(28:08) Phật tử 3: Vậy thì cái mà “Quán ly tham, tôi biết tôi hít vô. Quán ly tham, tôi biết tôi thở ra”, cái đó chắc mình tu suốt đời hả Thầy?
Trưởng lão: Đâu có. Bây giờ bởi vì, không phải tu suốt đời đâu. Bây giờ con thấy như thế này nè, để Thầy chỉ cho. Bởi vì cái tham nó dễ cho mình thấy lắm. Nó dễ nhận xét qua cái chỗ tham của mình lắm. Tới cái giờ ăn coi mình còn tham không, nó không có thèm ăn, nó không có đói bụng con. Còn con còn tham, nó còn đói bụng đó con, còn tham ăn nó đói bụng.
Còn con không tham, thấy cái thân của mình nó sung mãn lắm, nó không có đòi ăn đâu. Tại vì mình tham ăn, nó đói bụng. Tại vì mình tham ăn, mình nhớ nó mới đói, chứ còn mình không nhớ nó không có đói đâu. Cho nên con thấy có nhiều người, tới cái giờ người ta làm mà người ta quên đi đó, người ta không thấy đói. Phải không.
Người ta quên, làm việc người ta quên đó, say mê trong cái lúc người ta làm, người ta quên đói đi. Nhưng mà xả ra người ta thấy đói, là tại vì xả ra người ta mới nhớ đói. Người ta nhớ, nó mới đói. Còn người ta không nhớ, nó cũng không đói nữa. Còn mình dó, không có tham, nó không có nhớ đói. Mà nó không nhớ đói, thì nó đâu có đói con.
Cho nên tại sao người ta ăn một bữa mà tới trưa rồi người ta cũng không đói, là tại vì người ta không có nhớ. Tới chừng đó, tới trưa rồi mới nhắc đi vậy chứ người ta cũng không đói đâu, bởi vì cái tham nó hết. Tham nó hết nó không có thấy đói. Còn mình còn tham thì tức là nó còn thấy đói: Ờ tới giờ trưa nghe nó đói, tức là mấy người còn tham. Chứ nó không phải đói đâu. Cái thân của mình đói là do cái tâm nó tham, mà nó mới cảm giác đói. Bởi vì khi nó tham, nó mới thúc đẩy cái bụng nó mới cồn cào nó đói.
Cho nên vì vậy nó dễ biết lắm. Cho nên khi mà còn tham thì tôi biết tôi còn phải quán ly tham thôi. Tôi quán chừng nào mà tới cuối cùng, còn không thì tôi dùng Định Vô Lậu, tôi quán thực phẩm bất tịnh, cho nó nhàm chán đi, cho nó không còn ưa thích ăn nữa, thì nó cũng sẽ hết tham.
Bởi vì đối với cái ăn, thì nó tham chỉ ở góc độ đó thôi, chứ mình quán nhàm chán nó đi, thì nó sẽ hết chứ không có gì đâu. Nó có những phương pháp để đối trị nó con, chứ không có sao đâu, cái đó dễ thôi.
(30:09) Rồi còn sân, thì nó hiện tướng qua cái thọ, cảm thọ đau. Con thấy con ngồi suốt ngày mà không đau nhức, không mỏi, không tê gì, thì biết là cái sân nó hết rồi. Còn đau nhức là con coi chừng ai nói con giận đó. Nó giận mà không ra tướng. Không nói người ta, chứ nghe nó buồn buồn trong bụng. Nó ít ít nó ở trong đó nó nghe cái ông đó. Chỉ cần con thử khởi như thế này, cái người đó họ nói vậy mà con khởi ra, con không giận, không gì hết, mà con “người đó nói ác”, là con giận đó!
Con chỉ, Thầy nói nó vi tế đến cái mức độ đó. Mình thấy “cái ông đó nói lời nói ác quá”, mình chỉ cần biết người ta nói ác thôi, thì con sân ở trong bụng mình đó. Nhưng mà nó không có tướng sân, mình không có sân người ta, nhưng mà người ta nói lời nói, mình nghĩ: “tội nghiệp ông đó” thì nó không có ác. Chứ mình nghĩ: “Cái ông đó nói cái chuyện, ông đó nói ác quá, ông nói dữ quá”, thì mình đang bị cái ác pháp đó rồi. Đó, thì cho nên mới đầu tu đó,…
Phật tử 3: Lúc đó mình đâu có biết là mình sân đâu?
Trưởng lão: Ờ mình đâu có thấy sân, nhưng mà thấy ác pháp là thấy sân đó con. Mình phải vi tế lắm.
Phật tử 3: Bạch Thầy, khi mà con nhìn một người đó, thì khi mà con thấy họ làm, cái con nhìn thấy ai cũng tốt, còn cái mà không tốt là không phải của họ. Cái không tốt là cái mà vì hoàn cảnh, vì xã hội, tự nhiên cái tâm thương ấy Thầy, nó thấy rõ rồi, xong tội nghiệp quá.
Trưởng lão: Thì cái sân con nó hết.
Phật tử 3: Tại vì ấy, con thấy cái đó không phải cái của họ. Cái đó là cái vay mượn, cái đó từ bên ngoài, chứ không phải cái đó của họ. Con thấy ai cũng tốt, tốt bằng vậy đó. Nhưng hễ người nào có cái xấu đó, người đó rất là thấy thương, rất là đáng thương đó Thầy. Tại vì cái đó là cái, vì cái hoàn cảnh gì đó họ bị như vậy.
Trưởng lão: Họ mới làm vậy.
Phật tử 3: Nếu mình không có hoàn cảnh đó, mình không có làm vậy. Chứ nếu mình có hoàn cảnh đó, nhiều khi mình còn làm tệ hơn người ta nữa. Nên con thấy nếu mà ai có cái xấu đó, thì cái đó không phải là của họ, và rất là tội nghiệp.
(32:08) Trưởng lão: Thường thường là cái nhìn của mình đó, khi mà người ta làm những pháp ác, thì mình thấy tội nghiệp người ta. Bởi vì chính người đó họ làm pháp ác họ không biết. Mà mình đã thấy, biết tội nghiệp họ, thì trong khi cái pháp ác họ nó đối với mình, tức là lấy mình làm đối tượng của cái pháp ác đó, mà nếu mà mình không thấy tội người đó, thì ngay đó là mình thấy người đó đang làm ác đó. Mình không thấy tội họ, thì tức là cái tâm mình nó có sân trong này.
Còn bình thường, còn như đối với người mà không biết tu, thì ngay cái pháp ác đó thì nó đã tác động vào cái tâm của họ liền rồi. Tức là họ tức giận ra liền, họ sẽ chửi mắng lại, họ làm đỏ mặt lên liền, không có thể nào mà dằn lại được. Còn mình thì tu tập một thời gian sau nó có cái nội lực, nó vi tế rồi.
Tại ở đây Thầy muốn nhận ra cái tham, cái sân vi tế của mình đó. Thì khi mình thấy người đó quá ác rồi, cũng như thí dụ như cô Út rầy mắng ai, “cô Út quá ác”, thì ngay đó là mình đã sân rồi. Chứ đừng nói chưa có sân nhưng mà thấy người ta ác là mình đã sân rồi. Nó vậy đó. Thì đó là cái chỗ vi tế của cái sân của mình, nó vi tế. Từ đó nó mới nảy sinh ra cái sân của mình mới được, chứ còn mình không thấy ác pháp, thì không sân.
Cho nên cái tâm Từ, nó buộc lòng nó dạy cho mình để thấy được cái đáng thương của người khác, chứ không phải thấy pháp ác. Đó, thì do đó nó hóa giải được cái tâm của mình liền ở trong này rồi. Cho nên nói cái tâm Từ nó đối trị tâm Sân là cái chỗ đó. Mà nếu mà mình không thấy qua cái góc độ này, thì coi như là mình bị cái tâm mình nó sai khiến. Rồi nhiều khi mình chịu đựng thôi, để cho nó qua cái cơn đó thôi, chứ sự thật ra, hoặc là khéo léo của mình thôi. Chứ sự thực ra trong tâm mình nó có đó con.
Cho nên khi nào mà tất cả những cái điều kiện mà xảy ra, mình đừng có thấy ai ác hết, thì tức là ngay đó là mình đã thấy cái sân của mình nó hết. Nó hiện ra cái chỗ hiểu biết của mình liền. Hiểu biết như vậy gọi là, cái hiểu biết đó đó gọi là Chánh Kiến con. Cái hiểu biết đó gọi là Chánh Kiến. Nó hóa giải được, nó Chánh Kiến.
Cho nên trong cái thời gian tu tập thì mình chưa được như vậy, nhưng mà thời gian tu tập rồi, bắt đầu nó hóa giải. Cũng như hồi nãy con nói, con nhìn qua cái góc độ khác đó, mà con thấy như vậy, đó là cũng từ cái Chánh Kiến của con, trong cái sự tu tập định tỉnh của con, nó mới nhìn qua cái góc độ đó, nó thấy nó hóa giải được tâm mình. Nó hóa giải tâm mình, tức là nó cứu mình ra khỏi đó, nó không làm khổ mình đó. Đó là cái chỗ đó.
Phật tử 3: Đầu tiên thì con học nhìn cái sân, thì con xem là con học về cái sân là cái gì, và sân nó làm cái gì trên cái cơ thể của mình. Thì con cắt mấy tấm hình mà người ta sân, trong báo nó nhiều lắm Thầy, con cắt, con dán đủ trên một cái khung thiệt là bự vậy đó. Thì con thấy là, có khi sân nó trừng hai cái này lên này Thầy, nó đưa hai chân mày lên, rồi lâu ngày nó cũng tạo thành những cái nếp, cái nếp mà có khi buồn rầu quá thì nó kéo xuống. Hoặc là nó tạo thành những cái nếp nhăn.
Trưởng lão: Nếp nhăn theo cái điều đó.
Phật tử 3: Theo cái đó thì khi mà khoa học người ta nói, nếp nhăn đó đó, mỗi lần bất bình là nó kéo như vậy đó, thì nó cho ra một cái chất hóa học. Cái chất hóa học đó nó rất là hại cho một trong những cái bộ phận trong cái cơ thể của mình đó. Rồi thí dụ như những người mà có hai cái lằn trên này đi xuống vậy đó, là những người sân chứa đựng trong cái gan nó làm hại cái gan.
Trong cái sách khoa học con thấy nó có, mỗi cái nó có liệt kê một cái bộ phận đó. Thế thì con học cái sân nó làm cái gì trên cái cơ thể của mình. Cái bắt đầu đó là con thấy vậy là con mới sợ con không dám sân. Đầu tiên là con thấy sợ, nhưng mà khi từ từ học đạo đó thì con thấy cái sân nó còn ghê hơn vậy nữa, hơn là chỉ trên cái bộ phận trong cơ thể.
(36:00) Trưởng lão: Nghĩa là người ta, ở bên kia người ta nghiên cứu về tâm lý để mà người ta xác định qua được cái thọ, cái bệnh của mình, phải không? Nhưng mà về cái phần mà của Phật giáo thuộc về phần tâm lý không, nó không nói gì cái khoa học mà bệnh đau đâu. Nhưng mà người sân, thì cái tướng trạng của sân nó sẽ sanh ra bệnh. Nó biết vậy thôi à.
Nghĩa là bây giờ anh còn bệnh là tức là anh còn sân. Tui biết chắc chắn trăm phần trăm vậy thôi. Đức Phật xác định cách rất là cụ thể. Thấy cái người nào bệnh nhiều là cái người đó sân nhiều đó. Bởi vì càng bệnh nhiều là sân nhiều, mà bệnh ít thì sân ít. Có vậy thôi chứ không có gì.
Còn khoa học thì chứng minh như con thì cái này là đúng rồi chứ gì, phải không? Mỗi lần buồn rầu thì cái nếp nhăn này nó phải xịu xuống chứ sao. Nó mà sân thì phải trừng lên chứ gì? Mà mỗi lần như vậy thì nó lại huân những gì ở trong bụng của mình để rồi nó sẽ đau bệnh. Thì rõ ràng là cái bệnh đau này là do sân chứ gì. Cho nên cái tướng sân là cái tướng bệnh. Cái trạng thái bệnh là báo cho mình biết còn sân.
Còn cái trạng tướng tham, là nó báo cho mình biết còn tham ăn, tham ngủ. Đó, những cái này mà để cho mình nhận xét về vi tế để cho mình tu chớ. Chứ còn nếu mình không biết nhận xét ra như vậy mình làm sao mình tu. Mà mình đối trị với cái tham, sân của mình, với si, thì ba cái tam độc này, đối trị nó thì mình phải nhận biết được, để rồi tuần tự tôi sẽ tu tập, tôi sẽ hóa giải được cái này. Cho nên tâm tôi không còn tham, sân, si nữa. Phải không?
Cuối cùng thì mình biết cách được, mình tu tập, mình hóa giải nó hết à. Các con thấy không, mình đi thẳng vào cái chỗ tham, sân, si của mình mình quét ra, chứ đâu mình đâu có tránh né nó đâu. Cho nên cái mục đích của Phật là dạy mình những cái pháp ngay, thẳng vào tham, sân, si, tác ý là ngay cái phương pháp tác ý. Cho nên đức Phật nói: “Tác ý một cái tướng khác của cái tướng đó”. Bây giờ tôi sân, tôi tác ý: “Đừng có sân!” nè, nó sẽ hết liền. Chứ còn mình để sân, nó cứ sân hoài.
Phật tử 3: Nhưng mà có phải tại vì mình muốn nhiều là mình tham, mà không được thì mình mới sân không Thầy?
Trưởng lão: Đúng. Đúng vậy con. Thì lẽ đương nhiên là tham không được mới sân. Mà nếu mà con không si thì con không tham, tại vì con si con mới tham. Cho nên cái khối này nó liên hệ với nhau lắm. Phải không.
Cho nên khi mà con muốn cái đó mà không đạt được, thì con mới mắng chửi người ta chớ? Chứ con không khéo làm sao. Do đó, con bị mắng chửi, thì con bị người ta chửi con, thì con đâm tức lên con cũng sân lại. Còn ông kia ông đạt không được cái muốn của ông, ông cũng sân ông chửi người ta.
Phật tử 3: Như vậy đó thì ba cái hạnh đó nó làm cho mình cắt đứt…
Trưởng lão: Cắt đứt ba cái này đó con. Chớ không phải đâu.
Phật tử 3: Dạ. Cho nên hễ mình ăn ít lại rồi thì cũng bớt đi…
Trưởng lão: Bớt sân, bớt tham rồi con. Rồi bớt sân, hễ mà nó ăn ít được, thì cái sân nó cũng giảm. Rồi nhẫn nhục đó, là đối với sân đó con, là nhẫn nhục đó, tức là tùy thuận đó. Ăn, ngủ, độc cư này ba cái hạnh này này, nó giúp cho mình nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng đó. Nó sẽ giúp cho mình, sáu cái đức hạnh này nó sẽ giúp cho mình đó. Nó quan trọng lắm.
Cho nên trên cái bước đường tu, nó chuẩn bị cho mình được đủ cái tư thế để cho mình chiến đấu được cái tham, sân, si của mình. Khéo léo thì mình đạt được đó. Vậy mà đức Phật còn trang bị cho mình cả một cái lô nữa là đề mục Định Niệm Hơi Thở đó con, rất hay đó. Cho nên mình có phước thiệt. Thầy nói đúng là mình sanh ra cái cuộc đời này, rồi gặp được Chánh Pháp của Phật, rồi biết được cách thức tu đó, mình thấy nó hạnh phúc chứ. Tại mình không muốn đi thôi chứ cỡ muốn đi thì …