(39:44) Nghĩa là ngày nào, giờ nào chúng ta cũng tu được như vậy hết. Đừng có ngày nay tôi tu quá tu, ngày mai tôi tu lơi lỏng, tôi tu chơi thì không được. Ngày nào cũng tu như vậy, tu như cái bài Nhất Dạ Hiền mà đức Phật đã dạy, một đêm là Thánh Hiền. Phải không? Một đêm làm Thánh Hiền. Nghĩa là tôi tu hết sức tu. Coi như là đang tôi đang ở trong cái cõi chết, nghĩa là tôi sắp sửa chết rồi. Bây giờ chỉ còn có hơi thở có chút đây, tôi ráng tôi tu như vậy.
Thì đức Phật khuyên chúng ta cái bài kinh Nhất Dạ Hiền, thì bảo chúng ta phải tinh cần, nỗ lực, siêng năng, không được lười biếng. Đó là cái bài Nhất Dạ Hiền, phải hiểu được cái ý của nó. Chứ không phải đọc bài Nhất Dạ Hiền bây giờ nói, quý vị tu một đêm làm Phật đi, có được không? Đâu có được. Cho nên nói rằng cái sự tinh cần của chúng ta là ở chỗ Nhất Dạ Hiền. Một đêm Nhất Dạ Hiền.
Và đồng thời đức Phật xác định trên Tứ Niệm Xứ bảy ngày, nếu mà chúng ta ôm pháp Nhất Dạ Hiền này mà chúng ta tu suốt bảy ngày mà tâm bất động, nếu là ly dục ly ác pháp hoàn toàn thì chúng ta có đủ Bảy Giác Chi. Thì trong bảy ngày là chứng đạo, phải không? Cho nên nếu mà bảy ngày mà nó tu Nhất Dạ Hiền tức là tu theo cái tinh cần, siêng năng, không có biếng trễ đó, như cái bài Nhất Dạ Hiền vậy đó, một đêm làm Thánh Hiền đó, tu siêng năng như vậy đó. Bảy ngày không chứng, thì bảo đảm quý vị sẽ bảy tháng, mà không nghĩa là nói rồi phải đúng bảy tháng đâu. Một tháng hoặc hai tháng, ba tháng, bốn tháng, không biết chừng có thể nó nó định tĩnh đến cái mức độ mà một ngày một đêm như vậy nó hoàn toàn nó định tĩnh như vậy là Bảy Giác Chi nó xuất hiện, thì quý vị sẽ làm chủ được điều này rất rõ ràng, nghĩa là nhập các định thì không có khó khăn mệt nhọc rồi, Tam Minh nó không có khó khăn rồi.
Nhưng mà cái chỗ mà Bảy Giác Chi này xuất hiện, nó đòi hỏi ở chúng ta phải tu như là Nhất Dạ Hiền. Để hiểu rõ từng cái bài kinh của Phật mà, nó xác định được cái điều mà chúng ta tu tập. Cho nên nếu mà bảy tháng mà chúng ta không thành tựu là bảy năm, bảy năm không có nghĩa là phải hoàn toàn bảy năm. Mà có thể năm thứ nhất chúng ta có thể giải thoát, năm thứ hai có thể giải thoát, năm thứ ba giải thoát. Nhưng mà cái cuối cùng chót của nó là bảy năm. Quý vị bền chí mà tu tập như vậy bảy năm quý vị sẽ chứng quả A La Hán vô lậu hoàn toàn.
(41:30) Quý vị thấy cái phương pháp của Phật dạy xác định được cái thời gian để mà chúng ta tu tập, chứ không phải tu vô lượng kiếp. Đó cái thời gian nó có bảy năm, trời đất ơi bảy năm mà bao lâu, nó qua nhanh chóng. Nhưng mà chúng ta có tu đúng như vậy không? Tu như một cái ngày Nhất Dạ Hiền không? Hay là bữa nay chúng ta hăng hái tu có một ngày nay, ngày mai, ngày mốt, bữa kia tu lơi lơi, tu chừng cầm chừng, cầm chừng, có đúng không?
Mấy con thấy cái điều mà đức Phật dạy chúng ta rất kỹ từ cái bài pháp, tại sao chúng ta không chịu hiểu như vậy? Chứ làm gì chúng ta tu một đêm mà chúng ta làm Thánh Hiền được? Cho nên có nhiều người nghe nói Nhất Dạ Hiền cái vô cái ráng tu, tu riết bắt đầu nó buồn ngủ nó đánh gục đầu xuống đó rồi bắt đầu thôi hết tu. Nhất Dạ Hiền đâu không thấy, Thánh Hiền đâu không thấy mà thấy mình gục đầu. Mình điên (đó).
Bởi vì mình tu tập phải chuyên cần cho đúng pháp, cái gì tinh cần thì mình tinh cần, cái gì tu tập phải tu tập, cái gì ngăn chặn là phải ngăn chặn, cái gì mà chế ngự là phải chế ngự. Tất cả những cái phương pháp Phật đã trang bị cho mình hết. Để khi mà cái tâm mình nó có hiện tượng nào đó thì mình phải dùng cái pháp đó mình chế ngự. Mình tu tập như thế nào? Nó đúng cách mà phải chuyên cần như vậy, như Nhất Dạ Hiền, chứ đâu phải Nhất Dạ Hiền là Thánh Hiền được liền. Phải siêng năng tinh cần như vậy, để cuối cùng thì bảy ngày, bảy tháng, bảy năm.
Chúng ta thấy bảy năm đâu có lâu, người ta học hai mươi mấy năm người ta mới đỗ Tiến sĩ, mà mình có bảy năm mình thành Phật mình giải thoát, làm chủ sanh tử nó còn quý hơn là cái ông tiến sĩ. Ông tiến sĩ nè, ông còn đủ cái, ông còn ham ăn, ham uống, còn tham, còn sân, si. Còn mình tu có bảy năm mình hết tham, sân, si. Mình làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Có sướng hơn ông bác sĩ không? Vậy mà không chịu tu. Thì quá uổng không?
Mà tu cho đúng chứ đừng có tu trật, tu trật là bữa đầu mình ham tu, mình tu dữ tợn, qua bữa sau mình tu dần dần dần dần, mình tu chơi, tu có hình thức. Đi thì có biết đi vậy, lúc sanh vọng tưởng, lúc mình không nhiếp phục được tâm thì phải có vọng tưởng thôi. Rõ ràng là cái sức của mình mình phải biết.