(27:16) Mà đừng có luyện bùa luyện chú, sau này nó thành phù thủy mới chết được á, đừng nói chuyện. Thầy nói thật sự. Nó tu không giải thoát mà thành phù thủy, nó thành thầy pháp, thầy bùa. Mấy cái ông thầy mà trị bệnh bùa chú, rồi trị ma yếm, tà đồ, thì mấy người đó đều là tu ba cái Thần chú chứ ba cái gì. Niệm chú, Niệm bùa thì sau này nó cũng thành thầy bùa, thành phù thủy chứ có gì. Nó có chút ít Thần thông, ra làm cái chuyện mà gọi là kiếm tiền để sống, chứ có ông thầy nào mà gọi là giải thoát ở đâu. Thầy nói thật sự.
Mà nhiều khi ở trên rừng, trên núi tu một thời gian có Thần thông, phép tắc chút, nghĩa là biết chuyện quá khứ vị lai chứ gì? Về gặp ba cô gái xỏ mũi, rồi với tiền bạc có hơi nhiều nhiều chút cái mất hết. Trời! Bây giờ tôi biết hết ai, công an nó vô nó bắt, không biết gì nữa hết. Không Thầy nói thật mà mấy con! Hồi đó mà nếu mà cái điều kiện mà biết, mới về đó, công an mà rục rịch ở đâu thì nó biết bữa nay công an nó rình đó, khó vô bắt nó lắm. Nhưng mà sau này nó mất rồi, bắt đầu nó vô nó còng đầu, chứ ở đó.
Bởi vậy Thầy nói toàn đó là ba cái thứ tưởng. Nó còn một chút thanh tịnh, thì nó còn thể hiện ra những cái Thần thông, mà hết chút coi chừng. Nhà nước người ta nói mình làm cái chuyện mê tín, lừa đảo người ta là người ta chốt đầu mình đó. Sự thật ra chuyện đó là chuyện mê tín mà, toàn Thần tưởng mà.
(28:34) Cho nên mới đầu thấy nó, thấy nó còn có cái Sắc Thinh, thành ra người ta tập trung đến đông, đến đông. Chừng mà mình bị thọ dụng tiền bạc, rồi phụ nữ nữa, rồi là bắt đầu coi chừng ông Thầy này ít hôm là công an bắt được đó.
Điều đó, mấy con cứ nghĩ Thầy nói không sai đâu. Ở đâu nó cũng xảy ra cái trường hợp đó nhiều. Cái thứ mà tà ma ngoại đạo này, nó tu không đúng chánh pháp, giới luật không nghiêm chỉnh nè. Nhiều khi nó mang chiếc áo thầy tu của Phật giáo nữa, nó làm tầm bậy ấy chứ. Nó xen vô trong chùa, cúng bái, rồi làm bùa, làm chú này kia, rồi đủ thứ hết. Rồi nó thờ ông cốt gì đủ loại hết, Tề Thiên Đại Thánh gì cũng thờ luôn trong đó nữa.
Cho nên mấy con để ý cái phần đó đi, nó là sai, nó không đúng. Những cái tôn giáo đó là những cái trật, nó không đúng. Nó (nghe không rõ) ra, nó cũng biến từ Phật pháp thành cái này cái kia. Rồi nó vẽ ra nó đi làm tiền người ta bằng cách nó huyễn hoặc, nó lừa đảo, cho nên phải sáng suốt.
Đừng có vô minh, đừng có tin gì hết. Đau bệnh là do nhân quả. Mà nhân quả mà sống đúng giới luật, thì thiện pháp thì nó sẽ chuyển. Năm giới con người tu sĩ nào, người cư sĩ nào mấy con không thọ năm giới? Mấy con biết Phật pháp là mấy con biết năm giới. Giữ gìn năm giới thì không có sợ bệnh đau gì hết, tự nó nó chuyển.
Còn bây giờ mấy con có thọ thật, có đến chùa quy y, thọ Tam Quy Ngũ Giới, nhưng mà về nhà không có giữ. Thật sự ra mấy con thọ cái giới không sát sanh, chứ về nhà vẫn còn ăn thịt chúng sanh hoài thì nó chưa, chưa phải là đệ tử của Phật. Đệ tử của Phật phải là tâm từ bi chứ mấy con.
(30:07) Bởi vì cái giới đó nó xác định được cái lòng con người đệ tử đó phải biết thương yêu sự sống, thương yêu sự sống của mình. Thì thương yêu sự sống của chúng sanh, thì nỡ lòng nào ăn thịt chúng sanh? Chứ không phải bắt mấy con không ăn thịt chúng sinh, ăn chay để làm Phật đâu. Người ta ăn chay là vì lòng thương yêu, các con hiểu chưa?
Mấy con nhớ tu dễ lắm, nhớ lời Thầy dặn nghe không. Ngồi đây nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", suốt ngày ngồi đây chơi. Hễ nghe nó mỏi chân thì đứng dậy đi chứ ai ngồi hoài chi cho tê. Phải không? Đi hơi nghe nó muốn mỏi chân thì vô ngồi nữa, mà ngồi kiểu này không được thì ngồi duỗi chân ra cho thẳng, mà ngồi nghe lâu quá nó mệt thì cứ nằm xuống. Nhưng nhớ đừng ngủ, để không nằm rồi nó thiếp đi luôn không được, cứ tỉnh. Rồi nằm hơi rồi bắt đầu đứng ngồi dậy có gì đâu. Ai cấm? Tu bốn oai nghi mà đi, đứng, nằm, ngồi mà, chứ ai cấm mình, phải không?
(31:00) Nhưng mà nhớ nằm thì cảnh giác coi chừng ngủ, nó dễ lắm đó. Ngồi cũng vậy. Khi đi thì nó không ngủ, phải không? Ngồi, đứng, nằm thì coi chừng nó ngủ. Đó là cái si, cái tâm si, cái tâm lười biếng của mình nó hiện ra cái tướng đó. Cho nên vì vậy mình cảnh giác, trừ ra có đi thì nó sẽ không ngủ được. Mà nhiều khi con thấy nó buồn ngủ nhiều rồi, nó đi mà nó ngã bên đây, ngã bên kia, nó ngủ. Nó đâu có tỉnh đâu, nó đi mà nó xẹo bên đây, xẹo bên kia nó ngủ, khổ lắm chứ không phải không đâu. Thầy nói người nào mà có bị hôn trầm, thùy miên nặng rồi biết. Ráng đi đó, chứ sự thật ra nó đang ngủ ở trong ruột, chứ không phải là nó không ngủ đâu. Nhiều khi nó té xuống đó mấy con té, nó ngủ nó quên nó té. Cho nên, một người mà tu tập để chiến thắng được cái hôn trầm nó không phải dễ đâu. Nhưng mà người ta có phương pháp người ta tập, chứ không phải là khi không mà được.
Đó mấy con về, mấy con nhớ tu. Có niệm nào tác ý, có bệnh nào tác ý: "Thọ là vô thường, theo hơi thở mà ra không được ở đây", thì cái bệnh các con sẽ hết lần lượt. Chứ bây giờ dạy các con nhiếp tâm và an trú, mấy con tập rất cực. Nhất là những người già, tốt hơn mấy con dùng cái Tín Lực mấy con tác ý đuổi ra. Cái lòng đừng có dao động, đừng có sợ cái bệnh. Ai không bệnh? Ai không chết? Mà bệnh đau chút là sợ sao? Mà sợ tức là sợ chết chứ không có gì.
Cho nên không có sợ nữa, mà không sợ thì mấy con sẽ không đau. Thầy nói vậy, người không sợ là không đau. Mà người sợ, mấy người sợ đau, mấy người này đau nhiều mấy con. Còn mấy người không sợ lại nó không đau. Các con cứ nghĩ coi, kinh nghiệm coi có không? Thầy nói là thẳng thật đó mấy con chứ không phải là nói đùa đâu, nói thật đó. Cái người không sợ đau là không đau, mà cái người hay sợ đau là dễ bệnh. Cho nên cái tinh Thần nó ăn thua ở chỗ cái tinh Thần của chúng ta mạnh hay là yếu. Cho nên mấy con ráng tu, cố gắng.
(32:48) Gặp Thầy Thầy khuyên, Thầy sách tấn mấy con tu. Chứ Thầy không sách tấn mấy con chạy theo ăn uống này kia, vui chơi theo thế tục. Các con thấy vui chơi, ăn uống, thì nó lại khổ đau. Ăn quá bội thực thì đau bụng, về cũng rên cũng khổ. Mà ăn thì mất công nhai nuốt. Đi chơi thì đi Vũng Tàu, Bà Rịa thì mệt xác.
(không nghe rõ)
Có ai vậy?
Cô Út: (không nghe rõ) Hết giờ rồi.
Trưởng lão: Thôi được rồi, Thầy ra con. Con ở đây khuyên, rồi con về dưới giải quyết xong đi con, rồi trở lên. Rồi sẽ Thầy kiểm nghiệm cái tâm được rồi, Thầy sẽ rút vào tu cho tới nơi tới chốn con. Cũng là làm niềm tin cho quý Phật tử con. Nhớ kỹ con, lo cho nó rảnh rang.
Sư Gia Hạnh: Con chờ Thầy in cho con cái thẻ luôn.
Trưởng lão: Rồi rồi, con chờ chút xíu nha con, rồi rồi. Rồi bây giờ Thầy về, Thầy tiếp ít khách rồi cái Thầy sẽ in Thầy gửi qua. Có cái hình con đưa Thầy rồi, Thầy thấy rồi. Mấy con chờ Thầy con, chờ Thầy chút xíu con. Rồi bây giờ Thầy về mấy con. Nhớ lời Thầy nghe con, nhớ cái pháp tác ý đuổi bệnh, đừng sợ nữa. Tu dễ lắm mấy con.
Sư Gia Hạnh: Cô Út cô soạn sách (nghe không rõ) đi rồi chờ tui cái tui ra. Đưa ra (nghe không rõ) Thì mượn cái bịch, mượn cái bịch chia ra cũng được.
Cô Út: Cái này là (nghe không rõ) Người một bộ.
Sư Gia Hạnh: Người một bộ.
Cô Út: Còn Đường về xứ Phật (nghe không rõ)
Trưởng lão: Rồi Thầy chào mấy con Thầy về.
(34:44) Sư Gia Hạnh: Thầy cũng hoan hỉ cho con nghe Thầy. Tại vì cái trường hợp mà nó giải tỏa, mà trước con đã ký giấy ủy quyền cho vợ con rồi, nhưng mà chính quyền nó không chịu, nó nói phải ra trước công chứng mới được. Thành ra con phải về, con ký, con giao hết rồi, con buông hết rồi Thầy, không có gì hết. Con giờ cái nó nhẹ lắm rồi Thầy ơi.
Trưởng lão: (nghe không rõ) Vào cái thất mình tu (nghe không rõ)
Sư Gia Hạnh: Dạ con giờ chết sống gì là ở bên Thầy rồi đó, con ra kỳ này con ở ngoài này luôn thôi.
Trưởng lão: Để Thầy về Thầy làm xong rồi đó. (nghe không rõ) Rồi con đem về cái con cán nhựa
Sư Gia Hạnh: Con photo ra rồi con kẹp vô đó rồi con cán nhựa.
Trưởng lão: Cho mình xài nó lâu đó con.
Sư Gia Hạnh: Con nghĩ bây giờ con thấy Thầy dạy kỹ quá! Mà bây giờ nó càng lên, nó càng nhẹ lắm Thầy. Cái tâm, cái tâm nó rỗng rang lắm Thầy, nó thanh thản lắm.
Trưởng lão: Chính chỗ đó mình sống kéo dài ra (nghe không rõ)
Cô Út: (nghe không rõ) Để thử coi (nghe không rõ) Mai mốt rớt hết.
Sư Gia Hạnh: Cô Út thử, cô Út nói cô Út thử coi rớt liền. Không sao con hứa con nói là thể nào cũng bị cô Út thử, thành ra con giữ kỹ.
Cô Út: Cái đó là có tĩnh giác rồi đó Thầy. Còn nếu không có tĩnh giác cái rớt.
HẾT BĂNG