu không được con.
Bây giờ trong thân của các con nè, con thấy không có bệnh gì, các con tu Tứ Niệm Xứ là tốt. Mà có bệnh, các con tu không tốt đâu, các con phải tu ở Tứ Chánh Cần để mà mình ngăn ác, diệt ác. Mà bây giờ cái ác pháp đang có trong người của mình, mà bây giờ mình tu Tứ Niệm Xứ làm sao được, nó chướng ngại à. Cho nên lúc bây giờ cứ nhiếp tâm, an trú tâm đẩy lui bệnh. Do đó con đi, con ngồi, con hít thở, hoàn toàn nương vào cái thân hành con mà đẩy lùi bệnh. Chừng nào bệnh con hết rồi con mới vô.
Tu sinh 2: Vâng! Thường là con trước khi đi kinh hành con đẩy lui bệnh ạ, lúc đầu con đi khoảng tiếng, tiếng rưỡi thì con lại ngồi nghỉ, con lại tu Tứ Niệm Xứ được không Thầy?
Trưởng lão: Con ngồi nghỉ là con tu Định Sáng Suốt con, thư giãn đó con, chứ chưa phải Tứ Niệm Xứ đâu. Mà chính đó là cái mốc để sau này con tu Tứ Niệm Xứ là ở chỗ đó. Nó là tiền thân của Tứ Niệm Xứ đó, là Định Thư Giản đó.
Tu sinh 2: Con tu Định Sáng Suốt và cả Định Niệm Hơi Thở, trong Định Niệm Hơi Thở con tu ít lắm Thầy. Con tu ít thì được nhưng con tu nhiều nó cũng có chướng ngại.
Trưởng lão: Đúng đó con! Tu ít thôi.
Tu sinh 2: Mỗi một ngày con tu làm bốn thời. Mỗi thời buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối con tu khoảng nửa tiếng cho thấm nhuần.
Trưởng lão: Vậy thì được, vậy thì con tu vậy là tốt, chứ còn đừng tu hơn. Tu hơn nó sẽ chướng ngại hơi thở, nó chướng ngại con.
Tu sinh: Dạ!
Trưởng lão: Đó, khéo léo!
Tu sinh: Nếu tu xong hơi thở con lại đi kinh hành, rồi là như Thầy dạy là tu Định Sáng Suốt thì đi xíu là con ngồi thư giãn vậy con tác ý: "Tâm phải ly tham, sân, si" hoặc con tác ý: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự".
Trưởng lão: Đó là cách thức thư giãn con, chứ chưa phải vô Tứ Niệm Xứ. Thì tu vậy được con.
Tu sinh 2: Thưa Thầy! Con tu như vậy có được không thưa Thầy?
Trưởng lão: Được con! Tập vậy đó được rồi con.
Tu sinh 2: Vậy thì con cứ dùng Thân Hành Niệm để đuổi bệnh có được không Thầy?
Trưởng lão: Được! Con đẩy cái bệnh con đó con, con nhớ không?
(22:51) Tu sinh 2: Dạ, thưa Thầy như vậy con phải chờ tập nhiếp tâm, để con xem nhiếp tâm được không Thầy. Thì trong khoảng 1 tiếng hay nửa tiếng con xem thử cái tâm nó còn có vọng không. Như vậy có được không Thầy?
Trưởng lão: Được! Xem coi thử coi nó còn phóng bao nhiêu niệm, coi nó có phóng niệm không? Nếu mà nó không phóng niệm đó, thì con đã an trú ở trong cái thân hành của con.
Tu sinh 2: Thưa Thầy! Con đi trong khoảng 1 tiếng hoặc tiếng rưỡi thì thỉnh thoảng con thấy niệm nó vẫn cứ nhá vào thì con lại đẩy ra được. Nó không lôi cuốn con.
Trưởng lão: Nó không quên, tức là nó nhá vô con biết phải không?
Tu sinh 2: Vâng!
Trưởng lão: Thì con sẽ tác ý ra, con!
Tu sinh 2: Nó nhá vào, con biết thì con lại lờ đi con lại tiếp tục.
Trưởng lão: Tiếp tục, tiếp tục bước đi.
Tu sinh 2: Con chú ý dưới chân của con.
Trưởng lão: Cũng được con, cũng được! Nhưng mà coi như là nó nhá vô mà con vẫn thấy biết. Nếu mà nó nhá vô mà con thấy con có cái sự mê đó con không biết, thì con phải con phải quán. Nếu mà con thấy sao nó nhiều. Trong một cái thời mà con tu mà nó nhiều, thì mỗi niệm con đều đưa thành cái đề tài của Định Vô Lậu, con quán đặng cho nó đừng có niệm nữa. Thí dụ như bây giờ con đi trong một tiếng đồng hồ, con đi kinh hành 1 tiếng đồng hồ, mà con thấy nó có khoảng 20 niệm hay hoặc là 10 niệm đi, thì những cái niệm đó sau này con câu hữu với Định Vô Lậu. Con vừa đi mà vừa câu hữu với Định Vô Lậu. Hễ có niệm con đưa thành đề tài quán, chứ còn mình không có lướt ngang qua, đặng cho nó sạch, nó thật sạch. Còn nếu mà mình lướt ngang qua là tại nó ít. Ví dụ như một, hai niệm thì không quan trọng đâu, mình sẽ lướt qua, mình lo mình đi kinh hành luôn. Còn nếu nó nhiều thì không được con. Nó nhiều là tại vì nó còn nhiều quá, không dùng Định Vô Lậu thì nó không có vô lậu nổi đâu. Còn mình cứ ức chế không, nó còn nằm ở trong đó, nó còn mạnh nữa.
(24:29) Tu sinh 2: Con thưa Thầy! Nó cũng chưa nhiều niệm, nhưng mà những niệm nó không quan trọng. Những cái niệm ví dụ như là chẳng hạn như ban ngày con tiếp xúc với cái gì mà con tiếp cận hoặc con đọc sách con thấy thích câu nói cái gì đó. Hoặc là tiếp xúc với ai, một câu chuyện gì đó thì cũng coi như thỉnh thoảng nó cũng lại nhớ lại một tí thưa Thầy.
Chứ cũng không khó khăn, không có quan trọng gì cả, thế là con nếu mà nó nhá vào thì con lại lờ đi thôi.
Trưởng lão: Cũng được! Cái đó làm được, những cái niệm không quan trọng. Còn những cái niệm mà nó sanh năm dục trưởng dưỡng, nghĩa là phải diệt. Nó sanh ra tham, sân, si, kiết sử thì phải diệt. Nó làm cho mình có sự ác pháp, nó làm cho mình buồn phiền đó thì nó phải, mình phải diệt. Mà phải đưa nó thành cái đề tài vô lậu đặng mà diệt cái lậu hoặc nó, thì nó mới được. Còn nếu mà những cái niệm mà tào lao, mình thấy nó không quan trọng gì, cũng xẹt chơi vậy, động động chơi vậy thôi, mấy thằng này phát xạo rồi.
Tu sinh 2: Niệm tào lao đó Thầy!
Trưởng lão: Tào lao đó! Mình lướt qua, mình đi luôn để cho cái thân hành của mình nó dẫm đạp nó đi luôn, nó không cần. Còn cái niệm mà nó quan trọng thì phải quán diệt.
Tu sinh 2: Nếu mà có câu nói gì hay mà con đọc ở đâu đấy, lúc con tu rồi thì nó vẫn cứ nhớ lại ở trong tâm. Ví dụ như thế là đấy cái niệm nó đúng không Thầy?
Trưởng lão: Cái đó là nó thuộc về pháp mà. Mà bây giờ nói một cái gì hay, mà nói hợp với cái đường lối tu, nó thiện pháp, cái đó nó cũng không quan trọng đâu con. Bởi vì nó hiện ra nó giúp cho cái tri kiến của con thấm nhuần được cái lý đó, cái lý đó để giải thoát. Cái đó, cũng như con nhớ cái câu kinh nào đó, câu đó nó nhằm vào để giúp cho cái sự thực hành con để ngăn ác, diệt ác mà, con thấy bữa nay sao cái câu này hay thiệt. Cũng như mình đang tu vậy đó, bỗng dưng mình nhớ lại cái câu: "Thấy lỗi mình, đừng thấy lỗi người". Rồi mình suy ngẫm: "Ừ như vậy thì mình giải thoát chứ" thì lúc bây giờ những cái câu này đừng có diệt nó con.
Tu sinh 2: Vâng! Con ví dụ: Chẳng hạn như hôm qua nó xảy ra những cái niệm thỉnh thoảng nó nhớ lại tí, con cũng làm thinh luôn.
Trưởng lão: Ừm được, đừng có dừng!
(26:24) Rồi bắt đầu, ráng mà tu con! Mấy con, Thầy thấy bây giờ đứa nào tu nó cũng có cái nhuần nhuyễn, cũng khá lắm rồi, bây giờ còn chỉ ráng! Nhưng mà cái hoàn cảnh của Tu viện mình thì nó không được yên cho mấy con tu, chớ còn nếu yên mấy con tu nó cũng rất tốt. Vì nó cứ bị động đó, rồi mấy con bị động theo. Làm cho mấy con, Thầy thấy cũng tội cho mấy con quá!
Thầy bây giờ không có cái cơ sở nào, chớ phải có cơ sở nào mà cho đi ra ở cho yên chuyện, yên tu. Cho nó mau, chứ không khéo nó bị động, thời gian nó lâu quá! Nó bị động rồi, mấy con tu nó lâu. Bị vì nó, tâm mình phải phóng dật theo hoàn cảnh, làm cho mình khó khăn lắm. Nó chưa có, Thầy lo mà chưa có, bởi vì nó cũng khó lắm, không phải dễ!
Tu sinh 2: Thưa Thầy! Vậy nếu mà ban ngày con tu Định Sáng Suốt là con tác ý: “Tâm phải ly tham, sân, si đi" có được hay không Thầy?
Trưởng lão: Được con!
Tu sinh 2: Hoặc là con tác ý: “Tâm phải sáng suốt”…
Trưởng lão: Được con! Tức là mình tập thêm.
Tu sinh 2: Con tác ý câu khác có được không Thầy?
(27:24) Trưởng lão: Được con! Bởi vì mình tu cái Định Sáng Suốt, mình giữ cái tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự chứ không có gì. Phải không? Nhưng mà mình kèm theo những cái pháp mà để mình ly dục, ly ác pháp thì tốt thôi, chứ không có sao hết. Bởi vì nó từ từ, để mà nó tạo thành cái lực của nó, nhằm nó phá cái tham, sân, si triền cái của mình thôi, chứ không có gì hết. Nó đột phá trong cái triền cái.
Cho nên cái pháp mà các con tu, mà dùng tác ý để mà ly tham, sân, si đó đều là tốt, ở trong pháp nào đi kinh hành dùng nó cũng được. Ngồi hít thở các con dùng cũng được. Mà con tu cái pháp nào bất kỳ, cái Định Thư Giản Sáng Suốt đó thì con dùng nó cũng được. Bởi vì nó lợi ích chung cho chúng ta là ly tham, sân, si thôi, chứ nó không có gì đâu. Mà nó không bị ức chế nữa. Bởi vì cái tham, sân, si nó bị cái triền cái nó che khuất đi. Cái tham, sân, si bây giờ nó không có có nữa. Nhưng mình tập vậy là để mình luyện tập thành cái lực không tham, sân, si chứ không gì. Mà cái lực không tham, sân, si nó lớn đó thì cái lực tham, sân, si này nó bị nhỏ đi, nó tác động không có được. Cho nên lúc nào mấy con tác ý câu mà: "Tâm như cục đất ly tham, sân, si hết" là tốt nhất! Nó tạo thành cái lực không tham, sân, si để nó đương đầu với cái lực tham, sân, si.
(28:34) Tu sinh 2: Thưa Thầy! Con nó bị tâm của con nó nghĩ miên man ra, nó nghĩ ví dụ như sẽ quán xét về Thập Nhị Nhân Duyên hoặc là quán thân vô thường, quán thân bất tịnh, chẳng hạn như vậy có được không?
Trưởng lão: Được chứ con! Cái đó là cái dòng suy tư, cái dòng suy tầm về chánh pháp rồi, thành ra nó nuôi lớn cái tri kiến giải thoát của con. Bởi vì con suy tầm nó thấm nhuần, càng suy tầm thì nó càng thấm nhuần chứ gì? Mà nó thấm nhuần thì nó làm cho cái tri kiến mình nó lớn ra, nó lớn ra thì khi mà ác pháp bên ngoài tác động vô thì sự suy tầm đó nó chặn lại liền, nó diệt ra ngoài chứ nó không có cho tác động vô. Bởi vậy đó gọi là tri kiến giải thoát đó.
Cho nên mấy con thấy mà bây giờ mình ngồi mình tu một cái pháp khác đi, mà nó hiện ra trên cái sự tư duy, cái dòng tư tưởng mình nó hiện ra. Như nó Quán xét về kiết sử, hay hoặc là Thập Nhị Nhân Duyên, hoặc là nó tư duy về thân vô thường, hay các pháp vô thường đó, điều đó được mấy con đừng có diệt cái niệm đó, đừng có diệt. Để cho nó triển khai cái trí tuệ, cái tri kiến của chúng ta. Nó càng rộng lớn bao nhiêu thì nó đỡ cho mấy con rất nhiều, lợi ích rất lớn! Trên cái bước đường tu trong tâm mình nó còn tham, sân, si, nó còn nhiều ác pháp đó, nhờ cái tri kiến đó mà nó xả ghê gớm lắm!
Cho nên đừng có diệt mấy cái niệm đó, tập uổng lắm! Thầy nói uổng lắm! Biểu dừng thì mình thấy nó uổng lắm! Cũng như của quý mà đem ném vô đống rác, cái đó là vật quý đó!
(29:59) Đạo Phật, thật sự ra người tu rồi, như Thầy tu xong rồi, Thầy cũng vẫn ở trong cái tri kiến đó. Ai nói gì Thầy cũng nghe hết, mà tâm Thầy bất động là Thầy nhờ cái tri kiến giải thoát. Nếu mà không có tri kiến giải thoát, Thầy cũng bị động như mọi người. Còn không, Thầy phải nhập định Thầy chịu đựng nó, chứ còn Thầy không còn cách nào khác. Nhập định mình bít hai cái lỗ tai không nghe, ai chửi cũng không nghe hết. Bởi vì mình tịnh chỉ hơi thở rồi, cái thân của mình nó đâu còn nghe nữa mấy con. Hay hoặc là mình nhập vào cái định Nhị Thiền đó, diệt tầm tứ. Nó diệt hết sáu căn, nó không còn nghe nữa, thì lúc bây giờ có ở trong định thì mới không nghe, mới không có thấy phiền não thôi. Nhưng mà lạ lùng là ở trong cái tri kiến giải thoát này mà người ta chửi tơi bời hết, người ta nói nặng, nói oan, nói ức, nói tức tối gì nó cũng thản nhiên hết. Tại sao cái tri kiến nó hay đến mức độ?! Nó y như người khác con, mà nó nghe, nó biết hết rất rõ mà sao nó không có giận? Nó hiểu biết: “Đây là ác pháp không sai rồi!”.
(30:52) Cho nên vì vậy mà khi mà cái tri kiến mấy con nó khởi nó nghĩ, tư duy một cái gì đúng chánh pháp các con cứ để đó đi. Rồi nó thấm nhuần cái đó, nó lợi ích mấy con lớn lắm, không có ai làm động. Mà chính cái người tu rồi, người ta vẫn sống ở trong tri kiến chứ không có gì hết. Người ta không có luôn luôn nhập định đâu. Trừ ra khi người ta nhập định, là tại vì người ta muốn bỏ cái thân này, người ta mới nhập định Tứ Thiền. Còn người ta muốn cho tất cả cái không gian này lắng đọng lại, thì người ta sẽ vào cái định Nhị Thiền người ta diệt tầm tứ. Còn nếu không thì người ta vào cái thế giới tưởng, người ta nhập vào cái diệt tầm tứ này để người ta vào cái thế giới tưởng. Cái tưởng bắt đầu nó hoạt động, nó hoạt động được. Bởi vì cái thế giới tưởng nó nằm ở trong cái tưởng của chúng ta, nó hoạt động. Mình vô cái tưởng của mình, cái thế giới tưởng nó mở ra như là trong giấc mộng của chúng ta vậy.
Cho nên cái định nào nó có cái giá trị, có cái sử dụng của nó trong đó, mà tại mình không biết sử dụng. Cho nên mình chưa có biết, thành ra mình sử dụng không được. Chứ khi mình biết rồi, thì mình sử dụng ờ, muốn nhập cái định đó như vậy thì nó vô vậy hà. Mà mình sử dụng, tức là ứng dụng cho cái sự sống của mình trong cái trạng thái định đó, nó lợi ích gì thì mình sẽ ứng dụng vô đó thôi, còn không thì mình không cần vô đó.
Nhưng mà Thầy thấy hầu hết là cái tâm bất động của chúng ta ở trong cái tri kiến giải thoát thì cái đó là ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày chúng ta, nó trở thành cái đạo đức không làm khổ mình khổ người, hết rồi!
Người ta nói gì nói, mình không bao giờ nói người ta, mình không ghét người ta, không gì nữa. Tức là mình không có làm ác người ta nữa. Mà tâm mình thì nó trơ trơ, nó không giận hờn, thì mình cũng không làm ác gì nữa. Nó là thuộc về cái định, cái đạo đức, đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Mà cái tri kiến này, chứ còn ngoài cái tri kiến này ra thì không có được.
(32:35) Cho nên mấy con rèn luyện cái này là hay lắm! Bởi vì cái Định Vô Lậu nó giúp cho chúng ta rèn luyện cái tri kiến đó đó. Mình quán một lần nó chưa thấm nhuần đâu. Quán hai lần nó thêm chút, quán ba lần thêm chút. Cũng như mình tác ý lần nó chưa đủ lực đâu, tác ý nhiều lần con, nó có cái lực. Mà tác ý mạnh nó lực lớn, thành ra tu phải biết cách đó mấy con. Thành ra áp dụng.
Sự thật ra mấy con cứ sử dụng cái tri kiến, Thầy nói hay lắm! Bởi vì đức Phật nói: "Giới hương, định hương, dữ huệ hương" ba cây hương đầu tiên cũng bằng, rồi: "Tri kiến, tri kiến giải thoát hương" cái tri kiến giải thoát hương là cây hương cuối cùng. Tức là dù mình tu Giới, Định, Tuệ, có phải không? Cũng đều trở về với cái tri kiến của chúng ta, mà tri kiến giải thoát này là cái chỗ mà chúng ta sống nè. Các con hiểu cái chỗ năm cây hương đức Phật dạy: "Giới hương, định hương, dữ huệ hương, giải thoát, giải thoát tri kiến hương".
(33:29) Sư Pháp Ngộ: Kính bạch Thầy! Tri kiến này là nó không đúng Vô Tướng Tâm Định hay sao? Nó cũng một cái tên khác?
Trưởng lão: Nó là một cái tên của Vô Tướng Tâm Định.
Sư Pháp Ngộ: Dạ!
Trưởng lão: Nó không có lậu hoặc được trong đó đó, nó là Vô Tướng Tâm Định rồi, một cái tên khác nữa. Cho nên nói cái tên của nó đó là Vô Tướng Tâm Định.
Sư Pháp Ngộ: "Tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ" cũng là Vô Tướng Tâm Định?
Trưởng lão: Cũng nó đó, cái tên nó. Nó đó, mà cái tên khác.
Sư Pháp Ngộ: "Thanh thản, an lạc, vô sự" cũng là Vô Tướng Tâm Định?
Trưởng lão: Cũng nó đó con. Tri kiến giải thoát cũng ảnh đó chứ không đâu.
Cô Liễu Châu: Dạ thưa Thầy! Bất định là Bất Động Tâm Định.
Trưởng lão: Bất Động Tâm Định! Vô Tướng Tâm Định cũng ảnh đó.
Cô Liễu Châu: Bất Tử Tâm Định cũng nó ạ?
Trưởng lão: Bất Động Tâm Định con!
Cô Liễu Châu: Có băng Thầy ghi Bất Tử Tâm Định.
Sư Pháp Ngộ: Bất Động Tâm Định thôi.
Cô Liễu Châu: Bất Động như Bất Tử.
Trưởng lão: Bất Động con, còn Bất Tử, con nói Bất Tử phải không?
Cô Liễu Châu: Dạ!
Trưởng lão: Bất Tử Tâm Định là cái định nó không có chết, không có mất đó, nó cũng cái nghĩa đó con. Bất tử nghĩa là nó không bị ai diệt nó hết được.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Con thấy tu tập nuôi cái tri kiến này, con cảm thấy nó bớt nhiều cái thứ tác động mình. Ai nói gì nó cũng bớt tác động mình. Mọi vật xung quanh nó cũng không làm cho mình đắm nhiễm. Mà mình chưa giỏi, mà nó thấy cũng thấy bớt đắm nhiễm đi Thầy.
Trưởng lão: Nó bớt, nó bớt xuống, bởi vì tri kiến của mình nó tăng lên bao nhiêu thì nó giảm cái kia xuống.
Cô Liễu Châu: Vâng! Nhiều duyên nó tác động rất nhanh đó Thầy.
Trưởng lão: Bởi vì mình sống chứ mình có làm gì đâu. Thầy nói, mình sống bình thường chứ mình có vô định gì đâu. Mà tại vì cái tri kiến của mình nó hiểu biết hết rồi, nó ngăn chặn hết, nó không có làm cho mình khổ sở, phiền não gì được hết!
(35:17) Sư Pháp Ngộ: Con bạch Thầy! Cái thời gian này nếu mà có nhiều người mà họ tu tập, mà nỗ lực tu là cái thời gian này là tốt nhất, tại vì nó mới đúng là cái bài bản để mình tu. Còn xưa nay con thấy là tu theo Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ rồi cứ tu tu thôi, nó cũng chưa phải đi vào sâu của nó.
Trưởng lão: Chưa phải đâu!
Sư Pháp Ngộ: Mà bây giờ bắt đầu mới là vào chiều sâu nè.
Trưởng lão: Đó! Bây giờ mới đi vào chiều sâu đó. Bây giờ, để Thầy nói mấy con nè, đến nó đi vào chỗ giải thoát hoàn toàn của nó đó, đúng cái điểm của nó đó. Hồi nào tới giờ mấy con tập là trên các pháp. Bây giờ mới đi áp dụng vào cái đời sống của mấy con, mới Bất Động Tâm nè. Chỗ này là cái chỗ tâm thanh thản, an lạc, vô sự đó, đó là cái Bất Động Tâm đó.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Ai mà tu trong thời gian này thì 7 ngày, 7 tháng, 7 năm là dứt khoát.
Trưởng lão: Chấm dứt, nó đây, đâu có cần gì!
Tu Sinh 3: Pháp Ngộ nói hay lắm, mà pháp ngộ quay qua quay lại Pháp Ngộ đi mất nữa.
Sư Pháp Ngộ: Bây giờ mà đi, con tự nhiên con có nghĩ bạch Thầy, bây giờ mà đi là uổng lắm! Còn ngày xưa đi thì chưa thấy nghĩ uổng, nhưng bữa nay đi là thấy uổng.
Trưởng lão: Thì phải rồi!
Sư Pháp Ngộ: Con nghĩ trong đầu con vậy. Đi là uổng! Là tại vì con thấy được cái điều này…
Trưởng lão: Thấy đúng rồi, thấy cái đúng mà mình bỏ, mình đi rất uổng.
Sư Pháp Ngộ: Dạ!
Trưởng lão: Mình phải giữ, để mình nhập vào cái chân lý, tức là nhập vào cái Bất Động Tâm đó.
Sư Pháp Ngộ: Dạ!
Trưởng lão: Trời ơi! Bất Động Tâm nó giải thoát ghê lắm à!
(36:33) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Hôm, những hôm trước thì con chưa thấy cái này, thì cho nên đi thì nó cũng đi biết là ác pháp thôi chứ, nhưng mà nó không thấy cái này. Cái này mà đi ra, bây giờ nhiều khi con nghĩ là, bây giờ nhiều công việc nó xảy ra. Nhưng mà giờ mình đi đó, bây giờ mới thấy được cái này mà đi cái này là uổng. Vì cái này là cái này nó đang tiến triển mà, nếu mà đi là không, cái kia không bằng cái này, thua xa, bây giờ mới thấy được điều này. Nhưng mà ác pháp nó không phải chừa đâu Thầy! Thấy thì thấy chớ ác pháp nó không chừa đâu.
Trưởng lão: Trời ơi! Hôn trầm, thùy miên mà, nó đánh gục hết chứ. Tri kiến giải thoát của mình mà gặp hôn trầm, thùy miên nó đâu có đánh được con. Trời đất ơi! Nó đâu có lý luận được với cái thứ đó, nó mờ mịt hết trơn, nó đâu có lý, phải không? Lý luận với ác pháp bên ngoài tác động được thì bao giờ nó cũng hiểu hết. Nhưng mà hôn trầm, thùy miên đánh nó thì nó đầu hàng đó, cái tri kiến giải thoát của mình đó nó đầu hàng cái si, chứ không phải không đâu. Nó đối với ác pháp bên ngoài không tác động được nó đâu, thân bệnh nó không sợ đâu, nhưng mà cái đó nó rất sợ cái hôn trầm, thùy miên. Bởi vậy Thầy nói: "Cảnh giác" các con hiểu không? Thầy dạy mấy con: "Nằm xuống hay đi, hay đứng gì đó mà tu Tứ Niệm Xứ là cảnh giác cái hôn trầm, thùy miên giùm Thầy", có vậy thôi!
(37:36) Sư Pháp Ngộ: Hay! Thầy dạy như này, con kính bạch Thầy! Tại sao mà cái hôn trầm, thùy miên nó cứ tấn công con hoài như thế này!?
Trưởng lão: Bởi vậy, cái kia nó tấn công không được cái tri kiến của mấy con chứ. Nó sẽ tấn công cái hôn trầm thùy miên đặng nó làm mờ mịt cái tri kiến đi, để nó diệt cho mấy con tiêu đi, nó khôn lắm đó! Bởi vì tri kiến mình phải tỉnh, con hiểu không? Mà bây giờ nó làm mờ mịt, nó cứ gục tới, gục lui, làm sao mà còn thấy gì nữa? Bởi vì nó biết cái yếu của cái pháp.
Sư Pháp Ngộ: Yếu điểm rồi đó.
Trưởng lão: Yếu điểm của nó! Cho nên Thầy nhắc nhở mấy con hoài.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy nè! Con tu Tứ Chánh Cần: Tứ Chánh Cần thì hôn trầm con không sợ, thấy động hoài nó đâu có sợ. Mà sao cái ngồi này là bị hôn trầm, cái cảm giác nó sợ không à?
Trưởng lão: Bởi vậy, nó biết cái yếu điểm của Tứ Niệm Xứ là cái chỗ này nè.
Sư Pháp Ngộ: À!
Tu sinh 2: Con cũng thế đi thì không hôn trầm, mà ngồi là nó gục.
Sư Pháp Ngộ: Mà ngồi là nó gục, ngồi mình muốn giữ thanh thản thêm một chút là nó gục.
Trưởng lão: Gục liền, nó gục liền!
Sư Pháp Ngộ: Mà nó gục là thất bại. Mà mình muốn không gục là cũng không được, nó cứ gục, nó tới lúc là nó gục à.
Trưởng lão: Nó muốn gục.
Tu sinh 2: Có nhiều lúc bị giật mình, giờ xử lý sao?
Sư Pháp Ngộ: Giật mình tức là mình thua nó rồi.
Trưởng lão: Ờ! Để gục rồi, còn gì.
Sư Pháp Ngộ: Như vậy là mình đã thiếu tỉnh thức, con thấy cái đó còn thiếu tỉnh thức đó bạch Thầy?
Trưởng lão: Bởi vậy nó mới kèm theo cái pháp Thân Hành Niệm đó, mình thấy bây giờ tu Tứ Niệm Xứ mà nó bị vậy thì phải ôm pháp Thân Hành Niệm cho nó tỉnh thiệt tỉnh, rồi mới dám ngồi tu Tứ Niệm Xứ, nó có pháp đối trị con. Chứ còn nếu không có pháp thì vô Tứ Niệm Xứ vô không nổi đâu, nó đánh mình gục hết.
Sư Pháp Ngộ: Vô không nổi! Nếu mà nó đánh gục một lần mà mình không thắng nó thì bữa sau nó đánh gục tiếp.
Trưởng lão: Tiếp!
Sư Pháp Ngộ: Mà không thắng nữa thì nó gục nặng hơn nữa.
Trưởng lão: Nặng hơn, mà nó lại làm cho mình lười biếng hơn.
Sư Pháp Ngộ: Lười biếng hơn!
(39:21) Tu sinh 3: Ai biểu ngồi hoài, nó tới là nó đi liền.
Sư Pháp Ngộ: Đâu! Ban ngày thì mình không ngồi nhiều chứ, ban đêm đôi lúc phải ngồi nhiều chứ. Ngồi chứ, đôi lúc nó cũng đánh, nói thì hay lắm chứ, mình cũng bị đánh chạy re chứ ngồi đó, nó đánh cho chạy re.
Trưởng lão: Ai nó cũng tới hết, không có tha người nào.
Sư Pháp Ngộ: Nó không có tha, ngồi nó còn đánh cho chạy chứ tha.
Trưởng lão: Không có tha ai đâu, giặc nó không tha ai đâu.
Tu sinh 2: Thưa Thầy! Con thấy cái bướu của con nó bự quá, bao giờ nó mới khỏi hả Thầy?
Trưởng lão: Con sẽ bền chí, bởi vì cái nghiệp của con vậy đó. Bởi vì mình có cái bệnh trong thân của mình, nó có nghiệp. Mình cố, mình tác ý, tác ý riết hết hà, bền chí mình tập luyện.
Nhưng mà khi mà tập cái này nó lợi ích về sau, con lại tu cái kia nó nhanh, chứ nó không phải là không đâu. Diệt được cái nghiệp của mình thì cái nhân quả nó diệt. Tức là nó chuyển được rồi thì cái tham, sân, si của mình nó cũng diệt theo. Cho nên mình ôm cái này chứ mình diệt cái bệnh của mình, mà bệnh nó hết thì con thấy nhẹ lắm rồi đó. Bớt nhiều lắm rồi! Một chút xíu nữa là…
(40:20) Sư Pháp Ngộ: Kính bạch Thầy! Theo con nghĩ như thế này. Nếu mà con lại tập đó, mà đang bệnh đó, mà thắng bệnh, mà đã thắng được bệnh là mình gần tới giải thoát rồi hả Thầy?
Trưởng lão: Gần tới giải thoát rồi đó.
Sư Pháp Ngộ: Nghĩa là qua cái nghiệp rồi.
Trưởng lão: Nghĩa là con trị bệnh của con. Mà bây giờ con thấy ờ bây giờ cái bướu này hết rồi. Ôi da! Như vậy là: Tức là con sắp sửa tới rồi đó. Rồi vô ôm cái pháp Tứ Niệm Xứ là thanh thản, là kể như là hết.
Tu sinh 2: Con cứ cảm giác nó làm bận con quá.
Trưởng lão: Thì bây giờ nó bận.
Tu sinh: Con tu một cái pháp, lúc nào cũng phải để ý, để mà tác ý.
Trưởng lão: Thì vậy chứ sao? Nó nằm chình ình đó mà không đuổi đi, còn muốn đi cái đường nào nữa? Con hiểu không? Không có trèo đường nào đi hết hà. Cục đá nằm ngang đường này, phải đẩy cục đá này sang qua bên được rồi mới đi. Còn chưa đẩy được thì nhất định không đi, có vậy thôi.
Sư Pháp Ngộ: Đẩy nó được…
Trưởng lão: Đẩy được, là cái đường nó trống rồi đó.
Sư Pháp Ngộ: Gần tới nơi rồi.
Trưởng lão: Mình đi thênh thang, thênh thang rồi, không có còn cái gì mà chướng ngại.
(41:10) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Con có một câu chuyện. Ví dụ như: Cũng về cái kinh Pháp Cú thứ hai của đức Phật coi như là ý dẫn đầu các pháp đó, ý làm chủ, ý tạo. Đối với cái ý ác đó, thì nó có một câu chuyện. Gọi là một vị tu sĩ mù, nhưng vị tu sĩ mù này tu gần thắng được cái nghiệp rồi, gần đắc A La Hán thì trong lúc đó bị cái nghiệp mù mắt. Thì mù, vừa mù mắt thì vị đó chứng A La Hán luôn. Có phải như vậy không? Bạch Thầy! Hay là câu chuyện đó nó sai?
Trưởng lão: Câu chuyện đó nó như thế này nè: Có cái vị đó bị mù mắt. Cho nên vì vậy mà ý cái câu kinh Pháp Cú nó nói như: Vị đó bị mù mắt, cho nên vì vậy mà đi kinh hành dẫm đạp, đêm đó mưa gió dẫm đạp chết nhiều quá. Do đó nói: Ý tạo tác, mà ý dẫn đầu. Mà bây giờ cái ý bây giờ vị này không có, mù mắt rồi đâu có thấy đâu. Cho nên không có ý, cho nên có nghĩa là không có tội. Cái câu đó nói như vậy đó.
Nhưng mà sự thật không phải đâu, không phải! Bởi vì cái ý là cái trí tuệ, khi mà biết ở dưới chân mình côn trùng thì người ta sẽ không đi, chứ đâu phải con mắt. Còn cái này nó lấy ví dụ, cái kinh Pháp Cú ví dụ con thấy là của Đại thừa viết ra, chứ không phải Nguyên Thủy đâu. Của Đại thừa viết ra cái kinh Pháp Cú ví dụ đó. Cái bộ kinh ba tập, nhiều lắm con, toàn là những câu ví dụ, nó đưa câu kệ đó ra ví dụ.
(42:25) Sư Pháp Ngộ: Dạ bạch Thầy! Bên Nguyên Thủy nó có một cái loại. Ví dụ: Như kinh Pháp Cú gồm 432 bài kệ. Thì bên cạnh nó có những cái tích truyện gọi là chú giải kinh Pháp Cú của bên Nguyên Thủy khác Bạch Thầy?
Trưởng lão: Ờ, bên đó thì có khác.
Sư Pháp Ngộ: Dạ!
Trưởng lão: Còn bên Đại thừa nó khác.
Sư Pháp Ngộ: Còn cái chú giải đó, mỗi bài kệ đó nó có mỗi bài pháp của nó, nó có sự tích của nó, hoặc là hai bài kệ nó có một sự tích. Thì những sự tích đó đó, nó nói rõ về nguyên nhân nào đức Phật Ngài nói lên bài kệ này. Khi con đọc cái bài kệ pháp cú đó, thì rất nhiều bài kệ, nhưng có có bài kệ vừa rồi con trình bài là: "Vị này tu 3 tháng, cùng với 500 vị sư bạn đi với nhau vào trong rừng. Thì tới một cái làng đó người ta cho tu, tu vị này tinh tấn ngồi tu tập lắm. Đến lúc bị bệnh, bị bệnh đau mắt đó, vị này không chịu nhỏ mắt, không chịu nhỏ thuốc, cho đến khi mà vị đó ngồi, đến khi mù mắt luôn bạch Thầy! Nhưng mà vừa cái nhãn này, cái nhãn này vừa tắt thì cái nhãn tuệ này lại phát triển". Họ nói vậy đó, trong cái tích truyện đó. Mà con đang nghi vấn cái điều đó!
Trưởng lão: Cái tích truyện, Thầy có đọc cái tích truyện đó rồi, Thầy có đọc rồi. Nhưng mà nó nói không có đúng con, cái đó không có đúng đâu! Cái ông Ubali hay ai đó? Ông nào mà bị mù mắt, ông A Na Luật? Ông gì nè…?
Sư Pháp Ngộ: Dạ, không phải! Ông đó về cái tên gì đó, con đọc lâu quá rồi, con không nhớ rõ tên ông.
Trưởng lão: Ông, vì đức Phật quở ông hay ưa ngủ, nên ông ráng ông thức, thức đến nỗi mà ông mù mắt. Nhưng mà ông tu, ông chứng Thiên Nhãn Minh. Bây giờ ông dùng Thiên Nhãn, nhưng mà trong cái cuộc mà như thế này: "Khi mà ông ngồi, ông vá cái y của ông đó, ông không có thấy đường. Ông nói:
- Ai làm phước xỏ dùm ông cây kim.
Thì đức Phật ở cái phòng gần ông đó, cái thất ở gần bên ông đó, đức Phật mới bước xuống, mới lại thất của ông mới nói:
- Đưa đây ta làm ơn, ta làm phước ta xỏ giùm cho mũi kim.
Thì ông Phật, ông xỏ cho cái mũi kim".
Là nói cái ý của ông này, ông nỗ lực ông thức mà ông tu, mà đến khi mà tới mù mắt. Mà đồng thời ông mù mắt thì ông dùng được Thiên Nhãn, nhưng mà ông xỏ kim không có được. Thì đủ biết là cái câu chuyện nói như vậy để biết là như thế nào? Nghĩa là mình phải sống một đời sống bình thường, mình bây giờ mù mắt là mù mắt, chứ không phải là mù mắt là dùng Thiên Nhãn mà xỏ chỉ, xỏ kim. Con hiểu chỗ đó không? Cái Thiên Nhãn nó không có dùng vào cái chỗ đó được. Cho nên nói ông là Thiên Nhãn đệ nhất đó, Thầy nhớ là ông A Na Luật thì phải, cái ông mà mù mắt đó. Tu mà thức nhiều mù mắt.
(45:11) Sư Pháp Ngộ: Nó cũng giống như câu chuyện của Thầy dạy đó. Nó là, rồi xong cái vị về đảnh lễ Phật. Đi kinh hành, rồi mới dẫm chúng sanh chết, thì bắt đầu mấy vị khác về quở. Là cái câu chuyện đó của mấy vị. “Có hai anh em, bạch Thầy! "Hai anh em, là khi đi buôn, thì khi đến gặp đức Phật đó, thì mới đảnh lễ đức Phật. Thì nghe đức Phật thuyết pháp thì bắt đầu ngộ đạo, thì bắt đầu mới đi về, bỏ hết tất cả tài sản giao lại cho người em trai của mình, rồi mới đi xuất gia. Sau ba năm ở với Phật thì mới bắt đầu mới đi vào rừng hành thiền trong ba tháng sắp chứng A La Hán, rồi cùng 500 đệ tử đi. Khi đi về, thì khi đi về đảnh lễ Phật thì bị mù, mới cho các vị khác về trước không muốn làm phiền ai hết. Về mù, thì bên gia đình này mới thấy, nghe anh của mình bị mù đó, thì mới cho một người cháu xuất gia, thì mới dắt vị sư này về. Thì mới nói rằng là sau khi dắt vị sư Bác này về đó, thì trên đường, sư cháu là chỉ là xuất gia gieo duyên thôi, thì mới gặp những người nữ trò chuyện rồi ham chơi với họ đó. Cho nên vị sư mù này bỏ cái vị cháu này đi, vì không thân cận với cái kẻ mà coi như là ác trí đó, không có trí đó, không gần với người ngu đó". Câu chuyện nó như vậy đó. Bạch Thầy!
Trưởng lão: Ừm!
Sư Pháp Ngộ: Mà con thấy thì, nhưng mà con chỉ thắc mắc cái chỗ là khi mà tu thiền, thì gần đắc đạo thì tại sao bị mù mắt? Nó không đúng với cái nguyên tắc của mình.
Trưởng lão: Không đúng, không đúng!
Sư Pháp Ngộ: Nếu mình có đau mắt thì mình cũng tác ý nó đi.
Trưởng lão: Tác ý, mình đuổi.
Sư Pháp Ngộ: Dạ! Mình đuổi là mình chứng đạo luôn. Còn ở đây là gần đắc đạo là vị này tu ba tháng không chịu nằm, ngồi thôi.
Trưởng lão: Ờ! Cũng giống như ông Hiếp Tôn giả.
(46:51) Sư Pháp Ngộ: Nguyện ngồi thôi, nguyện ngồi trong 3 tháng. Thì đến khi mà bị đau mắt quá không đi khất thực được, thì cái người làng đó họ mới cho người về nhỏ thuốc đau mắt.
Trưởng lão: Ông không chịu nhỏ.
Sư Pháp Ngộ: Nhỏ! Nhưng mà vị này không chịu nằm nhỏ. Mà không chịu nhỏ vậy, nó không thấm vô, cho nên nó không bớt.
Trưởng lão: Không có chịu nằm.
Sư Pháp Ngộ: Cho đến khi đắc đạo.
Trưởng lão: Ngồi cho nên nhỏ không có được.
Sư Pháp Ngộ: Dạ! Không được.
Trưởng lão: Cho nên mà, sau khi đó mà chịu bị mù. Bởi vì ông cố chấp cái giới mà ông ngồi, ông không chịu nằm đó. Ông ngồi, ông quyết ông định ông ngồi.
Sư Pháp Ngộ: Như vậy cũng không đúng đó Thầy?
Trưởng lão: Không đúng đâu! Trật hết, coi như cái đó trật hết.
Tu sinh 2: Không có cái giới nào đề ra phải ngồi tu.
Sư Pháp Ngộ: Nguyện như vậy: Ba tháng không nằm.
Trưởng lão: Nguyện, tại nguyện, thành ra mình cố chấp cái giới rồi. Bởi vì mình nguyện cái mình ngồi là nó bị kẹt trong cái giới ngồi rồi, con hiểu không? Thành ra nó cũng sai rồi, đó là cái khổ hạnh. Đứng nó cũng là cái khổ hạnh nữa, cho nên mình kẹt ở trong cái giới cấm tử rồi, cái giới cấm thủ. Thành ra cái này nó trật, nó trật, giới cấm thủ đức Phật không có chấp nhận đâu con.
HẾT BĂNG