00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20080820 - ĐƯỜNG LỐI TU HÀNH CỦA ĐẠO PHẬT - PHẬT TỬ ĐỒNG THÁP

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử Đồng Tháp

Thời gian: 20/08/2008

Thời lượng: [36:23]

1- PHẬT TỬ THƯA HỎI

(00:00) Trưởng lão: Mấy con hôm nay đến thăm Thầy hả?

Sư Gia Hạnh: Dạ.

Trưởng lão: Thầy nghe nói con sắp sửa đi về giải quyết cái vấn đề rồi. Xong rồi ráng lên tu con.

Sư Gia Hạnh: Dạ Thưa Thầy. Dạ, con cũng đâu có tính về nhưng gặp cái trường hợp như vậy, chuyện gì Thầy cũng hoan hỉ cho con.

Trưởng lão: Thầy hoan hỉ lắm! Bởi vì cái hoàn cảnh, cái trường hợp như vậy là mình phải giải quyết để cho tâm mình nó yên, mình lo tu con.

Sư Gia Hạnh: Dạ.

Trưởng lão: Mình giải quyết xong rồi cũng như mình buông xuống hết. Còn mình chưa giải quyết coi vậy chứ nó làm cho tâm mình bị động lắm. Mình giải quyết xong. Thầy dự định làm cho cái thẻ, cái thẻ như cái giấy căn cước vậy. Thầy đang in cái thẻ đó, thì cô Út vô báo nói khách về. Mấy con đến thăm Thầy là tốt rồi.

Sư Gia Hạnh: Con cũng tạ ơn Thầy.

Trưởng lão: Uhm, không có gì đâu con, ráng mà học tu được là đền đáp ơn Thầy.

Sư Gia Hạnh: Cô Út nói Thầy cũng có chuyện cũng (nghe không rõ)

Cô Út: Dạ bạch Thầy! Bây giờ các chú này về trong buổi chiều như thế này là giờ như thế nào? Để chú Hưởng ông ở lại, ông đưa xuống bến xe miền Tây hay là như thế nào?

Trưởng lão: Mấy con về tính sao mấy con?

Sư Gia Hạnh: Tính lên, quý Phật tử tính lên để mà (nghe không rõ) Tính thứ nhất là lễ Thầy. Thăm Tu viện cũng có nhiều lần nhưng mà không được gặp Thầy để dạy cho các Phật tử này biết về cái đường lối tu hành á Thầy.

Trưởng lão: Ờ, rồi.

Sư Gia Hạnh: Thành ra xong rồi chắc cũng về thành phố.

Trưởng lão: Cũng về liền hả con?

Sư Gia Hạnh: Dạ.

Trưởng lão: Cũng về liền thành phố á con. Thôi cũng được tu hành mấy con. Rồi mấy con xá Thầy đi.

Phật tử: Mô Phật để con, con đại diện đảnh lễ Thầy.

Trưởng lão: Rồi rồi, được rồi con.

(01:37) Phật tử: Thì con cũng thưa thật, thì con cũng đưa huynh con lên đây. Từ ngày nhập Tu viện đến bây giờ thì con cũng lên xuống nhiều lần, nhưng mà chưa có nhân duyên nào được gặp Thầy. Kỳ rồi con có đưa người cháu con nó cũng quyết lòng tu, mà con cũng tiến cử lên đây để được sau này nó sắp xếp gia đình nó muốn tìm đường tu thôi. Thì con thấy cái đường lối của Thầy tu rất quý, thành ra con muốn tiến cử cho con cháu nó lên. Thì vừa rồi con có trình với sư con thì ông nói: Để có dịp trình với Thầy, để Thầy cho tụi con gặp được một lần.

Trưởng lão: Coi như là Thầy đang chọn lấy, thì Sư Gia Hạnh cũng là một người mà được chọn để vào cái lớp kế tới tu, để mà làm chủ sự sống chết đó mấy con. Thiền Định đó. Sống độc cư trọn vẹn 100%, không cho tiếp duyên ra ngoài. Tới chừng tu chứng xong rồi mới cho tiếp, chứ không tu chứng là không cho tiếp. Một là chết, hai là chứng đạo, nhất định là Thầy đào tạo cho được người tu chứng.

Tu chứng không có nghĩa là, nó đơn giản lắm mấy con, là làm chủ được sự sống chết, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Có bệnh đau trên thân này là chỉ cần tác ý đuổi nó ra, thì thân không bệnh đau. Đó là làm chủ được sự sống chết của mình.

2- BỐN SỰ ĐAU KHỔ

(02:55) Cái mục đích đạo Phật, thì mấy con biết là đạo Phật ra đời mục đích để giúp cho con người làm chủ bốn sự đau khổ: Sanh, già, bệnh, chết.

Sanh có nghĩa là cái đời sống hàng ngày của mình, mà người ta chửi mắng, chuyện này chuyện kia mà mình không có, bất động tâm, mình không có buồn phiền, lo lắng, sợ hãi, đó là cái đời sống. Gọi là Sanh.

Già làm chủ già, như Thầy bây giờ bảo lớn tuổi rồi vẫn khỏe khoắn, không có ốm, yếu đuối, lụm cụm, run tay, run chân đó là làm chủ già. Chứ không phải là mình không già. Không già là trường sinh bất tử sao!

Thầy làm chủ bệnh, có bệnh đuổi nó đi, không có để trong thân, khỏi đi uống thuốc, khỏi đi bệnh viện đó là làm chủ bệnh.

Làm chủ chết muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Chứ còn sự sống chết không có chi phối Thầy được.

Còn mấy con giờ nó chết, mấy con muốn nó sống nó cũng không cho sống đâu. Các con thấy không?

Mình đang bị cái bốn cái sự đau khổ nó chi phối, nó sai bảo mình chứ mình không sai bảo nó. Cái tâm con muốn ăn là nó khởi ra muốn ăn, là nó sai con, con đi lấy để ăn, chứ con không làm chủ nó. Còn ở đây Thầy, cái tâm nó khởi muốn ăn là Thầy bảo: "Đừng, giờ này không phải là giờ tao cho mày ăn đâu!" thì nó im re nó không có đói, mà nó không mệt. Còn mấy con nói vậy chứ nó mệt nó đói. Con hiểu chưa? Đó là cách thức làm chủ.

3- HỮU LẬU VÀ VÔ LẬU

Trước khi làm chủ được cái đó, thì mình phải tập những cái giới luật đức hạnh để từng xả, xả từng cái tâm niệm mấy con. Tu theo đạo Phật nó không có khó. Nó nhận ra chưa được cái trạng thái mà giải thoát, cái trạng thái vô lậu. Bởi vì con người sống là nó hữu lậu mấy con. Hữu lậu là một chút lo cái này, một lát nghĩ cái kia, rồi buồn phiền, giận hờn, đó là lậu hoặc của tâm.

Còn cái thân lậu hoặc, thì nó ngồi hơi thì nó mỏi chỗ này, nó đau nó nhức chỗ kia, đó là lậu hoặc của thân. Rồi bệnh đau, nó đau bệnh đủ loại bệnh chứ không phải là thứ một loại bệnh. Mình không đau bệnh đó mai mốt nó đau. Thì đó gọi là lậu hoặc của thân.

(04:49) Mà đạo Phật là vốn cái đạo vô lậu. Làm cho thân tâm không còn lậu hoặc gọi là vô lậu, con hiểu không? Mà cái hữu lậu cái mà có lậu hoặc, thì nó có cái lực của hữu lậu. Cái lực nó như thế nào? Người ta vừa chửi mình, nói oan mình cái là mình bừng bừng mình giận liền, đó là cái lực, cái lực của hữu lậu. Còn cái lực vô lậu, đó như hồi nãy Thầy nói: Nó làm chủ được sự sống chết, muốn chết chết, muốn sống sống, đó là cái lực của vô lậu.

Khi cái tâm vô lậu thì cái lực nó có, chứ không phải là mình tập luyện cho có cái lực đó. Mà cái lực đó nó có danh từ trong nhà Phật gọi là: Tứ Thần Túc - bốn cái lực như Thần. Lực mạnh lắm. Bởi vì cái thân này mà muốn chết mà nó nghe lời nó chết, không phải nó mạnh sao? Mà bảo nó sống, bây giờ nó bệnh trầm trệ nó muốn chết nó rồi, nó không thở được. Bảo: "Sống, thở cho đàng hoàng lại, thân này mạnh khỏe, không có được đau ốm". Mà mình nói vậy, chứ mà mình ra lệnh vậy, mà cái thân nó khỏe mạnh trở lại, nó không đau. Đó là cái quyền lực của mình nắm được sự sống chết.

Đạo Phật nó giúp chúng ta làm cái điều đó mấy con, thì vậy mình mới bỏ đời mình đi tu chứ. Đời sống mà, nếu mà mình đi tu mà chẳng có được cái gì hết, còn cầu khẩn, không biết có ai phù hộ hay có ai gia hộ mình được không? Chắc chắn điều đó không thể hy vọng được. Mà đạo Phật thì là đạo tự lực, đức Phật nói: "Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người hướng đạo, chứ ta cứu khổ mấy con được sao? Nhân quả hành động thiện ác của mấy con làm, chứ ta có làm đâu. Cho nên làm sao ta cứu? Mấy con cứ ăn trộm, kêu ta đi cứu mấy con khỏi ở tù sao được"? Có phải không? Đâu có lí do làm cái điều đó được.

4- NGŨ GIỚI

(06:23) Cho nên mấy con phải, cần phải giữ gìn năm giới trọn vẹn. Muốn cho gia đình mình ít người bệnh đau, tai họa ít có, tai nạn không có đến gia đình, thì năm giới giữ cho, giữ gìn cho trọn vẹn thì gia đình mấy con hạnh phúc lắm.

Bởi vì lấy thiện chuyển ác mà, năm giới là thiện pháp mấy con, nó chuyển hết ác pháp. Nó làm cho gia đình mình không đau, con cái không đau, vợ con không đau, mọi người thân mình không đau, tức là cái chùm nhân quả mà. Còn mình làm ác, mình không đau mà vợ con đau. Cũng như mấy con mà bây giờ mà đi ra giết heo, bò, gà, vịt nhiều làm thịt. Mạnh khỏe mấy con làm, mấy con bán lấy tiền nhiều. Có phải không? Nhưng mà con cái trong nhà đau, bao nhiêu tiền làm là chúng ăn hết! Đó là một cái điều ác mấy con.

Cho nên vì vậy mà cái giới luật, thí dụ như giới luật: Không sát sanh. Mà mình giữ trọn là mình sẽ không giết hại chúng sanh và không ăn thịt chúng sanh, nó đem lại hạnh phúc gia đình mình. Còn sao mà mình, người trong nhà mình, người này đau, người kia mạnh, rồi hết người này, rồi tới người khác. Do cái ác pháp nào đây, mà có cái nhân quả này?

Thì mấy con thấy đạo Phật dạy chúng ta sống ở trong thiện pháp để chuyển tất cả cái nghiệp khổ của chúng ta. Từ vô lượng kiếp chứ không phải trong một kiếp này đâu.

Cho nên chúng ta cố gắng sống trong năm giới. Cho nên khi mấy con là cư sĩ, mấy con đến với đạo Phật, thì người ta dạy mấy con thọ Tam Quy, Ngũ Giới. Cái đầu tiên mà phải không? Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng là nương theo Phật, nương theo Pháp, nương theo Tăng nè, thì phải thọ Ngũ Giới. Thọ Tam Quy rồi phải thọ Ngũ Giới chứ.

Thọ Ngũ Giới là:

  1. Giới thứ nhất là: Không sát sanh.

  2. Giới thứ hai là: Không tham lam, trộm cắp.

  3. Giới thứ ba là: Không tà dâm.

  4. Giới thứ tư là: Không vọng ngữ.

  5. Giới thứ năm là: Không uống rượu.

Đó mấy con thấy dễ quá mà, đâu có cái gì. Năm giới dễ quá! Nhưng mà năm cái đức của người ta đó!

(08:12) Cái giới thứ nhất là Đức Hiếu Sinh, lòng thương yêu sự sống.

Giới thứ hai là Cái lòng không có tham lam. Tức là: Cái Đức Ly Tham.

Giới thứ ba là Đức Chung Tình, Chung Thủy. Đạo Đức Gia Đình là cái giới đó đó.

Giới thứ tư là cái Đức Uy Tín, Đức Thành Thật. Nó làm cho mình có, mình nói ra lời nói là ai cũng tin tưởng mình hết. Còn mình nói dối, người ta không có tin mình đâu. Đó là Đức Thành Thật.

Cái đức thứ năm là Đức Minh Mẫn. Minh mẫn là mình sáng suốt, không có đem cái đồ độc vào trong thân. Mình hồi nào tới giờ mình có ghiền rượu đâu. Uống riết rồi cái bây giờ, sáng mà không có ly rượu nghe trong người nó mệt nhọc, nó lừ đừ, nó ngáp lên ngáp xuống. Cho ly rượu vô cái nghe nó khỏe lại. Đó là mấy người bị bệnh ghiền, nó nguy hiểm lắm.

(8:59) Cho nên ở đây theo Thầy thấy năm giới của Phật thiệt là giúp chúng ta hạnh phúc vô cùng. Mà nó chuyển cả gia đình của mình chứ không phải riêng một mình mình. Thí dụ như bây giờ có một người ở trong nhà không giết hại chúng sanh, không ăn thịt chúng sinh, gọi là ăn chay chứ gì? Mọi người khác còn ăn mặn. Nhưng người này bền chí, mấy người kia nói gì nói, nhất định là không ăn thịt chúng sinh, không giết hại chúng sinh nữa, thì lần lượt cái người này sẽ dẫn cả gia đình theo. Đùng một cái người nào ở trong gia đình xảy ra một cái chuyện gì đau khổ. Cái bắt đầu toàn bộ gia đình “Thôi ăn chay đi, cầu khẩn cho nó mạnh”. Bắt đầu ăn chay lần thứ nhất, ăn chay lần thứ hai, thứ ba cái, theo cái người này coi bộ khỏe. Người ăn chay này sao mà không có bệnh đau gì hết? Mới đầu thì mình, khi mà thân mình còn ăn thịt chúng sanh, mình ăn chay vô cái phản ứng của cái thân nó không có thịt cá nó đau. Cha! Mấy cái người xung quanh nói: "Đó! Ăn chay nó bệnh đau đó!" Rồi bác sĩ nói nữa, cái bắt đầu không dám ăn chay nữa. Các con hiểu chưa? Đó là cái nghiệp ác nó lôi.

Nhưng mà mình làm người ý chí dũng mãnh, chết bỏ, nhất định là giữ giới luật không sợ. Cái bắt đầu nó qua, nó hết đau, cái nó mạnh luôn. Rồi bắt đầu mọi người trong gia đình còn ăn thịt chúng sanh, nay người này đau, mai người khác đau. Đau riết hoảng hồn, cái ông này ông ăn chay mà không đau, thì họ sẽ theo mình. Các con nhớ trong vấn đề tu hành nó ghê lắm, mạnh mẽ.

(10:18) Bởi vì khi một cái người tu theo đạo Phật đó, cái cơn đau trong thân của họ, họ thấy các pháp đều vô thường, cảm thọ cái bệnh đau cũng vô thường. Bữa nay chúng ta thấy mạnh khỏe, mà ngày mai đùng cái nó đau, có phải nó thường không? Nó đâu có thường đâu. Trời ôi! "Như vậy mày đau ngày mai ngày mốt mày phải hết". Mình đừng sợ. Chứ mình nghe nó đau nhức quá chịu không nổi thôi đi bác sĩ, đi nhà thương coi nó đau cái gì đây? Không biết chừng nó lủng gan, lủng phổi gì đây? Mình sợ quá, thì cái bệnh nó lại tăng thêm.

Còn tinh Thần không sợ cái bắt đầu ảnh giảm, các con tinh thần mạnh lắm à con! Cho nên nghe lời Thầy: "Thọ là vô thường, bữa nay mày có chứ ngày mai phải hết, bây giờ có chứ lát nữa phải đi ra khỏi, tao không sợ mày đâu. Chết, ai lại không chết? Nếu mà không chết già thì cũng phải chết trẻ chứ! Cho mày chết đi, tao không đi bác sĩ đâu". Nhưng mà mình gan dạ vậy, sau nó giảm lần lần, lần lần, các bệnh hết luôn. Không uống thang thuốc nào hết. Bởi vì cái lực, cái tinh thần của mình và cái lực tác ý nó mạnh lắm, cho nên mình trì chí, mình tu tập, đừng sợ.

5- TU TẬP TÂM BẤT ĐỘNG

(11:19) Đạo Phật đã trao cho mình một cái pháp rất là tuyệt vời. Ông Phật đã nói trong cái kinh Lậu Hoặc, nói một cái lời nói, Thầy nói tuyệt vời. Giúp cho con người có cái phương pháp để cứu khổ mình: "Có lậu hoặc, có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh thì sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt". Bây giờ nó sanh là nó đau nhức thì bị diệt. Mà nó chưa sanh mà bây giờ mình cứ tu: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", ngồi đây chơi. Không tu gì hết ngồi chơi, có khởi niệm, "Đi đi, ở đây là chỗ bất động chứ không phải chỗ mày nghĩ". Thật sự tâm mình nghĩ thật, nhưng mà ở chỗ này không phải chỗ mày nghĩ, chỗ này chỗ bất động. Ngồi đây chơi ngày này qua ngày khác, không, người đó không bao giờ bệnh đau. Mà ngồi đây, mà cứ nghĩ lung tung thì thế nào cũng bệnh đau.

(12:02) Thầy nói thật. Mà nếu mà đêm không có ngủ mà cứ nghĩ, thì cái người này là bệnh mất ngủ, khổ sở lắm. Còn cái người mà người ta không ngủ, mà người ta ngồi người ta bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Người ta thanh thản, người ta đâu có suy nghĩ chuyện gì đâu, cho nên cái đầu nó khỏe khoắn. Suốt đêm không ngủ mà không có buồn ngủ chút nào, mà không bệnh chút nào, không lừ đừ.

Mà cái gương mặt nó hân hoan, nó vui vẻ vô cùng, bởi vì nó thanh thản mà nó an lạc. Con thấy cái nào sung sướng? Còn có người tập giả vờ như mình vui cười nhưng mà cái đôi mắt nó hiện ra buồn rầu. Thí dụ như bây giờ đó, có cái phương pháp dạy: "Hít vô tôi mỉm mỉm cười, thở ra tôi mỉm…", tức là tập mình cười cho nó vui chứ gì? Nhưng mà sự thật ra cái tâm mình nó chưa có xả đó, thì nó lo lắng, thì cái gương, cái đôi mắt nó hiện ra trên mặt cái nét buồn. Còn cái người, người ta vui thật tình thì mắt vui, lỗ mũi vui, cái miệng vui. Mấy con nhìn coi, cái trán người ta nó cũng vui nữa, nó hân hoan hết à. Còn mình mà vui giả đó, nó chỉ, cái miệng mình nó mỉm ra nó cười, chứ nó méo xẹo à, nó chưa có thực tế. Thấy không? Thầy nói mấy con để ý coi, mấy người giả vờ vui thì nó không có thật đâu, thấy nó rõ lắm.

(13:15) Cho nên cái phương pháp của Phật, nó dễ dàng tu lắm, nó không có gì khó đâu. Nó không phải cúng bái, lạy lễ, tụng kinh gì cho nhiều. Ngồi chơi tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Đó mình biết cái tâm mình bất động, thanh thản là không có lậu hoặc, cái chỗ đó không có lậu hoặc.

Bây giờ mình ngồi đây có một phút, thì nó có niệm rồi, hay hoặc nửa phút nó có niệm rồi, vậy thì mình nhắc nó. Lần lượt một ngày, hai ngày mình nhắc nó, cái bắt đầu cái niệm nó thưa dần. Nó được một phút, rồi hai phút. Một phút, hai phút nó im lặng. Cái mình làm thêm chừng cỡ nửa tháng cái nó ra ba phút, năm phút. Nó kéo dài được năm phút, chà! Hôm nay khá rồi đó. Nó khá, nó ở chỗ cái trạng thái bất động, tức là chỗ đó trạng thái không khổ rồi, tức là vô lậu được chút rồi. Các con thấy, hồi đầu thì mới có chừng nửa phút, ba mươi giây, sáu mươi giây là kể như cũng khó lắm với nó rồi. Nhưng mà lần lượt rồi tăng dần dần, dần dần.

Bởi vì mình bền chí, mình biết tất cả các pháp đều vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta hết. Thân này cũng đâu phải của mình, tâm này cũng đâu phải của mình. Nhà cửa, cây cỏ, tiền bạc đây đâu phải của mình, chết mình có mang theo thứ gì được không? Có cái nào mà bây giờ mình lo mình giữ, mà cứ để lăng xăng trong cái đầu chúng ta. Xả xuống hết, buông xuống ngồi chơi. Chơi mà khỏe quá, thanh thản, an lạc, vô sự.

Thầy nói thật sự các cô mà lớn tuổi già rồi, ôm ngay pháp này đi, kịp thời chúng ta không tái sinh luân hồi. Không khéo để rồi cái tâm chúng ta thương ghét, lo lắng, giận hờn, buồn phiền, theo cái nghiệp đó mà phải đi tái sinh luân hồi, bởi vì tương ưng với mọi người. Các cô cứ nghĩ đi, người nào người ta cũng bị cái phiền não tham, sân, si đó hết.

Thì mình còn sống như thế này, chứ mình chết làm con họ chứ làm sao? Mình cũng giống họ thì phải tương ưng chứ, thì phải đi tái sanh.

(15:00) Còn Thầy bây giờ làm sao tái sanh với ai? Họ có giống Thầy? Thầy có tham, sân, si như họ đâu? Họ còn giận hờn phiền não, còn Thầy giờ thanh thản, an lạc. Ngồi đâu thanh thản, an lạc, vô sự. Chết thì cũng ở chỗ thanh thản, an lạc, vô sự đó, chứ nó đi chỗ nào được nữa? Nó đâu có chỗ nó đi, nó đâu có thu hút nhau.

Con thấy một cái người mà ác gặp cái người ác nó hút nhau. Thí dụ như cái người đó vừa chửi thì cái người nọ chửi lại liền. Có phải hai cái ác nó chửi nhau không? Con thấy nó hút nhau liền. Một cái người ác và một cái người thiện. Mấy con lưu ý cái người ác chửi mắng, người thiện ngồi im tức là không bị hút. Mấy con thấy nó không bị hút thì nó không bị chửi. Cho nên cái ông kia, ông chửi một hơi thôi cái ông nín, nín lại ông không chửi nữa. Chứ không lẽ chửi mà người ta làm thinh mà mình cứ chửi hoài cũng kì, cũng mắc cỡ chứ, sao phải không mắc. Con thấy không? Cái thiện nó đẩy cái ác ra, cho nên cái ác nó phải dừng xuống.

Mà nếu mà cái ác với cái ác nó hút vô, thì người này chửi một tiếng thì người kia làm hai tiếng. Người này làm hai tiếng thì người kia làm năm tiếng, thì cứ làm hơn. Cho nên nó tăng cái ác, nó hút vô nó tăng lên. Rồi bắt đầu co tay nhau mà đánh. Nó tới ác nữa, đánh. Rồi đôi khi có thể dùng dao, dùng gậy đập nhau nữa. Các con thấy nó đi tới, cái ác nó càng tăng lên cái nhân quả ác.

Còn cái nhân quả thiện, người ta chửi mình, mình nhẫn nhục, mình cười thấy tội nghiệp cho ông này. Ông sân, ông tức giận, ông chửi mắng vậy, thấy ông khổ lắm! Thương yêu nên tha thứ thôi. Cái tâm mình nghe nó mát lạnh, nó không còn giận hờn gì hết, có phải mình sung sướng không? Rồi cái ông này ông làm hơn, ông thấy: "Ông này sao mình làm không nói gì hết". Rút cục rồi ông đâu có lý nào mà ông cứ ngồi, ông chửi suốt ngày được đâu, cuối cùng ông cũng thua cuộc, ông bỏ cuộc. Các con thấy không? Tu là nó như vậy chứ nó không có gì hết. Nhưng mà sự thật mình ở đời mình biết tu rồi, mình đâu có chọc ghẹo ai đâu? Đó cho nên ngồi chơi có một mình suốt ngày.

(16:48) Cho nên Thầy bảo quý Thầy: "Vô trong thất ngồi chơi, xả tâm thôi, ngày này qua ngày khác. Bữa nay chưa chứng thì ngày mai chứng". Sự thật ra mình chứng từng phút giây, chứ đâu phải không chứng đạo đâu? Một sự im lặng, bất động trong một phút, một giây là chứng đạo rồi. Nhưng nó chưa được kéo dài một ngày hai ngày. Bây giờ mình trong thất, mình chơi một mình, chứ đừng chơi với ai. Chơi với ai, rồi nó chêm vô cái đầu của mình chuyện này, chuyện kia thì làm sao nó chứng được? Các con hiểu không?

Cho nên chơi một mình, rốt cuộc rồi nó còn có mình mình. Cái tâm mình lần nó ly dần, nó để lại cái trạng thái bất động kéo dài ngày này qua ngày khác, bảy ngày nó đủ cái sức Tứ Thần Túc.

Bởi vì cái định, cái tâm vô lậu mà nó kéo dài được cái trạng thái bảy ngày đêm như vậy, thì nó để lại cho chúng ta một cái lực vô cùng. Chứ chúng ta có luyện tập gì đâu? Tại vì nó vô lậu thì nó phải có cái lực vô lậu chứ! Các con hiểu chưa?

Chứ mình có tu gì đâu, chỉ chịu khó ở trong thất, cho cái thất không chơi với ai hết, chơi với mình thôi. Rầy rà cũng là mình rầy mình thôi, không có rầy ai hết, các con thấy không? Mình rầy mình à. Hễ nó nổi nghĩ cái gì đó, "Đi đi, ở đây mày không có vô đây, mày phát xạo chỗ này đâu có được, chỗ này là cái tâm bất động tao mà", cái nó rút đi, nó để lại yên lặng. Một lát lén lén vô nữa, la nữa, các con thấy không? Cứ mình rầy mình chứ mình có rầy ai, nhưng rầy riết là mình chứng đạo.

(18:06) Các con tu thấy khỏe không? Đâu có gì mệt nhọc! Thầy đâu có bắt mình lạy nhiều. Các con thấy tu sướng không? Bởi vậy Thầy nói sư Gia Hạnh mà Thầy thấy. Thấy cái tâm mà xả được, tu ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, Tăng trưởng thiện; tâm bất động, thanh thản được, kéo dài được. Thầy mới cho vào cái thất, khép cho sống chết độc cư trong đó, không có cho nói chuyện ai hết. Chừng đó mới biết, mới biết đạo ở chỗ nào. Chứ bây giờ ở trong này kẻ đi qua, kẻ đi lại. Ngồi trong đó buồn quá, nhìn ra cũng thấy bớt đỡ cô đơn.

(18:37) Còn Thầy không có cho đi qua đi lại đâu. Vô đó mà chịu, một là chết, hai là chứng đạo, có vậy thôi. Chứ để không nó uổng cuộc đời lắm con. Tu rốt cuộc rồi được cái gì đây? Mà nếu mà không có sự mà khép chặt cái kỷ luật, thì mấy con dễ dãi quá tâm mình. Mà dễ dãi tâm mình thì phóng dật chứ gì? Nay ông thầy này lại nói chuyện với nhau vài ba tiếng, mốt ông thầy kia lại nói chuyện. Ôi thôi! Cái chuyện này như cái chợ rồi, cái tâm mình như cái chợ rồi còn cái gì. Người ta về chứ cái tâm mình, nó nói chuyện như cái chợ á mấy con. Ôi! Cái ông thầy đó về rồi, chứ hồi nãy ông nói gì đó mấy tiếng, chứ bây giờ nhớ lại, nguy hiểm vô cùng. Con thấy không, nguy lắm.

Cho nên vì vậy mà đức Phật nói: "Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật". Mình tiếp duyên là phải phóng dật ra ngoài chứ sao? Còn mình không tiếp duyên làm sao phóng? Mà phóng niệm nào thì mình quét nó ra hết niệm nấy, còn đâu phóng nữa. Có phải sướng không mấy con? Ngồi chơi có một mình mà tâm bất động, thanh thản sướng vô cùng.

Lớn tuổi rồi mấy con ráng tu mấy con, tự mấy con cứu lấy đó. Thầy nói thật, đừng có để cho nó (không nghe rõ). Nói vậy chứ tuổi trẻ nó không phải nó không vô thường đâu, coi vậy chứ nó cũng dễ chết lắm mấy con. Chứ đừng nói già chết, chứ trẻ cũng chết nữa. Nhưng mà tuổi trẻ sức khỏe còn dễ tu lắm con. Cái sức khỏe mấy con còn, nó cái cơ thể của mấy con đau nhức, mấy con chết bỏ tao không sợ đâu, cái tuổi trẻ nó gan lắm.

Còn già như mấy con, nó mệt quá chịu không nổi. Cái sức con không chịu nổi, con phải nằm mẹp xuống. Còn tuổi trẻ nó ngồi thẳng lên, nó không chịu, nó chống lại liền.

Còn mấy con già quá! Thôi bây giờ cho nó. Nó làm cơ thể của mình sao nó rệu rã hết rồi, bắt đầu nó muốn chết rồi. Các con chỉ còn nằm xuống mà thở đó, nó không phải dễ đâu. Coi vậy chứ cái lúc mà lâm chung rồi mấy con thấy, cái người mà gọi là sắp chết họ trăn trở đó, gọi là trăn trở đó mấy con. Đỡ lên cái vừa ngồi lên, thì để nằm xuống liền, chịu không có nổi.

(20:29) Mà đỡ lên, nằm xuống vậy khoảng độ nửa tiếng, một tiếng đồng hồ là cái người đó chết. Coi như cơ thể nó rã rời, thì gọi là trăn trở.

Cho nên trên con đường tu mấy con không có khó. Thầy nói: Ai tu cũng chứng hết. Thầy nói rồi: "Tâm bất động, thanh thản" mấy con biết rồi phải không? Biết rồi thì mấy con đã chứng một giây rồi, hiểu nó rồi. Bây giờ ngồi một giây làm sao có cái gì đâu vô đó? Bây giờ còn có làm sao kéo dài nó ra? Bây giờ chứng được cái thời gian dài ra, chứ thời gian ngắn thì tôi đã chứng rồi.

Mà chịu khó một ngày, thì ngày hôm sau mình thấy tăng lên được một thời gian, thêm được mấy giây nữa á chứ không ít đâu. Rồi cứ lần lượt tăng dần, tăng dần luôn, tới cuối cùng thì mấy con chứng đạo. Chừng nào chứng đạo, nó không khó đâu mấy con, mấy con thử, mấy con biết chứng đạo liền.

6- CHỨNG ĐẠO - THIÊN NHÃN MINH

(21:16) Ngồi ở trong cái phòng của mấy con kín mít, vách xung quanh. Mà khi mà chứng đạo rồi cái vách này không cản mấy con được. Mấy con ngồi đây, mấy con muốn thấy bên ngoài vật gì, thấy hết là nó chứng rồi.

Bởi vì năm cái màn ngũ triền cái tham, sân, si, mạn, nghi, nó không còn ngăn che mấy con được. Cho nên vì vậy mà cái vách nó không còn che mấy con bên ngoài được. Mấy con muốn biết vật gì bên ngoài thấy.

Chừng đó mấy con thử lần nữa. Mấy con ngồi đây, cái nhà đóng cửa hết, mấy con nhìn trời coi thấy mây không? Mấy con thấy hết. À như vậy cái nóc nhà này ai dở mà mình thấy được? Thấy mây, thấy trời, thấy ngôi sao, thấy đủ hết. Ngồi đây mà bị bưng bít đầy hết, xung quanh cái nhà đóng cửa kín mít. Mà ngồi đây muốn thấy, muốn thấy trời mây, thấy hết. Muốn thấy cây cỏ bên ngoài, thấy hết, không có che giấu được. Tâm nó thanh tịnh rồi. Tâm mấy con chưa thanh tịnh là tại vì tham, sân, si nó che, cho nên vì cái nhà mấy con bít vậy. Mấy con ngồi đây thì nhìn không thấy cây, trống vầy mấy con thấy, chứ bít mấy con hết thấy rồi. Mấy con hiểu chưa? Bởi vì bây giờ mấy con bị ngăn bít của cái màn ngũ triền cái, năm cái màn ngăn che tham, sân, si, mạn, nghi chứ gì? Còn cái người tu rồi thì tham, sân, si hết rồi, thì còn gì che? Cho nên cái nhà đâu có che họ được, cái nóc nhà này đâu có che được. Người ta nhìn, người ta thấu suốt lên trên đầu, người ta thấy được thẳng lên trển. Bởi vậy mới gọi là Thiên Nhãn Minh. Các con thấy chưa?

Còn bây giờ các con đâu có biết đời trước mình là ai? Là con vật gì mà đầu thai lên làm con người mình? Mấy con đâu có biết. Nhưng mà khi đó rồi, cái thời gian về quá khứ, mấy con không còn bị che lấp mấy con được. Mấy con muốn biết đời mình trước kia là tên gì? Ai? Ở đâu? Họ gì? Tên gì? Cha mẹ tên gì? Làng nào? Xã nào? Có mấy đứa con? Rồi chết như thế nào, mà đến đây đầu thai? Rồi cái gì mà đi vào đây mà tái sanh? Cái linh hồn hay cái gì mà tái sinh làm con, mấy con hiện giờ? Mấy con biết liền. Mà không phải biết trong một đời, mà nhiều đời.

(23:13) Trời ơi! Con người sao mà nó hay quá vậy, mà mình không chịu tu tập để cho nó hay, để nó dở quá. Bây giờ mấy con thấy mấy con dở không? Biết mình là gì ở đời trước không? Không biết! Thì như vậy là dở. Các con thấy chưa?

Bỏ hết một cuộc đời mà để đi học, để mà đổ cái bằng tiến sĩ thì có bằng ai đâu. Chỉ đi ra tìm, lấy cái bằng đó đi ra để làm giáo sư, đi dạy hoặc làm cái nghề nào đó để sống. Để kiếm tiền nuôi vợ nuôi con là cùng chứ đâu có hơn ai đâu. Có phải không, mấy con thấy không?

7- DÂM DỤC CON ĐƯỜNG TÁI SINH LUÂN HỒI

(23:48) Còn bây giờ người ta bỏ bảy năm trời, người ta tu, thì do đó bây giờ cả cái gì người ta cũng thông suốt hết, không phải khỏe không? Mà bây giờ người ta không bị tiền bạc, không bị vợ con chi phối gì cả, người ta ngồi bất động, thanh thản.

Bởi vì người ta biết rõ ràng là con đường dâm dục là con đường tái sanh luân hồi, là con đường nhân quả rồi, người ta đâu còn ham thích nữa. Mà còn ham thích, làm sao mà nó chứng đạo được mấy con?

(24:12) Cho nên đối với cái người tu là người ta biết con đường này là con đường đau khổ, từ kiếp này đến kiếp khác, tiếp tục. Các con nghĩ đi, bây giờ các con có vợ con này sinh ra. Rồi con của các con bộ nó hết khổ à? Nó tiếp tục nó khổ nè. Rồi bây giờ con của các con nó sanh ra mấy đứa cháu nè, đứa cháu tiếp tục khổ. Vậy mấy con cứ nối tiếp cái đời khổ không à! Vậy chứ có một thằng con mà cháu đích tôn, thôi chắc nó phải cưới vợ rồi, nó không thể nào.

Trong khi cái dòng họ này cần phải giải thoát, cần phải chấm dứt cái sự đau khổ, thì cái thằng cháu này phải lo đi tu, con hiểu không? Mà cứ nói nó cháu đích tôn, không cho nó đi tu, để ở nhà nó truyền nối cái sự đau khổ chứ làm cái gì? Có phải bây giờ các con truyền nối đau khổ không? Cha truyền con nối, con nối truyền riết, người nào cũng đau khổ hết.

Còn như Thầy giờ không vợ không con là chấm dứt, cái dòng họ Thầy chấm dứt đau khổ, có phải không? Còn bây giờ nếu mà Thầy có vợ có con, chắc chắn là bây giờ cũng truyền theo. Con cháu của Thầy giờ cũng đau khổ, cũng bệnh tật, cũng đi nhà thương, cũng đủ thứ chuyện khổ, không phải là một chuyện khổ đâu.

Còn như Thầy giờ hết rồi, Thầy giải thoát. Rồi những cái mà có thể nó gọi là con cháu của Thầy bây giờ nó chấm dứt rồi, nó cũng không có nữa, thành ra đâu còn khổ nữa mấy con. Cho nên tu là hay nhất, chấm dứt đau khổ, mà không có riêng mình, mà bao nhiêu người. Các con thấy chưa? Bởi vậy cháu mà đi tu là đúng đó, đừng có ham thích. Ham thích cái đó là ham thích khổ mấy con.

(25:36) Phật tử: Nhân duyên hồi nhỏ, nó từ bé mà con cũng ở trong xóm đó, con thấy nó cứ đòi đi theo con tu hoài luôn, con mới tiến cử lên đây. Tại vì huynh con lên đây trước (không nghe rõ)

Trưởng lão: Vậy hả? Cái duyên, cái đó là duyên.

Phật tử: (không nghe rõ) Con lên gặp cô Út, con có trình với cô Út.

Trưởng lão: Cái đời trước tương lai đó, nó có, nó có huân tu rồi. Từ đó cái từ trường của nó cái nghiệp, cái nghiệp nó thành một cái lực nghiệp tu hành rồi.

Cho nên nó đến đời nay nó muốn tu liền. Rồi từ đó nó mới gặp những cái duyên nó đủ, thì nó gặp, bây giờ nó mới đến đây. Thì mau mau lo tu, chứ không khéo đời ác pháp nó lôi. Thầy nói ác pháp là gì? Mấy cô gái lôi chứ không gì đâu, lôi mày chết đi chứ đừng có nói chuyện với nó. Nó xỏ.

Phật tử: Con trình bày rồi. Từ nhỏ đó giờ chưa có vướng cái đó, mà giờ.

Trưởng lão: Thì đó, đó là tốt. Chứ không nó xỏ, nó xỏ nó lôi.

Phật tử: (nghe không rõ), cháu nó cũng tìm hiểu các nơi, các chùa ở ngoài vùng Bà Rịa, Long Thành chùa nhiều lắm Thầy. Nhưng mà sao nó hỏi con, thì con tiến cử lên đây, con dẫn lên đây (nghe không rõ) Để cho cháu nó tìm hiểu.

Trưởng lão: Cái duyên tu con, nhờ cái duyên tu, nhờ cái duyên tu đời trước, cái duyên này trong cái đời nay, nó mới đi tìm hiểu chỗ này. Nó trỗi dậy, nó sống cái mầm sống của cái đời trước của nó, do nó đi chỗ này đến chỗ kia. Vậy nó đỡ đó, chứ còn mà cỡ mà nó không có duyên, thì ở ngoài đời lôi rồi, chứ không phải dễ đâu. Khó lắm! Mấy con biết sinh ra làm người rất khó, mà cái nghiệp dục nó nặng ghê gớm, mà cái lực nó mạnh lắm, khó mà thắng nó lắm mấy con.

Mà có cái duyên, thôi chấm dứt từ từ đi. Cái phước báu nó cứ đẩy mình đi vào cái chỗ giải thoát, đây là cái duyên phước lắm. Lo mà kiếm, kiếm cái chỗ nào mà tu đi cho rồi.

8- TU TẬP ĐÚNG CHÁNH PHÁP

(27:16) Mà đừng có luyện bùa luyện chú, sau này nó thành phù thủy mới chết được á, đừng nói chuyện. Thầy nói thật sự. Nó tu không giải thoát mà thành phù thủy, nó thành thầy pháp, thầy bùa. Mấy cái ông thầy mà trị bệnh bùa chú, rồi trị ma yếm, tà đồ, thì mấy người đó đều là tu ba cái Thần chú chứ ba cái gì. Niệm chú, Niệm bùa thì sau này nó cũng thành thầy bùa, thành phù thủy chứ có gì. Nó có chút ít Thần thông, ra làm cái chuyện mà gọi là kiếm tiền để sống, chứ có ông thầy nào mà gọi là giải thoát ở đâu. Thầy nói thật sự.

Mà nhiều khi ở trên rừng, trên núi tu một thời gian có Thần thông, phép tắc chút, nghĩa là biết chuyện quá khứ vị lai chứ gì? Về gặp ba cô gái xỏ mũi, rồi với tiền bạc có hơi nhiều nhiều chút cái mất hết. Trời! Bây giờ tôi biết hết ai, công an nó vô nó bắt, không biết gì nữa hết. Không Thầy nói thật mà mấy con! Hồi đó mà nếu mà cái điều kiện mà biết, mới về đó, công an mà rục rịch ở đâu thì nó biết bữa nay công an nó rình đó, khó vô bắt nó lắm. Nhưng mà sau này nó mất rồi, bắt đầu nó vô nó còng đầu, chứ ở đó.

Bởi vậy Thầy nói toàn đó là ba cái thứ tưởng. Nó còn một chút thanh tịnh, thì nó còn thể hiện ra những cái Thần thông, mà hết chút coi chừng. Nhà nước người ta nói mình làm cái chuyện mê tín, lừa đảo người ta là người ta chốt đầu mình đó. Sự thật ra chuyện đó là chuyện mê tín mà, toàn Thần tưởng mà.

(28:34) Cho nên mới đầu thấy nó, thấy nó còn có cái Sắc Thinh, thành ra người ta tập trung đến đông, đến đông. Chừng mà mình bị thọ dụng tiền bạc, rồi phụ nữ nữa, rồi là bắt đầu coi chừng ông Thầy này ít hôm là công an bắt được đó.

Điều đó, mấy con cứ nghĩ Thầy nói không sai đâu. Ở đâu nó cũng xảy ra cái trường hợp đó nhiều. Cái thứ mà tà ma ngoại đạo này, nó tu không đúng chánh pháp, giới luật không nghiêm chỉnh nè. Nhiều khi nó mang chiếc áo thầy tu của Phật giáo nữa, nó làm tầm bậy ấy chứ. Nó xen vô trong chùa, cúng bái, rồi làm bùa, làm chú này kia, rồi đủ thứ hết. Rồi nó thờ ông cốt gì đủ loại hết, Tề Thiên Đại Thánh gì cũng thờ luôn trong đó nữa.

Cho nên mấy con để ý cái phần đó đi, nó là sai, nó không đúng. Những cái tôn giáo đó là những cái trật, nó không đúng. Nó (nghe không rõ) ra, nó cũng biến từ Phật pháp thành cái này cái kia. Rồi nó vẽ ra nó đi làm tiền người ta bằng cách nó huyễn hoặc, nó lừa đảo, cho nên phải sáng suốt.

Đừng có vô minh, đừng có tin gì hết. Đau bệnh là do nhân quả. Mà nhân quả mà sống đúng giới luật, thì thiện pháp thì nó sẽ chuyển. Năm giới con người tu sĩ nào, người cư sĩ nào mấy con không thọ năm giới? Mấy con biết Phật pháp là mấy con biết năm giới. Giữ gìn năm giới thì không có sợ bệnh đau gì hết, tự nó nó chuyển.

Còn bây giờ mấy con có thọ thật, có đến chùa quy y, thọ Tam Quy Ngũ Giới, nhưng mà về nhà không có giữ. Thật sự ra mấy con thọ cái giới không sát sanh, chứ về nhà vẫn còn ăn thịt chúng sanh hoài thì nó chưa, chưa phải là đệ tử của Phật. Đệ tử của Phật phải là tâm từ bi chứ mấy con.

(30:07) Bởi vì cái giới đó nó xác định được cái lòng con người đệ tử đó phải biết thương yêu sự sống, thương yêu sự sống của mình. Thì thương yêu sự sống của chúng sanh, thì nỡ lòng nào ăn thịt chúng sanh? Chứ không phải bắt mấy con không ăn thịt chúng sinh, ăn chay để làm Phật đâu. Người ta ăn chay là vì lòng thương yêu, các con hiểu chưa?

Mấy con nhớ tu dễ lắm, nhớ lời Thầy dặn nghe không. Ngồi đây nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", suốt ngày ngồi đây chơi. Hễ nghe nó mỏi chân thì đứng dậy đi chứ ai ngồi hoài chi cho tê. Phải không? Đi hơi nghe nó muốn mỏi chân thì vô ngồi nữa, mà ngồi kiểu này không được thì ngồi duỗi chân ra cho thẳng, mà ngồi nghe lâu quá nó mệt thì cứ nằm xuống. Nhưng nhớ đừng ngủ, để không nằm rồi nó thiếp đi luôn không được, cứ tỉnh. Rồi nằm hơi rồi bắt đầu đứng ngồi dậy có gì đâu. Ai cấm? Tu bốn oai nghi mà đi, đứng, nằm, ngồi mà, chứ ai cấm mình, phải không?

(31:00) Nhưng mà nhớ nằm thì cảnh giác coi chừng ngủ, nó dễ lắm đó. Ngồi cũng vậy. Khi đi thì nó không ngủ, phải không? Ngồi, đứng, nằm thì coi chừng nó ngủ. Đó là cái si, cái tâm si, cái tâm lười biếng của mình nó hiện ra cái tướng đó. Cho nên vì vậy mình cảnh giác, trừ ra có đi thì nó sẽ không ngủ được. Mà nhiều khi con thấy nó buồn ngủ nhiều rồi, nó đi mà nó ngã bên đây, ngã bên kia, nó ngủ. Nó đâu có tỉnh đâu, nó đi mà nó xẹo bên đây, xẹo bên kia nó ngủ, khổ lắm chứ không phải không đâu. Thầy nói người nào mà có bị hôn trầm, thùy miên nặng rồi biết. Ráng đi đó, chứ sự thật ra nó đang ngủ ở trong ruột, chứ không phải là nó không ngủ đâu. Nhiều khi nó té xuống đó mấy con té, nó ngủ nó quên nó té. Cho nên, một người mà tu tập để chiến thắng được cái hôn trầm nó không phải dễ đâu. Nhưng mà người ta có phương pháp người ta tập, chứ không phải là khi không mà được.

Đó mấy con về, mấy con nhớ tu. Có niệm nào tác ý, có bệnh nào tác ý: "Thọ là vô thường, theo hơi thở mà ra không được ở đây", thì cái bệnh các con sẽ hết lần lượt. Chứ bây giờ dạy các con nhiếp tâm và an trú, mấy con tập rất cực. Nhất là những người già, tốt hơn mấy con dùng cái Tín Lực mấy con tác ý đuổi ra. Cái lòng đừng có dao động, đừng có sợ cái bệnh. Ai không bệnh? Ai không chết? Mà bệnh đau chút là sợ sao? Mà sợ tức là sợ chết chứ không có gì.

Cho nên không có sợ nữa, mà không sợ thì mấy con sẽ không đau. Thầy nói vậy, người không sợ là không đau. Mà người sợ, mấy người sợ đau, mấy người này đau nhiều mấy con. Còn mấy người không sợ lại nó không đau. Các con cứ nghĩ coi, kinh nghiệm coi có không? Thầy nói là thẳng thật đó mấy con chứ không phải là nói đùa đâu, nói thật đó. Cái người không sợ đau là không đau, mà cái người hay sợ đau là dễ bệnh. Cho nên cái tinh Thần nó ăn thua ở chỗ cái tinh Thần của chúng ta mạnh hay là yếu. Cho nên mấy con ráng tu, cố gắng.

(32:48) Gặp Thầy Thầy khuyên, Thầy sách tấn mấy con tu. Chứ Thầy không sách tấn mấy con chạy theo ăn uống này kia, vui chơi theo thế tục. Các con thấy vui chơi, ăn uống, thì nó lại khổ đau. Ăn quá bội thực thì đau bụng, về cũng rên cũng khổ. Mà ăn thì mất công nhai nuốt. Đi chơi thì đi Vũng Tàu, Bà Rịa thì mệt xác.

(không nghe rõ)

Có ai vậy?

Cô Út: (không nghe rõ) Hết giờ rồi.

Trưởng lão: Thôi được rồi, Thầy ra con. Con ở đây khuyên, rồi con về dưới giải quyết xong đi con, rồi trở lên. Rồi sẽ Thầy kiểm nghiệm cái tâm được rồi, Thầy sẽ rút vào tu cho tới nơi tới chốn con. Cũng là làm niềm tin cho quý Phật tử con. Nhớ kỹ con, lo cho nó rảnh rang.

Sư Gia Hạnh: Con chờ Thầy in cho con cái thẻ luôn.

Trưởng lão: Rồi rồi, con chờ chút xíu nha con, rồi rồi. Rồi bây giờ Thầy về, Thầy tiếp ít khách rồi cái Thầy sẽ in Thầy gửi qua. Có cái hình con đưa Thầy rồi, Thầy thấy rồi. Mấy con chờ Thầy con, chờ Thầy chút xíu con. Rồi bây giờ Thầy về mấy con. Nhớ lời Thầy nghe con, nhớ cái pháp tác ý đuổi bệnh, đừng sợ nữa. Tu dễ lắm mấy con.

Sư Gia Hạnh: Cô Út cô soạn sách (nghe không rõ) đi rồi chờ tui cái tui ra. Đưa ra (nghe không rõ) Thì mượn cái bịch, mượn cái bịch chia ra cũng được.

Cô Út: Cái này là (nghe không rõ) Người một bộ.

Sư Gia Hạnh: Người một bộ.

Cô Út: Còn Đường về xứ Phật (nghe không rõ)

Trưởng lão: Rồi Thầy chào mấy con Thầy về.

(34:44) Sư Gia Hạnh: Thầy cũng hoan hỉ cho con nghe Thầy. Tại vì cái trường hợp mà nó giải tỏa, mà trước con đã ký giấy ủy quyền cho vợ con rồi, nhưng mà chính quyền nó không chịu, nó nói phải ra trước công chứng mới được. Thành ra con phải về, con ký, con giao hết rồi, con buông hết rồi Thầy, không có gì hết. Con giờ cái nó nhẹ lắm rồi Thầy ơi.

Trưởng lão: (nghe không rõ) Vào cái thất mình tu (nghe không rõ)

Sư Gia Hạnh: Dạ con giờ chết sống gì là ở bên Thầy rồi đó, con ra kỳ này con ở ngoài này luôn thôi.

Trưởng lão: Để Thầy về Thầy làm xong rồi đó. (nghe không rõ) Rồi con đem về cái con cán nhựa

Sư Gia Hạnh: Con photo ra rồi con kẹp vô đó rồi con cán nhựa.

Trưởng lão: Cho mình xài nó lâu đó con.

Sư Gia Hạnh: Con nghĩ bây giờ con thấy Thầy dạy kỹ quá! Mà bây giờ nó càng lên, nó càng nhẹ lắm Thầy. Cái tâm, cái tâm nó rỗng rang lắm Thầy, nó thanh thản lắm.

Trưởng lão: Chính chỗ đó mình sống kéo dài ra (nghe không rõ)

Cô Út: (nghe không rõ) Để thử coi (nghe không rõ) Mai mốt rớt hết.

Sư Gia Hạnh: Cô Út thử, cô Út nói cô Út thử coi rớt liền. Không sao con hứa con nói là thể nào cũng bị cô Út thử, thành ra con giữ kỹ.

Cô Út: Cái đó là có tĩnh giác rồi đó Thầy. Còn nếu không có tĩnh giác cái rớt.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy