00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ - TU THEO ĐẶC TƯỚNG

ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ - TU THEO ĐẶC TƯỚNG

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời lượng: [58:15]

1- THẦY CHỌN 18 TRONG 22 ĐỀ MỤC HƠI THỞ

(00:00) Phật tử 1: Trong sách con thấy nó mười sáu cái đề mục Thầy.

Trưởng lão: Nó hai mươi hai cái đề mục con. Trong cái bài kinh của Phật Xuất Tức Nhập Tức đó, nói về hơi thở, thì nó hai mươi hai cái đề mục. Nhưng mà vì nó có những cái đề mục nó trùng, vì vậy mà Hòa thượng Minh Châu, thì Ngài rút ra mười sáu cái đề mục. Còn Thầy thì lấy mười tám cái đề mục. Cho nên Thầy đưa thêm hai cái đề mục nữa, cho nó đủ trọn vẹn.

Nhưng cái đề mục “Với tâm định tỉnh” đó, thì nó sẽ xác định cho mình được cái chỗ mình tu Thân Hành Niệm. Còn “Với tâm giải thoát…​” đó, thì nó xác định cho mình Bảy Giác Chi nó xuất hiện. Do đó cái đề mục này nó cũng giúp cho mình định tỉnh khi mình còn một chút ít nào mà bị hôn trầm, thùy miên, bị vô ký đó, thì mình ngồi mình không cần đi kinh hành, mình vẫn “Với tâm định tỉnh, tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh, tôi biết tôi thở ra”.

Thì những cái đề mục cuối cùng này là những cái đề mục mà có thể giúp cho mình được cái định tỉnh cuối cùng, để cho mình thực hiện cái Bảy Giác Chi cho nó hiện ra đủ. Cho nên nó mười tám. Còn mấy cái kia thì nó trùng lặp, cho nên nó bỏ bớt ra. Thành ra nó hai mươi hai cái đề mục lận, chứ không phải là ít. Nhưng mà Thầy chọn rất kỹ trong cái vấn đề đó.

Nhưng mà sau này đó, thì coi như là, Đức Phật đưa ra nó đầy đủ chứ không phải thiếu, nhưng mà Thầy thấy nó chưa cần thiết cho mấy con, cho nên chưa đem vô hết hai mươi hai cái đề mục. Tới hai mươi hai cái đề mục trong hơi thở này, chứ không phải là mười sáu, hoặc là mười tám đâu. Nó đủ nó là hai mươi hai cái.

2- ĐI KINH HÀNH NHANH HAY CHẬM

(01:21) Phật tử 1: Thưa Thầy, cái đi kinh hành mà tỉnh thức theo từng bước đi đó thì đi mau được không Thầy?

Trưởng lão: Được chứ con. Tùy theo cái đặc tướng của mình mình đi. Mình đi mình nhiếp tâm được ở trong, tỉnh thức được ở trong đó được thì mình đi mau cũng được.

Phật tử 1: Đi mau, đi sẽ xả niệm được?

Trưởng lão: Được con, được. Được chứ không có sao hết.

Phật tử 2: Đi sao mà cái tâm mình chú ý bước chân?

Trưởng lão: Tâm mình chú ý bước chân được là được, đó là tỉnh thức rồi.

Phật tử 1: Tại con cũng không biết, con thấy đi kinh hành thì cứ đi chậm chậm. Nhiều khi con muốn đi mau.

Trưởng lão: Rồi, con đi mau là tại cái đặc tướng con. Con đi mau mà con nhiếp tâm con được cũng tốt. Đó là tỉnh thức đó con, không có sao. Nhưng mà về cái vấn đề mà đi Thân Hành Niệm đó, đi từng cái hành động con nhớ, nó chậm quá nó cũng không được nữa con, mà nó nhanh quá cũng không được. Nhanh quá thì mình không bắt kịp được cái hành động đó.

Mình tạo cái Thân Hành Niệm là mình tạo ra riêng rẽ ra từng cái hành động, để cho mình chú ý cho kỹ thôi, đặng mình điều khiển từng cái hành động của nó. Đó là cái Thân Hành Niệm. Do như vậy, thì cho nên vì vậy mà có nhiều người họ quá chậm, quá chậm rồi họ tác ý từng cái bước đi. Bởi vì khi đó, bắt đầu mới tập thì con thấy: “Dở gót lên - Đưa chân lên - Đưa chân tới - Để xuống - Hạ gót”, thì lúc bấy giờ mới tập thì con ra lệnh vậy.

Nhưng mà sau đó rồi nó quen rồi, thì con không có ra lệnh đó. Con bảo: “Bước”, thì cái tâm của con, toàn cái ý thức của con nó chú ý vô cái chân con, thì tự nó nhón gót lên, tự nó đưa lên, tự nó đẩy tới, tự nó để xuống, nó hạ gót xuống. Nó cứ nhịp nhàng, nhịp nhàng. Mình không có nhắc từng chút, từng chút, nhưng mà cái biết của mình nó biết trước cái hành động. Dở gót lên là nó biết, chưa dở nó biết rồi.

Tới chừng đưa chân lên, rồi đẩy, đưa chân tới, để xuống, rồi hạ gót xuống, nó đều theo từng cái hành động, cái thao tác của cái bàn chân, cái bước chân của nó. Đó thì mình tập, mới đầu thì mình ra lệnh làm cho nó quen thôi, sau đó thì mình bỏ bớt. Mình bảo “Bước!” thì cái đó nó biết dở gót lên, rồi đưa chân lên, đưa chân tới, để xuống, hạ xuống.

Phật tử 1: Thế thì nó khỏi nhắc đúng không Thầy?

Trưởng lão: Khỏi nhắc con, không có nhắc mấy cái đó đâu. Không có nhắc nữa, mà nó tự động cái mình biết. Hễ khi nào mình biết rõ từng cái hành động của cái bàn chân của mình bước đi đó, cái chân của mình bước đi có từng hành động, thì mình không có tác ý nữa. Mình chỉ cần ra lệnh chung đó: “Bước!”, thì bắt đầu nó dở lên, rồi nó dở chân lên, đưa chân tới, để xuống, hạ gót xuống. Những hành động nó liên tục, liên tục, liên tục. Mà chân này rồi tới chân kia, nó nhịp nhàng, nhịp nhàng. Đó gọi là Niệm Giác Chi con. Cái Niệm của Thân Hành nó hiện ra.

Cho nên mới đầu thì mình tu tập, mình rèn luyện cho nó quen. Sau đó cái mình chỉ cần bảo: “Bước!”, cái mình thấy nó, bước cái nó biết, phải dở gót lên, rồi nó dở chân lên, đưa chân tới, để xuống, hạ gót xuống. Nó biết liền, liền, liền, liền, liền. Rồi chân này nó cũng bước nó cũng biết liền, liền. Chân kia nó bước nó cũng biết liền, liền, liền, liền, nó nhịp nhàng lắm con.

Phật tử 1: Con thấy cái Thân Hành Niệm con thích, tại đi điều khiển thấy nó nhịp nhàng mà nó…​

Trưởng lão: Nó nhịp nhàng bởi vì nó dở lên dở xuống, dở lên dở xuống, nó làm cái chân mình dịu dàng lắm.

Phật tử 1: …​ mà thấy nó tỉnh thức theo cái…​

Trưởng lão: …​ theo cái nhịp đó đó, theo cái nhịp của cái Thân Hành của mình.

3- TẬP ĐỀ MỤC HƠI THỞ ĐẦU TIÊN LÀ CĂN BẢN NHẤT

(4:11) Phật tử 2: Kính thưa Thầy, trong mười tám đề mục đó, thì mình tu tập, trước nhất thì mình cũng phải đi vô tập cái đề mục thứ nhất, rồi mình mới dẫn qua những đề mục kia?

Trưởng lão: Rồi đó con.

Phật tử 2: Dạ khi nào mình tập tành ngồi mình tu tập, bắt đầu vô thì mình ngồi thì mình tu tập đề mục thứ nhất, rồi bây giờ nó xuất hiện cái đề mục nào thì mình theo đề mục đó phải không?

Trưởng lão: À bắt đầu con, bây giờ nó như thế này để nói con. Nó bắt đầu, thí dụ chẳng hạn bây giờ, cái mục đích của con hôm nay là con tu cái đề mục thứ sáu: “An tịnh tâm hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh tâm hành, tôi biết tôi thở ra”, con tu về cái tâm của con, thì con phải an trú trong hơi thở rồi con mới tu. Phải không?

Thì bắt đầu bây giờ đó, con vô đầu tiên đó, con vô thì con mới bảo: “Hít vô, tôi biết tôi hít vô. Thở ra, tôi biết tôi thở ra” con thấy nó an trú. Rồi cái hơi thở nó chưa, cái hơi thở xuất hiện nó an trú ngắn, thì con bỏ cái đề mục ngắn, hơi thở ngắn, hơi thở dài con bỏ, con không cần đi qua cái này nữa. Phải không.

Mà ngay đó là con thấy cái cảm giác mà con nhận ra được cái thân con nó an ổn, thì con khỏi cần đi cái chỗ mà “Cảm giác toàn thân…​” con bỏ luôn cái đề mục này luôn. Bởi vì khi mà nó xuất hiện ra thì nó có mang theo cái cảm giác, cái an tịnh, rồi cái hơi thở nó an trú, nó hiện ra đủ rồi, thì con khỏi đi qua mấy cái đề mục này. Phải không.

Rồi tới cái “Cảm giác toàn tâm” thì con cũng nhận thấy được rồi. Tức là nó, cái an trú nó đã hiện ra tất cả cái tướng của những cái đề mục đó rồi, thì ngay đó bây giờ con, chỉ khi mà con vô cái đề mục đầu tiên đó, con dẫn cho cái tâm con vô cái hơi thở: “Hít vô, tôi biết tôi hít vô. Thở ra, tôi biết tôi thở ra”, con nhắc nó chừng năm lần, ba lần, hay năm hơi thở, ba hơi thở vậy, bắt đầu nó an trú được rồi, thì con thấy cái tướng nó hiện ra tất cả những cái đề mục kia đủ hết rồi.

Chứ con khỏi cần tu mấy cái đề mục kia phải không? Con khỏi cần phải nhắc nó, nhưng mà nó hiện ra.

Phật tử 1: Thấy nó có được cái đó nó hiện ra?

Trưởng lão: À nó ra mấy cái này luôn hết, một dây của nó. Bởi vì cái nhóm của tụi nó rồi, nó ra hết. Thì bắt đầu con tới cái đề mục thứ sáu này, con mới tác ý con tu, để cho nó thực hiện được cái đề mục này, cho kết quả cái đề mục này. Bởi vì cái kết quả nó phải hiện ra một loạt của nó hết. Mình an trú được, là nó hiện ra một loạt của nó ra hết. Thành ra mình không có tu mấy cái đề mục này.

(6:08) Phật tử 1: Nếu mà mình tu Tứ Niệm Xứ đó Thầy, mình theo cái hơi thở ra vào đó, một thời gian cũng như là lâu rồi, hoặc mình theo cái phồng xẹp đó, thì mình theo được cái hơi thở vô cho tới khi nó chấm dứt hơi thở vô, rồi đến hơi thở ra, đến chấm dứt hơi thở ra, rồi thở vô, rồi thở ra nó đều đặn như vậy hoài rồi đó, thì là mình an trú trên cái hơi thở đó rồi. Như vậy đó, thì nó cũng giống như cái đề mục thứ một của bên đây hả Thầy?

Trưởng lão: Của đề mục hơi thở đó con, đề mục thứ nhất của hơi thở rồi đó. Con tu Tứ Niệm Xứ mà con an trú ở trên hơi thở là nó đi lệch cái đề mục thứ nhất của hơi thở rồi.

Phật tử 1: Nhưng mà đồng thời đó, nó cũng là “Cảm giác tâm hành…​” luôn. Tại vì lúc đó mình thấy cái tâm mình nó phóng nhiều hay phóng ít, hay an trụ, hay là như thế nào, lúc đó là mình cũng đã thấy rồi. Phải không Thầy? Tại vì nhiều khi nó cũng qua lại, thì nó cũng giống…​

Trưởng lão: Thì nó cũng y, nó cũng giống nhau thôi. Chứ không có khác nhau. Bây giờ…​

Phật tử 1: Nó có khác thì là cái đoạn sau trở đi đó. Chẳng hạn như là “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra” , là đề mục thứ tư. Thì cái đề mục thứ tư này đó, có phải là mình phải dừng lại ở đó, cho đến khi nào đó, mà khi mà mình có cái đau nó đến với mình, cái mình nói là: “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra” đó, thì là cái đau nó chấm dứt.

Thì như vậy đó, là mình đã hoàn tất cái thứ tư. Còn nếu mà mình chưa có hoàn tất cái thứ tư đó đó, chưa có ra lệnh như vậy mà nó cũng còn đau đó, thì tức là mình vẫn còn ở trong cái đề mục đó mà tu?

(8:12) Trưởng lão: Trong cái đề mục đó tu. Thầy thí dụ chẳng hạn bây giờ đó, cái gì, chẳng hạn bây giờ các con tu phải không. Bắt đầu các con vô cái đề mục thứ nhất để mà an trú cho được cái hơi thở. Hơi thở là nó quan trọng lắm, bởi vì nó là Thân Hành Nội của mình rồi, cho nên nó quan trọng. Cho nên mình vô được an trú trong hơi thở.

Rồi an trú trong được hơi thở rồi, thì bắt đầu bây giờ đó, coi thử coi những cái đề mục khác nó có hiện ra cái kết quả của nó không. Bởi vì mình đã tu qua hết rồi. Cho nên mình biết được những cái cảm giác, thí dụ như “Hơi thở dài, hơi thở ngắn”, thì thấy rõ là hơi thở của mình là hơi thở ngắn, bây giờ nó ra ngắn rồi. Nó theo của nó nó ra. Bởi vì an trú theo hơi thở là nó phải ra đề mục thứ hai rồi.

Rồi đề mục thứ hai nó ra rồi, thì đề mục thứ ba nó, tự nó cảm nhận được cái toàn thân của nó, tự nó rồi, cho nên mình khỏi tu cái này rồi. Rồi bắt đầu bây giờ, nó lại có cái trạng thái an tịnh của cái thân nó rồi. Nhưng nó, bây giờ nó, như vậy là mình đang ở trên con đường mà tu về Định Niệm Hơi Thở heng, thì bắt đầu đó, coi thử coi nó cảm giác cái toàn tâm của nó có cảm nhận được không, nó nhận được rồi.

Bây giờ nó cảm giác cái an tịnh tâm hành của nó cũng nhận được rồi. Thì bắt đầu nó “quán ly tham, quán ly sân”, thì mình coi thử coi cái trạng thái quán ly tham, ly sân này nó như thế nào, coi thử coi nó có xả ly hết không? Nếu mà cái chỗ đó nó không ly đó, thì mình vẫn thấy nó còn tham ăn. Đó như vậy là mình còn tham chớ, nó còn thấy cái này nó thèm. Thì do đó mình phải ở đây mình tu.

Chừng nào nó không thèm nữa thì mình thấy. Bây giờ nó còn thấy cái áo đẹp nó còn thích, thì như vậy nó còn tham, cho nên mình phải tu cái này cho tới chừng nào nó hết tham. Bởi vậy, có cái gì nó cũng hiện tướng ra đây hết à.

Phật tử 1: Nhưng mà trong lúc tu mình cứ ráng mình nhắc nó, chứ mình còn chưa biết mình còn tham hay không.

Trưởng lão: Thì mình cứ nhắc nó sẽ hết. Nó sẽ chừng nào mà mình thấy bây giờ, bữa nay thấy nó không thèm ăn cái gì hết, nó không muốn ăn, ăn để sống chứ nó không thèm nữa, thì biết là nó hết tham ăn rồi. Nhưng mà nó còn tham chuyện khác, chứ nó không phải hết cái này không đâu, nó còn nữa.

Thì do đó, bây giờ cái tham mà hoàn toàn thấy nó không có ham muốn cái gì hết, đối với cái thế gian này không có vật chất gì mà cám dỗ nó được, mình thấy nó rõ ràng là, với cái chuyện, tới ngủ nó cũng không tham nữa, nó không còn ham ngủ nữa, nó không tham gì nữa, tức là nó ly hết rồi đó, là nó hết. Mà nó còn cái tham ngủ, nó cũng còn tham chứ chưa hết. Vì vậy mà mình phải, bây giờ tham ngủ phải dùng cái đề mục nào phá? Phải không.

Cho nên không phải “quán ly tham” mà nó hết đâu. Vì vậy mà “với tâm định tỉnh” thì nó mới phá hết được cái si, cho nên nó mới hết ngủ. Cho nên vì vậy nó còn tham chứ chưa hết. Nhưng mà “quán ly tham” nó chưa sạch được cái chỗ vi tế này rồi. Nó phải trở qua một cái đề mục khác để nó quét.

Do đó thì, bây giờ đó mình sẽ thấy là bây giờ cái tham, rồi cái sân. Cái sân nó hiện cái tướng của nó như thế nào? Nếu cái thân này còn đau nhức cái chỗ này, ngứa cái chỗ kia, đó là bị cái sân rồi. Cho nên mình “quán ly sân”. Mà “quán ly sân” đó thì phải kèm theo với cái đề mục là “an tịnh thân hành” nó mới đẩy lui được.

Thì con vừa tập “quán ly sân, tôi biết tôi hít vô, quán ly sân, tôi biết tôi thở ra”, thì ngầm ở trong đó nó có cái nội lực. Do đó, bởi vì ở chỗ này, cái đau ít, thì nó mình “an tịnh thân hành” nó hết, mà đau nhiều thì nó không hết. Cho nên cái sân này nó có cái lực mạnh của nó chứ không phải nó…​

Phật tử 1: Nếu mà khổ là sân phải không Thầy?

Trưởng lão: Ừ. Cho nên vì vậy, cho nên mình biết tới cái chỗ sân là nó có hiện tướng ra những cái đau khổ ở trong thân của mình. Mà mình biết mình có đẩy lui được. Tức cái sân ít thì có thể mình bình thường rồi, nhưng mà cái sân nhiều thì chưa có thắng được. Cho nên vì vậy mình phải tu tập. Mình tu tập thì “an tịnh thân hành” đó, bắt đầu mình tu tập.

Cho nên sau khi mình tu tập những cái này nó có kết quả rồi, bắt đầu mới mở cái màn mình đánh dẹp nó. Thì do đó bắt đầu mình tu Tứ Niệm Xứ. Thì trên Tứ Niệm Xứ bây giờ mình thấy nó an ổn thôi. Mà nó đau chỗ nào là đẩy lui chỗ nấy, dùng tất cả các pháp này đẩy lui. Chứ nó không phải là còn tu tập nữa.

Còn hồi này, mấy con đang tu tập thì mấy con tu tập cho có kết quả thôi, tức là mấy con đẩy lui được. Rồi mấy con biết, à còn sân thì tức là còn thọ khổ, mà không sân thì nó sẽ không bệnh nữa, không khổ trên thân nữa, và đẩy lui rất dễ dàng. Cho nên các con biết rõ. Do đó thì quán ly tham, quán ly sân, quán vô ngã. Cho nên còn cái ngã thì còn kiết sử, con còn nhớ, còn thương. Còn không còn ngã thì lấy gì thương ai nữa? Cho nên vì vậy tức là quán vô ngã rồi đó.

(12:04) Đó, thì tất cả các đề mục của Phật đã trang bị cho mình đủ mà. Cho nên khi đó đó, mình câu hữu với cái Định Vô Lậu mình quán xét, tư duy, suy nghĩ về nhân quả thế này thế khác, để dùng cái tri kiến mình nó giải thoát cái phần thô. Còn cái phần tế, là nó phải “định”. Kiết sử nó có cái phần thô và phần tế con, nó phải định.

Cho nên vì vậy đó, mình phải tu tập cái “với tâm định tĩnh” nó ngầm ở trong đó nó quét. Và với cái tâm mà “quán vô ngã, tôi biết tôi hít vô, quán…​” đó là ngầm để mà cho nó vô ngã, đẻ cho nó quét những cái Thất Kiết Sử, cái Ái Kiết Sử của mình. Nó nhiều cái thứ ở trong này lắm, cho nên mình tu rất nhiều cái để mà mình đánh đuổi nó ra.

Cho nên khi mà áp dụng ở trên Tứ Niệm Xứ rồi, thì các con phải trang bị đủ thứ, những cái pháp này đủ hết rồi. Cho nên bây giờ ở đây đó, con mới thấy, con mới bảo hộ cho nó suốt mười hai tiếng đồng hồ mà không có một cái chướng ngại nào mà xảy ra trên thân con được. Phải không, con thấy không? Ghê lắm chứ không phải.

Mười hai tiếng đồng hồ đó nó đâu có nhiều đâu, nhưng mà không thể nào mà mười hai tiếng đồng hồ này, mà hoàn toàn nó im Thánh được ở trên cái Thân, Thọ, Tâm của mình được.

Cho nên vì vậy mình phải học tất cả, tập luyện tất cả những cái này, để trang bị, để mà làm chủ toàn bộ trong cái thời gian mà mình giữ gìn hai mươi bốn tiếng, hay mười hai tiếng đồng hồ, mà không có một cái thọ, không có cảm thọ, không có một cái trạo cử gì mà xảy ra trong thân, tâm của mình được.

Bởi vì mình đã tu tập nó sẵn sàng rồi, nó vô không được, chứ không phải gì. Chứ nếu mà con tu tập mà không có cái nội lực ở trong, nó vô nó đánh tan nát lận. Còn con có đủ nội lực rồi, nó vô không được. Con bắt đầu con tu Tứ Niệm Xứ nó không vô đâu, nó sợ.

Phật tử 1: Hôm nay Thầy nói con mới biết chứ con tưởng đâu tu Định Niệm Hơi Thở vô ra, rồi cái con qua tu hơi thở dài ngắn, rồi mỗi đề mục…​

Trưởng lão: Mỗi đề mục mỗi tu, mỗi tu cho tới của con nó oải, mất thì giờ của mình đó. Chỉ có cái đề mục đầu tiên là cái căn bản nhất đó, là mình an trú cho được rồi đó, mình vô cái mình an trú rồi, thì bắt đầu coi cái đề mục nào mình tu thì mình cứ theo đó mình tu thôi. Nó không có mất thì giờ. Chỉ an trú cái tâm rồi tất cả những cái đề mục sau này mình tu.

(14:01) Cũng như bây giờ con tu cái đề mục thứ hai là con phải an trú được cái đề mục thứ nhất này. Mặc dù hai cái nó gần nhau. Nhưng mà cái thứ mười sáu, mười bảy ở đây nó xa, nó bao nhiêu cái đề mục, nhưng mà con an trú được thì con bỏ mấy cái đề mục này hết, ngay tới cái đề mục thứ mười lăm, mười sáu này con tu.

Bởi vì vậy đó, con an trú được có một chút xíu đây, cái mình an trú được cái mình vô đây mình tu nó mới có nhiều việc. Chứ bắt đầu mà từ đây mà con tu một loại hồi nào mà cho tới đây thì…​

Phật tử 1: Con nghĩ chắc tu từ cái đề mục một…​

Trưởng lão: Từ một cho đến tới mười bảy thôi mắc chết mình.

Phật tử 1: Theo như Thầy nói con mới biết, chứ không thôi là…​

Trưởng lão: Chỉ có cái an trú là quan trọng, cái nền tảng nó đó. Cũng như bây giờ con có cái nền rồi, bắt đầu giờ con muốn cất nhà tranh, nhà ngói gì, con muốn cất ở trên đó được.

4- HIỂU KĨ VỀ THÂN HÀNH NỘI VÀ THÂN HÀNH NGOẠI

(14:40) Phật tử 3: Con kính bạch Thầy, con có đọc cái cuốn sách mà “Hương vị Pháp Bảo” đó, của ngài U Silananda đó, thì con thấy ngài nói là Thân Hành Nội và Thân Hành Ngoại, mà làm con thắc mắc quá. Cái Thân Hành Ngoại đó, có nghĩa là mình thở như thế nào đó, rồi mình đối chiếu cái hơi thở, cái tâm mình nó có đối chiếu cái hơi thở của mình và cái người ngồi kế bên. Mình đâu có đối chiếu như vậy chi Thầy, mình thân mình mình lo không xong, sao mình đối chiếu làm chi?

Trưởng lão: Đâu có đối chiếu được.

Phật tử 3: Con kính bạch Thầy, Thầy giảng giùm con thêm về cái Thân Hành Nội và cái Thân Hành Ngoại, tại vì cái chỗ đó con không có thông.

Trưởng lão: Ờ bây giờ Thầy sẽ giảng cho thấy. Thân Hành Nội là cái hơi thở của mình. Tự ở trong thân của mình nó phát xuất ra, nó tự động ở trong đó, như mạch máu là Thân Hành Nội, tim đập là Thân Hành Nội, não mình nó hoạt động thế này là Thân Hành Nội, cái hơi thở nó hoạt động là Thân Hành Nội.

Bởi vì cái này mình hoàn toàn mình không có cái quyền mà rớ trong này được, tự nó phải thở như vậy, nó thở như vậy gọi là Thân Hành Nội. Nghĩa là cái gì mà nó tự làm. Còn bây giờ Thân Hành Ngoại, là cái gì mà mình chủ động ý thức mình làm, thì cái tay của mình nó sẽ làm theo.

Thí dụ như bây giờ cái tay Thầy không làm, nó tự động nó nằm im lìm đây này. Mà bây giờ mà Thầy muốn cái tay Thầy phải đưa ra lấy cái gì đó, thì bắt đầu cái tay Thầy đưa ra, cho nên cái này gọi là Thân Hành Ngoại. Nó ở ngoài, cho nên vì vậy cho nên mình sai được.

Còn nó nội, mình sai không có được. Bây giờ mình bảo nó đừng thở, nó cũng không có chịu nghe đâu, nó cứ thở. Cho nên nó nội. Nó nội là tự động ở trong nó làm. Mình bảo mạch máu mình đó: “Đừng có chạy”, nó cũng vẫn chạy. Nó không có nghe lời mình đâu. Đó là Thân Hành Nội. Nội là nó có nội lực của nó nó làm cái chuyện đó, chứ mình không có làm sao mình ngăn chặn được.

Đó. Thì do cái Thân Hành Nội và cái Thân Hành Ngoại. Vì vậy mà cái Thân Hành Nội chỉ có cái hơi thở là chúng ta dễ nhận nhất thôi. Còn tất cả những cái khác ở trong thân của chúng ta nó có cái hoạt động trong đó, cái thân hành nó có, nhưng mà chúng ta khó nhận lắm.

Thí dụ như bây giờ chúng ta nhận được, thí dụ trái tim đập, nhưng mà khi mà cái tâm chúng ta, cái ý thức của chúng ta chú ý nó đó, thì nó lại đập cái kiểu khác. Cũng như bây giờ cái hơi thở mình để tự nhiên mình đừng chú ý nó, thì nó nghe nó khỏe. Nhưng mà mình nhìn nó một hơi nghe nó mệt. Có phải không?

Cho nên mình đừng có nhìn cái tụi nó. Tụi nó là tụi “nội”, nó tự động nó làm thì để nó làm, chứ mình khéo léo mình ngó nó cái, nó mắc cỡ hay sao không biết, nó lại rắc rối. Thực sự ra nó không chịu mình nhìn nó đâu. Nhưng mà mình bắt buộc mình phải nhìn nó để mình điều khiển nó chứ gì? Cho nên nó làm đủ thứ chuyện ở trong này hết à, nó rắc rối lắm.

Mình nhìn nó một hơi cái nó làm cho căng cái đầu mình. Có phải không? Nó làm rắc rối. Mình không nhìn nó, không căng đầu. Mình nhìn nó, nó căng đầu. Nó chơi cái kiểu nó làm rắc rối mình. Cho nên nó bảo mình, cái thân của mình đó nó bảo mình: “Đừng có ngó cái nội, mà hãy ngó cái ngoại đi. Anh điều khiển được cái ngoại, chứ cái ngoại anh nó cũng tự động nó sai khiến, nó làm tầm bậy đó”.

Mà mình nhiều khi cái Thân Hành Ngoại của mình không biết, nó làm rồi nó mới biết, mình biết sau cái hành động nó. Tất cả những cái này đều là do cái tự động của cái nghiệp của nó. Cho nên…​

Phật tử 3: Nó quen cái thói quen.

(17:31) Trưởng lão: Đúng đó con. Nó quen cái thói quen đó rồi. Cho nên cái Thân Hành Nội, là nó cũng theo cái nghiệp của nó. Cho nên theo cái nghiệp mà gọi là đặc tướng đó: có người thở dài, có người thở ngắn, con hiểu không? Chứ nó đâu có phải người nào cũng thở giống người nào đâu. Cho nên đó là cái nghiệp của người ta.

Cho nên cả cái Thân Hành Ngoại là mình điều khiển được cái Thân Hành Ngoại của mình. Cho nên vì vậy đó, mình bây giờ mình tập điều khiển cái Thân Hành Ngoại, rồi mình mới điều khiển cái Thân Hành Nội.

Cho nên như chú Lĩnh đó, chú bây giờ chú nhận ra cái hơi thở chú tu hoài không được, tức là cái Thân Hành Nội chú ngó nó. Nếu mà chú ngó được coi chừng chú rắc rối đó, chú bị tưởng. Cho nên chú bây giờ chú chỉ cần có điều khiển được cái Thân Hành Ngoại chú thôi. Nhưng khi mà điều khiển được Thân Hành Ngoại rồi, mình mới điều khiển được Thân Hành Nội, tức là mình nhìn nó mới dễ.

Cho nên cái Chánh Niệm Tỉnh Giác, coi vì vậy là cái pháp đi trước hơn là cái pháp Định Niệm Hơi Thở. Cho nên đức Phật dạy, con đọc lại mười bốn cái Thiền Định của Phật. Đầu tiên mà chúng ta tu Tứ Chánh Cần, thì cái Chánh Niệm Tỉnh Giác là đi đầu tiên hết mấy con. Chứ không phải là cho cái hơi thở đi đầu tiên đâu, cái hơi thở là sau cùng đó.

Chánh Niệm Tỉnh Giác rồi Định Vô Lậu. Nó, khi mà tỉnh giác rồi mình mới vô lậu. Vô lậu rồi đó, mình mới thư giãn. Định Sáng Suốt đó, là thư giãn đó. Rồi mới tới Định Niệm Hơi Thở. Định Niệm Hơi Thở nó sau cùng. Nó bốn cái định, mà cái Định Niệm Hơi Thở nó sắp xếp có thứ lớp lắm. Chứ không phải là mình muốn tu ngang xương vô ai cũng dạy mình hơi thở, trời đất ơi! Tu cái kiểu này, tôi ngó hơi thở của tôi thôi nó rối loạn tôi rồi. Nó sai đó con.

Phật tử 3: Nhưng mà tu cái Định, Tứ Chánh Cần trước hay sao?

Trưởng lão: Tứ Chánh Cần đó con. Bởi vì Tứ Chánh Cần nó mới có bốn cái Định nó tu.

Phật tử 3: Dạ từ hôm đó đến nay Thầy không có dạy tụi con Tứ Chánh Cần, mà đi vô Định Niệm Hơi Thở.

Trưởng lão: Thầy tưởng là con biết. Bởi vì, Thầy nghĩ rằng con sẽ đọc sách Thầy rồi, biết rõ rồi. Chứ trên Tứ Chánh Cần đó, bởi vì Tứ Chánh Cần nó bảo mình: “Ngăn ác, diệt ác. Sanh thiện, tăng trưởng thiện”.

Phật tử 3: Dạ, …​ (Không nghe rõ) con biết có Định Vô Lậu, ở nhà có biết mà vì sợ tu trật.

5- Ý ĐI TRƯỚC, HÀNH ĐI SAU MỚI LÀ LÀM CHỦ

(19:29) Trưởng lão: Thành ra khi vô đây, thì chuyên sâu vào trong cái Định Niệm Hơi Thở. Rồi tập đi kinh hành, rồi này kia là Chánh Niệm Tỉnh Giác, để mình ôn cố trở lại để cho nó củng cố, cho nó vững chắc đó. Thì do cái sự tu tập mà vững chắc như vậy, nó căn bản, để cho mình không còn trật nữa. Nhân dịp hôm nay thì Kim Tiên hỏi cái Thân Hành Nội và Thân Hành Ngoại để phân tích thử, cho biết.

Thân Hành hầu hết là nó là thân nghiệp. Nó do cái nghiệp của đời trước mình tạo ra cho mình mới mang cái thân này nó có sự hoạt động như vậy. Cho nên từ cái hơi thở, rồi từ cái, mỗi cái hoạt động trong thân của chúng ta đều là do cái nghiệp của chúng ta, gọi là Hạnh nghiệp, hay là Hành nghiệp. Cái Hành nó là do cái nghiệp của mình.

Đó cho nên thí dụ như người ta nói “làm chủ nghiệp”. Làm chủ nghiệp tức là làm chủ cái Hành của nó. Mà làm chủ cái Hành của nó, tức là làm chủ cái Hành của thân của mình, thì phải làm chủ cái Thân Hành Nội và cái Thân Hành Ngoại. Các con hiểu không?

Mà làm chủ cái Thân Hành Nội và Ngoại, thì trước tiên chúng ta phải làm chủ cái Thân Hành Ngoại thì nó dễ. Bởi vì chúng ta muốn đưa tay, thì chúng ta muốn đưa tay thì cánh tay nó sẽ đưa, chứ nó không có thể, nó tự động nó đưa trước. Nhưng phần nhiều là cái nghiệp của chúng ta, nó bảo chúng ta, nó thấy muốn cái đó, cái nó đưa tay nó lấy ra, chưa có qua cái ý của mình bằng lòng hay là không bằng lòng, phải không?

Cho nên nó nhanh quá đi. Vì vậy mà bây giờ chúng ta tập, để chúng ta muốn, thì nó đưa ra nó làm; mà chúng ta không muốn, thì nó không có được đưa ra nó làm. Cho nên vì vậy, do đó chúng ta mới điều khiển để mà chúng ta làm chủ cái nghiệp. Làm chủ cái nghiệp tức là làm chủ cái Thân Hành.

Vì vậy mà các con thấy mới có những cái điều kiện mà mình cứ tác ý ra lệnh, tác ý ra lệnh ấy, là để cho cái ý thức của mình nó phải điều khiển cái Thân Hành của nó, đặng cho nó trở thành quen.

Phật tử 1: Cái ý trước, cái hành sau?

Trưởng lão: Đúng rồi, cái ý nó phải đi trước cái hành thì như vậy là mình làm chủ nghiệp. Do đó làm chủ nghiệp thì nó không còn đau khổ. Mà không làm chủ nghiệp thì nó sẽ đau khổ. Các con hiểu chưa? Cho nên mình chuyển nghiệp là mình làm chủ được cái nghiệp, mà mình chuyển nghiệp không được thì mình không làm chủ. Cái mục đích của đạo Phật là làm chủ nghiệp.

Cho nên mình tập luyện ở trên cái Thân Hành của nó, vì vậy mà gọi là Thân Hành Niệm. Nó có cái niệm của Thân hành. Cho nên rõ ràng, mà nó có nội với ngoại. Mà nội ấy, mà vô ngay tu nội mình tu sao nổi? Mình sẽ bị lọt vô trong tưởng. Cho nên ngay từ đó người ta phải tập luyện.

Cho nên sau này mấy con có cái giáo trình tu tập đó, thì người ta bắt tập mấy con đi kinh hành, tập Thân Hành Ngoại nó nhuần nhuyễn, rất nhuần nhuyễn người ta mới cho vô trong hơi thở chứ đâu phải dễ. Bởi vì ai bây giờ cũng tu cứ nhào vô hơi thở chứ không có nghĩ là phải đi kinh hành đâu. Cho nên do đó nó sai, nó làm cho chúng ta mất cái căn bản rồi.

Nhưng mà bây giờ nó đã lỡ rồi, thôi bây giờ cứ dạy rồi lần lượt phải dạy cái này thêm, để cho lần lượt người ta xả. Chứ bây giờ nó đã lỡ, bắt buộc người ta bỏ hết, vậy thì người ta không biết người ta tu cái kiểu nào đây. Mà ở bên hồi trước Đại Thừa, rồi ở bên Nam Tông người ta cũng dạy bảo mình về hơi thở nhiều nhất rồi. Mà bây giờ khi không mà vô đây Thầy không dạy hơi thở mà Thầy dạy đi không như thế này.

Thầy dạy ngồi giống đức Phật rồi chứ, mà Thầy dạy, ông Phật thấy đâu có đi, cứ ngồi không. Thành ra coi như là Thầy dạy trật. Cho nên Thầy cũng chưa dám cãi về vấn đề này. Nhưng mà sự thật ra, sau khi mà tu có người chứng rồi, thì Thầy sẽ viết cái giáo trình của nó. Cho nên ngay bây giờ Thầy chưa có viết giáo trình.

(22:35) Giáo trình vô là bắt mấy con liền đi kinh hành, tập luyện cách thức đi kinh hành, tất cả những tỉnh thức. Rồi tu từng cái hành động của các con ở hằng ngày. Để mà từng tác ý ở trên cái Thân Hành để mà tu Thân Hành Ngoại. Sau khi tu Thân Hành Ngoại nhu nhuyến rồi, thì bắt đầu mới cho vô hơi thở, mười tám cái đề mục hơi thở. Tập rất kỹ đó.

Rồi bắt đầu tu tập vậy xong rồi đó mới cho vô tu tập cái Tứ Niệm Xứ, mới trên bốn chỗ này mới tu tập. Rồi bắt đầu mà tu tập Tứ Niệm Xứ thấy nhu nhuyến rồi, cái niệm của chúng ta nó khởi bằng một cái chớp mắt, bằng một cái chớp ánh sáng thôi, nó xẹt vô chút xíu vậy đó, thì bắt đầu chúng ta mới chuyên qua cái pháp Thân Hành Niệm, để cho nó định tỉnh trên từng hành động rất kỹ của nó. Mà nó mới, cuối cùng nó mới thành tựu được.

Nó có cái giáo trình của nó, cái đường đi của nó phải như vậy đó, vạch ra rất rõ như vậy, để mà chúng ta tu tập từng chút, từng chút. Chứ không phải là muốn vô tu cái nào tu ngang được. Còn bây giờ mình chưa có giáo trình, cho nên vì vậy mà Thầy dạy như thế nào mấy con tập, rồi từ đó mình rút tỉa từng cái chút kinh nghiệm với nhau để mình an trú cho được, rồi mình tu tập dần dần, nó có. Nếu mà đã sẵn có cái giáo trình rồi thì mấy con tu đâu có như vậy đâu.

6- TU TẬP KHÉO LÉO, VỪA PHẢI ĐỂ AN TRÚ

(23:55) Phật tử 4: Thầy cho con hỏi về cái đi kinh hành, đặc tướng của con thì con thấy là, con đi từng bước nó không bị chậm lắm, nó vừa phải, thì con mới nhiếp được tâm con, sáu căn con tập trung vào cái bước chân đó, có đúng, có được không hả Thầy?

Trưởng lão: Được con.

Phật tử 4: Con mà đi nhanh thì con không tập trung được kỹ.

Trưởng lão: Đúng vậy.

Phật tử 4: Con thấy đi càng chậm thì nó lại càng nhiếp tâm được hơn.

Trưởng lão: Càng dễ. Nhưng mà chậm quá thì nó thừa, nó cũng không được.

Phật tử 4: Con vừa phải thôi Thầy.

Trưởng lão: Thì nó vừa, thì cái gì nó cũng vừa đúng, nó không thừa ở bên sức tập trung, mà nó không thừa cái chỗ hành động, thì hai cái này nó phối hợp với nhau nó nhịp nhàng, thì con thấy nó an trú được. Bởi vậy Thầy nói chỉ cần an trú thôi. Cái khéo léo của mấy con tu sao mà được an trú là Thầy mừng. Mà không an trú…​

Phật tử 3: Hơi thở cũng an trú, mà đi kinh hành cũng an trú.

Trưởng lão: Cũng an trú. An trú ở trong đó.

Phật tử 3: Tu càng lâu thấy càng ngày nó khỏe hơn phải không Thầy?

Trưởng lão: Đó, đúng đó. Nó khỏe hơn. Rồi càng ngày thấy nó mập ra, tâm hồn vui vẻ, nó không có thấy khổ cực. Đó thì đúng. Mà tu riết buồn rầu, rồi nhớ nhà đó, thì coi trật.

Phật tử 3: Thành ra con thấy đó là quá ức chế rồi đó Thầy.

Trưởng lão: Nó ức chế.

Phật tử 4: Hôm nay con gặt hái được nhiều quá Thầy!

Trưởng lão: Các con thấy, tu mình thích chớ.

7- AN TRÚ HƠI THỞ CHỈ LÀ NỀN TẢNG BƯỚC ĐẦU

(25:10) Phật tử 4: Con bạch Thầy bây giờ có khi con về con lại tu lại Định Niệm Hơi Thở cho thật kỹ ạ. Con nghe hôm nay Thầy giảng con thấy rõ quá ạ. Bạch Thầy ngày trước con nghĩ con đếm nó không nhầm là được, thế là con đã bỏ, con tu chuyển rồi. Thế nhưng con nghe thấy Thầy nói thế này, con cảm thấy Định Niệm đầu tiên là nó quan trọng lắm. Cho nên là con về tu lại…​

Trưởng lão: Nó cái nền tảng của cái hơi thở là cái chỗ cái đề mục đầu đó con. Bởi vì nói hơi thở: “Hít vô tôi biết tôi hít vô…​” là cái nền tảng của nó đó mà. Lấy cái nền tảng đó mà tu tất cả các cái sau này đó, nó vững đó con.

Phật tử 1: Nghe được thì cũng may. Có nhiều khi con không dám, sáng sáng con không dám, muốn ai có đi đến Thầy cái con muốn đi theo mà không dám. Muốn nghe Thầy nói, có ích lợi …​

Trưởng lão: Muốn nghe Thầy nói. Nói chung là ai cũng muốn nghe Thầy nói, nhưng mà không dám là sợ cô Út. Cô Út sợ mấy con động chứ không có gì, rồi tu không được vì không độc cư.

Phật tử 3: Cái vấn đề mà an trú trên cái hơi thở nó khó dữ lắm Thầy, tại vì đó, con nhớ lại, đó là con tập hình như ba năm đầu đó Thầy, làm con rất là đau khổ vì cái vụ mà hơi thở đó. Tại vì, con kiếm nó hoài không được. Thế nên con phải nằm xuống, nằm xuống rồi để tay lên cái bụng con đó, con hít vô thì con thấy cái bụng nó phình lên, thế rồi con thở ra bụng xẹp xuống.

Trước kia thì con theo cái lỗ mũi, ngay chỗ nhân trung chỗ này ra vô, ra vô. Thì con thấy sao nó căng đầu quá. Rồi dần cái nó, theo thầy Nhất Hạnh đó, năm năm sau đó, con mới theo được cái này, mà nó an trú. An trú xong cái con đi qua bên Tiểu Thừa đó Thầy, cái người ta nói không có thở theo mũi, và thở theo phồng xẹp. Con nói con bỏ cái đó.

Trưởng lão: Cái này Mahasi.

Phật tử 3: Theo cái này, rất là khó khăn. Rồi khi mà theo được cái này xong rồi, xong giờ trở lại đây thì nó căng đầu. Nên thành ra con nói thôi kệ đi. Giờ nó an trú chỗ phồng xẹp thôi cho nó an trú chỗ phồng xẹp.

Trưởng lão: Nhưng mà nó, bởi vì bây giờ con chỉ an trú được cái hơi thở con, thì con cũng lìa khỏi cái điểm đó rồi, chứ con cũng đâu có ở, nó chuyển qua cái đề mục đó rồi thì nó rời khỏi rồi, nó không ở đó đâu. Chứ nó không ở chỗ đó hoài. Nó không có lấy cái, nó cũng như mình làm cái nhà thì mình đắp cái nền thôi. Cái nền nó xong rồi, thôi bây giờ chỉ có dựng nhà thôi để mà ở thôi, chứ ai mà ở đó đắp nền hoài. Cho nên người nào cứ lo ở trong cái hơi thở không thì cứ trật, trật lất à. Nó không có phải cái chỗ đó nữa đâu.

Phật tử 3: Hễ mà an trú trên hơi thở rồi, thì mình làm cái gì nữa hả Thầy?

Trưởng lão: Mình bắt đầu đó mới dựng cột, dựng kèo lên, mới cất nhà ở. Tức là sau đó những cái đề mục sau đó nó đâu có còn ở an trú chỗ phình xẹp nữa đâu.

Phật tử 3: Đúng rồi. Tại vì “cảm giác toàn thân” thì cũng đâu có phải ở chỗ…​

Trưởng lão: Đâu có ở chỗ đó. Rồi nó an tịnh của mình đâu có, nó đâu có ở chỗ nào nữa đâu. Nó toàn bộ hết cái thân của mình mà. Nó không có còn ở chỗ phình xẹp nữa, nó cũng không ở chỗ này nữa. Đầu tiên đó thì mình, thí dụ như tập trung ở đây, cái đó là cái nền tảng của nó ở đây đó, đặng cho biết hơi thở thôi.

Nhưng mà sau khi nương hơi thở thì thấy toàn bộ chứ đâu có thấy ở đây nữa. Con thấy ở đây là trật rồi. Con cứ con ngồi chú ý cái nền nhà con hoài, mà cái nhà không chịu cất thì làm sao cho được cái gì. Đó, đó là cách thức của nó.

8- HIỆN TƯỚNG CỦA THAM VÀ SÂN VI TẾ

(28:08) Phật tử 3: Vậy thì cái mà “Quán ly tham, tôi biết tôi hít vô. Quán ly tham, tôi biết tôi thở ra”, cái đó chắc mình tu suốt đời hả Thầy?

Trưởng lão: Đâu có. Bây giờ bởi vì, không phải tu suốt đời đâu. Bây giờ con thấy như thế này nè, để Thầy chỉ cho. Bởi vì cái tham nó dễ cho mình thấy lắm. Nó dễ nhận xét qua cái chỗ tham của mình lắm. Tới cái giờ ăn coi mình còn tham không, nó không có thèm ăn, nó không có đói bụng con. Còn con còn tham, nó còn đói bụng đó con, còn tham ăn nó đói bụng.

Còn con không tham, thấy cái thân của mình nó sung mãn lắm, nó không có đòi ăn đâu. Tại vì mình tham ăn, nó đói bụng. Tại vì mình tham ăn, mình nhớ nó mới đói, chứ còn mình không nhớ nó không có đói đâu. Cho nên con thấy có nhiều người, tới cái giờ người ta làm mà người ta quên đi đó, người ta không thấy đói. Phải không.

Người ta quên, làm việc người ta quên đó, say mê trong cái lúc người ta làm, người ta quên đói đi. Nhưng mà xả ra người ta thấy đói, là tại vì xả ra người ta mới nhớ đói. Người ta nhớ, nó mới đói. Còn người ta không nhớ, nó cũng không đói nữa. Còn mình dó, không có tham, nó không có nhớ đói. Mà nó không nhớ đói, thì nó đâu có đói con.

Cho nên tại sao người ta ăn một bữa mà tới trưa rồi người ta cũng không đói, là tại vì người ta không có nhớ. Tới chừng đó, tới trưa rồi mới nhắc đi vậy chứ người ta cũng không đói đâu, bởi vì cái tham nó hết. Tham nó hết nó không có thấy đói. Còn mình còn tham thì tức là nó còn thấy đói: Ờ tới giờ trưa nghe nó đói, tức là mấy người còn tham. Chứ nó không phải đói đâu. Cái thân của mình đói là do cái tâm nó tham, mà nó mới cảm giác đói. Bởi vì khi nó tham, nó mới thúc đẩy cái bụng nó mới cồn cào nó đói.

Cho nên vì vậy nó dễ biết lắm. Cho nên khi mà còn tham thì tôi biết tôi còn phải quán ly tham thôi. Tôi quán chừng nào mà tới cuối cùng, còn không thì tôi dùng Định Vô Lậu, tôi quán thực phẩm bất tịnh, cho nó nhàm chán đi, cho nó không còn ưa thích ăn nữa, thì nó cũng sẽ hết tham.

Bởi vì đối với cái ăn, thì nó tham chỉ ở góc độ đó thôi, chứ mình quán nhàm chán nó đi, thì nó sẽ hết chứ không có gì đâu. Nó có những phương pháp để đối trị nó con, chứ không có sao đâu, cái đó dễ thôi.

(30:09) Rồi còn sân, thì nó hiện tướng qua cái thọ, cảm thọ đau. Con thấy con ngồi suốt ngày mà không đau nhức, không mỏi, không tê gì, thì biết là cái sân nó hết rồi. Còn đau nhức là con coi chừng ai nói con giận đó. Nó giận mà không ra tướng. Không nói người ta, chứ nghe nó buồn buồn trong bụng. Nó ít ít nó ở trong đó nó nghe cái ông đó. Chỉ cần con thử khởi như thế này, cái người đó họ nói vậy mà con khởi ra, con không giận, không gì hết, mà con “người đó nói ác”, là con giận đó!

Con chỉ, Thầy nói nó vi tế đến cái mức độ đó. Mình thấy “cái ông đó nói lời nói ác quá”, mình chỉ cần biết người ta nói ác thôi, thì con sân ở trong bụng mình đó. Nhưng mà nó không có tướng sân, mình không có sân người ta, nhưng mà người ta nói lời nói, mình nghĩ: “tội nghiệp ông đó” thì nó không có ác. Chứ mình nghĩ: “Cái ông đó nói cái chuyện, ông đó nói ác quá, ông nói dữ quá”, thì mình đang bị cái ác pháp đó rồi. Đó, thì cho nên mới đầu tu đó,…​

Phật tử 3: Lúc đó mình đâu có biết là mình sân đâu?

Trưởng lão: Ờ mình đâu có thấy sân, nhưng mà thấy ác pháp là thấy sân đó con. Mình phải vi tế lắm.

Phật tử 3: Bạch Thầy, khi mà con nhìn một người đó, thì khi mà con thấy họ làm, cái con nhìn thấy ai cũng tốt, còn cái mà không tốt là không phải của họ. Cái không tốt là cái mà vì hoàn cảnh, vì xã hội, tự nhiên cái tâm thương ấy Thầy, nó thấy rõ rồi, xong tội nghiệp quá.

Trưởng lão: Thì cái sân con nó hết.

Phật tử 3: Tại vì ấy, con thấy cái đó không phải cái của họ. Cái đó là cái vay mượn, cái đó từ bên ngoài, chứ không phải cái đó của họ. Con thấy ai cũng tốt, tốt bằng vậy đó. Nhưng hễ người nào có cái xấu đó, người đó rất là thấy thương, rất là đáng thương đó Thầy. Tại vì cái đó là cái, vì cái hoàn cảnh gì đó họ bị như vậy.

Trưởng lão: Họ mới làm vậy.

Phật tử 3: Nếu mình không có hoàn cảnh đó, mình không có làm vậy. Chứ nếu mình có hoàn cảnh đó, nhiều khi mình còn làm tệ hơn người ta nữa. Nên con thấy nếu mà ai có cái xấu đó, thì cái đó không phải là của họ, và rất là tội nghiệp.

(32:08) Trưởng lão: Thường thường là cái nhìn của mình đó, khi mà người ta làm những pháp ác, thì mình thấy tội nghiệp người ta. Bởi vì chính người đó họ làm pháp ác họ không biết. Mà mình đã thấy, biết tội nghiệp họ, thì trong khi cái pháp ác họ nó đối với mình, tức là lấy mình làm đối tượng của cái pháp ác đó, mà nếu mà mình không thấy tội người đó, thì ngay đó là mình thấy người đó đang làm ác đó. Mình không thấy tội họ, thì tức là cái tâm mình nó có sân trong này.

Còn bình thường, còn như đối với người mà không biết tu, thì ngay cái pháp ác đó thì nó đã tác động vào cái tâm của họ liền rồi. Tức là họ tức giận ra liền, họ sẽ chửi mắng lại, họ làm đỏ mặt lên liền, không có thể nào mà dằn lại được. Còn mình thì tu tập một thời gian sau nó có cái nội lực, nó vi tế rồi.

Tại ở đây Thầy muốn nhận ra cái tham, cái sân vi tế của mình đó. Thì khi mình thấy người đó quá ác rồi, cũng như thí dụ như cô Út rầy mắng ai, “cô Út quá ác”, thì ngay đó là mình đã sân rồi. Chứ đừng nói chưa có sân nhưng mà thấy người ta ác là mình đã sân rồi. Nó vậy đó. Thì đó là cái chỗ vi tế của cái sân của mình, nó vi tế. Từ đó nó mới nảy sinh ra cái sân của mình mới được, chứ còn mình không thấy ác pháp, thì không sân.

Cho nên cái tâm Từ, nó buộc lòng nó dạy cho mình để thấy được cái đáng thương của người khác, chứ không phải thấy pháp ác. Đó, thì do đó nó hóa giải được cái tâm của mình liền ở trong này rồi. Cho nên nói cái tâm Từ nó đối trị tâm Sân là cái chỗ đó. Mà nếu mà mình không thấy qua cái góc độ này, thì coi như là mình bị cái tâm mình nó sai khiến. Rồi nhiều khi mình chịu đựng thôi, để cho nó qua cái cơn đó thôi, chứ sự thật ra, hoặc là khéo léo của mình thôi. Chứ sự thực ra trong tâm mình nó có đó con.

Cho nên khi nào mà tất cả những cái điều kiện mà xảy ra, mình đừng có thấy ai ác hết, thì tức là ngay đó là mình đã thấy cái sân của mình nó hết. Nó hiện ra cái chỗ hiểu biết của mình liền. Hiểu biết như vậy gọi là, cái hiểu biết đó đó gọi là Chánh Kiến con. Cái hiểu biết đó gọi là Chánh Kiến. Nó hóa giải được, nó Chánh Kiến.

Cho nên trong cái thời gian tu tập thì mình chưa được như vậy, nhưng mà thời gian tu tập rồi, bắt đầu nó hóa giải. Cũng như hồi nãy con nói, con nhìn qua cái góc độ khác đó, mà con thấy như vậy, đó là cũng từ cái Chánh Kiến của con, trong cái sự tu tập định tỉnh của con, nó mới nhìn qua cái góc độ đó, nó thấy nó hóa giải được tâm mình. Nó hóa giải tâm mình, tức là nó cứu mình ra khỏi đó, nó không làm khổ mình đó. Đó là cái chỗ đó.

Phật tử 3: Đầu tiên thì con học nhìn cái sân, thì con xem là con học về cái sân là cái gì, và sân nó làm cái gì trên cái cơ thể của mình. Thì con cắt mấy tấm hình mà người ta sân, trong báo nó nhiều lắm Thầy, con cắt, con dán đủ trên một cái khung thiệt là bự vậy đó. Thì con thấy là, có khi sân nó trừng hai cái này lên này Thầy, nó đưa hai chân mày lên, rồi lâu ngày nó cũng tạo thành những cái nếp, cái nếp mà có khi buồn rầu quá thì nó kéo xuống. Hoặc là nó tạo thành những cái nếp nhăn.

Trưởng lão: Nếp nhăn theo cái điều đó.

Phật tử 3: Theo cái đó thì khi mà khoa học người ta nói, nếp nhăn đó đó, mỗi lần bất bình là nó kéo như vậy đó, thì nó cho ra một cái chất hóa học. Cái chất hóa học đó nó rất là hại cho một trong những cái bộ phận trong cái cơ thể của mình đó. Rồi thí dụ như những người mà có hai cái lằn trên này đi xuống vậy đó, là những người sân chứa đựng trong cái gan nó làm hại cái gan.

Trong cái sách khoa học con thấy nó có, mỗi cái nó có liệt kê một cái bộ phận đó. Thế thì con học cái sân nó làm cái gì trên cái cơ thể của mình. Cái bắt đầu đó là con thấy vậy là con mới sợ con không dám sân. Đầu tiên là con thấy sợ, nhưng mà khi từ từ học đạo đó thì con thấy cái sân nó còn ghê hơn vậy nữa, hơn là chỉ trên cái bộ phận trong cơ thể.

(36:00) Trưởng lão: Nghĩa là người ta, ở bên kia người ta nghiên cứu về tâm lý để mà người ta xác định qua được cái thọ, cái bệnh của mình, phải không? Nhưng mà về cái phần mà của Phật giáo thuộc về phần tâm lý không, nó không nói gì cái khoa học mà bệnh đau đâu. Nhưng mà người sân, thì cái tướng trạng của sân nó sẽ sanh ra bệnh. Nó biết vậy thôi à.

Nghĩa là bây giờ anh còn bệnh là tức là anh còn sân. Tui biết chắc chắn trăm phần trăm vậy thôi. Đức Phật xác định cách rất là cụ thể. Thấy cái người nào bệnh nhiều là cái người đó sân nhiều đó. Bởi vì càng bệnh nhiều là sân nhiều, mà bệnh ít thì sân ít. Có vậy thôi chứ không có gì.

Còn khoa học thì chứng minh như con thì cái này là đúng rồi chứ gì, phải không? Mỗi lần buồn rầu thì cái nếp nhăn này nó phải xịu xuống chứ sao. Nó mà sân thì phải trừng lên chứ gì? Mà mỗi lần như vậy thì nó lại huân những gì ở trong bụng của mình để rồi nó sẽ đau bệnh. Thì rõ ràng là cái bệnh đau này là do sân chứ gì. Cho nên cái tướng sân là cái tướng bệnh. Cái trạng thái bệnh là báo cho mình biết còn sân.

Còn cái trạng tướng tham, là nó báo cho mình biết còn tham ăn, tham ngủ. Đó, những cái này mà để cho mình nhận xét về vi tế để cho mình tu chớ. Chứ còn nếu mình không biết nhận xét ra như vậy mình làm sao mình tu. Mà mình đối trị với cái tham, sân của mình, với si, thì ba cái tam độc này, đối trị nó thì mình phải nhận biết được, để rồi tuần tự tôi sẽ tu tập, tôi sẽ hóa giải được cái này. Cho nên tâm tôi không còn tham, sân, si nữa. Phải không?

Cuối cùng thì mình biết cách được, mình tu tập, mình hóa giải nó hết à. Các con thấy không, mình đi thẳng vào cái chỗ tham, sân, si của mình mình quét ra, chứ đâu mình đâu có tránh né nó đâu. Cho nên cái mục đích của Phật là dạy mình những cái pháp ngay, thẳng vào tham, sân, si, tác ý là ngay cái phương pháp tác ý. Cho nên đức Phật nói: “Tác ý một cái tướng khác của cái tướng đó”. Bây giờ tôi sân, tôi tác ý: “Đừng có sân!” nè, nó sẽ hết liền. Chứ còn mình để sân, nó cứ sân hoài.

Phật tử 3: Nhưng mà có phải tại vì mình muốn nhiều là mình tham, mà không được thì mình mới sân không Thầy?

Trưởng lão: Đúng. Đúng vậy con. Thì lẽ đương nhiên là tham không được mới sân. Mà nếu mà con không si thì con không tham, tại vì con si con mới tham. Cho nên cái khối này nó liên hệ với nhau lắm. Phải không.

Cho nên khi mà con muốn cái đó mà không đạt được, thì con mới mắng chửi người ta chớ? Chứ con không khéo làm sao. Do đó, con bị mắng chửi, thì con bị người ta chửi con, thì con đâm tức lên con cũng sân lại. Còn ông kia ông đạt không được cái muốn của ông, ông cũng sân ông chửi người ta.

Phật tử 3: Như vậy đó thì ba cái hạnh đó nó làm cho mình cắt đứt…​

Trưởng lão: Cắt đứt ba cái này đó con. Chớ không phải đâu.

Phật tử 3: Dạ. Cho nên hễ mình ăn ít lại rồi thì cũng bớt đi…​

Trưởng lão: Bớt sân, bớt tham rồi con. Rồi bớt sân, hễ mà nó ăn ít được, thì cái sân nó cũng giảm. Rồi nhẫn nhục đó, là đối với sân đó con, là nhẫn nhục đó, tức là tùy thuận đó. Ăn, ngủ, độc cư này ba cái hạnh này này, nó giúp cho mình nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng đó. Nó sẽ giúp cho mình, sáu cái đức hạnh này nó sẽ giúp cho mình đó. Nó quan trọng lắm.

Cho nên trên cái bước đường tu, nó chuẩn bị cho mình được đủ cái tư thế để cho mình chiến đấu được cái tham, sân, si của mình. Khéo léo thì mình đạt được đó. Vậy mà đức Phật còn trang bị cho mình cả một cái lô nữa là đề mục Định Niệm Hơi Thở đó con, rất hay đó. Cho nên mình có phước thiệt. Thầy nói đúng là mình sanh ra cái cuộc đời này, rồi gặp được Chánh Pháp của Phật, rồi biết được cách thức tu đó, mình thấy nó hạnh phúc chứ. Tại mình không muốn đi thôi chứ cỡ muốn đi thì …​

9- TÌM NƠI THUẬN TIỆN ĐỂ TU TẬP KHÓ LẮM

(39:19) Phật tử 1: Con cứ phân tích vầy mà con thấy sao con hạnh phúc quá, con sung sướng vô cùng. Con nói mình được có thân làm người nè, rồi cái mình được sanh vào thời có Phật pháp này, rồi cái mình lại chịu tu nữa. Chứ mà có nhiều người không chịu tu, mình chịu tu. Chịu tu xong rồi cái mình lại được gặp Thầy nữa. Mình gặp Thầy cái Thầy hướng dẫn đúng cái Pháp rồi mình cố gắng mình thích mình tu được nữa. Thành ra con nói sao mà mình may mắn quá chừng!

Trưởng lão: Rồi mấy con thấy, bây giờ đó, cái hoàn cảnh mà thuận tiện cho mình tu, bây giờ mình tìm một cái nơi mà thuận tiện như thế này mấy con, khó lắm không phải dễ đâu. Không thấy có đâu. Bây giờ về đây, mấy con thấy là yên ổn nè, phải không. Rồi ăn ngày một bữa có người lo cho mình, các con khỏi lo gì hết. Cứ tối ngày cứ lo mình mài miệt mình tập luyện thôi.

Coi như một người ở không mình mài miệt tập luyện thôi chứ mình có làm gì đâu. Và cuối cùng, thì mình hoàn tất được con đường này, phải không? Còn những cái chuyện khác mà nó nhỏ nhặt nó xảy ra thì thế nào cũng phải có chứ làm sao không. Nhưng mà mặc nó, làm cái gì, tụi tui có làm gì đâu mà sợ.

Phật tử 1: Như công an rượt.

Trưởng lão: Như công an rượt (Không nghe rõ). Đúng vậy. Cũng như mà cái chuyện mà Thầy đi ẩn bóng vậy thôi, đâu có gì mà phải lo. Cái chuyện đó là cái chuyện mà mình đối phó với cái mặt ở bên ngoài, bởi vì nó là ác pháp rồi, thì mình nhiều cái sự linh động như vậy.

Nhưng mà cái tâm tha thiết tu thì chắc chắn mấy con không có mất phần gì về cái vấn đề đó đâu. Tại mình không tha thiết tu, chứ còn tha thiết tu thì Thầy nói không có bao giờ mà thiện hữu tri thức người ta rời bỏ những người mà tha thiết tu, người ta luôn luôn lúc nào người ta cũng muốn giúp đỡ cho mình.

Phật tử 1: Con thấy ở nhà là khó lắm. Như nhà con thì hiện giờ cũng vắng người, có thằng con trai nó đi làm suốt ngày, có hai vợ chồng con nhưng mà cũng phải còn nấu ăn. Chứ đâu ở bển đâu có mượn người nấu được. Ở xứ người đâu phải như mình bên đây có tiền mượn người nấu được. Như con đi nấu ăn con cũng phải lựa, hay đi shop, rồi mua đồ, mua đạc thì cũng còn phải còn chạy theo dục.

Trưởng lão: Thì tức là mình mua là mình phải nói là “bữa nay mình ăn cái này chứ”, tính toán ở trong cái đầu mình, chứ mình đâu có không tính được.

Phật tử 1: Không tính đâu được, tính làm cái này cái kia. Thí dụ bữa nay ăn cái này ngán, tính ngày mai làm …​

(41:34) Trưởng lão: Chứ không lẽ mà ăn hoài một thứ, cái bụng của mình nó bị…​

Phật tử 2: Con thấy gạo lứt muối mè là hay nhứt, khỏi tính gì cả.

Trưởng lão: Đệ nhất.

Phật tử 1: Con nói thí dụ như chỉ có nước là mình đi xin ăn, như về đây cô Út cho ăn là sướng quá.

Trưởng lão: Thì cái đó là tiện nhất rồi con. Theo Thầy thấy thì…​

Phật tử 1: Chỉ có người nào mà nấu cho mình ăn vậy rồi mình không chạy theo, cho ăn cái gì thì ăn cái nấy, mình khỏi có phải nghĩ nay ăn cái này rồi mai đổi cái kia.

Trưởng lão: Nó không chạy theo cái dục con. Cái tham của mình nó không có được.

Phật tử 3: Con cảm thấy ở đây thì tu là tốt nhất vì mỗi người một góc đó. Chứ mình đi mấy chỗ khác thì, cái pháp đó người ta chưa có giúp mình ráo riết. Vả lại nữa, tu chung tu không có được.

Trưởng lão: Tu chung nữa. Nó không có cái riêng.

Phật tử 3: Tu một cái thiền đường năm, sáu chục người, cả trăm người đó.

Phật tử 1: Cái tâm mình đâu có yên ổn được.

Phật tử 3: Còn ở đây mình ở một mình đó Thầy.

Trưởng lão: Người mới, người cũ người nào cũng ở một mình. Nghĩa là người nào người ta có tâm tha thiết tu mà người ta ở lại tập trung cho người ta vô một cái thiền đường đông vậy thì coi như là chơi cho vui chứ tu cái gì được. Nó động hết rồi. Cho nên cái môi trường mà để tạo ấy, thì nó cũng khó chứ không phải dễ. Nhưng mà mình được cái môi trường mình tu, thì ráng tu.

Phật tử 1: Ở bên nhà con ở bên Úc ấy thì cũng yên tĩnh. Nhà cũng rộng thênh thang yên tĩnh, mà chỉ có cần phải có người cho mình ăn bữa cơm thì được. Còn này đâu có ăn vậy được, ở bển tự nấu.

Trưởng lão: À Thầy mà nếu mà có người nào bên Úc mà tu được, Thầy qua bên đó Thầy mở cái thiền đường giống như bên đây này. Cái qua bên đó mấy con bên đó mới vô tu. Có người tu được, mà bây giờ có người tu mà được rồi, thì nó mới giúp những người mà ở bên đó, mà cả những người ngoại quốc người ta vô tu nữa.

Phật tử 1: Ở bển nếu mà trường hợp mà có vậy thì người tu không biết bao nhiêu người, con nghĩ là vậy.

Trưởng lão: À thì đương nhiên là mấy con cứ tu đi rồi cái ước vọng đó thì nó sẽ có mấy con, nó sẽ có. Miễn là Thầy đào tạo được những cái ông A La Hán, thì bao giờ Thầy bảo phải đi qua bên đó đi, chứ đừng có ở đây.

(43:18) Phật tử 1: Con thấy chỉ có vậy là được, chứ ở bển thì đất rộng thênh thang, có thể cất này kia được, cũng như mình mở ra được. Nhưng có cái là, thí dụ như tự túc tu như nhà là không được. Bây giờ thí dụ như mình cũng phải còn nấu ăn. Còn ví dụ như có một cái chỗ, tổ chức, thí dụ người nào nấu như là ở đây cô Út cho ăn vậy đó, rồi cái người nào tu thì tu.

Trưởng lão: Thì mới vô tu mới được. Không, điều kiện là, vấn đề nếu mà Phật pháp được chấn chỉnh đó, cho nó đúng cách, có người tu xong ấy, thì nó không những ở đất nước Việt Nam đâu mấy con. Nó sẽ ở các nơi, từng chỗ nào mà có cái duyên ấy, thì mình sẽ đưa cái người đó. Nhưng riêng bây giờ thì Thầy nhất định là Thầy chưa có đi mà đem pháp bán rẻ đâu. Bán rẻ mà nói Thầy đi ra ngoại quốc đi kiếm tiền Thầy không có thèm đi đâu, nhất định là Thầy không có đi.

Phật tử 1: Nếu như ở bên Úc là được nhiều hơn là hạnh phúc dữ lắm…​

Trưởng lão: Nhưng mà khi mà tu rồi ấy, thì đề nghị những người đó, họ sẽ đi. Tức là Thầy quán chiếu họ, và họ cũng quán chiếu họ có cái duyên ở đâu, Thầy sẽ đưa cái người đó về đó, để cho họ đến đó. Thì mấy con sẽ có cái duyên thì mấy con sẽ mua đất, mấy con bỏ tiền, hùn tiền nhau mấy con mua đất, mấy con lập cái tu viện như cái kiểu này.

Từ cái mô hình này, các con sẽ nhân rộng ra những cái mô hình mỗi người một cái thất nhỏ, đơn giản, sống ba y một bát. Người nào đến đó thì coi như là đồ cá nhân họ vừa đủ để mà họ sống ở trong đó được thôi.

Phật tử 1: Tụi con ở bên Úc thì cũng không có mấy người. Có nhóm chắc chừng bốn, năm người thì có thể…​

10- PHẬT TỬ Ở ÚC XÂY DỰNG NƠI TU TẬP

(44:53) Phật tử 2: Cái chuyện này thì con định tới bữa về con mới trình Thầy, thì sẵn cái chuyện nó khơi ra, con xin được trình Thầy hôm nay. Từ ngày Sư Tuệ Tĩnh trở về bển đó, thì Sư Tuệ Tĩnh bệnh, và có lẽ là Sư Tuệ Tĩnh khó trở lại đây với Thầy ở một thời gian lâu. Nếu có thể thì về đây ngắn hạn thôi. Thì Sư Tuệ Tĩnh bị bệnh lao.

Thì Sư Tuệ Tĩnh khám bệnh ra lao rồi, thì người ta mới hỏi rằng ai phụ giúp sức cho Sư Tuệ Tĩnh? Thì Sư Tuệ Tĩnh nói vợ chồng con. Thì bệnh viện họ mới gửi giấy đến họ kêu nay hai vợ chồng đi thử máu chữa bệnh. Hiện giờ thì Sư Tuệ Tĩnh ở nhà, mà mỗi ngày thì bệnh viện người ta cho y tá đến phát thuốc cho Sư Tuệ Tĩnh uống.

Thì trong lúc đó thì Sư Tuệ Tĩnh về, thì cũng có cái chương trình của tụi con là kiếm một miếng đất xây tạm lên ở bển một cái chùa, cái tu viện. Thì anh em tụi con cũng có mấy người thôi. Thì tụi con chung đụng vô, rồi tiền mượn thêm. Mượn không lời, không thời hạn. Thì trước khi con về đây, thì con cũng đã có ký contract (hợp đồng) với một miếng đất bốn mẫu, thì chỗ đó rất là yên tĩnh, đó nửa trái núi, nửa trái đồi mà phía sau là cánh rừng cả trăm mẫu.

Rất là yên tĩnh mà chung quanh thì mấy miếng đất kia thì cũng bốn, năm mẫu lớn không à, thành ra rất là xa vắng người ta. Nhưng mà cái duyên nó chưa tới, tuy rằng tụi con ký contract với người ta cao hơn, nhưng mà mua không được, là tại vì tụi con ký contract một trăm tám chục ngàn, nhưng mà cái contract tụi con đưa sau người ta một buổi. Còn cái địa ốc khác, nó đưa cái contract có một trăm bảy mươi tám ngàn thôi, mà chủ bán họ đã ký cái contract một trăm bảy mươi tám rồi. Thành ra contract tụi con một trăm tám chục mà mua không được.

(47:23) Thì tụi con cũng quyết là tạo nên ở bển một cái tu viện để nối tiếp ngọn đuốc của Thầy, thì trong đó thì có Sư Tuệ Tĩnh về ở đó tu tập. Chứ còn về nhà thì không tu tập được. Thì Sư Tuệ Tĩnh về, thì có nói với con, nhờ con là hộ thất giùm Sư Tuệ Tĩnh. Thì trong lúc đó nếu Sư Tuệ Tĩnh tạo nên được một cái chỗ như vậy rồi đó, thì Sư Tuệ Tĩnh tu, con thì lo về vấn đề ăn uống.

Thì sáng ra con lo ăn uống cho Sư Tuệ Tĩnh xong rồi thì con tu tập. Thì con thấy vậy cũng được, tuy rằng con tu có phân nửa thôi, nhưng mà con cũng lo được Sư Tuệ Tĩnh hoặc là những anh em khác, ở tiểu bang khác, hoặc là ở châu khác, mà nếu có biết thì về đó, thì cũng mỗi người một cái thất. Có thể xây một cái, ban đầu tụi con tính kéo cái caravan, mỗi người một cái nhà nhỏ vậy đó, kéo đó. Sau này có thể là cất một cái garden khác, tạo thành một cốc nhỏ như ở đây. Với miếng đất như vậy thì rất là rộng, cất được rất nhiều thất.

Con về đây rồi thì chắc hổm rày ở nhà, anh Tịnh Minh đó, chắc cũng ngưng kiếm, bởi vì có mình con với ảnh là lo đi kiếm đất, kiếm chỗ thôi. Thành ra chắc phải đợi con về thì mấy cái chuyện đó mới xúc tiến nữa. Nếu mà cái chuyện đó được rồi, con cũng ước ao rằng có tạo được đó rồi thì có dịp thì thỉnh Thầy qua, rồi mời anh em ở các châu khác về đó, cho Thầy cho nhập hạ.

(49:14) Trưởng lão: Được mà, đâu có gì, có duyên. Mà biết đâu mà chừng con mà tạo được rồi, biết chừng có người mà tu xong rồi, Thầy cho qua bên đó luôn, ở bên đó để mà hướng dẫn ấy chứ, đừng có lo. Người ta có kinh nghiệm rồi, bắt đầu người ta qua người ta lấy kinh nghiệm người ta dạy mấy con, mấy con tu rất dễ mấy con, không có khó đâu.

Phật tử 1: Thầy cho con thấy mà nếu mà về bên Thầy rồi, thì tụi con về nhà thì cũng như không. Nhà khó mà tu được.

Trưởng lão: Đúng rồi, Sư Tuệ Tĩnh với mấy con tính mà làm cái nơi đó, thì Thầy cho đó là cái tốt nhất đó con. Cho nên hôm ông Thạch mà ở bên đây mà về đó thì Thầy cũng có nói với ông Thạch là tìm cái nơi, nói Kim Tiên là tìm cái nơi mà cái điều kiện…​

Phật tử 1: Thầy nói ông Phạm Ngọc Thạch, Từ Quang, ở bên Mỹ?

Trưởng lão: Phạm Ngọc Thạch, ở bên Mỹ. Thì do đó thì Thầy có nói với ông Thạch vấn đề mà tìm một cái cơ sở, chứ mình đến chùa người ta mình tu không có được đâu.

Phật tử 1: Không có được, anh Từ Quang ảnh về chùa ở bên Đại thừa anh tu, chùa tu theo Tịnh Độ, ảnh đi vòng vòng, vòng vòng, ảnh đi, ảnh ráng ôm mà cũng không được, ngồi tu không được. Tại vì khác người ta thì cũng không thể nào mà…​

Trưởng lão: Cho nên Thầy cũng, bây giờ Thầy thấy nó còn làm việc nhiều quá, nhưng mà điều kiện nó mới thôi, để rồi ăn Tết xong rồi đó, thì khép vô từ từ, chặt chẽ, để cho nó tu được. Nếu mà nó tu được, thì đưa nó về bên đó là chắc ăn, bởi vì nó hộ khẩu ở bển.

Phật tử 1: Ai hả Thầy?

Trưởng lão: Từ Quang con, nó lên trên mạng đó. Nó lên trên mạng. Tất cả những cái bộ sách Thầy nó lên mạng.

Phật tử 1: Anh Từ Quang ảnh cũng quyết tâm dữ lắm Thầy?

Trưởng lão: Nó quyết tâm, nhưng mà có điều hoàn cảnh Thầy nói rất động đấy. Nó về đây nó ở mà Thầy thấy động dữ lắm.

Phật tử 1: Ảnh hiền, với con thấy ảnh cũng tốt.

Phật tử 2: Mục đích của Sư Tuệ Tĩnh và tụi con, thì là tạo ra một cái chỗ tu đó, để anh em mà ở bên Úc hay là ở các châu khác, khi không ở được với Thầy, thì về ở cái chỗ đó được. Thì trước kìa, hôm anh Từ Quang ở với Thầy rồi thì ảnh trở về bển đó, thì ảnh đến một cái chùa bên, Amitabha, theo Tịnh độ.

Ảnh ở trong đó ba tháng chung với người ta. Cái đó là chùa Tàu. Rồi cái chị Ngọc Hương, chỉ bây giờ thì chị sáng ra cái chị đi vô chùa chị nhờ cảnh để mà chị đi tu tập. Như vậy là cũng mấy cái chùa kia rồi chị cũng phải tùy thuận theo cái sư cô ở chùa, thành ra cái tu tập cũng không được gì.

Trưởng lão: Nó không có đi sâu được, nó không có đúng cái môi trường đó con. Nó không phải dễ đâu.

Phật tử 2: Nếu mà tụi con tạo được cái đó thì anh Từ Quang hay là chị Ngọc Hương gì đó, về ở tu tập với tụi con.

(51:52) Phật tử 3: Đất sao rẻ quá vậy anh, một trăm tám chục ngàn mà bốn mẫu.

Phật tử 2: Nó ở vùng xa, nó về như là cái vùng quê rồi.

Trưởng lão: Quê quê cho nó quê, nó yên tĩnh lắm.

Phật tử 1: Ở bển đó đất rộng thênh thang mà cảnh đẹp lắm Thầy.

Phật tử 2: Chớ còn mà ở gần phố mua không nổi. Phải tìm cái vùng xa, rừng.

Phật tử 3: Giống như Thủy cũng đang ở L.A đó, cũng đang đi kiếm một cái nơi cái chỗ đó đẹp lắm, núi nhưng mà bây giờ tuyết phủ nhưng mà cũng rất là đẹp. Thì cây cối cũng nhiều lắm, chỗ đó đất cũng rẻ. Mà gần mấy anh hơn là con. Con thì nếu mà cất cái chùa ở đó thì con đi lên đó thì nó xa lắm. Đi xuống thì nó xa lắm. Nhưng mà chỗ đó thì rẻ. Chỗ đó thì cái nhóm có khả năng mua.

Trưởng lão: Kệ cũng được con. Xa xa, mình cứ miễn mình tu, còn hơn là mình đi về Việt Nam, nó còn xa hơn, còn khó hơn.

Phật tử 3: Bởi vậy con nói thôi giờ để về bên đây đó cố gắng tu tập.

Trưởng lão: Đúng rồi con.

Phật tử 3: Rồi khi mà trở qua đó, thì tính tới chuyện đó.

Trưởng lão: Nó có cái căn bản rồi, nó cũng dễ con.

11- VIỆC VIẾT SÁCH ĐẠO ĐỨC GIỚI LUẬT CỦA THẦY

(53:05) Phật tử 3: Nhưng mà làm sao để mà Thầy…​

Trưởng lão: Thầy nó dễ mà. Chuyện mà Thầy đi nó rất dễ không khó gì đâu. Thầy nói Thầy không muốn thôi, chứ mà Thầy muốn đi. Khi nào mà Thầy viết xong cái bộ sách Đạo Đức Làm Người xong rồi, tức là Đạo đức nhân quả xong rồi heng, thì chừng đó bây giờ nó rảnh rang rồi, thì bắt đầu Thầy muốn đi chỗ nào là Thầy đi chỗ nấy, không có ai mà cản trở Thầy được đâu. Thầy muốn đi là xin phép đi hà.

Phật tử 3: Bây giờ Thầy xong chưa hả Thầy?

Trưởng lão: Chưa. Cái bộ sách đó mười tập lận con. Thầy đang tính ẩn bóng để mà Thầy viết cho nó nhanh đó. Một, hai năm Thầy viết cho rồi, cho nó kịp thời đó, chứ không thì…​

Phật tử 3: Tức là chưa xong nữa hả Thầy?

Trưởng lão: Chưa con. Cái bộ sách đó chưa đâu.

Phật tử 3: Mà Thầy nói tận tới một, hai năm nữa lận?

Trưởng lão: À một, hai năm nữa mới xong mà con, chớ không phải dễ đâu.

Phật tử 3: Mà xong rồi thì Thầy mới đi?

Trưởng lão: Ờ xong rồi mới đi, chứ bây giờ không có thì giờ đi đâu. Trời ơi, cái bộ sách đạo đức mà con biết, mười tập dày cũng như Đường Về Xứ Phật phải không. Nó cũng y như vậy. Mà Thầy phải viết coi như ngày đêm để mà …​

Phật tử 3: Vậy mà mấy anh, mấy chị cứ nghĩ là Thầy mùa hè này Thầy đi.

Trưởng lão: Úi trời đâu có gấp vậy con. Chưa, cho nên Thầy khéo léo Thầy từ chối. Thầy nói: “Tiền nó ăn quá trời Thầy không có đi nữa, biết không”. Gì mà người ta đi có hai trăm mà Thầy đi tới bốn triệu rưỡi lận, đâu có được. Thầy cũng là một công dân mà sao mà ăn Thầy dữ vậy. Chỉ có cái áo không Thầy cởi bỏ, Thầy để tóc, Thầy mặc cái đồ tây Thầy đi à, không có tốn tiền nhiều đâu.

Thầy thì hễ tới chừng mà Thầy muốn đi đâu Thầy cũng đi được hết à. Mà Thầy chưa muốn đi là tại vì công việc của Thầy thôi. Còn Thầy ẩn bóng là vì Thầy tránh cái duyên động thôi, để mà có nhiều thì giờ mình lo làm công việc, để rồi…​

Phật tử 3: Như vậy Thầy cũng ở trong cốc Thầy viết?

Trưởng lão: À lẽ đương nhiên là bây giờ Thầy đang soạn thảo, Thầy đang lo cái…​ Ít bữa Thầy, chừng ba, bốn bữa Thầy gửi cho mấy con cái tập Mười Giới Đức Thánh Sa di đó. Bắt đầu bây giờ cái bộ giới đức Thánh nó ra đời rồi đó. Mà mới có mười giới thôi đó, để mấy con học mười cái giới đức Thánh, mỗi cái giới đức Thánh nó ly dục, ly ác pháp, nó hướng dẫn cho mình cách thức tu tập rõ ràng, hẳn hòi. Giới luật của Phật mà.

(55:05) Đức Thánh đó con. Người nào mà phạm giới là mất cái Thánh Hạnh rồi đó, chứ không phải không đâu. Mình là toàn là, tu tập đây là toàn là sống tu tập để mà làm Thánh không, chứ không phải thứ thường đâu, cái thứ dữ không à. Thứ Thánh không chứ không phải…​

Phật tử 3: Nếu mà đã tập được rồi, mình đâu có làm cái gì, mình bỏ nó uổng.

Trưởng lão: Đâu có, mình được rồi đâu có bỏ đâu, không bao giờ. Mình sống quá là hạnh phúc, quá giải thoát rồi, ai mà phá nó được đâu. Cho nên cái Giới đức Thánh là sống kèm với cái con người đó rồi.

Cho nên con biết như Tuệ Trung Thượng Sĩ nè, mà ăn thịt uống rượu là bị Thầy đã nêu vô, Thầy nói, đã cho cái Giới nó đập ông ấy tan nát rồi, đâu có nói ông ấy được Thánh Tăng đâu. Rồi Tế Công Hòa Thượng nè, Tế Điên Hòa Thượng đó, mà ở bên Trung Hoa với Phật sống Cựu Kim Sơn bị Thầy đập xuống hết.

Với Thiền sư Phần Dương đó, làm một bữa cỗ mà cúng giỗ cha mẹ của mình mà cúng bằng thịt, cá đó, Thầy lôi ra Thầy đập hết mấy ông thiền sư này, đừng có nói chuyện mà tự tại vô ngại được đâu. Mấy ông Thánh hạnh mấy ông chỗ nào? Giới luật của Thầy mà đi tới đâu là nó sạc hết tới đó.

Phật tử 1: Bởi vậy bên Đại Thừa có nhiều khi người ta thấy vậy, mấy người, có nhiều người khuyên con, cũng tu nói về tự tại đi không sao, ăn chay cũng như ăn mặn, đâu có gì, miễn mình, cũng như Tế Điên Tăng, so sánh vậy, mình còn chấp.

Trưởng lão: Ừ, mình đừng có chấp. Rồi cái Thánh hạnh của người ta là cái Thánh hạnh là cái sự giải thoát của người ta mà. Các con biết rằng khi mà người ta tu rồi bao giờ mà người ta phạm giới được, nghiêm chỉnh lắm chứ. Ông Phật tám mươi tuổi chưa bao giờ mà ăn ba bữa. Tám mươi tuổi bệnh đau mà nhất định ông A Nan đi xin cháo về đó, ông Phật nhất định là không ăn là không ăn. Đúng giờ là mới ăn. Cái Thánh hạnh của người ta mà. Ly dục rồi nó đâu có còn tham ăn nữa đâu.

Đó cho nên vì vậy mấy con thấy, Thầy đưa cái bộ Giới Đức Thánh đó ra thì nó rất đụng chạm, nhưng mà điều kiện nó rất lợi ích cho những người tu chúng ta biết cách mà vậy chúng ta thực hiện trong đời sống chúng ta cho đúng cách. Mà nó chỉ mới có mười cái Đức Thánh thôi, chứ còn nếu mà một trăm mấy chục cái giới kia mà Thầy đưa ra nữa là coi như chới với hết.

(57:10) Cho nên đối với Hòa thượng Thanh Từ còn, là hoàn toàn cái bộ Giới Đức Thánh này Thầy chưa có…​ Mà Thầy chỉ cho mấy con đọc mới có mười cái Giới đức Thánh thôi mà mấy ông Hòa thượng này tiêu muốn tiêu hết, người ta đã thấy là không có còn cái chỗ nào. Mà nếu mà đưa vô xin phép Nhà nước này cho nữa, thì kể như là Đại Thừa là tiêu rồi đó. Nhà nước mà cho phép cái bộ Giới Đức Thánh, Mười Giới Đức Thánh Sa Di, nó một trăm sáu chục trang giấy con.

Phật tử 1: Nhưng mà cho …​ (Không nghe rõ) họ gạt bớt những cái gì không Thầy, hay là họ giữ nguyên?

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là họ, Thầy không có nói động chạm, nhưng mà Thầy chỉ nói những tu sĩ mà tu phạm giới, phá giới thì không phải là đệ tử của Phật. Thầy chỉ nói vậy thôi, chứ Thầy không có nói là Đại Thừa, Tiểu Thừa hay là, không có nói gì.

Phật tử 3: Nhưng mà ngày xưa đức Phật cũng có nói vậy hả Thầy?

Trưởng lão: Cũng có nói vậy đó con. Mà cái người phạm giới, phá giới là Ma Ba Tuần, Thầy cũng nói là Ma Ba Tuần thôi. Thì ai mà phạm giới, phá giới là ma, còn ai không phạm giới, phá giới thì thôi. Chứ Thầy không nói Đại Thừa, Tiểu Thừa, Thầy không có nói cái ông nào hết.

Phật tử 1: Có nói sao thì họ biết…​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Ừ vậy đó.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy