Mục Lục

Đánh Dấu

00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(26:23)

(26:23) Phật tử: Dạ thưa Thầy cái câu tiếp theo của nhóm Nguyên Thủy là, xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con, pháp đi kinh hành trong Chánh Niệm Tỉnh Giác.

Trưởng lão: Pháp đi kinh hành trong Chánh Niệm Tỉnh Giác. Khi đi kinh hành thì chúng ta biết chúng ta đi kinh hành, mà luôn luôn lúc nào chúng ta cũng nhắc riêng một cái câu pháp hướng, chứ nếu mà chúng ta chỉ tỉnh giác ở trong đi kinh hành thì không có nghĩa, không có Chánh Niệm.

Thường thường người ta hiểu mình biết mình đang đi kinh hành, mình biết mình đi kinh hành, thì cái niệm đi kinh hành là Chánh Niệm. Bởi vì cái niệm đó không phải là niệm thiện, niệm ác cho nên nó đâu có phải là Chánh Niệm.

Còn cái Chánh Niệm là không có cái niệm tà mà là niệm thiện, còn tà niệm là cái niệm ác. Bởi vì hai cái này Chánh Niệm với tà niệm con hiểu hai chữ này nó đối với nhau, cho nên cái tà niệm là nó phải ác pháp, mà cái Chánh Niệm là thiện pháp. Còn cái chỗ mà chúng ta hơi thở hoặc là chúng ta đi, chỗ đó nó không thiện, không ác thì cái chỗ đó nó không phải là Chánh Niệm mà tà niệm.

Cho nên cái chỗ này chỉ là cái nương vào chỗ đó để mà tạm tỉnh thức mà thôi thôi, tỉnh giác mà thôi. Để rồi bắt đầu khi mà có tỉnh thì mình mới biết được cái niệm tà, niệm chánh, thấy nó Chánh niệm hay tà niệm. Do vì vậy đó mình nương vào cái chỗ hành động để mà mình quan sát. Cũng như bây giờ người ta chửi mình mà mình không giận tức là mình phải có tỉnh, nếu mà mình không tỉnh tức là mình mê thì ngay đó là mình có sân.

Cho nên ở chỗ này, thì khi mà chúng ta tu tập cho đúng cách đó là chúng ta đi năm bước hay mười bước chúng ta nhắc một lần. Nhắc một lần: “Tâm phải ly tham, tâm như cục đất tôi biết tôi đi kinh hành”. Thì như vậy con cứ mười bước, năm bước con nhắc một lần, để có một khoảng thời gian tâm yên lặng, tâm yên lặng rồi mới nhắc nữa.

Còn nếu mà con nhắc hoài một câu đó thì thành ra con niệm cái câu pháp hướng, thành ra nó không phải là cái pháp hướng mà là niệm pháp hướng, thì nó sai. Niệm pháp hướng tức là tập trung trong cái đối tượng câu pháp hướng đó, ức chế tâm thì nó trật, nó không đúng.

Cho nên con đi để mà con biết con đi, rồi con lại nhắc đi như vậy nhưng phải xả cái tâm: “Quán ly tham, tôi biết tôi đi kinh hành”. Nghĩa là đi như vậy nhưng mục đích đi để mà xả cái tâm tham, chứ không phải mục đích đi để mà mục đích. Thì như vậy là tu tập đi kinh hành đúng cái nghĩa tu Chánh Niệm Tỉnh Giác.

Còn nếu mà không có thêm cái nghĩa của nó mà ly tham, ly sân, si thì nó không đúng nghĩa là Chánh Niệm. Bởi vì tham là ác pháp, tham là tà niệm, mà không tham là Chánh Niệm, phải không? Do đó là niệm thiện.

Vì vậy mà chúng ta luôn luôn phải biết cái niệm thiện và niệm ác, thì vì vậy mà tỉnh thức, tức là tỉnh giác trong Chánh Niệm. Vậy thì lúc nào chúng ta tỉnh được thì chúng ta phải nhớ nhắc cái tâm của mình để ly tham, sân, si, mà tham, sân, si hết thì tức là chúng ta thoát khổ, còn tham, sân, si là còn khổ.

Đó như vậy rõ ràng là con muốn đi kinh hành đúng, thì con không được đi từ đây ra tới cổng kia trở vào đây đi hai vòng hay ba vòng, mà hoàn toàn chỉ có duy nhất biết đi thì trật, đó là sai không phải là Chánh Niệm Tỉnh Giác. Mà đi từ đây ra đó vòng trở lại đây phải ít ra cũng có năm lần hướng tâm về Chánh Niệm, thì như vậy mới đúng, mới đúng cách đi kinh hành.

Cũng như con làm cái gì mà con tu trong hành động làm của con, thì con cũng nhớ nhắc rằng con nhắc: “Tâm như cục đất ly tham, sân, si đi, tôi biết tôi đang lặt rau”. Nghĩa là nhắc cho mình biết mình đang lặt nhau, nhưng lặt rau để mà xả tâm, chứ không phải lặt rau để mà lặt rau để ăn cơm, con hiểu chỗ đó.

Phật tử: Dạ.

(29:41) Trưởng lão: Nếu mà lặt rau hay hoặc làm món ăn để mà ăn thì không có nghĩa, mà tôi làm tất cả những cái này là vì mục đích tôi ly tham, sân, si xả cái tâm để cứu tôi thoát ra khỏi cái cuộc đời đầy đau khổ này. Con hiểu chỗ đó, cái mục đích chính của chúng ta là nhắm vào chỗ ly tham, sân, si chứ không phải chỗ ăn, chỗ làm việc mà cái mục đích tìm ra con đường giải thoát. Đó là cái ý của tâm mình nó vậy.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy