00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(57:26)

(57:26): Phật tử 2: Bạch Thầy, chúng con đọc sách Thầy, cái Tưởng chúng con chưa rõ, như đáng lẻ chúng con viết thư hỏi Thầy nhiều nhưng sợ phiền Thầy, chúng con ráng đọc cho hết những tập trong “Đường về xứ Phật”, vì vậy chúng con thấy là có lúc Thầy dạy tưởng rồi tâm, đó thì tưởng lực khác với tâm lực, như vậy cái tưởng và cái tâm chúng con còn bị nhầm đó, kính xin Thầy chỉ dạy.

Trưởng lão: Bây giờ cái tâm lực: Muốn nói cái tâm tức là nói cái ý thức của mình, nghĩa là lấy cái ý thức hàng ngày con thấy cái vật này, cái ca nước, cái máy này, cái nhà này, đều là cái ý thức của con thấy.

Bây giờ về cái tưởng mà nó không có cái máy này ở đây, nó không có cái ca nước ở đây, mà con đã nhìn qua cái tưởng con đã tưởng tượng ra thấy được cái hình ảnh của cái ca, cái máy, thì đó là tưởng thức, con hiểu không?

Cho nên nó không có vật, mà mình tưởng ra nó có vật, vì cái hình ảnh đó mình đã thu được qua cái ý thức của mình. Bây giờ từ ở trong cái nó lưu giữ vào, cũng như mình vừa nghe một cái người ta chửi mắng, người ta chửi lộn với nhau mình vừa nghe, thì nó huân vào ở trong cái tâm của mình rồi, rồi sau khi đó mình không nghe nữa, không nghe người ta chửi nữa, trong cái hiện tại đó bây giờ nó đã đi qua rồi, nó hết nghe rồi. Nhưng mà mình về lại thì bắt đầu ở trong tâm mình nó khởi ra, nó nhớ lại những cái lời người ta chửi mình, mắng mình đó, đó là tưởng. Con hiểu không? Đó là tưởng.

Cho nên vì vậy mà gọi là vọng tưởng, các con biết khi đó người ta dẹp vọng tưởng. Nhưng mà ở đây, chúng ta không có nghĩa là trong ý thức câu hữu với tưởng thức mà chúng ta dẹp nó được. Cho nên là hầu như người ta đã lầm tưởng các cái pháp môn khác người ta lầm tưởng là cứ dùng cái vọng tưởng đó là nó sẽ hết. Bây giờ chúng ta đang sống trong cái ý thức, chúng ta hãy dừng những cái đối tượng của *ý thức làm khổ mình, gọi là ngăn ác diệt ác,* phải không?

Còn cái đối tượng của tưởng thức đó là khi nào chúng ta dừng ý thức rồi chúng ta sẽ ở trong cái thế giới tưởng đó, rồi chúng ta mới dừng cái tưởng mới được. Còn bây giờ chúng ta cứ dừng cái vọng tưởng chúng ta, chúng ta ngỡ tưởng rằng hết vọng tưởng là ý thức mình thanh tịnh thì điều đó là nó lạc ở trong Không, Không tưởng.

(1:00:00) Cho nên tất cả những cái Tưởng lực và cái Tâm lực hay là Ý thức lực của chúng ta, Tâm lực là Ý thức lực, con phân biệt hai cái này. Một cái người mà dùng tưởng mà thực hiện có một cái lực như nhà khí công, các con thấy như cái tay chúng ta đưa như thế này bảo hãy tiếp nhận khí, thì tay chúng ta nó thúc vô, nó bảo khí nhả ra, thì bắt đầu nó từ từ nó tự tay nó đẩy có cái lực nó kéo cái tay chúng ta ra vô. Bây giờ Thầy nói như thế này thêm một lần nữa, để cho thấy cái tưởng của lực, cái tưởng lực của nó.

Một người mà người ta vẽ một cái con cơ như thế này, là mấy người cầu cơ, mấy con hiểu theo như các tôn giáo khác thì người ta cầu cơ để cho những cái linh hồn người nào đó nhập cơ vào đó, thì bây giờ một cái người để ngón tay vô đây, người ta tưởng cái cơ như thế này rồi người ta sắp một cái hàng chữ A, B, C, D đó. Rồi bắt đầu con cơ này nó sẽ lôi cái tay của họ chạy lại mấy chỉ chữ A, chữ B, C nó ráp lại thành một bài kệ, một bài thơ đó là cơ về báo.

Thí dụ bây giờ hỏi: Đất nước của chúng ta bây giờ chừng nào mà nó hòa bình? Thì con cơ này nó chỉ lại, nó nói ờ năm đó, năm đó vậy nó sẽ hòa bình, thì chúng ta thấy cơ báo cho mình biết cái năm đó thì nó hòa bình, người ta tin.

Như vậy là cái tưởng lực của chúng ta ở trong này nó lôi ra với cái tâm niệm của chúng ta tin tưởng cho nên vì vậy nó có một cái lực như vậy, thì chúng ta không phải lấy cái ngón tay mà chúng ta đẩy cái con cơ đó đi, mà tự nó lôi cái ngón tay chúng ta đi, thì đó ai mà có cầu cơ thì chúng ta mới biết thì đó là cái tưởng lực của chúng ta.

Rồi bây giờ những cái người mà lên đồng nhập cốt đó là cái tưởng lực của họ tạo ra cái thế giới siêu hình, nó biến nó hiện ra nó làm ra có cái linh hồn của người này, người kia đó là tưởng lực, tưởng lực của nó. Ví dụ chẳng hạn bây giờ mình nằm chiêm bao, mình thấy những ông bà mình chết, mình thấy những cái người con sống, mà trong khi đó mình nằm ngủ, mà mình thấy như mình đi mình gặp những người đó thì đó là tưởng lực của mình nó tạo ra những cái hình ảnh đó, chứ không phải nó có những cái linh hồn người đó mà gặp mình, đó là tưởng lực.

Còn bây giờ chúng ta tâm lực, là bây giờ cái ý muốn của mình muốn, bây giờ mình muốn như thế nào, mình muốn ngồi thì cái ý của mình nó muốn cái thân mình ngồi xuống, cho nên mình sử dụng cái thần kinh của mình nó bắt buộc nó sử dụng các cơ của mình ngồi xuống, thì cái ý muốn của mình gọi là tâm lực, con hiểu chỗ này được không?

(1:02:37) Còn cái kia tưởng lực đó, là mình ở trong tưởng nó làm ra, như bây giờ nhà khí công họ tưởng như ở trong tay họ đưa ra như thế này là một cái luồng khí, cái luồng khí vô hình chúng ta không thấy. Nhưng mà một con chim, Thầy nghe đọc ở trong những cái nhà khí công mà họ luyện khí công đó, họ thấy một con chim bay trên trời, họ đưa cái cánh tay lên như thế này họ tưởng ra một luồng khí bắn con chim, con chim rớt xuống liền, thì các con thấy. Bây giờ cái thân họ như thế này họ tưởng ra cái thân sẽ bay lên nè, mà cái trọng lượng của cái thân chúng ta nặng như thế này, mà cái tưởng lực nó sẽ đưa cái thân họ bay lên được như một con chim đó. Đó là chúng ta thấy rõ ràng là cái sức lực của tưởng nó có chứ không phải không.

Thì cái ý thức lực của chúng ta cũng có chứ đâu phải không. Cho nên chúng ta ám thị nó, chúng ta tự kỷ ám thị nó thì nó trở thành một cái lực, cho nên các con thấy như cái đầu mình đau nè, mình bảo: “Thọ là vô thường cái đầu không có đau nữa”, tự nó hết mấy con, nó là cái tâm lực của mình mà, chứ mình không có tưởng ra, mà mình bảo thật sự ý của mình muốn là không đau. Đó là cái tâm lực của mình.

Cho nên phân biệt được cái tâm lực và cái ý lực. Mà cái tâm lực của chúng ta tức là là Tứ Niệm Xứ. Niệm là cái niệm ở trong đầu của chúng ta, chúng ta bây giờ tác ý ra chúng ta niệm. Bây giờ cái hơi thở phải tịnh chỉ, tức là chúng ta tác ý ra, cái ý thức của chúng ta muốn hơi thở phải ngưng để bỏ cái thân này, thì nó là cái ý thức của chúng ta, chứ chúng ta không tưởng. Mà bây giờ nó làm được là chúng ta không tưởng, đó là cách thức cái luyện tập cái đó gọi là tâm lực hay hoặc là ý thức lực.

Còn bây giờ mà chúng ta cái khí chúng ta không thấy mà chúng ta tưởng ra một cái luồng khí, thế giới siêu hình không có nè mà chúng ta tưởng nè, bây giờ Thầy tưởng nè Thầy ngồi đây Thầy thắp cây hương Thầy tưởng là cái ca này nó sẽ linh thiêng nó sẽ phù hộ cho Thầy, hằng ngày Thầy đến Thầy lạy: Nam mô ông Phật Ca này phù hộ cho chúng tôi. Thầy đâu có biết Thầy chỉ biết nó tên ông cái Ca thôi Thầy cứ kêu nó là ông Phật Ca đi hay ông thần Ca đi thôi. Thì cuối cùng cái ông thần Ca này ông linh lắm nè các con, ông dám bắt người ta nhức đầu, ông dám làm cho người ta khổ. Thì từ đó cái tưởng của Thầy đó truyền qua một cái Ca này, nó làm cho cái năng lực của cái Ca nó có cái vi diệu ở trong đó cái mầu nhiệm, nó làm cho ai mà lơ mơ đi ngang qua là nó quở nó trách.

(01:04:54) Cho nên các con nghe thường mấy cái cây Đa hay đi mà người nào không có vẻ cung kính tôn trọng hoặc tiêu tiểu bậy bạ đó thì về bị bệnh đó. Đó là cái lối người ta đã từng gieo vào đó cái tưởng, người ta tưởng ở đó có cái ông thần cây đa. Do đó mà khi cái người này không biết, người ta tiêu tiểu đại ở trên cái gốc đa đó về cái người này bị bệnh. Chừng đó thì cái người mà tưởng khác đó, người ta giao cảm được người ta biết ông này tiêu tiểu tại ở cái gốc đa này cho nên ông thần cây Đa nó bắt ông đó, ông bây giờ phải cúng bái lạy đi nó hết. Đúng vậy, khi mà đem đồ ra cúng bái thì ông đó hết đau, thì đó là tưởng lực các con, hiểu không?

Cho nên cái đó là cái tưởng lực mấy con, từ cái tưởng lực của chúng ta truyền qua một cái vật, một cái cục đá, một cái cây, một cái gò mối đi mà chúng ta tưởng nó chúng ta thắp hương nó riết, cái tưởng của chúng ta đã tạo thành nó linh hiển thật, linh hiện mầu nhiệm.

Cho nên chúng ta thấy sao có cái thế giới linh hồn kỳ cục là lạ, thế giới siêu hình lạ? Cái gò mối thì làm sao linh được mà bây giờ nó linh nó bắt người ta? Cái cây đa làm sao mà nó linh mà nó bắt người ta được? Đó là cái do mình truyền cảm, mà nhiều người đều gieo cái tưởng thì nó lại mạnh hơn.

Cho nên coi vậy chứ người ta thắp hương tầm bậy tầm bạ coi chừng mình làm bậy bạ đó, tức là cái ý thức của mình nó hoàn toàn yếu, nó không có đủ cái lực để mà chống lại, thì những cái tưởng này nó sẽ làm cho mình bị bệnh khổ. Nhưng mà cái bệnh khổ đó nó không phải là vô tình đâu, cái hành động của mình nó không đúng cái đạo đức nó đã tự làm cho nó khổ đó, thì cái này nó cũng do cái chỗ mà cái tưởng này nó cũng do cái nhân quả của mình nó tạo ra cho mình.

Thí dụ bây giờ, nếu mà mình không có làm một cái điều mà sơ sót thì làm sao mình tiêu tiểu đại ở trên gốc cây Đa này? Thì như vậy rõ ràng người có đạo đức, còn cái người mà không có đạo đức mới làm cái điều này, mà làm cái điều này với cái người không đạo đức, tức là có những ác pháp rồi chứ gì?! Vô đạo đức rồi chứ gì?! Do đó cái tưởng của những người mà người ta tin tưởng đó, người ta không làm bậy mà trái lại mình lại là cái người thiếu đạo đức thì cái tưởng này nó sẽ tạo thành cái quả cho mình thể hiện được thấy cái nhân quả của mình, chứ không phải ai vô đó. Còn nếu mà mình đàng hoàn thì không bao giờ ai bắt mình được hết. Cho nên vì vậy một người đàng hoàng thì ai bao giờ mà lại gốc Đa mà tiểu bao giờ?! Người ta đâu có chỗ có nơi chứ, nó thì các con thấy. Mà cái người mà đàng hoàng thì người ta đâu có xấc xược, phải không người ta đâu có xấc xược, người ta đâu có nghênh ngang. Cho nên làm sao mà cây đa này quở ông ta được?! Còn mình nghênh ngang, mình vênh váo, mình uống ba chén rượu vô mình coi như trời đất không ra ai, thì từ cái tưởng mà người ta tưởng người ta có cái đạo đức ở trong đó, thì cái tưởng này nó sẽ do cái nhân quả mà nó hành phạt nó, do cái thành quả xấu của mình mà nó hành phạt mình, nó làm cho mình bệnh đau để cho mình hoảng sợ, để cho mình chừa cái tật ngang tàng của mình, đó là những cái nhân quả.

(1:07:45) Đó thì hôm nay con đã hiểu được cái tưởng lực và cái tâm lực, mà Thầy nói trong kinh sách Thầy nói thì các con biết cái nào là tâm lực, và cái nào là tưởng lực. Vì vậy mà một cái người mà tu tưởng lực, bây giờ Thầy không có xuất hồn được nè, mà Thầy ngồi Thầy thiền nè Thầy nghĩ rằng trong đầu thì nó sẽ nứt ra, linh hồn sẽ thoát ra Thầy ngồi đây để Thầy tu, Thầy cứ tập trung cho đừng có vọng tưởng, rồi Thầy ngồi im lặng Thầy cứ tưởng ra ở trong đầu Thầy nó nẻ ra nó bay ra, thì trong một ngày nào đó nó nẻ ra bay lên, coi như xuất hồn đi chơi chỗ này chỗ kia được. Nó đó là cái thiền xuất hồn là như vậy.

Cho nên ở đây chúng ta thấy rằng mình dùng tưởng mình tu thì mình lạc vào cái thế giới tưởng, cái thế giới tưởng mà trong đạo Phật người ta đã nói rằng mình phải vượt qua cái biển tưởng này. Mà Thầy rất sợ! Rất sợ như thế nào? Nó điên là người ta điên cũng ở cái chỗ này nè, người ta bị điên là nó cũng ở cái chỗ này, cái thần kinh chúng ta bị rối loạn cũng ở cái chỗ này, nó nguy hiểm vô cùng lận, cho nên nó có cái năng lực ghê gớm lắm chứ không phải thường đâu. Các nhà ngoại cảm, các người lên đồng cốt, tất cả điều này là ở trong cái thế giới tưởng đó, nó nguy hiểm lắm, cho nên vì vậy thấy người ta làm đồng cốt, chứ người ta làm một cái thời gian nào đó rồi người ta hết có linh, mới đầu thì linh lắm, nói đâu đúng đó, nhưng mà sau đó nó không linh nữa. Bởi vì nó đã phí phạm cái nhân quả của nó, thí dụ như bây giờ nói lên đồng cốt nói trúng quá cái ăn tiền, ăn bạc người ta, nhiều quá rồi cái hết phước rồi nó bắt đầu nói không trúng nữa, rồi dựa vào tâm lý nói trật người ta đâu đến nữa.

Đó thì các con thấy trong cái sự mà tưởng nó cũng phải là thiện pháp chứ nó ác pháp là nó tiêu. Có một ông sư ở trên núi họ tu tập họ rất là có thần thông, họ biết chuyện quá khứ vị lai, nhưng mà sau khi mà xuống, bởi vì họ tu tập tưởng mà, họ đâu có ly dục ly ác pháp. Cho nên khi xuống thế gian này họ coi như một giáo chủ, số đệ tử cũng tập trung đông cả hàng ngàn người đến nghe họ nói pháp rất hay, họ dùng thần thông thì ai cũng thấy nghê gớm, nhưng mà cuối cùng vì cái sự mến mộ người ta cúng dường tiền nhiều, rồi mến mộ người ta luôn luôn cung cấp những cái thực phẩm ăn uống nhiều, từ đó nó sa ngã trên dục lạc, nó sa ngã trên dục lạc rồi thì tất cả cái thần thông tưởng lần lần nó tiêu mất, nó không còn nữa. Cuối cùng thì làm những cái tội, có những cái tội lỗi, mà đầu tiên thì nó còn thần thông đó thì người ta còn che dấu được, nghĩa là công an đến bao vây là người ta biết liền, người ta báo liền là ở trong này phi tang hết. Nhưng mà sau đó cái đó nó mất rồi thì công an đến bao vây thì người ta không biết, chừng cuối cùng người ta bao vây thì người ta bắt trọn ổ. Tất cả điều là những cái điều phi pháp tất cả ở trong này.

(01:10:30) Thì các con thấy, khi mà thần thông hết rồi, thì nó là thuộc về tưởng nó không có thật. Cho nên cái người mà tu sai, không đúng, không ly dục ly ác pháp, mà cứ thực hiện để cho mình có thần thông thì đó là những thiền tưởng. Cũng như bây giờ người ta không sống đúng giới luật mà người ta cứ lo người ta tu thiền thì đều là người ta ở trong thiền tưởng, nó không đúng. Cho nên nó để lại biết bao nhiêu sự đau khổ mà tai hại. Như các con thấy các con tu nó chưa thấy nhiệt tâm tu thì các con chưa thấy mình điên, những người mà người ta có thể nhiệt tâm người ta tu người ta sẽ điên. Ở đây Thầy tiếp nhận một số người điên rất nhiều là do tu những cái pháp thiền sai, họ tu điên. Nhưng mà cái Thầy mà dậy tu thiền như vậy họ nói đúng chứ họ không bao giờ nói sai, nhưng mà cái hậu quả của những cái người điên đó ai chịu cho họ? Hay là bản thân của cái người tu đó họ chịu? Gia đình họ ôm con ôm cháu họ chịu, chứ ai chịu? Có ai đâu chịu! Bây giờ những người điên này ngơ ngơ ngẩn ngẩn như vậy thì gia đình họ phải chịu, chứ còn ông thầy mà dạy pháp tu này ông thầy không chịu, mà ai nói ông dạy điên thì người ta sẽ không chấp nhận, cho nên đâu có ai dám nói, mình điên mình chịu. Mà Thầy ở đây Thầy đã tiếp nhận một số lượng người về đây điên rất nhiều, Thầy chỉ có cái điều kiện là giải cho họ đừng có bị rối loạn thần kinh nữa thôi, bảo họ đừng có nhiếp tâm vô đó nữa, bảo họ đừng có diệt vọng tưởng nữa, mà hãy sống bình thường tâm thanh thản, an lạc vô sự, cứ nhắc tâm mình như vậy thôi, chứ đừng có diệt cái vọng tưởng, đừng có tập trung trong hơi thở, đừng có tập trung trong cái chỗ mà không niệm thiện niệm ác nữa, thì như vậy mới có thể giải trừ được những người đó ra. Mà mười người Thầy chỉ cứu được một hai người, còn bao nhiêu nó bị cái ngấn rồi nó rất khó! Hễ mà khi mà ngồi yên lặng cái nó vô, tự động nó vô liền, nó vô rồi nó lặng, nhiều khi nó nói bậy nói bạ.

Đó là những cái điều mà rất đau khổ mà rất đáng thương. Cho nên Thầy nghĩ rằng cái nghĩa vụ bổn phận của Thầy dạy mấy con là Thầy dạy xả tâm mà các con cứ sống ức chế tâm là các con cũng sẽ bị điên mất, nó không đơn giản. Bởi vì từ lâu tới giờ người ta cứ bị ức chế tâm, nhưng mà cái người ta quyết tâm tu thì người ta sẽ bị, còn cái người mà tu mà kêu là mình tu thường thường thôi thì nó không bị nhưng mà nó có những cái bệnh, nhưng bệnh nhẹ là nó có căng, đó nó có căng như là Minh Trí, nó là có tu đó nó cũng quyết tu đó cho nên nó bị căng đó. Cho nên bây giờ tập trung hởi thở là bị căng đầu. Có người người ta còn bị căng nữa là vì người ta làm cho cái mặt nó nặng ra nữa, nó căng đến nỗi mà mặt nặng gì, rồi không biết bệnh gì, rồi đi nhà thương nó mới lột cái mặt lên nó coi nó không có thấy gì hết, mà hễ cứ tập trung cái là nó nặng cái mặt xuống, rồi nó đau nhức trong, đó là nó căng các cơ của mình vì tập trung không vọng tưởng đó. Tập trung để hết vọng tưởng, để làm Phật nhưng mà cuối cùng thì nó bị bệnh, đó là cái điều kiện rất là đau khổ. Nhưng làm sao bây giờ? Không có làm sao được hết, chúng ta phải cố gắng tu tập đúng để mà chúng ta giữ gìn giới hạnh, đức hạnh, làm người không làm khổ mình khổ người. Cho nên Thầy nói khi các con ngồi hay chân đau là đứng dậy xả liền, nếu mà các con cố gắng ngồi mà các con vì thấp khớp, vì cái chân của các con xương của các con yếu, các con sẽ bị bại liệt luôn. Bởi vì các con chịu đựng và chịu đựng đến mức độ nào nó chịu đựng không nổi nó yếu quá nó sẽ không phục hồi lại được thì nó bị bại liệt chân mình luôn. Nó rất là khổ đau!

Cho nên do đó đạo Phật dạy: “Trên Thân - Thọ- Tâm- Pháp chúng ta có chướng ngại là đuổi nó ra liền mà không có chướng ngại thì nó là giải thoát”. Đạo Phật rất thực tế không có thời gian. Thì các con biết pháp như vậy, nó rõ ràng mà tại sao có chướng ngại mà chúng ta lại chịu ôm ấp ở trong chướng ngại đó? Ngồi hít thở mà căng đầu cứ để căng? Thì như vậy nó thành bệnh chớ sao!

(01:14:21) Đó thì như vậy các con thấy trong cái sự tu tập phải biết được cái chánh pháp của Phật có giải thoát là có kết quả. Cho nên Thầy bảo các con tu một phút một giây mà thấy kết quả, tìm kết quả của nó trong đó là cái lợi ích rất lớn cho chính mình, nó sẽ làm mình tinh tấn, còn nó có chướng ngại nó còn có đau khổ thì đây là một tu trật dù là pháp chân chánh cũng là trật. Cho nên đức Phật nói chúng ta đừng có tin ta, đừng có tin kinh sách, đừng có tin Thầy tổ, đừng có tin học thuyết nào, mười điều đừng có tin, mà chỉ tin điều đó mà chúng ta làm mà có giải thoát cho mình, có lợi ích cho mình, có lợi ích cho người, là tin.

Ông Phật ông bảo đừng có tin ông nữa, cái pháp của ông dạy đó, mà mình tu, mà mình thấy nó chướng ngại, nó làm khổ mình nhất định là sai, không tu, không tin nữa. Mà tu có kết quả giải thoát cho mình, giải thoát cho người thì mình tin. Cái lời đức Phật đã nói ở trong kinh quá cụ thể rõ ràng rồi. Cho nên ở đây chúng ta tu là phải có giải thoát liền, cái kết quả giải thoát đó là cái niềm tin bất tận để mà chúng ta tiến tới con đường giải thoát hoàn toàn. Nếu mà chúng ta không có được kết quả thì chúng ta không được tin. Ngay liền tức khắc, chứ không phải tu nói đợi để mà có kết quả.

Đó thì bây giờ các con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không? để cho nó rõ ràng những cái mà không hiểu.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy