00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(01:29:22)

(1:29:22) Phật tử: Bạch Thầy! Có một câu hỏi lúc nãy nhân cái vụ mà nói về các vị La Hán, thì chúng con thắc mắc là theo cái thấy của Thầy hiện nay trên thế giới có vị nào chứng quả A La Hán hay không? Còn nếu chưa có hay không có thì làm thế nào biết bao giờ mới có được 10 người như Thầy nói để mà xác chứng lại những gì mà đức Phật nói là đúng và kinh điển như vậy nó là đúng?

Trưởng lão: Bây giờ ở trên thế gian này, ở trên thế gian này có bậc A La Hán, nhưng mà họ…​ hệ phái tôn giáo khác, họ ẩn bóng. Nghĩa là có người tu chứng quả A La Hán, họ đã thấy biết rất rõ, và họ biết cái người nào ở đâu, ở đâu…​Họ cũng biết cái người tu chứng người không tu chứng họ cũng biết. Nhưng mà số đó ít, 3 4 người.

(1:30:09) Nhưng mà khi mà Phật giáo được cái nền đạo đức được chấn hưng hẳn hòi. Nghĩa là có cái nền đạo đức của Phật rồi thì ngay đó những bậc A La Hán đó họ xuất hiện liền. Họ sẽ ra họ chấn hưng Phật giáo. Bởi vì có cái nền đạo đức tức là có cái duyên của chúng sanh.

Còn chúng sinh không có nền đạo đức là họ không dám. Họ ra họ bị đấu tranh với các hệ phái tôn giáo khác. Cho nên họ là những người tu sĩ đạo Phật, là không bao giờ đấu tranh.

Cho nên, Thầy là vì có cái duyên với Hòa Thượng, cho nên các con thấy Thầy hoàn toàn là Thầy giảng về giáo lý Nguyên Thuỷ, mà Thầy không mặc chiếc áo nguyên thủy, mà Thầy mặc chiếc áo Đại thừa. Là tại vì Thầy mặc chiếc áo Đại thừa là để chỉnh đốn lại Đại thừa, làm cho tốt lại Đại thừa chứ không phải là Thầy là một hệ phái khác chống lại hệ phái khác. Các con hiểu không?

Nếu mà Thầy mặc chiếc áo Nguyên thủy thì đương nhiên là Thầy Nguyên thủy chống lại Đại thừa. Đọc sách Thầy thì các con thấy, hoàn toàn là Thầy bác tất cả những cái điều kiện của Đại thừa. Thầy không có dung thông với Đại thừa chỗ nào hết. Nghĩa là Thầy không có hòa hợp với Đại thừa chỗ nào hết. Tất cả những cái Đại thừa đều là Thầy bài bác sạch.

Cho nên vì vậy mà Thầy mặc chiếc áo Nguyên thủy thì đương nhiên là người ta sẽ nói là Thầy là Nguyên thủy chống lại Đại thừa. Thành ra nó có những cái chống đối nhau ở trong Phật giáo. Trái lại Thầy mặc chiếc áo của Đại thừa, Thầy chỉnh đốn lại Đại thừa. Bây giờ Thầy nói những cái sai, sau này Thầy nói những cái đúng của Đại thừa để cho quý vị thấy.

Bởi vì Đại thừa từ cái chỗ mà lấy những kinh sách, những cái giáo án Nguyên thủy mà triển khai ra bằng tưởng của mình, làm cho lệch Phật giáo. Đưa Phật giáo đi đến chỗ chết. Cho nên Phật giáo vẫn còn, Đại thừa vẫn còn cái gốc của Nguyên thủy chứ chưa phải mất cái gốc.

(1:31:41) Cho nên bây giờ chỉ nói cái sai của nó là cái ngọn của nó thôi. Nhưng mà sau khi mà chúng ta thấy được cái sai của nó hết rồi. Bây giờ người ta đã chấp nhận nó rồi. Cái nền đạo đức của Phật giáo mà ra đời rồi, người ta đã chấp nhận nó rồi, thì nó không còn mà tranh đấu nữa. Thầy mới đem những cái đúng của Đại thừa ra để chúng ta thấy từ cái gốc này mà nó đi.

Phật tử: Bạch Thầy, theo con nghĩ thì nếu được thì Thầy cho các Phật tử cũng biết luôn. Chứ nếu bây giờ Thầy chỉ nói những cái sai không thì hóa ra ta nói Thầy chỉ là công kích. Thầy chỉ đả phá và công kích thôi. Đó là cái lý luận mà những người bên Đại thừa. Và những người cư sĩ nói chung người ta nhìn vô, người ta thấy rõ ràng là Thầy chỉ công kích và đả phá, và Thầy không có nhìn thấy được cái chỗ mặt nào tốt của bên Đại thừa hết. Thì con xin Thầy từ bi chỉ dạy.

(01:32:28) Trưởng lão: Bởi vì cái mặt tốt của Đại thừa. Ví dụ như bây giờ trong Đại thừa, nó nói cũng Bát Chánh Đạo, nó cũng Tứ Chánh Cần, cũng Tứ Niệm Xứ. Phải không? Nó nói, là cái danh từ nó nói là nó không có rời Nguyên thủy. Nhưng mà cái giải thích của nó ra thì nó giải thích sai tất cả toàn bộ.

Cho nên bây giờ Thầy đưa cái gốc này ra thì coi như nó, thay vì các thầy Đại thừa họ vẫn dựa vào chỗ này họ nói đây cũng là cái gốc của Phật. Cho nên Đại thừa cái chỗ này là của các tổ, người ta tu chứng rồi người ta,…​ những lời Thầy nói cứ suy nghĩ cái nào đúng, mà cái nào không đúng. Vì vậy thí dụ như Thầy nói ngày báo hiếu, ngày Vu Lan bồn là Thầy nói phi đạo đức. Các vị cứ suy nghĩ nó coi cái đúng như thế nào, và cái sai của nó như thế nào.

Cũng như nói về Quan Âm Thị Kính, thì Thầy nói cái này là phi đạo đức, không có đúng. Thì các vị cứ suy ngẫm nó đúng hay là không đúng. Là do cái sự suy ngẫm của các vị, Thầy để cho các vị suy ngẫm, chứ Thầy không thể nói đây là đúng được. Cho nên vì vậy mà Thầy không nói cái đúng.

(1:33:26) Nhưng cái đúng nó chỉ là cái gốc của nó thôi, chứ không thể nào là cái diễn tả ra được. Cái nghĩ tưởng người ta diễn ra cái nghĩa để cho chúng ta hiểu những cái từ gốc này ra nó đã sai bét ra hết rồi. Cho nên cái gốc nó đúng, bây giờ Thầy nói rằng, Đại thừa nó chỉ nương vào cái gốc đúng, thì người ta dựa vào cái chỗ đó, thì người ta nói Đại thừa vẫn còn đúng, chứ chưa phải…​

Cho nên bây giờ, hoàn toàn là Đại thừa sai, không đúng đâu. Nó chỉ mượn cái danh từ của Phật giáo mà nó làm lũng đoạn Phật giáo, thành ra nó sai hết. Như bây giờ nó nói, ví dụ như chẳng hạn câu kinh của Phật, nó nói như thế này, đức Phật nói:

Chư ác mạc tác

Chúng thiện phụng hành”

Phải không? Thì nó chia cái bài kinh này làm hai vế, cái bài kệ này làm hai vế. Thì cái bài kệ này bốn câu kệ thì nó chia làm hai vế. Vế thứ nhất là

Chư ác mạc tác

Chúng thiện phụng hành

Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo”

Phải không? Nó chia làm hai vế. Nó nói khi mà

Chư ác mạc tác

Chúng thiện phụng hành”

Thì mình bị kẹt ở trong cái thiện pháp rồi, phải không? Nó luận mình bị kẹt trong thiện pháp. Cho nên “Tự tịnh kỳ ý” này thì nó không hiểu là tự tịnh kỳ ý, mà nó nói muốn làm cho thanh tịnh này, thì tức là nó còn có một cái pháp khác. Vì vậy bây giờ nó ngăn ác, diệt ác. Nó không có cho niệm thiện, niệm ác khởi ra trong cái niệm này, mà bằng cách là nó thấy các pháp nó không dính mắc thôi.

Thì ngay đó là nó sẽ làm cho thanh tịnh được cái ý của nó, chứ không phải là do cái chỗ mà ngăn ác, diệt ác, cái chỗ mà “Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành”. Nó chia làm như vậy. Thật sự bây giờ, trong cái bài kinh này nó cũng lấy trong cái bài kinh Pháp Cú, nó cũng nói ra, nhưng mà nó chia làm hai vế.

(1:35:01) Vậy bây giờ Thầy nói nó đúng, thì nó sẽ nói cái này nó kiến giải đúng, nó đâu có trật được. Nhưng mà bây giờ cái đúng cái sai, chúng ta còn suy ngẫm. Bây giờ Thầy không nói đúng, mà Thầy nói toàn bộ cái nghĩ này là sai. Nghĩ theo cái kinh kệ của Phật như thế là sai, không đúng.

Cho nên, vì vậy nó toàn là sai. Tại sao? Tại vì nó chia cái bài kệ của người ta. Như các con sẽ thấy, nó chia cái bài kệ này ra. Bài kệ, khi mà đức Phật đã chứng đạo, đức Phật đã thể hiện được một cái lời nói chứ không phải chỉ tay trên trời, dưới đất mà nói đâu như tưởng tượng.

Cho nên khi đức Phật chứng đạo, đức Phật nói: “trên trời, dưới trời, ta là người duy nhất vượt qua sanh, già, bệnh, chết”. Phải không?

“Thiên thượng, thiên hạ

Duy ngã độc tôn

Nhất thiết thế gian

Sanh, lão, bệnh, tử”

Thì Đại thừa nó chia bài kệ ra làm hai vế, vế thứ nhất là chỉ cho Phật tánh. Phải không? Thành ra nó chỉ lấy hai câu thôi, nó bỏ hai câu sau, nó cắt bỏ hai câu sau. “Nhất thiết thế gian. Sanh, lão, bệnh, tử”. Nó bỏ hai câu sau, nó không nói đâu.

Còn bây giờ, bài kinh, bài kệ mà để chúng ta thực hiện được thiện pháp để cho chúng ta đi vào thiền định, thì nó bỏ, nó nói “Tự tịnh kỳ ý” này thì nó sẽ nằm ở trong cái vế của định, chứ không phải trong cái chỗ của thiện pháp nữa.

Cho nên, vì vậy mà chúng ta bị kẹt ở trong thiện pháp không giải thoát được. Nó phân chia làm như vậy, làm cho người ta tu hoài mà người ta không thấy giải thoát được. Các con thấy, như vậy bây giờ bảo Thầy là nói, bây giờ ở bên Đại thừa nó nói cái bài kệ này đúng. Không được, không thể được.

Cho nên vì vậy nó mượn, để nó giải cái nghĩa của nó qua một cái giáo pháp khác của ngoại đạo, chứ không phải chính của nó. Bởi vì, cái ảnh hưởng của nó, khi nó đến với đạo Phật nó chưa phải là người tu chứng. Những vị tổ này, họ đến với đạo Phật, họ theo đạo Phật họ là những người tu chưa chứng.

(1:36:53) Cho nên, họ là ngoại đạo, họ mang đầy ắp những cái kinh ba, cái tư tưởng của ngoại đạo. Họ hiểu những cái ngoại đạo. Cho nên, vào đó khi đó đối với Phật giáo lúc bấy giờ, không có những cái người tu chứng rồi. Cho nên, khi mà nó vào đây, nó đọc kinh sách Phật thì nó thấy, nó chia từng vế ra. Nó làm cái này ra. Nó chia cái giáo pháp của Phật tan nát ra đi. Rồi bắt đầu nó lượm theo cái kiến giải của nó, nó làm lệch hết.

Vì vậy, bây giờ, không thể nói nó có phần đúng được, chẳng hạn bây giờ, ví dụ như bây giờ nó như thế này. Nói bây giờ, chúng ta ngồi đây, mà chúng ta giữ chẳng niệm thiện niệm ác như trong pháp Bảo Đàn kinh Phật dạy, mà Lục tổ Huệ Năng dạy.

(1:37:32) Chẳng niệm thiện niệm ác thì cái tâm không khởi niệm, thì nó sẽ không phóng dật. Phải không?

Còn đức Phật nói: “Ta thành Chánh giác được, là nhờ tâm không phóng dật”. Bây giờ cái tâm mà không phóng một niệm nào ra nữa hết thì nó không phóng dật. Hai cái này nếu mà Thầy giảng để dung hòa. Thầy thấy thiền Đông Độ với Phật nói tâm không phóng dật giống nhau. Phải không?

Rõ ràng là cái người mà ngồi giữ cái tâm không niệm thiện, niệm ác như trong kinh Đại thừa nói rằng, một vị Bồ tát độ hết chúng sanh thì thành Phật. Tức là không có một vọng tưởng nào là thành Phật chứ gì? Thì như vậy là rõ ràng là Thầy dung hợp với cái câu mà đức Phật đã dạy trong kinh Nguyên thủy là: “Ta thành Chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”.

Thì hai cái này, Thầy dung hợp như vậy. Bây giờ Đại thừa nó giống, nó cũng y như vậy thì chúng ta sẽ lầm lạc mất đi. Không phải đâu. Bởi vì muốn mà được tâm không phóng dật thì phải ngăn ác, diệt ác. Phải ly dục ly ác pháp mới không phóng dật.

Còn đằng này anh ngồi anh ức chế cái niệm của anh không phóng dật. Thực sự anh không phóng dật, bị rơi vào tưởng, chứ anh đâu có ly dục, ly ác pháp? Cho nên vì vậy, nói “tâm không phóng dật” với “chẳng niệm thiện, niệm ác” giống nhau, thì như vậy là chúng ta quá vội vàng, quá nông nổi rồi. Thành nó lạc hướng rồi. Bây giờ làm sao mà dung hòa được cái này được đâu.

(1:38:44) Thầy biết nói tới những cái danh từ, và cái nghĩa của nó có thể giải thích hòa hợp được. Nhưng mà nó làm sai cái pháp tu người ta. Phải không? Cho nên vì vậy mà Thầy bác sạch cái tụi này đi. Nó luận bậy rồi, mặc dù nó nói có cái ý, có những cái từ…​

Bởi vì nhiều tôn giáo nó có cái mục đích riêng của nó. Và nó có những cái giống nhau của các tôn giáo khác. Chúng ta đừng lấy cái giống nhau, mà chúng ta hợp nhau lại rồi nói rằng Phật giáo giống Thiên chúa. Thiên chúa giống Phật giáo. Không giống đâu. Chúng ta phải thấy được cái đích của nó đi đến chỗ nào? Và cái đích của Thiên chúa đến chỗ nào.

Chứ đừng có lấy…​ Thí dụ như chúng ta lấy Cao Đài, nó có cái đích của nó. Cái mục đích của nó, thành lập cái tôn giáo đó nó sẽ đạt đến cái mục đích đó. Bây giờ, mục đích là ở bên Thiên chúa chẳng hạn. Bây giờ nó làm những cái điều lành, điều thiện thì nó sẽ trở về với Chúa trời chứ gì? Cái mục đích của người ta vậy mà.

Mục đích của đạo Phật, mục đích của nó là ngăn ác, diệt ác, để chúng ta trở thành cái sự giải thoát, nơi cái nền đạo đức của chúng ta. Chúng ta sống không làm khổ mình, khổ người mà, để trở thành cái tâm bất động của chúng ta mà.

Thế mà bây giờ người ta không thấy được cái mục đích của nó. Mà chúng ta cứ lấy những cái mà nó, cái danh từ mà nó gọi nhau, nó hòa hợp nhau đó, để mà nó giống giống nhau, là chúng ta kết hợp. Thiên chúa giống Phật giáo như vậy. Chúa với Phật đều đến đỉnh cao đều y như nhau hết. Thì cái đó là điều sai. Không có đúng đâu!

(1:40:00) Ông Phật không có xây dựng cái thế giới siêu hình. Toàn bộ những cái thế giới siêu hình đều bị đức Phật phá bỏ hết. Trái lại, đức Phật nhắm vào xây dựng một cái nền đạo đức con người để cho chúng ta sống không làm khổ mình, khổ người.

Như vậy là chúng ta không đi đúng vào cái con đường của đạo Phật mà chúng ta xây dựng những cái thế giới siêu hình. Rồi chúng ta cũng cho là cái đích cao của nó, cũng đạt tới chỗ đó. Cái đích cao của đạo Phật không cao gì hết. Chỉ là chúng ta sống không làm khổ ai hết, không làm khổ mình, thì chính là cái chỗ giải quyết của đức Phật, là cứu con người ra thoát ra cảnh khổ của thế gian.

(1:40:30) Đó thì các con thấy được cái đường lối của đạo Phật. Nếu mà đạo Phật giống như các tôn giáo khác thì ông Phật nói: “Nếu mà ta nhai lại cái đờm dãi, nhai lại cái bã mía của người khác, thì đạo Phật ra đời để làm gì?” đi giẫm lại cái lối mòn. Cũng như bây giờ, chúng ta kết hợp tất cả những cái tư tưởng, cái kinh ba của tôn giáo này, của tôn giáo khác, chúng ta gọi là hòa đồng tôn giáo.

Sai lầm rồi…​ Chúng ta đều nhai lại những cái tư tưởng này, chúng ta cho Phật, thần, thánh, tiên…​ đều là giống nhau. Đâu giống được. Mỗi một cái người mà xuất hiện trong thế gian này là một cái vai trò, một cái vai trò trong cái giai đoạn đó, người ta khổ đến cái mức độ nào đó.

Thì cái người này, trong cái cảnh khổ đó, người ta mới xuất hiện cái tư tưởng đó, để người ta giúp cho những người đó thoát khổ. Chứ chưa chắc đã là toàn thiện. Chưa chắc đã là đem con người giải thoát được. Như Khổng Tử xuất hiện ra trong cái vai trò của ông, để mà lãnh đạo, đưa cái đạo đức của ông để mà tề gia, trị nước, bình thiên hạ.

Là cái mục đích đó, là Đông Chu Liệt Quốc nó rối ren ở trong cái nước Trung Quốc như vậy thì phải đưa vào cái nền đạo đức đó. Chứ áp dụng vào cái thời đại khác làm sao phù hợp được. Nhưng chính đức Phật ra đời để giúp chúng ta thoát bốn cái nỗi khổ. Con người ai cũng có bốn cái nỗi khổ.

Bây giờ một ngàn triệu năm sau, chúng ta cũng bốn nỗi khổ này. Có con người là có bốn nỗi khổ này. Cho nên nó không có mai mọt. Pháp Phật nó vĩnh hằng, nó đối với cái pháp Phật nó thường với con người. Bởi vì Thầy nói cái pháp của Phật, nó mới áp dụng vào con người.

Còn tất cả các tôn giáo khác, nó sẽ có thế giới trừu tượng, là áp dụng vào thế giới khác chứ không phải là thế giới này. Ở đây mà chúng ta không xây dựng cái cuộc sống của chúng ta là Thiên đàng, mà chờ cho Thiên đàng, Cực Lạc ở chỗ nào là sai hết.

(1:42:09) Tu để mà đi vào cái cảnh giới Thiên đàng, Cực Lạc nơi khác là không đúng. Mà con người mà đem lại cái sự sống cho con người như thế nào, để cho người ta sống không làm khổ nhau, thì đây mới thật sự là Phật giáo. Bởi vì cái mục đích của Phật giáo là như vậy.

Bây giờ cái nhà triết học đó, họ đưa ra cái này. Một nhà khoa học đó, họ đưa ra cái kia, vốn mục đích để phục vụ con người. Nhưng mà khi mà đưa đi đến, nó không phù hợp với con người. Nó làm cho con người khổ sở, thì cái tư tưởng đó, cái triết học đó nó sẽ bị đào thải liền. Nó không chấp nhận được. Con người không chấp nhận được nó.

Thì cái tôn giáo của chúng ta hiện giờ mà nó còn sống được, là như Đại thừa hoặc như các tôn giáo khác còn xây dựng được cái thế giới siêu hình, thì lúc bấy giờ con người chúng ta có cái niềm tin ở đó. Vì chưa có hiểu được cái thế giới đó, còn nếu khi mà hiểu được nó không có rồi, thì bây giờ tôn giáo sẽ bị hoại diệt.

Một ngày nào đó, khoa học, con người nó đâu có dừng, nó đâu có dừng sự tiến hóa của nó đâu. Buộc lòng nó phải tiến tới. Mà khi nó tiến tới thì cái gì mà không đúng nó phải, nó phải từ giã hết, nó không còn bao giờ…​ nó không tin nữa đâu.

Còn trái lại, chúng ta xây dựng một cái nền đạo đức như đạo Phật, chắc chắn đạo Phật sẽ không bị mất. Bởi vì con người là phải có cái nền đạo đức của nó. Mà cái nền đạo đức của nó, nó giúp cho con người không làm khổ mình, khổ người. Cái nền đạo đức này thật sự là quá tuyệt vời.

Vì vậy mà cái luật nhân quả không thể nào tha thứ cho mỗi người, làm cái điều ác mà họ lại hưởng được phước thì không bao giờ có. Cái luật này rất công bằng. Cho nên đức Phật dựa vào cái luật nhân quả mà chuyển hóa được nhân quả, để mà xây dựng được cái nền đạo đức của con người, gọi là đạo đức nhân bản.

(1:43:42) Thì chúng ta thấy cái này cái thực mà. Còn những cái kia là cái ảo, cái mơ tưởng. Nhưng mà người ta không truy ra được cái thế giới siêu hình, thế giới cõi trời, hoặc là thế giới chư Thiên như thế nào. Người ta không truy ra được nên người ta sống trong tưởng. Nhưng mà một ngày nào đó khoa học sẽ đi dần tới.

Thì chúng ta thấy rằng cái sự tiến bộ của khoa học hôm nay thì chúng ta thấy nó cũng tiến xúc, chứ không phải không đâu. Rồi nó còn sẽ tiến nữa. Đầu óc con người nó sẽ không dừng ở chỗ này đâu. Nó sẽ đi tới và đi tới nữa. Quý Phật tử sẽ thấy rằng, tôn giáo sẽ bị hoại diệt trên hành tinh này.

(1:44:18) Bởi vì tôn giáo cũng mục đích sanh ra để mà phục vụ cho con người, đem lại hạnh phúc cho nhau. Nhưng mà đem lại hạnh phúc ảo, thành ra nó sẽ bị diệt. Vì vậy mà hôm nay nếu mà không có đủ duyên mà Thầy thực hiện, không nhìn thấy, một cái nền đạo đức không còn có nữa thì ngày mai tôn giáo sẽ hoại diệt. Và đồng thời trong những nhà khoa học, người ta sẽ nghĩ ra một cái nền đạo đức cho con người, chứ không phải là người ta để cho con người bị khoa học làm đảo lộn lần nữa.

Bây giờ, chính bây giờ khoa học nó đã sản xuất, nó làm đảo lộn đời sống con người. Người ta đam mê vật chất cho nên người ta coi thường cái sự sống của con người. Người ta tạo dựng cho nó có cái sự sống tiện nghi và hạnh phúc. Nhưng mà sự thật càng bước vào chúng ta thấy càng khổ.

Ngày xưa chúng ta không có xe cộ mà tốc độ mà nhanh như vậy, cho nên tai nạn giao thông không có, không để lại cho chúng ta một sự đau khổ hàng ngày ở khắp vùng trên ở trên hành tinh này. Bây giờ, cái tốc độ của xe cộ như vậy thì hàng ngày để lại sự đau thương cho con người chúng ta. Vừa rồi con mình vừa cưỡi xe ra kia, cái nghe tin nó bị tai nạn giao thông, thì ôi thôi, ra đó thì đem xác nó về chôn. Là một nỗi đau đớn nhất. Là vì nó đang mạnh khỏe chứ không phải nó là người đau ốm. Ai mà có người mà trong gia đình bị tai nạn giao thông, chúng ta mới thấy sự khổ đau. Mà lúc bây giờ là lúc nào chúng ta cũng thấy hoàn toàn là ngày nào cũng có chuyện đó. Cho nên ngày xưa chúng ta thấy, nó không phục vụ chúng ta nhanh chóng. Nhưng mà bây giờ nó phục vụ chúng ta nhanh chóng, thì nó lại đem chúng ta cái sự đau khổ.

Cho nên khoa học phục vụ con người nhiều hơn. Nhưng đem đến cho chúng ta đau khổ nhiều hơn. Phải không? Các con thấy rất rõ. Vì vậy chúng ta nếu không có một cái nền đạo đức ổn định được khoa học, thì chắc chắn là con người sẽ bị hoại diệt. Đó là cái điều chắc chắn mà thôi.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy