00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(26:23)

(26:23) Trưởng lão: Có gì không con?

Tu sinh 2: Kính bạch Thầy! Con hỏi là bây giờ cái trạng thái tưởng thì đã đành nhưng mà chúng con tu tập theo pháp môn của Thầy đang chỉ dạy là Tứ Chánh Cần đây thì Thất Giác Chi nó cũng có xuất hiện?

Trưởng lão: Có chứ!

Tu sinh 2: Cái lực của Thất Giác Chi nó cũng xuất hiện nhưng mà nó yếu rồi. Ví dụ như là Tinh Tấn Giác Chi thì nó sẽ đưa đẩy cơ thể của mình nhưng mà cái ý thức con vẫn biết. Hay là cái Hỷ Giác Chi nó xuất hiện con vẫn biết đây là Hỷ Giác Chi nhưng không làm sao mà kéo dài nó ra được. Hay đây là Xả Giác Chi thì con vẫn biết đây là Xả Giác Chi nhưng mà không kéo dài được như là những người chứng đạo. Thì cái đấy có phải là tưởng không?

Trưởng lão: À nó không phải tưởng con! Bởi vì nó có xuất hiện. Nhưng mà nó xuất hiện có một khoảng thời gian rồi nó mất. Nó không phải tưởng.

Còn cái tưởng đó nó làm kỳ lạ lắm. Nó làm kỳ lạ. Còn cái, trong cái sự tu tập con xả cái tâm nó vô lậu được phần nào thì nó có hiện ra cái giác chi của nó phần nấy. Cái Khinh An Giác Chi, cái Hỷ Giác Chi của nó, nghĩa là con xả được cái tâm vô lậu nó bớt, nó giảm thì nó phải có sự khinh an, hỷ lạc của nó thôi. Mà khinh an, hỷ lạc của nó nó thuộc về giác chi rồi, tức là năng lực của nó. Nó thanh tịnh được cái nào nó phải có cái nấy nó ra thôi.

Tu sinh 2: Kính bạch Thầy! Là nếu như vậy một là cái tâm mình nó có xả, mà muốn kéo dài để tập trung toàn lực vào cái Xả Giác Chi, nuôi cho cái Xả Giác Chi nó mạnh lên, xả từng giác chi một. Để khiến cho cái giác chi, mỗi một giác chi dần dần nó tăng trưởng lên.

Trưởng lão: Không được! Cái đó tự nó mình xả tâm nhiều thì nó, mình phải dùng cái pháp Như Lý Tác Ý, mình tác ý mình thấy ờ trên cái pháp này mình tập mà nó có hiện ra cái đó thì cứ ở trên cái pháp này mà tập thì nó sẽ cái kia nó hiện ra, dài ra. Chứ không phải là mình dừng cái đó được.

Tu sinh 2: Nó cứ xuất hiện cùng một lúc với nhau luôn?

Trưởng lão: À nó xuất hiện cũng một lúc thì mình phải ôm cái pháp đó, mình giữ gìn cái pháp đó mình tập, thì cái này nó sẽ xuất hiện, nó kéo dài ra. Chứ không khéo nó bị mất đi. Ăn thua cái pháp mình tu mà nó hiện ra thì mình phải ôm cái pháp mình tu để cho nó hiện dài ra, nó tăng lên thì nói mới đúng được.

(28:20) Tu sinh 2: Bạch Thầy! Như là mình ngồi xả tâm như Thầy dạy thoải mái trên thân, thế là trạch pháp trước, thì Trạch pháp rồi đến Tinh tấn, rồi đến Khinh an, Khinh an rồi đến Hỷ, rồi đến Xả, mọi cái như thế nhưng mà nó không tài nào mà kéo dài được.

Trưởng lão: À thì mình phải vào cái Pháp Như Lý Tác Ý để cái vô lậu của mình, cái tâm lậu hoặc nó còn nhiều quá, nó không hết đó con. Thì bắt đầu bây giờ mình lo mình xả cái tâm lậu hoặc của mình. Mình ngồi mình mới nhìn lại cái ý của mình coi nó còn niệm ít, nhiều. Từ một giờ, hai giờ, ba mươi phút, một giờ, hai giờ, ba giờ. Cứ mình ngày ngày mình ngồi, mình kiểm tra từng cái ý niệm của mình để xem rồi mình xả, mình dùng cái pháp tác ý mình xả. Mình cứ ở trên cái pháp mình tu thôi. Như Lý Tác Ý mà. Để cho nó xả thì nó xả thì nó phải có hiện tượng của giác chi nó xảy ra thôi. Nhưng mà mình không quan trọng về vấn đề đó. Để khi mà nó tâm mình bất động hoàn toàn thì giác chi nó phải hoàn toàn, nó hiện đủ ra.

Chứ còn nó chưa hiện đủ ra mình cứ kẹt ở trong cái giác chi, mình thấy khinh an thôi mình ráng mình ôm khinh an này, mình kéo dài nó ra thì mình chết với nó. Tại vì đó là cái dục, cái dục của giác chi. Cái lòng dục của mình mình muốn giữ cái này. Nó sẽ mất hà, nó không có còn.

Tu sinh 2: Như vậy cái đấy là cái lực của giác chi hay là của tưởng?

Trưởng lão: Ờ không phải lực của tưởng con. Cho nên mình cố gắng mình cứ ở trên pháp mình tu thôi. Rồi khi mà nó đạt được cái thời gian mà nhất định của nó, tâm bất động được rồi. Thầy mới đưa vào cái pháp Tứ Niệm Xứ. Từ đó Thầy mới hướng dẫn con cách thức để tăng cái thời gian dài ra của Tứ Niệm Xứ thôi. Để nó hoàn toàn, để Tứ Niệm Xứ nó đạt được cái chất lượng của nó bảy ngày đêm được. Tức là tâm bất động bảy ngày đêm đó thì giác chi nó hiện đủ ra. Chứ bây giờ mình đừng theo giác chi mình tu, không được!


Trích dẫn - Ghi chú - Copy