(1:13:53) Phật tử 14: Thưa Thầy mình tụng kinh thì có đem lại lợi ích gì không?
Trưởng lão: Bởi vì trong kinh sách Nguyên Thuỷ thầy đọc thì không thấy đức Phật dạy người ta tụng kinh mà chỉ dạy người ta niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng và niệm giới, tức là Tứ Bất Hoại Tịnh.
Nhưng mà niệm không có nghĩa là đọc thầm ở trong ý của mình mà niệm ở đây chữ “niệm” của đức Phật nghĩa là sống đúng như Phật, sống đúng như Pháp Phật dạy, sống đúng như các hạnh của các vị Thánh Tăng, sống đúng như giới luật đã dạy. Chứ không phải niệm giới, chứ không phải tụng niệm.
Vì vậy mà người ta nghe chữ “niệm” ở trong kinh Phật dạy thì người ta bảo rằng mình đem cái kinh đó ra mình tụng, mình niệm trên các pháp, mình niệm pháp Như vậy là sai, không đúng đâu. Đức Phật dạy chúng ta sống. Chẳng hạn như bây giờ sống như thế nào? Hằng ngày người ta chửi mình mà mình không giận, tức là sống theo Pháp, là niệm Pháp đó. Hằng ngày mình sống ngày một bữa tức là mình niệm Giới đó, tức là mình sống đúng giới, không phạm giới, tức là sống đúng giới.
Còn bây giờ tôi niệm Giới, tôi niệm Pháp, tôi đọc kinh, tôi đọc giới là tôi tụng niệm đó, nhưng mà cái tâm của chúng tôi hoàn toàn ăn ngày ba bữa nè, phạm giới nè. Như vậy chúng ta tụng Giới có nghĩa lý gì đâu? Cũng như bây giờ tôi niệm Phật, mà Phật, tâm Phật là không tham - sân - si mà bây giờ người ta vừa nói hơi hơi cái mình sân si lên rồi thì như vậy mình niệm Phật là sao mà tâm mình không hết sân si? Thì như vậy là không đúng.
Cho nên dù tụng kinh mà niệm Phật như vậy hoàn toàn là không có ích lợi, đây là Bà La Môn dạy chúng ta cái thế giới siêu hình để mà cầu khẩn. Tụng kinh, để mà ngày nào đó được chư Phật rước chúng ta về cõi Cực Lạc, hoặc là cái nơi nào đó, một cõi trời nào đó. Đó là cái lối của Bà La Môn, của ngoại đạo chứ không phải của Phật.
Phật dạy chúng ta sống thật, làm thật, thắp lên ngọn đuốc để mà thắp sáng lại trí tuệ của chúng ta, không tự mình làm khổ mình là đủ rồi. Đó là cách thức của đạo Phật. Thực hiện sống trong cuộc sống.
Cho nên Thầy nói sống là tu, tu là sống, chứ không phải sống riêng mà tu riêng. Còn cái này tu riêng thật sự. Bây giờ ngồi gõ mõ tụng kinh thì nó là tu rồi, hoặc là ngồi thiền là tu rồi. Còn bây giờ Thầy sống người ta chửi Thầy không giận là Thầy tu. Phải không? Thầy sống Thầy không nói lời làm người ta khổ là Thầy tu chứ gì? Đó là tu, là sống chứ gì? Như vậy cái sống chúng ta đem lại sự giải thoát rõ ràng.
Còn cái này ngồi gõ mõ tụng kinh đây thì nó không chửi ai hết, nhưng mà hết gõ mõ tụng kinh ra kia thì “Tụi bây chết à nha. Hồi nãy tao mắc tụng kinh, niệm Phật chứ không tao bẻ đầu tụi bây hết à.” Thì như vậy trong cái giờ tụng kinh ta không đánh người ta, chứ mà ngoài giờ đó ai làm cái gì ta ăn thua đủ đó.
Thì như vậy là còn hơn thế tục rồi. Thì coi như vậy là cái tu nó khác với cái sống. Còn đạo Phật sống là tu cho nên giới luật của Phật thực hiện trên cái sự sống. Cho nên chúng ta cần gì mà phải vào chùa tụng kinh? Cần gì phải lạy Phật? Mà chúng ta hằng sống.
Cho nên đức Phật nói, dạy chúng ta như thế nào? Dạy chúng ta thắp năm cây hương: giới hương, định hương, dữ huệ hương, giải thoát, giải thoát tri kiến hương.
Thắp năm cây hương này tức là hằng ngày người ta chửi mình không giận tức là mình thắp cây hương gì? Giải thoát hương chứ gì. Mà giải thoát hương tức là mình đã lạy Phật, đảnh lễ Phật rồi. Xá gì phải vào chùa lạy cái tượng cốt xi măng đó, phải không?
Cho nên mình đi như vậy tức là mình bị ngoại đạo lừa đảo rồi. Không đúng đâu. Ông Phật dạy chúng ta sống thật, làm thật để cứu mình, giải thoát, không làm khổ mình, khổ người.
Nhưng chúng ta đến chùa lạy Phật tức là chúng ta nhớ công ơn, cái hình ảnh này để chúng ta ghi nhớ công ơn mà hằng ngày chúng ta cố gắng chúng ta làm, thì cái đó có ý nghĩa. Chứ lạy Phật để cầu Phật phù hộ cho mình thì sai, không đúng đâu.
(1:17:34) Phật tử 12: Bạch Thầy, sẵn Thầy dạy luôn cho việc mang bông mang đến chùa cúng Phật thì ý nghĩa ra sao, có ích lợi gì không thưa Thầy?
Trưởng lão: À, bởi vì trong cái vấn đề mà mang bông trái thì thật ra đức Phật đã dạy chúng ta quán bất tịnh về thực phẩm rồi. Tất cả những cái thực phẩm chúng ta ăn, mà đức Phật đã ngao ngán nó, dạy chúng ta phải quán xét nó bất tịnh để chúng ta ngao ngán, không còn ham thích ăn. Thì như vậy chính đức Phật, đức Phật có hưởng không?
Bây giờ chúng ta nói chúng ta có cái lòng dâng lên những cái gì mà chúng ta thọ hưởng chúng ta làm. Nhưng mà cái lòng của chúng ta phải biết dâng đúng, cho nên đức Phật bảo chúng ta dâng cúng Phật cho đúng là dâng năm cái hương: giới hương, định hương, dữ huệ hương, giải thoát, giải thoát tri kiến hương. Dâng cúng Phật bằng cái hương tâm của chúng ta - hương giải thoát - chứ đức Phật có dạy chúng ta đem nhang đèn, hoa quả đến cúng bao giờ? Đâu có dạy chúng ta điều đó!
Giờ hỏi ông thầy chùa gạt gẫm chúng ta đó, để mà mấy ông ngồi đó mấy ông ăn những dĩa trái cây to đồ sộ đó! Có không? Thầy nói thẳng, nói thật mà. Sự thật là ông Phật không có chấp nhận cái điều này mà. Đã dạy mình phải sống như vậy mà. Đức Phật còn dạy chúng ta thừa tự Pháp chứ không nên thừa tự thực phẩm, nghĩa là không dạy chúng ta ở trên thực phẩm mà ham thích. Phải không?
Như vậy bây giờ chúng ta lại cúng những cái sai, làm những cái sai, cho nên đến đây có nhiều người phải cần thắp hương, Thầy nói: “Cần gì thắp hương? Người ta chửi Thầy không giận là Thầy đã thắp hương rồi.”. Có cần gì phải thắp hương. Phật là giải thoát, cho nên khi mà giải thoát ở đâu cũng có Phật, chứ đâu phải cần đến chùa mới có Phật sao?
Cho nên chúng ta đến chùa nghĩa là chúng ta tìm một vị thầy, một vị tăng, Thánh Tăng, chúng ta hỏi cách thức để mà chúng ta sống, sống như Phật, sống như Pháp của Phật, sống như chúng Thánh Tăng, sống như giới luật của Phật, tức là sống như đức hạnh của Phật. Đó thì cái này có lợi ích. Chứ không phải đến chùa để mà cầu khẩn, cúng bái, tụng kinh, niệm Phật, biến nhà chùa bây giờ trở thành cái nơi mê tính, sinh hoạt mê tín, làm những điều sai, lạc hậu, không đúng cách, không khoa học. Cho nên ở đây hoàn toàn ngôi chùa như vậy không xứng đáng là chùa Phật. Ông Phật rất thực tế và cụ thể.
Phật tử 15: Thưa Thầy, khi con dâng cúng cho một vị Thánh Tăng thì có hiệu quả gì không? Cái lòng mà dâng cúng cho một vị Thánh Tăng thì có ý nghĩa không thưa Thầy?
Trưởng lão: Cái lòng thành dâng cúng cho một vị Thánh Tăng…À, một vị Thánh Tăng để mà người ta thọ được cái thực phẩm của mình với cái sự tha thiết của Phật tử, điều đó là điều rất quý. Tại sao rất quý?
Khi mà mình đã dâng cúng vị Thánh Tăng đó, mà cái vị đó mình biết rằng cái vị đó giới đức rất là thanh tịnh, nghĩa là người ta sống đầy đủ đức hạnh, mình dâng lên cúng dường cái vị đó rồi thì lòng mình phấn khởi lắm, cho nên cái vị đó sẽ dạy cho mình. Bởi vì người mà thọ dụng cái của người khác là người đó phải nợ chứ gì? Nợ thì cái vị Thánh Tăng đó phải trả nợ chứ họ đâu có để mà họ ngậm miệng đó để rồi đời sau họ phải tái sanh để họ làm thầy để mà dạy con nữa đâu. Cho nên mau mau là họ trả liền. Họ trả nợ liền. Bởi vì nhân quả họ phải sòng phẳng để mà sau khi họ bỏ thân này rồi thì họ không tiếp tục thân khác nữa đâu. Phải không? Cho nên vì vậy ngay đó họ sẽ dạy con tu.
Bây giờ con dâng cúng cho Phật, Phật thọ dụng, như vậy con thấy ông Phật vì cái tâm tha thiết của con để mà con dâng cúng Phật cho nên con phải tha thiết nghe lời Phật giảng, phải không? Cho nên ông Phật sẽ dạy con, cái bậc Thánh Tăng đó sẽ dạy con tu những pháp gì để đem lại lợi ích cho con, cho những người xung quanh con, cho gia đình con. Mà khi đem lại cái nền đạo đức cho gia đình con, con sẽ sống an vui và hạnh phúc. Chính đó là những điều các pháp dạy, chứ không bao giờ dạy con đến chùa mà tụng kinh sám hối để cho tiêu tội, không có đâu. Họ dạy con cách sống. Bởi vì cái gương hạnh sống của họ, họ đã làm cho con quá kính phục rồi, cho nên khi mà họ dạy cho con thì con nhiệt tâm con chấp hành liền. Cái lòng cúng dường của con nó đã giúp cho con tin tưởng rất sâu, đem hết những cái mồ hôi nước mắt của mình làm để mà làm được cái món ăn này dâng lên cúng Phật, và đồng thời thì đức Phật lại ban cho con một cái pháp, chắc chắn là cái pháp đó sẽ không lìa con, sẽ thuyết phục.
Phật tử 16: Kích bạch Thầy, hôm nay con đem thức ăn, hoa trái cúng dường cho Thầy. Lí do là vì trong đời con, từ ngày con biết đạo bây giờ con chỉ biết đạo mà thôi.
Trưởng lão: Trong cái sự cúng dường Thầy, đúng là đúng ngọ thì con cứ sớt cho Thầy một phần vừa đủ mà Thầy ăn ngày một bữa thôi. Đó như vậy là đúng hạnh của Thầy, và đồng thời cũng đúng cái sự cúng dường. Còn lại bởi vì con không lý nào con nấu mà có một dĩa thực phẩm của Thầy đi đâu thì con hãy sớt bát cho chúng sanh để từ đó họ ăn mà họ ráng nỗ lực, họ thực hiện được như Thầy để họ không có nợ của con nữa. Còn nếu mà họ không thực hiện được thì họ sẽ nợ con đó. Thầy nói thẳng. Bởi vì ở đây hoàn toàn là quý thầy, Thầy không mong quý thầy làm một cái thao tác nào hết mà chỉ lo tu thôi. Mà nếu không lo tu thì phải nợ đàn na thí chủ. Mình ngồi không thì mình không thể nào làm gánh nặng cho người ta được mà mình phải thực hiện đúng. Còn nếu mà thực hiện không đúng thì mình rời khỏi nơi đây. Bởi vì nơi đây là nơi tu hành. Cho nên vì vậy mà tất cả những cái điều cúng dường của con thì con sẽ sớt cho Thầy một phần, Thầy sẽ chấp nhận cái lòng cúng dường của con. Và đồng thời còn lại con sớt cho chúng sanh để ước mong cho họ sớm được giải thoát. Con còn hỏi Thầy thêm gì nữa không?
Phật tử 17: Dạ hết rồi Thầy.
(1:23:42) Trưởng lão: Bởi vì con đường tu của đạo Phật theo Thầy suy nghĩ nó không khó mấy con. Đơn giản. Rất đơn giản. Nghĩa là hằng ngày mình sống trong cuộc sống của mình, mình tư duy, quan sát lại mình. Cái nào ác pháp tức là nó sẽ có chướng ngại, nó làm cho mình khổ, làm cho người khác khổ thì nhất định mình phải diệt trừ nó, không có được để trong tâm của mình, thì nhất định mình không làm cái lỗi lầm lần thứ hai của cái pháp đó.
Cứ như vậy mà các con thực hiện thì chắc chắn một ngày nào đó các con sẽ thấy các con hoàn toàn giải thoát. Các con dù bất kỳ, các con không cần phải mặc chiếc áo tu sĩ như Thầy đâu. Các con sẽ mặc chiếc áo cư sĩ của các con. Các con sẽ thực hiện cái pháp ngăn ác diệt ác. Luôn luôn lúc nào cũng sanh thiện tăng trưởng thiện. Chắc chắn cuộc đời của mấy con sẽ…
Các con đừng có đến chùa, mất công lắm. Nhưng mà mỗi ngày, mỗi tháng, các con nên nhớ kỹ, ít ra các con cũng chọn một ngày ở trong gia đình của mình, lấy một ngày để mình sống như Phật. Tức là ngày thọ Bát Quan Trai các con, Thầy nhắc nhở.
Ngày xưa đức Phật cũng dạy các cư sĩ các con thọ Bát Quan Trai. Ngày ấy chúng ta học làm các hạnh như Phật, sống như Phật. Tám giới, chúng ta giữ gìn cho trọn vẹn. Chúng ta chỉ một ngày thôi, để mà gieo duyên. Chứ đời nay chúng ta chưa có đủ cái duyên mà làm chủ hoàn toàn sự sống chết. Chúng ta còn tiếp tục tái sanh luân hồi. Cái duyên đó không mất mấy con, mấy con sẽ đi đúng vào cái Chánh pháp, không bị tà pháp lừa đảo.
Bởi vì, đức Phật nói “Được thân người là khó, mà được Phật pháp còn khó hơn”. Tại sao vậy? Bởi vì thân người mà đúng tiêu chuẩn thì các con thấy, nhìn trong cái thế gian, khó được cái người nào mà năm cái tiêu chuẩn này hết. Khó được làm người như vậy lắm. Bây giờ mà chúng ta được làm người mà được nghe Thầy dạy sống đúng năm giới. Mà sống đúng năm giới tức là nó sẽ có tám giới.
Mà trong một ngày các con đã tập làm người được rồi mà. Mà tập làm người tức là các con thọ Bát Quan Trai đó. Để các con hoàn toàn làm người, để thoát ra cái bản năng của loài động vật. Chúng ta còn mang bản chất của loài động vật. Ngày hôm ấy chúng ta quyết định là chúng ta sẽ làm giống như Phật. Tức là chúng ta sẽ trở thành người thật sự người.
Đó thì trong cái ngày thọ Bát Quan Trai vì vậy mà chúng ta tập làm một ngày trong một tháng thôi. Rồi hai ngày, ba ngày hay là một tuần lễ trong một tháng. Các con hạnh phúc biết bao! Phải không? Một ngày mà mình được sống như Phật
(1:25:51) Mình sống mà làm người thật sự có đạo đức, không làm khổ mình, khổ người thì trong cái ngày đó các con sống hạnh phúc. Thực sự hạnh phúc.
Mà có pháp các con sẽ tu tập. Chứ đâu phải là sống để mà ức chế mình chịu đựng đâu. Trong cái ngày đó mình tập như thế nào cho thanh thản. Tâm hồn thanh thản, an lạc, vô sự. Và các pháp nó khởi lên. Bởi vì mình ngồi một mình mình chứ cái ý nó vẫn phóng đủ thứ pháp trong đó chứ đâu phải khi không mà nó không có pháp đâu.
Do đó mình biết ngăn chặn từng pháp, từng pháp và diệt xả từng cái pháp một trong tâm của mình. Từ đó, trong suốt ngày đó mình thấy thanh thản, an lạc, vô sự vô cùng. Đó là những cái trạng thái tâm.
Cho nên, trong cái ngày thọ Bát Quan Trai là cái ngày duy nhất cho cái người đã đi theo con đường của đạo Phật, để giải thoát. Bởi vì, trong tám giới thì nó có năm giới rồi. Còn ba giới nữa. Ba giới nữa là mình sống cái hạnh thôi chứ có cái gì! Hạnh ăn, hạnh ngủ và không nghe ca hát, không trang điểm thôi chứ không có gì!
Các con thấy, năm cái giới kia là giới làm người rồi. Thì như vậy là các con sẽ thực hiện được một cái cuộc sống mà trong một ngày, trong cuộc sống các con thì trong một ngày, thì các con thấy hạnh phúc vô cùng! Mình đã làm người được trong cái tiêu chuẩn năm, mà còn lại gieo được cái duyên làm thánh ở trong cái phần ba giới kia.
Đó thì các con nghĩ rằng, dù như thế nào thì các con cũng vẫn… đâu có gì. Ngày hôm đó giao cho gia đình, ai nấu cơm làm gì làm. Còn bây giờ, tôi chỉ ngày đó tôi đến tôi xin một bữa cơm thôi. Trưa tôi đến tôi xin đồ ăn. Phải không? Các con ăn bữa cơm đó xong các con lên trên gác của các con. Các con ở trên đó yên tịnh, để mà giữ thân tâm của mình. Để mà sống như Phật, giữ thân tâm thanh thản an lạc, vô sự.
Có mỗi tâm niệm gì, suy tư lo lắng thì mình dùng các pháp quán, mình đẩy lui nó ra. Tác ý đẩy lui làm cho tâm hồn mình trở về thanh thản. Sau khi một ngày đó các con xả Bát Quan Trai, xả tám giới, các con sống bình thường. Sống bình thường có nghĩa là trong những cái hình ảnh của những cái ảnh hưởng của cái ngày mình tu tập đó, nó còn lại của mình đó chứ không phải là tôi xả ra rồi tôi…luông tuồng đâu.
(1:27:52) Trong những cái ngày tu tập đó, tôi trong những cái ngày mà thọ Bát Quan Trai nó còn ảnh hưởng rất tốt của nó. Khi mình sống, mình vẫn ngăn ác, diệt ác. Người ta chửi mình vẫn không có phiền não, mình cũng biết cách chứ.
Do đó, mình vẫn đem lợi ích cho cuộc sống. Chứ không phải nói tôi tu, ngày thọ Bát Quan Trai đó. Tôi thanh tịnh, tới chừng ra ngoài, tôi đụng ai cũng đánh lộn hết, thì cái chuyện đó không phải đâu! Thực hiện ở trong thọ Bát Quan Trai để cho nó thấm nhuần. Khi mà ra, người ta chửi mình, mình im lặng, mình không có giận hờn, không có thù oán họ mà mình thương lại họ.
Đó là cách thức của mình tu theo đạo Phật. Giúp cho cuộc sống của mình càng ngày nó càng hòa thuận. Càng ngày nó càng đem lại cái cuộc sống lợi ích cho mình cho người.
Phật tử: Bạch Thầy, xin Thầy đọc cho tụi con cái bài kệ mà, khi thọ thực ăn ngọ đó Thầy. Cái bài đó, con có một lần được nghe trong 61 cuộn băng thì con không biết nó ở đâu? Xin Thầy đọc lại. Bài đó nó rất là hay!
Trưởng lão: Cái bài mà trước khi thọ thực để mà.
Phật tử: Cái bài mà có câu “Người nông phu khó khổ” đó Thầy. Thầy đọc chung với cái giọng Thầy nghe hay quá.
Trưởng lão: Thôi, bây giờ Thầy không có đọc thơ nữa. Để rồi Thầy sẽ cho cái bài đó, nó nằm ở trong cái thời khóa tu tập của đức Phật. Thì tất cả những cái bài đó đều được ghi chép ở trong đó. Thầy sẽ cho mấy con về mấy con đọc.
Chứ bây giờ bắt Thầy đọc, chắc mệt Thầy. Coi như là trong cái thời, trong cái khi mà Thầy giảng, Thầy có đọc cái bài này.