00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(01:45:58)

(1:45:58) Phật tử: Bạch Thầy, xin Thầy cho biết ý kiến, cái nhìn của Thầy về tương lai của Phật giáo Việt Nam trong những năm sắp tới. Ví dụ bây giờ, hiện tại thì Hòa thượng Thanh Từ được mọi người kính nể. Khi mà đi ra nước ngoài, nếu mà Hòa thượng đặc trưng nguyên thủy, nó là cả một vấn đề vì cái lực lượng bên đó nó chống đối. Nó nói rằng Hòa thượng đi hoạt động cho chính quyền, cho chế độ này kia.

(1:46:32) Trong khi đó ở trong nước thì lực lượng khác. Nếu bây giờ gặp phải như trường hợp của Thầy, mà bây giờ đây thì Thầy chỉ vô giáo lý Nguyên thủy, thì nó đâm ra nó giống như tình trạng mà có một sự chống đối qua lại, rồi duyên bên thầy Chân Quang nói tới, nói lui này kia. Thành ra, nhiều Phật tử đâm ra hoang mang. Không biết bây giờ nên tin ai, tu hành như thế nào?

Cái thấy của Thầy, tương lai của Phật giáo Việt Nam có tốt hơn không hay là tệ đi.

Trưởng lão: Về tương lai của Phật giáo Việt Nam, trong một cái giai đoạn mà để nó đi đến cái tốt thì nó phải có hiện tượng để mà người ta nhận xét. Bây giờ quý thầy chống đối nhau thì người ta đã nhìn thấy được cái sai của nó rồi. Cho nên người ta bắt đầu dao động. Từ lâu tới giờ người ta tưởng chứ gì? Nhưng mà người ta thấy rõ ràng ông thầy này nói ông thầy kia, ông thầy kia nói ông thầy nọ.

Thì tức là người ta đã thấy rõ rồi. Người ta thấy rõ được người ta không theo ai hết. Người ta ngán quá mà. Bây giờ ông nào cũng tranh đấu với nhau bằng miệng lưỡi, coi như là bằng gươm miệng rồi, lưỡi dao rồi. Rõ ràng bây giờ là ông này cũng nói xấu ông kia, ông kia cũng nói xấu ông nọ rồi. Hoàn toàn là bây giờ ai theo?

Bây giờ Thầy nói như thế này này. Bên Thiền Tông thì có Hòa thượng Duy Luật, Hòa thượng Thanh Từ. Mà bây giờ hai khối này đã choảng nhau mà chúng ta đã thấy rồi. Ai mà đọc lại hai bức thơ đấy lại không thấy? Phải không?

Rồi bây giờ người ta lại thấy thầy Chơn Quang rồi với một số quý thầy choảng nhau rồi. Bây giờ mình lại thấy thầy Chơn Quang lại choảng Thầy rồi. Rõ ràng là các con sẽ nghe băng thầy Chơn Quang nói như thế này, thế khác, không có thể nào mà không rồi.

(1:48:15) Bây giờ Thầy lại để cho đám đệ tử của Thầy nói này nói kia với thầy Chơn Quang. Cái này là cái sai thứ hai nữa rồi. Thì bây giờ Phật tử còn tin ai bây giờ? Phật giáo sẽ đi đến hoại diệt. Cho nên Thầy đã biết được điều này. Thầy đã biết rõ điều này. Tương lai Phật giáo sẽ tốt đẹp.

Vì vậy mà cái điều mà Thầy làm, không phải cái vấn đề mà tranh cãi hơn thiệt, cái đúng cái sai, mà làm sao đem lại cái nền đạo đức nhân bản cho người ta. Người ta không làm khổ mình, khổ người, thì dạy cách thức người ta sống như thế nào để mà không làm khổ mình, khổ người. Cái nền đạo đức của đạo Phật sẽ còn mãi mãi.

Nghĩa là sau khi nó hoại diệt với cái sự mà tranh danh lợi của họ mà chống đối nhau bằng cách này, bằng cách khác. Để mà chúng ta thấy cái sự hoại diệt của, cái sai của Phật giáo. Để rồi nó sẽ vĩnh viễn.

(1:48:59) Cho nên tại sao hôm nay Thầy không viết cái bộ sách đạo đức hôm nay. Thầy để tất cả những cái hư hoại của Phật giáo nó lộ tướng ra hết. Phải không? Nếu mà Thầy không để thì chúng ta chưa có biết ông Thầy nào mà tu đúng đâu? Bây giờ để cho nó lộ ra, nó chống đối nhau hết mọi mặt.

Bây giờ Thầy đứng trung gian, cái gì Thầy cũng nói. Bác Đại thừa, thiền Đông Độ hết, Thầy chỉ nhắc đến Nguyên thủy là đúng thôi. Để sau này làm cái mấu chốt đó mà Thầy nói Nguyên thủy là cái nền đạo đức chúng ta không làm khổ mình, khổ người thôi. Các con hiểu chưa?

Thầy để cho nó chống đối nhau, nó tùm lum, nó chửi mắng nhau đủ thứ. Thầy âm thầm Thầy để cho họ chửi. Cuối cùng thì nó hoại diệt nhau. Phật tử đã thấy rõ hết mà. Chửi nhau thì ai cũng thấy chứ gì? Tại sao mấy ông tu mà mấy ông chửi lộn nhau vậy? Phải không?

Cuối cùng thì quý Phật tử dao động không biết theo ai nữa hết. Phải không? Cuối cùng thì bắt đầu đạo đức ra đời thì các vị sẽ theo đạo đức. Phải cái đúng của Thầy không? Cái nhìn của Thầy mà.

(1:49:55) Thầy nói tương lai Phật giáo sẽ tốt. Trước khi hoại diệt nó phải có cái sự chà đạp lên nhau. Nghĩa là bây giờ mình muốn ổn định đất nước của mình thì tức là phải diệt những cái mầm sai này đi. Mà cái mầm sai này để cho mọi người người ta thấy được. Chứ còn nếu mà cứ che khuất làm sao người ta thấy! Để cho nó lộ hết cái sai đi để cho quý vị thấy cái sai.

Thí dụ, bây giờ thầy Chơn Quang nói vậy. Đâu phải là người ta tin thầy Chơn Quang toàn bộ đâu. Người ta vẫn thấy thầy Chơn Quang là cái gì chứ.

Cho nên các con bình tĩnh, rồi các con sẽ thấy, Thầy đã dự định, Thầy biết được cái thời gian rồi, chứ không phải không biết. Cho nên tại sao bây giờ cái hướng đạo của bộ sách đạo đức làm người Thầy không cho ra bây giờ. Thầy để cho thấy toàn bộ cái bộ sách mà Đường Về Xứ Phật nó ra, rồi cái Giáo Án Tu Tập Cho Người Cư Sĩ, để cho những người cư sĩ họ nói ra cái thấy nghe của họ. Phải không? Nhưng mà hoàn toàn không được chống đối ai hết. Thấy cái thấy của mình như thế nào?

Phật tử: Thưa hỏi.

Trưởng lão: Đó, thì đó là cái để cho mà người ta lại nghiệm thấy thì cái này là của người cư sĩ nói. Chứ bây giờ mà Thầy nói không, thì coi như là Thầy hoàn toàn là Thầy. Nhưng mà Thầy chỉ gợi ý cho cái Đường Về Xứ Phật, là cái sai để cho quý vị suy ngẫm đúng hay sai của Đại thừa, chứ không nói một vị thầy nào sai hết.

Phật tử: Con nhận được một cái bức thư của một vị Hòa thượng tên là…​ hòa thượng ở bên Úc viết thư, chống lại thầy Chơn Quang. Cái lời lẽ mạt sát còn tệ hơn người bình thường ngoài đời. Thì con không biết cái quả báo nó đến như thế nào nếu người tu hành xuất gia như vậy, thì sẽ ra làm sao?

Trưởng lão: Thầy sẽ xác định cho con. Bởi vì, ma dương nó xử ma dương. Bởi vì cái ông này, phải chi ông sống đời sống ông đúng là một vị tu sĩ, tức là giới luật nghiêm chỉnh thì chắc chắn ông không chửi đâu.

Theo Thầy biết, một số Phật tử báo cho Thầy biết thì cái vị tu sĩ, hòa thượng này, họ sống chưa đúng giới luật. Cho nên ông này chửi thầy, mắng thầy Chơn Quang như vậy, họ chẳng bao giờ tin. Bởi vì ông phải sống đúng, mà ông nói thì người ta tin. Đằng này ông sống không đúng, mà ông nói như vậy người ta không tin ông.

Thì do đó mà Thầy nói rằng ma nó sẽ chửi ma rồi, không phải là Phật đâu. Vì vậy bây giờ thầy Chơn Quang thầy làm thinh, thầy đừng có nói ai hết thì người ta vẫn thấy thầy phải. Mà thầy nói người này người kia, tức là thầy muốn bảo vệ cái nồi cơm của thầy, thầy muốn bảo vệ cái danh, cái lợi của thầy, thầy mới nói chứ.

(1:52:30) Chứ nếu mà thầy không bảo vệ cái danh lợi của thầy, thầy cần gì phải nói. Ai làm gì làm! Phải không? Cho nên các con đọc sách Thầy, Thầy ngăn cản bởi vì các con có lòng tức khi Thầy mình bị người ta nói, mình phải tức chứ! Phải không? Cho nên các con sẽ nói. Các con là người cư sĩ có quyền tức đó. Chứ còn vị thầy tức không được.

Cho nên, do đó Thầy cấm các con không được nói ai hết. Để cho họ tức, họ nói gì họ nói. Bởi vì người ta có trí tuệ. Con người người ta có trí tuệ người ta sẽ hiểu. Nhưng mình đừng có luận, mình đừng có che đậy, mình đừng có bưng bít. Mình đừng có nói cái này. Mình đừng có ca ngợi thêm. Mình cứ để cho người ta cư xử.

Cho nên, trong khi mà viết những cuốn sách mà Giáo Án Tu Tập Cho Người Cư Sĩ thì hầu hết là quý Phật tử mèo khen mèo dài đuôi. Tức là khen Thầy nhiều quá. Thầy thấy không đúng. Ngày xưa, người cư sĩ khen Phật như thế nào các con biết không? Nghĩa là khen rất ngắn gọn mà rất hay: “Những gì người ta ném bỏ, Sa môn Gotama đã dựng lại.”

(1:53:28) Có bây nhiêu đó, Thầy thấy nó thấm thía. Chính Thầy hôm nay là dựng lại nền đạo đức của đạo Phật là tại vì người ta đã ném bỏ. Người ta đã ném bỏ giới luật của Phật. Người ta đã ném bỏ những đức hạnh Thánh của các vị Thánh Tăng. Người ta không còn sống nữa.

Cho nên những cái này, Thầy dựng lại, chứ không phải Thầy làm cái gì mới. Thì sa môn Gotama ngày xưa đã dựng lại chứ không phải là có cái gì mới đâu. Mà người ta khen như vậy đúng. Đừng có nghĩ là Thầy A La Hán, Thầy là bậc Chân sư, Thầy là bậc này bậc kia. Điều đó là chúng ta dùng danh từ, chúng ta ca ngợi hơi quá đáng.

Thầy cũng là một người phàm phu như các con thôi. Nhưng mà cái đúng, cái sai Thầy dựng lại để cho các con thấy cái đúng là đem đến hạnh phúc cho các con. Cái sai là nó đem đến các con cái hao tài, tốn của, vô ích. Đó là thầy dựng lại cái đúng.

Phật tử: Bạch Thầy, chúng con từ khi biết pháp, nghe thâu băng của thầy Chơn Quang thì cũng quý mến thầy. Thấy thầy cũng có nhiệt tâm mà nhiệt tâm hướng về đạo đức cho con người. Cái ý đó là ý định của Thầy.

Thì trong cái cuộn băng mà thầy Chơn Quang nói về Thầy thì thầy Chơn Quang cũng nhắc Hòa thượng Trúc Lâm. Thầy (Chơn Quang) nói Thầy(Chơn Quang) ở cái thế chẳng đặng đừng. Khi mà thầy(Chơn Quang) nói ra giống như là Thầy(Chơn Quang) là cái người phản Thầy (Thầy Thông Lạc).

Thầy (Chơn Quang) vừa chỉ trích hòa thượng Trúc Lâm, mà vừa chỉ trích Hòa thượng Chơn Như. Nhưng mà theo cái ý nghĩ mà thầy Chơn Quang thầy nói, là Thầy muốn về với lại hòa thượng Trúc Lâm. Còn ở đây thì đối với Hòa thượng Chơn Như thì rất quý mến, rất mang ơn, nhưng cái đường lối tu của thầy, nó không có đúng.

Thầy không có chấp nhận. Tự nhiên thầy Chơn Quang đặt ra cái ý nghĩ là ở đây Thầy tu là Thầy khép kín, không có tiếp xúc với đời. Thầy Chơn Quang nói là tu hành như vậy nó không có lợi cho đời.

(1:55:43) Hôm nay Thầy Chơn Quang nói có đúng…​ Thầy không tiếp xúc với đời. Thật sự ra Thầy không đi bán Pháp bằng một cách cầu danh. Nghĩa là Thầy không đi thuyết giảng. Nhưng mà ai đến đây Thầy không có bỏ người nào không. Phải không?

Người ta tha thiết người ta đến đây thì sẵn sàng mình giúp đỡ. Nhưng mà Thầy có bao giờ mà Thầy trốn tránh đâu. Phải không? Nhưng mà những người nào đến đây mà tìm cách vấn nạn, tìm cách mà hơn thua thì Thầy không cần. Tại sao vậy? Tránh được sự tranh chấp nhau. Phải không?

Còn cái mà người ta đến, người ta tha thiết mà tu hành, có người nào mà Thầy bỏ đâu. Dù họ đến đây một ngày, họ tu họ phóng, họ ra đi Thầy cũng chấp nhận. Thầy biết rằng họ tu không nổi đó. Mặc dù họ đến Thầy biết rằng họ cao lắm đến ba tháng, cao lắm đến một tuần lễ, không tu nổi. Nhưng mà Thầy vẫn chấp nhận cho họ ở. Không bỏ người nào.

Như vậy Thầy có bỏ đời không? Không bỏ đời! Thật sự ra Thầy không bỏ ai hết. Nhưng mà có cái điều kiện là Thầy không làm cái người kép hát đi hát. Bởi vì Thầy biết rằng Thầy giảng cho nhiều người nghe là tạo cái danh của Thầy. Nhưng mà trong cái số người nghe đó, chưa chắc họ đã tu được.

Cho nên, Thầy biết rằng, giới luật là khó, đạo đức là khó chứ không phải dễ. Còn cái mà tu hình tướng như các giáo pháp khác thì dễ đó. Tu có hình tướng tu thôi. Như gõ mõ, tụng kinh thì dễ rồi, như niệm Phật thì dễ rồi. Nhưng mà đi đến đâu. Phải không?

(1:57:15) Bây giờ ngồi thiền một, hai giờ đồng hồ thì dễ rồi. Cái tướng ngồi thì ai cũng thấy. Nhưng mà xả thiền ra thì đời nó ra đời! Nó không có còn đạo nữa. Nó khác, không giống. Cho nên Thầy không thể nào làm theo cái này được. Phải không? Cho nên làm theo hình thức này để làm gì? Để lừa đảo người ta chứ làm gì!

Còn ở đây, Phật tu thật, làm thật nhưng không bỏ ai hết. Dù một người đó về đây, họ chỉ sống với Thầy trong một ngày, ăn một bữa thôi. Nhưng mà họ sống không nổi, họ về. Hồi nãy, có cái chú hồi nãy, họ đến đây, họ ăn ngày một bữa không nổi, họ phải xin cô Út cho ăn.

Thầy bảo phải về tập. Thì bây giờ họ về tập chứ làm sao họ ở đây được. Cho nên bây giờ Thầy cho họ ăn ba, bốn bữa ở đây, thì bao nhiêu người khác họ cũng đói bụng, họ cũng xin ăn hết. Thế thì cái chùa này nó trở thành cái gì đây? Nó không thành cái gì nữa hết.

Cho nên bắt Thầy phải rộng rãi, cũng như các chùa khác cho ăn ba, bốn bữa thì chắc thầy Chơn Quang không nói đâu. Phải không? Nhưng mà ở đây Thầy đi vào cái chỗ Phật dạy là “không thừa tự thực mà thừa tự pháp”. Tức là không vì ai mà vì pháp để giải thoát.

Đó cho nên thầy Chơn Quang nói thì cũng đúng, tại vì cái thời đại này nó không hợp với thầy thôi. Rồi, mấy con có gì hỏi Thầy không?


Trích dẫn - Ghi chú - Copy