LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 57
NHẬP DÒNG THÁNH KHÔNG CÒN TÂM SẮC DỤC
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Ngày giảng: 20/07/2008
Thời lượng: [54:33]
Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo
Số lượng: 65 pháp âm
(00:02) Trưởng lão: Con xá Thầy thôi con.
Tu sinh: Kính bạch Thầy con xin phép hỏi.
Trưởng lão: Rồi được rồi, con cứ ngồi đi con, Thầy không sao đâu con.
Tu sinh: Thưa Thầy kỳ rồi, con là bên Nam Tông. Con được coi sách Thầy nói về để mà, tu để mà về Năm thiền chi đó, hướng về cái hình tướng, cái học thức. Nhưng mà được Thầy dạy kỳ rồi nói về giới. Do đó mà con nghĩ như vầy không biết có đúng hay là trái ý Thầy đã dạy về Phật. Cái chữ giới này đó con liên tưởng đến là cái pháp tu Tứ Bất Hoại Tịnh. Là cái pháp này, đó là pháp của, là nó tu theo cái Bát chánh. Là để rời bỏ cái tâm tham, sân, si, nó không chi phối, nó đưa đến cái chánh trực, chánh trực đưa đến cái nghĩa tín thọ, pháp tín thọ, đưa tới thông qua đưa đến hỷ, đưa đến định tĩnh và cái tập diệt đưa đến cái pháp lưu. Cái pháp lưu này đó theo con nghĩ để dẫn đến ly dục, ly ác pháp. Mà đã ly dục, ly ác pháp được thì nó dẫn đến cái năm thiền chi. Mà đã năm thiền chi được mình mới giải thoát được cái năm triền cái. Do đó mà con nghĩ như vậy thì có đúng không?
Trưởng lão: Đúng chứ con. Đó là một cái đúng mà đâu có gì sai đâu. Bởi vì mình phải đi vào giới trước. Mình vào giới để cho mình có được cái tri kiến giới. Để cho mình ngăn mình diệt được, để cho mình xả được tâm của mình mình mới đi vào năm cái thiền chi mới được! Chứ còn năm cái thiền chi mà giới nó chưa xong thì vào năm thiền chi đâu được. Ly dục, ly ác pháp năm thiền chi đâu có được, đầu tiên thì mình cũng ly dục, ly ác pháp bằng giới nhưng mà nó chưa có năm thiền chi đâu. Ly dục hết cái thô tới cái vi tế rồi đó nó mới năm thiền chi nó mới hiện ra được. Đó, thì cái đó đúng con không sai đâu con.
(01:55) Tu sinh: Còn cái câu thứ hai con muốn hỏi. Bạch Thầy, con nghĩ là khi mà nhập được Sơ Thiền thì cái người nhập đó có thể biết bên ngoài mà cả biết bên trong. Còn từ Nhị Thiền mà trở đi đó thì có thể là bên ngoài không còn biết nữa. Nhưng mà ở bên trong thì con không được rõ lắm. Là cái người đó có chỗ thì nói là chỉ không còn tác nhân, mà chỉ còn có tri nhân thôi. Là tức là mình cái óc não mình không có điều khiển nữa mà chỉ có đứng coi như là thụ động quan sát thôi, đó là một cái ý. Còn một ý nữa là không có, cái tâm lúc đó bên trong, ở ngoài thì không biết rồi nhưng mà ở bên trong nó hoàn toàn không biết gì hết nữa. Như vậy là con không hiểu cái trường hợp này khi nhập định thì cái vị mà được nhập định đó là cái bên trong thì thế nào?
(02:49) Trưởng lão: À đây Thầy nói cho con thấy rõ ràng!
Bởi vì đó khi mà nhập Sơ Thiền đó thì mình phải ở trên cái trạng thái của Tứ Niệm Xứ rồi - Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự rồi. Tức là nó đang cảm nhận toàn thân nó như cái Định Niệm Hơi Thở nó sung mãn đó - "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở vô", phải không? Đó là cách thức để diễn tả, để nói lên. Chứ còn cái người mà người ta trên thân quán thân thì người ta cảm nhận rất rõ ràng, thì mình ở trên cái trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự của Tứ Niệm Xứ đó. Nó là cái trạng thái ly dục, ly ác pháp của Tứ Niệm Xứ. Đó nó cũng vô lậu rồi, nhưng mà nó chưa có đủ cái năng lực của giác chi. Nó chưa đủ năng lực giác chi, nó chưa đủ Tứ Thần Túc.
Thì trong lúc đó bây giờ nó muốn nhập Nhị Thiền đó là cái trạng thái của bất động của Tứ Niệm Xứ đó, nó phải khoảng thời gian nó phải bảy ngày, bảy ngày, bảy đêm. Chứ nó không thể nào mà nó chỉ có một giờ, hai giờ bất động, tâm thanh thản, an lạc, vô sự đó mà nó có đủ cái lực để nó bước qua cái giai đoạn của bốn thiền.
(03:52) Cái Sơ Thiền con thấy nó năm thiền chi đó. Con nói năm thiền chi là Sơ Thiền đó. Thì do đó mà nếu mà nó đủ được cái lực của bảy giác chi rồi, bởi vì nó phải sung mãn của cái bảy năng lực giác chi này nó đầy đủ rồi thì nó mới vào được cái Tứ Thánh Định. Mà Tứ Thánh Định thì cái Sơ Thiền phải là vào trước. Mà nó vào trước đó là nó không phải vào bằng cái ý thức của nó tác ý nó vào.
(04:15) Ví dụ như: "Tâm ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền", đó là cái câu tác ý của cái Sơ Thiền. Các con thấy Sơ Thiền thì nó nói: “Tâm ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền” thì khi vào Sơ Thiền thì năm thiền chi nó hiện ra: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất tâm. Nó có Tầm, có Tứ tức là nó có ý thức, nó hoàn toàn ở trong cái thiền chi đó, cho nên cái ý thức nó không mất. Cho nên nó vừa biết bên ngoài và vừa biết bên trong. Nó đang tỉnh thức, cái đó là đúng, ở Sơ Thiền thì đúng rồi.
Nhưng mà đến Nhị Thiền thì con thấy nó diệt Tầm, Tứ. Tầm, Tứ tức là ý thức chúng ta nó diệt sạch mà. Nó vào nó chỉ còn bên trong không hà. Mà nếu mà bên trong không đó thì hiện bây giờ đó, nếu mà nó không có Tứ Thần Túc, Định Như Ý Túc đó thì nó sẽ không đường ra. Nó không còn ý thức, bởi vì ý thức nó đã diệt rồi. Diệt Tầm, Tứ nhập Nhị Thiền mà. Con thấy rất rõ không? Cho nên con nói nó không biết ra ngoài mà nó biết bên trong. Nó biết vô trong là biết, cái biết nó đâu phải là ý thức. Mà là tưởng thức, tưởng uẩn.
Cho nên vì vậy mà đến Tam Thiền nó phải xả cái tưởng của nó nó mới nhập được Tam Thiền. Con thấy không? Cho nên Nhị Thiền thì nó còn cái tưởng, cho nên vì ý thức nó dừng, nó diệt Tầm, tứ nó dừng cho nên tưởng nó hoạt động, tưởng thức nó hoạt động nó biết, nó biết bên trong của nó là tưởng. Cũng như con ngủ thì con không thể biết bên ngoài, nhưng mà chiêm bao con vẫn thấy con tiếp xúc được trong giấc mộng chiêm bao con. Con hiểu chỗ đó chưa?
Cho nên cái tưởng nó đang hoạt động ở trong Nhị Thiền. Mà khi mà cái tưởng ở trong Nhị Thiền đó, thì có thể nói rằng nếu cái người đó họ dùng tưởng họ tác ý họ đi ra thì cũng có thể được, chứ không phải không được, nhưng mà họ đâu biết được.
Cho nên chỉ có Tứ Thần Túc đó, thì cái Định Như Ý Túc đó họ ở trong đó họ mới sử dụng họ đi ra. Cho nên khi nhập Sơ Thiền họ phải dùng Định Như Ý Túc họ vô, rồi họ ra họ cũng dùng cái Định Như Ý Túc họ ra. Chứ họ không dùng ý thức nữa. Mặc dù có Tầm, Tứ nhưng mà họ không sử dụng nó nữa. Họ dùng cái lực của vô lậu. Chứ họ, bởi vì tới mà cái Tứ Thiền Định rồi thì phải cái tâm vô lậu ở trên cái Tứ Niệm Xứ. Con thấy Tứ Niệm Xứ nó phải vô lậu. Nó cái chơn lý của nó rõ ràng là Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự rồi. Đó là vô lậu rồi.
(06:30) Mà khi nó vô lậu cho đến đúng cái thời điểm của nó, cái thời gian của nó đúng đó là bảy ngày. Như trong kinh Tứ Niệm Xứ nói: "Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm chứng đạo” mà. Bảy ngày kéo dài được rồi là chứng đạo. Chứng đạo tức là nó ở trên tâm vô lậu. Vô lậu là chứng đạo chứ không có gì hết. Con hiểu chưa?
Cho nên khi mà nhập Sơ Thiền thì ý thức nó còn thật, nó còn biết trong, biết ngoài, ý thức nó biết. Nó nghe trong tim, gan, phèo, phổi, tất cả mọi cái thân của nó đang hoạt động, nó biết hết. Mà ở bên ngoài chim kêu, chó sủa gì nó biết hết. Tầm, Tứ nó còn. Cho nên nó có năm chi thiền, nó rõ mà: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất tâm mà. Nó rõ! Nó có cái Nhất tâm. Mà nó đã biết trước sau, tất cả mọi cái nhưng mà âm thanh, sắc tướng không tác động được nó, nó không bị động. Nó nhập vô cái Sơ Thiền, nó không bị động.
Cho nên khi mà chúng ta tu tập đó chúng ta biết ly dục, ly ác pháp của Tứ Niệm Xứ, nó không phải là Tứ Thánh Định, không phải là Sơ Thiền. Tứ Niệm Xứ nó khác con, nó cũng ly dục, ly ác pháp mà nó ở trên trạng thái bất động tâm, thanh thản, an lạc, vô sự. Cái trạng thái nó không phải năm chi thiền.
Nhưng mà khi mà nhập Sơ Thiền thì nó có năm chi thiền, thì do đó nó năm chi thiền nó hiện rõ ra, đó là Sơ Thiền. Nhưng mà nó không sử dụng ý thức của nó trong cái Thiền Định đó đâu. Nó biết rất rõ, nó tỉnh biết rất rõ, do ý thức nó biết rất rõ nhưng nó không sử dụng mà nó sử dụng Định Như Ý Túc. Nó ra, nó vô, nó sử dụng Định Như Ý Túc.
Cho nên đến khi mà nó nhập Nhị Thiền thì nó diệt Tầm, Tứ, tức là ý thức nó bị diệt. Sáu thức nó bị diệt đó. Nó chỉ còn có tưởng thức nó chưa diệt. Cho nên nó ở trong cái trạng thái của tưởng. Nó biết của tưởng nên nó biết vô trong chứ không biết ra ngoài nữa. Cũng như con ngủ thì con không thể nào con thấy ra ngoài được, con thấy cảnh giới ra ngoài được. Nhưng mà con thấy, nằm chiêm bao con thấy cảnh giới trong giấc mộng con được, đó là thấy bên trong.
(08:15) Tu sinh: Con kính bạch Thầy là trong trường hợp như vậy đó là cái tâm của người nhập định đó, Định Như Ý Túc nó làm việc chứ không phải cái người đó làm việc nữa hả Thầy?
Trưởng lão: Ờ không! Cái người đó hết làm việc rồi con. Có cái Định Như Ý Túc làm việc. Bởi vì cái Định Như Ý Túc là cái lực vô lậu. À, coi như ý thức hoàn toàn là, bởi vì tất cả những cái này nó thuộc về vô lậu rồi, cho nên hoàn toàn là Tứ Thần Túc. Nó nhớ ở trong Tứ Thần Túc, nó biết Tứ Thần Túc chứ không phải ý thức phàm phu của chúng ta nữa.
Tu sinh: Nó tự động.
Trưởng lão: Bởi vì, tự động không. Nó tự động không.
Còn cái ý thức của chúng ta là nó ở trong cái hữu lậu. Cái ý thức của con còn là nó bị hữu lậu. Cho nên khi mà cái biết của chúng ta nó vô lậu hoàn toàn nó phải là Tứ Thần Túc. Còn cái ý thức chúng ta còn bây giờ là có lậu hoặc. Cho nên cái ý thức chúng ta là cái ý thức giới luật thì nó là tri kiến giải thoát cho nên vì vậy mà lậu hoặc tác động nó không được. Người ta ca hát, người ta cám dỗ mình thế này, thế khác, món ăn cám dỗ mình không thể cám dỗ được là qua cái ý thức của chúng ta: Giới luật!
Còn Tứ Thần Túc rồi thì khỏi có nói đi. Nghĩa là đồ ăn nó coi như là đồ bất tịnh, nó thấy rõ ràng bây giờ cái món ăn rất ngon không cám dỗ được nó đâu. Người phụ nữ rất đẹp không cám dỗ được nó đâu. Tứ Thần Túc, nó cũng sống bình thường y như người nhưng mà nó dùng Tứ Thần Túc rồi nó cũng sống như thường nhưng mà cái Tứ Thần Túc của nó là cái lực của vô lậu rồi, nó nhìn phụ nữ với nó không có một cái tâm mà sắc dục nó khởi lên một cái ý gì đối với người phụ nữ. Nó coi như là bình thường không có gì hết, nó khác rồi. Nó qua một cái vô lậu rồi nó khác xa lắc.
Bởi vì chưa có vô lậu mấy con chưa thấy đâu. Cái vô lậu rồi, nói cái ý thức của mình chứ sự thật ra nó là Tứ Thần Túc, cái hiểu biết của chúng ta bây giờ nó thuộc về Tứ Thần Túc. Ở vách đây nó kín vầy mà khi nó biết ở bên ngoài là nó thấy bên ngoài được hết. Cũng con mắt này mà cái vách này ngăn nó không được đâu, bởi vì nó thuộc là Tứ Thần Túc. Còn cái ý thức của mình nó bị ngăn. Cho nên từ cái chỗ mà hữu lậu đi sang vô lậu rồi nó có Tứ Thần Túc, trời tuyệt vời!
(10:22) Cho nên Thầy đưa mấy con đi vào chỗ Tứ Thần Túc là mục đích để cho mấy con có cái thấy biết của Tứ Thần Túc. Cái thấy biết của vô lậu. Của cái tâm vô lậu nó không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa.
Chứ bây giờ mấy con đang ở trong cái trạng thái mà tham, sân, si là hữu lậu rồi. Cho nên mấy con bị ngăn che đủ thứ, rồi cái ý thức của mấy con làm việc nó nhiều điều mấy con phải ngăn chặn, diệt cái này, cái kia đủ thứ để cho tâm mấy con mới được bất động.
Còn cái kia khỏi có ngăn chặn gì hết, không có cái pháp nào mà lôi cuốn họ được hết. Họ là vô lậu rồi cho nên không có lôi cuốn họ được. Họ hiểu biết bằng cái Tứ Thần Túc của họ hết. Cũng cái đầu này mà cái đầu của Tứ Thần Túc khác. Mà cái đầu này của hữu lậu, của dục, của ham muốn, của nghiệp lực thì nó khác con, cái gì nó cũng ham muốn hết, thấy món ăn ngon nó thèm. Nó kỳ cục.
Mà vô lậu rồi nó hết thèm. Nó thấy đồ bất tịnh không mấy con. Nó nhìn cái món ăn ngon của thiên hạ nó thèm đó lại là cái người mà vô lậu rồi nó nhìn cái món ăn nó là đồ bất tịnh hết. Nó sợ lắm mấy con. Con hiểu chưa?
(11:33) Tu sinh: Bạch Thầy con hỏi câu thứ ba.
Trưởng lão: Ừ, con hỏi đi.
Tu sinh: Là trong cái truyện trích, một vị Sa di là đệ tử của ngài Xá Lợi Phất. Mà khi cái vị này đương ngồi để mà sắp mà chứng đạo A La Hán thì Ngài Xá Lợi Phất sắp đi khất thực trở về. Do đó mà đức Phật hiện thần thông đến để mà chặn ngài Xá Lợi Phất lại, để hỏi vài ba câu để mà cho cái vị Sa di này chứng đạo quả. Là như vậy thì cái lúc đó thì trong kinh cũng nói là đức Phật làm cho cái thời gian cũng dừng lại nữa, cái thời gian mà ngọ đó. Để cho vì cái lòng từ mẫn của đức Phật muốn cho vị Tăng A La Hán này đừng có dùng cơm, khi ngài Xá Lợi Phất đem cơm về đó. Thành ra cũng làm cho dừng lại trật nhịp đó để cho vị Sa di này đắc quả rồi dùng cơm. Thì con, trong cái truyện này thì con thắc mắc hai điều.
Một điều thứ nhất, là cái vị Sa di này không chứng ngộ được ngày hôm nay thì ngày mai, ngày mốt, bữa kia hoặc là tháng này, năm khác ví dụ. Mà tại sao đức Phật lại hiện diện để mà chặn ngài Xá Lợi Phất lại để mà cho cái vị Sa di này chứng đạo A La Hán là một.
Cái thứ hai, là ông Xá Lợi Phất cũng là một vị A La Hán, cánh tay trái, cánh tay phải của đức Phật, là vị tướng quân chánh pháp, nhưng mà tại sao ngài Xá Lợi Phất không hiểu cái vị Sa di đệ tử của mình đang chứng quả A La Hán mà phải đức Phật phải đến để mà chặn lại. Thì cái đó hai điều con thắc mắc.
(13:19) Trưởng lão: Ừ, con thắc mắc như vậy là con không hiểu duyên. Cái nhân duyên của cái vị đệ tử của ông Xá Lợi Phất, đó là cái duyên của đức Phật, để giúp cho cái ông đệ tử đó chứng đạo. Cho nên cái duyên của người ta có với nhau, cho nên đức Phật phải thực hiện. Còn ông Xá Lợi Phất, là đệ tử của ông chứ cái duyên nó chưa có cái giờ chứng đạo, ông Xá Lợi Phất chưa đủ duyên để mà giúp ông đệ tử của mình chứng đạo. Cho nên đức Phật phải, biết chứ sao không biết, để cho ông Phật ông mới làm cái chuyện đó. Thầy trò người ta thông cảm chứ đâu phải như con mà không biết. Người ta biết.
Cũng như bây giờ, cái đám đệ tử của Thầy đó, Thầy biết rằng có cái chú kia là có cái duyên với con, phải không? Hay hoặc là đệ tử của con mà con biết là cái chú đó ngày hôm nay sẽ chứng đạo. Con phải đi như vậy để cho cái duyên của chú đó đó với Thầy, để cho Thầy trợ duyên cho chú đó, cho nên con biết, con mới đi cho ông Phật ông làm, chặn đứng cái thời gian đó lại để cho cái, nhờ cái duyên đó mà cái duyên của ông Phật với cái chú đệ tử của con đó nó mới chứng đạo. Con không biết được cái chuyện nhân duyên.
Nhân duyên của Phật với cái đệ tử của ông Xá Lợi Phất. Cho nên ông Xá Lợi Phất, đâu phải ông không biết. À khi nghe cái điều đó ta biết rồi, đây là cái về cái nhân duyên của nhau rồi. Không thể nào mà sai pháp được hết. Ông Xá Lợi Phất không thể nào mà trợ giúp cho ông đệ tử của mình ngay cái lúc đó mà chứng đạo được. Phải nhờ cái duyên, nhờ ông này có duyên với đức Phật. Ngày xưa có một bát cơm nào đó bây giờ đức Phật phải độ ông này. Cho nên làm cho ông Xá Lợi Phất chặn đứng, ông Xá Lợi Phất để cho ông này độ. Chứ không phải là ông Xá Lợi Phất không biết đâu. Bởi vì người ta chứng đạo rồi người ta vô lậu thì cái Tam Minh đều người ta có như nhau hết. Người ta thông suốt nhau hết. Ờ, bây giờ cái ông đệ tử của tui đó có duyên với Phật thì Phật hãy giúp đỡ giùm cho tui, bữa nay tui giả đò tui đi cái đã.
(15:09) Tu sinh: Bạch Thầy! Mà trong trường hợp cái vị Sa di này nếu mà bữa nay không đắc đạo thì bữa khác cũng có thể đắc đạo được?
Trưởng lão: Không phải con!
Cái duyên đó, cái thời điểm đó nó phải tới. Cái quy luật của nhân quả nó tập trung cái số người, cái số người đến chiếc xe đó để mà tai nạn giao thông nó xảy ra. Mỗi người ở nơi, nó phải tập trung vô đó. Cái quy luật của chứng đạo nó không phải là đợi ngày mai, ngày mốt được đâu. Nó chứng đạo, nó phải cái ngày đó. Cũng như mấy con Thầy muốn chứ không, phải nói rằng đúng cái ngày giờ của mấy con chứng đạo chứ không phải là muốn được đâu. Nó có cái thời gian.
(Có gì không con? Rồi, rồi được rồi, để Thầy dạy chút xíu nữa con. )
(15:48) Tu sinh: Con kính bạch Thầy!
Trường hợp ở trong kinh của Nam Tông con có coi đó thì, có cái vị mà nam hoặc nữ gì đó đã là Tu Đà Hoàn rồi mà tại sao còn đi lấy vợ lấy chồng? Là một.
Cái thứ hai nữa, cái vị Tu Đà Hoàn các vị có phải là đã đắc quả trong những kiếp trước, bây giờ kiếp sau mà đầu thai lại thì mà đi lấy vợ, lấy chồng thì con không nói. Nhưng mà nếu mà tại hiện kiếp mà đi lấy vợ, lấy chồng vậy con không đồng ý cái điểm đó. Bởi vì theo con tu cụ túc giới đó, thì ngay cả một người phàm tăng thọ cụ túc giới là đã cấm hành dâm rồi, là gọi là vị triệt thai. Nhưng mà tại sao trong kinh nói cái trường hợp đó thì con rất thắc mắc cái điểm đó?
Trưởng lão: À thắc mắc, bây giờ con nói Tu đà hoàn là nhập lưu, nhập vào dòng Thánh chứ gì?
Thánh mà còn dâm dục thì Thánh sao mà nhập. Đâu có được. Bởi vì kinh đó là kinh nói không đúng. Con muốn vào dòng Thánh mà con dâm dục, mà còn có vợ thì thôi. Còn phàm phu thì chưa có được.
Tu sinh: Dạ! Cái vị Tỳ khưu mới xuất gia còn phàm đã cấm rồi.
Trưởng lão: Một cái ý mà khởi dâm là đâu vào dòng Thánh người ta được. Gọi là Tu đà hoàn là nhập vào dòng Thánh mới là cái quả Tu đà hoàn. Con hiểu không?
Mà quả Tu đà hoàn là vào dòng Thánh rồi. Người ta nhập vào dòng Thánh là cái mục đích gì? Là năm giới người ta thanh tịnh, mười giới Sa di người ta thanh tịnh, người ta không phạm đâu. Không phạm của ý chứ không phải không phạm của cái miệng của mình không chọc ghẹo phụ nữ. Con hiểu không? Không rờ tóc phụ nữ đâu. Cái chuyện đó mà thô không có được đâu. Cái ý này thấy phụ nữ mà như là thấy một người nam chứ không có khởi cái ý dâm dục đâu, thì như vậy người ta mới nhập vào dòng Thánh.
Còn mình ngồi đây mà thấy phụ nữ đi, trời cô này đẹp quá thì cái đó là còn phàm phu. Cái đó Thánh không có được.
Tu sinh: Của ngoại đạo nó xen vô để nó hạ bệ cái vị Thánh của đức Phật.
Trưởng lão: Đúng rồi! Bởi vậy cái chuyện đó là của ngoại đạo, nó nhiều cái chuyện nó đưa vô, nó đặng nó hạ những đệ tử của đức Phật. Đã nhập lưu rồi, mấy ông đó nghĩ nhập lưu là vào dòng Thánh rồi, mà Thánh mà còn đi ra cưới vợ, trời đất! Cưới vợ làm cái gì đây?
(18:06) Tu sinh: Nhưng mà con cũng thắc mắc cái điểm này. Ví dụ cái vị đó là Tu đà hoàn, nhưng mà hết tuổi thọ vị đó mất đi, rồi cái kiếp thứ hai, thứ ba đó vị đó có lấy vợ, lấy chồng không?
Trưởng lão: Không! Đã nhập dòng Thánh thì bao đời nó cũng dòng Thánh thôi. Đã vào dòng Thánh rồi thì đừng có nói là tôi đi đầu thai trở lại. Bây giờ vào dòng Thánh rồi nó không có còn, con nên nhớ là muội lược là nó chỉ còn, đức Phật đã nói khi nào cái tâm tham, sân, si của mình mà trong cái tâm tham ái, tham dục của sắc dục rồi mà nó đã muội lược rồi thì nó không còn tương ưng với ai, làm sao đi tái sanh? Nó muội lược thôi chứ chưa phải hết đâu.
Còn này ta nhập dòng Thánh là người ta không có còn, ta là Thánh ta không có còn dục thì làm sao mà còn tái sanh? Mấy người nói tui vào dòng Thánh mà tui còn tái sanh thì cái chuyện đó phi lý. Là Thánh thì không bao giờ còn tái sanh! Có ai ở xung quanh chúng ta mà, một cái người mà ở trong cái trạng thái đó không? Mà còn ở trong trạng thái họ còn lấy vợ sao mà đẻ? Đẻ con! Thì làm sao mà có sự tương ưng mình đi sanh ra được làm con người ta.
Cho nên bây giờ ở xung quanh mình bây giờ có cái người nào mà nhập vào dòng Thánh rồi mà họ còn có vợ con không? Không có! Nếu họ không có vợ con thì làm sao mà mình tương ưng với họ? Mình chết mình bỏ nè.
Thầy vào dòng Thánh rồi phải không? Thầy Tu đà hoàn rồi. Thầy chưa, mấy quả kia chưa có, mà Thầy vào dòng Thánh rồi. Thì bắt đầu bây giờ Thầy chưa có đủ cái sức, thì Thầy ở trong cái trạng thái của tưởng Thầy tu tập tiếp chứ đâu có mất cái điều này đâu. Đức Phật đã nói trong kinh Tăng Chi rõ ràng mà.
Khi muội lược tham, sân, si rồi, thì cái tâm sắc dục nó không còn, nó vào dòng Thánh rồi. Thì lúc bây giờ ở cõi Trời mà tu tiếp tục. Cõi Trời là cõi tưởng của chúng ta chứ đâu. Thì đức Phật nói liễu tri là ba mươi ba cõi Trời là cõi tưởng. Có phải, ở cõi Trời là ở cõi tưởng. Thì cái tưởng của chúng ta nó tiếp tục nó tu thì cái thân của người đó nằm chết đó chứ còn sự thật ra cái tưởng nó hoạt động chứ nó đâu phải mất. Họ tiếp tục họ tu tới chứng quả vô lậu thôi, chứng quả A La Hán.
Cho nên nhập dòng Thánh thì không có mất rồi, nó muội lược hết tham, sân, si rồi, nó không có đi tái sanh nữa đâu, nó không có, không có ai còn tương ưng với nó mà sanh nó làm con nó được. Cho nên nói nhập lưu rồi.
Trời đất ơi nói mấy con không có hiểu chỗ này. Kinh của Phật nói rõ ràng rồi. Đừng có đưa cái này mà nói cái ông mà vào dòng Thánh rồi mà còn đi tái sanh, mấy người nói sai! Ông Phật đâu có chấp nhận cái điều đó đâu.
Mấy người cứ tính đi, vào dòng Thánh là không còn có dâm dục. Mà không dâm dục thì làm sao có một người bên ngoài mà có vợ mà đẻ tui được? Vì ông có vợ là ông còn dục mà làm sao mà ông tương ưng với tui được? Tui không dục mà ông dục mà tui vô trong bụng ông được sao? Con hiểu chỗ đó chưa? Nó có phải tương ưng, nó phải giống nhau, nó mới đi tái sanh nhau được.
Còn bây giờ mình không giống nhau thì bây giờ chỉ còn có ở cõi tưởng thôi chứ làm sao mà, chỉ có cõi tưởng thôi, chứ không có gì khác được hết. Thì cái người đó phải ở trong cái cõi tưởng này mà thực hiện đó trong cái tưởng thức của mình mà tu. Mặc dù cái thân này nó, cái ý thức nó bị hoại rồi, nó bị chết rồi nhưng mà cái tưởng nó không chết, nó sẽ tiếp tục nó tu.
(20:58) Tu sinh: Bạch Thầy! Thầy nói cõi tưởng như vậy là cõi tưởng là vô hình, mà Thầy không chủ trương vô hình, như vậy là… cái gì?
Trưởng lão: Nó không vô hình nó là cái từ trường mà. Nó không có linh hồn! Nó không có linh hồn! Mà nó có từ trường.
Bây giờ Thầy nói ra, con nói ra có từ trường. Cái đó là linh hồn sao? Bây giờ Thầy còn sống, con còn sống đây mà cái đó nó có đó. Vì vậy nó từ trường à. Cái đó là nó linh hồn sao?
Bây giờ Thầy với con nói đây là nó sẽ phóng xuất cái hình ảnh, nó lưu lại trong cái không gian này. Thì đó gọi là từ trường. Tại vì cái từ trường. Thì cái khi mà một cái người đó chết rồi họ sử dụng cái từ trường, đâu có phải là cái từ trường đó là cái linh hồn đâu.
Cũng như bây giờ Thầy tác ý nè, Thầy tác ý, ý thức Thầy tác ý nè: "Thọ là vô thường cái đầu nhức này phải đi đi! Tham, sân, si là ác pháp phải rời khỏi thân ta đi". Thầy dùng ý thức Thầy tác ý chứ gì. Nhưng cái từ trường phóng ra. Bây giờ Thầy chết rồi, cái từ trường Thầy cứ tác ý hoài. Có phải không? Tác ý tới chừng cái tâm tham, sân, si hoàn toàn nó vô lậu, hoàn toàn Thầy chứng đạo chứ Thầy đâu có còn đi tái sanh nữa. Cái từ trường tác ý chứ đâu phải cái thế giới siêu hình.
(22:01) Tu sinh: Dạ kính bạch Thầy! Trong trường hợp mà trong kinh đề cập nói chư Thiên, nói Ngạ quỷ, nói A-tu-la thì cái đó là về cái gì?
Trưởng lão: À nói cái đó, ví dụ như bây giờ nói A tu la, nó là Ngạ quỷ tức là cái niệm ác trong đầu của mình: “Phải dừng xuống!”. Còn bây giờ nói chư Thiên thì đây là cái niệm thiện: “Xả đi! Tao biết rồi đừng có nhại đi, nhại lại”. Ở trong kinh Tương Ưng Phật dạy cái này, xả tâm này quá rõ rồi. Chứ đâu phải có cái cõi A tu la, có cõi này. Sân lên thì đó là A tu la chứ gì. Lục đạo nó liên tục, liên tục nó thay đổi trong con người, luân hồi mà. Con bây giờ con bình thường con không sân, lát nữa con sân thì đó là con rơi vào A tu la rồi. Con hiểu không? Nó luân hồi liên tục ở trong cái trạng thái của con người. Lo lắng, sợ hãi, tham muốn cái này kia, rồi thèm muốn ăn cái này kia nó là Ngạ quỷ. Tất cả những cái này đều là nó ở trong lục đạo luân hồi.
(23:00) Tu sinh: Bạch Thầy! Con hỏi câu chót là trong trường hợp của con. Con đi dạo mát, con không có kinh hành, con không có tọa thiền gì hết. Nhưng mà lúc đó thì con cũng nhìn thấy cảnh vật bên ngoài vậy. Nhưng mà như không vầy, cái thân con thấy rất là khinh an, mà cái tâm con lại lúc đó nó chỉ nghe cái hơi thở mà giống như con mèo nó thở khì khì mà nó nũng nịu mình ở bên một lỗ tai thôi. Mình cái hơi thở đó trong lúc đó không có con mèo mà cái hơi thở…
Trưởng lão: Nghe nó thở rò rè, rò rè…
Tu sinh: Con biết hơi thở ở lỗ tai đó, nó khác nhau nó không phải giống nhau. Con chú tâm ở vào cái hơi thở đó. Nhưng mà con đi khoảng chừng hai mươi lăm thước, con tác ý nơi khác, con phóng tâm thì cái trạng thái đó mất. Cái đó là hiện tượng gì?
Trưởng lão: Cái hiện tượng của tưởng. Nó không phải cái ý thức của con thì nó có hiện tượng khác lạ mà con đã nghe thì tưởng nó làm ra chứ không ai làm ra cái đó. Nó là cái trạng thái của tưởng. Cũng như bây giờ con nghe nó khọt, nó thở như con mèo rò rè, rò rè trong lỗ tai con. Thì sự thật ra con tác ý cái, nó mất đi. Thì đó là cái trạng thái của tưởng nó thở. Chứ không phải là cái gì hết, không phải có cái linh hồn con đang thở cái kiểu đó, không có đâu. Linh hồn mà nó còn thở, đâu có bao giờ.
Tu sinh: Mình thấy như nó có cái hơi thở như vậy nhưng mà giống như trường hợp không phải là cái tâm mình nó đương định trên thân, nó không có chú tâm về vấn đề khác mà nó lại chú tâm về cái vấn đề đó.
Trưởng lão: Ờ nó không phải đâu, cái tưởng nó hiện ra thì tức là cái biết của con là cái biết của tưởng nghe nó rò rè, rò rè đó vậy chứ là cái tưởng của con thôi chứ hoàn toàn, cái ý thức của con hoàn toàn nó dừng lại để nó nhường cho cái tưởng làm việc. Con cứ tưởng là ý thức của con chứ sự thật không phải. Khi mà con tác ý ra, nó tỉnh lại, cái đó nó mất đi đó là bây giờ ý thức của con nó trở về làm việc rồi.
Bởi vì cái tưởng với cái ý thức của con nó dễ thay đổi với nhau lắm. Cái này nó làm việc là cái kia nó dừng con không hay gì hết. Bởi vậy người ta rất sợ cái tưởng. Là nó thay đổi không biết, chứ phải chi nó thay đổi mình biết, đó ờ cái bây giờ nó làm tưởng nè, thì nó dễ. Đằng này nó thay đổi không biết gì hết hà. Nó thấy cũng biết, nhưng mà không ngờ là cái tưởng. Không ngờ là cái tưởng.
(25:08) Cho nên nó có một cái gì nó lạ, nó không bình thường của con là bị tưởng hết. Cái gì lạ ở trong thân con mà hiện ra nó là tưởng. Cũng như con thấy người ta ngồi thiền mà thấy định tướng, thấy khói trắng hay hoặc là màu xanh, màu đỏ, màu vàng gì, cho nó định tướng chứ gì? Tưởng nó xuất hiện chứ cái gì mà định tướng. Mấy người định cái gì? Nó chưa có Định thần túc mà là sao mà định?
Định của Phật nó rõ ràng, nó bốn cái định của người ta rõ ràng. Nó phải vô cái Sơ Thiền bằng cái Tứ Thần Túc chứ đâu phải vô bằng cái ý thức hoặc bằng cái sự nhiếp tâm của mấy người đâu. Mấy người làm điên, mấy người cứ ở đó. Nó hoàn toàn là cái tưởng thôi. Như vậy không có được.
Mấy con, mấy con nghe Thầy nói rồi mấy con lưu ý! Hoàn toàn chúng ta rất là gần gũi với bên cái tưởng lắm đấy mấy con. Tu tập dễ sai lắm chứ không phải dễ. Mà hầu hết là các sư, các thầy tu đều bị cái trạng thái tưởng hết mấy con. Rất tội mấy con. Mà người ta cứ ngỡ đó là mình tu đúng mấy con.
Bởi vì từ thầy tổ dạy cho đến bây giờ không có ai gỡ người ta, người ta làm sao người ta biết được. Chỉ có một người tu xong có Thiền Định rồi, người ta nhập được định, người ta mới thấy được những cái trạng thái này. Nó không còn cái chỗ nào người ta không thấy, người ta mới biết ra. Chứ còn không khéo người ta cũng không có biết được. Nó vô hình vô cùng lắm.
(26:23) Trưởng lão: Có gì không con?
Tu sinh 2: Kính bạch Thầy! Con hỏi là bây giờ cái trạng thái tưởng thì đã đành nhưng mà chúng con tu tập theo pháp môn của Thầy đang chỉ dạy là Tứ Chánh Cần đây thì Thất Giác Chi nó cũng có xuất hiện?
Trưởng lão: Có chứ!
Tu sinh 2: Cái lực của Thất Giác Chi nó cũng xuất hiện nhưng mà nó yếu rồi. Ví dụ như là Tinh Tấn Giác Chi thì nó sẽ đưa đẩy cơ thể của mình nhưng mà cái ý thức con vẫn biết. Hay là cái Hỷ Giác Chi nó xuất hiện con vẫn biết đây là Hỷ Giác Chi nhưng không làm sao mà kéo dài nó ra được. Hay đây là Xả Giác Chi thì con vẫn biết đây là Xả Giác Chi nhưng mà không kéo dài được như là những người chứng đạo. Thì cái đấy có phải là tưởng không?
Trưởng lão: À nó không phải tưởng con! Bởi vì nó có xuất hiện. Nhưng mà nó xuất hiện có một khoảng thời gian rồi nó mất. Nó không phải tưởng.
Còn cái tưởng đó nó làm kỳ lạ lắm. Nó làm kỳ lạ. Còn cái, trong cái sự tu tập con xả cái tâm nó vô lậu được phần nào thì nó có hiện ra cái giác chi của nó phần nấy. Cái Khinh An Giác Chi, cái Hỷ Giác Chi của nó, nghĩa là con xả được cái tâm vô lậu nó bớt, nó giảm thì nó phải có sự khinh an, hỷ lạc của nó thôi. Mà khinh an, hỷ lạc của nó nó thuộc về giác chi rồi, tức là năng lực của nó. Nó thanh tịnh được cái nào nó phải có cái nấy nó ra thôi.
Tu sinh 2: Kính bạch Thầy! Là nếu như vậy một là cái tâm mình nó có xả, mà muốn kéo dài để tập trung toàn lực vào cái Xả Giác Chi, nuôi cho cái Xả Giác Chi nó mạnh lên, xả từng giác chi một. Để khiến cho cái giác chi, mỗi một giác chi dần dần nó tăng trưởng lên.
Trưởng lão: Không được! Cái đó tự nó mình xả tâm nhiều thì nó, mình phải dùng cái pháp Như Lý Tác Ý, mình tác ý mình thấy ờ trên cái pháp này mình tập mà nó có hiện ra cái đó thì cứ ở trên cái pháp này mà tập thì nó sẽ cái kia nó hiện ra, dài ra. Chứ không phải là mình dừng cái đó được.
Tu sinh 2: Nó cứ xuất hiện cùng một lúc với nhau luôn?
Trưởng lão: À nó xuất hiện cũng một lúc thì mình phải ôm cái pháp đó, mình giữ gìn cái pháp đó mình tập, thì cái này nó sẽ xuất hiện, nó kéo dài ra. Chứ không khéo nó bị mất đi. Ăn thua cái pháp mình tu mà nó hiện ra thì mình phải ôm cái pháp mình tu để cho nó hiện dài ra, nó tăng lên thì nói mới đúng được.
(28:20) Tu sinh 2: Bạch Thầy! Như là mình ngồi xả tâm như Thầy dạy thoải mái trên thân, thế là trạch pháp trước, thì Trạch pháp rồi đến Tinh tấn, rồi đến Khinh an, Khinh an rồi đến Hỷ, rồi đến Xả, mọi cái như thế nhưng mà nó không tài nào mà kéo dài được.
Trưởng lão: À thì mình phải vào cái Pháp Như Lý Tác Ý để cái vô lậu của mình, cái tâm lậu hoặc nó còn nhiều quá, nó không hết đó con. Thì bắt đầu bây giờ mình lo mình xả cái tâm lậu hoặc của mình. Mình ngồi mình mới nhìn lại cái ý của mình coi nó còn niệm ít, nhiều. Từ một giờ, hai giờ, ba mươi phút, một giờ, hai giờ, ba giờ. Cứ mình ngày ngày mình ngồi, mình kiểm tra từng cái ý niệm của mình để xem rồi mình xả, mình dùng cái pháp tác ý mình xả. Mình cứ ở trên cái pháp mình tu thôi. Như Lý Tác Ý mà. Để cho nó xả thì nó xả thì nó phải có hiện tượng của giác chi nó xảy ra thôi. Nhưng mà mình không quan trọng về vấn đề đó. Để khi mà nó tâm mình bất động hoàn toàn thì giác chi nó phải hoàn toàn, nó hiện đủ ra.
Chứ còn nó chưa hiện đủ ra mình cứ kẹt ở trong cái giác chi, mình thấy khinh an thôi mình ráng mình ôm khinh an này, mình kéo dài nó ra thì mình chết với nó. Tại vì đó là cái dục, cái dục của giác chi. Cái lòng dục của mình mình muốn giữ cái này. Nó sẽ mất hà, nó không có còn.
Tu sinh 2: Như vậy cái đấy là cái lực của giác chi hay là của tưởng?
Trưởng lão: Ờ không phải lực của tưởng con. Cho nên mình cố gắng mình cứ ở trên pháp mình tu thôi. Rồi khi mà nó đạt được cái thời gian mà nhất định của nó, tâm bất động được rồi. Thầy mới đưa vào cái pháp Tứ Niệm Xứ. Từ đó Thầy mới hướng dẫn con cách thức để tăng cái thời gian dài ra của Tứ Niệm Xứ thôi. Để nó hoàn toàn, để Tứ Niệm Xứ nó đạt được cái chất lượng của nó bảy ngày đêm được. Tức là tâm bất động bảy ngày đêm đó thì giác chi nó hiện đủ ra. Chứ bây giờ mình đừng theo giác chi mình tu, không được!
(30:02) Trưởng lão: Con!
Tu sinh Thiện Tâm: Dạ kính bạch Thầy!
Con là Thiện Nhân xin phép được kính hỏi Thầy. Khi Như Lý Tác Ý là: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Được khoảng một thời gian đó thì nó móng cái vọng niệm, nó xẹt ra. Thì nếu mà không khéo đó thì những cái niệm, thất niệm như vậy đó, tạp niệm như vậy nó sẽ kéo từng dòng suy nghĩ. Như vậy con kính hỏi Thầy đó có phải là cái tưởng thức nó xen vào không? Cái vọng niệm, cái tưởng thức nó liên quan nhau như thế nào? Mà nếu mà con đang mất Như Lý Tác Ý, rồi con mất Chánh Niệm, con không giữ được Chánh Niệm, mà bị cái dòng suy nghĩ nó kéo đi như vậy mà nếu là cho đó là cái trạng thái tưởng thức thì cái gì nó làm cho mình quay trở lại vào cái nhiếp tâm để mà tác ý trở lại? Dạ con xin hỏi Thầy?
Trưởng lão: Ừm! Cái ý thức của chúng ta nó có hai phần. Một mặt nó là thiện, một mặt nó là ác. Cho nên thường thường đó khi mà chúng ta hiểu Phật pháp rồi thì ý thức của chúng ta nó tự nó đấu tranh với nhau. Cái mặt anh thiện này, cũng cái ý thức chúng ta thiện nó nổi lên, mà cái anh ác nó nổi lên thì hai bên nó đấu tranh nhau. Nó nói mày nói sai, nói trật không đúng. Cái này nó đấu tranh cái kia, cái kia nó đấu tranh cái nọ. Nhưng mà sự thật nó có một cái mà thôi.
Cái vọng niệm của con nó cũng thuộc về ý thức. Ý thức nó khởi niệm, chứ không phải là tưởng. Tưởng là nó hiện ra một cái trạng thái khác. Vì vậy mà người ta nói vọng tưởng. Là tại vì mình ngồi đây mà mình nhớ lại cái chuyện năm xưa, năm rồi. Nó tưởng, nó nhớ lại. Con hiểu không? Tức là ở trong cái kho tàng mình huân tập đó, nó nhớ ra, rồi nó mới khởi ra. Mà nó khởi ra thì mình thiếu cái sự tĩnh giác của mình đó thì mới lôi mình suy nghĩ một lúc, rồi mình nhớ lại thì mình tác ý thì nó dừng lại. Thì mình trở về trạng thái bất động bình thường. Đó là một cái ý thức mà nó hai mặt, mặt thiện và mặt ác.
Hiện giờ mình đang rèn luyện cái ý thức chúng ta ở trong thiện pháp, cho nên vì vậy mà cái mặt ác nó hiện ra thì cái ý thức thiện nó quán, nó tư duy, nó xả cái niệm ác của nó đi. Để nó đem lại cái sự bất động, thanh thản, an lạc, vô sự của nó. Cho nên nó thường thường nó một mình nó mà nó đấu tranh. Nó làm cho chúng ta thấy như hai mặt. Cũng như cái ý thức rồi cái tâm.
Sự thật ra cái tâm là sáu cái thức như Thầy đã nói mà. Sáu cái thức mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thức của mình đó, nó gồm lại nó gọi là tâm. Còn cái ý thức chúng ta nó hay khởi niệm này, niệm kia đó gọi là ý thức. Còn nó duyên theo các cái âm thanh ở ngoài rồi nó khởi cái niệm theo âm thanh đó, thì nó cũng là thuộc về ý thức. Nhưng nó duyên theo cái âm thanh của cái nhãn thức, nó thấy hình sắc hoặc là nó thấy âm thinh. Thì nó nghe âm thinh mà nó duyên theo, đó là nó khởi theo cái niệm đó thì cái ý thức nó làm việc theo cái thức của nhãn thức hay nhĩ thức. Nó duyên theo sáu cái trần của nó mà nó làm việc. Cho nên cái ý thức nó làm việc rộng lắm. Nhưng mà nó làm việc theo sau cái thức của nó, trong cái nhóm sáu thức của nó. Cho nên nhóm nó gồm lại thì chúng ta gọi là tâm.
Nhưng mà hiện giờ chúng ta biết ý thức chúng ta nó có hai mặt. Mặt thiện và mặt ác. Ngày xưa nó không biết thì nó toàn là ác. Mà nó ác nhiều, thiện ít. Còn hôm nay nó thì nó thiện nhiều mà ác ít. Con hiểu không? Lần lượt nó, lần lượt nó dẹp hết cái ác thì nó còn toàn thiện. Mà toàn thiện thì nó là vô lậu.
(33:17) Rồi hiểu không, mấy con còn hỏi gì nữa không? Rồi rồi… Con… rồi.
Tu sinh 4: Mô Phật! Kính bạch Thầy!
Đề tài về con cũng mong sống độc cư được cái vấn đề thùy miên mà thùy miên hay tới thăm. Bạch Thầy, cho con hỏi là trong đoạn kinh Thầy có dạy là "thân ngủ mà tâm không ngủ". Thì xin bạch Thầy làm sao mà tu tới đâu mà tới trạng thái đó hoặc là làm sao mà "thân ngủ mà tâm không ngủ"?
Trưởng lão: À muốn tu được mà "thân ngủ mà tâm không ngủ", rõ ràng mấy con, nó rõ ràng.
Bởi vì khi mà con tu tập Tứ Niệm Xứ, đó rõ ràng là thân nó ngủ mà tâm không ngủ mấy con. Tại vì nó ngồi đây nó thanh thản, an lạc, vô sự. Mà hoàn toàn cái thân nó ngồi im lặng, nó bất động hoàn toàn, nó ngủ đó con. Con hiểu chưa? Mà cái tâm nó biết rõ ràng, tức là tâm nó tỉnh thức. Cho nên nó bất động, thanh thản, an lạc, vô sự mà. Đó là, cho nên vì vậy mà bảy ngày đêm nó thức suốt bảy ngày đêm không buồn ngủ con.
Cho nên vì vậy mà người ta phá cái hôn trầm, thùy miên ngay từ lúc đầu đó. Mà còn cái trạng thái hôn trầm, thùy miên là người ta không chấp nhận được. Người ta buộc lòng phải phá ngay từ lúc đầu. Phải tập Chánh Niệm Tĩnh Giác nè, phải đi Thân Hành Niệm nè, rồi phải ngồi tác ý nè: "Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra" nè. Để phá cho nó sạch tất cả những điều đó để mà vào Tứ Niệm Xứ là không còn hôn trầm, thùy miên. Vậy chứ con còn hôn trầm, thùy miên thì vào Tứ Niệm Xứ sao được. Hiểu không? Con hiểu không?
Đó, làm sao mà chúng ta vô được Tứ Niệm Xứ là nó sẽ hết hôn trầm, thùy miên. Thì mấy con chuẩn bị chứ làm sao. Bây giờ, ngay từ bây giờ là mấy con nè, "An tịnh tâm hành" nè làm cho đừng vọng tưởng nè. "An tịnh thân hành" nè làm cho đừng cảm thọ nè. "Với tâm định tỉnh" làm cho tâm mình không còn hôn trầm, thùy miên. Con thấy ba cái đề mục này nó dạy chúng ta cách thức để mà nhắc, để mà dẫn nó vào cái sự an ổn. Như vậy mà, trước khi như vậy mà chúng ta còn phải tập luyện là nhiếp tâm và an trú. Và Tứ Chánh Cần thì ngăn diệt xả tất cả cái tham, sân, si chúng ta, rất nhiều để xả cho sạch. Con thấy chưa?
Nó đủ những cái điều kiện. Để rồi nó mới được ngồi nó bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Rồi bất động, thanh thản, an lạc, vô sự ba mươi phút, nó an ổn như vậy rồi bắt đầu mới vào Tứ Niệm Xứ mới được. Thì bây giờ con thấy bảy ngày đêm mà ngồi nó không mỏi mệt, mà tâm không vọng tưởng, mà không hôn trầm, thùy miên. Trời nghe nói không biết chừng nào mình làm được. Nghe ghê quá. Sự thật ra nó không ghê đâu. Nó vô đó thì nó an trú một cách kỳ lạ chứ nó đâu phải khó khăn gì. Tại bây giờ mình chưa tới thấy nó khó.
Làm sao mà ngồi lại, một đêm mới một giờ, hai giờ mà gục tới, gục lui mà bây giờ nghe nói mà bảy ngày đêm mà không ngủ thì vậy chắc tiêu mình luôn rồi, không ngủ chắc nó tiêu rồi. Không có đâu con, nó sung mãn ghê gớm lắm. Con người nó khỏe khoắn, nó ghê lắm. Không ngủ mà nó khỏe khoắn lắm chứ không phải nó, bởi vì cái thân nó an ổn vô cùng, nó ở trong cái định của Tứ Niệm Xứ mà. Định bất động của nó mà. Nó hay lắm.
Các con tu theo pháp Phật thì nó lạ lùng, đời nó không thể được đâu. Mà cái người tu mình người ta mới đạt được mấy con. Thấy không?
(36:16) Trưởng lão: Con, con hỏi Thầy gì con?
Minh Thiện đây phải không con?
Tu sinh Minh Thiện: Dạ!
Trưởng lão: Bây giờ con sẽ nhiếp tâm như vậy thì con sẽ ngồi lại, con sẽ xả tâm. Xả tâm con nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Con nhìn cái ý thức của con thôi. Coi thử coi nó khởi niệm. Khởi niệm thì con tác ý con xả. Khởi niệm, tác ý xả.
Tu sinh Minh Thiện: Bạch Thầy! Khởi nhiều lung tung Thầy.
Trưởng lão: Ờ bây giờ nó lung tung thì xả nhiều. Nó nhiều thì xả nhiều, ít xả ít. Cứ vậy đó.
Còn con nhiếp tâm trong hơi thở thì nó đỡ. Nhưng mà bây giờ không cần nhiếp tâm hơi thở nữa. Bây giờ ngồi để mà nhìn xem, cầu cho niệm nhiều để xả nhiều. Xả hoài, xả chừng nào nó sạch rồi thì mới đến trình bày. Phải không? Bây giờ cho nó xả hết cái bồ thóc lúa của con đi, sạch trong cái bồ đi. Để chi nó đồ đó ở trong đó cực quá. Hiểu không? Con cứ xả đi, xả cho Thầy đi. Rồi! Chỉ tu Tứ Chánh Cần đó con!
Tu sinh Minh Thiện: Không nhiếp tâm Thầy?
Trưởng lão: Không có nhiếp tâm nữa. Bây giờ ngồi đó mà xả tâm, tu Tứ Chánh Cần thôi. Ngồi để xem niệm, coi nó có niệm gì không. Từ ba mươi phút này chuyển sang qua ba mươi phút kế. Ngồi chơi chứ không có ngồi thiền, ngồi gì hết. Ngồi để nhìn niệm của mình coi nó còn không.
Tu sinh Minh Thiện: Ngồi ghế bố hay là ngồi dưới đất Thầy?
Trưởng lão: Cũng được! Ngồi đất, ngồi ghế bố, ngồi ghế nào cũng được hết. Chỉ ngồi xả thôi.
Tu sinh Minh Thiện: Ngoài ra là buồn ngủ thì đi kinh hành.
Trưởng lão: Ờ! Buồn ngủ đi kinh hành.
Tu sinh Minh Thiện: Ví dụ, có thể quán ly tham, ly sân được không Thầy?
Trưởng lão: À, không cần. Chỉ có: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Rồi ngồi xem niệm mà xả. Cứ vậy. Mà mỗi lần mà có niệm thì con nhắc "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, tất cả những niệm này, tham, sân, si này …". Rồi con xả vậy thôi.
Tu sinh Minh Thiện: Tác ý câu: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự".
Trưởng lão: Rồi có nhiêu đó thôi con. Để cho nó trở về với sự xả của nó, tập đi.
(37:56) Trưởng lão: Con con.
Tu sinh Thiện Tâm: Dạ thưa con là Thiện Tâm xin kính hỏi Thầy thêm một câu nữa là trong một thời khóa tu hành ba giờ, con nhiếp tâm nửa giờ, hai lần nửa giờ có được không? Và nếu mà sau khi xả cái nửa giờ nhiếp tâm, thì nửa giờ sau con có tu qua cái Tứ Chánh Cần để xả niệm được không? Và nếu như vậy thì cái Định Sáng Suốt thì mình phải sử dụng nó như thế nào khác với lại cái Tứ Chánh Cần chỗ nào? Dạ xin kính Thầy chỉ dạy cho con!
Trưởng lão: À! Để Thầy dạy.
Cái tu mà ba mươi phút mà nửa, mười lăm phút phải không con? Ba mươi phút, rồi trong ba mươi phút mà con tu mười lăm phút rồi nghỉ rồi tu mười lăm phút trong cái sự nhiếp tâm phải không?
Tu sinh Thiện Tâm: Dạ thưa nhiếp tâm nửa tiếng, đi kinh hành nửa tiếng, rồi ngồi nửa tiếng. Như vậy thì cái giờ mà ngồi đó thì con trở lại nhiếp tâm, như vậy thành ra nhiếp tâm hai cái thời, như vậy thì đi nửa tiếng, ngồi nửa tiếng, ngoài nửa tiếng nhiếp tâm thì con có thể làm hai lần như vậy được không?
Trưởng lão: Được con! Không sao hết, được!
Tu sinh Thiện Tâm: Còn nếu mà sau khi mà nửa tiếng nhiếp tâm thì chuyển qua nửa tiếng để mà xả tâm Tứ Chánh Cần có được không? Kết hợp hai cái có được không?
Trưởng lão: Được! Kết hợp cả Tứ Chánh Cần đều được hết, không sao hết.
Tu sinh Thiện Tâm: Dạ! Còn như vậy thì cái Định Sáng Suốt mình xen vào để mà thư giãn chỗ nào? Nó khác với cái Tứ Chánh Cần chỗ nào?
Trưởng lão: À, cái Định Sáng Suốt tức là Tứ Chánh Cần chứ không gì khác hết.
Tu sinh Thiện Tâm: Dạ! Con cám ơn Thầy.
(39:38) Trưởng lão: Rồi bắt đầu bây giờ Thầy, chú Thanh Đức (một), Thanh Đức (một) có không con? Chú, con xin Thầy cái pháp để mà tu tập được chưa phải không? Con hôm rày, con có tu tập pháp nào chưa con? Còn trẻ dữ vậy?
Tu sinh Thanh Đức I: Dạ, con chưa có tu pháp nào hết.
Trưởng lão: Chưa tu pháp nào hết hả?
Tu sinh Thanh Đức I: Dạ Thầy! con có duyên tu pháp nào? Thầy chỉ dạy con.
Trưởng lão: À, hôm rày con về cái giới luật Đức Hiếu Sinh rồi không con?
Tu sinh Thanh Đức I: Dạ có!
Trưởng lão: Có con có lên lớp học. Có quý thầy có, ờ ráng học điều đặn. Về con tập thở, cái câu tác ý: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Rồi hít vô, thở ra rồi cái tâm con tác ý nữa: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra…". Con tu tập chừng năm phút thôi rồi con xả nghỉ.
Sau khi ba mươi phút, nghỉ hết ba mươi phút nghĩa là năm phút, hai mươi lăm phút mình nghỉ. Rồi tu tập trở lại năm phút nữa. Rồi cứ ba mươi phút vậy mình tu tập có năm phút. Và cuối cùng trong khoảng thời gian con tu tập vậy đó thì, trong một buổi vậy con tu chừng hai tiếng đồng hồ thôi. Hai tiếng đồng hồ thôi. Nửa tiếng thì con tu tập, nữa tiếng con xả nghỉ. Mà trong cái nữa tiếng thì con tu tập có năm phút thôi. Kế tới cái giờ sau thì con tu tập cũng năm phút thôi. Đó vậy rồi con nghỉ. Coi như là nghỉ một tiếng hai mươi lăm phút. Một tiếng hai mươi lăm phút, còn năm phút mình tu tập.
(41:13) Con nhớ không? "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Rồi hít vô, thở ra rồi tác ý hít vô, thở ra. Cứ như vậy tu năm phút thôi, con không tu nhiều. Phải không? Rồi, có vậy thôi. Còn cái phần mà về học giới luật thì con áp dụng vào giới luật để trong pháp tu Tứ Chánh Cần đó thì mình ngồi lại coi từng tâm niệm mình. Nó khởi nhớ về nhà hay hoặc điều này thế kia nó muốn cái gì đó thì con tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, vì tất cả các pháp đều vô thường, không có cái pháp nào là ta, là của ta hết". Phải không? Con chỉ tác ý như vậy thôi thì nó sẽ xả ra hết con. Đó về tu tập như vậy rồi sau này sẽ viết thư báo lại cho Thầy con.
Tu sinh Thanh Đức I: Dạ con xin cám ơn Thầy!
(41:57) Trưởng lão: Ờ còn bây giờ trong những cái bức thư mà mấy con gửi Thầy đó, để rồi Thầy sẽ coi, Thầy sẽ trả lời cho mấy con. Đó bây giờ tối chiều rồi. Rồi Thầy sẽ trả lời. Minh Nhân Thầy đã trả lời cho con rồi. Còn một số người không biết Thầy kịp giờ Thầy trả lời mấy bức thơ này cho mấy con không đây.
Từ Châu, Từ Châu đâu con? Từ Châu pháp danh. Con hỏi Thầy: Thế nào là dẫn tâm vào đạo? À để Thầy chỉ dạy cho con.
Dẫn tâm vào đạo, dẫn tâm vào đạo thì không có khó con. Con nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự!". Đó là con dùng cái pháp Như Lý Tác Ý để dẫn nó vào cái chỗ tâm bất động của con.
Rồi con ngồi yên lặng một chút, cái con nhắc nữa: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự!". Rồi chỉ thỉnh thoảng con lại nhắc một câu đó nữa. Cứ nhắc câu đó gọi là dẫn tâm vào đạo. Vào cái chỗ giải thoát của con, vào cái chỗ tâm vô lậu đó. "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" đó là vô lậu. Vô lậu là đạo, là chứng đạo, là chứng cái chỗ tâm đó. Con hiểu không?
Vì vậy mà dẫn tâm vào đạo là mình nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự!". Rồi ngồi yên lặng để xem coi sự bất động, thanh thản của nó như thế nào. Chỉ trong vòng một chút thì nếu mà con để dài thì nó có niệm khởi. Con hiểu không? Nó sẽ sanh vọng tưởng. Nó sẽ khởi nghĩ cái này, khởi nghĩ cái kia. Thì do đó con lại nhắc nữa: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự!" để nó tiếp nối thêm một đoạn thời gian ngắn nữa. Trong một phút, thì khoảng độ một phút thì con nhắc một lần, một phút con nhắc một lần. Độ thôi, nửa phút nhắc cũng được, một phút nhắc cũng được hoặc là hai phút nhắc cũng được. Nhưng mà tùy ở chỗ tâm bất động của con nó kéo dài hay hoặc ngắn. Mà con nhớ cứ thỉnh thoảng nhắc, thỉnh thoảng nhắc đặng cho nó kéo dài được cái thời gian nó bất động, thanh thản. Gọi là dẫn tâm vào đạo. Đó con tu vậy thôi, rồi!
(43:42) Trưởng lão: Còn Thanh Định con.
Vì cái vấn đề mà con trở về rồi bây giờ nó có những cái điều kiện nó xảy ra thì phải ráng, phải ráng tu tập trở lại để cho "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" mới được. Để nhiếp tâm cho được, để an trú cho được con.
Bây giờ sửa lại cho nó đúng như lúc trước con đã đạt được đó. Để không thì nó sẽ không đạt được con. Bởi vì mình chưa vô định được mà mình bị đi ra ngoài đó thì nó sẽ bị duyên các ác pháp ở bên ngoài, nó lôi con, nó làm cho tâm con nó khó vô.
Tu sinh Thanh Định: Dạ thưa Thầy, con cũng đau lắm! Tại vì bị bà mẹ mà con phải về, con mất đi cái phần đó con thấy đau lắm. Về nhà gần hai tuần lễ mà con không có tu tập gì hết. Con thấy, con buồn ghê gớm lắm. Con học cũng không được nữa.
Nên từ cái chỗ con mới thấy là mình, sự sai lầm của mình quá lớn mà cái đó là một cái điểm mà chính bản thân mình, của mình mà mình không lo được để làm nó sai, cũng như nó mất. Con thấy con tu tập hôm nay, mấy ngày thấy đau quá con ngủ không được.
Trưởng lão: Không, từ từ tập lại con. Không có gì đâu. Đó là một cái duyên. Cũng là một cái duyên để cho nó kéo dài cái thời gian hơn nữa. Thì mình cũng đừng buồn gì hết. Mình cố gắng mình tập trở lại. Tập trở lại kỹ lưỡng để cho nhiếp tâm và an trú trở lại.
(45:07) Bởi vì đó cái duyên của mẹ mình. Thôi như vậy cũng tốt để cho mình đủ cái trách nhiệm bổn phận, cái Đạo đức làm người. Mình trở về đó là một cái hay con. Còn cái phần tu thay vì mình phải nỗ lực mình tu, mình không về mình chỉ viết bức thư thì cho anh em hiểu biết rằng mình đang nỗ lực mình tu để không sẽ ra rồi trở lại rất là vất vả.
Đó thì ở đây quý thầy thấy khi mình đi ra ngoài rồi thì mình bị động. Nó rất là khó chứ không phải dễ, cái tâm của mình. Như Thanh Định nó cũng vậy. Cho nên bây giờ đó mình coi như là tu tập trở lại. Nỗ lực con! Đừng có bất mãn, đừng có buồn. Mà hãy nỗ lực, coi như đây là cái nhân duyên của mình, để mình thực hiện được cái Đạo đức làm người. Đạo đức làm người cho trọn vẹn.
Cho nên một người mà mặc y áo mấy con rồi coi như là bỏ cuộc đời rồi mấy con. Không có trở về nữa.
Tu sinh Thanh Định: Con nói với anh chị em, nói giờ nếu mà mẹ mà có qua đời đó thì con chắc cũng về một với hai ngày thôi rồi con cũng trở lên liền chứ không có ở lâu được nữa. Tại vì ở lâu thì con thấy là, bữa con về con thấy mệt quá, rồi con cũng quên là mình là khai giới, con cũng quên mình xin Phật khai giới, nên con uống sữa với ăn trái cây vậy mà cái tâm mình nó làm cho mình là cái nó cản lối, đưa đường để cho mình không có còn gì để tu tập hết trơn. Con thấy từ cái chỗ mà thấy đau ghê gớm.
Trưởng lão: Đúng đó con!
Tu sinh Thanh Định: Tại vì cái tâm của mình không, chứ đâu có ở ngoài.
Trưởng lão: Ừ! Bởi vậy cái tâm nó duyên theo một chút là nó đã phá hết, sạch hết những cái giới từ lâu tới giờ. Cho nên bền chí tu giữ lại.
Tu sinh Thanh Định: Bữa, cái lúc trước mà con an trú hạ là coi như gần hai mươi ngày, có hai mươi phút đồng hồ luôn. Nhưng mà cuối cùng hiện tại giờ ngồi không được phút nào. Nó chỉ còn có cái nhiếp tâm, mà bây giờ nó kéo trở lại nhiếp tâm mà nó còn chưa được đạt một trăm phần trăm như trước. Trước nó không có một tí niệm xẹt luôn đó. Coi như là con ngồi ba mươi phút đồng hồ mà không có một tí niệm xẹt, mà bây giờ hiện tại tại nó cũng còn xẹt vô, xẹt ra tứ tung. Nên từ chỗ đó con thấy mình quá sai lầm. Con thấy đau buồn.
(47:07) Trưởng lão: Ráng cố gắng tập lại con.
Tu sinh Thanh Định: Con giờ con cố gắng, giờ con thì cái hôn trầm thì không có. Coi như con quyết chí con diệt hôn trầm thẳng luôn. Coi như là ngủ một đêm bốn giờ đồng hồ là bốn giờ chứ không có hơn. Cho nên từ cái chỗ này con mới thấy là mình thấy đi qua được cái giai đoạn đó con thấy con cũng mừng. Mà khi mà trở về cái bắt đầu tu tập không được.
Trưởng lão: Nó thụt lùi trở lại.
Tu sinh Thanh Định: Dạ!
Trưởng lão: Bao nhiêu nó đổ vô. Cái ác pháp nó đổ vô, nó mất thanh tịnh rồi. Đi ra ngoài là mất thanh tịnh mấy con. Thôi ráng cố gắng đi con.
Tu sinh Thanh Định: Con cũng bị sai lầm nữa, bị sai lầm giờ là con cũng xin thưa Thầy, con cũng sám hối với Thầy! Làm đệ tử của Thầy mà con cũng không có được sáng suốt. Từ cái chỗ đó mình để mình sai lầm là cái thân con thấy mình cũng hối hận quá. Con cũng viết lên cái lời này để mong Thầy có cái ý chí nào để dạy con thêm để con có cái khả năng để con tu tập. Con quyết chí con tu tập chứ giờ con đâu còn con đường nào khác được.
Trưởng lão: Ừ, đã xin sám hối với Thầy, đã nói, phát lồ ra như vậy thì coi như là những lỗi lầm của mình nó sẽ bị tiêu tan đi. Rồi nỗ lực tu trở lại thì nó sẽ được chứ không có gì đâu con. Phải bền chí tập lại đi con.
Tu sinh Thanh Định: Lời nói của Thầy làm con có một cái ý chí phấn khởi lên. Con cũng kính xin lễ Thầy ba lễ. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Trưởng lão: Minh Hòa con. Con ít hôm nữa thì Thầy thấy cái cơ sở bên đó nó được tạm, nó có những cái bóng mát nó yên ổn được rồi Thầy sẽ đưa con qua để gần bên để Thầy giúp cho con. Tội, bởi vì nó không được, cái cơ thể nó không được bình thường. Mà nhiếp tâm thì nó đã đạt được cái chất lượng của nhiếp tâm. Nhưng mà nó không khéo thì nó sẽ lọt ở trong tưởng. Cho nên vì vậy mà chỉ cần ở gần bên Thầy để mà Thầy trợ giúp cho mà thôi. Cho nên bây giờ con chỉ tu tập để nhớ cái phần mà xả tâm của mình, coi từng cái tâm niệm của mình như thế nào, con tiếp tục con xả. Và tu tập nhiếp tâm ở trong cái thời gian ngắn thôi, đừng tăng lên. Đừng tăng lên.
(49:13) Tu sinh 4: Kính thưa Thầy! Con muốn xin, kính thưa Thầy cho con được hỏi Thầy.
Hiện ngay bây giờ cái tâm của con luôn luôn lúc nào nó cũng nghe hì, hì, hì ở trong thân, hiện bây giờ cũng có. Mà nó cả tuần lễ nay. Lúc nào cũng có nó hì hì ở trong thân. Hiện giờ cũng có. Mà nếu con bắt đầu con ngồi xuống để mà an trú tâm. Thì con ngồi có thể năm phút mà chưa thấy cái thân tâm con được an, con ngồi thêm năm phút nữa, ngồi đến mười lăm phút con cũng vẫn ngồi.
Khi tâm con tạm vào vắng lặng con mới bắt đầu tác ý. Khi con tác ý ba pháp của Thầy cho. Xong rồi con bắt đầu con hít, hít vô thì ở trong thân của con nghe hì, hì, hì, hì, hì. Cái bắt đầu con hít, hít vô rồi con thở ra thì nó cũng nghe hì, hì, hì ở trong thân của con. Mà hít vô, thở ra luôn luôn lúc nào nó cũng nghe hì hì. Mà trong cái thân tâm con thì luôn nó cũng thanh thản an lạc hết thân. Mà không biết cái đó là, cái pháp an tịnh thân là cái thân của con an tịnh được như vậy, còn không biết…
Trường lão: Ờ cái đó là cái, của cái pháp mà con tác ý đó: "An tịnh thân hành, an tịnh tâm hành” đó.
Tu sinh 4: Dạ!
Trưởng lão: Nó hiện ra cái tướng trạng của nó đó. Nhưng mà không khéo, bởi vì con bị cái lãng tai của con đó, thì con lại nghe bên trong của mình nó dễ dàng, nó âm thanh nó dễ dàng nghe ở bên trong của con, con hiểu không?
(51:02) Cho nên vì vậy mà Thầy biết rằng cái tâm mà nó đã được chút ít, được thanh tịnh được yên lặng được thì lúc bây giờ phải cho đi vào Tứ Niệm Xứ để mà tu tập. Chứ để ở trong cái pháp này mà tu tập thì nó sẽ bị tưởng, nó sẽ lọt vô, nó hoạt động, nó thành ra những cái âm thanh, nó nội tâm của mình, nội thân của mình nó phát ra.
Cho nên vì vậy mà để rồi Thầy sẽ tìm cách để mà để được gần bên Thầy, để mà Thầy hướng dẫn cho nó cặn kẽ, để giúp con. Con bây giờ chỉ lo cái phần xả tâm. Và cái phần tu đó thì giữ cho bình thường thôi, không có sao đâu, cái đó nó không sao đâu. Nó cái trạng thái an tịnh của con. Chứ không có gì đâu.
Tu sinh 3: Con thấy cũng hơi nhẹ nhàng, nó bớt, cái thinh tưởng đó Thầy. Nó nhẹ rồi, nó bớt, nó biết nhiều lắm.
Trưởng lão: Thầy biết, Thầy hiểu rồi con.
Rồi, bắt đầu bây giờ con cứ về tập cái thời gian vừa đó thôi. Còn cái xả tâm thì cho nhiều lên.
(51:56) Còn về Phước Tồn thì Thầy sẽ viết thơ Thầy trả lời con. Phải không con? Ờ, rồi.
Bây giờ xong hết rồi phải không mấy con? Mấy con chuẩn bị mai mốt Thầy chọn qua bên đó à nha. Phải ráng mà tu tập Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ coi vậy chứ nó dễ chứ mà nó khó. Là nếu mình vô Tứ Niệm Xứ không được là mình phải rớt, phải cho mấy con trở về bên đây hết đó. Lên lớp mà học không được thì phải cho xuống chứ đâu có thể mà… lên lớp mà học được thì mới cho học chứ. Còn học không được mà Thầy kiểm tra học không được thì buộc lòng Thầy phải cho xuống lớp chứ. Chớ không lẽ lên lớp học không được rồi ngồi trên đó rồi kêu là học đại thì sao được. Cho nên lên cái lớp đó là lớp chứng đạo mấy con. Lớp Tứ Niệm Xứ là lớp chứng đạo.
Cho nên vì vậy mà cẩn thận, xả tâm cho thật rốt ráo. "Thấy lỗi mình không thấy lỗi người", điều đó Thầy nhắc mấy con đó. Cẩn thận, rất là cẩn thận. Để rồi Thầy chọn mấy con vô, bởi vì tuổi mấy con cũng lớn rồi không có còn nhỏ nữa.
(53:01) Như từ, các con như Gia Hạnh, Giác Thức mấy con lớn hết rồi. Chơn Thành cũng đều lớn hết rồi. Cho nên vì vậy mấy con phải cố gắng xả hết tất cả những cái này… Đừng thấy lỗi người khác mà thấy lỗi mình, nhớ như vậy. Tất cả các niệm đều là tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tất cả các pháp đều là vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta". Đừng có để dính mắc trong tâm mình chút gì hết đó.
Tâm luôn luôn lúc nào cũng… trên cái gương mặt của mình một cái hân hoan ở trên đó, không có thấy sự buồn rầu, không thấy sự lo lắng, không có thấy sự chướng ngại ở trên đó. Thì luôn luôn lúc nào mấy con cũng nhớ giữ được cái tâm, xả tâm như vậy đó. Thì mấy con sẽ được gần bên Thầy để tu tập Tứ Niệm Xứ cho đi tới cái chỗ rốt ráo hoàn toàn.
Ở trên Tứ Niệm Xứ thì chỉ có bảy ngày thôi mấy con, nếu mà tâm mấy con thật sự bất động hoàn toàn. Nghĩa là xả được tâm thì mấy con gần Thầy thì không bao lâu đâu mấy con. Thầy nói không bao lâu để chứng đạo.
Thì mấy con cố gắng! Thầy tin rằng mấy con sẽ làm được.
Nội ở đâu trong này Thầy thấy, nhìn cái gương mặt mà hân hoan của mấy con Thầy biết rằng sẽ làm được, sẽ có người làm được rồi.
Mà mấy cái người, nhìn cái mặt mà buồn rầu thì biết rồi, chưa làm được. Còn rầu rĩ quá. Còn vui vẻ là sắp sửa được rồi đó.
Còn Pháp Châu thì phải ráng đó con. Nhớ phải xả hết đó, chứ không phải, cho nên phải cố gắng nha. Đó thì con phải nỗ lực, thật sự xả hết con. Không có thấy gì mà ai làm chướng ngại tâm con được.
Thôi đến đây Thầy xin chấm dứt con. Để Thầy về. À bây giờ, Thầy sẽ chào mấy con.
HẾT BĂNG