00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20030204 - PHÁP TU CỦA PHẬT - Ý NGHĨA QUY Y TAM BẢO

PHÁP TU CỦA PHẬT - Ý NGHĨA QUY Y TAM BẢO

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: M4Tet2003

Thời lượng: [01:34:39]

Tên cũ: 03-(M4Tet2003)-ThamVanNghiepTaiSanh-TinhThuc-PhapTuCuaPhat-NhanQua-LeQuyYTamBao

1- HÓA SANH

Trưởng lão: Cái trứng nó mới nở, mà nếu mà nó bị lạnh quá cái trứng đó cũng bị hư. Thì trong cái ống nghiệm nó cũng phải giữ cái nhiệt độ, cái nhiệt độ, ôn độ như thế nào để rồi những cái gen đó nó mới phát triển ra được, chứ còn không khéo thì nó cũng bị hoại diệt, đó là cách thức mà hiện giờ khoa học đã tiến triển, nó đã làm cho chúng ta thấy rõ ràng là chứng minh cụ thể trên vấn đề thai sanh và noãn sanh.

(00:24) Bây giờ hóa sanh thì các con hiểu như thế nào, quý vị hiểu như thế nào mà đức Phật đã nói có hóa sanh?

Hóa sanh không có nghĩa là như con sâu mà hóa thành con bướm, không phải. Ở đây hóa sanh là cái người đó có đủ năng lực, cái năng lực đó gọi là Bảy Giác Chi. Bảy cái trạng thái Bồ đề. Cái Trạch Pháp Giác Chi là cái hướng tâm của họ, họ muốn nhìn vào cái chỗ nào đó, thì cái đó nó sẽ tạo thành một cái gì, họ muốn là nó làm được. Cho nên, cái người mà hóa sanh là cái người phải có năng lực, cái năng lực hướng tâm.

Cũng như bây giờ họ muốn hóa sanh thì họ hướng trong không gian chúng ta tất cả các gen, nó đầy đủ tất cả các gen, nó hướng nó hợp các gen này lại trong một cái môi trường, cái độ ẩm là cái năng lực của cái tâm của họ, nó tạo thành cũng như trong ống nghiệm. Cho nên nó hợp lại rồi nó sanh ra ngay liền một con người hẳn hòi hoàn toàn, cũng y như con người chúng ta.

Nhưng mà cái người có năng lực như vậy là con người phải toàn thiện, con người phải ly dục ly ác pháp hoàn toàn thì mới có năng lực đó mà làm. Cho nên, khi mà chúng ta tu tập, chúng ta ly dục ly ác pháp thì Bảy Giác Chi nó xuất hiện, chứ không phải bảy pháp giác chi mà tu tập. Như chúng ta đầu tiên, chúng ta có Bảy Pháp Giác Chi tu tập, là chúng ta trạch ra. Cho nên Trạch Pháp Giác Chi nó đầu tiên là chúng ta nương vào đó mà chúng ta tác ý, chúng ta niệm cái câu đó ra, thì đó là Trạch Pháp Giác Chi.

Nhưng mà chúng ta tu đúng ở trên Tứ Niệm Xứ, thì Bảy Giác Chi xuất hiện thì Tinh Tấn Giác Chi xuất hiện trước, chớ không phải Trạch Pháp Giác Chi, mà chính Trạch Pháp Giác Chi là cái pháp hướng tâm cuối cùng, cái năng lực cuối cùng của nó gọi là Dục Như Ý Túc. Bởi vì trong Tứ Như Ý Túc có Dục Như Ý Túc, chúng ta muốn cái gì nó làm như thế nấy, đó là Trạch Pháp Giác Chi, tự nó trạch ra bằng cái năng lực của nó.

(02:09) Cho nên trên cái sự hóa sanh nó phải có cái năng lực đó, thì cái người đó mới hợp các gen mới hóa sanh được, vì vậy mà nó hợp trên không gian chúng ta đủ các duyên. Còn trái lại cái nhà khoa học thì họ không lấy từ ở trong không gian này các gen được (họ lấy được, nhưng mà họ không có cách, bây giờ nó chưa tới giai đoạn mà họ có thể lấy trong không gian các gen) mà bằng cách họ lấy cái tinh trùng của người nam và noãn châu của người nữ họ mới bỏ vào một cái ống nghiệm, để rồi từ đó nó mới tạo ra một cái con người.

Qua cái nhận xét qua được cái nhiệt độ, ôn độ của ở trong cái bào thai như thế nào để tạo thành con người thì ở trong ống nghiệm nó cũng giữ cái ôn độ đó, thì do đó nó tạo thành. Bây giờ trong cái ôn độ đó những cái gen này sẽ, cái nguyên tố này nó sẽ tạo thành con người, thì đó là nó phải giữ được cái ôn độ.

Còn cái này cái người hóa sanh, người ta cũng giữ cái ôn độ bằng cái năng lực của tâm người ta, cho nên nó đặc biệt mà nó rất tuyệt vời, vì vậy mà gọi là hóa sanh. Cho nên từ xưa đến giờ người ta không hiểu đức Phật hóa sanh như thế nào?

Không phải là biến hóa, mà để hợp các gen để trở thành một con người, nhưng con người đó là con người toàn thiện bởi vì cái người mà sanh nó ra là một bậc A La Hán rồi, một cái người vô lậu rồi, tâm họ ly dục ly ác pháp hoàn toàn, tức là toàn thiện, cho nên họ hợp lại với cái tinh thần toàn thiện đó thì con người đó sẽ sống với chúng ta không được. Nghĩa là con người đó có hóa sanh ra thì con người đó sống với chúng ta không được là tại vì con người chúng ta quá ác, lấn chiếm người ta hoài, và cái người toàn thiện bao giờ họ cũng nhẫn nhịn chúng ta, họ cũng lui thôi, họ không bao giờ chửi chúng ta lại.

Cũng như bây giờ, ví dụ như Thầy tu hành tới cái mức độ này, các con chửi Thầy, Thầy không giận, phải không? Nhưng bây giờ các con thấy cái chùa Thầy các con cứ lấn riết, lấn riết rồi chiếm luôn chùa Thầy thì Thầy cũng bỏ luôn mà đi, một mình Thầy bơ vơ sống không được. Và món ăn của Thầy, Thầy vừa dọn lên chưa ăn, các con nhảy lên các con lấy các con ăn đi thì Thầy cũng nhịn không có đòi hỏi, không có giựt trở lại, đó là người toàn thiện. Người ta nhẫn nhục, tùy thuận tất cả mọi cái, người ta an vui, vì vậy mà cái người toàn thiện thì sống với cái người chúng ta không được, bây giờ sống với con người chúng ta cũng không được.

2- NGHIỆP TÁI SANH

(04:27) Cho nên, hồi nãy Thầy có nói nếu có cái thế giới của chư Thiên, có thế giới của chư Phật mà con người chúng ta mà lên trên đó thì chúng ta sống với các người đó không được, là tại vì chúng ta sống cái kiểu mà chúng ta tham lam quá thì lên trên đó chúng ta ăn hiếp mấy người đó. Cho nên mấy người đó họ cũng không muốn cho chúng ta lên đâu. Buộc lòng như vậy, bởi vì cái tâm của chúng ta chưa có chuẩn bị cho mình những cái tốt, thì mình lên đó làm sao được, bằng chứng là chúng ta phải ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện. Chúng ta sống toàn thiện thì bây giờ chúng ta không muốn họ cũng rước chúng ta về trên.

Đó là đặt vấn đề có, nhưng mà sự thật là không có. Mà ngay cái trạng thái của chúng ta. Mà cái trạng thái của chúng ta nó được thanh thản, an lạc, vô sự đó là Niết bàn, đó là cái trạng thái giải thoát, vì vậy mà cái từ trường đó vẫn là từ trường giải thoát. Cho nên chúng ta khi mà không tu thì chúng ta có cái nghiệp lực, cái nghiệp lực thiện ác mà tái sanh luân hồi chứ không phải linh hồn, mà khi tu thì chúng ta có cái nghiệp, cái nghiệp không tham, sân, si.

Hằng ngày Thầy tác ý như thế này: “Tâm như cục đất không có tham sân si”, không ngờ nó trở thành cái nghiệp không tham, sân, si, cái tác ý này nó mới trở thành cái nghiệp không tham, sân, si, cái lực của nó. Cho nên cuối cùng Thầy còn được cái này, cái Thầy chết Thầy, một người tu rồi chết nó cũng, ngũ uẩn này nó cũng không còn một cái vật gì nữa hết, mà nó còn cái nghiệp của nó, là cái sức tác ý của nó, tâm không có tham, sân, si.

Nhưng mà tới chừng mà tác ý đến cái mức mà tham, sân, si nó không còn thì cái lực này nó lại là cái lực không tham, sân, si. Gọi là nghiệp không tham, sân, si. Còn cái nghiệp tham, sân, si nó luôn luôn tái sanh luân hồi; còn cái nghiệp mà không tham, sân, si luôn luôn nó vĩnh viễn nó chấm dứt luôn cả không còn luân hồi, bởi vì nó không tham, sân, si nó không còn luân hồi nữa.

Cho nên cái người tu hỏi nó còn cái gì? Nghĩa là bây giờ mình tu mà ngũ uẩn mình cũng hoại diệt mất hết, thì cái người không tu cũng mất hết thì vậy tu để làm gì?

(06:12) Rõ ràng là cái người không tu thì còn cái nghiệp tham, sân, si đi tái sanh luân hồi; mà cái người người tu thì phải còn cái nghiệp không tham, sân, si. Cho nên đức Phật ví dụ: Một cái cây kia mới mọc lên thì vỏ và giác, nó đâu có cái lõi phải không? Nhưng mà quá trình thời gian của nó lớn lên thì nó sẽ có lõi. Chúng ta cũng như cái cây mới mọc mà không tu tập thì cái cây của chúng ta không bao giờ có lõi, mà chúng ta do cái tu tập chúng ta mới có lõi, phải không?

Do như vậy đức Phật đem ví dụ chúng ta như một cái cây. Thì cái người hỏi khi mình tu rồi mình còn cái gì? Thì đức Phật lấy ví dụ, khi một cái cây vạc bỏ vỏ, bỏ giác thì còn có lõi chứ, nhưng mà cái lõi đó nó không phải tự có ở từ cái cây mới mọc lên đâu.

Cho nên, chúng ta nói có Phật tánh, người nào sanh ra cũng có Phật tánh, thực sự đây là không hiểu, nó đâu có. Nó bất tịnh, nó ô nhiễm. Cái tâm của chúng ta bây giờ do tham, sân, si là ô nhiễm, bất tịnh, nó đâu có thanh tịnh sẵn đâu.

Cho nên, một đứa bé nó sanh ra, ví dụ như ông Khổng Tử nói: “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Ông ta nói sai! Tại sao sai? - Tại vì một đứa bé sanh ra nó có mang theo cái tham, sân, si của nó dữ lắm. Thật sự ra một đứa bé, ai dạy nó sân? Thế mà nó khát sữa nó đòi, nó làm dữ lắm. Có sân không? - Chúng ta thấy rõ ràng nó đâu có thiện đâu, rõ ràng mình đang ở trong ác pháp chớ, nó rõ ràng. Như vậy rõ ràng chúng ta thấy mặc dù là đức Thánh Khổng Tử là một vị Thánh có cái nói đúng, có cái nói sai, chứ không phải là đúng hết.

Còn đức Phật xác định rất đúng, rất đúng là cái chỗ là cái duyên, cái nhân của chúng ta tham, sân, si cho nên tái sanh, thì lúc bấy giờ đứa bé vừa sanh ra chúng ta đã thấy cái tướng của nó rồi. Nó khóc thét lên, rõ ràng là nó đang tức giận, bởi vì nó phải chui qua một cái ngõ quá chật, quá đau, cho nên nó phải tức, nó phải khóc chứ.

Mà nếu nó không khóc thì người ta cũng phải móc miệng cho nó khóc nữa, tại sao vậy? - Tại vì, nếu mà không làm cho nó đau thì nó không có khóc, còn làm cho nó đau thì nó khóc. Vì vậy mà người ta phải tìm mọi cách để cho nó sống lại với cái nghiệp của nó, chứ không khéo thì nó phải chết, phải không? Bởi vì nếu mà sanh đứa trẻ ra mà nó không khóc là đứa nhỏ này sắp chết. Cho nên, do như vậy chúng ta đã thấy rằng phải tạo cho nó sống lại cái nhân quả của nó.

3- BỐN GIAI ĐOẠN TỈNH THỨC

(08:30) Còn hồi nãy Chân Giác hỏi Thầy: “Tại sao người tu theo đạo Phật mà cái người không tu là vào bào thai thì không biết?”.

Bởi vì ngay từ cái chỗ hành, vô minh sanh hành, hành sanh thức. Cái thức này do huân cái nghiệp như thế nào mà cái thức này ngay đó biết liền?

Có bốn giai đoạn tập tỉnh thức của Đạo Phật:

Khi chúng ta còn mang cái thân này, chúng ta đã tập tỉnh thức, cho nên cái hành động mà chúng ta tập tỉnh thức nó vẫn thải ra cái nghiệp của chúng ta, theo cái nghiệp của chúng ta. Hằng ngày chúng ta tập tỉnh thức mà, “Tôi đi tôi biết tôi đi” nè, “Hởi thở, biết hơi thở ra vô” nè, thì cái sức này nó luôn luôn thải ra theo cái nghiệp của chúng ta. Cho nên khi mà cái nghiệp mà luân hồi của chúng ta nó còn, tức là cái nghiệp tham, sân, si của chúng ta còn chứ chưa hoàn toàn nhưng mà chúng ta có cái sức tỉnh thức, phải không? Cái sức tỉnh thức đó nó cũng tiếp tục với cái nhân, những cái từ trường của tham, sân, si của chúng ta mà thải ra.

Cho nên khi mà vào bào thai này thì đứa bé này nó tập tỉnh thức có một mức độ nào đó thôi, cho nên nó vào bào thai nó biết. Bởi vì cái từ trường nó đi vào tiếp duyên với cái bào thai của mẹ nó, thì ngay đó là khi cái thức này nó vừa, chúng ta tập tỉnh thức chứ gì. Phải không? Bây giờ cái thân chúng ta vừa bỏ thì cái từ trường của chúng ta nó tiếp nhận với cái hành của vô minh của người cha của nó, thì nó nó biết ngay liền là cái thức của nó vừa bỏ xuống, thì nó vừa mất cái này thì nó biết cái từ trường nó đang tiếp nhận vào cái gia đình nào nó biết rồi. Thì khi mà mất cái biết ở đây rồi thì nó hết biết rồi.

(10:11) Bây giờ một cái người nằm ở trên giường bệnh, thì nó sẽ thực hiện qua cái gì mà để nó biết? - Nó qua cái giấc mộng của nó, thí dụ như nó, chứ không phải là hoàn toàn nó không giấc mộng. Bây giờ cái người mà nằm, cái người mà chết có người nằm mộng, thấy những cái ác mộng, họ sợ hãi, rồi họ la họ mới chết, còn có người, bởi vì đó là gọi là cận tử nghiệp, cái nghiệp cận tử của nó.

Bây giờ cái người này họ đang sắp sửa chết, họ đang nằm ở trên cái mê muội hoàn toàn, nhưng mà không ngờ cái mê muội là giấc mộng của họ. Họ thấy như thế nào? – Họ thấy như, trong khi đó cái tưởng nó hoạt động, họ thấy họ đi vào trong cái nhà đó, rồi họ vào trong cái bụng mẹ họ. Thì cái thức của họ, họ còn đang sống ở trên cái thân của họ còn đang sống, nhưng mà khi mà họ nhập vào cái họ mất, họ mất là cái họ chết. Là tại vì họ thấy cái từ trường của họ qua cái tưởng của họ, nó thực hiện qua cái biết của họ để đi vào trong cái này.

Thì bởi vì họ còn sống, họ còn sống nằm trên giường bệnh là cái tưởng họ còn hoạt động, các con có hiểu không? Cho nên khi đó cái tưởng nó thấy cái nghiệp của nó, tức là cái hành động mà nó thải ra cái từ trường đó, thì nó thấy khi mà nó còn sống thì nó thấy cái từ trường đó, nó thấy những cái từ trường của nó thấy như là nó. Bởi vì cái tưởng nó làm như là nó.

Cho nên khi đó nó vào trong bụng mẹ thì nó không còn biết nữa, là ở bên đây nó chết rồi. Chứ không phải là có linh hồn đi vào bụng mẹ, mà cái thức của người còn sống này nó đang ở trong cái mộng, cái giấc mộng. Cho nên cái tưởng uẩn của nó hoạt động thành cái giấc mộng đó, cho nên nó ở trong cái giấc mộng đó nó thấy là nó đi vào cái gia đình đó, rồi nó chui vào cái bụng mẹ của cái người đàn bà đó thì tới đó cái nó mất, nó không còn biết nữa. Tức là nó thành cái bào thai, tức là nó chuyển qua cái thức mới khác của nó, nó không biết nữa rồi.

Tức là nó tu có tỉnh thức ở trong khi nó còn sống, còn khi mà nó vào cái thân khác, nó không biết nữa rồi. Tức là cái thức mới rồi, chứ không phải là cái thức cũ. Còn cái thức cũ là cái tưởng của nó, các con hiểu không? Nó tưởng nó, giấc mộng mà, nó thấy như nó đi đầu thai, các con hiểu không? Các con hiểu cái chỗ này chưa?

(12:19) Cái chỗ này rất là khéo léo, rất là thiện xảo lắm. Bây giờ một cái người bệnh sắp sửa chết thì nó thực hiện qua cái giấc mộng, gọi là cái cận tử nghiệp của nó. Bây giờ nó mới thấy rằng khi đó thấy rằng nó đang nằm mộng như vậy, nó thấy rằng nó đi vào.

Cũng như nó nằm mộng, nó thấy người ta dí nó chạy, nó chạy nó trốn, trốn trong cái đám cỏ. Nó ngỡ rằng, trong cái giấc mộng nó ngỡ rằng nó chui trong cái đám rừng. Không ngờ nó sanh làm một con kiến, mà nó, tức là nó vào cái bào thai của con kiến nó sanh ra con kiến biết không? Nó thấy nó chui vào trong cái đám rừng, không ngờ là cái đám cỏ mà ở trong cái giấc mộng nó thấy đám rừng, phải không? Nhưng mà khi cái người này chết rồi thì sanh làm con kiến, và vì nó chui vào đám cỏ, trong đám cỏ nó có một bầy kiến ở trong đó. Nó vào cái bào thai của con kiến, vì vậy mà nó sanh ra nó làm con kiến con.

Mà trong khi nó là con người, nó đang nằm, rồi nó mộng nó thấy người ta dí nó sợ quá, nó chạy, nó chui trong cái đám rừng nó trốn. Nhưng mà không ngờ, nó chui trong đám rừng là nó chui trong đám cỏ. Bởi vì cái tưởng thì nó thấy nó là đám rừng, nhưng mà sự thật là đám cỏ. Do đó, trong đám cỏ thì nó có một bầy kiến trong đó. Không ngờ rằng nó chui vào đám rừng nó vô trong đó thành một con kiến và nó trở thành một con kiến con, mà nó không ngờ khi đó cái thân này nó bỏ là nó trở thành cái bào thai của con kiến ở trong này rồi.

Còn chúng ta thấy cái đầu tiên mà Thầy trả lời để cho mấy con biết rằng cái giai đoạn mà tỉnh thức thứ nhất là nhập vào bào thai, tôi còn biết tôi vào bào thai. Và lúc bây giờ cái gì biết tôi vào bào thai? - Đâu phải là một cái ý thức mình biết đâu. Nó mất đi, nó thực hiện qua giấc mộng, cho nên cái tưởng thức nó mới thấy, nó mới thấy nó đi vào cái bào thai nó vào cái bụng mẹ của một cái người đàn bà nào đó, nó vào cái bụng mẹ.

Cho nên đức Phật diễn tả thế này, hầu hết là không có ai hiểu, chỉ có người tu nhập định người ta mới thấy được cái điều này rất rõ. Cho nên vì vậy đó khi đó nó ở trong cái giấc mộng, nó mới thấy cái biết của người này, họ sắp sửa chết chứ chưa chết, cho nên cái tưởng nó hoạt động. Khi mà nó vào bào thai thì nó chết, nó chết thì cái tưởng nó cũng ngưng hoạt động luôn, nó cũng hoại diệt luôn, cho nên nó mất, hết biết rồi. Tức là nó chuyển qua một cái thân khác rồi, thì do đó nó không còn biết nữa.

(14:33) Bây giờ cái người còn sống như chúng ta tu tới giai đoạn tỉnh thức thứ hai. Thì bắt đầu bây giờ nó vào bào thai, tức là nó ở trong cái giấc mộng nó thấy nó vô đây rồi, rồi bắt đầu nó vô đó nó còn biết. Khi nó mất cái thân này thì cái thức mới nó còn biết, chứ không phải cái thức cũ nó biết nữa. Cái thức của ngũ uẩn mà cái thức của người chết này nó hoàn toàn nó mất, phải không? Bây giờ nó còn biết ở trong bụng mẹ. Tức là nó còn nằm trong bụng mẹ thì nó biết nó nằm trong bụng mẹ thì cái thức đó nó biết. Thì cái thức này là thức mới, là do cái sức tỉnh thức chúng ta tu, cho nên nó đi qua bên đây nó còn biết. Còn cái sức tỉnh thức của chúng ta mới có giai đoạn một thì chúng ta chỉ biết chúng ta vào bào thai mà thôi.

Cho nên Chơn Giác lúc nãy hỏi, con nhớ không? Mình vào bào thai mình còn biết, sau khi vô bụng mẹ rồi thì hết biết, là nó qua cái tưởng thức mới của chúng ta ở trong cái thai nhi, chúng ta không biết, cái thức đó nó còn nằm đó chứ nó không biết, nó không còn biết nữa. Bởi vì vô minh sinh hành, hành sinh thức nó mới có cái thức mới này. Nhưng mà cái thức mới này do cái sức công phu mà chúng ta tu tập sức tỉnh chúng ta thải từ trường ở trong không gian để mà tương ưng sanh làm một đứa trẻ thứ hai thì cái sức tỉnh thức nó mới chỉ biết nó vào thai mẹ thôi, chứ nó không hơn nữa.

Bây giờ chúng ta tu tới giai đoạn thứ hai, tỉnh thức thứ hai thì vào thai mẹ chúng ta lại biết. Nghĩa là nằm đó, nằm đó cho đến khi mà bà mẹ sắp sửa sanh ra thì chúng ta không biết, mất cái sức, sức tỉnh thức nó mất rồi, nó không biết. Khi mà đau đớn quá cái chúng ta mất biết rồi.

Cũng như bây giờ chúng ta thấy chúng ta mạnh khỏe chúng ta còn tỉnh, nhưng mà khi đau đớn quá rồi chúng ta mất tỉnh rồi, tức là mất biết rồi, có phải đúng không? Lúc bấy giờ chúng ta không còn biết nữa, do đó cái đứa bé sắp sửa bà mẹ sanh ra nó không biết, mà hồi nó ở trong bụng mẹ nó còn biết, tôi đang nằm trong bụng mẹ nó biết, nó biết rất rõ, phải không?

(16:14) Rồi bắt đầu bây giờ mình tu lên cái tầng thứ ba, mình tu lên tầng thứ ba. Thì lúc bà mẹ sinh ra nó đau đớn lắm, lúc bấy giờ mình cũng biết đau, biết đớn, biết đủ thứ hết, biết rõ ràng. Rồi ngay cái đầu mà sanh ra thì mình cũng biết đau đầu nhưng mà khi lọt lòng nó quên hết, nó không còn nhớ hồi đó mình là ai, ai đây? Mình không nhớ được, không có nhớ, các con hiểu chưa?

(16:36) Cho nên đến cái giai đoạn thứ tư, lúc bây giờ khi mà chúng ta tu tới sức tỉnh thức thứ tư. Thì khi mà chúng ta sanh ra thì chúng ta còn nhớ lại hồi đó mình ở làng nào, xã nào, con ông gì, tên gì, bà gì, nó ở xứ nào, tên gì …​ nó biết sạch hết. Cho nên, có nhiều đứa trẻ mà sanh ra nó biết nhà, biết làng, biết xã nó đó. Đó là cái sức tỉnh thức của nó tới thứ tư rồi.

Đức Phật, ở trong kinh điển của Phật dạy cho chúng ta bốn cái giai đoạn tập tỉnh thức lận mà. Cho nên các con thấy nếu một cái đứa bé mà sanh ra nó biết cha mẹ nó đời trước ai là ai, ở trên xứ nào, làng nào thì đứa bé thật là kỳ lạ thiệt chứ. Nhưng mà thật sự ra cái sức tỉnh thức của nó chứ gì. Cho nên các ông Lạt Ma hầu hết là tu vào cái sức tỉnh thức này.

Cho nên có nhiều ông Lạt Ma sinh ra biết được chuyện đời trước của mình chứ gì? Các con có nghe đọc sách của Tây Tạng chưa? Đó là những cái điều kiện mà giáo lý của nhà Phật đã xác định điều đó. Nhưng chúng ta tỉnh thức chưa phải là để mà giải thoát. Cho nên mấy ông Lạt Ma chưa giải thoát, có thần thông thật nhưng mà chưa giải thoát. Do Mật Tông mà luyện thần thông tưởng, cho nên nó có những cái đặc biệt nhưng cái đặc biệt đó chưa có thể giải quyết được sanh tử luân hồi, các con hiểu điều đó chưa? Thấy chưa? Nó rõ ràng cụ thể. Cho nên nó có bốn giai đoạn tỉnh thức chứ không phải một giai đoạn đâu.

Mình tập cái pháp gì, tỉnh thức đến mức độ nào, tập tỉnh thức gì? Đến mức độ nào? Thầy nói bây giờ cái phương pháp nội chúng ta đi kinh hành không, chúng ta cũng tập từng cái giai đoạn tỉnh thức của nó, các con hiểu không? Bây giờ đi kinh hành như thế này: “Tôi đi tôi biết tôi đi”, thì chân các con bước đi, bước đi thì các con biết tổng quát của các bước chân. Trong đó những cái hành động của cái bước chân đó các con có biết chi li ở trong đó không? - Chưa biết! Cho nên nó chưa kỹ, thì cái tỉnh thức đó nó chưa phải là giai đoạn 3, giai đoạn 4 đó được.

(18:15) Cho nên khi mà tập Thân Hành Niệm, Thầy nói như thế này nè, các con thấy nó rất rõ ràng cụ thể. Khi mà tập Thân Hành Niệm, tức là đức Phật dạy Thân Hành Niệm, tu phải biết trong cái những cái hành động của mình chứ gì? Thì bắt đầu bây giờ cái chân, thí dụ như đây là cái chân trái, đây là cái chân mặt này. Thầy bảo: “Chân trái bước!”, thì lúc bấy giờ Thầy mới chú ý trên cái chân của Thầy, thì Thầy thấy, Thầy bảo: “Nhón gót lên!” thì cái chân Thầy nó nhón cái gót lên, chứ nó đâu có đưa cái như vầy. Thì nếu nó đưa cái vầy là nó có “Nhón gót lên” rồi nó “Đưa tới”, …​ nó nhiều cái hành động trong này trong một cái bước đi của nó, mà mình chỉ biết bước không thì đó là mới giai đoạn tỉnh thức thứ nhất. Các con hiểu điều đó chưa?

Bây giờ cái giai đoạn thứ hai, thứ ba của nó, nó phải tu tập như thế này. Thì bây giờ cái giai đoạn mà để tỉnh thức thật cho thật sự tỉnh thức thì bây giờ “Chân trái bước” thì cái chân trái nó phải dở cái hành động của nó “Đưa cái gót lên”, rồi nó mới “Đưa cái chân lên”, đó là hai hành động của nó trong một cái bước đi hai hành động. Bây giờ nó “Đưa cái chân tới” là một cái hành động nó đưa chân tới rồi, rồi nó “Để cái chân nó xuống”, rồi nó “Hạ gót xuống” thì nó mới được gọi là cái bước chớ.

Còn mấy con nói bước là mấy con chỉ biết tổng quát thôi thì như vậy sức tỉnh thức của mấy con có đầy đủ không? Có trọn không? Như vậy là mấy con bảo mà tôi sinh ra tôi phải biết nhiều đời nhiều kiếp, tôi chắc chắn tôi sinh ra tôi biết đời trước tôi là ai thì cái chắc chắn là sức tỉnh thức của mấy con có không? - Đâu có!

Mà cái sức tỉnh thức đó tu để làm gì? Các con biết nó thải ra không gian này nè, bởi vì mỗi hành động của chúng ta đều là lưu lại trong không gian hết chứ. Nó mới tương ưng, nó mới đi tái sanh chứ, chứ đâu phải linh hồn chúng ta tái sanh.

Cho nên mấy con ví dụ bây giờ mấy con nè, mấy con học giỏi Sinh ngữ, học Toán giỏi này, thì nó đâu mất của mấy con đâu. Những cái từ trường học giỏi của mấy con nó sẽ thải ra, cho nên các con thấy đời nay các con dốt, các con ráng học, đời sau các con thông minh là do mấy con đã học rồi. Thì cái đó, cái mà mấy con học tức là cái hành động của mấy con làm đó, nó sẽ thành cái từ trường của mấy con chứ, nó làm sao mất. Nó tái sanh nó phải đi theo cái đó của nó chớ, cho nên cái sức tỉnh thức nó cũng đi theo nó đó chứ, mặc dù nó qua một cái thân mới, một cái thức mới, nhưng mà cái sức tỉnh thức đó nó phải còn chứ nó đâu mất được. Nó phải theo mấy con chứ! Dù một ngàn lần cái thức mới của mấy con nó vẫn mang theo chứ, nó đâu mất.

(20:23) Cho nên trên cái sự tu tập của Phật phải hiểu rõ, rất rõ, là chỉ có những người mà người ta nhập được các định, người ta mới quan sát được tất cả những sự kiện xảy ra. Ngồi đây mà người ta dùng cái Thiên Nhãn Minh, tức là cái trí tuệ Tam Minh người ta quan sát vũ trụ, mà vũ trụ là vô cùng, vô tận. Nhưng mà người ta ở đây, người ta ngồi đây người ta nhìn như mình nhìn chỉ ở trong lòng bàn tay, thấy trước mặt của mình mọi vật.

Thì các con thấy người ta tu hành người ta rất vất vả cực khổ, người ta ăn ngày một bữa, người ta sống đâu có phải như ngoài đời đâu. Người ta sống một mình mà đền đáp lại cái công lao tu tập của người ta bằng cách mà người ta tu đến cái mức độ mà người ta ngồi quan sát vũ trụ, người ta biết được tất cả những cái hành tinh ở trên không gian này là như thế nào người ta biết được, đâu phải người tu, người ta chỉ có biết tu mà thôi đâu.

Khi tu rồi người ta quan sát rất kỹ, người ta nhìn thấy cái con người nó đủ cái phước duyên như thế nào người ta biết được từng cái duyên phước của chúng sanh nữa. Bởi vậy người ta tu người ta thấy nó cực khổ mà nó không có phí, nó hạnh phúc vô cùng lận, người ta biết được, còn bao nhiêu người quá vô minh không hiểu được.

Cho nên Thầy khuyên mấy con bỏ hết đi mà tu đi, rồi sẽ thấy được tuyệt vời, chứ đừng có tu danh, tu lợi, tu ăn, tu uống này, ngàn đời mấy con không có làm gì được đâu, cũng như người thế tục, nó đau khổ nó vẫn đau khổ, nó không bao giờ nó thoát. Phải nỗ lực tu như vậy!

Cho nên ở đây do Chơn Giác hỏi Thầy phải giải thích cho mấy con nghe nó có bốn giai đoạn tỉnh thức mà như trong kinh đức Phật đã dạy. Và những người tu sĩ mà đã tập tu thiền định thì nó ở trong tầm vóc tỉnh thức nào, nó ức chế nó lọt vào cái định nào, đều là có xác định rất rõ ràng.

Một người tu rồi thì người ta nhìn lại người ta biết được từng cái cấp độ tu tập, cái sai, cái đúng người ta biết. Còn mình chưa tu chưa tới mình không biết nhập cái định này là cái định gì, nó như thế nào, sao mình chưa hiểu. Nhưng mà cái người tu người ta sống ở trên cao người ta nhìn xuống ở dưới những cái thấp người ta thấy rõ ràng là ngoại đạo nó chưa có giải thoát được gì. Và tu cái đó là nó sẽ đi vào cái chỗ nào người ta biết liền. Còn mình chưa có tới thì mình ngơ ngác mình không hiểu. Do đó mình đọc lại kinh sách mình không giải nổi những cái danh từ mà Phật đã nói ra, Phật đã dạy mà mình không có hiểu.

4- TỨ NIỆM XỨ VÀ BẢY GIÁC CHI

(22:32) Như hồi đầu tiên mấy con vào đây Thầy nhắc cho mấy con biết, cái danh từ “ức chế” và danh từ “chế ngự” thôi, để chúng ta tu tập chúng ta thường thường là chế ngự cái tâm của mình chứ không được ức chế tâm mình, đó là những cái mà Thầy nói để cho nó thấu rõ được nghĩa lý, để mà thông suốt được cái đường tu tập của chúng ta để mà chúng ta tu tập đừng có sai.

Đó hôm nay thì Chơn Giác hỏi, như vậy rõ ràng là Thầy đã giải thích cho mấy con hiểu, cho nó rất rõ về cái vấn đề mà tỉnh thức. Tại sao lại có như vậy? Rồi tại sao mà họ lại đặt ra linh hồn đi vào như vậy? Cái việc này là việc sai không hiểu rõ, mà nói ra cái tưởng của mình thôi. Cho nên các nhà Đại Thừa, họ thường hay xây dựng cái thần thức, chúng ta có cái thần thức. Cái thần thức đó phải 49 ngày mới đi đầu thai, cho nên phải tụng niệm, cúng bái để mà cầu siêu cho linh hồn. Thực sự ra là cái ảo, không có thật.

Bởi vì nhân quả nó luôn luôn, nó không có thời gian đâu mấy con, cái nhân quả nó luôn luôn nó không có thời gian. Chúng ta bỏ thân này thì nó có thân khác để tiếp tục cái nhân quả đó. Còn bây giờ 49 ngày thì cái nhân quả nó ở chỗ nào? Phải không? Nếu mà có linh hồn thì 49 ngày cái nhân quả nó ở đâu!? Nhân quả nó đâu có bao giờ nó có kẻ hở.

Cho nên, chúng ta nhìn suốt cái nhân quả thì con người chúng ta từ khi mà sanh ra cho đến khi nhiều đời nhiều kiếp vẫn ở trong một cái nhân quả chứ không phải hai nhân quả. Chúng ta thấy mình có thân này, thân nọ, thân kia đủ thứ chứ nó chỉ có một cái luật nhân quả của nó mà thôi. Nghĩa là làm ác thì nó cứ tăng lên cái khổ của chúng ta, mà làm thiện thì nó giảm xuống, nó làm cho chúng ta hạnh phúc an vui thôi. Nó như vậy thôi chứ không có gì, cho nên thiện với ác thôi.

Chúng ta muốn thoát nó ra thì chúng ta phải sống toàn thiện. Toàn thiện thì nó không còn ác nữa thì chúng ta mới gọi là Niết Bàn. Mà còn một chút xíu ác vậy thì chúng ta không thể gọi là Niết Bàn được. Cho nên chúng ta ly dục mà dục nó còn một chút xíu vầy thì Bảy Giác Chi nó không xuất hiện, cho nên chúng ta không nhập định được.

Cho nên những người tu thiền mà nói rằng không có thực hiện được Bảy Giác Chi thì cái người này tu thiền chỉ là ức chế tâm chúng ta thôi chứ không bao giờ mà có thiền định được. Bởi vì Bảy Giác Chi là bảy cái năng lực Bồ đề, bảy cái năng lực giải thoát, nó làm cho chúng ta làm chủ được tất cả mọi cái, chứ không phải là pháp Bảy Giác Chi, mà đây là năng lực của Bảy Giác Chi. Các con hiểu không?

(24:41) Mà từ cái pháp nào sinh ra? – Từ cái pháp Tứ Niệm Xứ, Tứ Niệm xứ, tu tập Tứ Niệm Xứ mà nó sanh ra cái Bảy Giác Chi. Tại vì trên Tứ Niệm Xứ mà khắc phục tham ưu, không còn tham ưu ở trên Tứ Niệm Xứ nữa, tức là thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta không có tham ưu nữa, không có đau khổ nữa, không có ác pháp ở trên đó nữa thì Bảy Giác Chi nó sẽ xuất hiện, cho nên nó hoàn toàn nó ly dục ly ác pháp rồi.

Nó phải rõ được cái Đạo Phật, cho nên từ Tứ Niệm Xứ nó mới bảy cái năng lực giác chi này nó mới xuất hiện. Còn chúng ta có cái pháp tu Bảy Giác Chi, nhưng mà không phải pháp tu Bảy Giác Chi đó để mà thực hiện bảy cái năng lực của Bảy Giác Chi mà chỉ có Tứ Niệm Xứ mà thôi. Bảy Giác Chi đó, chỉ thực hiện bảy cái pháp mà Bảy Giác Chi đó, chỉ thực hiện trên Tứ Niệm Xứ.

Bây giờ Trạch Pháp Giác Chi, phải tác ý ra một cái câu gì đó. Bây giờ cái tâm của Thầy nó đang ở tâm tham hay là tâm sân hoặc là cái thân của Thầy nó đang ở ác pháp, nó đang bị đau, bị nhức Thầy phải trạch cái câu tác ý như thế nào để cho nó đúng cái pháp đó thì tức là Trạch Pháp Giác Chi chọn lựa ra cái pháp, chọn lựa cái câu tác ý ra. Bây giờ cái tay của Thầy đau thì Thầy nói: “Thọ là vô thường”, tức là tác ý rồi chứ gì, “cái thân này không còn đau nữa” hay là “Tay này không còn được đau nữa”, do đó thì Thầy bắt đầu tác ý rồi, tức là Thầy trạch ra cho nó đúng. Bây giờ Thầy đau cái tay mà Thầy nói cái đầu nó có đúng không!? - Không đúng!

Cho nên phải nói cái tay, tác ý cái tay rồi bắt đầu bây giờ mới dùng cái pháp của Phật, dùng cái Định Niệm Hơi Thở của Phật mà an trú cho nó để cho nó hết đau. Cho nên bây giờ Thầy mới tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, thì lúc bấy giờ cái tâm chúng ta nương vào hơi thở nhưng mà tác ý an tịnh để làm cho cái thân chúng ta an, thì cái đau này chúng ta thấy không có đau nữa. Sau thời gian 1 giờ chúng ta xả ra thì cái mụt nhọt này sẽ tan đi, nó không còn có sưng lên nữa, nó không còn ban đỏ nữa, nó không còn làm mủ nữa. Do đó rõ ràng là nó có sức đề kháng của nó nhưng mà khi tâm chúng ta được an trú trong sự an ổn. Còn tâm chúng ta cứ chú ý chỗ đau thì nó không hết đâu.

(26:45) Đó là cái phương pháp của Phật nó như vậy mà, nó rõ ràng là chúng ta đẩy lui được. Như vậy là trên Tứ Niệm Xứ trên thân quán thân để mà khắc phục tham ưu, thì nó phải bằng phương pháp này, thì chúng ta sẽ khắc phục được tham ưu. Mà khắc phục được tham ưu nó không còn xảy ra nữa thì Bảy Giác Chi nó mới xuất hiện ra, chứ nó còn một chút xíu này thì nó không xuất hiện đâu, đó là năng lực của Bảy Giác Chi.

Còn cái pháp Bảy Giác Chi mà chúng ta trạch ra hồi nãy đó, một câu, gọi là Trạch Pháp Giác Chi. Chúng ta phải hiểu về Trạch Pháp Giác Chi, pháp thì có pháp giác chi và năng lực của Bảy Giác Chi. Do chúng ta tu Tứ Niệm Xứ và trên Tứ Niệm Xứ mà tu tập thì nó có pháp Bảy Giác Chi, nhưng mà cái năng lực của Bảy Giác Chi nó phải xuất hiện ở trên Tứ Niệm Xứ, chứ không phải xuất hiện ở trong cái pháp Bảy Giác Chi. Bây giờ các con hiểu được cái pháp Bảy Giác Chi và cái năng lực của Bảy Giác Chi chưa?

Cho nên một người tu Thân Hành Niệm họ đi như thế này, mọi bước đi rất kỹ như thế này, Bảy Giác Chi xuất hiện, cái Tinh Tấn Giác Chi nó xuất hiện, nó có cái lực đẩy cái chân họ. Họ dở chân lên thì nó đẩy lên, họ để chân xuống thì nó hút xuống, đưa tới thì nó đưa tới, …​ nó có Bảy Giác Chi. Rồi cái Khinh An Giác Chi, cái Hỷ Giác Chi, cái Niệm Giác Chi, cái Định Giác Chi nó sẽ xuất hiện, cho đến cái Xả Giác Chi, hoàn toàn nó xả sạch hết, thì cái tâm mình ly dục ly ác pháp thì cái Trạch Pháp Giác Chi nó mới xuất hiện.

Lúc bây giờ chúng ta chỉ cần hướng tâm đến đâu thì nó làm đến đó, chứ không phải là muốn nhập định, mà chúng ta không có cái này mà nhập được. Bởi vì ý thức của chúng ta mà diệt tầm tứ thì ý thức chúng ta phải ngưng, sáu căn chúng ta phải ngưng hoạt động. Cho nên chúng ta mới dùng cái Trạch Pháp Giác Chi đó, tức là Bảy Giác Chi trong đó có Trạch Pháp Giác Chi, chúng ta hướng tâm đến tịnh chỉ tầm tứ hoặc là diệt tầm tứ thì ngay đó sáu căn chúng ta ngưng hoạt động liền tức khắc. Nó diệt liền, cho nên chúng ta mới vào được Nhị Thiền, chứ đâu phải ai muốn vào Nhị Thiền là vào.

Cho nên khi chúng ta phải tu Tứ Niệm Xứ cho sung mãn rồi, có Bảy Giác Chi rồi thì mới nhập được Nhị Thiền chứ không phải dễ, là tại vì chúng ta có đủ cái năng lực đó chúng ta mới nhập được nó, không có đủ năng lực của Bảy Giác Chi thì không nhập được.

(28:41) Cho nên, chúng ta tu làm sao để có Bảy Giác Chi, bảy năng lực giác chi. Bởi vì Bảy Năng Lực Giác chi có nghĩa là Bồ đề, mà Bồ đề là giải thoát. Bảy cái trạng thái giải thoát của người ta, bảy cái năng lực của người ta, đâu có phải thường, chứ đâu phải bảy pháp. Nếu bảy pháp thì chúng ta tu đâu có gì năng lực đâu mà gọi là Bồ đề. Chúng ta tu đây mà nhiều khi chúng ta tác ý mà chúng ta không biết cách nó cũng không hết đau nữa làm sao gọi là Bồ đề. Nó cứ đau nhức hoài mà gọi là bây giờ tôi Trạch Pháp Giác Chi nó ra đây nó hết thì như vậy là sai rồi, đâu có đúng đâu. Phải không?

Các con hiểu cái chỗ mà Thầy muốn nói, Bồ đề là nó phải hoàn toàn giải thoát, nó làm cho chúng ta không còn đau khổ nữa, thì mới gọi là Bảy Giác Chi chứ, mới gọi là Bảy cái Bồ đề, Thất Bồ đề. Đó là phải hiểu như vậy mới đúng, thì như vậy rõ ràng là chúng ta phải tu đúng cách, chứ không tu đúng cách thì không đạt được. Bây giờ còn ai hỏi gì Thầy nữa không?

(29:41) …​ (Không nghe rõ)

5- XIN THẦY LÀM LỄ QUY Y

(30:08) Phật tử 1: Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Thầy. Hôm nay chúng con về đây được Thầy dạy pháp, một pháp quý báu trong ba pháp, chúng con xin thành tâm và nguyện biết ơn Phật, ơn Thầy, quyết lòng tu tập để đền đáp công ơn của Phật và Thầy. Chúng con xin trình Thầy một số Phật tử trong đây thành tâm xin quy y Tam bảo và cúng dường Tam bảo, đời này gieo giống chánh pháp, xin Thầy từ bi lân mẫn ban pháp Tam quy, Ngũ giới cho chúng con, xin Thầy để thì giờ cho chúng con về đây là làm lễ Tam quy, Ngũ giới.

(31:26) Trưởng lão: Bây giờ làm lễ Tam quy thì hai giờ, buổi chiều nay mấy con khi mà làm lễ xong rồi thì mấy con về được không? Hai giờ thì khoảng độ chừng, cao lắm chừng nửa tiếng. Thầy làm lễ quy y cho mấy con. Lúc hai giờ ăn cơm rồi, tới hai giờ mấy con nghỉ chút tới hai giờ Thầy làm lễ. Và trước khi làm lễ đó thì mấy con những người mà quy y đó ghi tên, tuổi và địa chỉ, tên, tuổi, và địa chỉ, vì ở trong cái điệp phái quy y đó thì nó có những cái cột để chúng ta ghi tên họ để Thầy cho cái pháp danh và tuổi và địa chỉ tại nơi của mình ở trong cái điệp phái của mình, để Thầy ghi vô cái điệp phái cho mấy con, thì mấy con phải cho biết tên, rồi tuổi, rồi địa chỉ. Có ba cái điều mà mấy con cần cho Thầy biết nhiêu đó thôi để Thầy ghi vô điệp phái.

Và đồng thời thì buổi chiều hai giờ Thầy sẽ làm lễ quy y cho mấy con. Khi đó thì mấy con ráng mà lắng nghe những cái buổi mà Thầy nói Thầy sẽ quy y cho, Thầy sẽ dạy cho mấy con biết cách để sau đó mấy con là người cư sĩ, mấy con phải sống như thế nào cho đúng những cái phạm hạnh của người cư sĩ đối với Phật pháp.

Mấy con nhớ chiều nay hai giờ, bây giờ các con còn hỏi gì nữa không? Không thì mấy con nghỉ. Rồi chiều Thầy sẽ quy y. Rồi tiếp tục mấy con còn hỏi gì thêm? Thầy sẽ quy y trong vòng chừng 30 phút thôi. Xong thì mặc dù là giảng cho mấy con biết Tam quy và Ngũ giới như thế nào? Để cho mấy con thọ Tam quy phải làm sao, mà thọ Ngũ giới như thế nào mới đúng cách. Do đó thời gian là chỉ cao lắm là 30 phút, còn lại những cái thời gian sau đó thì mấy con có gì hỏi cứ hỏi. Bây giờ mấy con nghỉ hay là còn hỏi điều gì nữa không con?

6- ĐẠO NGHIỆP VÀ PHÁP TU CỦA PHẬT

(33:16) Phật tử 1: Con kính bạch Thầy, con xin hỏi: Trong suốt thời gian đức Phật tu tập dưới cội Bồ đề, đức Phật đã dùng cái phương pháp gì trong suốt 49 ngày thiền định để đạt tới sự giác ngộ chánh đẳng chánh giác? Và mình tu tập từng bước một như thế nào, xin Thầy cho chúng con được biết rõ?

(33:41) Trưởng lão: Trong bài kinh Saccaka thì đức Phật có dạy cho chúng ta cái điều kiện nó rất rõ có nhắc lại, khi đức Phật tu cái 6 năm khổ hạnh, 6 năm khổ hạnh tới cuối cùng đức Phật quá khổ hạnh, ăn quá ít đó. Thì đức Phật không có đứng dậy nổi, đức Phật nằm, không có còn cái sức khỏe mà đứng dậy nổi, thì lúc bấy giờ đó thì đức Phật mới hồi tưởng lại, nằm đó hồi tưởng 6 năm tu tập của mình, tất cả các pháp của Bà La Môn đã dạy đức Phật tu tập, thì đức Phật không thấy được sự giải thoát mà càng thấy khổ.

Tu hơi thở thì coi như là ai lấy cái dây mà siết cái đầu của mình, cố gắng mà ức chế tập trung đó, nó siết cái đầu của mình, cuối cùng thì cũng chẳng được cái gì. Và khổ hạnh để cho nó được giải thoát, thì khổ hạnh tận ruột, không ai khổ hạnh bằng đức Phật rờ xương sống đụng da bụng mà rờ da bụng đụng xương sống, do ăn quá ít vì vậy mà sức khỏe càng kém đi.

Nghĩa là Ngài ăn có mấy hột mè thôi, thì ở trong kinh Nguyên thủy thì nói Ngài ăn chỉ còn bát cháo nhỏ mà thôi, thì do đó sức nó quá kiệt cho nên Ngài không có đứng dậy được nữa. Thì do đó khi mà không có đứng dậy được, cái tinh thần nó cũng còn sáng suốt cho nên Ngài mới tư duy mới suy nghĩ, lúc bấy giờ thì Ngài suy nghĩ, lúc nhỏ mà Ngài đi theo vua cha đó thì dưới cái cây jambu (mà người ta dịch thành cây hồng táo), thì lúc bấy giờ đó Ngài ngồi chơi dưới cội táo đó thì Ngài ly dục, ly ác pháp Ngài nhập Sơ Thiền.

(35:14) Thì lúc bấy giờ Ngài nói: Nếu mà mình có thể trở lại con đường này, có thể là giải thoát chăng!? Sáu năm theo tất cả những giáo pháp như nhập tới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, các con thấy đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ là cái định của ngoại đạo rất cao rồi. Thế mà nhập được rồi các vị thầy thì muốn đức Phật, chia cho một phân nửa để mà hướng dẫn chúng với các thầy đó. Nhưng mà đức Phật thấy tìm lại không thấy giải thoát. Là khi ở trong cái định đó thì hoàn toàn nó ở trong cái trạng thái đó thì nó không có gì, nhưng mà xả ra thì tham, sân, si nó vẫn còn, cho nên Ngài thấy sao nó không giải thoát?

Và cuối cùng thì đi qua một cái hướng khổ hạnh, thì cuối cùng khổ hạnh gần chết, ăn quá ít, khổ như vậy để cho nó hết tham, sân, si, mà trái lại nó cũng còn tham, sân, si. Do đó cho nên Ngài thấy không giải thoát được. Vì vậy mà Ngài mới hồi tưởng lại lúc nhỏ mình ly dục, ly ác pháp mình nhập Sơ Thiền. Do đó Ngài nói: “Nếu mà sức khỏe mình còn có lẽ mình đi cái lộ trình này có thể giải thoát”. Ngài chỉ hồi tưởng vậy thôi.

Nhưng mà may mắn thay là lúc bấy giờ có những người mà chăn dê đó. Họ thấy một vị tu sĩ này bây giờ ngồi không được nữa mà nằm, mà thoi thóp muốn chết rồi. Thì mấy chú chăn dê thấy thương quá mới vắt sữa dê mới đổ cho đức Phật, đức Phật nhờ bát sữa dê đó mà tỉnh lại. Tỉnh lại thì đức Phật nói: “Bây giờ mình phải sống lại bình thường, không được khổ hạnh nữa”. Cho nên Ngài mới đi khất thực, Ngài mới ăn lại ngày một bữa nhưng mà ăn no chứ không phải ăn ít nữa. Ăn no lại.

Do đó năm anh em Kiều Trần Như mới thấy ông này hồi đó khổ hạnh dữ tợn, bây giờ ăn lại như kiểu này thôi rồi, thôi, mình không chơi với ông nữa. Cho nên mấy ông này lần lượt lánh, tránh xa, đức Phật chỉ còn có một mình, cho nên Ngài mới đi đến cội bồ đề, Ngài kiếm cội bồ đề, Ngài mới ngồi xuống cội bồ đề, Ngài thấy cái chỗ này có thể phù hợp. Cho nên Ngài ngồi dưới cội bồ đề, Ngài mới nguyện là: “Nếu ta không chứng đạo, thì ta nát xương ở dưới cội bồ đề chứ không rời đi khỏi”. Không có nghĩa là Ngài ngồi liệt ở đó quý vị.

Cho nên khi đó Ngài về đó, Ngài về cội bồ đề là Ngài tu pháp gì? Ở trong kinh Nikaya có nói lại rất rõ ràng, Ngài thực hiện Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, rồi Ngài thực hiện Tam Minh liền ngay ở trong đó. Thì có 49 ngày là tu từ Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền rồi thực hiện Tam Minh trong một đêm là xong. Đó là cái phương pháp mà gọi là định hữu sắc, cái định hữu sắc chứ không phải định vô sắc.

Bởi vì định vô sắc Ngài đã nhập rồi, phải không? Từ Phi tưởng, từ Không tưởng, từ Phi tưởng Ngài đã nhập rồi. Bây giờ Ngài trở lại chỉ có Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền thôi.

(37:46) Cho nên trong khi mà Ngài xác định Chánh định trong kinh Phật, Ngài xác định Chánh định là cái thứ định gì? Ngài nói Tứ Thánh Định là bốn thiền. Mà Chánh niệm là gì? Là Tứ Niệm Xứ mấy con. Phải không? Ngài xác định được cái vị trí cho chúng ta biết được cái pháp ở trên cái chân lý mà gọi là Đạo Đế. Đạo Đế là một cái chân lý trong bốn cái chân lý của Đạo Phật, phải không? Cho nên Ngài xác định được cái vị trí. Rồi tại vì Ngài tu cái pháp này mà Ngài đã chứng đạo được. Ngài đã chứng đạo được giải thoát, Ngài đã làm chủ được cái sự sống chết của Ngài. Cho nên Ngài nhập định, Ngài nhập định mà Ngài bỏ thân của mình là Ngài nhập Tứ Thiền Ngài mới xả bỏ báo thân, có đúng không? Mình đọc lại cái bài kinh Niết Bàn của Ngài thì mình thấy rất rõ phải không?

Rồi mình đọc lại cái bài Saccaka thì mình thấy rất rõ là Ngài chọn cái pháp nào Ngài tu để mà chứng đạo. Sáu năm khổ hạnh không có nghĩa là không lợi ích. Sáu năm khổ hạnh là sáu năm ly dục ly ác pháp rất là tận cùng, Ngài ly dục hết rồi, phải không? Cho nên vì vậy mà Ngài đến cội bồ đề là Ngài nhập Sơ Thiền rất dễ, ly dục ly ác pháp là nhập Sơ Thiền. Ngài rất bình thường không có gì hết, phải không?

Do đó đó, thì khi mà Ngài trở về mà Ngài ly dục ly ác pháp thực sự Ngài không còn khổ hạnh, bình thường rồi. Cho nên vì vậy mà Ngài sử dụng cái năng lực của Bảy Giác Chi mà Ngài đã thực hiện Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền cho đến Tam Minh.

(39:09) Bốn mươi chín ngày miệt mài, miệt mài để những cái vi tế của cái tâm ly dục ly ác pháp, mà còn những cái vi tế nó chưa hết. Cho nên Ngài nỗ lực thực hiện cuối cùng, để những cái vi tế đó nó quét sạch, Bảy Giác Chi thực hiện ra. Thì lúc bấy giờ chỉ có một đêm mà Ngài thực hiện cả ba cái minh. Nó đâu có bao lâu.

Thực sự đức Phật, cho nên đức Phật xác định pháp của Ngài như thế nào? Chúng ta đọc lại cái bài Nhất Dạ Hiền, một đêm làm Thánh Hiền chứ gì. Đó là mục đích chúng ta tu phải chuyên cần, tinh cần, tu tập như một đêm là Thánh Hiền.

7- Ý NGHĨA BÀI KINH NHẤT DẠ HIỀN

(39:44) Nghĩa là ngày nào, giờ nào chúng ta cũng tu được như vậy hết. Đừng có ngày nay tôi tu quá tu, ngày mai tôi tu lơi lỏng, tôi tu chơi thì không được. Ngày nào cũng tu như vậy, tu như cái bài Nhất Dạ Hiền mà đức Phật đã dạy, một đêm là Thánh Hiền. Phải không? Một đêm làm Thánh Hiền. Nghĩa là tôi tu hết sức tu. Coi như là đang tôi đang ở trong cái cõi chết, nghĩa là tôi sắp sửa chết rồi. Bây giờ chỉ còn có hơi thở có chút đây, tôi ráng tôi tu như vậy.

Thì đức Phật khuyên chúng ta cái bài kinh Nhất Dạ Hiền, thì bảo chúng ta phải tinh cần, nỗ lực, siêng năng, không được lười biếng. Đó là cái bài Nhất Dạ Hiền, phải hiểu được cái ý của nó. Chứ không phải đọc bài Nhất Dạ Hiền bây giờ nói, quý vị tu một đêm làm Phật đi, có được không? Đâu có được. Cho nên nói rằng cái sự tinh cần của chúng ta là ở chỗ Nhất Dạ Hiền. Một đêm Nhất Dạ Hiền.

Và đồng thời đức Phật xác định trên Tứ Niệm Xứ bảy ngày, nếu mà chúng ta ôm pháp Nhất Dạ Hiền này mà chúng ta tu suốt bảy ngày mà tâm bất động, nếu là ly dục ly ác pháp hoàn toàn thì chúng ta có đủ Bảy Giác Chi. Thì trong bảy ngày là chứng đạo, phải không? Cho nên nếu mà bảy ngày mà nó tu Nhất Dạ Hiền tức là tu theo cái tinh cần, siêng năng, không có biếng trễ đó, như cái bài Nhất Dạ Hiền vậy đó, một đêm làm Thánh Hiền đó, tu siêng năng như vậy đó. Bảy ngày không chứng, thì bảo đảm quý vị sẽ bảy tháng, mà không nghĩa là nói rồi phải đúng bảy tháng đâu. Một tháng hoặc hai tháng, ba tháng, bốn tháng, không biết chừng có thể nó nó định tĩnh đến cái mức độ mà một ngày một đêm như vậy nó hoàn toàn nó định tĩnh như vậy là Bảy Giác Chi nó xuất hiện, thì quý vị sẽ làm chủ được điều này rất rõ ràng, nghĩa là nhập các định thì không có khó khăn mệt nhọc rồi, Tam Minh nó không có khó khăn rồi.

Nhưng mà cái chỗ mà Bảy Giác Chi này xuất hiện, nó đòi hỏi ở chúng ta phải tu như là Nhất Dạ Hiền. Để hiểu rõ từng cái bài kinh của Phật mà, nó xác định được cái điều mà chúng ta tu tập. Cho nên nếu mà bảy tháng mà chúng ta không thành tựu là bảy năm, bảy năm không có nghĩa là phải hoàn toàn bảy năm. Mà có thể năm thứ nhất chúng ta có thể giải thoát, năm thứ hai có thể giải thoát, năm thứ ba giải thoát. Nhưng mà cái cuối cùng chót của nó là bảy năm. Quý vị bền chí mà tu tập như vậy bảy năm quý vị sẽ chứng quả A La Hán vô lậu hoàn toàn.

(41:30) Quý vị thấy cái phương pháp của Phật dạy xác định được cái thời gian để mà chúng ta tu tập, chứ không phải tu vô lượng kiếp. Đó cái thời gian nó có bảy năm, trời đất ơi bảy năm mà bao lâu, nó qua nhanh chóng. Nhưng mà chúng ta có tu đúng như vậy không? Tu như một cái ngày Nhất Dạ Hiền không? Hay là bữa nay chúng ta hăng hái tu có một ngày nay, ngày mai, ngày mốt, bữa kia tu lơi lơi, tu chừng cầm chừng, cầm chừng, có đúng không?

Mấy con thấy cái điều mà đức Phật dạy chúng ta rất kỹ từ cái bài pháp, tại sao chúng ta không chịu hiểu như vậy? Chứ làm gì chúng ta tu một đêm mà chúng ta làm Thánh Hiền được? Cho nên có nhiều người nghe nói Nhất Dạ Hiền cái vô cái ráng tu, tu riết bắt đầu nó buồn ngủ nó đánh gục đầu xuống đó rồi bắt đầu thôi hết tu. Nhất Dạ Hiền đâu không thấy, Thánh Hiền đâu không thấy mà thấy mình gục đầu. Mình điên (đó).

Bởi vì mình tu tập phải chuyên cần cho đúng pháp, cái gì tinh cần thì mình tinh cần, cái gì tu tập phải tu tập, cái gì ngăn chặn là phải ngăn chặn, cái gì mà chế ngự là phải chế ngự. Tất cả những cái phương pháp Phật đã trang bị cho mình hết. Để khi mà cái tâm mình nó có hiện tượng nào đó thì mình phải dùng cái pháp đó mình chế ngự. Mình tu tập như thế nào? Nó đúng cách mà phải chuyên cần như vậy, như Nhất Dạ Hiền, chứ đâu phải Nhất Dạ Hiền là Thánh Hiền được liền. Phải siêng năng tinh cần như vậy, để cuối cùng thì bảy ngày, bảy tháng, bảy năm.

Chúng ta thấy bảy năm đâu có lâu, người ta học hai mươi mấy năm người ta mới đỗ Tiến sĩ, mà mình có bảy năm mình thành Phật mình giải thoát, làm chủ sanh tử nó còn quý hơn là cái ông tiến sĩ. Ông tiến sĩ nè, ông còn đủ cái, ông còn ham ăn, ham uống, còn tham, còn sân, si. Còn mình tu có bảy năm mình hết tham, sân, si. Mình làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Có sướng hơn ông bác sĩ không? Vậy mà không chịu tu. Thì quá uổng không?

Mà tu cho đúng chứ đừng có tu trật, tu trật là bữa đầu mình ham tu, mình tu dữ tợn, qua bữa sau mình tu dần dần dần dần, mình tu chơi, tu có hình thức. Đi thì có biết đi vậy, lúc sanh vọng tưởng, lúc mình không nhiếp phục được tâm thì phải có vọng tưởng thôi. Rõ ràng là cái sức của mình mình phải biết.

8- TU CHO VỪA SỨC PHÙ HỢP VỚI ĐẶC TƯỚNG

(43:21) Đức Phật đã dặn mình: Tu cũng như cái dây đàn, căng quá thẳng thì không nên mà chùng thì không được, phải vừa. Vậy thì cái sức của mình đến đâu? Mỗi người nó có cái đặc tướng, có cái sức, sức của chúng ta tu được một tiếng thì chúng ta tu một tiếng, ai biểu tu chi hai tiếng cho nó căng? Phải không? Mình bị điên, mình tu mình căng mình bệnh rồi nói “pháp tôi tu sao mà nó bệnh”. Sự thật mình tu điên, mình tu không đúng.

Bây giờ thay vì cái sức của mình một giờ mà mình tu có 30 phút à, rồi mình bảo được. Được cái gì? Mình bỏ quá phí cái thì giờ của mình rồi. Như vậy mình cũng tu điên mình chứ. Mặc dù tu đúng pháp, mà tu quá sức cũng trật mà tu ít quá cũng sai, không đúng.

Cho nên cái này, cái mà mình muốn tu mà cho đúng như vậy là chỉ gần thiện hữu tri thức người ta mới kiểm nghiệm, người ta giúp đỡ cho mình, chứ còn mình làm sao mình biết được? Phải không? Mình làm sao mình biết được. Vì vậy cho nên do đó nó còn có nhiều cái khó khăn.

Mà mình tu sai một chút xíu, mình ức chế tâm mình thì tưởng nó xuất hiện. Tưởng nó xuất hiện ở lỗ lai bắt đầu nó nghe tiếng gì, tiếng nói hoặc là tiếng ù ù gì? Trời ơi bây giờ sao cái lỗ tai tui nó ù rồi? Bộ tui tu nó bệnh rồi hay sao? Ờ mình tu rồi nó sai cái bắt đầu nó căng thần kinh cái bắt đầu nó nặng cái đầu nó nhức đầu, hai con mắt mình sao giờ nó cay quá. Ờ rõ ràng là do mình tu sai rồi, mình ức chế rồi. Thì do như vậy là nếu mà không gần thiện hữu tri thức, thì người ta làm sao mà người ta xác định cho mình để mình xả bỏ cái này ra? Mình không xả bỏ, mình tu tới nữa thì mình thành bệnh.

Cho nên ở đây đức Phật như sư hỏi: Đức Phật tu pháp nào? Thầy xác định tu Tứ Thánh Định mà thực hiện Tam Minh, tức là Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền chứ không cái thứ nào. Bởi vì trong kinh nó đã rõ ràng rồi, chứ không phải Thầy đặt điều. Đó mình đọc lại trong bài kinh …​

9- THƯA HỎI TỤNG KINH CẦU CHƯ PHẬT GIA HỘ - THẦY DẠY CÁCH CHUYỂN ĐỔI QUẢ KHỔ

(44:59) Phật tử 1: Dạ kính bạch Thầy, như vừa rồi Thầy nói khi mà người lâm chung chết thì sẽ bị đi tái sanh liền, không qua 49 ngày, vậy thì những người chết mình rước thầy đến tụng kinh để cầu siêu người đó có siêu không? Hoặc kinh Địa Tạng hoặc là kinh A Di Đà. Đó là một cái điều.

Điều thứ hai nữa là khi một người bệnh tụng kinh Quán Thế Âm Bồ Tát, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì trong những cái việc hành động người đó làm ác, mà bây giờ họ lại niệm Phật thì Quán Thế Âm Thân Bồ Tát liệu có đến để cứu giúp người đó hay không? Nhân gian có câu là: “Làm điều lành thì ắt sẽ gặp thiện, làm ác ắt sẽ gặp quả ác”. Như vậy người làm ác họ mổ heo trong khi họ niệm Phật thì họ có được cứu chữa trong lúc đó hay không?

Và xác định trong kinh Địa Tạng, kinh Pháp Hoa, các bộ kinh Đại Thừa như vậy thực tế là đức Phật đã viết ra hay là các vị Tổ đã viết ra, …​ là Bà La Môn. Nếu xác định là Bà La Môn giáo, tại sao trong khi những người đó niệm Phật lại thấy đức Phật xuất hiện rờ đầu để thọ ký hoặc là Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát đến để cứu giúp người đó cho khỏi bệnh? Kính mong Thầy…​

(46:20) Trưởng lão: Thầy đã nói rằng Đạo Phật thì chắc chắn là không tin vào tha lực, bởi vì đạo Phật là đạo tự lực rồi. Thì như vậy là mình đang còn có cái sự tha lực cầu khẩn thì có một đức Phật, có một cái vị Bồ Tát Quan Thế Âm cứu khổ mình thì đó là kinh sách Đại Thừa của hầu hết là đạo Bà La Môn thì nó cầu khẩn tha lực rồi. Mà bây giờ mình là trong đạo Phật mình thấy mình biết rằng đó là đạo Bà La Môn đã đưa những cái giáo pháp này vào, chứ không phải là đạo Phật dạy.

Đạo Phật dạy mình ngăn ác diệt ác, từ cái hành động mà ngăn ác diệt ác mình sống thiện thì nó từ đó mà chuyển được cái nhân quả của mình không còn khổ đau nữa, chứ không ai cứu mình hết. Bởi vì cứu khổ mình, bằng cách là ít ra mình gặp tai nạn thì cái nhân, cái nhân của mình đã làm cái điều ác nó mới có tai nạn hôm nay, nó mới có cái bệnh tật hôm nay. Thế mà có cái người mà đến cứu khổ cho mình, mà bắt đầu, cái người đó làm như vậy có đúng không? Đó là cái phi đạo đức rồi.

Đặt thành vấn đề, nếu mà bây giờ Thầy đi ăn trộm ăn cắp, công an bắt Thầy bỏ tù. Bây giờ trong nhà của Thầy, hoặc là Thầy ở tù thì đảnh lễ ở trong tù, Thầy nguyện là con sẽ về con mua chuối, mua bánh trái hoặc là bỏ tiền ra đúc một cái tượng Phật Quan Âm, mong Ngài phù hộ cho con thoát ra khỏi tù. Phải không? Thì bây giờ đức Phật Quan Âm Bồ Tát này cứu khổ người này thoát khỏi tù, làm cho công an thả cái người này ra, thì do đó…​

(47:54) Mình không biết mình mới làm, mà mình minh, mình biết rồi thì mình không làm. Cũng như người ta chửi mình, mình biết thì mình không giận, mà mình không biết thì mình giận, phải không? Nhưng mà cái giận do mình huân nhiều cho nên nó trở thành cái lực, cái lực. Cho nên bây giờ mình có biết nhưng mà tại sao nó còn giận? Là tại vì cái lực sân nó còn. Chứ không phải tui không biết. Cho nên tui phải ngăn chặn nó, tui phải tạo thành cái lực không sân. Từ đó cái tâm tui người ta chửi tui không giận nữa là tại vì tui có cái lực không sân.

Còn cái lực sân bây giờ hằng ngày người ta nói một lời nói tui giận, ngày mai, ngày mốt người ta nói lời nói tui giận, cứ mỗi ngày tui huân thêm cái giận nó thành một cái lực của nó, phải không? Nó huân nhiều năm, nhiều tháng thì nó thành cái lực. Cho nên vì vậy mà tui tạo ác thì nó trở thành cái nghiệp lực cho nên nó đúng cái giờ phút mà cái nghiệp lực nó đủ thì nó trở thành một cái quả cho tôi. Thì bây giờ tôi phải chịu cái quả khổ đó.

Mà tui vui vẻ tui chịu trên cái quả khổ đó, Nếu mà tui biết được cái phương pháp thì tôi thực hiện, tôi sống một cái đời sống tôi thiện. Cho nên giới luật là hàng đầu để nó chuyển, nó chuyển biến cái nhân quả này. Còn mình sống không đúng giới luật, tức là không sống đúng cái hành động thiện. Thì cho nên mình không có chuyển nổi, mình không có chuyển nổi.

Cho nên bài kinh Ước Nguyện thì đức Phật nói: “Muốn ước nguyện một điều gì thì giới luật phải nghiêm chỉnh”. Đầu tiên mình phải sống thiện rồi, còn bây giờ mình đang sống ở trong cái ác, bây giờ gặp cái tai nạn nào mình có đi cầu khẩn hay là tụng kinh để cầu thì cái điều này là điều không có.

(49:14) Cho nên ở đây, chúng ta đọc lại trong kinh Pháp Hoa, thì trong cái phẩm kinh Phổ Môn thì nó cũng nằm ở trong kinh Pháp Hoa phải không? Cái phẩm mà Cầu Quan Âm chứ gì? Thì nó cũng nằm trong kinh Pháp Hoa, kinh Pháp Hoa nó có nói như thế này: “Dù cho tạo tội hơn núi cả, Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng”. Phải không? Do đó mà chúng ta tụng mấy hàng là tội nghiệp gì chúng ta cũng…​ Như vậy nếu mà quả chăng có cái bộ kinh này, có chư Phật mà gia hộ, có Bồ tát mà gia hộ như vậy, thì cái thế giới chúng ta ra sao đây? Phải không?

Chúng ta làm ác, “Dù cho tạo tội hơn núi cả, Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng”, có phải cái câu kinh này là cám dỗ chúng ta không? Hay là đúng? Sự thật ra con người chúng ta bây giờ khổ hoàn khổ, có ai mà tụng kinh Pháp Hoa mà hết khổ chưa? Cái lý luận đó không vững, cho nên kinh này không phải là Phật thuyết.

Mà Phật thuyết là bảo chúng ta ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện, “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”, có phải dạy chúng ta sống trong thiện pháp không? Để chuyển cái ác pháp của chúng ta. Mà người sống trong thiện pháp, ngay hiện giờ chúng ta sống trong thiện pháp. Tương lai chúng ta có quả khổ nữa không?

Bởi vì do chúng ta làm thiện mà làm sao khổ? Chúng ta không ăn trộm, làm sao chúng bắt chúng ta. Phải không? Chúng ta không chửi người ta, người ta chửi người mình biết nhẫn thì làm sao mình khổ? Còn mình chửi lại thử coi, họ cũng chửi mình, họ đánh mình chớ. Mình đánh họ họ cũng biết đánh họ chớ. Phải không?

Như vậy chúng ta thấy nhân quả này. Bây giờ hai người đang chửi lộn, một người nói thôi bây giờ một người nói lạy Quan Âm phù hộ xuống đặng ngăn cản hai người này đi. Sự thật làm sao ngăn cản được khi mà cái ác pháp này nó đã chồng chất lên cái nhân quả của nó rồi thì không có Quan Âm nào mà đến để phù hộ được, bảo là ngưng được hết.

(50:46) Cho nên ở đây chúng ta hầu hết là những kinh Đại thừa nó cám dỗ chúng ta bằng những cái làm chúng ta rất thích, “Dù cho tạo tội hơn núi cả, Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng”, như vậy chúng ta tụng. Cho nên vì vậy mà cầu an chúng ta đem cái phẩm Phổ Môn chúng ta tụng chứ gì? Nghĩa là bây giờ chúng ta gặp hoặc gặp bị tù tội, hoặc là gặp tai nạn gì, hoặc là nước lửa thì chúng ta cứ niệm bỉ Quan Âm, tức là niệm Quan Thế Âm thì chúng ta sẽ thoát khổ, điều này không có. Chúng ta phải xác định được cái điều này.

Nhưng mà khi mà chúng ta tụng như vậy không có rồi, mà chúng ta chê nó là không có thì nó hăm dọa chúng ta như thế nào? Kinh nó hăm dọa chúng ta “đầu bể bảy miếng”, có không? Có trong kinh Pháp Hoa nó có hăm dọa chúng ta “đầu bể bảy miếng” không? Mà sao Thầy chê nó mà sao cái đầu Thầy không bể bảy miếng dùm làm phước? Có không? Không Thầy nói sự thật mà.

Bởi vì Thầy thà chết mà nói bằng sự thật, nó có quyền năng gì đi nữa, nó diệt Thầy được không? Thầy có tin đâu mà nó diệt. Nếu mà cái tưởng Thầy quá sợ thì nó bể đầu Thầy thiệt. Còn Thầy không có tưởng mà sợ nó thì nó không có bể đầu Thầy được. Thầy nói thật sự.

Kinh của Tổ viết điều kiện là các Tổ đều là Bà La Môn. Trong thời ở bên Ấn Độ mà. Đều là những vị Tổ Bà La Môn chứ đâu phải là ở Việt Nam chúng ta có mấy ông Tổ đó viết kinh đó ra đâu. Kinh Đại thừa toàn là bộ là ở bên đó chứ đâu phải.

Cho nên khi đó các Tổ đều là những vị Bà La Môn. Mà những vị Bà La Môn này tu không chứng thì ảnh hưởng của giáo pháp của Bà La Môn vẫn còn trong đầu của các vị, cái hiểu biết của các vị đó. Cho nên khi đó các vị theo đạo Phật nhưng mà các vị hoàn toàn các vị có nghĩ tưởng. Cái tư tưởng đó các vị hiểu cái câu kinh này qua cái tư tưởng của Bà La Môn viết ra cho chúng ta. Cho nên biến Phật giáo thành thứ khác. Đó là cái vô tình của các Tổ thôi.

(52:34) Còn những vị Tổ có cái mục đích là diệt Phật giáo. Tại sao nó không có mục đích diệt Phật giáo mà chế ra Bồ Tát Giới? Nói là Phật chế. Mà Phật lại cấm không cho học đọc kinh sách Nguyên thủy (tức là Tiểu thừa). Người nào mà học tu về kinh sách Nguyên thủy thì bị khinh cấu tội. Đọc lại Bồ Tát Giới quý vị có thấy không? Mà ba cái giới cấm chúng ta như vậy, chứ không phải là một giới đâu, ở trong Bồ Tát Giới, như vậy là có mưu đồ chớ, có thâm ý diệt Phật giáo chớ.

Phật giáo Nguyên thủy là cái gốc chứ gì? Phải không? Các vị thấy rõ không? Cho nên ở đây, các vị phải hiểu rằng, trong cái kinh sách Đại thừa, có cái mục đích của các Bà La Môn đã đưa vào diệt Phật giáo cho nên mới đẻ ra Bồ Tát Giới. Chứ còn Phật, không lẽ ông Phật ông chế ra Bồ Tát Giới ra ông biểu đừng có đọc kinh sách Nguyên thủy, đừng có đọc kinh sách mà nói rằng từ cái kinh sách này nó mới đẻ ra cái kinh sách Đại thừa. Thế mà không có cho chúng ta học tu kinh gốc, thì như vậy là sao? Chúng ta phải đặt câu hỏi chứ. Ai có thủ đoạn này? Ông Tổ nào có thủ đoạn?

Thật sự ra Thầy biết ông nào hết, bởi vì nếu không tu thì không biết đâu. Nhưng mà tu biết, biết thâm ý của những Bà La Môn đó. Cho nên đối với Thầy, là một tu sĩ Phật giáo thực sự là phải chỉnh đốn lại Phật giáo. Thà là Thầy chết nhưng chúng nói Thầy muôn đời không chết. Người ta ở trong Đại thừa, người ta sẽ chùa to Phật lớn, người ta phạm giới, phá giới, Thầy nói, người ta ghét Thầy người ta giết Thầy, nhưng mà tiếng nói Thầy làm sao mất? Ngàn đời không mất. Cho nên cái bộ sách Đường Về Xứ Phật của Thầy không bao giờ mất mấy con.

(54:04) Thầy biết rằng Thầy nói là nguy hiểm cho Thầy, nhưng mà Thầy là một người đâu có sợ chết. Bởi vì cái thân của Thầy Thầy coi nó như là, nó là cái thân bất tịnh, nó là duyên hợp, nó đâu có gì của Thầy đâu. Bỏ Thầy đâu có tiếc, nhưng nó vẫn sử dụng được, làm những cái điều tốt cho Phật giáo sau này.

Cho nên thẳng thắn mà nói, tuy rằng Phật giáo nó có khó thật, cái giới luật nó có nghiêm chỉnh thật. Nhưng nó giúp chúng ta thật sự có sự giải thoát. Chứ đâu phải bây giờ chúng ta theo tu hai ba chục năm, nhìn lại chúng ta làm chủ được những cái gì? Thực tế chúng ta không làm chủ được cái gì, mà xả ra thì tâm tham, sân, si chúng ta còn.

Bây giờ mấy con thấy không? Xét mình mình biết chứ, mình cũng từng tụng kinh niệm Phật, cũng từng hằng ngày hằng đêm lúc nào cũng tụng Bát Nhã: “Quán tự tại hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”. Có ai thoát khổ ách chưa mà hằng ngày tụng?

Tứ thời tụng niệm, lúc nào cũng tụng Tâm Kinh Bát Nhã. Có ai không chưa? Mà thân thì cứ đau, cứ bệnh, cứ nhức, nay thì cứ chuyện này mai thì chuyện khác xảy ra, như vậy nó có không chưa? Tại sao nói không mà lại không không? Như vậy là kinh này có nói láo không?

Vậy mà dám phỉ báng Phật pháp, nói là “vô, khổ, tập, diệt, đạo”. Chân lý của Phật không có? Có đúng không? Nói trí tuệ Bát Nhã là coi như không có gì có hết. Nhưng mà sự thật ra con người khổ là quá đúng là cái chân lý không ai có thể chối cãi, cãi là con người không khổ.

10- CON ĐƯỜNG ĐÚNG CỦA ĐẠO PHẬT VÀ SUY XÉT LỜI DẠY CỦA CÁC TỔ

(54:23) Mà cái chân lý là cái nguyên nhân sinh ra khổ. Thì Tập đế ai cũng thấy rõ ràng cái nguyên nhân do cái lòng muốn, ham dục của chúng ta mà sinh ra khổ. Ai mà không thấy được cái điều này?

Rồi cái trạng thái, cái trạng thái diệt khổ là cái trạng thái hết dục. Thì khi mà chúng ta ngồi lại, cái tâm thanh thản không còn dục, chúng ta thấy rõ ràng cái chỗ này nó đâu có thiện ác, nó cũng là giải thoát. Tức là cái trạng thái Niết Bàn rõ ràng chứ đâu phải có cảnh giới Niết Bàn nào đâu. Chỉ có cảnh giới Niết Bàn của Bà La Môn nó mới có chứ còn đạo Phật đâu có. Nó là một cái trạng thái tâm của chúng ta. Đó là một cái chân lý mà. Đã là chân lý thì con người chúng ta phải chiêm nghiệm được cái này chứ. Đâu lý nào cái chân lý mà con người chúng ta không biết cái cảnh giới Niết Bàn sao?

Cho nên rõ ràng là chúng ta ngồi đây chúng ta biết được cái trạng thái tâm của chúng ta là Niết Bàn chỗ nào chứ. Nhưng mà nó có kéo dài, nó có sống được ở trong đó không? Nó có an trú được ở trong đó nhiều không? Hay hoặc nó có một chút xíu? Phải không? Chúng ta thấy rất rõ.

(56:14) Bây giờ nói về cái đường Đạo Đế thì đức Phật dạy rất rõ. Phải không? Cái chân lý nó, cái Đạo Đế nó tức là Bát Chánh Đạo chứ gì? Tám nẻo chứ gì? Mà tám nẻo thì xác định cho chúng ta biết những cái pháp nào pháp nào tu. Rõ ràng quá mà.

Bây giờ người ta chưa đưa vào cái pháp nào niệm Phật nè, nào ngồi thiền nè, ờ hết vọng tưởng nè. Toàn bộ cái này, mình nhìn lại cái Bát Chánh Đạo nó có đúng không? Cái chân lý của đạo Phật là Đạo Đế. Không có đúng. Thiền định thì dạy ngồi thiền nào hít thở; nào Sổ, Tùy, Chỉ, Quán, Hoàn, Tịnh; nào lạy này lạy kia đủ thứ hết.

Nhìn lại đạo Phật thì đức Phật nó là Tứ Thánh Định, từ Sơ Thiền đến Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, rất rõ ràng. Là xác định ở trên cái Bát Chánh Đạo nó rất rõ ràng rồi. Vậy mà bây giờ chúng ta tu như thế nào mà chúng ta không tu đúng đạo Phật mà lại chúng ta tu sai? Là tại vì Thầy Tổ chúng ta không hiểu, dạy chúng ta. Chứ thiệt ra Thầy Tổ chúng ta không phải là cái người xấu hoặc là cái người Bà La Môn, mà chính không hiểu thôi. Các vị Hòa thượng bây giờ không hiểu cho nên các vị Hòa thượng dạy mình theo cái hiểu của các Hòa thượng, cho nên cái lỗi này đâu phải lỗi của các Hòa thượng. Phải không?

Cho nên chúng ta biết rằng ở trong Phật giáo ngày xưa, ở bên Ấn Độ, là mục đích đức Phật đã bác Bà La Môn. Như hồi nãy Thầy đưa ra rõ ràng là năm điều kiện của Bà La Môn mà đức Phật quét sạch ra. Chỉ chấp nhận nó còn giới luật với trí tuệ mà thôi. Có phải đúng không? Thế mà nó không tức sao? Mỗi mỗi cái gì nó hở miệng ra ông Phật ông khép miệng nó liền, phải không? Nó nói không được, nó thua ông Phật đi. Nó ngầm khi ông Phật chết rồi: “Tao sẽ diệt cái đạo mày cho mày biết”.

Cho nên vì vậy mà khi đức Phật chết rồi thì ở Ấn Độ có còn đạo Phật không? Toàn là đạo Bà La Môn, đạo Hồi giáo hoặc là Ấn Độ giáo chứ đâu còn có đạo Phật nữa. Đạo Phật nó chạy đi mất hết rồi. Bởi vì mình tu có chứng đâu mình chống lại nó, ông Phật khi hồi đó ông còn chống không lại nó còn huống hồ là bây giờ.

Thậm chí như đức Phật còn sống đó mà nó đã lũng đoạn được cái giáo đoàn của đức Phật là đã lôi kéo được ông Đề Bà Đạt Đa, có đúng không? Theo ngoại đạo, chống lại đức Phật. Lăn đá, rồi cho voi uống rượu say để giết Phật chứ gì? Vậy mà đức Phật vẫn gan dạ, hẳn hòi đàng hoàng. Ngài nói thẳng rằng: “Mấy anh tu không có chứng là không chứng mà”. Nói thẳng như Thầy nói thẳng bây giờ.

(58:28) Thời đức Phật ông Phật ông còn chịu biết bao nhiêu gian khổ mà Ông để lại cái chánh pháp của Ông là biết bao nhiêu nước mắt mồ hôi của Ông đối với Bà La Môn. Ông tu từ trong pháp Bà La Môn, mà không đạt được. Ông mới tu theo cái đường lối chính Ông tìm ra, Ông mới để lại cho chúng ta. Hôm nay chúng ta thấy rõ ràng là Bà La Môn không có giống.

Bây giờ thấy thật sự là Bà La Môn hồi đó tụng niệm chứ gì? Thì Ông gạt bỏ tụng niệm. Bà La Môn nó tức lộn gan lộn ruột. Bây giờ Thầy bảo quý thầy không chịu, đừng có tụng niệm, coi mấy thầy có tức Thầy không? Họ còn lộn gan ở trên đầu, từ hồi nào tới giờ tôi tụng niệm quá trời mà bây giờ bảo tôi dẹp à? Cái chùa tôi nó vắng que cũng như là chùa bà Đanh thì sao?

Cho nên như thế nào? Thì bây giờ đâu thể nào Thầy làm cái điều đó được phải không mấy con? Cho nên Thầy chỉ nói thôi. Chứ chưa đâu. Nhưng mà nó chấn chỉnh lại Phật giáo, để cho biết chúng ta là người theo Phật giáo phải cho đúng Phật giáo. Còn Bà La Môn thì ai mà không, tự do tín ngưỡng mà, quý vị muốn theo Bà La Môn thì cứ theo. Tụng niệm ai rầy? Phải không? Thì quý vị cứ theo Bà La Môn mà tụng niệm, chứ Thầy có bác cái Bà La Môn đâu. Nhưng mà đừng có xen Bà La Môn trong cái đạo Phật này nó quá tội.

Để cho Phật giáo nó chỉ còn năm người, mười người theo Phật giáo, người ta làm chủ hẳn hòi đàng hoàng, người ta là những bậc A La Hán. Chứ người ta không có làm cái chuyện mê tín đó, cầu cúng mê tín này kia.

Những kinh sách này dẹp đi, thật sự ra để ở đây, thật sự ra gây cho dân tộc chúng ta một cái nỗi mê tín, tốn hao tiền bạc. Đâu có linh hồn ai đâu mà siêu sanh tịnh độ đâu, mà cầu khẩn. Chính ông Thầy không có biết ông siêu được không? Chính ông tụng cho mình mà ông chưa biết, thì thử hỏi cái chuyện ông làm là nhảm nhí.

Chừng nào ông biết cái cõi Cực Lạc, thật sự ông có lên trên đó rồi, ông có ở trên đó rồi, bây giờ ông về đây ông mới dạy tui đặng ông cầu cho tui được ông dẫn tui lên trên đó. Ông chưa biết đường đi như thế nào đâu, nhưng mà bây giờ ông cầu cho mình lên trên đó, thử hỏi các con bỏ tiền ra, công sức của các con đến những cái ngày mà cầu an, cầu siêu cho cha mẹ mình thì rõ ràng là mình đem cái sức lực của mình chứ đâu phải mình muốn, mình không có lòng tin mình làm chơi đâu. Mình làm thật sự. Nhưng mà cuối cùng có được không? Cuối cùng có được cái gì đâu. Hay là mình bị lừa đảo mình bị gạt không?

(01:00:31) Đó thì do đó, cái đầu óc của chúng ta, con người của chúng ta, đầu óc chúng ta nó không cho phép. Nhưng mà trước kia Thầy tu chưa xong, Thầy rất sợ, không biết mình nói có đúng hay không? Đâu có dám. Nghi nghi chứ không dám. Nhưng mà ráng nỗ lực tu, tu để thật sự để mà thấy, rõ rồi thì không sợ ai nữa hết. Bởi vì mình thấy rõ.

Như bây giờ mấy con, mấy con thấy mấy con tu chưa tới, mấy con dám nói không? Chạm tới mấy không biết Thầy Tổ, ông còn tu cái gì nữa, ông cao hơn nữa, nói bậy không được, đâu có dám. Nhưng mà khi mà các con thực hiện, các con thấu suốt rõ rồi. Mấy ông này thiệt ra ông còn ở dưới đất. Chứ đâu phải được là hàng Thánh đâu.

Cho nên bây giờ thí dụ như Thầy nói vậy nè, đem giới luật mà kê ra thì mấy con thấy các bậc Tôn túc Hòa thượng mình có là hàng Thánh chưa? Chưa. Thí dụ bây giờ mới kê ra mấy con có thấy mấy con có tin tưởng chưa? Chưa. Mất niềm tin. Như vậy mấy con mới biết rằng những vị này là Bà La Môn hay là Phật giáo thật sự?

Phật giáo thật sự người ta vô thì mười cái giới Thánh Sa di người ta phải giữ trọn rồi. Đâu còn ai dám phạm. Thì các con thấy cái niềm tin của chúng ta là. Cho nên đức Phật nói: “Giới luật còn là Phật pháp còn”, chúng ta lấy giới luật mà làm thầy, nhìn giới luật mà thấy những vị đó là thầy của mình hay là không thầy? Có đúng chưa?

Còn bây giờ mấy con không xét, cứ ông nào cứ đầu tròn, áo vuông là làm Hòa thượng, có uy tín rồi lớn đồ này kia, có đệ tử đồ đông thì mình cứ vào đó mà xin quy y. Thì như vậy mình chọn có đúng vị Tăng của mình tu không, theo không? Cho nên cuối cùng thì cuộc đời của mình nó, nó vẫn là cuộc đời của mình mà nó còn thêm một cái tôn giáo cho mình hao tốn thêm.

(01:02:02) Đó hôm nay đó thì Thầy trả lời như thế này rõ ràng là những kinh này nó dụ mình mà nó dạy. Mà đọc lại kinh sách Đại thừa coi, cuốn kinh nào nó cũng nói đệ nhất hết. Ai tu kinh, kinh Duyên giác nó có nói đệ nhất, kinh Pháp Hoa cũng nói đệ nhất, kinh Duy Ma Cật cũng nói đệ nhất, phải không? Pháp bất nhị mà, đệ nhất hết. Nhưng mà cuối cùng mình có thấy ông nào được đệ nhất ở đâu?

Nhất là kinh Bát Nhã nó nói trí tuệ Bát Nhã là đệ nhất. Nhưng mà mình thấy có ông nào giai không? Ngũ uẩn không thấy ông nào giai không hết. Cứ hở một chút cái đau bệnh đi nhà thương nằm mà giai không ở chỗ nào? Không sao vô nhà thương nằm? Có không? Có đúng không?

Thầy nói cứ suy ngẫm coi phải lời Thầy nói, đừng có tin Thầy, Thầy nói rồi cứ suy ngẫm. Bởi vì đức Phật nói phải lấy trí mà mình hiểu, đừng có tin ai hết. Thầy nói có đúng thì tin, mà không nói không đúng, không tin thì thôi, đừng có thèm tin. Đó thì mấy con còn có cái trí tuệ mấy con suy ngẫm, để cái gì nó đem lại lợi ích cho mình.

11- ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ

(01:02:56) Nhưng điều kiện nó tốt nhất là đạo Phật có một cái nền đạo đức mà bị Bà La Môn nó đã dìm sạch cái nền đạo đức nhân bản, cái nền đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người. Cái nền đạo đức này tuyệt vời. Khi ở trên hành tinh con người mà biết sống được cái nền đạo đức này đã là xây dựng cái hành tinh này là cái Thiên đàng. Không ai làm khổ cho ai thì còn gì mà không Thiên đàng nữa. Cần phải đâu mà cho cực. Phải không mấy con thấy không?

Nó hay rất hay! Mà tiếc vì bây giờ một mình Thầy thì chắc chắn là các con chưa thọ hưởng được cái này đâu. Bởi vì mình cố gắng mình nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng thì cái những người khác họ ác pháp họ lấn lướt mình, họ hiếp mình luôn, họ làm cho mình khổ càng khổ luôn.

Nhưng mà một trăm năm sau, một ngàn năm sau con người trên hành tinh này người ta sống toàn diện ở trên cái đạo đức này, cái đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Thì người nào cũng biết hết rồi thì chắc có ai mà lấn lướt ai, có ai hiếp đáp ai đâu. Người ta sống bằng một tình thương chân thành. Thì làm thế nào? Nhưng mà phải một ngàn năm. Bây giờ Thầy mới khơi cái đạo đức này ra thì một ngàn năm sau mới chỉnh đốn lại được. Chứ đâu phải bây giờ.

(01:04:02) Bây giờ Thầy chỉ cứu được một số người nào thôi, nhưng mà họ là cái người thiệt thòi nhất ở trong cái cuộc sống này. Bởi vì họ biết tu như vậy, họ biết nhẫn nhục như vậy, họ biết tùy thuận như vậy. Thì những cái người ác là lấn lướt rồi, họ là chịu lép thôi. Có đúng không mấy con?

Đó là cái sự thật hiển nhiên chúng ta phải chấp nhận, bởi vì chúng ta là những người mới bắt đầu, chúng ta phải chấp nhận điều đó. Để mà chúng ta xây dựng cho một cái nền đạo đức của chúng ta. Rồi cái duyên đó nó nhờ những cái người mà lãnh đạo quốc gia người ta áp dụng cái này để mà có …​ Thôi bây giờ thì mấy con nghỉ.

12- Ý NGHĨA CỦA QUY Y TAM BẢO

(01:04:50): …​ (Không nghe rõ).

Mấy con ngồi xuống hết con.

(01:07:04) Trước khi quy y Tam Bảo, thì các con phải hiểu quy y nghĩa là gì? Và Tam Bảo nghĩa là gì? Chữ quy y ở đây có nghĩa là nương tựa, trở về hay là nương tựa. Thì chữ nương tựa nghe dễ hiểu hơn. Từ lâu, từ khi mình được sanh ra, thì mình nương tựa với cha mẹ. Nhờ cha mẹ nuôi nấng cho mình lớn khôn, cho ăn đi học nên người có công ăn việc làm để sống với mọi người.

Nhưng mình nương tựa với cha mẹ, thì cha mẹ không chịu thay cái đau cho mình, những cái bệnh tật trong người của mình thì cha mẹ không có thể đau thay cho mình được những cái đau khổ đó. Và cái tâm mình phiền não, giận hờn thì cha mẹ cũng không có, nương tựa với cha mẹ nhưng mà cha mẹ cũng không có thay cho mình giận hờn phiền não giùm mình. Cho nên không có thay thế được.

Vì vậy mà nương tựa với cha mẹ thì cha mẹ chỉ nuôi lớn cho mình lớn khôn, cho ăn đi học, cho có nghề nghiệp sống như mọi người mà không thể nào thay thế cho cái sự phiền não đau khổ trong tâm của mình. Cũng như thân bệnh đau thì cha mẹ cũng không thay thế. Cho đến khi chúng ta già chết hoặc là chúng ta già, cha mẹ cũng không thay thế cho chúng ta già cho chúng ta được, và chết thì cha mẹ cũng không chết thế cho chúng ta được.

Đó là bốn cái nỗi khổ mà chúng ta nương tựa với cha mẹ thì cha mẹ không có thay thế cho chúng ta được. Do đó chúng ta phải tìm một cái nơi nương tựa làm sao mà chúng ta nương tựa vào một cái chỗ, mà chỗ đó giúp cho chúng ta thoát ra bốn cái sự đau khổ này. Vì vậy mà nương với cha mẹ thì không thể thoát ra bốn cái sự đau khổ được. Cha mẹ không thể giúp chúng ta thoát ra bốn cái sự đau khổ. Chỉ có nương vào Tam Bảo thì chúng ta mới thoát ra được bốn cái sự đau khổ đó.

(01:09:05) Vậy thì Tam Bảo là gì? Mà chúng ta nương tựa lại có cái sự đặc biệt như vậy, lại giải khổ chúng ta được như vậy. Do đó thì chúng ta phải nghiên cứu, hiểu biết coi Tam Bảo là cái gì? Tam Bảo thì nó là ba cái ngôi báu, tam là ba, bảo là báu, ba cái ngôi báu. Vậy ba cái ngôi báu đó là gì? Là Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo.

Tại sao chúng ta không quy y Phật Bảo không, mà lại còn quy y Pháp Bảo rồi lại quy y Tăng Bảo nữa? Thường thường người ta theo một cái tôn giáo nào đó, thì người ta tin tưởng vào một cái đấng, cái đấng Giáo chủ nào đó, một cái đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế hay hoặc là cái đấng nào đó người ta nương tựa vào. Còn đằng này thì bảo mình theo Phật thì nương tựa ba ngôi lận, ba cái nơi lận. Vậy thì ba cái nơi đó như thế nào?

13- PHẬT BẢO

(01:10:00) Đầu tiên thì chúng ta xét, xét thấy cái ngôi thứ nhất của nó là Phật Bảo, vậy Phật Bảo là cái gì? Là một vị Thánh ở cõi Trời, ở đâu đến đây để mà cứu giúp chúng ta, để mà chúng ta nương tựa vào nhờ người cứu trợ cho chúng ta, giúp đỡ chúng ta, phù hộ chúng ta, hay gia hộ chúng ta, hay nói một cách khác nữa làm chúng ta thoát bốn cái sự đau khổ này, cho nên chúng ta mới nương tựa vào cái đấng Thần linh đó, hoặc cái đấng Giáo chủ đó, sẽ nhờ Người giúp chúng ta, gọi là nương tựa vào người đó.

Mà ở đây thì chúng ta nương tựa vào ông Phật, thì Ông đã bảo rằng mình phải hãy tự thắp đuốc lên đi, ông Phật không có chịu đau thay thế cho mình, chịu chết cho mình. Vậy thì mình nương tựa với Phật Bảo sao mình lại được những cái điều đó?

Bởi vì Phật Bảo là không phải một vị Thánh Thần ở cái cõi Trời nào hay hoặc cõi Niết Bàn, Cực Lạc nào mà đến đây mà dạy chúng ta cái đạo hoặc phù hộ cho chúng ta, để chúng ta thoát ra bốn sự đau khổ đó hay hoặc là chịu thay thế cho chúng ta những sự đau khổ đó. Rõ ràng là không có một vị đấng Thần linh nào mà chịu đau khổ cho chúng ta.

Cho nên chúng ta nương tựa vào một cái con người, cũng cha sanh, mẹ đẻ như chúng ta, nghĩa là cũng có cha có mẹ, cũng sanh ra như chúng ta. Rồi lớn lên thì cũng có vợ có con y như chúng ta, không có gì khác hết. Cũng có tham tiền, tham bạc, cũng giận, cũng hờn, cũng phiền não, cũng đau khổ, cũng bệnh tật, chứ không phải Thánh Thần gì hết.

Cho nên khi đó thì chúng ta suy xét Phật Bảo là gì? Ông chỉ là một con người. Nhưng một con người ở trên hành tinh của chúng ta rõ ràng là cũng có cha mẹ sanh. Cho nên ông là một cái người Ấn Độ, vì ông sanh ở cái nước Ấn Độ, nếu ông sanh ở nước Việt Nam thì ông là con người Việt Nam. Nhưng ông cũng là một con người ở trên hành tinh này, nhưng mà vì cái vị trí đó, cái tên nước đó nó gọi là Ấn Độ, cho nên Ngài là người Ấn Độ. Thật sự có một lịch sử thật tế, không phải mơ hồ, không có lịch sử, Ngài là con người lịch sử hẳn hòi.

(01:12:02) Cho nên Ngài, khi mà Ngài lớn lên Ngài mà có vợ con, rồi Ngài được đi du ngoạn trong bốn cửa thành, Ngài thấy bốn cái sự đau khổ của kiếp làm người. Ngài thấy rằng con người không ai thoát ra bốn cái sự đau khổ này, cho nên Ngài quyết tâm Ngài xuất gia Ngài tu hành để làm chủ được bốn sự đau khổ đó.

Do khi mà tư duy suy nghĩ như vậy, thì lúc bấy giờ đó thì Ngài đã có vợ, có con. Vừa sanh đứa con thì Ngài lại quá sợ hãi, quá sợ hãi, cho nên trong nửa đêm đó thì Ngài lật đật Ngài lo Ngài trốn. Ngài bỏ vua cha, bỏ mẹ, vì mẹ Ngài đã mất khi sinh Ngài ra, cho nên Ngài bỏ vua cha và bỏ vợ bỏ con, Ngài lén Ngài trốn đi.

Tại sao khi mà có đạo Phật thì Ngài cấm không có cho chúng ta bỏ gia đình làm khổ gia đình mà trong khi Ngài lại bỏ gia đình, bỏ vua cha, bỏ vợ, bỏ con làm cho vợ con và một người cha già lại là đau khổ như vậy?

Là tại vì trong cái thời đó chưa có cái nền đạo đức của đạo Phật, cái nền đạo đức nhân bản - nhân quả chưa có. Cho nên vì vậy mà Ngài muốn, Ngài muốn tìm con đường giải thoát và Ngài không có suy tư, cho nên vì vậy mà Ngài đi thì cha Ngài rất là không bằng lòng. Cho nên Ngài lén Ngài trốn đi, vợ con cũng không bằng lòng. Cho nên Ngài cũng phải lén trốn đi, vì vậy mà khi Ngài đi thì gia đình Ngài rất khốn khổ. (Vợ Ngài) rất thương con, rất là thương chồng cho nên rất khổ.

Thì do đó thì sau những năm mà Ngài đi sáu năm trời khổ hạnh, Ngài không bao giờ mà Ngài về thăm vợ, thăm con hay thăm vua cha sáu năm. Như vậy thì đủ biết là cái gan dạ, và cái cương quyết cắt đứt cái ái kiết sử của Ngài rất là mạnh. Ngài tha thiết ở trên con đường mà giải thoát, chúng ta nếu mà chúng ta bình thường như chúng ta đó. Là một cái người mà có nghị lực, chắc chúng ta đi như vậy một thời gian chúng ta cũng về thăm, về thăm nhà. Đằng này thì Ngài không về thăm, chừng nào Ngài chứng đạo Ngài mới về, khi mà tu xong rồi Ngài mới về thăm vua cha, thăm vợ con.

(01:14:05) Thì chúng ta biết rằng một con người mà nghị lực như vậy, nó không phải là bình thường. Nhưng mà chính ở trong chúng ta có những người có nghị lực như vậy chứ không phải không. Người ta chịu gian khổ, bằng mọi cách người ta cũng có thể đi vào rừng vào núi mà người ta từ năm này đến năm khác, hoặc năm, mười năm, hai chục năm chúng ta cũng có thể thực hiện được cái sự tu tập đó.

Và cuối cùng thì Ngài tu tập làm chủ được, làm chủ được bốn sự đau khổ đó, cho nên Ngài mới đem cái chân lý đó, Ngài dạy cái bài pháp đầu tiên, gọi là chuyển pháp luân lần đầu tiên đó là dạy Tứ Diệu Đế. Cái chân lý nói rõ ràng con người là phải như vậy, như vậy. Ngài không dạy chúng ta để sanh lên cái cõi Cực Lạc, Thiên Đàng mà Ngài chỉ cho chúng ta biết rằng cái trạng thái tâm của chúng ta gọi là Diệt Đế, cái trạng thái tâm đó gọi là cái Niết Bàn. Cái tâm trạng của chúng ta lúc bấy giờ nó ở trong cái trạng thái đó là Niết Bàn chứ không phải có cảnh giới Niết Bàn.

Cho nên Ngài đã xác định được cái chân lý của Ngài mà mọi con người chúng ta hiểu được cái chân lý đó bằng cái ý thức chúng ta cụ thể. Nói khổ, con người ai cũng biết là khổ, phải không?

Mà nói cái nguyên nhân mà hợp lại những cái khổ đó thì chắc ai cũng không bác được là vì cái tâm ham muốn của chúng ta, cái lòng dục của chúng ta mà nó tập hợp tất cả những cái sự đau khổ. Cho nên diệt cái lòng dục đó, không còn dục nữa thì chúng ta sẽ hết khổ. Cho nên cái chân lý đó không thể ai bác được. Vì vậy mà cuối cùng Ngài đưa ra cái Đạo Đế, cũng là một cái chân lý thiết thực, sống thì phải Chánh kiến, mà nếu tà kiến thì có sự khổ đau, mà phải Chánh tư duy, chứ tà tư duy thì mới đau khổ.

(01:15:36) Cho nên từ đó chúng ta thấy đó là một cái chân lý mà đạo Phật xem hết các tôn giáo trên hành tinh này thì chúng ta thấy đạo Phật nó có một cái chân lý thực tế với đời sống hằng ngày của con người hơn là các tôn giáo khác. Những tôn giáo khác thì có những cái đấng Ngọc Hoàng, Thượng Đế nó có cái dạng mơ hồ trừu tượng.

Còn trái lại đạo Phật thì ngay trong chúng ta, ngay trong chúng ta thì chúng ta phải tự lực, sống bằng cái chánh kiến, bằng cái chánh kiến như thế nào? Thì đức Phật đã dạy cho chúng ta, trang bị cho chúng ta có những cái chánh kiến, thấy cho đúng. Rồi cái suy nghĩ như thế nào đúng, mà suy nghĩ như thế nào sai? Sai tức là có đem đến cái sự khổ cho chúng ta thì gọi là tà kiến.

Như vậy Ngài thật sự là con người thật, đừng nghĩ rằng theo truyền thuyết, người ta huyền thoại một cái câu chuyện, một đấng Giáo chủ. Đức Phật sanh ra bằng nách, sự thật ra cái điều này hoàn toàn là không có khoa học, không có cái tin tưởng được, nó không thể được. Chỉ là những người bậc Thánh ở đâu, sanh ra như vậy, mà cũng không làm sao sanh được như vậy.

Bởi vì con chúng ta con người, mà ở trong nách mình nứt, làm sao cái nách chúng ta nứt được, chỉ có đem dao mà mổ ra thôi. Thì rõ ràng nếu mà nói như vậy thì Ngài xưa đức Phật chắc là sanh khó lắm cho nên mới mổ nách mới đẻ ra chứ gì? Thì như vậy là không đúng. Không đúng, như vậy ngày xưa cái chuyện đó là không có rồi.

Nhưng mà người ta huyền thoại Ngài, huyền thoại Ngài câu chuyện. Được sanh ra, thì cái cơ bắp của con người mới sanh ra mà nằm suốt chín tháng mười ngày, ở trong cái bào thai mẹ mà sanh ra đứng như vậy đi bảy bước liền thì cái điều đó không có đâu, nó yếu ớt. Bởi vì những cơ bắp chúng ta bị gò bó ở trong đó, thôi mình đặt thành vấn đề như các vị ngồi khoanh chân đi. Bây giờ cái chân cẳng của quý vị đi cứng cáp đó, phải không? Thì bây giờ ngồi khoanh chân đi, cái chân cẳng mà tê cóng lên, quý vị đứng dậy đi được không?

Hơn nữa là quý vị thấy một đứa bé mà nằm trong cái bào thai nó co rút như vậy, thì chắc là nó cũng tê cóng ở trỏng, cho nên vì vậy mà làm sao mà nó lọt lòng ra nó bước đi được? Đó là cái nói, nói để cái lý để chúng ta thấy rằng những cái phi lý, nó không đúng.

Một đứa bé sanh ra rồi huyền thoại cho Ngài lại có thần thông, coi như hoa sen nở dưới chân Ngài đi. Làm sao ở chỗ Ngài đi là sình lầy hay sao mà hoa sen mọc? Đất khô của Thầy làm sao có hoa sen mọc được, có phải không? Có lẽ là bà mẹ sinh Ngài ở trong dưới cái vũng lầy mà, cho nên ở đó nó mới có bông sen, phải vậy không? Chúng ta nghe có lý không?

(01:17:58) Chúng ta phải hiểu cái lý thật và cái lý không. Tại sao Ngài bước lại có hiện bông sen lên? Như vậy nếu mà thực tế thì phải ở trong cái vũng sình lầy. Mà nếu mà không có vũng sình lầy thì ít ra phải có thần thông, phải không? Nhưng mà cái thần thông thì trong đạo Phật thì Thầy thấy là đức Phật rất bác thần thông, tại vì đó là cái ảo giác của chúng ta. Đó là cái ảo thuật, nó làm cho chúng ta thấy như vậy, chứ thật ra không phải như vậy.

Như vậy là đức Phật hiện ra là cái con người ma mà, cho nên người ta xây dựng cái lịch sử của đức Phật bằng cái đó thì chúng ta nghĩ rằng ông này có lẽ là ma chứ không phải là con người thật. Mà nếu mà con người ma mà chúng ta dựa vào con người ma thì chắc chắn là chúng ta cũng ảo là ma thôi chứ chúng ta có làm cái gì? Không đúng.

Cho nên khi mà chúng ta xét thấy ông Phật thật sự là con người cha sanh mẹ đẻ, cũng sanh nơi bất tịnh. Thầy xác định điều đó. Vậy tại sao Thầy xác định điều đó? Tại vì Thầy cũng tu tập Thầy làm chủ được sự sống chết, mà Thầy cũng sanh nơi cha mẹ bất tịnh, cha mẹ sanh Thầy ra nơi bất tịnh chứ đâu có mà sanh nơi hông đâu. Nếu mà Thầy sanh nơi hông thì chắc chắn ngày xưa đức Phật cũng sanh nơi hông thôi, nơi nách.

Còn Thầy cũng sanh như các Phật tử hiện giờ, cũng cha sanh mình, cũng cha mẹ sanh mình nơi đâu thì Thầy cũng sanh nơi như vậy, thì rõ ràng là sanh nơi bất tịnh. Và Thầy cũng có da thịt cũng như quý Phật tử, tất cả mọi người cũng giống như Thầy. Nhưng mà Thầy làm được, Thầy sống được, giới luật Thầy sống không vi phạm, rồi thiền định Thầy làm được những cái sự sống chết như vậy rõ ràng là ông Phật làm được thì Thầy tin rằng ông Phật làm được, Thầy làm được và bây giờ quý Phật tử làm được. Bởi vì quý Phật tử cũng giống như Thầy, cũng là con người.

Nếu mà bây giờ nói một con vật như là một con bò, con trâu, hay con chó mà nói nó sẽ tu được như Thầy, Thầy tin là nó không có làm được. Là tại vì nó có cái thân như vậy nó tu không có được. Còn Thầy là một con người và ông Phật là một con người giống như nhau cho nên Thầy tin rằng ông Phật làm được. Do cái sự tư duy suy nghĩ như vậy, ông Phật thật sự là con người như mình. Mình hãy nương tựa vào ông ta thì có lẽ là làm được.

Vậy thì nương tựa như thế nào? Nương tựa là Phật sống như thế nào thì mình làm như thế nấy, Phật ăn như thế nào, mình ăn như thế nấy, Phật đi như thế nào, thì mình đi như thế nấy, tất cả mọi cái mình làm giống như Phật thì chắc chắn là sẽ được giải thoát như Phật chứ gì?

(01:20:11) Điều đó là cái điều có một cái sự mình tin tưởng. Cho nên mình xét lại qua cái lịch sử của đức Phật, trong thời đức Phật đi thuyết giảng độ chúng sinh thì đức Phật sống như thế nào, làm như thế nào? Mình nghiên cứu lại những cái trang sử đó và đồng thời mình bắt chước Phật, mình dựa vào đó, dựa vào đó gọi là nương tựa vào. Vì vậy mà cái người nương tựa vào Phật Bảo thì chắc chắn là giữ đúng như vậy, làm đúng như vậy, thì chắc chắn là người đó sẽ có giải thoát.

Cũng như bây giờ, mình hở một chút người ta nói nặng một chút cái mình giận. Nhưng mà ông Phật ngày xưa, người ta nói nặng chửi ông ông vẫn thản nhiên, ông nói như cho bánh ông, hồi cho bánh ông mà giờ ông ông không giận thì mấy người phải mang về thôi.

Cho nên ông Phật ông dạy chúng ta rất rõ ràng, là vì người ta có chửi mắng mình, người ta nói nặng nhẹ mình nhưng mà mình không có chửi mắng lại người, thì cũng như bánh mà đem cho mình mà mình không nhận. Thì những cái điều mà người ta cho mình không nhận thì không lẽ người ta đổ? Người ta phải mang về. Còn riêng ông thì không có vướng mắc gì những cái điều người ta chửi mắng ông hết. Cho nên hoàn toàn là ông làm thinh.

Cho nên cái điều kiện ông Phật ông dạy đệ tử của ông là “im lặng như Thánh”. Người ta chửi mắng vậy chứ mà im lặng như Thánh, không có được giận hờn và không được phiền não do đó là giải thoát ngay liền.

Cho nên vì vậy mà chúng ta sống như Phật, nương tựa vào ông Phật là chúng ta đã. Nếu mà chúng ta biết hiểu được cái hành động sống đúng như vậy thì chúng ta cố gắng mà khắc phục mình, chế ngự tâm mình, để rồi mình sống như Phật thì chắc chắn mình sẽ tìm được cái sự làm chủ sanh, già, bệnh, chết như ông Phật đã làm được. Đó là cái thứ nhất, cái ngôi thứ nhất.

14- PHÁP BẢO

(01:21:41) Ngôi thứ hai là Pháp Bảo. Pháp Bảo là những cái kinh nghiệm mà ông Phật đã tu, và đã tìm ra được cái điều kiện, cái phương cách, cái cách thức để mà tu tập, để mà làm chủ được sự sống chết. Nhưng mà mình phải nghĩ cái pháp như thế nào mình mới tin chứ không phải đụng đâu mình tin đó. Cho nên đức Phật có dạy mình: “Đừng có tin, đừng có tin.” Nghĩa là dù người ta nói cái gì mình cũng đừng có tin mà mình phải tư duy suy nghĩ, mình phải thấy làm cho được mình mới tin, làm không được thì không tin.

Cho nên hồi lúc nãy có một người Phật tử hỏi Thầy, từ đâu tới giờ Thầy dạy đạo có người nào mà tu chứng chưa? Thầy trả lời là chưa có người nào tu chứng. Là tại sao? Tại sao mà người ta chưa tu chứng? Tại vì người ta không đi đúng theo cái lời dạy của Thầy, cho nên Thầy đành chịu. Nhưng mà Thầy nghĩ rằng, nếu mà người ta hiểu được, hiểu được Thầy, người ta làm đúng cái lời dạy của Thầy, chắc chắn là người ta sẽ chứng được.

Còn bây giờ Thầy bảo là người ta độc cư, thì người ta không độc cư, người ta nói chuyện; Thầy bảo là ăn ngày một bữa, người ta ăn hai, ba bữa; Thầy bảo là người ta phải chiến đấu với hôn trầm, thùy miên thì họ lại không chiến đấu với hôn trầm, thùy miên, buồn ngủ là thích đi ngủ. Thì cuối cùng như vậy là Thầy đâu có làm sao, đến đây tu với Thầy để rồi để cho Thầy mang tiếng, chứ còn sự thật ra thì họ không thấy cái trách nhiệm của họ khi mà đến đây tu.

Họ đến đây tu có mục đích là họ dựng lại cái sự sống của Phật giáo lại. Còn họ tu như vậy là tu theo dục, muốn hồi nào tu hồi nấy. Như vậy rõ ràng là họ còn muốn diệt Phật giáo thêm một bước nữa. Cho nên những người mà theo Thầy tu mà không nghe lời Thầy dạy là những người đó họ không có quyết tâm diệt Phật giáo, nhưng cách thức làm không đúng cũng vẫn là có cái điều kiện làm cho Phật giáo mất niềm tin đối với mọi người, điều đó là điều không đúng.

Cho nên khi mà chúng ta đến đây tu là chúng ta phải tu. Để không, ngày nào đó chúng ta nằm xuống chúng ta chết mà bệnh đau rên la thì người ta nói “ờ, Phật giáo gì mà tu mà không làm chủ”. Thế mà ông Phật ông dạy bảo phải làm chủ bốn cái sự đau khổ này, thế mà không làm chủ được. Do đó người ta làm sao người ta tin được Phật giáo? Thì Phật giáo phải bị diệt mà thôi.

(01:23:36) Cho nên ở đây, khi mà chúng ta nghe được pháp, thì chúng ta phải tư duy cái pháp như thế nào? Đức Phật nói: Ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện. Vậy thì ngăn ác như thế nào? Khi tâm tôi có tham tôi biết nó có tham, mà tham là ác pháp thì tôi phải ngăn diệt, không có được để trong tâm tôi, thì ngay đó tôi cũng giải thoát chớ. Chứ đâu cần gì mà cái sự giải thoát gì mênh mông đâu. Đâu cần đi tìm những cái thế giới Cực Lạc làm gì? Đi tìm một cái Phật tánh để làm gì đây? Mà chính ngay chỗ tâm tham tôi biết có tham. Cho nên đức Phật xác định được cái bài pháp của mình: ‘‘Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy’’, có đúng không?

Như vậy rõ ràng là pháp của Phật rất thực tế, Phật đã dạy như thế này: “Chư ác mạc tác, chúng thiện cùng hành”. Hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta, các pháp ác đừng có làm, mà hãy làm các pháp thiện. Đúng không? Đúng lời Phật dạy không? Như vậy có bảo chúng ta vô chùa lạy Phật, cầu cúng không? Có bảo chúng ta vô chùa để nhập thất tu không? Hay là dạy cho chúng ta ở trong cuộc sống của chúng ta mà ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện?

Cái pháp có thực tế không? Có bảo chúng ta bỏ vợ, bỏ con không? Nhưng vợ con có nói lời nói gì mà làm cho chúng ta tức giận, chúng ta có giận không? Bởi vì tức giận sân là ác pháp, phải ngăn và diệt, do đó chúng ta ngăn diệt.

Và kính ngữ của chúng ta để làm gì đây? Lời nói phải ôn tồn, chứ đâu lý mà nạt nộ, la lối, rầy mắng vợ con. Thì điều đó là điều ác pháp, tại sao chúng ta làm điều này? Cho nên những gì ông Phật dạy bảo mình: Các pháp ác không nên làm, nên làm các pháp thiện. Cho nên từng cái lời nói, từng cái hành động, từng cái suy nghĩ của chúng ta, vì vậy mà chúng ta sẽ hoàn toàn làm được giải thoát. Ngay khi mà chúng ta làm được những hành động này là giải thoát.

Vậy cái pháp nó thực tế và nó hiện tại quá, nó cụ thể quá phải không? Ngay khi mình biết sân là mình đừng sân, ngay khi mình biết tham là mình đừng tham. Nhưng mà ông Phật ông biết rằng cái lực, cái nghiệp lực của tham, sân, si nó quá mạnh cho nên ông mới cho mình cái pháp Như Lý Tác Ý để hằng ngày mình tác ý để tạo thành một cái lực của nội tâm.

Cho nên bây giờ tôi không tham, không sân là bị ngũ triền cái nó che khuất tôi không thấy được cái tâm tham, sân, si của tôi. Cho nên vì vậy mà lúc bây giờ tôi nhắc: “Tâm tôi như cục đất, ly tham, sân, si hết đi”. Tham, sân, si là ác pháp, mai mốt mình không được sân, không được tham nữa”. Mình nhắc nó vậy, nó trở thành một cái lực ở trong tâm của chúng ta, khi có ác pháp, có đối tượng xảy đến cho tâm mình tham, sân, si thì ngay đó thì mình đã có cái sức mình dừng lại được liền mà hoàn toàn mình được giải thoát.

Vậy cái pháp mà đem đến sự giải thoát như vậy, nó có thực tế không? Như vậy chỗ mà thực tế như vậy, nó có giải quyết được mình nỗi khổ không? Sinh, già, bệnh, chết nó có giải quyết được không? Được chứ! Bởi vì khi mà toàn bộ tâm chúng ta thanh tịnh hoàn toàn, nghĩa là không còn tham, sân, si nữa. Thì ngay lúc đó cái tâm thanh tịnh như vậy nó có đủ cái năng lực đó để làm chủ sự sống chết.

(01:26:17) Cũng như bây giờ trên cái bước đường mà chúng ta tu, chúng ta thấy rõ ràng cái tâm mà nó không giận hờn, phiền não, không tham đắm thì cái tâm đó thanh tịnh, nó giúp cho cái thân người đó ít bệnh đau. Và cái pháp hướng mà hằng ngày nhắc nó trở thành cái lực. Cho nên khi thân nó có bị bệnh đau, tức là bệnh khổ đó thì nó tác ý nó đuổi cái bệnh khổ cũng vẫn đi mất đi. Đó là chúng ta thấy nó rất là thực tế cụ thể.

Vậy thì pháp của Phật rất thực tế, cụ thể như vậy, rõ ràng là chúng ta nương tựa vào, quy y tức là nương tựa chứ gì. Nương tựa vào Pháp Bảo thì thấy có giải thoát hoàn toàn, có lợi ích rồi. Nó làm chủ được bệnh nè.

Thí dụ như Thầy nói cái bệnh trên thân Thầy nó có cái cánh tay nó đau, Thầy bảo: “Thọ là vô thường, hãy đi khỏi thân ta đi, không có được đau nữa nha”, thì bắt đầu Thầy dẫn cái tâm của Thầy cho nó cái tâm của Thầy nó vào cái sự an tịnh, dẫn cái thân của Thầy nó vào cái sự an tịnh, Thầy nhắc: “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra”. Thầy cứ nương hơi thở, Thầy cứ thường xuyên liên tục Thầy nhắc, cứ khoảng năm hơi thở, mười hơi thở Thầy nhắc một lần. Cuối cùng một lát tâm của Thầy nó yên, yên ổn ở trong cái hơi thở, nhiếp phục trong hơi thở, an ổn trong hơi thở. Thì trạng thái tâm, cái thân của Thầy nó rất là an lạc, nó không còn cái đau nhức chỗ nào nữa hết.

Không phải pháp của Phật thực tế để mà nó chịu thay cái sự đau khổ của chúng ta không? Rõ ràng là nhờ pháp mà thân chúng ta không còn đau khổ nữa, cái bệnh khổ không còn nữa. Có phải là cái lợi ích nó thiết thực không?

(01:27:37) Cho nên cha mẹ làm sao chịu đau cho chúng ta được? Thế mà cái pháp này nó làm cho thân của chúng ta không còn đau. Như vậy là nương tựa nó có lợi ích chớ. Bởi vậy, cho nên vì vậy chúng ta mới quy y Pháp Bảo chứ, đúng không?

Cho nên ở đây chúng ta thấy thiết thực như vậy rồi. Phật Bảo là người thật, giúp cho chúng ta biết rõ ràng là Ông đã làm được sự thật như vậy là mình cũng làm được như vậy. Tức là Phật Bảo giúp cho chúng ta có cái niềm tin. Và Pháp Bảo nó gây cái niềm tin đó kéo dài. Chứ bây giờ pháp của tôi mà không kết quả thì tôi làm sao tôi tin được? Còn cái pháp này nó thực tế, chúng ta không ngăn thôi, mà hễ ngăn diệt thì chúng ta thấy có giải thoát. Chứ nên nó quá thực tế, niềm tin chúng ta bắt vào kéo dài ra sâu sắc.

Còn bây giờ cái pháp này dạy tôi tin Phật, nhưng mà cuối cùng cái lời dạy của đức Phật, pháp của Phật dạy tôi tu nó không kết quả. Tôi tu mãi mà sao tâm tôi còn tham, sân, si, còn giận dữ, cuối cùng thì tôi hết tin rồi. Mà tôi hết tin thì tôi tu chơi chơi thôi chứ tôi không có nhiệt tâm tu nữa. Cho nên cuối cùng thì nhìn tới nhìn lui thì các thầy không ai giải thoát được hết. Có phải đúng không?

Cho nên mình quy y Tam Bảo là mình phải thấy có sự lợi ích thiết thực nơi nương tựa đó. Cho nên nói mình trở về nương tựa để nhờ cậy, quy y cái ba ngôi Tam Bảo này nó mới làm chủ được, nó mới thoát ra bốn sự đau khổ của kiếp người sanh, già, bệnh, chết. Đó thì mình nương tựa vào Pháp Bảo, là mình thấy lợi ích mà thiết thực, mà dễ dàng, không ai làm không được.

Bây giờ có gì đâu mà khó đâu, Thầy ngồi chơi Thầy nhắc: “Tâm như cục đất, không có tham, sân, si nha nghe không? Tham, sân, si là ác pháp. Mai mốt mà mày sân là mày biết tao à, tao xách cây tầm vông tao nít vô đít mày à”. Ờ mình nói vậy chớ mà nó sợ chớ, đâu phải cái tâm mình nó không sợ, nó sợ lắm chớ. Thì do đó mình cứ nhắc nó vậy, mà mai mốt nó có sân lấy cây roi mà quất nó một cái nó hết sân liền à.

Thầy chắc chắn bảo đảm, quý Phật tử cứ làm thử đi, bữa nào mà vợ con nói gì mà nó giận, lấy cái cây tầm vông quất cái đít, “mày còn giận là mày chết”. Thì do đó khi mà nó bị đòn rồi cái bắt đầu nó hết giận liền. Thầy bảo đảm. Cho nên vì vậy trên cái sự tu, chúng ta cũng phải có lúc chúng ta dụ cái thân tâm của chúng ta chớ, cũng có dịp, có lúc chúng ta phải răn đe nó chớ, cũng đánh nó một hai roi cho nó ớn chớ. Thì lúc bấy giờ nó sẽ nghe lời mình chứ gì.

Đức Phật nói cái thâm tâm của chúng ta nó cũng giống như một con voi, con voi rừng, chúng ta huấn luyện nó, có lúc thì chúng dụ dỗ, có lúc cũng phải răn đe nó. Đó là chúng muốn làm chủ nó mà, nó đâu có dám cãi. Vì vậy mà tới chừng nó thuần rồi thì nó rất dễ sai, dễ bảo. Đó thì cái pháp của Phật dạy chúng ta là đem lại cho cái sự lợi ích cho chúng ta thiết thực.

15- TĂNG BẢO

(01:29:59) Bây giờ tới Tăng Bảo. Tăng Bảo là tượng trưng cho giới luật, cho sức sống của đức hạnh, mà Tăng Bảo là đức Phật đang sống hiện tiền trong ngôi Tăng Bảo. Bởi vì một ông Tăng là tượng trưng cho một Thánh Tăng, một vị Phật sống hiện tại. Cho nên đức hạnh đó nó phải thể hiện ra sự sống của ông ta.

Còn nếu ông Tăng mà phạm giới phá giới thì chưa hẳn đã là một vị Tăng mà chúng ta quy y. Tức là nương tựa. Bởi vì cái ông này phạm giới, phá giới, nó đâu có đủ cái đức hạnh mà chúng ta tôn xưng họ làm Thầy, nương tựa làm cái gương sống để mà chúng ta noi theo cái gương đó? Cho nên một ông Tăng phải giới luật nghiêm chỉnh.

Vì vậy, muốn chọn một vị Tăng mà để quy y đó, để nương tựa thì phải chọn một vị giới luật nghiêm chỉnh. Đừng có chọn những cái vị thần thông, bởi vì những cái vị sư mà người ta luyện Mật tông người ta cũng có thần thông, người ta biết chuyện quá khứ, vị lai. Những cái vị đó là ngoại đạo, là những người sai, không có đúng. Bởi vì, cái đó nó không có lợi ích, nó làm cho chúng ta luôn sợ hãi và ham muốn. Chứ nó không có diệt cái lòng ham muốn của chúng ta. Thấy có thần thông ham muốn.

Cũng như bây giờ Thầy quán hào quang, Thầy phóng hào quang nè, Thầy bay lên trời Thầy ngồi thiền nè, rồi Thầy chun xuống đất Thầy độn thổ nè, Thầy làm nhiều cách Thầy biến một thân biến ra nhiều thân. Quý Phật tử về đây tham quá, tham quá mình phải ráng mình tu để mình biến hóa được như vậy, mình làm được như vậy. Cuối cùng, tham cái thần thông ảo, nó đâu có thiết thực.

Còn bây giờ chúng ta sống đúng cái đạo đức của chúng ta, Thánh hạnh, ăn phải tiết độ như thế nào, sống như thế nào, lời nói như thế nào mới đúng là cái đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Thì ngay đó có sự giải thoát cho mình cho người, làm cho mình vui, làm cho kẻ khác vui. Thì cái này nó thực tế. Còn cái kia ngồi trên trời có thực tế cho ai đâu. Thầy bay lên trời Thầy ngồi, Thầy phóng hào quang chơi cho vui cũng như cái trò ảo thuật của mấy cái người mà hát Sơn Đông vậy. Nó có nghĩa lý gì đâu quý vị?

(01:31:53) Cho nên đức Phật nói một cái thần thông biến hóa, một cái thần thông biết trước, trở thành người Thầy bói, có nghĩa lý gì đâu? Mà chỉ có thần thông, thần thông giáo hóa, dạy người ta cái đạo đức, làm cho người ta sống một đời sống làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Cuộc sống người ta không làm khổ mình, khổ người. Thì cái đó là cái quan trọng, cái lợi ích.

Mà cái ông Thầy mà sống không đúng giới luật, không đúng cái đức hạnh, thì các con nghĩ sao? Có xứng đáng là làm Thầy mình không? Thế là mình quy y mình như thế nào? Mình xu hướng mình quy y thấy ông Thầy này có nổi danh, ông làm chức vụ to của Phật giáo, hoặc là ông là một cái người ở trong rừng năm bảy năm tu hành như thế này thế khác, mà không biết ông ta, đến chừng đó ông uống rượu nè, ông ăn thịt nè, ông làm những cái điều mà có thể những người phàm phu làm được hết.

Các con có nghe cái vị mà thiền sư thời nhà Trần, là ông Trần Quốc Toản phải không? Cái ông đó ông về ăn thịt uống rượu bà chị ông nói ông, ông nói: “Phật là Phật, em là em, giải thoát là giải thoát, em ăn thịt uống rượu có gì đâu”. Cái chuyện mà cái vị Thánh Tăng như vậy thì có phải là Thánh Tăng không? Thì không phải đâu, lấy giới luật mà chúng ta kê ra thì chúng ta thấy vị này không phải là Thánh Tăng, mà là một cái người còn phàm phu tục tử. Vậy mà đến khi chết lại bảo là chị hãy chờ em đi, rồi ông lại về cái phòng ông ông lại nhập diệt ông chết, ông nhập thiền nào? Có phải là người ta huyền thoại không?

Rồi ở bên Trung Hoa thì lại có một vị tu sĩ có thần thông, đó là Tế điên, Tế Điên Hòa thượng. Ai đã đọc cái chuyện Tế Điên Hòa thượng cũng thấy ông này rồi cái chuyện ông làm, nhưng mà sự thật ra ông ăn uống dơ dáy đủ cách, nước miếng nước mồm, và ông nuốt ông làm đủ cách dơ bẩn, thế mà một vị Phật mà thanh tịnh như vậy sao? Ông ăn uống rượu, uống chè với mọi người tùm lum tà la hết, như vậy là đối với cái phạm hạnh, cái đức hạnh của một vị tu sĩ, giới luật ở chỗ nào?

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy