00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(44:59)

(44:59) Phật tử 1: Dạ kính bạch Thầy, như vừa rồi Thầy nói khi mà người lâm chung chết thì sẽ bị đi tái sanh liền, không qua 49 ngày, vậy thì những người chết mình rước thầy đến tụng kinh để cầu siêu người đó có siêu không? Hoặc kinh Địa Tạng hoặc là kinh A Di Đà. Đó là một cái điều.

Điều thứ hai nữa là khi một người bệnh tụng kinh Quán Thế Âm Bồ Tát, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì trong những cái việc hành động người đó làm ác, mà bây giờ họ lại niệm Phật thì Quán Thế Âm Thân Bồ Tát liệu có đến để cứu giúp người đó hay không? Nhân gian có câu là: “Làm điều lành thì ắt sẽ gặp thiện, làm ác ắt sẽ gặp quả ác”. Như vậy người làm ác họ mổ heo trong khi họ niệm Phật thì họ có được cứu chữa trong lúc đó hay không?

Và xác định trong kinh Địa Tạng, kinh Pháp Hoa, các bộ kinh Đại Thừa như vậy thực tế là đức Phật đã viết ra hay là các vị Tổ đã viết ra, …​ là Bà La Môn. Nếu xác định là Bà La Môn giáo, tại sao trong khi những người đó niệm Phật lại thấy đức Phật xuất hiện rờ đầu để thọ ký hoặc là Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát đến để cứu giúp người đó cho khỏi bệnh? Kính mong Thầy…​

(46:20) Trưởng lão: Thầy đã nói rằng Đạo Phật thì chắc chắn là không tin vào tha lực, bởi vì đạo Phật là đạo tự lực rồi. Thì như vậy là mình đang còn có cái sự tha lực cầu khẩn thì có một đức Phật, có một cái vị Bồ Tát Quan Thế Âm cứu khổ mình thì đó là kinh sách Đại Thừa của hầu hết là đạo Bà La Môn thì nó cầu khẩn tha lực rồi. Mà bây giờ mình là trong đạo Phật mình thấy mình biết rằng đó là đạo Bà La Môn đã đưa những cái giáo pháp này vào, chứ không phải là đạo Phật dạy.

Đạo Phật dạy mình ngăn ác diệt ác, từ cái hành động mà ngăn ác diệt ác mình sống thiện thì nó từ đó mà chuyển được cái nhân quả của mình không còn khổ đau nữa, chứ không ai cứu mình hết. Bởi vì cứu khổ mình, bằng cách là ít ra mình gặp tai nạn thì cái nhân, cái nhân của mình đã làm cái điều ác nó mới có tai nạn hôm nay, nó mới có cái bệnh tật hôm nay. Thế mà có cái người mà đến cứu khổ cho mình, mà bắt đầu, cái người đó làm như vậy có đúng không? Đó là cái phi đạo đức rồi.

Đặt thành vấn đề, nếu mà bây giờ Thầy đi ăn trộm ăn cắp, công an bắt Thầy bỏ tù. Bây giờ trong nhà của Thầy, hoặc là Thầy ở tù thì đảnh lễ ở trong tù, Thầy nguyện là con sẽ về con mua chuối, mua bánh trái hoặc là bỏ tiền ra đúc một cái tượng Phật Quan Âm, mong Ngài phù hộ cho con thoát ra khỏi tù. Phải không? Thì bây giờ đức Phật Quan Âm Bồ Tát này cứu khổ người này thoát khỏi tù, làm cho công an thả cái người này ra, thì do đó…​

(47:54) Mình không biết mình mới làm, mà mình minh, mình biết rồi thì mình không làm. Cũng như người ta chửi mình, mình biết thì mình không giận, mà mình không biết thì mình giận, phải không? Nhưng mà cái giận do mình huân nhiều cho nên nó trở thành cái lực, cái lực. Cho nên bây giờ mình có biết nhưng mà tại sao nó còn giận? Là tại vì cái lực sân nó còn. Chứ không phải tui không biết. Cho nên tui phải ngăn chặn nó, tui phải tạo thành cái lực không sân. Từ đó cái tâm tui người ta chửi tui không giận nữa là tại vì tui có cái lực không sân.

Còn cái lực sân bây giờ hằng ngày người ta nói một lời nói tui giận, ngày mai, ngày mốt người ta nói lời nói tui giận, cứ mỗi ngày tui huân thêm cái giận nó thành một cái lực của nó, phải không? Nó huân nhiều năm, nhiều tháng thì nó thành cái lực. Cho nên vì vậy mà tui tạo ác thì nó trở thành cái nghiệp lực cho nên nó đúng cái giờ phút mà cái nghiệp lực nó đủ thì nó trở thành một cái quả cho tôi. Thì bây giờ tôi phải chịu cái quả khổ đó.

Mà tui vui vẻ tui chịu trên cái quả khổ đó, Nếu mà tui biết được cái phương pháp thì tôi thực hiện, tôi sống một cái đời sống tôi thiện. Cho nên giới luật là hàng đầu để nó chuyển, nó chuyển biến cái nhân quả này. Còn mình sống không đúng giới luật, tức là không sống đúng cái hành động thiện. Thì cho nên mình không có chuyển nổi, mình không có chuyển nổi.

Cho nên bài kinh Ước Nguyện thì đức Phật nói: “Muốn ước nguyện một điều gì thì giới luật phải nghiêm chỉnh”. Đầu tiên mình phải sống thiện rồi, còn bây giờ mình đang sống ở trong cái ác, bây giờ gặp cái tai nạn nào mình có đi cầu khẩn hay là tụng kinh để cầu thì cái điều này là điều không có.

(49:14) Cho nên ở đây, chúng ta đọc lại trong kinh Pháp Hoa, thì trong cái phẩm kinh Phổ Môn thì nó cũng nằm ở trong kinh Pháp Hoa phải không? Cái phẩm mà Cầu Quan Âm chứ gì? Thì nó cũng nằm trong kinh Pháp Hoa, kinh Pháp Hoa nó có nói như thế này: “Dù cho tạo tội hơn núi cả, Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng”. Phải không? Do đó mà chúng ta tụng mấy hàng là tội nghiệp gì chúng ta cũng…​ Như vậy nếu mà quả chăng có cái bộ kinh này, có chư Phật mà gia hộ, có Bồ tát mà gia hộ như vậy, thì cái thế giới chúng ta ra sao đây? Phải không?

Chúng ta làm ác, “Dù cho tạo tội hơn núi cả, Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng”, có phải cái câu kinh này là cám dỗ chúng ta không? Hay là đúng? Sự thật ra con người chúng ta bây giờ khổ hoàn khổ, có ai mà tụng kinh Pháp Hoa mà hết khổ chưa? Cái lý luận đó không vững, cho nên kinh này không phải là Phật thuyết.

Mà Phật thuyết là bảo chúng ta ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện, “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”, có phải dạy chúng ta sống trong thiện pháp không? Để chuyển cái ác pháp của chúng ta. Mà người sống trong thiện pháp, ngay hiện giờ chúng ta sống trong thiện pháp. Tương lai chúng ta có quả khổ nữa không?

Bởi vì do chúng ta làm thiện mà làm sao khổ? Chúng ta không ăn trộm, làm sao chúng bắt chúng ta. Phải không? Chúng ta không chửi người ta, người ta chửi người mình biết nhẫn thì làm sao mình khổ? Còn mình chửi lại thử coi, họ cũng chửi mình, họ đánh mình chớ. Mình đánh họ họ cũng biết đánh họ chớ. Phải không?

Như vậy chúng ta thấy nhân quả này. Bây giờ hai người đang chửi lộn, một người nói thôi bây giờ một người nói lạy Quan Âm phù hộ xuống đặng ngăn cản hai người này đi. Sự thật làm sao ngăn cản được khi mà cái ác pháp này nó đã chồng chất lên cái nhân quả của nó rồi thì không có Quan Âm nào mà đến để phù hộ được, bảo là ngưng được hết.

(50:46) Cho nên ở đây chúng ta hầu hết là những kinh Đại thừa nó cám dỗ chúng ta bằng những cái làm chúng ta rất thích, “Dù cho tạo tội hơn núi cả, Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng”, như vậy chúng ta tụng. Cho nên vì vậy mà cầu an chúng ta đem cái phẩm Phổ Môn chúng ta tụng chứ gì? Nghĩa là bây giờ chúng ta gặp hoặc gặp bị tù tội, hoặc là gặp tai nạn gì, hoặc là nước lửa thì chúng ta cứ niệm bỉ Quan Âm, tức là niệm Quan Thế Âm thì chúng ta sẽ thoát khổ, điều này không có. Chúng ta phải xác định được cái điều này.

Nhưng mà khi mà chúng ta tụng như vậy không có rồi, mà chúng ta chê nó là không có thì nó hăm dọa chúng ta như thế nào? Kinh nó hăm dọa chúng ta “đầu bể bảy miếng”, có không? Có trong kinh Pháp Hoa nó có hăm dọa chúng ta “đầu bể bảy miếng” không? Mà sao Thầy chê nó mà sao cái đầu Thầy không bể bảy miếng dùm làm phước? Có không? Không Thầy nói sự thật mà.

Bởi vì Thầy thà chết mà nói bằng sự thật, nó có quyền năng gì đi nữa, nó diệt Thầy được không? Thầy có tin đâu mà nó diệt. Nếu mà cái tưởng Thầy quá sợ thì nó bể đầu Thầy thiệt. Còn Thầy không có tưởng mà sợ nó thì nó không có bể đầu Thầy được. Thầy nói thật sự.

Kinh của Tổ viết điều kiện là các Tổ đều là Bà La Môn. Trong thời ở bên Ấn Độ mà. Đều là những vị Tổ Bà La Môn chứ đâu phải là ở Việt Nam chúng ta có mấy ông Tổ đó viết kinh đó ra đâu. Kinh Đại thừa toàn là bộ là ở bên đó chứ đâu phải.

Cho nên khi đó các Tổ đều là những vị Bà La Môn. Mà những vị Bà La Môn này tu không chứng thì ảnh hưởng của giáo pháp của Bà La Môn vẫn còn trong đầu của các vị, cái hiểu biết của các vị đó. Cho nên khi đó các vị theo đạo Phật nhưng mà các vị hoàn toàn các vị có nghĩ tưởng. Cái tư tưởng đó các vị hiểu cái câu kinh này qua cái tư tưởng của Bà La Môn viết ra cho chúng ta. Cho nên biến Phật giáo thành thứ khác. Đó là cái vô tình của các Tổ thôi.

(52:34) Còn những vị Tổ có cái mục đích là diệt Phật giáo. Tại sao nó không có mục đích diệt Phật giáo mà chế ra Bồ Tát Giới? Nói là Phật chế. Mà Phật lại cấm không cho học đọc kinh sách Nguyên thủy (tức là Tiểu thừa). Người nào mà học tu về kinh sách Nguyên thủy thì bị khinh cấu tội. Đọc lại Bồ Tát Giới quý vị có thấy không? Mà ba cái giới cấm chúng ta như vậy, chứ không phải là một giới đâu, ở trong Bồ Tát Giới, như vậy là có mưu đồ chớ, có thâm ý diệt Phật giáo chớ.

Phật giáo Nguyên thủy là cái gốc chứ gì? Phải không? Các vị thấy rõ không? Cho nên ở đây, các vị phải hiểu rằng, trong cái kinh sách Đại thừa, có cái mục đích của các Bà La Môn đã đưa vào diệt Phật giáo cho nên mới đẻ ra Bồ Tát Giới. Chứ còn Phật, không lẽ ông Phật ông chế ra Bồ Tát Giới ra ông biểu đừng có đọc kinh sách Nguyên thủy, đừng có đọc kinh sách mà nói rằng từ cái kinh sách này nó mới đẻ ra cái kinh sách Đại thừa. Thế mà không có cho chúng ta học tu kinh gốc, thì như vậy là sao? Chúng ta phải đặt câu hỏi chứ. Ai có thủ đoạn này? Ông Tổ nào có thủ đoạn?

Thật sự ra Thầy biết ông nào hết, bởi vì nếu không tu thì không biết đâu. Nhưng mà tu biết, biết thâm ý của những Bà La Môn đó. Cho nên đối với Thầy, là một tu sĩ Phật giáo thực sự là phải chỉnh đốn lại Phật giáo. Thà là Thầy chết nhưng chúng nói Thầy muôn đời không chết. Người ta ở trong Đại thừa, người ta sẽ chùa to Phật lớn, người ta phạm giới, phá giới, Thầy nói, người ta ghét Thầy người ta giết Thầy, nhưng mà tiếng nói Thầy làm sao mất? Ngàn đời không mất. Cho nên cái bộ sách Đường Về Xứ Phật của Thầy không bao giờ mất mấy con.

(54:04) Thầy biết rằng Thầy nói là nguy hiểm cho Thầy, nhưng mà Thầy là một người đâu có sợ chết. Bởi vì cái thân của Thầy Thầy coi nó như là, nó là cái thân bất tịnh, nó là duyên hợp, nó đâu có gì của Thầy đâu. Bỏ Thầy đâu có tiếc, nhưng nó vẫn sử dụng được, làm những cái điều tốt cho Phật giáo sau này.

Cho nên thẳng thắn mà nói, tuy rằng Phật giáo nó có khó thật, cái giới luật nó có nghiêm chỉnh thật. Nhưng nó giúp chúng ta thật sự có sự giải thoát. Chứ đâu phải bây giờ chúng ta theo tu hai ba chục năm, nhìn lại chúng ta làm chủ được những cái gì? Thực tế chúng ta không làm chủ được cái gì, mà xả ra thì tâm tham, sân, si chúng ta còn.

Bây giờ mấy con thấy không? Xét mình mình biết chứ, mình cũng từng tụng kinh niệm Phật, cũng từng hằng ngày hằng đêm lúc nào cũng tụng Bát Nhã: “Quán tự tại hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”. Có ai thoát khổ ách chưa mà hằng ngày tụng?

Tứ thời tụng niệm, lúc nào cũng tụng Tâm Kinh Bát Nhã. Có ai không chưa? Mà thân thì cứ đau, cứ bệnh, cứ nhức, nay thì cứ chuyện này mai thì chuyện khác xảy ra, như vậy nó có không chưa? Tại sao nói không mà lại không không? Như vậy là kinh này có nói láo không?

Vậy mà dám phỉ báng Phật pháp, nói là “vô, khổ, tập, diệt, đạo”. Chân lý của Phật không có? Có đúng không? Nói trí tuệ Bát Nhã là coi như không có gì có hết. Nhưng mà sự thật ra con người khổ là quá đúng là cái chân lý không ai có thể chối cãi, cãi là con người không khổ.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy