00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(40:37)

(40:37) Trong cái lời thưa hỏi của thầy Chân Thành thì có cái chỗ này Thầy xin trả lời chung để chúng ta thấy ở đây có người trẻ và cũng có người già.

*Hỏi: “*Bạch Thầy, con xin Thầy chỉ dạy! Người trẻ tuổi và người nhiều tuổi tu có gì khác và giống nhau?

Người trẻ tuổi ít huân tập ở đời nên dễ tu, người nhiều tuổi do huân tập các pháp thế gian nên khó tu chứng. Nay do luật nhân quả mà người tuổi trẻ và người nhiều tuổi nhiễm tập nhiều đời, tốt hay xấu mà dẫn đến tu lâu hay mau là do đặc tướng này?”

Đó là cái câu hỏi để Thầy trả lời giữa cái người tuổi trẻ và cái người tuổi già, tuổi lớn tuổi.

Ở đây chúng ta thấy trong một đời chớ chúng ta chưa thấy vô lượng đời của chúng ta, vô lượng kiếp của chúng ta. Trải qua nhiều đời, nhiều kiếp chúng ta làm con người, chúng ta huân tập những cái pháp thế gian quá nhiều và huân tập cái pháp tu quá ít.

Trong đời nay, chúng ta có đủ nhân duyên vì đời trước chúng ta có gieo duyên với Chánh Pháp cho nên chúng ta gặp. Nhưng đời trước chúng ta chưa tu, cho nên đời nay gặp Phật pháp thì chúng ta tu có một thời gian nào đó mà thôi.

Người lớn tuổi mà gặp Phật pháp muộn, người tuổi trẻ mà gặp Phật pháp nhanh, nhưng rồi lại tu cũng chẳng được, thì do đó là cái nhân quả của đời trước đã chưa tu tập nhiều, đã huân Phật pháp chưa nhiều và gieo duyên được cái thời gian nào đó. Thì cái người tuổi trẻ cũng như người tuổi già, họ gieo duyên với chánh pháp trong cái thời gian nào đó rồi họ phải rời khỏi, nghĩa là họ phải bỏ cuộc.

Cho nên có nhiều vị tu sĩ họ tu hành một thời gian rồi họ ra đời, họ có vợ có con họ sống, thì đó là cái duyên của họ gieo Phật pháp có bấy nhiêu đó thôi, rồi họ đắm nhiễm trở lại.

(42:49) Còn có người thì tuổi già, họ tu tập cho đến khi chết mà họ không ra đời, thì họ gieo cái duyên họ ở kiếp sau để tiếp tục tu nữa. Còn người tuổi trẻ, còn trẻ gặp sớm được Phật pháp, được cái duyên tu tập, nhưng họ tu một thời gian rồi họ ra đời họ sống như người đời, thì cái người này đã tạo cái duyên đời trước tu tập, có cái duyên tu tập với Phật pháp cho nên sớm gặp Phật pháp.

Nhưng rồi họ không chịu khắc phục mình để tiến tới tu hành, họ buông trôi Phật pháp để rồi đời lôi cuốn họ, họ tạo những cái nhân, cái nhân đời. Vì thế họ sẽ mất đi cái duyên Phật pháp của kiếp sau, nghĩa là kiếp tới họ chẳng còn nữa, họ không gặp Phật pháp nữa.

Là vì cái kiếp đã qua rồi họ có vô duyên với Phật pháp, cho nên sớm tuổi trẻ của họ đã gặp được Phật pháp, họ tu một thời gian rồi tâm họ nhiều cái duyên họ thối động. Họ không có nhiễm thế gian nhiều cho nên tâm họ, họ thấy rằng cần phải hiểu biết chuyện thế gian, cần phải có sự vui chơi thế gian rồi mới biết khổ, biết này kia mới xả bỏ đi, thì tu mới được.

(44:06) Còn trái lại, thì họ nghĩ như vậy nhưng khi mà họ tu hành, họ đã ra đời thì cuộc đời không để cho họ trở lại với đường đạo một cách dễ dàng, chớ con đường đạo để cho họ trở lại đời rất dễ dàng.

Khi họ không muốn tu, họ ra đời rất dễ, nhưng đời không bao giờ cho họ vào đạo dễ dàng. Ai là những người đã có cuộc đời sống, những người lớn tuổi nhiều tuổi đã có cuộc đời mà muốn đi tu không phải đơn giản như một người tuổi trẻ.

Người tuổi trẻ khi đi tu thì được đồng ý của cha mẹ quá dễ dàng, còn người tuổi già mà dứt áo, dứt của cải tài sản, dứt vợ con mà đi tu, chuyện không đơn giản. Nhưng mọi người đều có nhân duyên, có người thì dứt áo đi tu, bỏ được, nhưng có người muốn tu mà dứt không được.

Thì người tuổi trẻ mà có duyên Phật pháp, sớm tu mà tiến tới được giải thoát thì đó là tốt, mà không tiến tới giải thoát mà trở ra đời thì người tuổi trẻ này sẽ mất duyên Phật pháp.

Vì cái duyên tu của mình từ đó tạo được những bao nhiêu phước đó, thì lúc bấy giờ ra đời họ sẽ hưởng cái phước đó. Và khi hưởng được cái phước đó thì cái phước tu của họ sẽ hết rồi, họ không còn bước trở lại cái con đường tu tập nữa, và cái kiếp tới họ cũng không còn cái duyên tu tập nữa.

Bởi vì khi bước ra đời thì cái nhân quả của cuộc đời cám dỗ họ, làm cho họ đắm đuối, họ phải trả những cái nhân quả thiện và ác ở trong cái cuộc sống đời, từng đó họ trôi lăn ở trong sáu nẻo luân hồi.

Còn người tuổi già mà nỗ lực tu, đời này chưa xong, kiếp này chưa xong, kiếp khác chưa xong, thì kiếp khác nữa và tiếp tục mãi mãi, thì có thể đến ngày giải thoát, do sự bền chí từ kiếp này đến kiếp khác đó, thì từ vô lượng kiếp chớ không phải trong một kiếp.

Chẳng hạn như Thầy, Thầy tu hành không phải trong một đời nay mà cả nhiều đời, nhiều đời chớ không phải trong một đời nay. Mà mỗi đời đều là từ tuổi trẻ đi lên mà tu tập chớ không bị nhiễm ô thế tục.

(46:26) Cho nên trong cái thời đại này mà Thầy đã tự mình đã vượt ra tu tập để làm chủ được sự sống chết, tu đúng giáo pháp của Phật Giới Định Tuệ, không phải là một việc làm của một người mới tu trong một đời nay được, mà phải nhiều đời huân tập, do huân tập liên tục không kẽ hở. Nghĩa là không có hưởng cái dục lạc của thế gian, đời nào cũng như đời nấy.

Cho nên khi sanh Thầy ra thì những người thân của Thầy đều là những nhà nho và những người biết coi tướng số, cho nên họ nhìn Thầy họ nói Thầy đã ba đời làm Hòa thượng.

Đúng vậy, trong đời nay, tâm nhiễm ô của Thầy không có, cho nên đối với sự cám dỗ của pháp thế gian không làm Thầy bị ô nhiễm. Từ đó Thầy hướng đến cái con đường tự trong thân tâm của mình, lấy giới luật mà làm đạo. Đi vào nơi nào, chùa nào mà thấy thiếu giới luật là tâm Thầy lại thấy ray rứt khó chịu, từ đó phải rời bỏ những nơi đó mà đi…​

(Xem tiếp ở Pháp hành 08)

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy