Mục Lục

Đánh Dấu

00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20010516 - THAM VẤN 01 - NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT

20010516 – THAM VẤN 01

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 16/05/2001

Thời lượng: [02:11:10]

1- ƯỚC NGUYỆN CHO NGƯỜI BỊ TAI NẠN, NGƯỜI ĐÃ MẤT

Phật tử: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Hôm nay là ngày 16/05/2001, nhân chuyến về Việt Nam thăm quê hương, chúng con có duyên may được diện kiến Hòa thượng Thích Thông Lạc, tại Tu viện Chơn Như, Trảng Bàng. Thầy đã từ bi ban cho chúng con những lời pháp nhũ, để chỉ dạy cho chúng con, con đường thoát khổ sanh, già, bệnh, chết. Chúng con xin đê đầu đảnh lễ tạ ơn Thầy.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Dạ thưa con xin phép Hòa thượng, Dạ cái câu hỏi mà thứ nhất của nhóm Nguyên Thủy là như thế này. Chúng con là những Phật tử tu theo Nguyên Thủy dưới sự hướng dẫn của Thầy, trong khi gia quyến bạn đạo có người qua đời, chúng con đến viếng thăm thì phải làm thế nào? Nghi lễ ra sao? Xin Thầy từ bi chỉ dạy?

Trưởng lão: Trong cái vấn đề, nếu mà trong những cái người bạn của mình hoặc là những người thân mà qua đời thì điều trước hơn hết mình đến mình viếng thăm, mình chia buồn mà không nên tụng niệm. Mà chỉ đến chia buồn một cách rất bình thường. Và đồng thời thì mình an ủi bạn bè của mình, chứ đừng có tụng niệm gì hết.

Nhưng trước khi cái người mà khi mất, người mà bạn của mình khi mất, mình đến mình thăm bệnh, sắp sửa mất đó thì mình đừng hộ niệm gì hết. Mà mình chỉ nhắc cố gắng giữ tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Nhớ nhắc cái điều đó: “Giữ tâm thanh thản, an lạc và vô sự”. Và đồng thời mọi người đến mà thăm đó, mình ước nguyện. Nghĩa là mình nỗ lực mình thực hiện cái giới luật của Phật để ước nguyện cho người đó sau khi mất mà đủ cái duyên để gặp được cái chánh pháp của Phật.

Còn nếu mà người đó đã mất rồi thì các con sẽ đến chia buồn, thì các con đứng trước cái quan tài của cái người chết, thì các con ước nguyện là tôi tu tập mà cố gắng giữ gìn giới luật của Phật. Mong rằng người đã mất đi sẽ tiếp tục tái sanh, gặp được chánh pháp, trên con đường tu tập theo đúng Phật pháp, thì cái sự ước nguyện đó là cái sự sống của mình đúng với Phật pháp, thì cái sự ước nguyện đó nó sẽ thành tựu.

(2:25) Chứ đừng tụng niệm, đừng làm gì hết, thầm ước nguyện ở trong lòng của mình mà thôi, đó là cái điều của người cư sĩ theo Nguyên Thủy. Vì đức Phật có dạy với tất cả các cư sĩ cũng như tu sĩ, khi mình muốn làm một điều gì, mình ước nguyện một điều gì thì hãy giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì ước nguyện sẽ được như ý nguyện mình. Đó là cái lời của Phật dạy trong bài Ước Nguyện trong kinh Trung Bộ, các cư sĩ hãy nhớ điều này.

Bởi vì chúng ta thường là bị ảnh hưởng của Đại thừa giáo quá nhiều, nên thấy tụng niệm không, hộ niệm cho cái người trước khi chết, rồi tụng niệm để cầu siêu, cầu an cho người chết. Đó là một việc làm không đúng mà chỉ còn ước nguyện mà thôi, ước nguyện với cái tâm thành, với cái sự giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì cái sự ước nguyện đó sẽ được thành tựu. Khi cái người đó mất đi tức là người đó chết thì người đó sẽ tiếp tục tái sanh chứ không phải (không nghe rõ).

Vì đối với chúng ta nên biết trong cái sự sống của chúng ta, nó khó lắm, nó chỉ là một cái sự thay đổi chứ nó không có sự chết đi. Vì chúng ta có không có cái trí vô hạn, cho nên chúng ta còn nằm trong trí hữu hạn, vì vậy chúng ta thấy có sanh tử. Trái lại, một người có trí vô hạn thì họ không thấy có sự sanh tử mà chỉ có sự thấy thay đổi của họ.

Vậy thì trong môi trường sống, như chúng ta cũng đã hiểu từ trong môi trường sống nó mới sanh ra chúng ta. Nếu không có môi trường sống thì không có sanh chúng ta. Cho nên các tôn giáo đều đặt câu hỏi: “Con người từ đâu sanh ra? Chết đi về đâu?”. Thực sự con người từ ở trong môi trường sống mà sanh ra, rồi chết cũng trở về môi trường sống, nhưng đối với cái người mà trí hữu hạn thì không có sanh và tử, chỉ có một sự thay đổi của định luật nhân quả mà thôi.

(4:21) Do đó đạo Phật đã xác định rõ ràng, như trong kinh đức Phật nói: “Con người là thừa tự của nhân quả. Nhân quả là cha mẹ của con người”. Chứ không ai khác hơn. Vì vậy mà khi chúng ta đến thăm, chia buồn, chúc tang cho một người gia đình mình cũng như gia đình của bạn bè, thì tốt nhất là mình hãy ước nguyện, ước nguyện bằng cái sự thực hành giới luật của Phật nghiêm chỉnh, để ước nguyện cho cái người mất, cũng như cái người còn sống mà gặp tai nạn mình ước nguyện. Mình giữ gìn giới luật mình ước nguyện thì cái tại nạn cũng như người mất sẽ được may mắn đúng chánh pháp để tự họ thực hiện, mới đem lại sự ước chứng của bản thân mình, chứ chúng ta không làm giúp gì cho họ khi định luật nhân quả đã xảy ra, đã quy định rất cụ thể, rõ ràng tự làm ác thì phải tự thọ lấy khổ, mà tự làm thiện, thì chính mình mình cũng được phước, mấy con yên tâm chỗ này (không nghe rõ), đó là cái bài thứ nhất nói về (không nghe rõ).

2- NGHI THỨC VIẾNG ĐÁM TANG

(05:30) Phật tử: Dạ con có một chút thắc mắc đó là như thế này. Là khi mà chúng con chẳng hạn như bây giờ là tại vì cái chúng con là cái nhóm Nguyên Thủy, là khi chúng con mà gặp trường hợp như vậy, thì có thể là một nhóm tới năm, mười người đến thì làm thế nào mà để cho có những cái nghi lễ cho nó gọi là nó thống nhất, cho nó đều.

Chứ nếu mà mình chỉ tới rồi người này đứng, người kia nhìn chẳng hạn như vậy, thì có thể là một cái người trong gia đình không hiểu, mặc dầu mình lúc đó mình đứng ở với một cái tâm niệm là ước nguyện cho cái người mà đã khuất và ra đi mà trong cái cõi lạc. Thì mình chỉ đứng như vậy mà mình không có một cái câu niệm Phật, chẳng hạn như là Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hay là những cái câu mà mình xướng lên, thì như vậy có thể là làm cho người thân nhân của họ nghĩ rằng mình không có giúp ích được gì cho thân nhân của họ hay không?

(6:23) Trưởng lão: Thật sự ra thì cũng là một cái hình thức để an ủi cho những người mà có một cái sự đau buồn, mất mát thì chúng ta nên niệm hồng danh của đức Bổn Sư. Thí dụ như bây giờ một nhóm chúng ta làm một cái lễ viếng tang thì chúng ta đặt cái lễ viếng tang trước cái quan tài, rồi nhóm chúng ta ngồi sang rồi, chúng ta đồng thanh niệm hồng danh đức Bổn Sư ba lần và tiếp kế đó chúng ta đọc cái bài Ước Nguyện. Thì cái bài Ước Nguyện đó, nó có lẽ là Thầy sắp cho mấy con, chứ không có gì.

Phật tử: Dạ con cám ơn, rất là cám ơn nghĩa là Thầy…​ Đó là điều mà anh em nhóm Nguyên Thủy chúng con vẫn là còn ưu tư là tại vì là chúng con, ở bên đó thì dù sao trong cái những buổi lễ mà như vậy đó, thì bên Tịnh Độ họ cũng có những cái hình thức nghi lễ rất là rườm rà.

Chúng con thì không bao giờ mà mong là làm như vậy, nhưng nếu chúng con chỉ đến với một cái sự im lặng thì Hòa thượng dạy rất là thích hợp, rất là quý cho những cái người vừa mới ra đi, nhưng để lại trong tâm của những người ở lại một cái gì làm như là mình thờ ơ đối với họ. Thành ra ngày hôm nay là Hòa thượng đã chỉ dạy cho chúng con như vậy, chúng con thật là vô cùng đội ơn Hòa thượng.

Trưởng lão: Coi như là mấy con mọi mọi cái điều gì mà cần thiết, mấy con đặt hỏi rồi Thầy sẽ trợ giúp mấy con, để cho chúng ta có sự giao tiếp với nhau. Mặc dù cái hình thức nó cũng có thể nói lên được cái nội tâm của chúng ta đối với những con người, trong tâm chúng ta. Chớ nếu mà không có hình thức thì nội tâm chúng ta không có như vậy.

Cho nên ở đây có cái gì con hỏi rồi lần lượt Thầy sẽ giúp đỡ các con. Chớ nếu mà không khéo thì chúng ta hoàn toàn trong cái nội tâm của mình, mà mình thấy không có thì người ta thấy mình vô tình. Nhưng mà hình thức như thế nào để đúng, chứ còn hình thức mà quá trừu tượng và mơ hồ thì không có nghĩa. Nên ở đây cái hình thức nó phải hợp với cái nền đạo đức nhân bản – nhân quả đạo Phật, thì đúng.

Cho nên vì cái đó mà Thầy sẽ giúp đỡ các con, bởi vì Thầy nghĩ rằng cái giáo án tu tập cho người cư sĩ nó còn nhiều điều cần phải viết ra để giúp cho các con biết cách mà, mà chứ không phải riêng có một cái phần tu tập không đâu, mà còn cái mặt giao tiếp nữa. Bởi vì là người cư sĩ các con còn phải nhiều cái duyên sự trong giao tiếp ở trong mọi cái nghiệp. Nếu mà không khéo thì chúng ta không có cái mặt mà giao tiếp thì, như người cư sĩ thì không thể (không nghe rõ).

3- HƠI THỞ LÀ MỘT TRONG NHỮNG THÂN HÀNH NIỆM

Phật tử: Con đội ơn Hòa thượng. Sau đây là con xin phép Hòa thượng cho chúng con được hỏi câu hỏi thứ hai. Dạ, là khi tu tập Định Niệm Hơi Thở, Thầy dạy chúng con trụ tâm nơi tụ điểm ở nhân trung, (dạ chỗ này). Nhưng có vài người bị cao huyết áp khi trụ tâm nơi tụ điểm ở nhân trung thì sẽ làm huyết áp càng tăng cao hơn. Trong khi theo dõi hơi thở phồng xẹp nơi bụng thì huyết áp không bị tăng cao. Như vậy có gì khác biệt trong hai cách thở này? Xin Thầy từ bi chỉ dạy.

(09:39) Trưởng lão: Các con nhớ rằng đức Phật không phải là cố định ở trong Định Niệm Hơi Thở mà tập luyện. Mà hơi thở chỉ là một Thân Hành Niệm của Thân Hành Niệm. Mà Thân Hành Niệm thì rất nhiều, chớ không phải là có một cái đó thôi. Ví dụ như người bị bệnh về phổi thì cũng không nên dùng hơi thở mà tu, cao huyết áp cũng không nên dùng hơi thở mà tu hoặc là khi tập trung mà ngay chỗ nhân trung mũi mà bị nặng mặt, bị căng cơ ở mặt thì cũng không nên tu hơi thở.

Chỉ hành động tu của Thân Hành Niệm thì tức là đi kinh hành hoặc cho mình lao động hoặc làm cái gì đó động thân thì chúng ta sẽ sử chúng riêng cái hơi thở. Bởi vì mục đích dùng cái Thân Hành Niệm để giúp chúng ta tỉnh giác, tỉnh thức để mà xả tâm chứ không phải là tỉnh giác để đi vào thiền định được.

Cho nên khi mà tâm chúng ta ly dục, ly ác pháp hoàn toàn thì cái tâm của chúng ta nó sẽ định trên hơi thở, do đó chúng ta không bị tập trung, không bị căng. Nếu mà chúng ta hiện giờ mà có những cái bệnh khó khăn để mà tập trung hơi thở, thì lúc bây giờ chúng ta cố gắng tập trung thì chúng ta sẽ sinh thành bệnh.

Đó, cho nên do đó mà chúng ta sẽ linh động và tu tập khéo léo, khi người bị bệnh như vậy thì chúng ta không nên tập trung vào hơi, mà chúng ta chỉ tập trung nơi hành động. Nơi hành động, thí dụ như bây giờ cơ bụng phình xẹp cũng là một cái hành động của cơ bụng của chúng ta, nhưng theo trong thân của chúng ta không nên tập trung chỗ này vì nguy hiểm, mà tập trung trong hành động, thứ nhất là một cái hơi thở có nhiều cái nguy hiểm rất là nguy hiểm.

Cho nên muốn tu tập Định Niệm Hơi Thở, cái người mà tu tập phải được một vị thầy có kinh nghiệm sẽ hướng dẫn, không khéo thì mình lại bị dùng hơi thở ức chế tâm, điều đó nó sẽ bị sai. Cho nên khi mà một người mà tu hơi thở, thì luôn luôn phải được một vị thầy theo dõi, theo dõi để giúp đỡ.

Còn không thì chúng ta nên đi kinh hành hoặc là chúng ta ngồi để quán xét chứ không được tập trung trong hơi thở. Ngồi quán xét tâm mình tu Định vô lậu, còn tu tỉnh giác thì chúng ta nên đi kinh hành. Thỉnh thoảng thì chúng ta quan sát bốn chỗ Thân – Thọ – Tâm – Pháp, tức là Tứ Niệm Xứ không để tập trung vào hơi thở nữa, chỗ này (không nghe rõ).

Thì khi quan sát bốn chỗ Thân – Thọ – Tâm – Pháp của mình tức là mình quan sát thân trước, rồi các cảm thọ, rồi tâm của mình coi có khởi niệm hay không, rồi tới các pháp bên ngoài có tác động gì không. Nếu không có thì tâm sẽ thanh thản, an lạc, vô sự. Mà tâm sẽ thanh thản, an lạc, vô sự thì nó sẽ thấy biết hơi thở. Do đó chúng ta không tập trung mà tâm sẽ biết hơi thở. Vì vậy mà chúng ta nghe thấy thanh thản, an lạc, nhẹ nhàng không bị…​ Dù chúng ta bị cao huyết áp hay là hoặc là bị đau phổi chúng ta cũng không thấy mệt, không thấy khó khăn, phải biết cách.

(12:36) Cho nên do cái sự tu tập về hơi thở chúng ta không quan trọng lắm đâu. Mặc dù đức Phật có dạy chúng ta xuất tức nhập tức, nhưng cái điều quan trọng nhất là trong cái sự tu tập của đạo Phật đó, là an trú tầm thiện, an trú tầm thiện. Hay hoặc là sanh tầm, sanh tầm tức là chúng ta tư duy tầm nào tầm thiện và tầm nào tầm ác.

Thì do đó chúng ta thấy một cái bài kinh An Trú Tầm của đức Phật dạy chúng ta tìm cách an trú trong tầm thiện, tức là cái ý niệm của chúng ta về thiện, còn cái ý niệm về ác thì chúng ta không nên an trú trong đó, thì cái đó là cách giải thoát của đạo Phật, chứ không phải khó. Xuất tức nhập tức, tức là phải biết hơi thở ra biết hơi thở vào, là mong vậy.

Nhưng nếu mà chúng ta có một cái hơi thở tốt, không bị căng, không bị tức, không bị cao huyết áp thì chúng ta tập hơi thở để trợ giúp thêm, chứ không có gì hết.

4- LUÔN LUÔN NHẮC TÂM TRONG TỪNG HÀNH ĐỘNG

(13:30) Cho nên thí dụ như chúng ta đi kinh hành, chúng ta: “Quán ly tham tôi biết tôi đi kinh hành”, cũng như: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”, cũng y như vậy thôi, không gì khác. Cũng như bây giờ mình đang làm một cái việc gì, mình đang quét sân hay quét nhà, đó thì mình có thể mình: “Quán ly tham tôi biết tôi đang quét nhà”.

(13:46) Chỉ quét nhà nó chỉ là để tỉnh thức, để tỉnh giác để cho mình biết là mình đang ly cái tâm tham của mình, chớ không phải quét nhà để mà mình biết quét nhà, (không nghe rõ). Mình hiểu cái chỗ này thì chúng ta mới thấy được cái mục đích của đạo Phật là chỗ ly dục, ly ác pháp để xả cái tâm ác của chúng ta, cái tâm dục của chúng ta chứ không phải bằng cái hơi thở, bằng cái chỗ đi.

Nhưng mình nương vào chỗ đi để biết mình đang động, để biết mình đang tỉnh chứ không nó mê nó quên, nó không nhớ về cái chỗ mà tâm ly tham, sân, si. Cái chính là chỗ ly tham, sân, si chứ không phải biết hơi thở. Đó, thì nhớ như vậy thì trong vấn đề mà tu tập về hơi thở nó không quan trọng mà nó chỉ nguy hiểm mà nếu chúng ta không biết, mà chúng ta tập trung ức chế tâm thì rất là nguy hiểm.

Bởi vì nó có một cái đối tượng, cái đối tượng duy nhất, tâm chúng ta bị ức chế, cho nên chúng ta phải khéo léo tu những cái hành động nào trong thân coi chừng bước với mình đi. Chúng ta, mục đích chúng ta cho nên vì vậy mà trong cái bài Xuất Tức Nhập Tức, đức Phật dạy chúng ta là khi mà tập trung trong hơi thở, thì phải quán ly tham, quán ly sân, quán ly si. Luôn luôn lúc nào cũng phải tác ý ra, không được im lặng ở trong duy nhất biết một hơi thở.

Cho nên thí dụ như bây giờ chúng ta tập trung ở trong cái bụng phình xẹp thì chúng ta cũng sẽ quán, quán ly tham, quán ly sân, quán ly si để trong khi tôi biết cái bụng phình xẹp thì như vậy thì đúng, chứ còn biết cái bụng phình xẹp không thì không đúng, nó sẽ bị ức chế vì có một cái đối tượng để tập trung duy nhất thì nó bị ức chế, cho nên luôn luôn phải tác ý.

(15:15) Vì tác ý ra như vậy để làm gì? Để tâm không rơi vào định tưởng. Bởi vì giữ gìn cái ý nó luôn luôn nó hoạt động thì cái tâm nó không rơi vào tưởng. Còn nếu mà để duy nhất có một đối tượng cho tâm bám vào, thì cái ý không hoạt động thì cái tưởng sẽ hoạt động.

Cho nên hầu hết những người tu thiền định dùng cái đối tượng như câu niệm Phật, công án, thoại đầu hay hoặc là hơi thở hoặc quán niệm hơi thở coi như là như giặc, chứ không phải là…​ Đó là cái đối tượng ức chế tâm mà hầu hết từ xưa đến giờ (không nghe rõ) đã quen, không có hiểu được cái chỗ này. Trái lại thì chúng ta thấy đức Phật đâu có để chúng ta nghỉ ngơi mà chuyên một cái đối tượng, luôn luôn nhắc chúng ta để sẵn cái tâm ly tham, sân, si khắc phục tham ưu. Đó là cách nhiếp tâm tu trong đạo Phật.

Biết rõ được như vậy thì các con khi mà về đây tu tập những điều Thầy dạy, thì phải lưu ý rất kỹ, khi về đây nếu không có Thầy, thì mấy con sẽ không bị lạc đường, không bị sai và kết quả rất lớn là các con sẽ thấy khi mình tu, rồi mình áp dụng vào cái đời sống hàng ngày của mình, mình sống mà có sự kiện gì mình thấy cái tâm của mình dễ buông xả nó không giận hờn, không phiền não, nó không có cái tôi, đó là cái sự (không nghe rõ), nó cụ thể, nó rõ ràng khi chúng ta tu, mình ngồi tu thì chúng ta chủ động điều khiển ý thức, khi chúng ta xả ra không ngồi tu mỗi mỗi các pháp đến thì chúng ta sẽ chủ động ý thức làm chủ được tâm mình một cách rõ ràng.

5- TỪNG TRẠNG THÁI CỦA BỐN THIỀN

(16:49) Phật tử: Dạ, tại trong này có những câu hỏi mà của nhóm Nguyên Thủy của chúng con với lại những cái phiếu Phật tử ở ngoài. Thành ra như vậy con xin phép Hòa thượng cho con hỏi những câu hỏi của nhóm Nguyên Thủy trước, rồi sau đó rồi con xin đọc ra được Hòa thượng trả lời những câu hỏi của các Phật tử phía ngoài, được không? Dạ thưa câu hỏi tiếp theo là Tổ Huệ Khả nói: “Tâm con bặt hết các duyên, rõ ràng thường biết”, đó có phải là Tổ Huệ Khả đang ở trong trạng thái Nhị Thiền không? Kính xin Thầy từ bi giảng trạch.

(17:15) Trưởng lão: Tổ Huệ Khả nói tâm bặt hết các duyên tức là không khởi niệm, không khởi niệm thì nó có hai cách.

Khi mà tâm bặt hết các duyên thì lúc bấy giờ một là rơi vào trạng thái tưởng Không Vô Biên Xứ Tưởng. Mặc dù là cái không là không niệm, chứ không phải là không ngơ, nó còn biết rất rõ ràng. Bặt hết các duyên nhưng vẫn biết, thì không khéo thì chúng ta sẽ rơi vào những cái định tưởng.

Còn nếu mà bặt hết các duyên mà tâm không phóng dật thì đó là tâm ly dục, ly ác pháp, cái đó mới nhập Sơ Thiền. Còn Nhị Thiền thì khi nào mà Nhị Thiền thì nó diệt tầm tứ, diệt tầm tứ tức là diệt ý thức. Bởi vì cái ý thức của chúng ta nó một trong sáu thức của thân của chúng ta, nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức nó sáu cái thức, mà chúng ta diệt ý thức tức là tầm tứ không có khởi niệm ra được nữa tức là chúng ta diệt.

Cho nên khi mà Nhị Thiền mà nhập Nhị Thiền, âm thanh không còn nghe nữa, cái âm thanh không còn nghe nữa, mắt không còn thấy nữa nhưng vẫn tỉnh táo vẫn biết, cho nên là sáu thức của chúng ta hoàn toàn ngưng hoạt động, tuyệt vời, không thể nào bặt các duyên không, nghĩa là tai không còn âm thanh mắt không còn thấy sắc. Khi đó thân không còn hoạt động đứng lại tức khắc, ví dụ đang đi mà nhập Nhị Thiền, đứng lại. Cho nên hoàn toàn chỉ còn có hơi thở nhẹ nhàng, mạch máu lưu thông nhẹ nhàng thôi. Hoàn toàn là ý thức, sáu thức của chúng ta không còn hoạt động.

Bởi vì trong Bốn Thiền của Phật, cái Nhị Thiền, nó Bốn Thiền nó chỉ có Nhị Thiền là diệt thôi còn ba thiền kia không có diệt. Chúng ta thấy như Sơ Thiền thì ly dục chứ chưa phải diệt dục, cho nên nếu mà chúng ta không tiếp tục tu thì dục vẫn còn.

Còn Nhị Thiền thì nó diệt tầm tứ tức là ý thức chúng ta bị diệt, tức là hoàn toàn ngưng hoạt động, giống như người mù không còn phân biệt, không còn nhìn thấy gì hết, giống như người mù. Mà Tam Thiền thì nó ly hỷ, nó ly trạng thái tưởng cho nên nó Tam Thiền, mà tới Tứ Thiền thì nó xả, nó không có gì hết. Trái lại có Nhị Thiền là diệt.

Mặc dù là Tứ Thiền thì nó tịnh chỉ hơi thở, hơi thở nó ngưng nhưng nó chỉ xả thọ mà thôi chứ nó không có diệt cái thọ. Cho nên xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, nó xả tức là nó buông xả ra chứ nó không có diệt. Cho nên vì vậy mà khi nhập Tứ Thiền xả chứ không có diệt, mà tới cái diệt thì phải tới Diệt Thọ Tưởng Định thì nó mới có diệt cái Thọ, cái Tưởng của nó vẫn còn, còn không có diệt.

Còn Tam Minh thì Lậu Tận Minh, nó là cái trí tuệ, nó quét sạch những cái mầm để đi tái sanh luân hồi. Tức là cái mầm lậu hoặc vi tế mà trở thành cái nghiệp để chúng ta tiếp tục tái sanh luân hồi đó. Nó là Lậu Tận Minh chứ nó cũng không diệt. Chỉ có Diệt Thọ Tưởng Định là cái định nó mới diệt thôi và cái định của Nhị Thiền nó mới diệt thôi, còn bao nhiêu cái không có diệt.

Thì con thấy cái định Nhị Thiền không thể nào mà tâm bặt các duyên mà nhập Nhị Thiền, mà chỉ có thể nói hai trường hợp, một là rơi vào khi mà người tu không biết xả tâm, không biết ly dục, ly ác pháp thì sẽ rơi vào định tưởng Không Vô Biên Xứ Tưởng.

Không Vô Biên Xứ Tưởng thì nó sẽ vượt qua Không Vô Biên Xứ Tưởng thì nó sẽ đi đến Thức Vô Biên Xứ Tưởng và nếu mà vượt qua Thức Vô Biên Xứ Tưởng thì nó sẽ nhập vào Vô Sở Hữu Xứ Tưởng. Mà vượt qua Vô Sở Hữu Xứ Tưởng thì sẽ nhập vào Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, nó bốn cái Định Vô Sắc.

Còn nếu mà tu đúng tức là ly dục, ly ác pháp xả tâm thì nhập vào Sơ Thiền tâm không phóng dật. Cho nên đức Phật mới dạy chúng ta: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”.

(20:52) Người tu mà nhập được Sơ Thiền tức là tâm không còn phóng dật, mà còn phóng dật thì chưa phải (không nghe rõ), chưa giải thoát đâu. Vì lúc bây giờ tâm ly dục, ly ác pháp là nó không còn dục, nó không còn ác pháp. Cho nên tâm nó không còn chướng ngại pháp nữa. Do đó tâm lúc nào cũng quay vào định trên hơi thở, gọi là tâm định trên thân. Đó là cách thức như vậy chúng ta thấy rất rõ.

Cho nên khi mà một người nói về nhập Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền chúng ta đều hiểu rõ là chúng ta biết họ đúng hay sai, không thể nào lừa gạt chúng ta được, không thể nào mà nói tôi nhập Tam Thiền, Tứ Thiền. Khi mà nhập Tứ Thiền thì con thử cái ngay lỗ mũi này, con thấy thân họ không còn rung động. Tức là không còn lên xuống theo cái nhịp của hơi thở thì biết rằng họ nhập Tứ thiền, tức là hơi thở không thở.

Còn nếu mà cái người mà còn chiêm bao, mộng mị thì người đấy chưa nhập Tam Thiền, người mà hết chiêm bao, mộng mị thì người đấy mới nhập Tam Thiền, bởi vì ly hỷ. Còn cái người mà nhập Nhị Thiền là cái người đó trời sét cũng không nghe.

Cho nên có một bài kinh đức Phật nhập một cái định, thì người ta cũng chưa xác định đức Phật nhập cái định nào ở trong cái bài kinh đó. Nhưng cách đó thì hai trăm thước, có mấy bác nông dân người ta cột mấy con bò ở đó bị trời sét đánh chết, là do đó khi đức Phật xuất định thì người ta hỏi đức Phật thấy người ta lùm xùm đông, đức Phật hỏi chuyện gì vậy, thì người ta mới nói đó là trời vừa sét hai con bò chết, mà ông ở đâu mà ông không nghe, nói tui ở trong cái chòi này, thì như vậy rõ ràng là cái định đó là định Nhị Thiền chứ không phải là đức Phật nhập cái định nào khác. Chúng ta biết cái định Nhị thiền siêu, mầu nhiệm như thế.

6- TRẠNG THÁI KHI NHẬP DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH

(22:20) Phật tử: Kính bạch Thầy. Lúc xưa con lại nghe cái đó con lại tưởng là lúc đó đức Phật đang nhập cái gọi là cái Diệt Tưởng Định, vì vậy mà đức Phật không có nghe những cái tiếng sét đánh và đôi lúc mà lại nhập những cái Diệt Thọ Tưởng Định như vậy, vì vậy nhiều khi mà người ta đốt cũng không cháy thân chỉ cháy áo thôi, vậy có phải đúng như vậy không?

Trưởng lão: Không phải đâu, bởi vì khi mà nói cháy áo không, thì họ chưa hiểu cái Diệt Thọ Tưởng Định, cái Diệt Thọ Tưởng Định khi mà con nhập cái từ trường của nó, tức là cái sức định của cái thân nó, nó tỏa ra nó như một cái lồng kiếng, nó chụp cho con ở trong đó nó cách bao nhiêu thước lận chứ không phải ít, cho nên mưa không ướt làm sao mà đốt lửa vô được, con đi…​

Thí dụ như Thầy ngồi đây Thầy nhập Diệt Thọ Tưởng Định, con đi tới đó con bị cái vách bằng cái lực của từ trường đó, nó sẽ bật con ra, con không có đi vô được sát Thầy đâu. Cho nên không có con vật, không có một con kiến gì mà bò vô trong cái khung đó được, đó là cái định Diệt Thọ Tưởng Định. Nghĩa là mưa, ở chỗ này mưa không ướt, nắng nó cũng không có, ở trong này coi như nó bảo vệ cái thân của cái người nhập Diệt Thọ Tưởng Định đó.

Nó không phải cái thân cứng như đồng, sắt đâu mà người ta tưởng, nhưng mà nó có cái lồng bao, giữ gìn nó lửa đốt không cháy, mưa ướt không ướt, tất cả những cái này là cái từ trường của cái định đó, nó bảo vệ cái thân, chứ không phải cái thân này biến thành thiết bố sam, tức là trở thành như đồng sắt người ta tưởng tượng, đó là cái tưởng thôi.

7- NHẬP NHỊ THIỀN LÀ DIỆT TẦM TỨ

(23:40) Phật tử: Khi Thầy mà dạy cho chúng con vừa qua biết rằng cái Nhị Thiền nó rất là quan trọng như vậy và vi diệu vậy, thì con nhớ tới cái bài kinh ở trong Nguyên Thủy, khi mà đức Phật mà về thăm ba người em, thì nghe nói là có một cái người thợ hớt tóc, cắt tóc cho Phật.

Khi mà người thợ hớt tóc đó đang cắt tóc cho Phật đó, thì đức Phật mới nói những cái bài kinh để cho người thợ hớt tóc đó nghe, thì ông đó ông từ từ ông bỏ hết những cái ý niệm của ông và ông nhập tới Sơ Thiền. Rồi sau đó đức Phật mà nói thêm những cái ra lời pháp nữa thì người đó nhập Nhị Thiền. Khi đó thì đức Phật mới dặn là cái người hầu kế bên là hãy đỡ cái người thợ hớt tóc này, nếu không thì người đó sẽ té xuống.

Có phải là khi thời gian đó thì, lúc mà cái người hớt tóc đó nhập Sơ Thiền thì tâm, thân của ông bất động và ông không còn hớt tóc được cho Phật nữa, như là ở trạng thái mà gọi là đứng yên, có phải như vậy không thưa Hòa Thượng.

Trưởng lão: Không phải con. Cái Sơ Thiền nó còn tầm tứ, ông vẫn làm công việc được với một cái tầm tứ của mình, cho nên nhập Sơ Thiền là cái tâm bất động nhưng mà hoàn toàn nó vẫn bình thường như một con người khác, nhưng mà ít ra nó nằm ở trong cái tầm tứ thiện, không có bị cái tầm tứ ác làm cái chướng ngại tâm nó.

Mà chỉ có cái Nhị Thiền, tức là ông sẽ thay đổi hơi thở thôi. Tức là khi cái hơi thở mà của người Sơ Thiền thì nó bình thường như mình đang thở vậy, nó không có thay đổi. Cho nên đức Phật mới nói ông…​ Bà mẹ hỏi đức Phật vì vậy thì ông Ưu Ba Ly ông cạo tóc cho đức Phật như vậy có được không? Thì đức Phật nói còn thô lắm.

Do đó đức Phật nói qua hơi thở của ông, tức là ông còn thở vô đó, thì ông bắt đầu ông thở chậm nhè nhẹ lại, chậm nhè nhẹ lại thì lúc bấy giờ đó ông sẽ nhập Nhị Thiền diệt tầm tứ, cho nên ông đứng đó ông không còn cắt tóc được nữa, lúc bấy giờ đức Phật mới nhờ cái người khác đỡ ông lên trên ghế, để không thì nó nguy hiểm.

Cho nên đức Phật mới nhờ người khác cạo tóc cho mình, vậy Ưu Ba Ly là một người cắt tóc đi theo đức Phật đó, thì ông ngày đó là ông hớt tóc cho các vương tử. Cho nên khi theo các vương tử mà xuất gia tu thì ông cũng xuống tóc ông tu, nhưng mà cuối cùng thì mà ông…​ Trong cái thời gian mà tu thì ông luôn luôn ông theo ông cạo tóc cho các vị Tỳ kheo và ngay cả đức Phật nữa.

Lúc mà ông cạo tóc cho đức Phật thì đức Phật vừa cạo tóc mà vừa nói chuyện, vừa thuyết giảng, do đó mà ông cứ theo lời đức Phật dạy mà ông lần ông thở chậm nhẹ theo cái nương vào cái hơi thở đó và đồng thời ông hướng tâm thì ông sẽ diệt tầm tứ, ông nhập Nhị Thiền, do đó ông đứng ông ngả ra đó là cái chỗ nhập Nhị Thiền, chứ không phải nhập Sơ Thiền đâu.

Phật tử: Dạ con xin lỗi Hòa thượng vì con nói sai cái chỗ đó và con muốn hỏi là cái chỗ đó có phải là Nhị Thiền hay không, cám ơn Hòa Thượng dạ.

Trưởng lão: Đó cái đó đó.

8- ĐI KINH HÀNH TRONG CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC

(26:23) Phật tử: Dạ thưa Thầy cái câu tiếp theo của nhóm Nguyên Thủy là, xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con, pháp đi kinh hành trong Chánh Niệm Tỉnh Giác.

Trưởng lão: Pháp đi kinh hành trong Chánh Niệm Tỉnh Giác. Khi đi kinh hành thì chúng ta biết chúng ta đi kinh hành, mà luôn luôn lúc nào chúng ta cũng nhắc riêng một cái câu pháp hướng, chứ nếu mà chúng ta chỉ tỉnh giác ở trong đi kinh hành thì không có nghĩa, không có Chánh Niệm.

Thường thường người ta hiểu mình biết mình đang đi kinh hành, mình biết mình đi kinh hành, thì cái niệm đi kinh hành là Chánh Niệm. Bởi vì cái niệm đó không phải là niệm thiện, niệm ác cho nên nó đâu có phải là Chánh Niệm.

Còn cái Chánh Niệm là không có cái niệm tà mà là niệm thiện, còn tà niệm là cái niệm ác. Bởi vì hai cái này Chánh Niệm với tà niệm con hiểu hai chữ này nó đối với nhau, cho nên cái tà niệm là nó phải ác pháp, mà cái Chánh Niệm là thiện pháp. Còn cái chỗ mà chúng ta hơi thở hoặc là chúng ta đi, chỗ đó nó không thiện, không ác thì cái chỗ đó nó không phải là Chánh Niệm mà tà niệm.

Cho nên cái chỗ này chỉ là cái nương vào chỗ đó để mà tạm tỉnh thức mà thôi thôi, tỉnh giác mà thôi. Để rồi bắt đầu khi mà có tỉnh thì mình mới biết được cái niệm tà, niệm chánh, thấy nó Chánh niệm hay tà niệm. Do vì vậy đó mình nương vào cái chỗ hành động để mà mình quan sát. Cũng như bây giờ người ta chửi mình mà mình không giận tức là mình phải có tỉnh, nếu mà mình không tỉnh tức là mình mê thì ngay đó là mình có sân.

Cho nên ở chỗ này, thì khi mà chúng ta tu tập cho đúng cách đó là chúng ta đi năm bước hay mười bước chúng ta nhắc một lần. Nhắc một lần: “Tâm phải ly tham, tâm như cục đất tôi biết tôi đi kinh hành”. Thì như vậy con cứ mười bước, năm bước con nhắc một lần, để có một khoảng thời gian tâm yên lặng, tâm yên lặng rồi mới nhắc nữa.

Còn nếu mà con nhắc hoài một câu đó thì thành ra con niệm cái câu pháp hướng, thành ra nó không phải là cái pháp hướng mà là niệm pháp hướng, thì nó sai. Niệm pháp hướng tức là tập trung trong cái đối tượng câu pháp hướng đó, ức chế tâm thì nó trật, nó không đúng.

Cho nên con đi để mà con biết con đi, rồi con lại nhắc đi như vậy nhưng phải xả cái tâm: “Quán ly tham, tôi biết tôi đi kinh hành”. Nghĩa là đi như vậy nhưng mục đích đi để mà xả cái tâm tham, chứ không phải mục đích đi để mà mục đích. Thì như vậy là tu tập đi kinh hành đúng cái nghĩa tu Chánh Niệm Tỉnh Giác.

Còn nếu mà không có thêm cái nghĩa của nó mà ly tham, ly sân, si thì nó không đúng nghĩa là Chánh Niệm. Bởi vì tham là ác pháp, tham là tà niệm, mà không tham là Chánh Niệm, phải không? Do đó là niệm thiện.

Vì vậy mà chúng ta luôn luôn phải biết cái niệm thiện và niệm ác, thì vì vậy mà tỉnh thức, tức là tỉnh giác trong Chánh Niệm. Vậy thì lúc nào chúng ta tỉnh được thì chúng ta phải nhớ nhắc cái tâm của mình để ly tham, sân, si, mà tham, sân, si hết thì tức là chúng ta thoát khổ, còn tham, sân, si là còn khổ.

Đó như vậy rõ ràng là con muốn đi kinh hành đúng, thì con không được đi từ đây ra tới cổng kia trở vào đây đi hai vòng hay ba vòng, mà hoàn toàn chỉ có duy nhất biết đi thì trật, đó là sai không phải là Chánh Niệm Tỉnh Giác. Mà đi từ đây ra đó vòng trở lại đây phải ít ra cũng có năm lần hướng tâm về Chánh Niệm, thì như vậy mới đúng, mới đúng cách đi kinh hành.

Cũng như con làm cái gì mà con tu trong hành động làm của con, thì con cũng nhớ nhắc rằng con nhắc: “Tâm như cục đất ly tham, sân, si đi, tôi biết tôi đang lặt rau”. Nghĩa là nhắc cho mình biết mình đang lặt nhau, nhưng lặt rau để mà xả tâm, chứ không phải lặt rau để mà lặt rau để ăn cơm, con hiểu chỗ đó.

Phật tử: Dạ.

(29:41) Trưởng lão: Nếu mà lặt rau hay hoặc làm món ăn để mà ăn thì không có nghĩa, mà tôi làm tất cả những cái này là vì mục đích tôi ly tham, sân, si xả cái tâm để cứu tôi thoát ra khỏi cái cuộc đời đầy đau khổ này. Con hiểu chỗ đó, cái mục đích chính của chúng ta là nhắm vào chỗ ly tham, sân, si chứ không phải chỗ ăn, chỗ làm việc mà cái mục đích tìm ra con đường giải thoát. Đó là cái ý của tâm mình nó vậy.

9- ĐI KINH HÀNH TÙY THEO ĐẶC TƯỚNG

(30:02) Phật tử: Chúng con xin đội ơn Hòa thượng những cái lời dạy này, là tại vì là một số người Phật tử ở bên Mỹ họ tu cái pháp gọi là Chánh Niệm Tỉnh Giác này, mà khi đi kinh hành đôi lúc rồi họ theo những pháp môn đi quá chậm thế rồi lại quá nhanh, thành ra chúng con không hiểu với lại cái khi họ đi như vậy, họ chỉ biết theo cái lời dạy của các vị thầy, thì họ chỉ biết trên những cái hành động trên bước đi thôi, chứ không phải là như Hòa thượng vừa dạy chúng con là trên cái hành động bước đi, là bước đó là mình phải xả cái tâm ác của mình.

Tại vì đó con xin đội ơn Hòa thượng, thành ra khi Hòa thượng cho chúng con biết rằng khi mình đi như vậy, mình có phải đi theo một cái tốc độ vừa phải hay là vừa với cái cơ thể của con người, chứ không phải là khi mình đi quá chậm hay là đi quá nhanh, thưa Hòa thượng.

Trưởng lão: Thật sự ra thì đức Phật có dạy chúng ta ba cái tướng. Thứ nhất là nhân tướng, thứ hai là hành tướng, thứ ba là đặc tướng. Chúng ta đi theo cái đặc tướng của mình, một người mà hay đi nhanh thì không được tập đi chậm lại, đi tự nhiên theo cái bản chất đặc tướng của mình, một người đi chậm thì cũng không nên mà đi nhanh, đi theo đặc tướng của mình, tu gọi là đi tự nhiên đó.

Còn mình đi bình thường, mình không nhanh không chậm thì mình cứ đi bình thường. Khi tu thì mình cũng lấy cái tự nhiên, bởi vì lấy cái tự nhiên đó mình tu nó tự nhiên hơn. Để cho chúng ta nương vào cái tự nhiên đó mà chúng ta xả.

Cũng như bây giờ chúng ta làm việc, không lẽ bây giờ chúng ta tu, chúng ta phải làm chậm hay sao. Hãy làm việc với một sự bình thường của mình, người làm nhanh thì làm nhanh, nhưng vẫn cái mục đích là phải xả tâm. Chứ không phải bắt buộc cái hành động đó chậm lại hay hoặc là nhanh hơn, không được.

Cho nên cái đi kinh hành mà chậm, quá chậm để tập trung đó là người ta nghĩ rằng để tập trung cho đừng có niệm khởi nữa, thì sai, không đúng cái sai đó. Đạo phật không bảo chúng ta diệt cái niệm, mà chính đạo Phật dạy chúng ta ly dục, ly ác pháp, làm cho tâm ham muốn, tâm tham, sân, si chúng ta sạch thì cái niệm nó sẽ không có. Còn cái tâm mà chúng ta còn tham, sân, si thì ức chế cách gì đi nữa, cũng vẫn còn.

Cho nên do như vậy, chúng ta không nên mà đi chậm mà cũng không nên đi nhanh, mà đi theo đặc tướng của mình, đi theo bình thường tự nhiên thì tốt nhất. Người đặc tướng nào đi tu các đặc tướng nấy.

Cho nên chúng ta nghe đức Phật dạy cái hơi thở, thì chúng ta cũng thấy biết rằng đức Phật cũng cụ thể rõ ràng. “Hít vô dài, tôi biết tôi thở dài”, nghĩa là tôi thở dài thì tôi biết tôi thở dài, chứ không được ngắn. Mà: “Hít vô ngắn, tôi biết tôi thở ngắn”, nghĩa là bây giờ tôi thở ngắn tôi biết tôi thở ngắn không buộc nó phải dài như hơi thở dài, các con hiểu không?

Nghĩa là tu tự nhiên, bởi vì mình hơi thở dài là thở dài, còn hơi thở ngắn là mình tu hơi thở ngắn. Đừng bắt nó ngắn quá mà cũng đừng bắt nó dài quá, hoặc là bắt nó dài, ngắn theo kiểu mình điều khiển nó thì không được, để tự nhiên mà tu tập. Vì cái hơi thở không phải là mục đích để vào định, mà hơi thở chỉ là cái hành động để chúng ta tập tỉnh thức mà thôi. Như vậy chúng ta hiểu được thì chúng ta tu dễ dàng, không có khó khăn.

10- TU TẬP PHÁ HÔN TRẦM, THÙY MIÊN TRƯỚC

(32:51) Phật tử: Dạ kính bạch Hòa thượng, đây là con xin hỏi thêm là nó tại nó có liên quan đến cái câu hỏi vừa rồi. Là trong anh em chúng con thì có người nói là Hòa thượng khi mà chỉ cho chúng con cái cách tập và đi, ngồi kiết già, thở năm hơi thở xong rồi đứng dậy đi kinh hành, trong năm bước đó thì sẽ nhắc một câu hướng.

Cái pháp môn đó dùng để mà làm cho mình tỉnh giác, luôn luôn lúc nào cũng tỉnh giác để tránh cái, gọi là trị cái bệnh hôn trầm và thùy miên mình. Nhưng mà nếu mà khi cái người hành giả đó trong cái lúc mà họ tập đó, họ không có bị hôn trầm thùy miên thì họ có cần tu cái đó hay là họ tu Định Niệm Hơi Thở?

Trưởng lão: Thầy xin nhắc như vấn đề này. Bởi vì chúng ta biết rằng trong cuộc đời tu hành chúng ta có ba cái giới mà chúng ta cần phải giữ gìn.

Đó là giới ăn, khi mà chúng ta Thọ Bát Quan Trai, tức là ngày ăn một bữa không được ăn phi thời, dù cách gì chúng ta cũng phải giữ gìn giới này. Cái thứ hai nữa thì chúng ta phải tỉnh giác, tỉnh thức không được hôn trầm buồn ngủ. Cái thứ ba nữa phải là tu sống cho mình, không nói chuyện, không được phóng dật. Thì đó là ba cái giới mà chúng ta cần phải giữ gìn.

Vậy thì trong ba cái giới này thì chúng ta thấy cái ăn thì có thể dễ rồi. Nghĩa là ăn ngày bữa thì có thể dễ. Nhưng mà đến cái ngủ thì khi mà cái thân nó mà ngủ, thì rất khó chiến thắng.

Cho nên do đó mới có cái pháp môn là năm hơi thở đi kinh hành một vòng và trong khi đi kinh hành còn phải hướng tâm. Thì như vậy là khi nào phải áp dụng? Lúc bấy giờ nếu mà chúng ta không tập, thì tới chừng mà gặp bị hôn trầm thì chúng ta không còn đủ cách mà chúng ta tập, chiến đấu được.

Cho nên trong lúc này chúng ta tập, nghĩa là chưa có hôn trầm chúng ta tập, nghĩa là người mới bắt đầu vào tu thì bắt đầu phải tu tập cái pháp này đầu tiên. Mặc dù là họ không có tu Định Niệm Hơi Thở, quán ly tham, quán ly sân gì cả hết, không hít vô hít ra gì hết, mà chỉ biết hít thở năm hơi thở, rồi đứng dậy đi dậy đi kinh hành, đặc biệt nhất cần phải tập cái này.

Nhưng tập nó không phải được dài lắm, tức là tập ba mươi phút. Khi mà đạt được ba mươi phút rồi, thì ngay đó chúng ta đã thấy thuần thục, nghĩa là lúc nào chúng ta áp dụng nó vào giai đoạn nào chúng ta cũng làm thấy nó không có mệt nhọc, không có mất thì giờ, không có khó khăn, thì lúc bấy giờ chúng ta không tập nữa, chúng ta tập cái khác.

Nhưng khi mà chúng ta tăng cái giờ lên để chúng ta tu tập thì chúng ta bị hôn trầm, bị thùy miên, như vậy lúc bấy giờ chúng ta sử dụng nó, để mà giữ gìn chiến đấu với hôn trầm thùy miên, trong khoảng thời gian chúng ta chưa phải tới giờ chúng ta đi nghỉ, mà nó buồn ngủ trước.

Thí dụ như bây giờ từ bảy giờ đến chín giờ mình đi ngủ, mà mới có tám giờ rưỡi là nó buồn ngủ rồi, nó bị hôn trầm rồi, thì mình phải chiến đấu suốt ở trong ba mươi phút này để mà chiến đấu cho đúng chín giờ mình mới đi ngủ. Thì như vậy là mình có pháp để chiến đấu, chứ không có thì kể như là mình mình không chiến đấu được nó.

Cho nên khi một cái người tu mà gặp cái trường hợp mà hôn trầm, thì người ta rất sợ, nếu không có pháp chiến đấu thì chúng ta chỉ còn có nước nằm ngủ, chứ không thể nào thoát ra được.

11- GIẢI THÍCH TÊN NHÓM NGUYÊN THỦY

(35:45) Phật tử: Dạ. Con xin đội ơn Thầy. Dạ thưa con còn một cái câu hỏi cuối cùng của nhóm Nguyên Thủy. Xin Thầy từ bi chỉ dạy. Thầy Chơn Giác lúc xưa là pháp danh là Từ Đồng, có cho chúng con biết là ở Phan Rang có một nhóm tu học Nguyên Thủy, trong khi hải ngoại cũng có nhóm tu học Nguyên Thủy, xin Thầy từ bi cho chúng con biết lý do có sự trùng hợp này.

Trưởng lão: Cái trùng hợp này nó không phải, bởi vì ở Phan Rang có một số cư sĩ cũng được theo Thầy, sau khi Thầy cho một cái nhóm Nguyên Thủy, là nhóm của các con là Nguyên Thủy. Cho nên nhóm Nguyên Thủy ở Phan Rang này cũng do Thầy đặt, nhưng mà nhóm Nguyên Thủy 2, chứ không phải nhóm Nguyên Thủy 1.

Bởi vì từ gốc Nguyên Thủy mà ra chúng ta tu Giới, Định, Tuệ thì chúng ta lấy Nguyên Thủy. Bây giờ có một nhóm khác họ cũng sẽ là Nguyên Thủy nhưng mà Nguyên Thủy 3, chứ không thể nào mà chúng ta đặt thêm cái tên khác, vì vậy chúng ta xem coi như là anh em trong một nhà.

Phật tử: Dạ. Con hiểu cái đó. Dạ thưa, anh em mà thắc mắc là thế này là nghĩ là cái nhóm mà Nguyên Thủy ở hải ngoại chúng con là ra đời sau, tất nhiên là sinh sau đẻ muộn, mà Hòa thượng thương chúng con lại cho là nhóm Nguyên Thủy 1, thành ra anh em thấy sợ là phạm thượng chăng. Dạ. Thành ra chỗ đó chúng con phải hỏi Hòa thượng.

Trưởng lão: Không phải, cái nhóm của các con tuy rằng mới lập Thầy sau, nhưng mà có tâm tha thiết xin Thầy cho cái tên, còn cái Phan Rang thì như thầy Chơn Giác gặp Thầy trước nhưng họ cũng không có quan tâm lắm. Cho nên vì vậy mà mới xin Thầy đây. Xin cô Diệu Quang, Cô Diệu Quang đặt chứ không phải Thầy muốn đâu.

Sau khi mà có những cái bài pháp, mà các con đã hỏi về giáo án tu tập cho người cư sĩ, thì tập 1 của cái giáo án tu tập cho người cư sĩ, thì lần lượt người ta thấy rằng, cái số cư sĩ đó đóng góp rất lớn về các cái sai của Phật giáo cũng như cái đúng, dựa vào những cái mười tập Đường Về Xứ Phật của Thầy, con triển khai ra. Người ta mới thấy đó là cái đúng, chứ trước kia thì người ta cũng không có nghĩ cái sự đúng, sai. Người ta chỉ đó là coi như là cũng là cái lý luận nào đó thôi. Nhưng mà khi gần đây thì người ta nhận xét ra cái đó là cái đúng. Do cái góp ý của các cư sĩ các con rất nhiều, vì đôi mắt của các con ở khắp miền, cho nên các con thấy được cái sai của Phật giáo quá nhiều, cho nên các con đóng góp lại cái bài vở đó, thì người ta mới thấy chung là Phật giáo Đại thừa đang ở trong con đường sai thật sự, nó có những cái sai, mà trong khi chúng ta kê cái giới luật ra thì chúng ta thấy rõ cụ thể.

Vì vậy mà một số người hiện giờ họ mới thấy được cái điều này, chứ trước kia thì họ cứ tin rằng Đại thừa đúng chứ làm sao họ dám nói sai. Cho nên bây giờ nhờ như vậy mà họ thấy được, từ đó họ mới trở về cái góc độ, gốc của Phật giáo là Nguyên Thủy, cho nên họ mới lần lượt tin. Cho nên các con tuy rằng gần đây thì các con mới gặp Thầy, nhưng trái lại các con là những người đi trước trong cái nhóm Nguyên Thủy.

12- LÝ LUẬN SUÔNG TRONG KINH BÁT NHÃ

(38:27) Phật tử: Dạ. Con xin đội ơn Thầy. Kính bạch Thầy như vậy là nhóm Nguyên Thủy của chúng con đã có những chuỗi câu hỏi, mà đã được Thầy từ bi chỉ dạy, chúng con đội ơn Thầy. Sau đây là con xin có những câu hỏi mà những cái Phật tử mà không phải trong đám chúng con, nhưng mà đã được đọc sách hay là nghe ra những cái lời giảng của Thầy, thì họ có những câu hỏi thắc mắc, xin Thầy từ bi giải đáp cho họ. Dạ, con cám ơn Thầy nhiều lắm.

Dạ thưa, cái câu thứ nhất là Tổ Sư Tử để cho vua Kế Tân chặt đầu đó có phải là Tổ Sư Tử đã làm được hạnh xả giác chi? Dạ cái Phật tử này là Phật tử Diệu Thanh ở Florida.

Trưởng lão: Tổ Sư Tử là vì…​ Nói chung chịu ảnh hưởng của Trung Quán Luận của Bát Nhã Tâm Kinh: “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không…​”. Cho nên vì cái câu đó nhà vua Kế Tân không phải là một người, không thông Phật pháp, cho nên ông muốn thử một cái vị này xem như thế nào.

Ông đã tu Bát Nhã thì ông phải thấy ngũ uẩn giai không, vậy thì tôi xin cái đầu ông, ông có bằng lòng không? Như vậy rõ ràng là trong cái vấn đề mà Phật pháp là chúng ta mới thấy được cái điều sai. Bởi vì đạo Phật không làm khổ mình, khổ người mục đích là ly tham, sân, si chứ không phải hy sinh với một cách vô cớ như vậy.

“Quán tự tại hành thâm Bát Nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không…​”, thì vua Kế Tân là một người có quyền, ông có quyền. Cho nên đối với một vị tu sĩ, ông đâu có thương tiếc gì, ông thử coi cái người tu này thế nào. Nếu mà cái người này mà không chấp nhận như vậy thì đâu có ngũ uẩn, đâu có giai không. Cho nên ông là một người lãnh đạo Phật giáo mà coi như uy tín, thì coi như là ông phải thí mạng của mình, bằng cách là hy sinh. Vì phải thấy rằng Bát Nhã không có đúng chân lý của đạo Phật.

Thứ nhất là mình sẽ thấy được vua Kế Tân do cái câu này mà tạo ác pháp. Thứ hai thay vì Tổ Sư Tử phải còn một thời gian dài hơn nữa, dài hơn nữa để nói lên sự làm chủ được thân tâm của mình, trước tín đồ của mình, là cái hay hơn chứ đâu phải thí mạng mình bằng cách vô cớ vậy. Người ta cũng có thể dám chết vì Phật pháp, cũng như Huệ Khả tử vì đạo, cũng dám hy sinh cho Thiền tông, nhưng mà thử nghĩ nó có giải thoát được gì không? Cái này là cái rất khó.

Theo Thầy thiết nghĩ đó là một cái lý luận, mà đức Phật thường nói là cái hý luận, hý luận của ngài Long Thọ, chứ không thật có một người tu nào mà tu, mà: “Quán tự tại hành thâm Bát Nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không…​”. Chúng ta đã từng đọc Bát Nhã từ lúc vào xuất gia. Từ nhỏ, Thầy vào chùa tu tám tuổi cho đến bây giờ, thậm chí như những ngày mà theo Hòa thượng tu Thiền Đông Độ vẫn tụng Bát Nhã, quá nằm lòng, quá làm nhưng mà không có công giải thoát.

(41:21) Bây giờ nó đã lỡ như vậy rồi thì chúng ta phải chịu chết thôi chứ không làm sao cách nào khác hơn nữa. Ví dụ như bây giờ có cái người hỏi Thầy cắc cớ thế này, nếu mà Thầy tụng Bát Nhã vậy Thầy có thấy ngũ uẩn giai không không? Thầy nói không. Thì người ta hỏi bây giờ tôi xin cái đầu Thầy, Thầy dám không? Thì không lẽ đã nói không, thì không dám sao được.

Nhưng mình thấy điều kiện oan uổng, khi chết như vậy rất khó. Một cái lý luận trừu tượng, quá trừu tượng làm sao chúng ta đi vào chỗ không này được. Khi chúng ta đã có thân ngũ uẩn, thì trong thân ngũ uẩn chúng ta chỉ có thể thiện và ác mà thôi, mà thiện thì đâu có làm khổ ai, mà ác thì nó mới có khổ mình khổ người.

Tại sao chúng ta lại không làm ích lợi cho mọi người, cho mình? Mà lại chịu hy sinh một cách vô cớ, bằng cái lý luận suông như vậy được. Cho nên đối với Thầy, thì Thầy không chấp nhận cái sự chết của Tổ Sư Tử như vậy, Thầy thấy quá tội. Vì cái lý mà người ta đưa ra, để cho chúng ta phải hy sinh như vậy, thì chúng ta quá tội, quá khổ.

13- MỤC ĐÍCH CỦA ĐẠO PHẬT

(42:18) Phật tử: Dạ, con đội ơn Thầy nhiều. Dạ thưa, câu hỏi tiếp theo của Phật tử Từ Chí ở Westminster. Đức Phật sau khi nhập Niết Bàn có còn giảng pháp hay cứu độ chúng sinh?

Trưởng lão: Khi đức Phật nhập Niết Bàn thì đức Phật không còn giảng pháp. Nghĩa là trước khi nhập Niết Bàn đức Phật nói: “Ta đã dạy cho các đầy đủ hết rồi, còn cái gì thắc mắc thì cứ thưa hỏi ngay liền”. Nếu mà không có câu hỏi đó thì chắc chắn đức Phật còn tiếp tục giảng. Bởi vì đức Phật nói: “Ta đã giảng đầy đủ hết rồi, nhưng hiện giờ ai có còn gì thắc mắc thì hỏi Ta nữa đi”. Để rồi không còn hỏi nữa, đúng không? Như vậy rõ ràng là đức Phật không còn giảng pháp.

Người ta tưởng ra đức Phật luôn lúc nào thuyết giảng trong 49 năm thuyết pháp hay là 40 năm thuyết pháp độ chúng sanh, đức Phật đã dạy đủ hết, không giảng thừa, không giảng thiếu. Nghĩa là trong kinh đức Phật nói: “Ta nói một cái gì mà mọi người hiểu bằng ý thức thì đó là Ta không nói láo trong Ta; còn Ta nói mà các người phải hiểu bằng tưởng thức, hiểu tưởng tri thì đó là có nói láo trong Ta”. Cho nên đức Phật nói thật, nói cái gì chúng ta hiểu cụ thể rõ ràng, không thể nào có sự trừu tượng mơ hồ.

Cho nên không thể nào mà chúng ta triển khai cái giáo pháp của đức Phật, mà ngoài cái ý thức của chúng ta thì nó là trật, chúng ta sẽ đi trật đường. Do, trên con đường tu hành theo đạo Phật, theo Thầy thiết nghĩ trong cái bộ kinh Nguyên Thủy vừa đủ cho chúng ta thực hiện được tâm hồn giải thoát, làm chủ được sanh, già, bệnh, chết đó là cái mục đích của đạo Phật rồi, không còn mà thêm một cái gì khác hơn hết.

Nghĩa là đạo Phật ra đời có mục đích thật cụ thể rõ ràng, chỉ định cho chúng ta. Cho nên nó không phải là ở trong giới luật, nó cũng không phải thiền định, nó cũng không phải là Tam Minh, mà là ở chỗ tâm bất động của chúng ta. Tâm bất động chúng ta là giải thoát, tâm bất động chúng ta sẽ có đủ định, để mà chúng ta làm chủ được sự sống chết được và chúng ta đủ Tam Minh để quét sạch mầm tái sanh luân hồi, đó là tâm bất động.

Nếu tâm còn động thì không làm được chuyện đó, đó là cái mục đích của đức Phật đã xác định trong kinh Nguyên Thủy cụ thể rõ ràng. Ngoài những cái vấn đề lý luận cao siêu hơn nữa đó là người ta đã tưởng theo kiến giải các pháp của ngoại đạo, chứ còn đạo Phật rất thực tế, không có nói xa, nói gần mà chỉ nhắm vào để giải thoát kiếp sống của con người trên hành tinh này.

(44:33) Đồng thời thì đức Phật lại xây dựng cho con người trên hành tinh này, một nền đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Thì chúng ta thấy quá tuyệt vời, con người sẽ có đạo đức hết, không ai làm khổ cho ai. Còn bây giờ chúng ta có đạo đức mà người khác không đạo đức, thì người ta làm khổ mình quá nhiều. Còn nếu mọi người đều có đạo đức hết, mà sống đúng như lời đức Phật dạy trong cái nền đạo đức nhân bản không làm khổ mình, khổ người chắc hạnh phúc vô cùng, con người trên hành tinh này không còn làm khổ nhau nữa.

Thì đạo Phật ra đời nhằm phục vụ cho con người như vậy cũng quý lắm rồi, không cần mục đích sâu xa. Vì đòi hỏi xa hơn thì tôn giáo người ta đã vẽ ra những cái xa hơn rồi, chúng ta cần gì phải lặp lại, cho nên chúng ta chỉ cần để được giải thoát đủ cái kiếp sống của chúng ta không còn khổ (không nghe rõ) Đó là Thầy thấy đạo Phật thực tế cụ thể không ngờ.

14- TẤT CẢ ĐỀU DO DUYÊN HỢP

(45:23) Phật tử: Dạ thưa câu hỏi tiếp theo là của Phật tử Tâm Khuê ở Santa Ana. Tất cả các thế giới có ba cõi, sáu đường, ba mươi sáu tầng trời đều là thế giới tưởng. Vậy thì theo Thầy có thế giới nào là thật không?

Trưởng lão: Không có thế giới nào thật cả, vì nó là nhân quả cho nên nó không thật. Thậm chí như cuộc sống của chúng ta hiện giờ, cái thế giới của chúng ta hiện giờ, có, chúng ta thấy biết có người, có chúng sanh, có cây cỏ vạn vật, đức Phật cũng nói là thế giới tưởng, vì chúng ta không thấy rằng nó là duyên hợp mà thành có; có rồi tự nó cũng sẽ trở thành hoại diệt, nó không vĩnh viễn đâu. Cho nên nó không thật. Toàn bộ không có thế giới nào là thật hết.

15- VỪA LÀM VIỆC VỪA XẢ TÂM

(46:02) Phật tử: Con đội ơn Thầy. Dạ thưa cái câu hỏi tiếp theo là của Phật tử Vạn Phúc. Khi con làm một việc quá quen thuộc, giống như là một người máy, như là dán cái nhãn ở trên hộp theo hệ thống làm dây chuyền, thay vì tập trung Chánh Niệm trong việc dán nhãn, con có thể trụ tâm vào hơi thở ra vào nơi tụ điểm trong khi tay vẫn làm việc có được không? Xin Thầy từ bi chỉ dạy.

Trưởng lão: Cái đó tu như vậy là bị ức chế tâm, trong khi chúng ta làm việc thì chúng ta chú ý trong việc làm chúng ta.

Mặc dù là làm rất quen, rất quen nhưng chú ý rất cẩn thận hơn, chú ý từng hành động. Nhưng mục đích chúng ta hàng ngày, trong hành động làm quen đó chúng ta còn phải nhớ để nhắc tâm ly tham, sân, si, nếu có điều kiện tạo duyên cho tham, sân, si nó bừng dậy thì chúng ta ngay liền, chúng ta phải biết nó tham, sân, si dập tắt liền, thì như vậy còn hữu ích, chứ không phải mình làm quen.

Cũng như một người đang buôn bán rổ, thúng, nia thì họ làm quen, họ đâu cần phải lưu ý, nhưng mà họ đang (không nghe rõ). Nhưng không phải như vậy là đúng đâu. Cho nên chúng ta nhiều khi chúng ta làm cái việc quen rồi, chúng ta cứ làm rồi đầu óc chúng ta suy nghĩ một việc khác, thì cái đó không hay đâu, không tốt.

Chúng ta làm, chúng ta phải chú ý trong cái việc làm đó, nhưng mục đích chúng ta là bao giờ cũng nhắc tâm phải thoát ra khỏi sự đau khổ thì hay nhất. Thí dụ như bây giờ chúng ta đang ngồi, chúng ta làm một cái việc gì đó thì chúng ta nhắc tâm như thế này, câu hữu: “Tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự đừng nghĩ bậy bạ”.

Chứ nhiều khi mình đang làm mình quen tay, rồi cái đầu nó nghĩ chuyện khác tùm lum, bây giờ mình bắt buộc nó trong hơi thở để cho nó đừng nghĩ tức là bị ức chế. Cho nên vì vậy mà mình phải nhắc tâm mình: “Thanh thản, an lạc, vô sự”, hay: “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si đi, mai mốt có chuyện gì gặp tham, sân, si thì mày không được tham, sân, si nữa”. Nhắc như vậy thì có ngày nó sẽ tâm tham, sân, si nó có vậy.

Phật tử: Thưa Hòa thượng như vậy là mình vừa làm việc mà vừa tỉnh giác mà xả tâm.

Trưởng lão: Mà xả tâm.

Phật tử: Dạ, dạ. Xả tâm mình.

Trưởng lão: Không bị ức chế.

Phật tử: Dạ, dạ, dạ. Con đội ơn Hòa thượng.

16- CHÙA TO PHẬT LỚN KHÔNG CÒN, LẤY GÌ LÀM DI TÍCH?

(47:55) Phật tử: Dạ thưa Thầy, câu hỏi tiếp theo là của Phật tử Vạn Phúc, cũng giống như là Phật tử trên. Dạ, theo Thầy không cần xây chùa to tháp lớn nhưng nếu thế gian này không có một ngôi chùa hay một tượng Phật, không còn một di tích, lịch sử nào của đức Phật Thích Ca, thì chúng sanh còn chịu luân hồi vô lượng kiếp, làm sao còn nhân duyên gặp lại Phật pháp để tu.

Trưởng lão: Nếu thật sự mà trong thế gian này đã có đạo Phật, đã có nền đạo đức nhân bản – nhân quả mà mọi người đều sống không khổ cho nhau thì đạo Phật đương nhiên vẫn còn, không cần phải có một ngôi chùa. Thầy muốn nói như vậy các con hiểu. Bây giờ đạo Phật không cất một ngôi chùa nào cả, không xây dựng, không làm hao tốn tiền bạc ai cả, nhưng mà tiền bạc cho họ được cái nền đạo đức nhân bản không làm, khổ mình, khổ người thì đạo Phật vẫn còn mãi mãi.

17- PHẢI LẤY CHÁNH ĐẠO ĐỂ DẪN DẮT MỌI NGƯỜI

(48:48) Phật tử: Khi mà cái người mà Phật tử mà Vạn Phúc mà hỏi câu này thì con nghĩ rằng, tại vì khi mà anh đã đặt ra một cái câu hỏi là nói là, đa số những người Phật tử mà đến chùa hay là Phật tử mà quay trở về với đạo Phật đó là chín mươi phần trăm là họ đến chùa. Thì họ nghe những cái tiếng chuông này hay họ lạy Phật, thì họ thấy cái lòng thanh thản, thì từ đó họ bắt đầu họ mới đi tìm hiểu đạo Phật để trở về với lại đạo Phật.

Mà bây giờ đó thì không còn chùa, không còn những cái gì di tích của đức Phật để lại, thì cái người đó làm sao có cái duyên để mà trở về với lại đạo Phật?

Trưởng lão: Bây giờ chính những ngôi chùa, những sự hoạt động trong cái sự tụng niệm chuông mõ nó gây ra cái niềm, họ gọi là đạo Phật nhưng nó gây ra cái sự mê tín trong, chứ không phải đạo Phật.

Nếu họa chăng mà con người trên hành tinh này, mà đã sống với cái nền đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình, khổ người thì ít ra những vị tu sĩ mà làm gương hạnh đó, là những người đó gốc cây, ở hang đá, họ không ở chùa cao Phật lớn nữa, họ là những bậc A La Hán.

Cho nên mới duy trì được cái mạng mạch của đạo đức của Phật giáo như vậy, thì những người này thì là nó chiêm ngưỡng cho tất cả tín đồ của Phật giáo và mọi người trên hành tinh, chứ không riêng gì đạo Phật, không phải cần cái chùa to. Một người sống thật, một người sống hẳn hòi đức hạnh, giới luật giới Thánh của Phật như vậy, thì có quý hơn là ngàn cái chùa không?

Cho nên làm sao khi mà đạo đức của đạo Phật đã được truyền dạy cho con người trên hành tinh này thực hiện được như vậy, thì làm gì không có bậc A La Hán trong thế gian này. Cho nên những bậc A La Hán là sự chiêm ngưỡng, là sự quy tụ của tất cả tín đồ Phật giáo, là nó tuyệt vời, không còn chỗ chê.

Phật tử: Dạ, con đội ơn Thầy.

(50:26) Trưởng lão: Thầy nói thêm, chỉ vì là những chùa to, những Phật lớn, những tượng mà tốt đẹp kia, nó đã làm mất đi cái chánh pháp của đạo Phật rồi và biết bao nhiêu hao tốn tiền của, của mọi người và biết bao nhiêu là để lại cho người Phật tử phải gánh một gánh nặng của cái ác pháp, nhưng sự lợi ích không thiết thực, không thiết thực.

Còn nếu mà Phật giáo để lại một vị đạo quả A La Hán, một vị A La Hán thôi thì thế gian này hạnh phúc vô cùng. Nơi chiêm ngưỡng đó là quý nhất, thực tế nhất. Cho nên chúng ta đừng lấy cái sai mà dẫn dắt người để đi vào chánh đạo thì không được, mà phải lấy chánh đạo để dẫn dắt người vào chánh đạo để (không nghe rõ).

18- KHÔNG GÌ THƯỜNG HẰNG KHI THÂN HOẠI DIỆT

(51:09) Phật tử: Dạ, con đội ơn Thầy. Thưa Thầy cái câu hỏi cuối cùng Phật tử mà không phải trong nhóm chúng con là Phật tử Chơn Hương ở tiểu bang Utah. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, đức Phật chỉ ngài A Nan về tánh nghe, tánh thấy là thường hằng không sinh, diệt. Nhưng khi thân người hoại diệt thì tánh nghe, tánh thấy có còn không? Bạch Thầy từ bi chỉ dạy.

Trưởng lão: Bởi vì ngay cả khi mà chúng ta còn sống mà khi chúng ta ngủ thì tánh nghe, tánh thấy đâu còn, thì làm sao khi chúng ta mất mà làm sao còn tánh nghe, tánh thấy được.

Khi chúng ta còn là do cái ý thức của chúng ta, ý căn của chúng ta hoạt động, ý thức chúng ta có thì cho nên tánh nghe, tánh thấy, tánh biết của chúng ta. Khi cái ý căn chúng ta bị hoại diệt, tức là não bộ chúng ta bị hoại diệt thì tánh thấy, tánh nghe, tánh biết chúng ta cũng không còn.

Cho nên không có, đó là một cái lý luận của một cái tưởng. Cho nên kinh Thủ Lăng Nghiêm không thật đúng của Phật. Bởi vì không có cái thường hằng nào cả, vì sáu cái thức của chúng ta nó chỉ mới là thân thức mà thôi, nó còn hai cái thức nữa là tưởng thức với thức thức, chúng ta chưa nói trong thân ngũ uẩn kia mà. Vậy thì cái thức thức còn mất huống hồ là cái sáu thức của chúng ta, làm sao còn.

Nghĩa là cái thân ngũ uẩn của chúng ta, năm uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Thì cái thức này vẫn hoại diệt thì cái thân thức của chúng ta, tức là ý thức, nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thân thức của chúng ta làm sao còn. Quá rõ khi mà hoại diệt, không còn cái gì còn.

Đức Phật nói: “Nếu còn một chút xíu cái biết thì đạo Ta không ra đời”. Bởi vì không thể giải quyết được sự khổ của con người. Nếu mà thế gian này có một cái bản ngã thật sự thì đạo Ta cũng không ra đời, là vì không thể giúp cho con người thoát khổ, cho nên không ra đời. Vì nó vô duyên hợp nó không có bản ngã thật sự, cho nên đạo Phật mới ra đời, ra đời để giúp con người thoát khổ. Vì nó không thật cho nên nó mới giải quyết được cái khổ, còn nếu mà nó có thật, có người chịu khổ thì không thể giải quyết được.

Đó là cái lý luận của đạo Phật rất cụ thể và rõ ràng. Nếu chúng ta có một người thật sự làm ác thì làm sao chúng ta giải khổ được, bởi vì chính người đó đã làm ác thì không thể giải khổ được. Mà có thật sự một người hoàn toàn là vĩnh viễn thì dù là linh hồn, dù thần thức đi nữa thì chúng ta không giải quyết được.

Còn đằng này nó do duyên hợp không có, cho nên nó hoàn toàn nó không có cái khổ, nhưng mà chúng ta vì lầm, lầm cho nên thấy mình khổ, vì vậy mà chúng ta giải khổ, khi chúng ta hiểu thì chúng ta sẽ hết khổ.

Phật tử: Dạ, con đội ơn Hòa thượng. Dạ. Sau đây thì không biết là em họ qua bà xã con đây có, cũng là người đã thích nghe, hiểu biết, tìm hiểu Phật giáo. Dạ. Chúng con mới vừa được biết, nghĩa là anh rất là thích về đạo Phật, những cuốn Phật viết là những cái bộ kinh Nguyên Thủy, thì con hơi ngạc nhiên. Vì vậy mà ngày hôm qua, đó là cái cơ duyên của anh đó, anh qua con, xin phép Hòa thượng là con xin rủ anh đi theo con để đến đây, để có những cái gì thắc mắc thì xin hỏi Hòa thượng, rồi Hòa thượng từ bi chỉ dạy.

Trưởng lão: Con qua bên ghế đây ngồi đi con.

19- TRẠNG THÁI CHUNG NHAU CỦA TÂM

(54:26) Phật tử 2: Thưa Thầy cho con hỏi là, còn con nghe lời Thầy nói như vậy đó thì là con có thắc mắc như này. Có gì thì Thầy bỏ quá cho con nhé. Con muốn hỏi là sau khi đức Phật nhập Niết Bàn như vậy, thì bây giờ đức Phật ở đâu?

Trưởng lão: Đức Phật ở trong Niết Bàn. Bởi vì cái điều này hẳn nhiên, là vì một cái người mà đã nhập được Niết Bàn như Thầy, thí dụ như bây giờ con hay hoặc là bốn người chúng ta, ai cũng đều nhập được vào Niết Bàn gì, nhưng mà chúng ta đang sống, chúng ta chưa có bỏ cái thân này, nhưng mà chúng ta vẫn đi vào đó được mà, phải không? Vậy nó có thực sự cái trạng thái đó chứ. Cho nên khi mà nhập cái vào cái định nào đó, thì nó sẽ vào được cái Niết Bàn gì, vào Niết Bàn thì chúng ta sẽ gặp Phật rồi.

Cho nên Thầy nói như thế này. Có một câu chuyện ông Phú Lâu Na với ông Ca Diếp, hai người tranh nhau về vấn đề giới nhỏ nhặt như vậy. Đầu tiên thì ông A Nan, đức Phật di chúc lại tất cả những giới nhỏ nhặt đều phải bỏ, nhưng mà ông A Nan thì bây giờ tu chưa chứng, cho nên ông mới nghe Phật sắp sửa chết, ông đau khổ quá, ông quên hỏi cái giới nào bỏ.

Do đó khi mà đức Phật chết rồi, thì ông A Nan mới trình rằng đức Phật bảo giới nhặt bỏ. Ông Ca Diếp hỏi: “Giới nhỏ nhặt nào, giới nhỏ nhặt thì nhiều lắm chứ đâu phải có một giới, vậy cái giới nào bỏ?”. Thì ông A Nan nói lúc bấy giờ ông quên rồi, ông không có hỏi. Thì ông Phú Lâu Na ông nói: “Nếu mà ông quên hỏi thì tất cả những giới nhỏ nhặt bỏ hết”. Ông Ca Diếp nói, ông Ca Diếp nói như thế này: “Như vậy hoàn toàn là không hỏi đức Phật, không biết cái giới nào hết bỏ, thì như vậy là chúng ta sẽ không bỏ giới nhỏ nhặt nào hết”. Rồi hai vị A La Hán mà tranh chấp nhau.

Cái thứ nhất chúng ta sẽ thấy cái này rõ ràng, là hai vị A La Hán thì đều vào Niết Bàn được hết, phải không? Bây giờ muốn vào Niết Bàn hỏi Phật cái gì lại không được, mà phải vấn nạn ông A Nan làm gì cho khổ ông, ông chưa chứng mà. Tại sao?

Bây giờ hai ông, tôi với ông nè, hai ông Phú Lâu Na với ông Ca Diếp đều là những bậc A La Hán hết, phải không? Bây giờ hai ông nè, bây giờ tôi với ông bây giờ vào hỏi đức Phật bỏ giới nhỏ nhặt nào có bỏ hay không, hay hoặc là người ta đặt, thí dụ vậy đi.

Thì hai người nhập vào Niết Bàn gặp Phật liền, Phật ở Niết Bàn chứ Phật đâu mất, chỉ bỏ cái xác này thôi, tu hành nó phải còn chứ đâu mất, nếu mà mất thì ai tu làm gì, phải không? Vô Niết Bàn mới hỏi Phật, vậy Phật sẽ bỏ những giới nhỏ nhặt nào? Thì ông Phật ngay, ông nói cho mình biết liền chứ gì. Phải không? Thì do đó có gì đâu mà khó mà tranh chấp.

Như vậy rõ ràng người ta muốn hạ, thứ nhất là hạ đệ tử của đức Phật bậc A La Hán còn tranh chấp. Mà hai ông này chứng quả A La Hán là do giới mới sanh hai ông ra, thì làm gì mà bỏ giới luật được. Một cái giới là một cái thiện pháp, giữ gìn một cái giới tức là đẩy lui được một ác pháp, các con hiểu chưa?

Cho nên mình mới ly dục, ly ác pháp là phải thanh tịnh giới chứ, không bỏ được giới nào hết. Hay bây giờ Thầy nói như thế này, những cái giới nhỏ nhặt người ta cho trong giới chúng học là giới nhỏ nhặt, như cái giới mà thí dụ như đức Phật dạy cái giới về vệ sinh, cấm chư Tăng không được khạc nhổ, xả rác bậy bạ dơ, không được tiêu tiểu trên nước, ở trên bãi cỏ xanh trên đường, giới nhỏ nhặt mà, phải không? Do đó thì chúng ta bây giờ bỏ, nhưng mà chúng ta thấy cái giới này là cái nền đạo đức của người ta mà, là giữ gìn cái môi trường sống, là vệ sinh mà.

Ví dụ như bây giờ khạc nhổ vậy đó, ví dụ ném nắm rác, rác sẽ mục bay lên bụi, bụi sẽ làm khổ mình, khổ người chứ gì, sẽ sanh bệnh chứ gì. Rõ ràng là không cho khạc nhổ, tiêu tiểu bậy bạ, nếu tiêu tiểu bậy bạ thì bốc hơi lên nó cũng làm cho cái môi trường chúng ta ô nhiễm gì.

(57:31) Ngay thời đức Phật mà biết những cái giới luật đặt ra như vậy để cấm chư Tăng như vậy, thì chúng ta thấy tuyệt không? Đâu còn mà tại sao nó nhỏ nhặt đâu. Nếu mà cái xã hội chúng ta, cái môi trường chúng ta hiện giờ ai cũng giữ vệ sinh thì chúng ta thấy, có chúng ta bệnh đau không? Bởi vì chúng ta thải ra trong cái không khí này biết bao nhiêu cái chất ô nhiễm. Đó, như vậy mà đạo Phật đã biết từ xưa rồi.

Thì như vậy rõ ràng là người khác đặt cái bài kinh này vào để phá đạo Phật. Thứ nhất là hạ bậc A La Hán trong kinh Tương Ưng, đức Phật có xác định A La Hán với Phật cao thấp như thế nào. Đức Phật nói Tứ Diệu Đế là do Ta nói ra, còn cái quả A La Hán các vị Tỳ kheo khác mà chứng quả A La Hán thì chỉ theo Tứ Diệu Đế mà thực hiện, mà giải thoát, thì sự giải thoát Ta với các vị này như nhau. Nhưng tại vì Ta là người đưa ra Tứ Diệu Đế, bốn cái chân lý chứ gì? Các vị này không có đưa ra cho nên thấp hơn Ta, chứ có thấp cao gì đâu. Tại vì Ta là người truy ra được, tìm ra được cái chơn pháp này, còn các vị này không tìm được. Thì như vậy là A La Hán với Phật bằng nhau chứ đâu có khác nhau, chỉ vì đức Phật là giáo chủ thôi, sau này giáo chủ là cái người đẻ ra cái giáo pháp đó, cái tôn giáo đó. Còn A La Hán thì theo con đường đó tu để mà thành tựu giải thoát, thì như vậy A La Hán với Phật hai người đồng nhau.

Cho nên bây giờ trên cái vấn đề chúng ta thấy rõ này, những cái vị A La Hán này họ vào Niết Bàn họ hỏi giới nhỏ nhặt nào bỏ thì đức Phật trả lời. Cũng như bây giờ đức Phật cách chúng ta hai ngàn năm trăm mấy chục năm, bốn mươi mấy năm, năm trăm bốn mươi lăm năm (2545 năm). Bây giờ Thầy tu được, con tu được, người nào chứng quả chúng ta vào Niết Bàn, thấy Phật, thấy hình ảnh Phật, gặp Phật, nói chuyện Phật được (không nghe rõ).

Bởi vậy Thầy có khuyên các con, ví dụ như trong gia đình chúng ta mà, vợ chồng và các con chúng ta đều giữ cái tâm thanh thản, an lạc và vô sự trạng thái đó là trạng thái ly dục, ly ác pháp. Cho nên khi mà tất cả mọi người đều có một cái trạng thái chung nhau thì chúng ta sẽ gặp nhau trên một điểm khi chúng ta bỏ thân này.

Còn nếu mà người có trạng thái này kẻ trạng thái khác thì chúng ta chết rồi chia ly nhau, người một ngã không bao giờ gặp lại. Bởi vì từ cái sống của chúng ta, tâm niệm của chúng ta nó đều không giống nhau rồi, thì làm sao mà gặp nhau nữa. Các con hiểu chưa? Cho nên Niết Bàn là một trạng thái chung nhau, chúng ta tu được thì chúng ta sẽ gặp nhau.

Bây giờ các con bên Mỹ, mà các con ở trong cái trạng thái tâm thanh thản, an lạc, vô sự đó, bất động tâm đó thì Thầy ở đây cũng bất động tâm đó, thì ở bên đó con ước muốn gặp Thầy ngay đó con thấy Thầy. Mà Thầy ước muốn gặp con thì ở trạng thái đó sẽ gặp nhau, mà nếu ngoài trạng thái đó thì không gặp nhau, con hiểu chỗ đó.

Cho nên nó rất đơn giản, mà nó dễ dàng lắm mà nó đâu có khó đâu, chỉ cần xả bỏ là đủ. Tâm thanh thản, an lạc tâm không phóng dật là được rồi, nó đơn giản lắm mấy con. Nhưng mà có quyết tâm ở trong đó mới đạt được, chứ không quyết tâm…​

20- NGHIỆP ĐI TÁI SANH

(1:00:03) Phật tử 2: Ý con hỏi muốn rõ hơn là sau khi mà đức Phật mất đi, thì là coi như là con muốn biết cái trạng thái nào, trạng thái đức Phật mà sau khi mất đi, gọi là không còn gì cả, nghĩa không có nào thường hằng hết.

Trưởng lão: Thật sự ra thì nếu mà nó còn, thì tức là chấp thường, mà nói không thì chấp đoạn. Đạo Phật thì không có chấp cái này, bởi vì thân của chúng ta là thân ngũ uẩn, chết đi là không còn cái gì nữa hết, không còn một cái vật gì, nhưng mà chúng ta nhớ cái pháp của Phật vi diệu lắm.

Bây giờ hàng ngày chúng ta chết đi, toàn bộ thân ngũ uẩn chúng ta không còn cái gì mà để đi tái sanh hết, mà chúng ta có những cái hành động, hành động thiện ác, nó trở thành một cái nghiệp, cái thói quen một cái nghiệp của chúng ta, cái nghiệp đó là cái từ trường mà chúng ta thảy ra hàng ngày, thảy ra trong không gian, cho đến khi mà chúng ta bỏ, tức là nhân quả, cái thân nhân quả chúng ta hết trong cái đời nay chứ gì, nó sẽ hoại diệt, cái từ trường đó nó còn đó. Chứ còn cái thân của chúng ta không còn nữa và cái từ trường đó nó sẽ tương ưng nơi đâu đó, thì nó sẽ tiếp tục, nó tái sanh lên làm con người thứ hai của chúng ta nữa. Cái từ trường của chúng ta thải ra, hằng ngày Thầy đưa cánh tay vậy có cái từ trường, Thầy nói nó có cái từ trường. Vì vậy mà bây giờ những cái lời nói của đức Phật ngày xưa nó vẫn ở trong không gian này, chứ nó không có mất.

Cho nên khi mà Thầy hướng tâm về, Túc Mạng Minh đó, tức là làm cho cái thời gian nó không còn có quá khứ, vị lai, hiện tại nữa, mà trong hiện tại thì ngay đó là Thầy đã nghe thấy được cái âm thanh của đức Phật nói trong cái thời gian đó. Nghĩa là nó còn ở trong không gian này, nhưng mà chúng ta chưa có cái máy bắt được mà thôi.

Nhưng mà cái đầu của chúng ta nó bắt được. Cái đầu của chúng ta, cái pháp như thế nào các con? Như Lý Tác Ý. Tức là đức Phật nói Dục như ý túc mà, chúng ta muốn nghe được cái lời đức Phật nói cái bài kinh đó, thì ngay đó ý mà chúng ta muốn vậy thì chúng ta phải ở trong cái trạng thái của định nào đó. Thì lúc bấy giờ chúng ta muốn một cái thì ngay đó chúng ta bắt gặp được liền, bắt gặp được cái âm thanh đó và cái hình ảnh của đức Phật trong thời gian (không nghe rõ). Nó không có gì khó, bởi vì cái hình ảnh này nó lưu.

(01:01:51) Thầy nói như thế này, bây giờ có một cái người đó họ là liệt sĩ đi, trong cái cuộc chiến tranh, họ đã chết người ta chôn ở đó. Thì cái hình ảnh mà chết chôn ở đó nó lưu lại, bây giờ 10 năm, 20 năm rồi. Có một cái nhà ngoại cảm họ đến, họ ngồi đó, bởi vì cái tưởng họ cảm, giao cảm, họ cảm được, họ nhận lại tức là cái tưởng của họ nó không có không gian, không có thời gian.

Cho nên trở lại bây giờ quá khứ nó giao cảm được, cho nên nó chỉ lại móc lên có cái bộ xương đó và người đó chết cách nào cách nào, bị giặc bắn chết như thế nào, họ nói rõ không có sai chút nào hết. Tại vì họ giao cảm được cái hình ảnh, cái sự kiện nó còn lưu lại ở trong không gian của chúng ta, gọi là ngoại cảm. Họ ngoại cảm được hết cái điều này, bây giờ gọi là đồng cốt hay này kia đó là cái danh từ chúng ta gọi.

Còn cái nhà khoa học thì chúng ta không biết cách thức như thế nào, chúng ta nói đó là nhà ngoại cảm, nó cảm, giao cảm được bên ngoài. Con người mình như thế này mà khi cái ý thức nó ngưng rồi, cái tưởng thức nó hoạt động, nó giao cảm được. Còn cái người mà tu hành thì cái tâm thức người ta nó mới hoạt động, nó giao cảm như vậy. Tức là nó sống ở trong đó luôn chứ nó không phải là giao cảm như cái nhà ngoại cảm bằng tưởng. Nên chúng ta thấy nó vi diệu lắm! Nó không có, cho nên chúng ta thấy nó không có…​

Phật tử 2: Vậy coi cái đó là thường hằng?

Trưởng lão: Thường hằng.

Phật tử 2: Là cái đó thường hằng? Còn không còn cái gì là thường hằng hết?

Trưởng lão: Không có còn gì.

Phật tử 2: Dạ.

Trưởng lão: Tức là cái hành động mà của chúng ta hằng ngày mà cái đó, còn bây giờ cái hành động chúng ta sống như thế này, tâm như cục đất không có tham, sân, si. Chúng ta thải ra những cái ngôn ngữ, những cái từ trường đó bằng cái hành động chúng ta và chúng ta không bao giờ mà đánh người, chúng ta thường làm những cái điều thiện giúp người hơn là chúng ta chửi mắng, hơn là chúng ta tức giận thì những cái từ trường nó thải ra, thì cái này nó sẽ còn của chúng ta, cái này nó sẽ vậy nó không tái sanh luân hồi, con hiểu chưa?

Như vậy nhưng mà nó, khi mà nó như vậy thì nó có cái trạng thái của nó chứ, trạng thái nó là thanh thản, an lạc, vô sự, bất động tâm. Cái tâm mà không tham, sân, si nó có cái trạng thái vậy, còn cái tâm tham, sân, si thì nó có cái trạng thái tham, sân, si, giận dữ, tức giận, tham lam, ham muốn cái trạng thái của nó, nó khổ đau là trạng thái của tham, sân, si.

Đó thì các con thấy không? Mình chỉ, nó có hai ngã thôi, rất là rõ ràng, một ngã thiện và một ngã ác. Một ngã thiện thì thanh thản, an lạc, vô sự một ngã ác thì đau khổ, phiền não luôn lúc nào cũng có xảy ra cái điều đó. Phải không?

Cho nên bây giờ mình đi ngã thiện thì luôn luôn cái tâm mình nó huân cái từ trường thiện này, thành ra một cái lực của nó, cho nên cái lực này nó còn. Cái lực này thì nó thanh thản, an lạc đó, thì đó là cái Niết Bàn của nó chứ sao. Các con hiểu không? Cho nên các con thường sống, Thầy thường sống thì mình ước ao mình gặp nhau thì ngay đó là nó không có cái thời gian mà chia cắt, chúng ta sẽ gặp nhau không có không gian mà trải dài, cho nên chúng ta bắt gặp nhau dễ dàng. Bắt gặp nhau nói chuyện nhau cũng dễ dàng.

21- NƯƠNG TỰA VÀO ĐÂU SAU KHI THẦY ĐI?

(01:04:20) Phật tử: Có duyên gặp Hòa thượng, nhân dịp có câu hỏi này thì Hòa thượng, Thầy mới giảng cho chúng con, thì trong đó cũng có cái thắc mắc của trong nhóm Nguyên Thủy là như thế này.

Chúng con bị nghiệp nhiều đời, nhiều kiếp quá sâu dày thành ra may mắn bắt được cái giáo pháp của Thầy, đã triển khai ra từ đức Thích Ca Mâu Ni, nên chúng con cố gắng để mà nương theo để mà tu hành. Nhưng mà nghiệp chướng thì nó nhiều quá, mà thời gian tu hành của chúng con quá ngắn.

Mà Thầy nói là Thầy sẽ bỏ đi, thì như vậy thì có cái cơ duyên nào mà chúng con còn có thể, khi mà lưu lạc ở trong sinh tử này, còn có thể được gặp Thầy, để Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con vượt qua khỏi những cái bể khổ và vượt qua luôn cả cái sanh tử luân hồi luôn thưa Thầy.

Trưởng lão: Thầy đã có cái điều kiện, Thầy nói rằng cách đây hai ngàn mấy trăm năm từ khi đức Phật xuất hiện, rồi kế đó vì sự tranh chấp của các hệ phái của Phật giáo đã làm cho Phật giáo chết đi, chết mất, mất luôn cả cái nền đạo đức của Phật dạy. Do đó không lẽ một lần bây giờ làm sống lại thì chúng ta lỡ tâm bỏ, để bao nhiêu con người trên hành tinh này bơ vơ theo đạo Phật (không nghe rõ)

Cho nên Thầy có ý là phải triển khai toàn bộ cái đạo đức nhân bản – nhân quả của đạo Phật để giúp cho con người trên hành tinh này, sống có đạo đức. Đó là điều cần thiết nhất.

Kế đó thì, nếu mà Thầy thấy cơ thể nhân quả của mình nó không đủ duyên, mà thì không đủ sức phục hồi lại, bởi vì nó cằn cỗi quá rồi, bởi vì nó là thân nhân quả rồi thì không thể nào mà nó vĩnh viễn được đâu. Cho nên Thầy phải bỏ, Thầy bỏ thì lúc bấy giờ các con muốn đi sâu thì cái kinh nghiệm làm sao các con thấy được, phải có một người có kinh nghiệm, bởi vì con đường còn rất dở dang. Vì vậy cho nên khi mà Thầy ra đi, ít ra có người đệ tử phải thực hiện được điều này, tức là một vị A La Hán, các con yên tâm.

(01:06:14) Mà nếu Thầy đặt thành vấn đề, nếu không có người. Nghĩa là bây giờ người ta chịu ảnh hưởng của Đại thừa nhiều quá rồi, người ta vô người ta tu giới luật, người ta sống chịu không nổi, người ta sống ngày bữa người ta sống theo cái kiểu mà độc cư buồn tẻ này, không được xem hát, ca hát mà trong cái giai đoạn của xã hội chúng ta phục vụ những vấn đề đó, thì làm cho tâm người ta không có thể nào khép chặt ở trong giới luật của Phật được. Là do đó không có thể có người mà thực hiện được, chắc chắn điều đó Thầy phải hóa sanh.

Chứ còn mà Thầy tái sanh thì nó thời gian nó dài quá. Và đồng thời mấy con gặp được Thầy, thì ít ra Thầy cũng từ đứa bé lớn dần lên, cũng mấy chục năm thì tội cho mấy con quá, thì mấy con đã chết mất rồi. Như tuổi các con mà Thầy mà chết rồi, Thầy đi tái sanh tới chừng nào Thầy được ba mươi, hai mươi tuổi mà giảng đạo cho mấy con, thì chắc mấy con đã chết mất rồi.

Thì trong khi các con gặp Thầy rồi cuối cùng rồi bỏ các con bơ vơ ở trên con đường đạo, thì lòng từ bi của Thầy không thể thấy các con bơ vơ. Khi các con đã đọc được kinh sách Thầy rồi, thì bao nhiêu cái đổ vỡ của các con từ bao giờ xây dựng về tôn giáo Phật giáo thì nó đổ sạch xuống hết rồi. Các con không còn cái chỗ nào bám, mà khi mất Thầy các con biết bám ai. Phải không? Nếu mà không có Thầy thì các con bám chỗ nào đâu được.

Bây giờ vô trong chùa các con thấy chán quá rồi, không còn bám được nữa. Thấy quý thầy tu kiểu này các con cũng thấy biết rõ ràng, tại Thầy nói quá rõ rồi. Vì vậy bây giờ còn cái hướng đi, là mình đi làm sao không có người hướng dẫn, trên con đường nó còn gian nan chứ đâu phải là nó dễ dàng đâu.

Phật tử 3: Dạ con hiểu cái đó Thầy.

Trưởng lão: Bởi vì cái nghiệp lực các con đã huân nhiều đời, bây giờ mà muốn xả nó đâu phải một ngày, một giờ là được. Vả lại đạo đức của đạo Phật nó lại có một cái nền đạo đức, như bây giờ con muốn tu mà con bỏ vợ con đi tu, Thầy không chấp nhận.

Tại vì con đã tạo cái nhân quả đó rồi con phải làm sao cho cả gia đình con đều phải thực hiện trên con đường tu. Thì tức là con phải kéo theo một lô đông đảo như vậy thì con đâu thể nào mà đi nhanh được, con phải đi chậm và đi chậm như vậy mới trọn nghĩa đạo đức của một người cư sĩ của đạo Phật. Như vậy thì Thầy phải trợ giúp cho các con, chứ không lẽ lại bỏ các con.

Nhưng mà Thầy nghĩ rằng, trong cuộc đời Thầy nó khó nhưng mà sau này thì nó dễ là tại vì có nhiều người, thì lúc bấy giờ chúng ta thấy cần đi, rồi chúng ta cần đi vì con người khác chúng ta không còn ham thích, trong cái thế gian này.

Vì các con biết ăn ngày một bữa, sống mà phạm hạnh, đức hạnh như các bậc Thánh, thì ngủ dưới gốc cây hoặc trong hang đá thì không còn cái gì gọi là…​ Trên thế gian này không còn cái gì cám dỗ họ được, họ không còn ham thích cái gì nữa mà. Bởi vì họ với cái đôi mắt của họ, họ thấy tất cả đều là nhân quả, không còn có cái gì. Nhưng phải vượt qua khổ, giúp đỡ người vượt qua khổ, chứ không phải thấy khổ mà chán khổ để rồi tu được bỏ đâu.

(01:08:44) Cũng như bây giờ tuổi Thầy, Thầy ra đi, Thầy khỏe, mà Thầy còn mang cái thân này, nay bệnh, mai đau làm công việc này nọ thì quá khổ gì. Các con hiểu. Cho nên vì vậy mà Thầy nghĩ rằng phải lợi ích chúng sanh, chứ không phải vì thấy khổ mà bỏ. Nghĩa là vượt qua khổ của mình rồi, bây giờ tìm cách để cho mọi người cũng vượt qua khổ, chứ không thể bỏ chúng sanh bơ vơ được.

Cho nên đức Phật ông vào Niết Bàn rồi, thì trong kinh Niết Bàn mà Đại thừa nói đức Phật không bao giờ bỏ chúng sanh, nhưng mà sự thật đức Phật đã bỏ chúng sanh. Chúng ta tu mãi, tu không được thì không phải là bỏ chúng ta hay sao? Chúng sanh còn đó, nhưng những người dạy chúng ta không làm được thứ gì, ông Thầy dạy cũng không tu giải thoát được, tới mình tu cuối cùng mình cũng nỗ lực hết mình, mình cũng không giải thoát được.

Còn bây giờ Thầy đã giải thoát được, mà Thầy nỡ bỏ các con sao? Không bỏ các con đâu, các con yên tâm. Nhưng mà phải lo tu tập cho đúng đạo đức để lần lượt rồi Thầy có ra đi, ít ra cũng phải có người thay Thầy, để làm cho những điều khó khăn. Nghĩa là người đó phải có đủ kinh nghiệm, phải chứng quả A La Hán. Nghĩa là phải làm chủ, phải thực hiện tới Tam Minh hẳn hòi, Tứ Thiền phải nhập làm chủ sống chết rõ ràng, bệnh tật làm chủ đàng hoàng, rồi Tam Minh thực hiện rõ ràng rồi cuối cùng thì người này ở lại và tuổi họ còn trẻ. Họ sẽ dẫn dắt mấy con tới nơi tới chốn.

22- TRÁNH CHIẾN TRANH TÔN GIÁO

(1:09:55) Phật tử: Kính bạch Thầy, chúng con rất là đội ơn Thầy đã cho chúng con biết như vậy. Chắc có lẽ nên ở trong nhóm Nguyên Thủy cũng như Phật tử hải ngoại mà nghe được cái này thì họ phấn khởi vô cùng. Cũng trong cái ý này mà có một số anh em trong nhóm Nguyên Thủy chúng con, lúc nào cũng nghĩ đến Phật pháp, mong Phật pháp được trường tồn và trải rộng ra cho tất cả những chúng sanh ở trong cái cõi Ta Bà này.

Vì vậy mà chúng con xin được mạn phép hỏi Thầy là một người hay là hai người, chúng con nghĩ rằng đã đắc quả, chúng con nghĩ là vẫn chưa đủ để mà có thể mà hướng dẫn được số lớn chúng sanh ở trong cõi Ta Bà này. Xin Thầy có cách này để giúp cho, hay là phương tiện nào để giúp cho có nhiều vị đắc quả để mà giúp cho chúng sanh hay không?

Trưởng lão: Trong vấn đề này Thầy đã tư duy, bây giờ chúng ta mà thực hiện, hiện bây giờ có mười vị, hai chục vị hay một trăm vị chứng quả A La Hán, thì nó trở thành một cuộc chiến tranh tôn giáo mất. Mà bậc A La Hán thì không thể nào chiến tranh, thì như vậy là A La Hán chỉ chẳng qua cũng chẳng giúp đỡ đời gì cả, các con hiểu điều đó.

Chỉ có một nền đạo đức chúng ta sẽ đưa ra nền đạo đức, thì các con chỉ có cách thức mà giúp Thầy mỗi người, mỗi em học sinh nhịn ăn quà buổi sáng để rồi đóng góp với Thầy in cái bộ sách đạo đức nhân bản – nhân quả này, để trao tận tay cho mỗi người ở trên hành tinh này, thì đạo Phật sẽ sáng tỏ và sau đó là bậc A La Hán xuất hiện ra đời, thì giữ gìn cái mạng mạch của Phật giáo thì vĩnh viễn không có tranh chấp. Còn bây giờ mà nếu mà có một trăm vị A La Hán thì có sự tranh chấp.

Phật tử: Dạ.

(01:11:39) Trưởng lão: Cho nên các con sẽ thấy nguy hiểm, đó là tranh chấp hệ phái tôn giáo hay là tranh phạt người ta. Bây giờ thí dụ như bây giờ, Thầy tại sao Thầy mặc chiếc áo này mà Thầy không mặc chiếc áo Nguyên Thủy, nếu mà Thầy mặc áo Nguyên Thủy như đức Phật thì người ta nói Thầy là hệ phái Nguyên Thủy chống Đại thừa. Còn Thầy mặc chiếc áo Đại thừa, Thầy là một tu sĩ Đại thừa chỉnh đốn lại cái sai của Đại thừa, để xây dựng Đại thừa chứ không phải là hệ phái chống hệ phái. Các con hiểu ý Thầy chưa?

Đó, cho nên Thầy biết cái gì đưa ra mà cái gì không đưa ra, tại sao mà những kinh sách của Thầy, Đường Về Xứ Phật, Thầy cấm lưu hành, chỉ được lưu trong cái giới tu sĩ mà tu chuyên tu. Tại vì bây giờ đưa ra là coi như là chúng ta khởi sự cho cái ngòi chiến tranh tôn giáo không tốt đâu.

Bởi vì các con sẽ đọc tới cuốn mà Giáo Án Tu Tập Cho Người Cư Sĩ tập 1 và tập 2, kêu gọi tất cả cư sĩ các con người ta có chửi mắng Thầy, người ta có nhục mạ Thầy cái gì các con cứ “im lặng như Thánh” thì tốt nhất. Đừng có dùng cái ngòi bút của mình, bút chiến với họ thì không hay ho, mình không nên trả lời nhiều.

Cho nên cũng có nhiều người họ đã viết những cái bài, Thầy thấy có cái điều mà Thầy không có bằng lòng. Và đồng thời thì Thầy coi như cái bộ Đường Về Xứ Phật thì các con có duyên cũng như là sáu mươi mấy cuộn băng, các con được nghe rồi các con chỉ giữ lại thôi đừng có lưu hành gì cả, đó là cái điều tốt.

23- BỘ SÁCH ĐẠO ĐỨC VỚI NHIỀU TÂM HUYẾT

(01:13:00) Chỉ có cái bộ sách Đạo Đức, bộ sách Đạo Đức Thầy cố gắng viết thế nào để tránh những danh từ tôn giáo. Để cho cái người không tôn giáo, không Phật giáo người ta vẫn đọc, thì đó là bộ sách Đạo Đức của chúng ta. Và cái người mà có tôn giáo khác họ vẫn đọc sách tôn giáo, họ vẫn đọc sách Đạo Đức của chúng ta.

Thầy không nói đó là cái đạo đức của đạo Phật đâu, mà sẽ Thầy đưa cái nền đạo đức của đạo Phật mà đến tận tay người ta, để khi mà cuối cùng thì người ta nhận ra được nó, thì người ta mới thấy được cái sự đặc biệt của Phật giáo và cái nhiệm vụ và trọng trách của Thầy, thì Thầy nghĩ rằng không thể để Phật giáo chết đi một lần nữa. Mà phải làm sống lại, để sống lại mãi mãi, chỉ có cái nền đạo đức mà thành.

Cho nên cái sự đầu tư trí tuệ để viết cái bộ sách đạo đức này, thì Thầy không có thì giờ, chứ đã có thì tập một đã ra đời rồi. Vì trả lời thư, rồi bao nhiêu thứ chuyện, nhiều chuyện mất thì giờ. Đâu hay gì các con biết đâu phải viết một cái bộ sách đạo đức mà mình ngồi lại mình viết thường được.

Ví dụ như bây giờ Thầy muốn biết gia đình con có nỗi khổ gì. Bắt đầu bây giờ Thầy phải trở vào cái sự quá khứ của con cách đây một năm, từ đó trong gia đình con xảy ra cái gì mà làm cho khổ vợ, khổ con như thế nào, rồi vợ con làm khổ con như thế nào. Thầy quan sát hết những cái khổ này, Thầy mới biết cái này sai đạo đức, rồi mới dạy cái đạo đức để mà phá đi những cái khổ này. Như vậy gọi là đạo đức nhân bản đem lại cái hạnh phúc cho gia đình con.

Thì như vậy thì cái khả năng đó thì phải có cái thời gian để mà quan sát, chứ nếu mà không có thời gian thì làm sao quan sát. Con biết khi mình viết một điều gì thì mình phải là cái người sống ở trong đó mình mới viết ra, chứ còn mình tưởng ra mình viết coi chừng sai mất. Phải không?

Cho nên một nhà văn họ muốn viết một cái câu chuyện tình tứ gì, ít ra cái người đó họ cũng phải sống ở trong cái trạng thái tình tứ đó, mà đau khổ ở trong đó, họ viết ra thì chúng ta thấy một cái câu chuyện nó hay là tại vì nó có thật. Còn cái mà không thật họ viết, họ tưởng hay họ vay mượn thì mình đọc mình thấy chán quá, nó không đúng sự thật.

Cho nên bộ sách của đạo đức của Thầy viết ra là bộ sách Đạo Đức sự thật cuộc sống con người đang khổ, đang lầm lạc, đang hiểu sai để mà đối xử nhau, làm cho khổ cho nhau trong cuộc sống trên hành tinh này. Cho nên vì vậy mà phải có thời gian viết bộ sách mà nó…​

Con thấy nếu mà thí dụ như nó là sách mà có lợi ích lớn như vậy đó, thì từ cái lỗi chính tả mình cũng phải chỉnh cho hẳn hòi. Bởi vì một cuốn sách có giá trị mà cái lỗi chính tả sơ vậy thôi, một vài năm, mười lỗi trong đó, cũng càng làm mất đi cái giá trị của cuốn sách nữa. Rồi văn phạm rồi câu cú của nó như thế nào để cho nó đúng, chứ còn như Thầy nói chuyện thì nó khác rồi, các con hiểu.

Cho nên cái vấn đề này còn phải làm rất cụ thể và đồng thời Thầy nghĩ rằng, trong khi đó Thầy sẽ soạn thảo được cái tác phẩm này xong, thì giao cho người khác, người ta làm phụ Thầy cái vấn đề mà văn phạm rồi coi như biên tập cái lỗi chính tả, thì cái người mà chuyên môn về phần này họ làm. Còn bây giờ Thầy không chuyên môn Thầy làm cả vấn đề đó khó hơn. Phải không?

Đó, cho nên Thầy sẽ giao lại, khi mà làm xong rồi Thầy đưa ra xin phép, xin phép Nhà nước chấp nhận cho giấy phép xong thì chúng ta sẽ in. Mới đầu thì chúng ta ít tiền, chúng ta in ít, sau khi cuốn sách này được mọi người đọc thấy có lợi ích, thì trong cái cuốn sách Thầy sẽ kêu gọi sự đóng góp để chúng ta cho đạo đức, chứ không thể bán đạo đức.

(1:16:08) Do đó mọi người sẽ tích góp nhau, thì lần sau mình có thể mình in cả triệu, hai, ba triệu, năm, mười triệu cuốn để cho mình gởi chỗ này, chỗ kia. Thì đó là cái ước nguyện của Thầy để đem cái nền đạo đức.

Từ cái nền đạo đức đó thì sẽ giảm thiểu tất cả những sự mê tín, bởi vì trong cái nền đạo đức đó Thầy sẽ vạch ra tất cả những sự mê tín của nó làm không lợi ích, để cho chúng ta thấy được cái đạo đức nó phải nằm chỗ nào, cái mê tín là cái phi đạo đức ở chỗ nào. Đó là như vậy để chúng ta tránh những cái này, thì cuối cùng cái thế giới siêu hình chúng ta phá bỏ, phá bỏ hoàn toàn để xây dựng lại cái nền đạo đức.

Cho nên chúng ta không cầu cạnh, không van xin ai hết, mà chính chúng ta đem lại hạnh phúc cho chúng ta, chứ không ai mang hạnh phúc cho mình, trong cái nền đạo đức. Thì như vậy là con thấy, từ đó mà cái đạo đức nó đã phổ biến rộng ra rồi, thì tất cả cái số quý Thầy mà tu theo Đại thừa họ cũng giảm xuống rồi. Họ đã đọc sách Đạo Đức này thì họ cũng giảm xuống, họ thấy được cái sai của mình giảm xuống.

Còn những người nào mà cố chấp, kiến chấp của họ cố giữ thì lúc bấy giờ thì chúng ta có những bậc A La Hán xuất hiện, thì chúng ta chứng minh cho họ. Thì từ đó họ mới tự bỏ để (không nghe rõ). Thì cái điều chúng ta làm coi như là không kiến chấp, không chiến tranh tôn giáo, không có hệ phái gi, đó là cái lý thuyết.

Nhưng mà như vậy chúng ta phải biết cái thời gian, Thầy xác định được cái thời gian đó bao lâu để mà làm được chuyện này, chứ không phải không biết thời gian. Nhưng mà nó không phải ngắn, không phải mau, chúng ta phải chờ đợi phải lâu có thể cả trăm năm. Cả trăm năm mà đem lại một cái nền hạnh phúc, xây dựng lại một chánh pháp của Phật, đâu phải là thời gian dài.

Một cuộc chiến tranh giải phóng quê hương đất nước này còn phải 20, 30 năm, huống hồ là một cuộc chấn hưng, một cái hệ tư tưởng, một cái tôn giáo như vậy đâu phải dễ, cầu cả trăm năm, hai, ba trăm năm nữa đã. Để cho nó hoàn chỉnh, để đem lại cái lợi ích lớn cho con người trên hành tinh này. Thì điều đó là chúng ta phải làm và các con là những người nối tiếp theo sau.

Phật tử: Dạ, con kính bạch Thầy. Anh em chúng con ở trong nhóm Nguyên Thủy là những cái người nào cũng rất sẵn sàng là khi mà nghe Thầy nói như vậy, thì anh em cũng nhắn là con về hỏi ý kiến Thầy, là chẳng hạn như những cái khi Thầy mà soạn ra những cái sách như vậy, thì Thầy có cần những cái phương tiện gì mà để mà giúp Thầy, để trong cái việc mà để hoàn thành cho nó sớm.

Chẳng hạn như Thầy nói là cần phải những người sửa lỗi chính tả, Thầy có cách nào mà gửi qua chúng con, để chúng con có thể giúp đỡ, để mà sửa những lỗi chính tả đó, rồi gửi trả lại cho Thầy, để rồi Thầy duyệt lại, rồi Thầy cho in hay không?

Trưởng lão: Trong cái vấn đề đó nếu mà các con bên đó, Thầy sợ các con bận công việc nhiều rồi, nếu mà các con dành ra được, một ngày các con dành ra được một giờ, hai giờ để mà các con sửa trên vi tính các con.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Thì lúc bấy giờ có thể đưa lên mạng rồi.

Phật tử: Dạ. Thưa con không giấu gì Hòa thượng, Tâm Duy đây là người gốc người bắc ở Hà Nội, thành ra như nói vấn đề này chính tả thì rất là rành. Khi mà con viết một thơ gì hay gì mà có những cái lỗi chính tả, con phân vân không biết dấu hỏi hay dấu ngã, con đều hỏi Tâm Duy, là Tâm Duy trả lời rất là chính xác, là khi con giở lại cái quyển từ điển mà dấu hỏi, ngã thì nó đúng như vậy. Thì con không biết là…​

Xin mạn phép Hòa thượng là, Hòa thượng có giao cho Tâm Duy để mà sửa lỗi chính tả cho nó hoàn thành? Tại vì chúng con là một cái người hiện tại là đang đói pháp. Dạ, đói cái lời, nghĩa là hướng dẫn chỉ dạy của Hòa thượng, thành ra chúng con như là những cái thửa ruộng mà bây giờ nó khô hết rồi, nó thiếu nước mà lời của Hòa thượng như là những cái giọt mưa, thành ra chúng con rất là mong đợi như là nắng hạn mà mong mưa. Dạ.

(1:19:38) Trưởng lão: Theo đơn giản thì Thầy thấy cái…​ Mặc dù là cái hành tinh chúng ta nó rộng nhưng mà hiện giờ cái giao thông của chúng ta mà cũng nhanh chóng, nó cũng không khó khăn gì.

Các con thấy từ ở bên Mỹ mà các con qua bên đây đó, đi có thời gian ngắn thôi chứ đâu có dài lắm đó là cũng ngắn. Do vừa rồi thì Tâm Hạnh với Hoàng Dũng về đây tu tập, Thầy thấy cả nửa trái đất mà về đây, ở bên đây tu tập rồi về bên, như là chúng ta đi thành phố chứ đâu có xa, thì như vậy là chúng ta thấy tiện lắm.

Rồi cái sự mà truyền đạt Thầy thấy, thí dụ như bây giờ đưa qua cái tài liệu mà qua đĩa để mà đưa cho mấy con về bên đó, thì cũng thấy tiện rồi. Các con đâu cần phải đánh lên đâu, chỉ đưa vô đĩa thì các con đưa lên vi tính là các con mở ra một cái tài liệu của Thầy rồi, đó là một.

Cái thứ hai nữa đưa lên mạng, thì ở đây cũng như là Thầy thấy cô Út mà gửi thư qua bên đấy cho mấy con, rồi Thầy thấy chỉ cần bấm là nó chỉ chút xíu là nó đưa qua bên rồi, thì một cái tài liệu của Thầy chắc bấm nó cũng đi như vậy, chứ đâu có gì.

Phật tử: Dạ. Đúng như vậy.

Trưởng lão: Cũng nhanh chóng chứ gì đâu. Thì qua bên đó thì kể như nó nằm ở trong vi tính của các con rồi chứ gì, thì do đó thì các con chỉnh đốn rồi bắt đầu sửa nhuận xong rồi, tất cả mọi cái xong rồi thì cái gì mà các con nghi, thì các con đánh câu hỏi để mà hỏi lại Thầy chứ gì? Thì lúc bây giờ các con gửi qua bên đây thì Thầy bên đây Thầy tiếp nhận Thầy biết liền, chỉnh lại những cái chỗ đó nữa chứ có gì đâu, thì rất tiện. Cũng như là chúng ta sống trong một cái văn phòng làm việc có gì đâu. Thì như vậy là rất tiện rồi không có gì hết.

24- SẮP XẾP NỘI DUNG SÁCH ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT

(01:21:01) Bây giờ thì coi như là Thầy còn chỉnh lại, nhuận lại như cái tập 7, tập 3 trong Đường Về Xứ Phật chỉ còn hai tập đó đó. Đã in trước kia rồi bây giờ thì Thầy còn nhuận lại cho nó hoàn chỉnh được mười cái tập Đường Về Xứ Phật.

(1:21:14) Phật tử: Đó là cái điều con cũng thắc mắc luôn là tại sao mà Thầy cho con những cái bộ khác, mà riêng cái số 7 là con không bao giờ thấy Thầy nhắc đến, là không hiểu là trong đó là có cái gì.

Trưởng lão: Nói chung là tại vì cái đợt mà in ra đó đó, là do một cái Thầy giao cho chú Hùng con của cô Châu đó, làm bộ phận này để in ra cuốn này. Nhưng mà sau khi in ra cuốn này, thì chú đánh chú in ra cái cuốn đó thì phổ biến có một đợt thôi, nhưng mà Thầy đọc lại, Thầy thấy cái cuốn này cần phải chỉnh lại, chứ chưa có thể phổ biến ra được như vậy. Cho nên mấy con không có, còn có người có, có người không, chỉ cho nên được có lần đầu.

Còn cuốn 3 là tại vì trong khi cái bộ Đường Về Xứ Phật là Thầy viết cái cuốn 1 thì nhuận lại cuốn 1 ha, thì cuốn 2 với cuốn 3 nó thuộc về giới, thì lại giao cho một cái người khác giao cho một…​ Gia Trúc nó làm công việc này. Khi đó hai cuốn này in ra thì nó thuộc về bộ giới. Do đó sau khi Thầy xem xét là Đường Về Xứ Phật là nó phải thuần, còn giới nó phải đưa qua cái bên bộ khác.

Cho nên cuốn 2 với cuốn 3 này, thì nó tách rời nó đưa qua cái bộ Giới Đức Làm Thánh và Giới Đức Làm Người. Vì vậy mà mấy con được đọc cái Giới Đức Làm Người rồi, mà trong giới chúng học đó.

Phật tử: Dạ.

(1:22:17) Trưởng lão: Còn cái Giới Đức Làm Thánh thì coi như là Thầy còn đang soạn thảo, cho nên nó chưa ra đời, là do đó bây giờ mới nhuận lại cái cuốn 1, cuốn 1 đầu tiên đó, Thầy nhuận lại. Thì nó trên một ngàn trang, trên một ngàn trang giấy chia làm ba tập, tập 1, 2 và 3. Nội cuốn 1 không nhuận lại đó, thì coi như là nhuận lại xong thì nó thành ra ba tập.

Hồi đó thì Thầy trả lời ngắn cho chúng ở trong Tu viện mà thôi, chứ còn không có giảng rộng. Bởi vì được theo Thầy tu học thì hỏi gì Thầy nói ngay đó, chứ không có giảng ra thành cái bài pháp. Còn khi mà được phổ biến ra, thì mỗi câu hỏi này nó cô đọng quá người ta không hiểu, cho nên phải được giảng ra. Vì vậy mà từ một tập mà phải giảng rộng ra nó thành ba tập. Ba tập nó cũng gần trên cả ngàn trang giấy rồi, thì các con biết nó quá nhiều đi.

Do đó còn tập 7, thì do đó giao chú Hùng, kể cả Thầy cũng soạn thảo cái bản thảo rồi chú đánh, rồi chú in ra thành cái tập 7. Nhưng mà khi đó Thầy đọc lại Thầy thấy chưa được, cho nên nó chỉ phổ biến có lần. Cho nên các con thấy phải hoàn toàn là mười tập, nhưng mà còn hai tập, tập 3, tập 7 là chưa, chưa hoàn chỉnh.

Cho nên tập 3, thì ít hôm đây chắc có lẽ là Thầy sẽ in tập 3, khoảng độ chừng một tháng nữa thì tập 3 sẽ hoàn chỉnh. Là vì gần đây Thầy mắc bận, kết hợp lại tất cả các bài của mấy con, để rồi in ra thành sách Giáo Án Tu Tập Cho Người Cư Sĩ tập 1 rồi tới tập 2. Tập 2 cũng vừa in cách đây chừng năm, mười ngày, tập 2 của Giáo Án Tu Tập. Mà cái tập 2 thì nó dày hơn cái tập 1 nhiều, tận ba trăm mấy chục trang lận, nó nhiều. Vì vậy mà Thầy phải mất cái thời gian này rất nhiều với mấy cái tập sách này.

Mà nếu mà Thầy không nhuận lại, không chỉnh lại nhiều khi các con quá lời, các con đụng chạm bên Đại thừa với Thiền Đông Độ là Thầy thấy không được. Nhiều khi các con chỉ viết thôi chứ các con đâu có nghĩ, nhưng mà nhiều khi các con đụng chạm.

Cho nên Thầy đọc lại tất cả những bài này Thầy chỉnh lại. Nhưng mà cái bài nào mà được Thầy lưu ý, Thầy chỉnh lại thì nó hoàn chỉnh hơn. Còn bài nào mà Thầy thấy nó không có hết Thầy không có thì giờ mà để đọc thì các con đủ biết rằng Thầy lướt qua cái bài đó, nó có những cái sơ sót, chứ không phải không. Nhưng mà sao một mình Thầy, làm sao có thì giờ mà đọc hết tất cả những tài liệu.

(1:24:24) Phật tử: Dạ kính bạch Thầy. Không biết là quyển mà Đạo Đức Nhân Quả là, Thầy có thể là cho chúng con sớm để mà chúng con có thể phổ biến được ở bên hải ngoại hay không?

Trưởng lão: Thầy sau khi mà Thầy nhuận lại tập 3 với tập 7 xong rồi, thì cái cuốn sách đạo đức này thì Thầy sẽ soạn thảo ngay, coi như là Thầy cho đánh ở trên vi tính nhưng mà chưa có nhuận lại. Thầy bắt đầu bây giờ đánh trên vi tính xong rồi bắt đầu nhuận lại. Ít ra trong cái thời gian cũng là nửa tháng, một tháng thì xong rồi, thì Thầy sẽ đưa qua bên đó cho mấy con liền.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Nhưng mà ở bên đây thì tức là Thầy lo thủ tục xin phép tắc, còn bên đó Thầy cho bên đó mấy con đọc trước đi.

Phật tử: Dạ,dạ.

Trưởng lão: Ưu tiên cho mấy con.

Phật tử: Dạ. Khi đó chúng con sẽ xin được phép hỏi ý kiến Thầy là chúng con có được in để mà phổ biến hay không? Dạ. Vấn đề mà in sách ra để mà phổ biến, thì không giấu gì Thầy, con cũng có một ít kinh nghiệm ở trong vấn đề đó. Những điều trình bày làm sao mà phát hành cho được rõ ràng, bài sắp phát hành đều được tặng không, biếu không. Chứ không có một cái lợi dụng nào ở trong đó, là tại vì chúng con muốn là phổ biến Phật pháp cho mọi người, cho đến mọi người, để cho mọi người cũng được hưởng những phúc lợi, như Thầy đã ban bố cho chúng con.

Trưởng lão: Như vậy là Thầy giao ở bên đó, rồi sau khi Thầy giao bên đó là con sẽ in ấn này kia, con làm tất cả mọi cái. Nếu chỉ ở bên Việt Nam thì phải xin phép con, xin phép rồi mới đưa lên nhà in in, in rồi mới được phổ biến, phổ biến rộng ra. Và Thầy tin rằng là sách Thầy viết đạo đức thì không đến đỗi mà nhà nước không cho phép đâu. Thậm chí như cái cuốn Đường Về Xứ Phật của Thầy nó đụng chạm bên Đại thừa như vậy đó, mà nhà nước còn cho phép thì con biết rồi.

(1:26:09) Phật tử: Dạ, hiện tại thì chúng con chưa có được có cuốn 10. Dạ.

Trưởng lão: Cuốn 10 Thầy in, đây cuốn 10 Thầy cũng mới in cách đây chừng một tháng. Cho nên các con chưa được cuốn 10. Hôm mà Vũ về đó định gửi nó mang về bên đó, mà nó đi xuống dưới để mà coi xem cái chuyến máy bay, không ngờ là cái chuyến máy bay đi gấp quá, nó không trở về được. Chứ không là về Thầy gửi cho mấy con có rồi đó.

Phật tử: Dạ. Anh đó cũng ngạc nhiên lắm thưa Thầy, là đáng lý ra để xuống đó để mà đăng ký lại cái vé máy bay trở về Mỹ, thì anh cũng nghĩ rằng một tuần sau thì họ mới cho. Thành ra do đó anh trở về đây tu tập tiếp, nhưng mà không ngờ đến đó thì nó nói chiều nay đi luôn. Vì vậy mà anh đi không kịp, thành ra anh cũng rất là…​

Trưởng lão: Thành ra khi xuống đó thì còn nói tuần lễ trở về, mà cuối cùng thì không có trở về được là vì máy bay đi gấp quá. Bây giờ con hỏi tiếp đi.

Phật tử: Anh hỏi tiếp kìa.

25- TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT NHÂN QUẢ

(01:26:55) Phật tử 2: Thưa Thầy trong cái luật nhân quả là, thì nó tác động như thế nào Thầy nhờ? Chẳng hạn như thế nào gần như cụ thể, con bị người bạn đánh để đến kiếp sau, thế thế nào con gặp người bạn kia thì con đánh lại.

Trưởng lão: Nó không phải như vậy con. Nghĩa là cái, bây giờ đó con bị cái người bạn con đánh con, đó là người bạn con tạo cái nhân ác. Cho nên cái quả về sau đó, nó thành ra cái môi trường sống của cái người bạn con. Tức là người bạn con sẽ sanh kiếp sau đó, nó sẽ ở trong cái môi trường những người hung dữ, cái người đánh, chứ không phải riêng con, con đánh đâu.

Phật tử 2: Dạ. Nghĩa là nhân cái môi trường đó.

Trưởng lão: Cái môi trường đó.

Phật tử 2: Anh kia còn gặp người khác chứ không phải con.

Trưởng lão: Nó phải khác cái người khác, chứ không phải con.

26- MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐƯỢC TẠO NÊN TỪ VÔ MINH

(01:27:34) Phật tử 2: Dạ. Con muốn hỏi câu hỏi nữa là, thưa Thầy có phải đầu tiên là chẳng hạn chúng sinh đều như nhau, tức là cũng giống như đức Phật về già. Xong rồi vì cái luật nhân quả chi phối nên dẫn nhiều ra chúng khác nhau. Mà bây giờ là đức Phật nghĩ là, giống như là chúng trở về cái Nguyên Thủy là giống như là hoàn lại ban đầu, có phải con hiểu như vậy chính xác không?

Trưởng lão: Không chính xác. Bởi vì từ khi cái môi trường sống nó bắt đầu nó có, nó có đủ cái tạp chất, nó có cái môi trường sống. Cho nên, thí dụ cây những cái loài cây lớn nó không có đâu, nó chỉ có, mới đầu nó có chỉ có rong rêu nó sống trên mặt đất thôi, không có loại cỏ, loại cây lớn đâu, hoàn toàn nó chỉ, nó có rong rêu, cách sống vậy đó.

Nghĩa là cái môi trường sống nó bắt đầu có, thì nó chưa có đủ cái khí, cũng như nó chưa được cái hợp chất. Cho nên nó chỉ xuất hiện được, tức là nó có nước mưa, có này kia, có độ ẩm nó lên rong thôi. Sau cái rong nó để lại, nó chết đi nó để lại cái môi trường thêm cái, một cái từ tường, cái khí, thêm một cái lớp nữa. Mỗi lần một cái loài vật mà nó chết đi, thì nó để lại trên cái môi trường sống là thêm một chồng thêm một cái lớp nữa.

Thí dụ như bây giờ các con mà làm một cái nhà máy sản xuất ra những cái thuốc độc, để mà diệt sâu hay rầy, bọ đi nhưng mà không ngờ là những cái thuốc độc đó nó lại để trong không gian, chúng ta là một môi…​ Thêm một cái lớp, một lớp độc nữa, từ đó nó phải, cái môi trường đó nó thêm những cái duyên đó, nó mới sanh ra những cái loài thuốc độc hơn để mà chống lại cái độc đó, thì cái loài đó lại độc hơn nữa.

Cho nên từ ban đầu, thì coi như là cái môi trường sống nó bắt đầu sống, thì nó mới có cái rong rêu thôi, rồi từ cái rong rêu, từ cái này kia nó mới có cây cỏ, rồi nó mới có đủ cái sức sống cho cái loài vật nó xuất hiện, cho cái loài động vật nó phải xuất hiện sau cái loại cây cỏ, thảo mộc. Bởi vì hễ nó xuất hiện nó phải có cái sự sống, chứ còn không có sự sống thì nó không xuất hiện được.

Cũng như khi mà cái môi trường sống nó có, thì bắt đầu nó phải có nước, nó phải có không khí, phải có cái độ ẩm của nó là nó mới xuất hiện nó mới có lên được những rong rêu. Nó phải có độ sống của nó, là nó mới sống được.

Cũng như bây giờ có người ta thì phải có cơm, có gạo, có thực phẩm để ăn người ta sống, thì con người mới xuất hiện được; còn không có thì nó không xuất hiện được, nó không sanh ra được đâu, gọi là duyên hợp, nó hợp đúng cái duyên của nó.

(01:29:30) Đó cho nên các con nghe câu chuyện mà của Tỳ kheo Nāgasena (Na Tiên) nói vua Milindapañhā (Di Lan Đà).

Ông hỏi nhà vua: “Bệ hạ đến đây bằng cái xe, vậy xe có phải là căm không?”, cây căm của cái xe.

Thì nhà vua nói: “Không phải”.

“Có phải là cái trục không?”

“Cũng không phải”

“Có phải là cái gọng không?”

“Cũng không phải”

“Như vậy là cái xe của bệ hạ là cái gì?”.

Đó, tức là tất cả những cái này nó hợp lại, nó mới thành cái xe, chứ không không thể nào cái xe. Cho nên chúng ta có cây cỏ đều là do chúng đang hợp lại. Cái môi trường sống, cho nên chúng ta không phải là có một con vật hiện nào đâu ở đó, không có. Nhưng mà cái môi trường sống nó là vô minh, nó tạo ra. Cho nên vô minh nó có những cái hành động, cái hành động đó nó mới sanh ra cái thức của vô minh, con hiểu chưa?

Cho nên nó, đầu tiên chúng ta không có cái gì hết, chỗ nào mà nó có môi trường sống thì bắt đầu nó khởi sự, nó sống cái gì trước cái gì sau, lần lượt nó có sự gọi gì tiến hóa hay gì đó, nó tiến hóa lần lần nó sanh. Chứ không phải con vật này mà tiến hóa thành cái con người, không phải. Mà nó tiến hóa nó phù hợp được đến cái mức độ con người sanh thì nó phải có con người sanh.

Phật tử 4: (không nghe rõ) khoa học chứng minh là cái gì thuộc giống…​ nó vậy, thủy tổ loài người.

Trưởng lão: Cái đó sai con.

Phật tử 4: Dạ.

Trưởng lão: Không thể đâu. Nhưng mà cái con vật, cái sự cấu trúc, cái hình hài của con thú cái bộ xương của nó, nó cũng có thể giống con người. Bởi vì cái sự cấu trúc đó nó, cái môi trường đó cái, sắp sửa nó có con người rồi. Nhưng mà cái cấu trúc cái bộ óc của con khỉ, nó không thể cấu trúc cái bộ óc con người được, con hiểu không? Cái bộ óc con người thông minh lắm. Cho nên người cổ thông minh lắm chứ đâu phải người cổ ngu như con khỉ, con hiểu chưa?

Cho nên các nhà khoa học chỉ lấy cái cấu trúc của cái cơ thể, mà cho con người rằng cho khỉ vượn là sự tiến hóa làm con người, thủy tổ của con người thì sai đó không đúng. Thầy thì Thầy không chấp nhận cái điều đó không đúng.

(01:31:18) Phật tử 2: Dạ bạch xin Thầy, vậy là sau đó là mình ăn…​ Thưa Thầy nghĩa là sau đó mà thì cái vô minh rồi lên con người ạ?

Trưởng lão: À.

Phật tử 2: Thì con người đó mình lọc cái vô minh ấy đi rồi mình đưa về cái dạng giống như Thầy nói là cái Niết Bàn. Đúng không Thầy?

Trưởng lão: À.

Phật tử 2: Mục đích là mình bây giờ muốn trở về cái Niết Bàn.

Trưởng lão: Trở về cái trạng thái an.

Phật tử 2: Thì nó là Niết Bàn đấy ạ? Vậy cái mục đích cuối cùng…​ Con nghĩ con hỏi có phải là như vậy không Thầy?

Trưởng lão: Chỉ cần như vậy.

Phật tử 2: Dạ.

Trưởng lão: Bây giờ cái đầu tiên đó, cái môi trường sống đầu tiên đó, nó không phải là cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, nó không phải là có cái đó nó sẵn có đâu, không phải.

Cũng bây giờ như một con thú, nó không thể nào có cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự. Nó chỉ biết đấu tranh trên sự sống của nó thôi nó chỉ biết, nó không biết thiện, biết ác cả, biết thiện, biết ác nữa. Chỉ có con người có cái bộ óc mới biết được thiện ác.

Cho nên chỉ có con người mới biết được cái trạng thái thanh thản. Bởi vì chúng ta ít nhất chúng ta ngồi lại, có một lúc nào đó chúng ta ngồi lại chúng ta thấy tâm hồn mà thật sự thanh thản, an lạc, vô sự. Không những tâm hồn mà cả thân chúng ta cũng có cả an lạc. Thì chúng ta biết chúng ta còn.

Khi mà cái môi trường nó đã sanh được con người thì nó mang con người, thì con người mới có cái trạng thái này, chứ không thể con người có được. Cho nên vì vậy mà con người mới có thành tựu được cái này, cái này nó không phải sẵn có. Mà do khi mà môi trường nó tạo, nó duyên hợp nó thành con người, thì con người chúng ta, người nào cũng có hết.

Cho nên họ nói đó là Phật tánh không phải, nó không phải đâu. Đó là cái tự nhiên của cái môi trường nó hợp lại, nó phải có bao nhiêu thứ ở trong này chứ không phải. Mà nhưng mà có cái thứ này là cái thứ mà đức Phật đã lọc lừa ra cái này là cái giải thoát. Còn tất cả những cái này phải bỏ xuống hết, thì cái này nó mới là cái giải thoát đúng. Còn con thú, thì con thú phải chuyển từ cái điều kiện nó đi lên, nó thấy rằng con người…​ Bởi vì cái nhân quả hành động ác của nó, nó đi xuống hơn là đi lên.

Cho nên hiện giờ có người hỏi Thầy, tại sao người ta phải hành thập thiện, người ta phải tu năm giới này, người ta mới sanh ra được làm được con người? Nhưng mà bây giờ con người sao sanh ra dữ vậy? Họ làm ác không mà tại sao họ sanh được con người? Có người hỏi. Thầy nói con thú mà mặt người mới là độc hơn con thú. Bây giờ hầu hết là con người chúng ta nếu mà với cái trí mà nhìn thấu suốt qua cái lớp nghiệp của họ toàn là thú, mà thú độc. Nó diệt chủng nó có thể giết chúng ta chết hết, mà nó không cần.

Cho nên cái con người, cái con thú mà mang cái lớp người con thú độc, đừng nói đó là con người đâu. Chúng ta chỉ nhìn thấy, bởi vì chúng ta một loại động vật mà, một loài động vật như muôn ngàn thứ loài loài động vật khác thôi.

Nhưng mà nó mang cái bộ óc này như con người mà nó ác, đó là cái tiêu chuẩn làm người thiện các con. Mà các con sống thập thiện chứ gì? Mười điều thiện của Phật chứ gì? Các con sẽ làm người Trời đó các con. Thì khi mà các con sống như vậy, bây giờ các con sống như vậy đó, thì cái nhân quả nó tiếp tục các con sẽ…​

Bởi vì cái từ trường các con thảy ra nó thiện vậy mà, khi các con sanh lên con người đều là phải con người thiện, chứ tại sao con người quá ác? Con người quá ác là do những cái ác độc mà hành động ác của loài thú vật, nó sẽ trở thành con người thành ra con thú độc hơn nữa. Tức là nó phải đi lên chứ nó đâu đi xuống được, con hiểu không?

Phật tử 4: Dạ con hiểu.

Trưởng lão: Cho nên chúng ta đừng nghĩ rằng mọi người tại sao mà sanh người nhiều? Mà tại sao…​? Được thân người là khó, thân người mà thân ác để làm gì đây? Nó khó lắm mấy con. Thân người mà thân thiện nó mới được chứ. Chứ còn thân ác mà có nghĩa lý gì? Nó làm khổ cho chúng ta thôi mà.

27- ĐƯỢC THÂN NGƯỜI LÀ KHÓ, GẶP ĐƯỢC CHÁNH PHÁP CÒN KHÓ HƠN

(1:34:32) Phật tử: Dạ, kính bạch Thầy như vậy có phải là cái câu mà, gọi là đức Phật nói là, sanh thân người là khó như là rùa mù mà ở giữa biển mà chui vô bọng cây, 100 năm mới chui lên một lần, mà phải chui được qua cái bọng cây. Như vậy là đức Phật, ý Phật nói là con người đó là người thiệt đó, chứ không phải là con người phải không Thầy?

Trưởng lão: Không phải con người ác con. Mà con người thiệt tức là con tu quá được Phật pháp.

Phật tử 4: Dạ.

Phật tử: Dạ thưa Thầy dạy phải, chứ con cũng thấy chưa.

Trưởng lão: Thì con nên nhớ rằng, con người mà được chánh pháp thì đâu phải như con rùa mù tìm bọng cây mà.

Phật tử 4: Dạ.

Phật tử: Dạ. Con đúng như vậy đó Thầy.

Trưởng lão: Còn con người ác thì hết duyên, thì con thú vật ác hơn. Cho nên giới luật của đức Phật dạy, đức Phật nói như thế này: “Ta dạy giới luật, Ta dạy đạo đức để con người thoát ra khỏi bản chất của loài cầm thú”. Bởi vì chúng ta còn mang bản chất của loài cầm thú hung dữ lắm các con. Khi hai cái người giận, họ sân nhau, họ đánh nhau, chửi nhau chúng ta thấy, họ hai con thú các con, không phải là con người như vậy đâu, phải không?

Cho nên đức Phật dạy chúng ta không có sân, để mà chúng ta thoát ra cái bản chất hung dữ đó, để mà chúng ta trở thành con người thật là con người. Vậy mà hôm nay Thầy mới cố gắng mà viết cái bộ sách này để biến con người trở thành thật sự con người. Thì con biết không, đức Phật nói như con rùa mù mà tìm bọng cây.

Phật tử: Dạ. Giờ con hiểu cái đó rồi, con sướng quá.

Trưởng lão: Cũng đâu phải dễ đâu, thí dụ như tại sao kinh sách như vậy đó, mà tại sao con lại thích kinh Nguyên Thủy? Con lại đọc kinh Nguyên Thủy? Đâu phải chuyện dễ ai, nói chung người ta thấy kinh Nguyên Thủy, nó Tiểu thừa đồ kinh thấp quá ai thèm đọc, mà kinh gì đọc lặp đi lặp lại hoài mà không có hay ho gì hết.

(01:36:02) Còn Đại thừa đọc như là mình đọc cuốn tiểu thuyết. Con thấy đưa vào thí dụ như kinh Thủ Lăng Nghiêm, đưa vào ông A Nan bị kẹt Ma Đăng Già, ông Văn Thù ông mới đọc thần chú để cứu ông A Nan về, mới có cái bộ kinh này ra. Rồi chỉ tánh nghe, tánh thấy trời ơi! Thiệt là! Mình đọc là mình thấy hay quá phải không? Nhưng mà nó như là cái bộ tiểu thuyết, mà tiểu thuyết triết chứ phải chơi đâu, nó háy quá. Nhưng mà cuối cùng, sự thật ra sống ở trong tưởng.

Còn kinh sách của Nguyên Thủy, đọc cái bài kinh này nó không có liên hệ với bài kinh khác, nó không giống nhau chỗ nào, rồi lặp đi lặp lại Phật nói hoài có một câu đó, mình nghe nó chán quá. Cho nên có nhiều người đọc kinh Nguyên Thủy thấy chán, dẹp luôn. Nhưng mà con biết cái quý của nó là ở chỗ, nó nằm ở trong cái gốc thiện.

Còn cái kia nó bay bổng lý luận, mình sống theo giấc mơ, theo tưởng, nó trừu tượng, mơ hồ nó làm cho chúng ta thấy thích thú, nhưng mà thích thú trong cái ảo, nó không thật. Còn cái này nó thật, kinh sách Nguyên Thủy mới Phật giáo.

Vậy mà các Tổ còn dám viết những đoạn, Thầy nói một cái bài kinh thôi, các ông xen vô một đoạn thôi, làm sao chúng ta biết cái đó là Phật nói đâu? Nhưng mà chúng ta vẫn tin thôi, bởi vì một đoạn ở trong cái bài kinh, còn khi nguyên một cái bài kinh thì chúng ta còn biết được, nhưng mà một đoạn hay hoặc là một câu nào đó trong đó, trong một cái bài kinh, chúng ta cũng điêu đứng, hết biết.

Đó thì như chúng ta thấy hồi nãy như Thầy nói, như đưa vào câu chuyện như ông Ca Diếp, ông Phú Lâu Na tranh chấp nhau, đó là những người sau đưa vào. Rồi bây giờ đưa vào những cái…​ những cái thí dụ như lúc mà đức Phật sắp nhập diệt thì có vị Tỳ kheo quỳ trước mặt Phật, thì lúc bấy giờ đức Phật đuổi vị Tỳ kheo, để chư Thiên mà là nhìn ngó, phải không, các con thấy cái điều đó là cái điều họ đặt ra thôi. Ông Phật ông không biết chư Thiên là thiên nhãn sao, nó có vậy gì mà ngăn cản đâu, mà lại đuổi vị Tỳ kheo này một cách đau lòng như vậy, cái đó là sai rồi. Đã thiên nhãn mà.

28- CHỈ CÓ TRÍ TAM MINH MỚI LIỄU TRI THẾ GIAN NÀY

(1:37:55) Phật tử: Dạ thưa bạch Thầy, con có nghi là trong kinh có nói là một cái vị Tổ, sau khi hàng phục được một cái ngoại đạo là ma, thì ma có thần thông nên vị Tổ đó rất là chiêm ngưỡng đức Phật, vị Tổ đó mong ma nó hiện thành một phái đoàn do đức Phật dẫn đầu với lại 1500 vị Tỳ kheo đi phía sau, để cho mà vị Tổ đó chiêm ngưỡng. Thì ma nó có ra cái điều kiện là, nếu mà khi mà nó hiện thân lên như vậy đó, thì xin yêu cầu vị Tổ đó đừng có đảnh lễ, vì đảnh lễ như vậy sợ nó mất phước.

Thì vị Tổ đồng ý, rồi thì là ma nó hiện thần thông mà thấy ở trong rừng, đức Phật dẫn một cái đoàn 1500 vị Tỳ kheo đi trang nghiêm đi ra, thì vị Tổ này xúc động quá đảnh lễ thì ma nó biến mất.

Cái câu chuyện nó vậy thì con ngạc nhiên, con nghĩ rằng nếu mà là một vị Tổ, mà đã đến một cái giai đoạn tu vậy là một vị A La Hán mất rồi. Thì làm sao mà không biết, không nhập định để mà biết được cái hình ảnh của đức Phật, mà phải nhờ một vị ma làm thần thông để mà cho vị Tổ đó nhìn thấy lại cái hình ảnh đức Phật ngày xưa, xin Thầy chỉ dạy cho chúng con.

(1:39:14) Trưởng lão: Đúng là cái này là những cái bịa đặt của cái người sau, câu chuyện không có đúng đâu. Bởi vì khi mà tu, mà đã nói chuyện được với ma, phải không? Đã nói chuyện với ma rồi, thì tức là mình đã có những cái năng lực, chứ đâu dễ, con làm sao con nói chuyện được với ma. Mà ông này nói chuyện được với ma, mà ma biến ra được phật nữa, thì có lẽ là ông Tỳ kheo này phải là siêu lắm chứ đâu có phải thường được. Vậy thì ông muốn gặp Phật, ông chỉ cần vào Niết Bàn thì gặp chứ gì mà cần phải để mà ma nó hiện ra, rồi mình phải đảnh lễ như vậy, thì đó là cái sai.

Tất cả những cái bài kinh này đối với Thầy, thí dụ như Thầy trước kia mà Hòa thượng Thanh Từ có bảo Thầy đọc lại kinh sách đó, đọc những cái bài kinh nào sai, đều Thầy là hướng tâm về Túc Mạng Minh hết, Thầy xem lại coi có đúng không, Thầy thấy nó sai, nó không đúng. Cho nên Thầy nói Thầy xác định bằng cái trí Tam Minh của mình, chứ Thầy không xác định bằng cái tưởng của Thầy tưởng đâu, cái sai cái đúng này đâu.

Cái nào mà thí dụ như một đoạn kinh mà sai, thí dụ như nói về ông Phú Lâu Na, ông Ca Diếp Thầy đều trở về Thầy xem có không. Chứ Thầy không có xác định bằng cái hiểu tưởng của Thầy, bằng cái thiền đâu, mà Thầy chứng minh thật sự cái điều này có. Cho nên Thầy xác định Thầy nói, Thầy nói là để cho các con hiểu được những cái điều mà các con thấy cũng dễ hiểu, không có gì khó.

Còn cái chuyện mà, nếu mà tu đến cái mức độ mà nói chuyện với ma được, thì như vậy là rõ ràng có thế giới ma thật sự sao? Rồi có ma biến hiện được sao? Điều này thật sự ra, Đại thừa ta bịa ra, chứ không có đâu.

Đức Phật muốn nói có chư Thiên hiện ra, thì tức là đức Phật muốn nói cái thế giới tưởng, chứ không phải nói cái thế giới ma. Mà đức Phật muốn nói ma, ma Ba Tuần, ma thì đức Phật muốn nói ác pháp đó, cái người ác pháp. Chứ không phải là cái người…​ Bởi vì đức Phật nói cái người mà sống, mà thập thiện là trời, thì cái nào mà sống đúng thập thiện mà đến nói chuyện với Phật đó là người trời chứ gì? Còn cái người nào mà sống trong ác pháp là người ma chứ gì, chứ đâu phải có con ma hiện.

Thì tất cả những cái điều mà đạo Phật, đức Phật đã xác định trong kinh, chúng ta đã, khi mà cái bài Pháp Môn Căn Bản mà đức Phật đã nói trong kinh Trung Bộ, thì các con thấy đức Phật đã xác định tưởng tri với liễu tri. Mà cả cái thế giới mà chúng ta đang sống đều là tưởng tri chứ không phải liễu tri. Chúng ta chưa có cái liễu tri đâu, trừ ra một cái người mà tu mà thành tựu được trí tuệ Tam Minh thì họ mới có cái trí vô hạn, thì họ mới liễu tri được cả thế giới, thế gian này. Chứ còn không khéo thì chúng ta không thể hiểu được đâu.

29- LẤY GIỚI LUẬT LÀM THẦY

(01:41:43) Phật tử 5: Thưa Thầy, coi trong những tiền kiếp đức Phật nói, họ coi…​

Phật tử 6: Đọc một câu truyện là, khi mà đức Phật là…​

Phật tử 5: Thuyết pháp đó.

Phật tử 6: Thì đức Phật không nói gì hết, đưa một cái hoa sen lên, mà dưới các vị Tỳ kheo không ai hiểu chỉ có một vị hiểu là vị đại đệ tử, là vị A Nan gì con không nhớ chính xác. Vậy thì đưa cái hoa sen lên có ý nghĩ gì?

Trưởng lão: Ngài Ca Diếp. Đó là một cái xây dựng của 33 vị Tổ sư Thiền Đông Độ. Bắt đầu từ Tổ Ca Diếp đó, thì trong cái hội Linh Sơn trong lúc đức Phật thuyết kinh Pháp Hoa. Thì đó là cũng là một phẩm ở trong kinh Pháp Hoa mấy con. Thì khi đức Phật đưa cành hoa lên thì ngài Ca Diếp, mọi người ở trong chúng thì ai không hiểu, chỉ có ngài Ca Diếp mới hiểu.

Đó là đưa lên như thế này thì ngài Ca Diếp thấy gì, thấy tánh thấy của mình chứ gì? Thì nhận ra được tánh thấy của mình chứ có gì đâu. Thì do đó thì nhận được cái bản tâm thanh tịnh của mình rồi. Thì đó là cái xây dựng trong cái con đường thiền tông đó con, đó là cái ý của kinh sách này. Nhưng mà kinh sách này nó sau đức Phật 800 năm mới viết ra bộ kinh sách này, vì vậy đây là các Tổ viết ra, nó không thật.

Cho nên khi mà đức Phật nhập diệt thì đức Phật di chúc lại: “lấy giới luật Ta làm thầy”, không có một người nào làm Thầy cho các vị Tỳ kheo hết, thế mà bây giờ mới đẻ ra ông Ca Diếp là Tổ dạy chúng ta tu hành, thì thiệt ra là nó ngược lại với đạo Phật.

(01:42:56) Bởi vì đạo Phật biết rằng chỉ có giới luật là thầy, thầy của đức Phật và thầy của chúng Tỳ kheo. Bây giờ nương ông thầy giới luật, thì do ông thầy giới luật này mới ly tất cả các ác pháp mà mấy con. Còn nương ông thầy nào bây giờ, ông đó bây giờ, nương Phật đi nữa, khi mà đức Phật tu chứng rồi, đức Phật mới đảnh lễ: “cái pháp mà Ta tu chứng đó, mới lấy cái pháp đó mà làm thầy, cho nên sau này các vị Tỳ kheo theo Ta là nương vào cái phạm hạnh Ta, cứ thực hiện ở trên cái giáo pháp mà Ta đã dạy. Chứ không phải thực hiện mà theo cái điều mà Ta dạy, mà cái giáo pháp Ta thực hiện, Ta dạy ra, thì bây giờ các vị Tỳ kheo theo cái giáo pháp đó, chứ không phải theo Ta. Còn Ta sống đúng phạm hạnh thì các Tỳ kheo theo cái phạm hạnh sống đúng của Ta để mà thực hiện cái giáo pháp này”.

Đức Phật bảo như vậy là: “Ta không phải là thầy mà Ta chỉ là người dẫn đường, hướng đạo mà thôi. Bây giờ con đường đó như vậy, vậy thì các thầy phải đi và các thầy chấp nhận ông thầy giới luật là thầy. Cho nên không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt, phải sợ hãi trước những lỗi nhỏ nhặt”, đức Phật thường nhắc mà. Vì những lỗi nhỏ nhặt đó là những ác pháp, nó sẽ, bây giờ chúng ta, thường chúng ta xem thường nó.

Thí dụ như đức Phật cấm như thế này, cấm mình khạc nhổ bậy bạ nếu mình xem thường rồi mình khạc nhổ. Đức Phật cấm mình không ăn phi thời, mình lén ăn lút bậy bạ, rồi cái rốt cuộc rồi mình cũng nói ăn ngọ, ăn này kia sự thật ra mình đã phạm nhiều tội lỗi trong đó. Nó cái lỗi này đâu có ai để ý đâu nhưng mà cuối cùng thì lại trở thành không giải thoát đó.

Cho nên vì vậy chúng ta mới lấy giới luật làm thầy là tốt nhất. Chỉ có thầy giới luật mới dạy, bởi vì mình lấy nó làm thầy, cho nên mình không dám vi phạm, còn mình lấy cái khác thì mình vi phạm.

Cho nên 33 vị Tổ sư thiền Ấn Độ và Trung Hoa, hợp lại là 33 vị Tổ sư Thiền Đông Độ đó, thì coi như là cái này là người ta đã bịa đặt ra. Thậm chí như Tổ Long Thọ nè, Tổ Mã Minh nè, Vô Trước, Thế Thân này tất cả các Tổ này cũng đều liệt kê trong cái bảng này. Nhưng mà các vị này đều hoàn toàn là những Bà La Môn triển khai để diệt Phật giáo chứ đâu phải.

Nhất là Tổ Long Thọ, họ diệt tất cả những cái Nguyên Thủy của Phật giáo xuống mà, họ còn chế ra giới Bồ Tát giới, cấm không cho người Phật tử học, đọc sách kinh Nguyên Thủy nữa, chứ đâu phải không.

Cho nên Hòa thượng Minh Châu nói, lúc Hòa thượng Minh Châu mà đi tu đó thì các Tổ không có cho đọc kinh sách Nguyên Thủy, không có cho. Hòa thượng nói lại trong cái lời đó mà, sau khi mà về Hòa thượng viết xong là dịch cái bộ sách, dịch cái bộ kinh Nikāya, đó là công ơn của Hòa thượng dữ lắm đó.

Người Việt Nam mình là nhớ ơn Hòa thượng, mà Hòa thượng lúc mới về cũng hăng, Hòa thượng nói thẳng, nói thật đập ba ông Đại thừa cũng dữ lắm. Nhưng mà sau đó bị khép, Hòa thượng mất chức đó, coi như là các vị Hòa thượng họp lại nói ông. Hồi đó giao cho ông tổng vụ sự giáo dục Tăng Ni trong cái Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hồi đó mà, giao cái viện Đại Học Vạn Hạnh cho Hòa thượng. Nếu mà ông còn nói vậy thì mất luôn cả chức ông hết, coi như ông về làm tu sĩ quèn thôi. Thành ra Hòa thượng thấy bây giờ mình về, nếu mà mình về mình làm tu sĩ quèn thì có lợi gì? Cái sự học của mình là phải có nơi có chốn, có cái chỗ mình phát triển, cho nên Hòa thượng bắt đầu không nói nữa, không dám nói nữa.

(01:45:54) Bây giờ Hòa thượng, bởi vì Hòa thượng là một học giả các con, cho nên tội lắm. Hòa thượng bây giờ, coi như Hòa thượng run rẩy nhìn tội lắm, Thầy nói thật, không tu thành ra làm sao làm chủ được thân già. Biết pháp nhưng mà không có người kinh nghiệm mấy con.

Bởi vì phàm mà giáo sư mà dạy Hòa thượng đều là học giả hết, người ta thông kinh sách nhưng mà người ta không thông kinh nghiệm. Cho nên không có dạy Hòa thượng tu mà dạy học, học theo kiến giải của họ. Cho nên cuối cùng Hòa thượng dịch ra, thì bây giờ thì Thầy, chỉ có Thầy mới là nói lên được cái pháp hành thôi. Vì vậy chứ không khéo thì không biết pháp hành.

Phật tử 2: cám ơn Thầy.

30- PHỔ BIẾN BỘ SÁCH ĐẠO ĐỨC

(01:46:28) Phật tử: Dạ kính bạch Thầy! Những câu hỏi mà chúng con nêu ra đây thì Thầy đã từ bi chỉ dạy cho chúng con rất là cặn kẽ và rõ ràng. Câu hỏi cuối cùng mà con nêu ra đây là, của cũng là của anh em nhóm Nguyên Thủy. Là xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con phải làm gì trong tương lai?

Trưởng lão: Các con sẽ giúp cho Thầy tương lai khi mà cần thiết cái điều gì đó thì Thầy sẽ cho con biết. Các con phải, coi như là các con cũng như là những người cùng Thầy mà làm cái việc chấn hưng Phật giáo, làm tốt lại Phật giáo. Cho nên Thầy tin tưởng ở mấy con nhiều lắm, khi mà các con gợi ý cho Thầy vấn đề mà giáo án tu tập cho người cư sĩ, mà các con ở trong nhóm các con đó, cái điều Thầy thấy cái điều này nó cần thiết.

Và cái nhiệm vụ mà trọng trách của Thầy, thì Thầy sẽ soạn thảo cái bộ sách Đạo Đức và sau này các con cố gắng làm việc có tiền, các con dành dụm để chúng ta sẽ đóng góp với nhau, để mà in cái bộ sách Đạo Đức. Ở bên đó thì các con, người Việt cộng đồng của chúng ta cũng nhiều lắm mấy con. Do đó các con sẽ in được cái bộ sách Đạo Đức, các con sẽ mà đem cho họ, giúp cho họ.

Cho nên từ em học sinh chúng ta cũng nên cho họ, cho chúng một tập, một bản như vậy. Để coi như cái tập sách gối đầu nằm, hàng ngày nhắc nhở cho chúng, Thầy không những viết đạo đức suông đâu, mà Thầy còn dạy pháp hành để mà tập tỉnh thức, để mà thực hiện cái đạo đức đó cho được.

Các con nhớ rằng, thường sách dạy đạo đức người ta chỉ nói cái đạo đức suông thôi, không có cách thức để mà sống được cái đạo đức. Còn Thầy viết đạo đức, Thầy đưa ra một cái đạo đức, Thầy gợi, kêu gọi cái lòng của người ta, để người ta sống cái đạo đức đó và đồng thời Thầy dạy cho người ta cái cách thức để mà thực hiện được, áp dụng được cái đạo đức đó vào đời sống. Hàng ngày phải tập những cái gì để rồi mới áp dụng vào được, mà không tập thì tức là không áp dụng được vào cái đạo đức đó.

Thí dụ như Thầy dạy, các con biết rằng một bộ sách thí dụ như Thầy không viết ngoài cái đề tài của Phật giáo đâu, nghĩa là Thầy lấy thập thiện mà viết thành cái bộ sách Đạo Đức đó. Nghĩa là rất đầy đủ đó, nội trong thập thiện nó cô đọng lại đó, mười cái điều lành của phật chứ gì mà Thầy viết ra. Thì các con đủ biết là cái dàn bài đức Phật đã cho mình rồi, bây giờ mình còn triển khai ra thôi. Mình khéo, thì mình kêu gọi cái lòng thương yêu của họ trước những cái sự mà sống chết của loài chúng sanh, trước những cái sự mà bảo vệ cái môi trường sống xanh tươi đẹp của hành tinh của chúng ta.

(1:48:53) Thì Thầy kêu gọi những cái điều đó thì Thầy viết thành một cái đạo đức, chứ không gì khác hơn là ngoài cái dàn bài mà Phật đã cho. Của Phật nó đầy đủ rồi, chỉ có còn mình triển khai nổi hay không triển khai nổi thôi. Thì như vậy là sau khi cái bộ sách đó rồi, con biết một cái bài đó đưa ra một cái bài đạo đức rồi thì có cái pháp hành để thực hiện cái đạo đức, áp dụng vào đời sống có đạo đức.

Đó thì luôn lúc nào cũng kêu gọi mọi người, trong cái bài đó Thầy kêu gọi mọi người cố gắng thực hiện để cứu mình cứu người, để làm cho cái môi trường sống trên hành tinh của chúng ta càng ngày càng đẹp đẽ hơn, hạnh phúc hơn, đó Thầy sẽ kêu gọi. Tất cả những cái này mỗi bài đạo đức Thầy sẽ kêu gọi hết, tới cái gì mà Thầy kêu gọi.

Thầy nói thậm chí như Thầy viết khi mà Thầy nói về cái vấn đề mà không giết hại chúng sanh, tức là Thầy nói đạo đức hiếu sinh, lòng hiếu sự sống đó. Phải không, Thầy viết cái đạo đức hiếu sinh, tức là không sát hại chúng sanh, thì Thầy sẽ viết.

Thì các con sẽ đọc các con sẽ thấy Thầy, cái ngòi bút của Thầy diễn tả cái chết của một con vật khi mà chúng ta cầm dao giết để mà ăn; thì cái đôi mắt của con vật đó dù là con cá, con chim, con gà, con vịt đôi mắt nó nhìn chúng ta với cái vẻ căm hờn, với vẻ tha thiết cầu xin chúng ta cứu chúng, Thầy sẽ diễn tả. Chúng ta sẽ đọc đó, chúng ta sẽ rơi nước mắt trước cái sự đau khổ của con vật sắp chết, mà chúng ta vì quên đi không nhìn được cái sự đau khổ, cái sự cầu cứu trong đôi mắt con vật, sự giãy giụa của con vật, mà chúng ta nỡ tâm để mà biến nó thành thực phẩm, ăn một cách vui sướng, thật là đau khổ. Thầy sẽ viết, các con sẽ đọc đến những cái đạo đức đó thì các con sẽ biết.

Nếu mà đọc thường ở trong cái thập thiện của Phật thì các con không thấy. Nhưng mà đọc cái bộ sách Đạo Đức của các con, các con sẽ khóc, khóc vì thương mình, thương mình tại vì từ lâu tới giờ mình vô minh quá, mình đã làm đau khổ chúng sanh, để rồi mình sẽ gặt hái những sự đau khổ đó mà thôi, mà mình không ngờ. Những điều mà Thầy viết thì các con sẽ sau này các con bỏ, Thầy nghĩ rằng bất kỳ một cái người nào cũng cần phải có cái đạo đức.

Còn Thầy nói về trộm cắp tham lam, Thầy vạch hết, từ một ông thầy giáo ăn trộm giờ, vào ở trong lớp cho bài học sinh rồi mà lấy tờ báo đọc, là Thầy vạch mặt ra là người ăn trộm. Một người làm lao động mà có mặt chủ thì làm siêng năng, mà chủ vắng ngồi không mà chơi, những người này là người ăn trộm, Thầy xác định là ăn trộm cắp. Một người chủ mướn công nhân đến làm mà trả lương ít không đủ sống cho người công nhân với công việc làm của họ, không xứng đáng với công việc làm là người ăn trộm, ăn cắp, Thầy xác định hết vào đó.

Nghĩa là đọc sách Thầy rồi những người nào mà thiếu đạo đức nó lộ mặt, dù là ông chủ, ông giám đốc, ông gì cũng bị Thầy đốn hết. Thầy xây dựng lại cái xã hội cho đẹp mà. Nghĩa là cái người nào phải vị trí nấy làm cho hết bổn phận của mình, họ nhận cái đồng lương phải xứng đáng với công lao của mình, người trả tiền lương phải trả xứng đáng với công lao của người ta làm công việc của họ, kêu gọi đó là những cái đạo đức hết đó con.

Chứ không phải là viết đạo đức mà tôi viết thường thường được, mà phải viết như vậy đó, mới vạch trần ra được những cái sai, cái đúng của xã hội thì mới xây dựng được cái xã hội tốt đẹp này.

31- TU TRONG LÀM VIỆC

(1:52:05) Phật tử: Thưa Thầy con có câu hỏi, nhân tiện con nghe Thầy giảng những cái vấn đề ăn trộm đó. Thì ở bên Mỹ thì đa số một vài hãng xưởng đó, khi mà họ làm việc đó thì họ cho phép công nhân mang những cái cát xét nhỏ nhỏ như thế này để nghe, thứ nhất là nghe nhạc, nhưng mà một số Phật tử thì không dùng cái đó để nghe nhạc, mặc dầu họ có cái quyền nghe nhạc, thì họ lại nghe những cát xét, những băng giảng của Thầy hay là những, của một vị Hòa thượng khác. Mà trong lúc đó thì họ vẫn làm việc rất là đắc lực thì như vậy họ có bị tội ăn trộm không? Thưa Thầy.

Trưởng lão: Cái đó là con, mấy con cũng đặt những câu hỏi đó Thầy sẽ nói. Trong một cái giờ làm việc cho một cái xưởng hãng, một cái xưởng nào đó, thì chúng ta phải làm hết bổn phận chúng ta, đừng có nên ăn cắp cái thời gian của mình, mặc dù là người ta tốt nhưng mà mình phải làm hết bổn phận.

Bây giờ mình tập trung vào làm là mình tu rồi, mình nghe chưa chắc đã mình tu, mình chỉ giải trí cho nó khỏe trong cái công việc mình làm, hơn trong khi, trong khi đó Thầy sẽ giải thích này, nếu mà trong khi chúng ta nghe mà chúng ta ngồi không để mà nghe đó, thì tức là chúng ta đã ăn trộm rồi cái thời gian của cái nhà máy đó rồi, nó không tốt rồi.

Bây giờ chúng ta làm tập trung trong công việc làm, chúng ta thường nhắc nhở tâm mình, trong công việc làm vẫn tu được chứ đâu phải không được sao. Nó lợi ích hơn là chúng ta nghe loãng ra ngoài, để chúng ta sống lại cái công việc của mình và sự nhắc tâm của mình để chuẩn bị cho nó có trường hợp là ác pháp là nó sẽ diệt và đẩy lui được liền, thì cái này lợi ích. Chúng ta tu ở trong công việc làm mà, mà như vậy nó lợi ích.

Còn bây giờ chúng ta thấy thì giờ rảnh thì để nghe băng, nghe làm gì đây? Nó cũng như là cái tuồng hát cải lương thôi. Mình nắm được một cái ý, hiểu được một cái gì rồi thì bắt đầu bỏ sạch tất cả kinh sách hết xuống đi, không cần đọc nữa. Chỉ làm sao đem lại đời sống chúng ta giải thoát mà thôi. Còn con cứ nghe, cứ này, kia, nọ đọc hoài rốt cuộc rồi con chỉ là người giải trí, chứ không phải là cái người tu tập.

(01:53:58) Mất thì giờ các con, mà thì giờ cái tuổi đời các con mất một phút giây nó trôi qua, các con lấy được không? Không kịp. Thầy nói rằng nếu mà mình tu chểnh mảng như vậy, mình không kịp làm chủ trước khi mình sống chết, nó tới nơi rồi.

Cho nên vì vậy đó, khi mà biết được Phật pháp rồi, hiểu được rồi tất cả những băng, những này kia sách vở dẹp xuống hết, không đọc nữa. Chỉ nắm được cái pháp tu hàng ngày để cho tâm không phóng dật đây, mới là quan trọng.

Còn cứ nghe băng, đọc kinh này kia, chúng ta đâu phải học giả để tìm hiểu thêm. Hiểu thêm có lợi ích gì? Chỉ mình đi nói láo thôi chứ gì. Hiểu thêm rồi coi ai nói gì đó, cái nghe trái tai của mình cãi liền, phải không? Chúng ta không cần biết cái đó, mà chúng ta biết được đây là con đường tu đúng, phải sống Chánh Kiến như thế nào, Chánh Tư Duy như thế nào, để luôn luôn đem lại cho tâm hồn mình một cuộc sống giải thoát, thì điều này điều cần thiết.

Cho đến mức cuối cùng là chúng ta bất động, thì như vậy là nếu càng sớm nó bất động tâm trước khi chúng ta chết càng sớm, mà trước lúc nào càng tốt lúc nấy. Chẳng hạn bây giờ con sống còn 30 năm nữa, mà giờ con đã thành tựu rồi, hỏi khỏe không? 30 năm nay mà tôi, bây giờ sắp tới 30 năm sau tôi mới chết mà bây giờ tôi xong rồi thì tôi khỏe quá rồi, tôi đâu còn lo nữa.

Tôi sống giờ thanh thản, lúc nào con biết thanh thản là như thế nào, làm việc thì tập trung làm việc hết sức làm việc của mình, ngồi lại thì tâm bắt đầu quay vào định trên thân của mình, thanh thản, an lạc, vô sự, không có nói chuyện tào lao, không có xem phim, không có này kia.

Người ta đóng phim, người ta giả vờ chứ sự thật đâu có vậy, người ta xây dựng, người ta nghĩ rằng phải làm như vậy để tạo lên cái xã hội cho tốt hay là ca những cái tình yêu ở trong đó bằng thế này, bằng thế khác. Nhưng mà chúng ta, nó đưa chúng ta vào cái ảo, nó không thật, chúng ta phải sống cho mình.

Cho nên vì vậy mà Thầy nói nghĩ rằng, khi mà các con tâm thanh thản, an lạc, vô sự các con cứ mà nó quay vô được, các con thấy nó còn hạnh phúc biết bao, an lạc thật sự mà các con. Nó có một cái trạng thái hỷ lạc vô cùng, nó không phải là do dục mà, cho nên nó là thường hằng, rất là thường hằng. Nó làm cho thân tâm con ít đau bệnh, nó làm cho thân tâm con rất an ổn. Chứ đâu phải là như cái tâm lăng xăng của các con, nó sanh ra nhiều bệnh tật.

32- THƠ VĂN PHIM ẢNH GỢI NHIỀU KHỔ ĐAU

(01:55:58) Còn các con xem phim, các con này kia, nhiều khi nó gây cho các con xúc động, mình thấy đứa bé này tội quá, xúc động. Nhưng mà nó giả vờ chứ sự thật ra, nó có khóc thật nó có đau khổ thật đâu, nó làm cho chúng ta khóc, nhưng mà cái khóc đó không đúng.

Các con đọc những cái câu thơ, ngày xưa Thầy học thơ văn của Huy Cận Thầy thấy quá hay. Nhưng hôm nay thì Thầy thấy thiệt đúng là thơ nó gợi cho chúng ta nhiều đau khổ. Thí dụ như cái bài thơ của Huy Cận: “Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp”, nghe câu thơ là nghe đã não nuột rồi. Thì như vậy ai đã làm khổ cho mình? Bây giờ mình có khổ đâu mà đọc câu thơ nó nghe khổ rồi, có không? Như vậy là câu cái ác pháp, chứ đâu phải thiện pháp.

Như vậy là, hồi mà Thầy còn đi học Thầy thấy nó tuyệt và ông giáo sư dạy Thầy dạy Thầy văn, ông đọc cái bài thơ rồi ông giảng, mình nghe rất hay rất thích. Nhưng mà đến bây giờ tu rồi Thầy thấy đúng là nhà văn, họ gợi lên sự đau khổ không đúng, nó không thiệt. Đạo Phật làm sao cho tâm hồn chúng ta giải thoát là thiệt, chứ khóc khổ đau nó có lợi ích gì đâu, đời là phải như vậy thôi, con hiểu chưa?

Cho nên ví dụ như những cái bài thơ mà gọi là hay, như Truyện Kiều của Nguyễn Du, nó ảnh hưởng Phật giáo nhiều lắm đó, nhưng mà trái lại nó không đúng cái con đường của đạo Phật xưa. Cụ Nguyễn Du vẫn ảnh hưởng của Đại thừa do tu sĩ chưa có nắm bắt được đạo Phật. Cho nên nó cũng gây những cái điều kiện tạo cho chúng ta mà nhiều cái không hay.

Cho nên vì vậy, người ta đứng ở trong cái mặt mà thơ văn, thì người ta thấy Nguyễn Du là thi hào, nhưng mà ta đứng ở trong nền đạo đức thì ngài chưa phải là người đạo đức thật sự. Các con thấy Thầy đem một cái ví dụ để con thấy hay thì thật hay đó nhưng mà hay với người thế tục, chứ không hay với người đạo.

Chúng ta là người đang đi tìm đạo, không thể để cho tâm hồn chúng ta bị những cái đó lôi cuốn chúng ta nữa, chúng ta là người giải thoát. Giải thoát để làm gì? Để chấm dứt luân tử sanh tử luân hồi. Nếu mà còn thương vay khóc mướn này nó lôi chúng ta đi mãi, trong cái vòng sinh tử này biết chừng nào ra khỏi khổ thế gian.

Mà mỗi lần sanh lên làm người, mỗi lần sanh lên, đọc thơ văn này để làm gì? Để thương vay khóc mướn, khóc cho đời mình, khóc cho hoàn cảnh của mình nó sẽ gặp những trường hợp đó, đâu làm sao chạy đâu khỏi. Đó cho nên vì vậy mà đối với Thầy, thì bây giờ nó là vô nghĩa, nhưng các con thì bây giờ nó chưa có buông hết, phải nỗ lực.

Phật tử: Dạ, đội ơn Thầy.

33- PHÓNG SANH KHÔNG ĐI TÌM, CÓ DUYÊN KHÔNG LÀM NGƠ

(1:58:23) Phật tử 7: Dạ thưa Thầy, con có một người bạn thì người bạn đó thì, con thấy là thỉnh thoảng chị ấy có dư tiền đấy chị muốn xin đi mua những cái con bồ câu để đi phóng sanh. Thì xin Thầy là cho biết là việc làm đó có nghiệp hay không ạ?

Trưởng lão: Tốt chứ, nhưng mà điều kiện như thế này. Bởi vì cái nhân quả của cái loài chim này nó có nhân quả chứ. Một con vật nào sinh trong cái môi trường nhân quả thì nó cũng đều có nhân quả.

Cho nên trong cái duyên mà nhân quả, thì chúng ta có tiền thì cái duyên nhân quả nếu mà chúng ta gặp một con vật gì, bất kỳ một con vật gì người ta sắp làm thịt, người ta nhốt trong lồng thì chúng ta gặp nó là chúng ta có duyên mới gặp, thì chúng ta dù nghèo, dù như thế nào chúng ta không bỏ, cứu nó ra, tội nó.

Nó là một con thú vật, nó cũng biết sống tự do, nó cũng sợ chết, nó cũng sợ nhốt trong lồng, nhốt trong rọ, trong lu nó cũng sợ, thì chúng ta gặp chúng ta sẽ…​ Đừng đi kiếm nó, nếu mà đi kiếm nó thì biết bao đời chúng ta kiếm biết bao nhiêu tiền, chúng ta đổ ra cũng cứu không hết, mà trái lại chúng ta lại tạo thêm cho kẻ để đi bắt cái đó mà bán, con hiểu không?

Phật tử 7: Dạ thưa, con là…​

Trưởng lão: Nó không có phước.

Phật tử 7: Tại chị đó có mua, mua đó là chị toàn là mua những cái con mà sắp bị làm thịt đó.

Phật tử: Sắp bị người ta giết. Dạ.

Phật tử 7: Sắp bị người ta giết, tại vì ở bên Mỹ nó bán cái loại nuôi đại loại là giết ăn thịt. Thì chị mua những cái con mà sắp bị ăn thịt.

Trưởng lão: Cái đó được, cái đó được. Bởi vì mình biết được. Còn bị vì ở bên đó nó có phân loại ra rồi, thành ra mình mua mình có tiền, được không có tiền mình mua, mình cứu nó sống thêm một ngày cũng quý rồi. Thầy nói chỉ vòng chừng một phút mà nó sống được một phút, mình cũng thấy hạnh phúc rồi.

Phật tử 7: Dạ.

(2:00:00) Phật tử: Con xin phép Thầy, đã có một lần con cũng có đi theo để mà, như là đóng góp với chị ấy trong cái việc đó, thì con có một cái nhận xét thế này.

Khi mà mua nó rồi để mà đem về cái khu vực của mình an ổn, mình thả đó, thì trong cái khi mà nó mặc dầu nó còn ở trong cái bọc để mà ấy, tại không có thể thả nó ra liền, thì nó hót và líu lo, làm như là nó vui mừng nó có một cái linh cảm vậy, nó vui mừng không thể tả được, Thầy ạ. Thành ra khi mà đem về thả rồi thì nó hạnh phúc nó sung sướng lắm, mặc dầu mình không có nuôi nó, nhưng mà thả nó rồi nó tự do, nó bay nó rất là hạnh phúc, sung sướng.

Trưởng lão: Cái điều đó là điều tốt, bởi vì ở đây thì Thầy nói như ở Việt Nam của mình, người ta bắt chim người ta đem đến những cái ngày rằm, ngày vía đồ đó người ta đem đến chùa xem, rồi Phật tử mà cứ mua vậy thành ra cái thói quen để người ta nhốt một số chim để rồi chờ ở đó người ta thả xuống. Còn cái này không phải bên Mỹ có cái này, nó loại ra cái loại chim nuôi, cái loại mà chim ăn thịt, nó loại ra để nó bán ăn thịt mà mình cứu những cái điều đó tốt, bởi vì mình không đủ tiền thôi.

Phật tử: Dạ bọn con đúng như vậy. Thầy nói ra được, con nghe thấy như vậy.

Trưởng lão: Nhưng mà nó có cái duyên, thí dụ như mình đến cái đợt đó mà gặp mình, nó có cái duyên với mình để cứu nó, chứ mình đâu có làm sao có tiền mình cứu hết. Nếu mình cứu hết thì lấy gì người ta làm thịt mà người khác ăn, trừ ra những người không ăn thịt nữa thì nó không có loại ra cái này, nó không ưa.

Phật tử 7: Dạ thưa ở bên đó thì nó có riêng ra như vậy.

Trưởng lão: Thành ra cái điều này là Thầy tán thán và ca ngợi các con. Thầy nói chỉ trong vòng một giây, một phút mà mình cứu nó sống thôi, nghĩa là bây giờ nó sắp sửa nó lên án tử hình nó rồi đó. Bắt đầu mình vô mình mua cái người ta bán cho mình rồi, thì cái án tử hình của nó hết rồi. Rồi mặc dù là bây giờ mình đưa về tới cái chỗ mình thả, rủi nó có chết nó cũng là cũng hạnh phúc lắm rồi. Chứ đừng nói rằng bây giờ chết tội, không phải đâu, nó hạnh phúc được mình thả ra khỏi cái án tử hình của nó.

Phật tử 7: Con nhớ nó bị chết trước khi chết mình thả thì sao Thầy?

Trưởng lão: Thì đó, Thầy nói đó. Trước khi chết đó, thì đó là cái nghiệp của nó đã hết, nhưng mà nó cũng hạnh phúc được khỏi cái án tử hình.

Phật tử 7: Dạ. Đó cũng như người ta giúp anh tìm.

Trưởng lão: Mình đem về lỡ nó chết mình đem về mình chôn trong lòng đất các con, thì có phanh thây nó tội, mình chôn nó. Cũng như mình chết mình chôn trong lòng đất, nó cái thân của nó tứ đại mà, đất nó trả về đất, nước, gió, lửa hết, mình chôn nó xuống. Với cái lòng thương yêu của mình như một đứa con mình, mình mua cái sự sống của nó như một đứa con của mình cứu nó, thì nó tốt.

34- THUẬN THEO HOÀN CẢNH, CHĂM SÓC MẸ CHA

(2:02:18) Phật tử 7: Cám ơn Thầy, dạ thưa Thầy còn một câu nữa là trong giới Phật bàn của con đó, con có quen với một chị là chị Tạ, thì chị đó, bà má chị thì có một mình chị, mà thưa Thầy chị cũng lớn tuổi rồi mà cụ cũng lớn tuổi mà hơi bị nhễnh nhãng, bị quên đó.

Trưởng lão: Bị lẫn đó.

Phật tử 7: Dạ bị lẫn đó, dạ. Bà cụ, chị không đủ sức mà ở nhà trông nom thì phải sống bên đó, chị cũng phải đi làm nữa. Thành ra chị mới để bà cụ ở trong một cái viện dưỡng lão, rồi chị thì vẫn cứ than với con, chị kêu đến chị sốc là…​

Phật tử: Gần như là có mặc cảm rồi.

Phật tử 7: Mà tội đó là tại vì chị không có làm tròn bổn phận. Mặc dù là mỗi ngày, chị cũng đều đến chăm sóc cho bà cụ, rồi chị một thời gian rồi chị lại đi về. Chứ chị không thể nào mà ở trông bà cụ suốt một ngày 24 tiếng trên 24 được. Thành ra chị cứ vẫn nói con, than với con là chị rất là áy náy, thành ra thưa xin Thầy là. Chị nhờ con hỏi giùm với Thầy thơ riêng chỉ dạy chị ấy.

Phật tử: Thưa Thầy thì con xin phép là con xin diễn tả là cái đời sống ở bên đó một chút xíu như thế nào, để Thầy thông cảm cho là cái trường hợp của chị đó.

Là khi mà một người già ở bên Mỹ đó, thì vì con cái nó hàng ngày nó phải đi làm xa nhà, đi làm rời khỏi tám tiếng đồng hồ, thì trong cái thời gian đó đó cái người già ở bên Mỹ rất là cô đơn, không có tiếp xúc được như ở bên này, không ra ngoài cũng không có nói chuyện được như thế nào.

Thành ra khi mà người con trở về đó, thì thường thường là người mẹ rất là thích nói chuyện, nhưng mà người con rất là bận rộn, thành ra đôi lúc thì với lại ở trong nhà đó cũng không có đủ phương tiện để mà săn sóc cái người mẹ đã già của mình cho nó được trọn vẹn. Vì vậy mà họ ở bên Mỹ, họ lập ra những cái nhà gọi là nhà dưỡng lão, để mà những người già vào trong đó ở, có bạn bè nói chuyện với nhau và có y tá hằng ngày săn sóc những người đó, dạ.

Do cái nền mà ảnh hưởng của Á Đông nhìn thấy mình làm như vậy, mặc dầu đối với người Mỹ thì đó là một cái trường hợp bình thường, nhưng mà đối với chị vẫn cảm thấy rằng có một cái gì tội lỗi, ở trong tâm của chị, khi mà chị đưa cái người mẹ mình vào trong viện dưỡng lão, mà mặc dầu hàng ngày chị vẫn đến thăm hỏi người mẹ. Xin Hòa thượng từ bi chỉ dạy cho chị phải như thế nào.

(2:04:37) Trưởng lão: Nó có hai cái trường hợp, nếu mà điều kiện mà mình là người Á Đông ấy, thì coi như là trong gia đình của mình bây giờ có người mẹ hay hoặc là ông cha già, làm sao?

Mà bây giờ đó mình có cái người chăm sóc, tức là mình sẽ mướn cái người ở hay là cái người giúp việc đó, họ chăm sóc để có cái người thân như vậy thì được. Chứ còn mà không có người, mà mình đi làm việc rồi cũng như nhốt ông già, bà già mình ở trong này, thì chắc cái này còn khổ hơn là khi vào trong cái viện dưỡng lão kia ở thì còn có bạn bè, còn có y tá, còn có bác sĩ chăm sóc bệnh, thì nó còn đỡ.

Thí dụ như bây giờ trong nhà có mình bà già, rồi cái cô này đi làm việc đi, rồi đóng cửa lại nhốt bà này ở trong nhà đi, bởi vì lễnh lẵng nữa, lẫn nữa rồi đâu có, khóa cửa chứ đâu có dám cho đi ra ngoài. Đó, cho nên nhốt đi, mà không có người chăm sóc, nhỡ đau thình lình thì ai kêu bác sĩ đây. Tới chừng mà chị này về, cô này về thì mẹ đã chết mất rồi, cái này còn tội nữa, phải không?

Thì bây giờ Thầy nói phải có một người, có một người làm việc công việc cho gia đình của mình, chăm nom gia đình của mình. Thì cái người này sẽ là cái người chăm sóc cho mẹ mình, còn đằng này mình không đủ khả năng mướn người, thì tức là mình đưa vào cái viện dưỡng lão, rồi mình cũng đến thăm viếng, ngày nào mình cũng đừng có bỏ thì coi như là mình cũng là người có hiếu đâu có gì đâu mà sợ.

Nhưng mà cái tinh thần của dân tộc Việt Nam, của người Á Đông của mình đó, thì thấy mình bỏ cha mẹ vào trong cái viện dưỡng lão vậy thì mình xót xa. Thì cái trường hợp này, cái tinh thần đó là tinh thần Á Đông rồi, xót xa. Nhưng mà Thầy thấy một cái gì đi nữa rồi nó cũng thành một cái quen và mình phải có nhiệm vụ, đừng có bỏ bê mẹ mình, không có đến thăm viếng coi như là mẹ mình ít ra một ngày mình cũng phải gặp mẹ mình một lần ở trong viện dưỡng lão, thì điều đó điều tốt.

(02:06:16) Thí dụ như trước khi mình về nhà thì mình giũ mùng, giũ này kia cho mẹ mình, cái nơi mẹ mình nghỉ đó ở trong đó. Rồi mình mua cái này kia, rồi mẹ con cũng…​ thay vì mình đi làm việc, thí dụ như trưa mình không có về được, thì chiều mình về thì mình mua cái gì đó cho mẹ con đồng ăn với nhau, cho nó vui vẻ trong cái sống trong cảnh, trong cảnh gia đình của mình.

Chứ đừng có mẹ mình ở đây ăn cơm rồi hay là kêu người ta lo rồi, cái này không quan trọng mà quan trọng ở cái tình cảm. Cho nên vì vậy đó, cái cô này cô khi mà cô đi làm vậy đó, thì cô ít ra mua một cái bánh, hai cái bánh không thể nào mà ăn cái bữa cơm, nguyên bữa cơm được, thì mua cái bánh, hai bánh thì mẹ con đồng nhau ngồi ăn với nhau, nó có cái tình cảm.

Phật tử 7: Dạ như có, bên đó chị có làm ạ.

Trưởng lão: Đó làm như vậy là đúng rồi, đâu có gì.

Phật tử: Dạ, chị kia còn có làm như vậy là, chẳng hạn như là, chị chạy buổi chiều về, chị về chị thăm mẹ thì thường thường ở bên đó người già là mà không có cầm chén được mà ăn cơm đó, thì y tá hay đút cơm cho cái người già đó, nhưng mà chính để chiều về, chị tự tay cầm cơm đút cho mẹ ăn.

Trưởng lão: Cái đó là hay quá rồi, cái đó là tốt rồi, không có gì đâu. Bởi vì chỉ có không ở trong nhà của mình thôi. Nhưng mà ở đây nó bảo đảm hơn, có người chăm sóc hơn, mà nó đỡ tốn kém, mình mướn một người mà chăm sóc riêng cho mẹ mình thì nó tốn kém quá.

Ở bên đó đời sống nó phải trả lương người ta, cho người ta sống đủ, chứ không phải như Việt Nam mình dễ. Mà tìm một cái người mà thật sự mà tốt thì cũng không phải dễ đâu, lỡ mình đi làm rồi nó lại cuốn gói đi mất làm sao. Thì tất cả những cái này đều là bất tiện, nhưng mà cái sự chăm sóc như cô này Thầy thấy tốt rồi, làm như vậy đó.

Chứ đừng có, bây giờ mình về đó mình ghé, tạt qua mình thăm cái rồi, nói ba loa vài chuyện rồi cái đi về nhà, thì mình ở đó mình chăm sóc. Thậm chí như mà bưng cơm mình đút cho mẹ ăn thì nó hay lắm. Thầy ca ngợi cái lòng người con, cái người Á Đông của chúng ta có cái lòng như Phật đó.

Mà sống đúng cái đời sống của Mỹ, đó mình phải tùy theo cái phong tục bên đó, sống đúng đời sống Mỹ nhưng mà cái tinh thần đó mình lại làm nổi bật hơn người Mỹ, Thầy thấy…​ Tức là mình cũng làm, mình cũng ghi được cái nền đạo đức ở xứ người, người ta thấy ở Việt Nam có những người con quá tốt. Thì Thầy thấy cái đó là cái hay lắm mấy con, về khuyên cô bây giờ gửi mẹ mình an ổn cho mình đi làm, ở đây có gì có người chăm sóc rồi, yên tâm đâu có lo.

Do đó bây giờ mình yên để cho mình làm hết bổn phận của mình ở cái cơ sở của mình. Rồi bắt đầu bây giờ về, thì thay vì mình về mình mệt nhọc đi mình nghỉ xong, bây giờ còn mẹ tức là mình phải thăm viếng mẹ, dù mệt cách gì đi nữa thì mình cũng về thăm mẹ và đồng thời một cái bánh, hai cái bánh rồi mẹ con ngồi ăn với nhau trong cái tình, bởi vì còn có hai mẹ con mà, đây là cái hạnh phúc rất lớn cho bà mẹ. Và đồng thời cứ tới cái giờ đó thì bà trông đứa con, cái tình đó. Chỉ có cái không ở trong nhà thôi, không có về, mà ở trong nhà thì bất tiện, thì nhà nào cũng tốt ở đây thì có những người bạn bè, những người già, thì bà có buồn bà cũng nói chuyện với người này người kia được. Ở riết rồi thành quen chứ đâu có gì, thì đó là hạnh phúc cho bà.

Chứ còn không khéo nó cô đơn lắm, người già sợ cô đơn, rồi từ cái cô đơn đó họ sẽ trở thành cộc cằn, gay gắt với con cái. Cứ ngồi nhớ đứa này, nhớ đứa kia rồi…​ Cái đứa ở trong gia đình nó lo thì không có nói mà cứ nhắc mấy đứa kia, nhiều đứa nó không hiểu, nó buồn, con lo gần chết mà mẹ không nghĩ mà mẹ cứ nghĩ cái thằng nào ở đâu không.

Phật tử: Dạ, đúng như vậy.

(02:09:22) Trưởng lão: Cô đơn đó con, do vì vậy đó. Bởi vậy cho nên những cái điều này mà mấy con gợi ý cho Thầy thì sau này cái bộ sách Đạo Đức, Thầy cũng nói chứ không thể nào mà bỏ được. Thì chúng ta thực hiện được cái đạo đức của người Á Đông và nó cũng phù hợp với cái môi trường của bên Mỹ, nó đem lại cho nó cái cuộc sống cho nó có đầy đủ đạo đức của mình.

Phật tử: Con đội ơn Thầy.

Trưởng lão: Nó là tuyệt vời lắm!

Phật tử 7: Dạ thưa Thầy, tại chị đó nói rằng con đến để xin làm lễ Thầy, hôm nay lễ xin Thầy cho phép con được…​

Trưởng lão: Thôi nói như vậy là coi như là chị đảnh lễ Thầy rồi.

Phật tử 7: Dạ, con thay chị, đảnh lễ thọ Thầy ạ.

Trưởng lão: Thì như vậy là đảnh lễ Thầy rồi.

Phật tử 7: Dạ.

Trưởng lão: Thôi được rồi, con cứ đảnh lễ đi, để cho nó mãn nguyện với cái người đã gửi gắm con.

Phật tử 7: Dạ.

Trưởng lão: Con chịu khó.

Phật tử 7: Dạ. Tại chị nhờ con. Con xin…​ Xin phép Thầy.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy