PHẬT TỬ PHAN RANG - HAI GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG TRONG TU TẬP
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời lượng: [1:32:24]
Tên cũ: Lý luận của Đại Thừa-Nguyên Thủy Phan Rang vấn đạo
(00:34) Câu trả lời thứ hai: Là đối tượng nghe pháp là những người tha thiết tu hành cầu giải thoát còn người mà tu danh tu lợi thì không nên cho nghe, nghĩa là những cái băng của Thầy thì các con muốn cho ai mà nghe băng của thầy, thì nên chọn cái người tha thiết tu hành để tìm cầu sự giải thoát, còn thấy người ta thí dụ như một vị tu sĩ mà họ ở trong một cái Chùa to họ sống danh sống lợi mà họ không có tâm tha thiết thì chúng ta không nên cho. Nhưng mà cái người đó cũng ở trong một cái Chùa to, Phật lớn, nhưng họ có cái tâm quyết muốn tìm cái sự giải thoát hơn là sống trong cái Chùa to Phật lớn đó, thì mình biết được cái tâm ý đó thì mình cho họ nghe băng để cho họ tìm thấy con đường Chánh pháp của Phật sống phải buông xả. Do vì vậy mà tìm cái đối tượng đáng cho nghe, thì cho nghe còn không đáng cho nghe thì không nên cho nghe. Vì mình cho nghe người ta đang sống và đang chấp cái danh cái lợi thì đương nhiên người ta sẽ khổ tâm cái thứ nhất. Cái thứ hai vì người ta khổ tâm cho nên người ta mới tìm cách chống đối lại chánh pháp của Phật.
Như vừa rồi thì các con được cô Út trao cho cái tập giáo trình tu tập ngắn gọn, rút ngắn gọn lại để cho các con thấy rằng cái phương pháp tu rất là ngắn gọn của Phật. Từ cái pháp ngăn ác, diệt ác, cho đến cái pháp Tứ Niệm Xứ là trên Tứ Niệm Xứ để ngăn các chướng ngại pháp, nó ngắn gọn mà Thầy đã thu ngắn lại còn một trang giấy mà thôi, nó không có nhiều nữa. Thế rồi chúng ta có hai pháp: Một cái pháp đầu tiên đó là Tứ Chánh Cần, một cái pháp cuối cùng để chứng đạo đó là Tứ Niệm Xứ.
(02:29) Thế mà có người lại bảo rằng Tứ Niệm Xứ không phải là niệm lực mà chính lời đức Phật thích ca đã dạy: “Niệm Lực chính là Tứ Niệm Xứ, Tứ Niệm Xứ chính là niệm lực, mà Tứ Niệm Xứ chính là Chánh niệm”, ở trong bát chánh đạo nó là Chánh niệm. Cho nên những cái điều này đức Phật thích ca đã xác nhận rất là cụ thể. Nhưng cái người mà không hiểu thì người ta lại lý luận, nếu mà cái sự lý luận của họ mà chúng ta không đủ trí thì chúng ta nghe có lý rồi chúng ta thấy dao động làm cho chúng ta không biết đúng hay sai.
Người ta ví dụ như Tứ Niệm Xứ là một đống rác, từ cái chỗ đống rác đó một con chó từ đó nhảy ra, rồi chúng ta cho cái đống rác đó là lực, là niệm lực của con chó thì đó là sai. Vì cái lực của con chó từ cái đống rác mà nhảy ra, thì là cái cơ của con chó nhảy ra chứ không chứ không phải đống rác. Cái lý luận như vậy chúng ta đâu hiểu, phải không? Nếu mà Thầy không luận để cho chúng ta thấy hiểu được Tứ Niệm Xứ nó có một cái lực rất lớn.
Chúng ta biết rằng trong các cơ từ cái cơ của chúng ta nó có cái lực, nhưng cái lực của cơ mà không luyện tập, thì cái lực đó rất yếu mấy con. Cho nên nói niệm lực là cái lực mạnh chứ không thể nói là cái lực yếu. Nhưng nói niệm lực của Tứ Niệm Xứ là lực của tinh thần, chứ không phải lực của cơ, mà cái người này họ lấy cái điều đó để họ bài bác Phật giáo, bài bác kinh sách Phật. Cho nên cái mục đích họ bài bác nói rằng Thầy giảng sai, không đúng nhưng không ngờ những lời Thầy giảng trong Đường Về Xứ Phật đều là những lời của đức Phật Thích Ca.
Như đức Phật Thích Ca nói không có thế giới siêu hình, chỉ là thế giới tưởng, thì điều đó căn cứ vào những cái bài kinh thật sự của Nguyên Thủy mà Thầy nói lại chứ Thầy không đặt ra một điều gì, khi mà người ta nói đức Phật cũng nói có cõi trời, cõi địa ngục, có này kia, thì không lẽ là đức Phật Thích Ca lại mâu thuẫn lại mình, trong khi cái bài kinh Pháp môn căn bản Ngài đã nói rằng cái thế giới siêu hình không có chỉ có thế giới tưởng, thì bây giờ Ngài lại nói có cõi trời này có cõi trời kia, thì dù Ngài có nói một ngàn cõi trời, một triệu cõi địa ngục đi nữa cũng vẫn là thế giới tưởng chứ. Tại vì Ngài xác định nó là thế giới tưởng thì dù Ngài có nói một ngàn lần đi nữa thì vẫn là thế giới tưởng. Bởi vì nó có cái thế giới tưởng đó thật chứ đâu phải không, nhưng thế giới tưởng đó là cái thế giới của mình tự lưu xuất ra, chứ không phải có cái thế giới khách quan ở bên ngoài, cho nên người mà nói rằng có thế giới siêu hình thì đã là phản lại với cái giáo lý, cái lời dạy của đức Phật Thích Ca.
(05:30) Cũng như người đó nói rằng Tứ Niệm Xứ là không phải là niệm lực, mà niệm lực thì ở cái cơ của chúng ta mới có cái sức lực chứ không phải Tứ Niệm Xứ. Thầy ví dụ như một môn võ học, nếu không có một môn võ học thì cái cơ của chúng ta không thể nào đánh như gió được, phải không? Cho nên nếu mà không có những môn điền kinh thì cái cơ đó không thể nào bay chạy nhanh nhẹn được, mà phải có sự luyện tập của cái pháp đó, cái môn điền kinh đó, mà các cái cơ của chúng ta mới có sự nhanh nhẹn và bay nhảy mới được, thì đó cái sự nhanh nhẹn và bay nhảy đó thì đó là lực. Đó là về cái lực của cơ bắp, của bắp thịt, nhưng cái lực của bắp thịt không thể nào làm chủ được cái sự sống chết của chúng ta. Cho nên cái lực của Tứ Niệm Xứ nó giúp cho chúng ta nó có một cái lực của tâm, cái tâm lực, cái tinh thần lực của chúng ta nó quá vĩ đại, nó quá siêu việt. Cho nên từ Tứ Niệm Xứ mà chúng tu thì chúng ta mới có một cái lực của tâm lực, cũng như bây giờ Thầy nói như hơi thở chúng ta đang thở, nhưng chúng ta nín thở thì không được, vậy mà chúng ta chỉ có cái tâm lực tức là cái ý muốn của mình thôi, muốn cho hơi thở ngưng để bỏ cái thân này đi, thì ngay đó cái hơi thở nó ngưng, cũng như cái ý thức chúng ta đang phân biệt, đang suy tư, đang nghĩ mà nó bảo: “dừng, diệt ý thức đi”, thì ngay đó tầm tứ nó diệt tức khắc nó ngưng hoàn toàn, lỗ tai nghe đang nghe âm thanh như thế này, mà cái tâm lực đó nó sẽ làm cho cái lỗ tai không còn nghe, âm thanh lớn như trời sét nó cũng không nghe, tiếng bom nổ nó cũng không nghe, thì chúng ta phải thấy nó có cái lực chứ, mà cái lực đó nó đâu phải là cái cơ làm, cái cơ của chúng ta làm không được, mà đó là lực của tâm, nó vô hình mà nó rất mạnh.
Mà từ đâu mà chúng ta luyện tập có cái lực đó, có phải Tứ Niệm Xứ không? Do Tứ Niệm Xứ mà nó có, vì vậy mà đức Phật xác định Tứ Niệm Xứ là niệm lực. Cho nên trong bài kinh Ngũ lực nếu mà ai không học kinh Ngũ lực thì người ta không biết lực. Đức Phật có xác định năm cái lực chứ không phải một lực, thì năm cái lực đó là: Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực.
(07:51) Mà mỗi một cái lực thì đức Phật xác định cho nó mà, nếu muốn tu tập được cái lực đó thì phải tu tập cách gì? Tu tập cái pháp nào?
Cho nên nói về Tín lực thì đức Phật nói Tứ bất hoại tịnh, phải tu pháp Tứ Bất Hoại Tịnh.
Mà nói về Tấn lực thì đức Phật nói phải tu Tứ Chánh Cần, chứ không thể nào tu Tứ Bất Hoại Tịnh mà gọi là Tấn lực được.
Mà nói Niệm lực thì phải tu Tứ Niệm Xứ, thì cái niệm lực, cái tâm lực của chúng ta mới có, chứ không thể nào nói tu Tứ Bất Hoại Tịnh mà có được.
Mà nói Định lực thì phải tu Bốn thiền, tức là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền… mới có Định Lực. Nếu mà tu ngoài cái pháp môn này thì không có định lực, vì vậy mà chúng ta tu cái Bốn thiền này nó mới có cái định lực, vì cái định lực đó mà nó mới làm chủ được hơi thở chúng ta, bảo nó ngưng là nó ngưng, phải không? Chúng ta thấy rất rõ đức Phật đã xác định được cái pháp môn của mình rất cụ thể.
Mà nói Tuệ lực thì đức Phật nói Tứ Diệu Đế: Khổ, Tập Diệt, Đạo. Nếu mà cái trí tuệ của chúng ta có một cái lực, là chúng ta ngay khi biết cuộc đời là khổ là chúng ta đã nhàm chán nó liền rồi, vì chúng ta chưa có lực thì chúng ta biết khổ mà chúng ta chưa có bỏ được, còn nếu có lực là chúng ta ngao ngán quá. Thực sự thì đời khổ thật, nhưng mà chúng ta biết nhưng mà chúng ta chưa có lực, phải không? Cho nên vì vậy mà chúng ta cứ lằng nhằng mà không có dứt bỏ được, không có cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia sống không nhà cửa, không gia đình như đức Phật được. Cứ lo nghĩ rằng mình sống đây rồi rài đây, mai đó du Tăng khất sĩ như vậy, rồi lạnh, rồi lẽo, rồi không, mưa gió lấy cái gì mà sống được có ba y một bát như thế này làm sao sống. Mình cứ lo lắng, lo lắng ngờ ngợ mình không dám buông bứt. Vì vậy cho nên mình cứ lằng nhằng rồi vợ rồi con, rồi cha rồi mẹ rồi anh em, không biết giải quyết cách nào để cho mình dứt khoát, để cho mình được giải thoát hoàn toàn.
Do như vậy mình mới thấy rằng nếu một cái người mà có lực ở trong cái Tuệ lực, cái sự hiểu biết, cái trí tuệ hiểu biết của cái lực này thì ngay Khổ Đế, ngay cả cái nguyên nhân mà tập hợp những cái khổ, rồi ngay cả cái Niết bàn, cái cảnh giới, cái trạng thái mà giải thoát, ngay cả cái Bát Chánh Đạo tám cái nẻo Đạo Đế, ngay cả tám cái nẻo để vào đạo thì người đó đã có một cái Tuệ lực rồi, thì cái người đó ngay đó là họ đã chứng đạo liền tức khắc. Khi đức Phật sáng nói, chiều là họ đã chứng đạo rồi, nếu cái người có Tuệ lực.
Còn chúng ta sáng nghe chiều đâu có chứng đạo. Phải tu, tu hết sức mà còn bảy ngày chưa chứng, rồi bảy tháng chưa chứng, mà chỉ đến cuối cùng bảy năm chúng ta mới chứng, thì đủ biết chúng ta chưa có Tuệ lực, chưa có Tuệ lực chút nào. Nếu mà Tuệ lực chúng ta có thì sáng nghe thì chiều chúng ta đã chứng quả A la hán, chúng ta bỏ hết, đức Phật nói không sai đời khổ, thế mà chúng ta biết khổ nhưng bỏ không được. Còn cái người mà có Tuệ lực nghe biết khổ là ngay người ta bỏ hết, người ta thấy không còn muốn níu nó chút nào hết, đó là những cái bậc người ta sắp sửa chín mùi rồi.
(10:55) Cho nên ở đây người ta khéo lý luận rồi chúng ta không đủ cái sức tu tập cái trí tuệ chúng ta sẽ bị người ta che khuất đi, cũng như từ khi mà cái bộ sách Đường Về Xứ Phật chưa ra đời, thì những gì mà Đại thừa nói chúng ta không đủ trí tuệ mà phán xét cái sai của nó ở trong đó, cho nên chúng ta cứ tin tưởng rồi chúng ta cứ theo mà nỗ lực tu tập, nhưng cuộc đời của người này, rồi đến cuộc đời của người khác, từ ông cha của chúng ta cho đến con cháu và thế hệ mai sau, nhiều người sau nữa, cuối cùng chúng ta chẳng đi đến đâu, và càng ngày càng chồng chất thêm sự mê tín biến Phật giáo thành thần giáo, biến Phật giáo thành một cái tôn giáo mê tín. Mà bây giờ chúng ta nhìn lại, chúng ta mới giật mình mới thấy được cái sai của nó. Nếu Đường Về Xứ Phật không ra đời, chắc chắn chúng ta khó thấy được cái phi đạo đức của những giáo pháp này.
Nó ra đời là vì nó có đủ trí tuệ phán xét được, nó mới ra đời để giúp chúng ta có cái nhìn đúng. Và bây giờ hiện giờ người ta muốn đốt sạch cái bộ sách này để làm cho mọi người không còn thấy được cái sai của nó nữa. Thì thử nghĩ người ta sẽ làm như thế nào, người ta sẽ có những cái lý luận mà với cái trí tuệ của những người khác không thể nào so sánh được, như cái lý luận lúc nãy mà một con chó từ đống rác nhảy ra, chúng ta bảo rằng đống rác có cái lực thì chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ rằng lời nói đó không đúng, mà như vậy rõ ràng người ta chứng minh như vậy người ta bảo rằng Tứ Niệm Xứ không có lực, mà chỉ có lực là nơi cơ bắp của chúng ta mà thôi, nghĩa là chúng ta phải nỗ lực tinh tấn tu. Nhưng mà không ngờ Tứ Niệm Xứ lại là một pháp môn có một cái lực vi diệu nếu chúng ta luyện tập đúng nó. Cho nên ở đây chúng ta phải thấy rằng những cái lời của đức Phật xác định là những cái lời rất đúng nếu không thì chúng ta sẽ nhầm lẫn và chúng ta sẽ phỉ báng đức Phật. Và khi phỉ báng đức Phật xem như là không đúng, thì lúc bấy giờ chúng ta không muốn đi để mà giải thoát.
(13:04) Những băng mà Thầy giảng hầu hết là trong cái giai đoạn này, thì mấy con phải cẩn thận cho những người khác nghe. Thật sự ra phải chọn những người xứng đáng mà cho nghe. Thứ nhất là không tạo cho họ tội vì họ nghe họ bị kiến chấp, thì tức là họ sẽ nổi sân lên mà tự họ làm khổ. Cho nên có một người Phật tử gửi một bức thư đến Thầy, khi họ ở tại thiền viện của Hòa thượng thì họ thấy rõ ràng, khi một cái điều gì trái ý với quý thầy tu mặc dù họ ngồi hai ba tiếng đồng hồ, họ ngồi thiền được hai ba tiếng đồng hồ nhưng mà trái ý thì thấy tâm tham, sân, si họ vẫn còn bột phát hiện rõ ràng, như vậy họ mới nghĩ rằng, họ mới gửi thơ đến nghĩ rằng, người mà tu mà được hai ba tiếng đồng hồ ngồi như vậy không phải là dễ dàng, chịu đau chịu đớn rất lớn là có tâm tha thiết tu hành, thế sao tâm tham, sân, si không hết mà lại giận?
Khi thí dụ như chẳng hạn là họ đã đọc ngay một trang sách của Thầy thôi là họ không dừng được, họ phải ném cuốn sách Thầy xuống đất liền tức khắc, thì chứng tỏ rằng họ không bình tĩnh được, như vậy trong khi họ ngồi tu hai ba tiếng đồng hồ đó cái kết quả ở chỗ nào? Tại sao họ không bình tĩnh để đọc suốt một cuốn sách của Thầy viết, mà họ không đủ can đảm để mà đọc hết, như vậy rõ ràng là Kiến kiết sử hay là kiến chấp của họ quá sâu dầy.
Cho nên sự tu tập là sự giải thoát, còn trái lại một người tu tập mà xả tâm dù là họ chửi mắng mình, mình vẫn bình tĩnh không giận hờn, thì như vậy mới biết rõ ràng là mình biết xả tâm. Còn nếu người ta mắng chửi mình, người ta mạ nhục mình, người ta nói nặng nhẹ mình mà mình không bình tĩnh, mình vừa đọc là ném, thì như vậy rõ ràng là mình có hết sân, hết phiền não chưa? Như vậy chính tỏ mình tu mà kết quả đi về đâu đây?
Cho nên cái người viết bức thư cho Thầy họ đã chứng kiến được điều này, và vì vậy họ nói như thế này: ở trong Chúng có những điều kiện gì mà xích mích hoặc trái ý họ đến thưa với Hòa thượng thì hòa thượng nói rằng: người nào thưa là người đó có lỗi, cho nên họ đành im lặng mà trở về để ức chế thân, ức chế tâm họ. Và như vậy họ có giải quyết được những gì đâu và cứ ôm ấp nén, càng nén càng chịu đựng, coi như ngoài mặt thì bình thường, nhưng bên trong nó là một lò lửa đang bừng cháy, đó là một cái sự ức chế tâm thực sự khi họ đã chứng kiến và họ đã tu tập ở nơi đó họ thấy, như vậy họ mới nghĩ rằng: nếu Vua nói không bao giờ Vua nói sai được và vì vậy thì nhân loại này quá thiệt thòi. Chúng ta thấy mà thấy một nhà Vua mà trong một lúc một nhà Vua ai dám nói một nhà Vua sai bao giờ, nhà Vua cái gì cũng đúng hết. Do đó thì con người sẽ khổ biết nhường nào, nhưng chúng ta nghĩ rằng đây là cái duyên thôi, nhân quả của chúng ta chưa đủ thì chúng ta phải gặp những điều không may, nhân quả chúng ta tốt, thiện đủ thì chúng ta gặp những điều may mắn. Trên bước đường tu học là một điều rất khó chứ không phải dễ, sống từ giới luật cho đến mọi thứ mà chúng ta không thực hiện được thì chúng ta không xả tâm được thì con đường thiền định chỉ là một danh từ suông chứ không thể nào đi đến được.
(17:00) Về cái khu đất mà các con dự định mua thì thầy cũng xin trả lời, nó phải về giấy tờ thì nó phải hợp và đồng thời nếu nơi đó có một cái ngôi Chùa cổ thì tốt là vì Nhà nước này không cho chúng ta lập một ngôi Chùa mới, chỉ những ngôi Chùa cũ chúng ta đến sinh hoạt, nhưng mà đã là ngôi Chùa cũ thì nó lại thuộc về Giáo Hội, mà thuộc về giáo hội thì các con sinh hoạt theo đường lối của đức Phật thì chắc chắn người ta không chấp nhận. Vì vậy thì cái khu đất của các con mà dự định mua, để thành lập một cái nơi để chúng ta tập chung thọ Bát Quan Trai tu tập để cùng nhau huynh đệ sách tấn nhau trên đường tu tập gieo duyên với Phật pháp. Thầy thiết nghĩ thứ nhất là giấy tờ cho hợp và người mua đất đó là phải người địa phương tại đó thì nó mới dễ, chứ người mà ở chỗ khác mà đến đó mà sinh hoạt thì không được. Vì vậy chúng ta chỉ ở những người ở nơi khác đến với một cái người tại địa phương đó là cái người chủ đất đó thì đó là mới hợp. Cái thứ hai là Giáo Hội ở đó người ta có, mình phải dò ý của họ trước, nếu ở đây thành lập một cái đạo tràng cho chúng tôi những người cư sĩ thọ Bát Quan Trai ở đây, thì Giáo Hội có giúp đỡ hay không? Nếu không, chúng ta tập chung mà tu tập thì coi chừng Giáo Hội sẽ làm khó dễ chúng ta, chứ không phải là Nhà nước chính quyền đâu. Thầy nói thực sự Nhà nước chính quyền khi mà người ta đọc sách Thầy người ta rất thông cảm người ta rất hiểu, còn trái lại Giáo Hội không thông cảm đâu họ sẽ làm cho các con bất an, rồi chừng đó các con bỏ tiền ra rồi các con cũng chỉ để một khu đất hoang vu không lợi ích gì hết.
Cho nên phải suy nghĩ cho kỹ thứ nhất là nơi đó được Giáo Hội người ta hiểu biết đường lối tu tập người ta giúp đỡ, thì chúng ta hãy mua đất mà chúng ta xây dựng cất sang nhà cửa làm nơi tu tập của chúng ta, đó là tốt nhất. Còn nếu mà giáo hội không chấp nhận thì chúng ta cần thận, dè dặt. Chứ không khéo rồi chúng ta tập chung sinh hoạt một ngày hai ngày người ta không nói đâu. Nhưng một tháng hai tháng người ta để ý rồi thì rốt cuộc rồi Công an nó sẽ đến đó nó làm cho quý vị không có chỗ ở đâu, rồi mất công, rồi rốt cuộc rồi nó cũng không gì.
(19:32) Chúng ta tốt hơn hết là chúng ta nên sinh hoạt như thế này:
Chúng ta đông, chúng ta chia ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm chúng ta chia thành tổ. Một nhóm ví dụ như chúng ta có chín người thì chúng ta chia làm ba tổ, một tổ vậy ba người, tổ tam tam. Rồi khi mà trong ba người này, trong gia đình mỗi người, bị gì trong ba người trong cái tổ này là có ba cái gia đình, thì cái gia đình nào mà thuận tiện nhất thì chúng ta tập chung về đó chúng ta trong một cái ngày thọ Bát Quan Trai, nghĩa là vợ chồng con cái trong cái nhà cái người đó đó, họ vui lòng chấp nhận thì chúng ta về sinh hoạt trong đó ba người thì chắc chắn Nhà nước không ai làm động mình được mà Giáo Hội cũng không quậy phá mình được. Chứ mình tập chung từ mười người, mười mấy người thì sớm muộn rồi họ cũng đến khi mình đang tu tập thọ Bát Quan Trai như thế này yên tĩnh, bắt đầu Công an vô cầm giấy đến hỏi cái người mà thường trú tại cái địa điểm đó, làm cho họ khó khăn vô cùng, rồi trong khi đó họ yêu cầu giải thể không có được về đây tập chung nữa. Thì đó là những cái điều mà các con suy nghĩ kỹ để không rồi sẽ tiền mất mà nó sẽ không có lợi ích gì cho mình.
Còn các con chia làm ba người, tại vì một mình mình không tự sách tấn cho mình nổi đâu, mình tu tập về con đường của Phật pháp này rất khó. Ba người mình có thể mình sách tấn được. Trong một cái khu nhà của mình, mình có thể có ba phòng hay hoặc là mình có thể cất một cái nhà nhỏ trong một khu đất cũng như là ở đồng quê như thế này, trong cái khu đất của mình mình hai cái nhà hay là ba cái nhà nhỏ, cái thất nhỏ vậy. Thì trong cái tổ của mình mình sẽ sinh hoạt anh em cùng nhau, mình cất những cái nhà nho nhỏ như tầm vông trúc tre của Thầy là đủ. Còn không thì trong một cái nhà mình cũng có thể sinh hoạt được, nếu mà trong nhà vợ con đều hòa thuận chấp nhận con đường tu thì mình sẽ sinh hoạt ở đó được. Còn nhà nào mà vợ con không đồng ý, thì đừng có đem cái sự tu tập này vào đó mà làm khổ cho gia đình mình, bạn của mình không nên. Chỉ có thuận thì mình mới đem được, vợ chồng đã có một cái hướng thiện, thì trong cái ngày thọ Bát Quan Trai cả vợ con mình cùng tu nữa chứ không phải riêng mình thì như vậy thì mấy con tổ chức thấy rất ổn, rất tốt đẹp. Và sự sinh hoạt đó coi như là sinh hoạt gia đình, vì vậy mà Nhà nước không đuổi mình được, Giáo Hội không làm gì được hết, chứ còn mình sinh hoạt đông hơn nữa thì không được.
Cho nên đối với Thầy thì cái tổ chức của chúng ta trong cái giai đoạn mà tu này là cái mục đích để tu tập giải thoát thật sự, tìm về con đường của Chánh pháp của Phật thật sự. Cho nên chúng ta không cần mà rềnh rang tổ chức như đạo tràng, đi chỗ này, chỗ nọ, chỗ kia. Ví dụ như các con về đây các con tụ tập, về như thế này thì các con phải tốn tiền rất nhiều, xe cộ rồi ăn uống đi tới đi lui cũng mệt nhọc nữa. Các con để cái thì giờ đó, các con chỉ cần gửi thơ, Thầy sẵn sàng chịu khó mà trả lời thơ mấy con khi gặp khó khăn. Trừ ra khi mà Thầy trả lời mà mấy con về áp dụng thấy chưa kết quả, các con tự đích thân vào đây ngay liền để được ở gần bên Thầy để được huấn luyện, để được tập luyện cho đúng cách để được xả những cái chướng ngại, mà các con đang gặp phải.
Thí dụ như vừa rồi thì Minh Trí gặp cái, Minh Trí là ở Phú Yên thì phải, cho nên vì vậy mà khi tu về hơi thở đó thì nó bị chướng ngại, nó bị căng thẳng cái đầu của mình, do đó thì có hỏi Thầy, Thầy bảo bỏ đừng có tu cái pháp hơi thở nữa, mà nó cứ hễ mình đi khinh hành vậy nó cũng tập trung vào hơi thở. Cho nên do đó vừa rồi Minh Trí có vào đây gặp Thầy ở lại đây ba bữa và đồng thời Thầy dạy cách thức tu Tứ Niệm Xứ để xả cho được. Vì đã từ lâu tới giờ mình tu nó quen rồi, cứ dùng hơi thở mà nhiếp tâm cho đến khi nó bị căng đầu căng óc của mình rồi. Cho nên bây giờ hễ vừa nhìn hơi thở là bị căng ngay liền, nó làm cho rất là khó. Do đó thì Thầy dạy cho cái pháp tu tập để cho nó không còn bị căng nữa.
Cho nên vì vậy đó khi mà ngồi mà tu Tứ Niệm Xứ thì mắt nhìn trời mây gió, không được để cho cái tâm nó tập chung vào hơi thở, không được nhìn vào hơi thở mà nhìn ra ngoài thì thấy nó an ổn. Do cái sự hướng dẫn thì Minh Trí sẽ phóng dật, cho tâm phóng dật nhưng mà không phóng niệm. Cái thứ nhất là chúng ta ngồi mà nó thanh thản, an lạc, vô sự thì tâm chúng ta nó sẽ định vô hơi thở, tức là nó quay vô hơi thở, tại vì từ lâu mình tu hơi thở mình bị ức chế nó, do đó mình làm tạo cho cái thế căng cái thần kinh của mình rồi. Cho nên bây giờ khi mà nó nhìn hơi thở thì nó bị căng, cho nên không thể nào để cho nó quay vào hơi thở được. Cái mục đích tâm của mình là nó định trên hơi thở là nó không phóng dật. Còn bây giờ mình phải cho nó phóng ra, nó phóng ra để cho nó không phóng niệm, chứ còn nó không phóng ra, thì nó sẽ bị phóng niệm, mà nó không phóng niệm thì nó sẽ bị tập chung trong hơi thở mà nó căng, cho nên bắt buộc tu Tứ Niệm Xứ là ngồi nhìn trời nhìn mây, nhìn gió, và nghe chim hót, rồi biết tâm được thanh thản, Thân-Thọ-Tâm-Pháp của mình không chướng ngại. Để rồi lần lượt tâm mình nó thanh tịnh được rồi thì sau khi đó cái thần kinh nó bớt căng, thì tự nhiên nó trở về nó biết hơi thở của nó.
(25:09) Thì lúc bấy giờ khi mà nó nhìn mây nhìn gió, thì Minh Trí có hỏi Thầy nếu mà con cứ tập như vậy thì nhỡ nó quen thì sao? Thầy nói thực sự ra thì đúng là con đã bị gặp khó khăn. Nếu mà một thời gian con tu tập mà nếu con ở ngoài đó, mà cứ tu tập như vậy thì con thành thói quen, mỗi lần mà tu Tứ Niệm Xứ là tâm con nó phóng ra các pháp nó không chịu, không phóng dật. Do đó thì con tu một thời gian, chừng nào mà con thấy rằng khi thỉnh thoảng con thử tâm con quay vô hơi thở coi trên đầu con có căng không, nếu không căng thì lúc bấy giờ con trở vào đây Thầy sẽ hướng dẫn cho con trở vào tâm không phóng dật, đó là phải đi từng bước, chứ bây giờ mà nói rồi con thấy con gom nó vô mà con bị căng trở lại thì nó nguy hiểm lắm. Con chỉ thử thôi, coi thử coi tâm mình nó tập trung trong hơi thở coi để tự nhiên nó vô biết hơi thở nó coi sao, mà nó biết hơi thở khoảng độ một phút hai phút nó không có gì thì con xả ra chứ con đừng tập trung nữa, con đừng có để cho nó ở trên hơi thở nữa, thì con cứ giữ bình thường mà tu. Thì tất cả những sự hướng dẫn này ý để giúp cho xả được cái chướng ngại.
Đó thì hôm nay Thầy nói như vậy để cho các con biết rằng khi mình tu, mình gặp những cái chướng ngại nào đó thì mình sẽ hỏi Thầy, và đồng thời khi viết thư Thầy trả lời ,mình về mình thực hiện được mình thấy mình thanh thản an lạc được thì thôi. Mà nếu không, thì các con sẽ vào đây gặp Thầy liền. Thì một người các con đi nó không tốn hao nhiều, các con tổ chức đi đông thì các con sẽ bị tốn hao nhiều lắm. Trừ ra khi nào có cái dịp gì thì các con về thăm Thầy thì các con về đông, còn nếu không có các con hãy lo tu tập tại nơi, nó không hao tốn và các con còn lo đời sống các con nhiều lắm. Thí dụ như chẳng hạn một ngày mà các con bỏ đi thì trong gia đình các con nó có những cái chỗ trống, cho nên vì vậy mà theo Thầy thiết nghĩ các con vì Phật pháp, vì đời khổ mà các con đi tìm đạo, các con mới bỏ, mới dành ra những cái thời gian của cuộc đời của mình, nhưng mà mình phải biết cái thời gian đó. Thay vì đến đây các con từ xa các con đến đây mệt nhọc trên những bước đường, thay vì ở tại nhà các con sẽ tu tập, cái thời gian đó nó sẽ thu ngắn lại cho các con rất nhiều, nếu mà các con tu đúng.
(27:37) Cho nên Thầy thấy hầu hết là người ta hay tổ chức hay đi nghe giảng pháp này kia nhiều, nhưng mà sự thực nó không bằng tu đâu các con. Nghe nhiều cũng như nghe hát mà thôi, chỉ có tu mới giải thoát, đọc nhiều kinh sách chẳng qua mình góp nhặt thêm những cái kiến thức để hiểu biết thôi chứ nó không giải thoát được, tốt hơn hết khi nghe rồi, khi hiểu rồi thì các con dẹp xuống hết chỉ lo ôm ấp mà tu để tìm lấy sự giải thoát thì nó mới đúng. Cho nên chẳng cần nghe nữa mà gặp tu mà gặp khó khăn, thì đã có Thầy, có Thầy thì thưa hỏi. Mà hiện giờ các con biết cái giao thông của chúng ta về tin tức thì nó nhanh chóng. Có khó khăn các con điện thoại hỏi xin cô Út cho con gặp Thầy liền, con gặp khó khăn trên bước đường tu thì ngay đó cô Út sẽ cho Thầy biết, Thầy sẽ đến nói chuyện với mấy con ngay điện thoại liền tức khắc, giải quyết con liền và đồng thời các con sẽ chỉ tốn một số tiền nhỏ của tiền điện thoại thôi đủ rồi, còn nếu nó thời gian mà nó chậm hơn thì các con viết một bức thư gửi vào cho Thầy để rồi Thầy trả lời mấy con. Đó là Thầy nói lên một cái lòng thương yêu của Thầy đối với các con, vì sợ mất thì giờ của các con, đời người chúng ta cái tuổi đời của chúng ta ngắn lắm mấy con, sợ e cái nghiệp lực của chúng ta nhiều quá, tạp khí chúng ta nhiều đời mà giờ phút chúng ta quá ngắn, chúng ta không đủ dẹp sạch thì chúng ta làm sao đi đến Niết bàn được?!
Nói Niết Bàn chúng ta thấy, nhưng mới thấy một phút một giây à, chứ chúng ta chưa sống được trong đó mà, nó còn xa lắm chứ không phải gần. Mà nếu sống được là cả một vấn đề mà chúng ta phải tu tập. Thanh thản - An lạc - Vô sự ai cũng biết được trạng thái đó, nhưng sống được với nó hai mươi bốn tiếng đồng hồ không phải dễ. Cho nên chúng ta cần phải còn tu tập, còn phải nhìn ra. Rồi các con là người cư sĩ, các con đâu được như quý vị tu sĩ, vì vậy các con còn đời sống còn phải làm, phải suy tư phải làm ra cuộc sống của mình nữa, phải nuôi vợ nuôi con nữa, chứ đâu thể nào là người vô đạo đức thiếu trách nhiệm bổn phận, cho nên các con còn nhiều lắm, nhiều công việc phải làm, và vì vậy mà các con cũng không bỏ cái thời gian để cứu mình thoát ra khỏi những sự đau khổ của kiếp đời của mình, sanh - già - bệnh - chết.
(30:02) Đó thì hôm nay Thầy nói như vậy để cho các con thấy được khi cần lắm các con mới về đây là vì các con không giải quyết được sự tu tập của mình, mới bỏ thì giờ mà về đây để mong nhờ Thầy gỡ những cái rối rắm đó, còn nếu không thì các con cứ trực tiếp thưa hỏi Thầy trong điện thoại, Thầy luôn luôn lúc nào cũng trực tiếp giúp các con. Số đệ tử của Thầy càng đông thì Thầy cực nhọc nhiều nhất, luôn luôn tiếp xúc. Cũng như hàng ngày các con biết Thầy hằng viết thơ trả lời cho mấy con liên tục, thơ từ chỗ này đến chỗ khác, rồi ngay cả trên email mà trên vi tính, trên mạng người ta gửi về cho Thầy, Thầy cũng luôn luôn lúc nào cũng phải đáp lời thơ.
Cho nên Thầy thiết nghĩ rằng cái thời gian của Thầy còn lại trong lúc này rất quý, quý là để giải quyết sự khổ đau của các con, quý là để viết lên những cái bài pháp đạo đức dạy con người có đạo đức. Thầy ước ao một điều nhất là cuối cuộc đời Thầy soạn thảo được bộ sách đạo đức làm người để cho mọi người đừng làm khổ cho nhau, nhưng vì trả lời thư của mấy con, không phụ sự thưa hỏi của mấy con thì thời gian Thầy mất rất nhiều, rất nhiều, vì không thể mà ngồi yên lặng mà viết được. Khi được bức thư của các con là Thầy biết nỗi lòng của các con đang gặp khó khăn những gì mới thưa hỏi Thầy, mà không trả lời cho các con thì Thầy không chịu được, vì lòng thương yêu của một vị Thầy đối với người đệ tử của mình. Làm sao khi con hỏi một điều khó khăn trên bước đường tu của mình mà làm ngơ không trả lời mà cứ ngồi viết đạo đức thì đạo đức gì đây?! Chính trả lời thơ của mấy con mới là nói lên đạo đức của một vị Thầy thương yêu đệ tử của mình hơn là đứa con của mình, như vậy mới xứng đáng chứ. Cho nên làm sao mà Thầy bỏ thì giờ mà ngồi viết sách được mà không trả lời, trừ ra nhận trả lời thư các con xong mới có được yên tĩnh mà ngồi viết.
(32:08) Thì như vậy các con biết rằng Thầy làm việc rất nhiều, làm việc vì các con, vì vậy mà các con đừng phụ lòng Thầy, mà hãy nỗ lực tu, tu để làm gì? Để giữ cho tâm mình thanh thản, an lạc và vô sự trước các ác pháp và các cảm thọ, khi những nhân quả đó đến với các con mà các con được an ổn, được thanh thản, không động tâm thì các con đã đền đáp ơn Thầy rồi. Chứ còn các con có đến đảnh lễ Thầy, có cúng dường Thầy tất cả những gì mà quý báu nhất trên thế gian này, không bằng là các con cúng dường Thầy tâm hồn thanh thản, an lạc. Đó là điều mà Thầy mong muốn nhiều nhất, đó là đạo đức nhất đời của loài người mấy con.
(32:56) Hôm nay vì vấn đề đạo tràng, về vấn đề khu đất của mấy con thì Thầy có những ý kiến, rồi các con tư duy suy nghĩ. Nếu có duyên tốt mà các con lập được thì có dịp Thầy về thăm khu nơi đó. Các con có vẽ cái bản đồ Thầy có nhìn xem thì cũng đẹp, cái khu đất như vậy cũng tốt, nhưng có cái điều kiện là sợ mình không yên tu mà thôi.
Cho nên các con hôm nay được gặp Thầy rồi các con trở về mà lo tu tập mà nghe lời Thầy, mình có thể tổ chức từng anh em nào mà gần gũi nhau thì ba người, bốn người, năm người là cao lắm mấy con, nghĩa là mình gần với nhau mình chọn lấy cái tổ của mình nho nhỏ ba người tổ tam tam hay tổ năm người, hay là tổ bốn người, thì như vậy đó thì do mà cái tổ chức nhỏ ra để cho mình sinh hoạt mà giáo hội không nhìn, rồi chính quyền không thấy, chứ con người ta thấy người ta cũng tìm cách người ta phá mình. Mình tu mình không làm rối trật tự, mình không phá trị an trong nước, mình chỉ tìm cái sự giải thoát, nhưng người ta có hiểu được mình đâu, người ta không hiểu, người ta làm động mình. Do như vậy thì các con khéo léo mình sử dụng mình tu tập, thỉnh thoảng lâu lâu thì các con có một cái chùa nào mà thuận duyên với mấy con, thì các con hẹn đến nơi chùa đó rồi các con gặp nhau rồi anh em trao đổi, những cái tổ rồi cùng tổ với nhau mà trao đổi, trên bước đường tu tập ai có những kết quả tiến bộ hơn đem những kinh nghiệm mình nói ra, để giúp cho những người khác người ta hiểu biết thêm để người ta tu tập cho đúng hơn, để người ta xả tâm.
(34:44) Nó thì như vậy nó có ví dụ như trong một tháng hoặc là ba tháng (một quý) thì tất cả các tổ mình sẽ tập trung lại thành một cái nhóm của mình, thì cái nhóm ví dụ như nhóm Nguyên Thủy II của mấy con, thì bắt đầu bây giờ trong cái nhóm đó nó có nhiều tổ, những cái tổ ba người, bốn người hay năm người tùy theo những cái người mà mình hợp với nhau, mình thành cái tổ để mình hợp ý hợp tình với nhau để mình tu tập, chứ còn nó nghịch ý nghịch lòng ở trong đó thì mình tu tập không được đâu. Cho nên mình phải tổ chức cho nó hợp với nhau. Rồi sau đó thì mỗi quý, nếu mà mỗi tháng mình không hợp với nhau một lần được, tức là mình họp nhóm đó, không hợp nhau được một lần để mà mình rút tỉa những kinh nghiệm với nhau, thì mỗi quý là ba tháng mình cũng phải gặp nhau một lần trong một nhóm Nguyên Thủy của mình, nghĩa là mình gặp nhau ở trong cái ngôi chùa nào đó, mà cái ngôi chùa đó thuận duyên với mình, họ biết mình tu cái pháp của Thầy thì người ta chấp nhận thì mình đến mình sinh hoạt trong chùa người ta thì Giáo hội không làm gì được, các con hiểu điều đó. Bởi vì giáo hội đã chấp nhận cái chùa đó rồi. Thì do đó giáo hội không có làm, vậy sinh hoạt coi như đó các con đến đó sinh hoạt dù một ngàn người đi nữa thì nhà nước cũng không có quyền, bị vì đó là tín ngưỡng mà chấp nhận người ta vào cái chùa rồi không có quyền đuổi người ta được, các con biết Thầy nói vậy các con hiểu không?
Đó là cách thức mình tổ chức khéo và mình tu tập rất tốt mấy con. Vì mình hợp nhau vậy lại bữa đó thì mình sinh hoạt, mình không phải thọ Bát quan trai ở đó, mà mình sinh hoạt, mình trao đổi kinh nghiệm với nhau. Trong cái tổ này, tổ thứ nhất cũng như thí dụ như mình nhóm Nguyên Thủy II, thì mình có tổ một, tổ hai, tổ ba, tổ bốn, tổ năm đi, mình tổ chức ra có từng tổ vậy. Bây giờ cái tổ một sau cái thời gian một quý là ba tháng mình tu tập như thế nào, cái người mỗi người ở trong cái tổ đó trình bày lên, rồi cái tổ hai trình bày lên, tổ ba trình bày lên, có những cái gì thắc mắc thì đóng góp lại mà mình giải quyết không được, thì viết bức thư gửi về Thầy. Thì đó là cái tổ chức để mình cho mình tu mình tiến bộ, mình sách tấn nhau mấy con.
Cái sự tu tập nào nó cũng phải có tổ chức như vậy. Rồi từ đó ví dụ như bây giờ có nhiều người người ta xin vô cái tổ cái nhóm của mình nữa thì mình cho, nếu mà cái nhóm của mình đông thì mình chia làm hai nhóm, nhóm Nguyên Thủy II, mà nhóm IIA hay là IIB, thí dụ bây giờ nó đông hơn thì mình chia làm hai nhóm, để cho nó dễ sinh hoạt, nó dễ hơn, chứ còn nó đông quá thì nó cũng động đó mấy con. Thì mình chia ra, mình khéo léo dù bây giờ mình chia ra bao nhiêu nhóm cũng được hết, nhưng mà Nguyên Thủy vẫn là cái gốc.
Bây giờ Nguyên Thủy II, Nguyên Thủy III ở tỉnh này Nguyên Thủy IV, ở tỉnh kia thí dụ vậy. Thì bây giờ trong cái nhóm Nguyên Thủy II này mình có thể chia ra làm Nguyên Thủy gì, Nguyên Thủy A, Nguyên Thủy B, phải không. Bởi vì nó là Nguyên Thủy II rồi thì ở tỉnh khác người ta Nguyên Thủy III hay ở tỉnh khác Nguyên Thủy IV rồi thì mình không thể nói là Nguyên Thủy Một, Hai, Ba trong này được nữa mà mình chỉ được A, B, C. Phải không, các con thấy như vậy là trong cái nhóm mình mình chia ra A, B, C rồi trong cái nhóm Nguyên Thủy Ba người ta cũng chia A, B, C thì người ta đâu có trùng với mình đâu. Đó là cách thức mình tổ chức cho nên Thầy nhắc nhở mấy con trong cái sự tổ chức ra thì để cho mình tu tập mà mình chia nhỏ ra mình tu tập thì kết quả rất lớn, chứ còn nếu mà tập chung mà đông quá các con tu nó bị động nhau hết mà không tu được. Cho nên chúng ta chỉ sinh hoạt mà coi như giải trí chơi vậy chứ còn không kết quả, còn chia nhỏ như vậy chúng ta thấy kết quả lắm, chúng ta đi tìm cái sự giải thoát chứ không phải đi tìm cái giải trí. Đây là tu tập là đi tìm cái sự tu tập thực sự, giải thoát thật sự trong tâm hồn, giúp cho tâm hồn chúng ta thanh thản, an lạc và vô sự, cho nên phải tổ khéo léo. Bởi vì Thầy bao nhiêu công việc chứ lẽ ra thì trong cái sự tổ chức này thì Thầy có ghi lại những cái điều tổ chức để cho mấy con theo đó mà tổ chức, nhưng Thầy gợi ý mấy con cũng biết tổ chức rồi.
(38:51) Do như vậy thì hôm nay về vấn đề mà mua đất hay không mua đất thì điều đó các con cũng tư duy suy nghĩ, đúng thì các con mua đất càng tốt để cho mình có cái vị trí, cái địa thế mình sinh hoạt, mà nếu tốt được như vậy thì có dịp mà Thầy về thì về cái nơi mà các con để mà tạo ra sinh hoạt, thì mình có thể sau này mình đưa một vị tu sĩ nào mà người ta giới hạnh nghiêm chỉnh người ta đến ở khu đất để người ta làm Trụ trì ở đó, để người ta sẽ làm cái nơi tu tập tốt cho mình, thì cái điều đó rất hay. Ví dụ như bây giờ các con ngoài đó cần một bậc A-la-hán để mà hướng dẫn cho nhóm của các con. Mà ở đây Thầy có một người tu chứng quả A-la-hán Thầy sẽ cho về đó, nếu mà các con có cơ sở, còn mấy con không có cơ sở thì đưa về đó làm sao vị đó dám ở chỗ này, phải không các con? Cho nên nó có cái điều kiện mà nếu được thì các con xúc tiến mà làm, mà nếu không được thì các con đình chỉ lại. Vì dù mình có muốn cũng không được đâu, họ sẽ phá. Nó thì những cái điều kiện đó, còn nếu mà thuận tiện thì biết đâu chừng mình có đủ duyên mình có những cái bậc mà chơn tu, người ta sẽ đến địa phương của mình trực tiếp người ta hướng dẫn cho mình dễ dàng hơn, thì nó đỡ Thầy hơn, đó là những cái điều kiện.
(40:08) Cho nên đối với Thầy, thì cũng phải bằng trí tuệ, mình chưa đủ duyên mà mình muốn được sớm không được. Đó, đó là những cái điều kiện. Thầy nói một cái ví dụ như Kim Tiên nó ở bên Mỹ, nó là một cái người Việt mà ở bên đó thì sau khi được pháp của Thầy thì nó nỗ lực nó tu tập, nó nghĩ rằng một ngày nào đó sau khi mà nó gom tất cả các cái vốn của nó thì nó sẽ mua đất, rồi nó mở một cái Tu viện, ở bên Mỹ thì nó dễ dàng hơn bên chúng ta nhiều lắm, chỉ có tiền mua đất muốn mở muốn cất chùa gì nhà nước bên đó họ cũng cho phép mình hết. Miễn là mình đóng thuế nhà nước là thôi, chứ không có gì hết. Do đó thì nó sẽ mở cái Tu viện cho người Việt ở bên đó người ta sẽ tu tập theo giáo pháp của Thầy, và đồng thời nó yêu cầu xin Thầy sẽ cho một cái người tu chứng quả A-la-hán về đó để giúp đỡ người ta tu tập, và nó sẽ bảo lãnh cái người đó sẽ qua bên đó ở luôn bên đó để hướng dẫn tụi nó.
Thì nó có tâm nguyện Thầy nói ở bên đó thì các con dễ rồi về giấy tờ xin phép tắc nhà nước bên đó người ta đối với cái sự tu tập dù là tôn giáo nào là người ta cũng cho chứ không phải là riêng Phật giáo đâu, người ta rất dễ, nhưng mà điều kiện là mấy con có đống thuế người ta hay không thôi. Thí dụ như bây giờ cất cái Tu viện đó, thì như vậy các con phải bỏ tiền ra mua đất thì nhà nước người ta bán đất, rồi bắt đầu cất cái Tu viện xong rồi, thì điện nước này kia đều các con cũng phải đóng thuế cho người ta hết chứ không phải là người ta cho mấy con chút nào hết đâu. Tất tất mọi cái đều là phải thuế này kia tất cả hết.
Đó thì như vậy thì lúc bây giờ đó thì các con, Thầy có đủ duyên thì Thầy sẽ cho cái người qua để giúp các con. Thì nó hy vọng rằng ngày nào đó nó xong rồi thì Thầy sẽ cho người đến đó trợ giúp cho chúng nó tu tập.
(42:03) Thì ở đây Thầy nghĩ rằng nó không phải là chúng ta hiện giờ mà lúc nào chúng ta cũng có những bậc A-la-hán. Bởi vì bậc A-la-hán là phải bậc…
(42:13) Thì các con nỗ lực tu tập để cho mình giải thoát những cái bước đầu. Thì cái bước đầu các con biết rằng chúng ta ly dục ly ác pháp, chúng ta sống đúng giới hạnh tập thọ Bát quan trai là những bước đầu, để tâm chúng ta bất động được trước các pháp.
Bước thứ hai là bước thiền định, bước đầu là bước giới luật, bước thứ hai là bước thiền định. Bước thiền định nó có khó khăn là khó khăn ở trong mười tám cái loại tưởng mà thôi, nghĩa là làm sao chúng ta vượt qua mười tám cái loại tưởng. Cũng như bây giờ mà cái khó khăn của chúng ta là ở cái giai đoạn đầu này làm sao mà chúng ta vượt qua các cái ác pháp và cái lòng ham muốn của chúng ta. Nghĩa là bây giờ mà các con thì vượt qua được cái lòng ham muốn, tức là ly dục đó và các ác pháp thì các con vượt qua được cái này đó, thì các con đã bất động tâm.
Rồi đến cái giai đoạn thứ hai là định đó, thì các con phải vượt qua mười tám cái loại tưởng, thì nó cũng không khó như chúng ta vượt qua cái dục là cái ác pháp, mà tạo cho chúng ta phiền não tham, sân, si, và các cảm thọ đau đớn ở thân của chúng ta. Đó thì chúng ta vượt qua được cái này, là đầu tiên chúng ta phải vượt qua được cái ý thức đau khổ này, ý thức dục, ý thức ác pháp, chúng ta phải vượt qua.
Rồi kế đó thì chúng ta vượt qua cái tưởng, ý thức chúng ta không còn chủ động điều khiển ở trên cái tưởng, mà chúng ta từ ở trong cái tưởng thức của chúng ta phải vượt qua tất cả những cái tưởng của nó. Cũng như trong ý thức thức của chúng ta bây giờ ý thức chúng ta có thiện và có ác và có dục có ham muốn, cho nên trong ý thức chúng ta phải dùng ý thức để mà phải vượt qua, đến khi chúng ta phải lọt vào tưởng thì chúng ta phải sử dụng tưởng để mà vượt qua, các con thấy nó khó. Bởi vì tưởng nó giống như là chiêm bao, mà trong giấc chiêm bao là chúng ta phải thực hiện, một cái điều mà chúng ta phải sống y như ý thức của chúng ta hàng ngày. Cho nên mỗi mỗi ở trong đó có trạng thái dục tưởng của nó xảy ra, thì chúng ta đều là phải xả, cũng như là chúng ta xả cái ý thức ác, ham muốn của chúng ta vậy. Cho nên nó cũng không khác gì như chúng ta đang tu như vậy, nhưng mà nó là cái thế giới siêu hình, nó vô hình rồi nó không có hình tướng nữa, nó nằm ở trong cái siêu hình rồi.
Cho nên khi mà chúng ta đóng lại mắt tai mũi miệng thân ý chúng ta thì chúng ta toàn diện chúng ta sống trong cái thế giới đó. Cho nên chúng ta phải ly sạch cái thế giới đó, thì ly tất cả những cái ác pháp của thế giới đó, thì chúng ta mới hoàn toàn mới làm chủ được sự sống chết của mình. Đó nó khó là khó chỗ đó, mà nếu mà khi mà ly được cái thế giới tưởng rồi thì bắt đầu chúng ta nhập tứ thiền, chúng ta làm chủ được sự sống chết của mình và thực hiện Tam minh để quét sạch những cái mầm tái sanh luân hồi của chúng ta.
(45:02) Đó là cách thức con đường đi nó cụ thể rõ ràng mà chúng ta phải qua hai cái đoạn đường khó khăn nguy hiểm nhất.
- Đoạn đường thứ nhất là cái đoạn đường ý thức của dục và ác pháp.
- Đoạn đường thứ hai là tưởng thức của dục là ác pháp của nó.
Cho nên chúng ta phải trải qua hai giai đoạn tu tập giai đoạn thứ nhất là giới luật, giai đoạn thứ hai là định.
- Còn cái Giai đoạn thứ ba là Tuệ để thực hiện cái quả của nó của cái giai đoạn của Ý thức và của giai đoạn Tưởng thức, tức là cái quả của nó là cái tuệ của Tam minh.
Đó thì các con thấy Giới- Định- Tuệ chúng ta đầy đủ, mà chúng ta biết rõ từng chặng chúng ta phải đi. Vì vậy chúng ta không lầm lạc con đường tu của chúng ta, không làm lại, cái ý thức chúng ta làm chủ được thì chúng ta mới có thể làm chủ được tưởng thức, chúng ta mới ly được các trạng thái dục tưởng. Còn nếu mà ý thức chưa làm chủ, chưa xả ly được dục, chưa xả ly được ác pháp thì tưởng thức chúng ta không thể nào làm chủ được. Đó là phương pháp tu hành của đạo Phật cụ thể và rõ ràng để giúp chúng ta thấy…
(46:10) Mà nếu chúng ta không cố gắng, không thực hiện được thì quá uổng một cuộc đời của chúng ta. Thầy thấy trong mấy con có người tóc đã bạc trắng hết rồi, thời gian còn ngắn lắm! Cho nên chúng ta phải dồn hết công phu tu tập, từng chút, từng giây, từng phút, từng giờ. Đây là sự khích lệ của Thầy để các con còn kịp lúc mà cứu mình chứ mất thân rồi, biết chúng ta có được thân nữa không. Mặc dù chúng ta đã gieo duyên đúng đó, biết rằng khi mà cái nhân chúng ta gieo thì chúng ta không mất, nhưng mà đời sau nếu mà được sinh lên làm người, rồi lớn lên để được biết phật pháp mà tu hành thì các con phải trải qua một thời gian khá dài, còn bây giờ trong cái thời gian này còn lại năm ba tháng, mười tháng, một năm, hai năm, mười năm nữa, chắc chắn các con có thể sống mười năm, mười lăm năm, hai chục năm nữa được. Thế rồi trong cái khoảng thời gian này là cái thời gian quý báu nhất của các con. Cho nên trong kinh Phật thường nói:
“Tấc bóng thời gian một tấc vàng
Tấc vàng tìm được không gì khó
Tấc bóng thời gian khó hỏi han”
Nhìn thấy tóc của con bạc Thầy biết thời gian còn lại của các con quý hơn vàng, hơn bạc, hãy ráng mấy con! Thầy không làm sao kéo lại cái thời gian cho mấy con trẻ được nữa. Mà giúp chỉ an ủi, sách tấn, khuyên lơn các con bỏ hết đi. Bỏ có nghĩa là phải bỏ trong đạo đức, chứ không phải là các con làm cho gia đình mình khổ thì không được, phải bỏ đúng cách đạo đức làm người, không làm khổ mình khổ người để rồi nỗ lực tu hành.
Ví dụ như: “Các con của con lớn khôn rồi, bây giờ ba chỉ còn lại thời gian ngắn, ba nỗ lực tu hành các con hãy cố gắng làm cho xứng đáng con của ba, làm xứng đáng là một người con, nếu mà các con làm một điều gì ba buồn phiền tức là con cản trở con đường của ba tu”. Thì các con hãy khuyên các con của con như vậy để cho nó đem hết sức lực nó làm cho xứng đáng, làm để nuôi cuộc sống nó, để giúp gia đình nó, để cho các con được yên ổn mà tu tập, chứ nếu không gia đình nó không yên, nói các con cũng không yên, làm cho các con không yên tâm mà tu tập, thì các con hãy đem những cái lời đạo nghĩa, đạo lý này mà khuyên lơn các con của mình khi nó là những đứa con đã trưởng thành. Chứ không khéo nó cứ dựa lưng vào cha mẹ, bây giờ còn cha mẹ, mỗi mỗi cái gì cũng về nói cha mẹ giúp, điều đó là một cái điều không đúng. Dạy cho nó phải tự lực, tự lực từng đó. Thầy có nghe có một nhà hiền triết ở bên Pháp, khi nhà Vua đến phong tặng cho ông ta vàng bạc châu báu thì ông từ chối, ông nói ông không nhận. Nhà vua nói ta tặng này để sau này cho con cháu của ông, thì ông nói: con cháu của tôi để cho nó tự lực, chứ tôi nhận cái này thì nó không tự lực, nó sẽ trở thành là người xấu.
Đó mấy con nhớ! Phải khuyên con của mình phải tự lực giúp vươn lên trong cuộc sống, để thay thế mình, đừng có đương tựa vào mình mà sống, phải tự làm lấy. Do đó con mình nó xứng đáng. Vì vậy cho nên mình mới an tâm mà tu hành giải thoát.
Chứ mỗi mỗi đều là đến tuổi mình thì coi như là mình thấy nó luôn luôn lúc nào cũng còn trẻ, còn thơ do đó mình sợ nó hư hao, nhưng lở không chừng mình chết rồi cái hư hao đó về ai? Chúng ta phải xem thấy như mình đã chết rồi, và vì vậy mà con mình nó trở thành một người lớn, tự nó lèo lái trên cuộc sống nó được rồi. Cho nên lòng thương của mình phải đặt đúng hướng mà không đặt đúng hướng thì mình phí thời gian của mình còn lại, mình cứ lo cho nó, mà cuối cùng thì có lo được những gì khi mà nhân quả đã chi phối.
(50:09) Hôm nay thầy khuyên lơn mấy con cố gắng mà thực hiện, còn những người mà các con còn trẻ tuổi, có được duyên nghe những lời Thầy dạy, phải thấy rằng không có nghĩa là người già thì chết mà người trẻ không chết đâu mấy con. Hôm nay chúng ta đang gặp nhau nhưng mà ra đường tai nạn giao thông tức thì chúng ta sẽ mất mạng tức khắc mấy con, chừng đó phật pháp không còn cho chúng ta tu kịp nữa. Cho nên vì vậy chúng ta nghĩ rằng cuộc đời này là vô thường, mọi sự vô thường, nay còn sống mai chết vô chừng.
Vì như vậy mà đức Phật trong kinh Phật dạy chúng ta hãy quán niệm chết. Có người viết thơ hỏi Thầy trong kinh Phật tại sao bảo chúng ta quán niệm chết để làm gì? Và niệm chết có nghĩa lý gì trong cái sự tu? Vì chúng ta quán niệm chết hôm nay sống ngày mai chết không chừng, do đó chúng ta mới năng nổ, mới siêng năng, mới chịu cực khổ, mới năm hơi thở, mới đi kinh hành hai mươi bước mới nổi, chứ nếu mà chúng ta không thấy niệm chết tức là chúng ta sẽ không tu tập nổi pháp môn này, các con thấy chưa?
Cho nên vì vậy mà đức Phật dạy chúng ta, biết từng tâm lý của chúng ta, thấy mình đang sống như là sắp chết vì vậy mà mình phải nỗ lực chứ, mình phải nỗ lực. Người già chúng ta cũng thấy, mà người trẻ chúng ta cũng thấy được vô thường đó, cho nên phải ráng, ráng hết mình! Vì chánh pháp đã đến với mình, vì đạo đức cứu mình thoát khổ, thì mình hãy cứu mình bằng những hành động, bằng những ý chí, bằng những nghị lực, bằng tự mình thắp đuốc lên mà đi, không ai đi được con đường này cho mình.
(51:47) Thì khi được phật pháp dù nam hay nữ chúng ta đều bình đẳng như nhau, nam cũng tu tập được, nữ cũng tu tập được, chứ không phải như người ta nghĩ, trọng nam khinh nữ. Trong kinh sách của Thầy, Thầy đã phá vỡ cái tư tưởng trọng nam khinh nữ. Thậm chí như kinh Giới mà nói rằng đức Phật đã chế Bát kỉnh giới bắt buộc cái người nữ dù chúng quả A-la-hán phải đảnh lễ một vị tỳ kheo mới vào tu, Thầy thấy bất công, điều đó bất công. Một người nữ mà thực hiện được chứng quả A-la-hán là một dày công vô lượng chứ đâu phải ít mới chứng được cái quả này. Thế mà một người mà chưa tu ra gì, mà một người nam mà chưa tu ra gì, mới có vào xuất gia thọ giới, chưa hành được điều gì mà bắt một người nữ chứng quả mà đảnh lễ thì điều đó là Thầy thấy quá sai.
(52:39) Bởi vì khi mà một người nữ mà chứng quả A-la-hán thì họ đồng như một người nam chứng quả A-la-hán họ cũng giải thoát như nhau. Cho nên đối với Thầy thì người nữ cũng như người nam đều là con người, người nữ cũng trí tuệ như người nam, người nam cũng trí tuệ như người nữ. Nhưng nghiệp người nữ có nặng hơn là vì phải mang nặng đẻ đau, là vì ôm ẵm con nuôi, còn người cha có cực khổ nhưng cực khổ nhưng cực khổ ít hơn người mẹ. Vì vậy mà luôn luôn chúng ta thương mẹ là vì biết người mẹ cực khổ hơn người cha nhiều. Nhưng người cha đâu phải sung sướng, nỗi lo lắng của người cha cũng đâu phải nhỏ. Cho nên:
“Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Là người chúng ta phải hiểu được những điều này, vì vậy chúng ta bao giờ quên công ơn cha mẹ của mình, nhưng chúng ta cũng phải hiểu người mẹ là cái người chịu cực khổ, vì vậy mà chúng ta phải xem người mẹ phải bình đẳng như người cha, không được xem người cha trọng mà khinh người mẹ, không được khinh người nữ mà trọng người nam mà phải thấy bình đẳng xem như nhau, mới đúng là đạo đức làm người.
Hôm nay mấy con được nghe Thầy thì từ đây về sau người nữ đừng vì tự ti mặc cảm mình là người nữ rồi mình coi người nam là trọng, mà mình cũng có đủ khả năng có đủ trí tuệ. Đứng trong xã hội người nữ người ta cũng học hành giỏi, người ta cũng làm nhà bác học, người ta cũng sáng chế cũng nghiên cứu, cũng đem lại lợi ích cho nhân loại, thì người nữ cũng tu chứng quả A-la-hán, cũng giải thoát như người nam, trong đạo Phật đã chứng minh những thánh Ni cụ thể rõ ràng. Cho nên đừng tự ti mặc cảm vì vậy mình không nỗ lực tu tập. Vì vậy hôm nay đến đây được nghe những lời Thầy khuyên dạy các con phải cố gắng nam cũng như nữ, phải tu tập theo con đường của đạo Phật, để cứu mình thoát khổ.
Vậy thì bây giờ các con trong những cái giờ phút còn gặp Thầy ở đây, các con có thưa hỏi Thầy gì thêm, những gì cần thiết cho sự tu tập, còn nếu không cần thiết thì thôi, mà cần thiết cho sự tu tập của các con thì cứ thưa hỏi. Có đọc những lời dạy gì mà chưa hiểu thì cứ hỏi ngay đây, hỏi để mà Thầy giúp cho mấy con có cái sự hiểu biết thực tế và cụ thể trên con đường tu tập, vì con đường của đạo Phật là con đường cụ thể thực tế chứ không có mơ hồ trừu tượng, không có hứa hão, mà tu là tìm thấy sự giải thoát liền.
Con hỏi.
(55:26) Phật tử: Kính bạch Thượng Tọa, con là người ở phương xa đến, con ở Bình Định, con phát nguyện, con vô đây với Phan Rang, bao nhiêu lần con đến đạo tràng thanh tịnh,… con tu hành phát một cái duyên lành gì cũng là bị trở ngại,… khi con phát một công hạnh thì phiền não nó thì vẫn… thì chưa có khả năng tu hành nữa,… con đã quy y Tam bảo mấy năm rồi. Nay con cũng đến đây… tu tập công đức pháp Phật nhiệm màu, con cũng kính thưa Hoà Thượng chỉ dạy cho con, qua con nghe những cái pháp Tứ Niệm Xứ, là Hoà Thượng để tu pháp nào giải thoát, thì con cũng biết sơ qua chưa rõ được, thưa Hoà Thượng chỉ dạy cho con.
(56:44) Trưởng lão: Bây giờ Thầy chỉ dạy cho ngắn gọn, mà không có lý thuyết lòng vòng, con cứ về cứ nhớ hàng ngày, lúc nào nhớ được là nhớ nhắc: “tâm như cục đất không có tham, sân, si nữa”, con căn dặn tâm con bao nhiêu đó thôi, không có tu gì nhiều, cứ hàng ngày nhớ nhắc, lúc nào nhớ là cứ nhắc. Tối trước khi đi ngủ là nhắc, nhắc được năm, mười câu như vậy để cứ nhắc, nhắc mãi cho đến khi nào mà gặp những cái chướng ngại mà con thấy nó nhắc “tâm như cục đất không có tham, sân, si”, tâm con không có tham sân si chừng đó con thấy an ổn, nên nhớ! Đó là con sẽ quét sạch những cái khổ đau của con, nhớ cứ luyện tập bao nhiêu đó thôi, đừng có tu tập pháp gì nhiều hết.
Mấy con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không?
(57:26): Phật tử 2: Bạch Thầy, chúng con đọc sách Thầy, cái Tưởng chúng con chưa rõ, như đáng lẻ chúng con viết thư hỏi Thầy nhiều nhưng sợ phiền Thầy, chúng con ráng đọc cho hết những tập trong “Đường về xứ Phật”, vì vậy chúng con thấy là có lúc Thầy dạy tưởng rồi tâm, đó thì tưởng lực khác với tâm lực, như vậy cái tưởng và cái tâm chúng con còn bị nhầm đó, kính xin Thầy chỉ dạy.
Trưởng lão: Bây giờ cái tâm lực: Muốn nói cái tâm tức là nói cái ý thức của mình, nghĩa là lấy cái ý thức hàng ngày con thấy cái vật này, cái ca nước, cái máy này, cái nhà này, đều là cái ý thức của con thấy.
Bây giờ về cái tưởng mà nó không có cái máy này ở đây, nó không có cái ca nước ở đây, mà con đã nhìn qua cái tưởng con đã tưởng tượng ra thấy được cái hình ảnh của cái ca, cái máy, thì đó là tưởng thức, con hiểu không?
Cho nên nó không có vật, mà mình tưởng ra nó có vật, vì cái hình ảnh đó mình đã thu được qua cái ý thức của mình. Bây giờ từ ở trong cái nó lưu giữ vào, cũng như mình vừa nghe một cái người ta chửi mắng, người ta chửi lộn với nhau mình vừa nghe, thì nó huân vào ở trong cái tâm của mình rồi, rồi sau khi đó mình không nghe nữa, không nghe người ta chửi nữa, trong cái hiện tại đó bây giờ nó đã đi qua rồi, nó hết nghe rồi. Nhưng mà mình về lại thì bắt đầu ở trong tâm mình nó khởi ra, nó nhớ lại những cái lời người ta chửi mình, mắng mình đó, đó là tưởng. Con hiểu không? Đó là tưởng.
Cho nên vì vậy mà gọi là vọng tưởng, các con biết khi đó người ta dẹp vọng tưởng. Nhưng mà ở đây, chúng ta không có nghĩa là trong ý thức câu hữu với tưởng thức mà chúng ta dẹp nó được. Cho nên là hầu như người ta đã lầm tưởng các cái pháp môn khác người ta lầm tưởng là cứ dùng cái vọng tưởng đó là nó sẽ hết. Bây giờ chúng ta đang sống trong cái ý thức, chúng ta hãy dừng những cái đối tượng của *ý thức làm khổ mình, gọi là ngăn ác diệt ác,* phải không?
Còn cái đối tượng của tưởng thức đó là khi nào chúng ta dừng ý thức rồi chúng ta sẽ ở trong cái thế giới tưởng đó, rồi chúng ta mới dừng cái tưởng mới được. Còn bây giờ chúng ta cứ dừng cái vọng tưởng chúng ta, chúng ta ngỡ tưởng rằng hết vọng tưởng là ý thức mình thanh tịnh thì điều đó là nó lạc ở trong Không, Không tưởng.
(1:00:00) Cho nên tất cả những cái Tưởng lực và cái Tâm lực hay là Ý thức lực của chúng ta, Tâm lực là Ý thức lực, con phân biệt hai cái này. Một cái người mà dùng tưởng mà thực hiện có một cái lực như nhà khí công, các con thấy như cái tay chúng ta đưa như thế này bảo hãy tiếp nhận khí, thì tay chúng ta nó thúc vô, nó bảo khí nhả ra, thì bắt đầu nó từ từ nó tự tay nó đẩy có cái lực nó kéo cái tay chúng ta ra vô. Bây giờ Thầy nói như thế này thêm một lần nữa, để cho thấy cái tưởng của lực, cái tưởng lực của nó.
Một người mà người ta vẽ một cái con cơ như thế này, là mấy người cầu cơ, mấy con hiểu theo như các tôn giáo khác thì người ta cầu cơ để cho những cái linh hồn người nào đó nhập cơ vào đó, thì bây giờ một cái người để ngón tay vô đây, người ta tưởng cái cơ như thế này rồi người ta sắp một cái hàng chữ A, B, C, D đó. Rồi bắt đầu con cơ này nó sẽ lôi cái tay của họ chạy lại mấy chỉ chữ A, chữ B, C nó ráp lại thành một bài kệ, một bài thơ đó là cơ về báo.
Thí dụ bây giờ hỏi: Đất nước của chúng ta bây giờ chừng nào mà nó hòa bình? Thì con cơ này nó chỉ lại, nó nói ờ năm đó, năm đó vậy nó sẽ hòa bình, thì chúng ta thấy cơ báo cho mình biết cái năm đó thì nó hòa bình, người ta tin.
Như vậy là cái tưởng lực của chúng ta ở trong này nó lôi ra với cái tâm niệm của chúng ta tin tưởng cho nên vì vậy nó có một cái lực như vậy, thì chúng ta không phải lấy cái ngón tay mà chúng ta đẩy cái con cơ đó đi, mà tự nó lôi cái ngón tay chúng ta đi, thì đó ai mà có cầu cơ thì chúng ta mới biết thì đó là cái tưởng lực của chúng ta.
Rồi bây giờ những cái người mà lên đồng nhập cốt đó là cái tưởng lực của họ tạo ra cái thế giới siêu hình, nó biến nó hiện ra nó làm ra có cái linh hồn của người này, người kia đó là tưởng lực, tưởng lực của nó. Ví dụ chẳng hạn bây giờ mình nằm chiêm bao, mình thấy những ông bà mình chết, mình thấy những cái người con sống, mà trong khi đó mình nằm ngủ, mà mình thấy như mình đi mình gặp những người đó thì đó là tưởng lực của mình nó tạo ra những cái hình ảnh đó, chứ không phải nó có những cái linh hồn người đó mà gặp mình, đó là tưởng lực.
Còn bây giờ chúng ta tâm lực, là bây giờ cái ý muốn của mình muốn, bây giờ mình muốn như thế nào, mình muốn ngồi thì cái ý của mình nó muốn cái thân mình ngồi xuống, cho nên mình sử dụng cái thần kinh của mình nó bắt buộc nó sử dụng các cơ của mình ngồi xuống, thì cái ý muốn của mình gọi là tâm lực, con hiểu chỗ này được không?
(1:02:37) Còn cái kia tưởng lực đó, là mình ở trong tưởng nó làm ra, như bây giờ nhà khí công họ tưởng như ở trong tay họ đưa ra như thế này là một cái luồng khí, cái luồng khí vô hình chúng ta không thấy. Nhưng mà một con chim, Thầy nghe đọc ở trong những cái nhà khí công mà họ luyện khí công đó, họ thấy một con chim bay trên trời, họ đưa cái cánh tay lên như thế này họ tưởng ra một luồng khí bắn con chim, con chim rớt xuống liền, thì các con thấy. Bây giờ cái thân họ như thế này họ tưởng ra cái thân sẽ bay lên nè, mà cái trọng lượng của cái thân chúng ta nặng như thế này, mà cái tưởng lực nó sẽ đưa cái thân họ bay lên được như một con chim đó. Đó là chúng ta thấy rõ ràng là cái sức lực của tưởng nó có chứ không phải không.
Thì cái ý thức lực của chúng ta cũng có chứ đâu phải không. Cho nên chúng ta ám thị nó, chúng ta tự kỷ ám thị nó thì nó trở thành một cái lực, cho nên các con thấy như cái đầu mình đau nè, mình bảo: “Thọ là vô thường cái đầu không có đau nữa”, tự nó hết mấy con, nó là cái tâm lực của mình mà, chứ mình không có tưởng ra, mà mình bảo thật sự ý của mình muốn là không đau. Đó là cái tâm lực của mình.
Cho nên phân biệt được cái tâm lực và cái ý lực. Mà cái tâm lực của chúng ta tức là là Tứ Niệm Xứ. Niệm là cái niệm ở trong đầu của chúng ta, chúng ta bây giờ tác ý ra chúng ta niệm. Bây giờ cái hơi thở phải tịnh chỉ, tức là chúng ta tác ý ra, cái ý thức của chúng ta muốn hơi thở phải ngưng để bỏ cái thân này, thì nó là cái ý thức của chúng ta, chứ chúng ta không tưởng. Mà bây giờ nó làm được là chúng ta không tưởng, đó là cách thức cái luyện tập cái đó gọi là tâm lực hay hoặc là ý thức lực.
Còn bây giờ mà chúng ta cái khí chúng ta không thấy mà chúng ta tưởng ra một cái luồng khí, thế giới siêu hình không có nè mà chúng ta tưởng nè, bây giờ Thầy tưởng nè Thầy ngồi đây Thầy thắp cây hương Thầy tưởng là cái ca này nó sẽ linh thiêng nó sẽ phù hộ cho Thầy, hằng ngày Thầy đến Thầy lạy: Nam mô ông Phật Ca này phù hộ cho chúng tôi. Thầy đâu có biết Thầy chỉ biết nó tên ông cái Ca thôi Thầy cứ kêu nó là ông Phật Ca đi hay ông thần Ca đi thôi. Thì cuối cùng cái ông thần Ca này ông linh lắm nè các con, ông dám bắt người ta nhức đầu, ông dám làm cho người ta khổ. Thì từ đó cái tưởng của Thầy đó truyền qua một cái Ca này, nó làm cho cái năng lực của cái Ca nó có cái vi diệu ở trong đó cái mầu nhiệm, nó làm cho ai mà lơ mơ đi ngang qua là nó quở nó trách.
(01:04:54) Cho nên các con nghe thường mấy cái cây Đa hay đi mà người nào không có vẻ cung kính tôn trọng hoặc tiêu tiểu bậy bạ đó thì về bị bệnh đó. Đó là cái lối người ta đã từng gieo vào đó cái tưởng, người ta tưởng ở đó có cái ông thần cây đa. Do đó mà khi cái người này không biết, người ta tiêu tiểu đại ở trên cái gốc đa đó về cái người này bị bệnh. Chừng đó thì cái người mà tưởng khác đó, người ta giao cảm được người ta biết ông này tiêu tiểu tại ở cái gốc đa này cho nên ông thần cây Đa nó bắt ông đó, ông bây giờ phải cúng bái lạy đi nó hết. Đúng vậy, khi mà đem đồ ra cúng bái thì ông đó hết đau, thì đó là tưởng lực các con, hiểu không?
Cho nên cái đó là cái tưởng lực mấy con, từ cái tưởng lực của chúng ta truyền qua một cái vật, một cái cục đá, một cái cây, một cái gò mối đi mà chúng ta tưởng nó chúng ta thắp hương nó riết, cái tưởng của chúng ta đã tạo thành nó linh hiển thật, linh hiện mầu nhiệm.
Cho nên chúng ta thấy sao có cái thế giới linh hồn kỳ cục là lạ, thế giới siêu hình lạ? Cái gò mối thì làm sao linh được mà bây giờ nó linh nó bắt người ta? Cái cây đa làm sao mà nó linh mà nó bắt người ta được? Đó là cái do mình truyền cảm, mà nhiều người đều gieo cái tưởng thì nó lại mạnh hơn.
Cho nên coi vậy chứ người ta thắp hương tầm bậy tầm bạ coi chừng mình làm bậy bạ đó, tức là cái ý thức của mình nó hoàn toàn yếu, nó không có đủ cái lực để mà chống lại, thì những cái tưởng này nó sẽ làm cho mình bị bệnh khổ. Nhưng mà cái bệnh khổ đó nó không phải là vô tình đâu, cái hành động của mình nó không đúng cái đạo đức nó đã tự làm cho nó khổ đó, thì cái này nó cũng do cái chỗ mà cái tưởng này nó cũng do cái nhân quả của mình nó tạo ra cho mình.
Thí dụ bây giờ, nếu mà mình không có làm một cái điều mà sơ sót thì làm sao mình tiêu tiểu đại ở trên gốc cây Đa này? Thì như vậy rõ ràng người có đạo đức, còn cái người mà không có đạo đức mới làm cái điều này, mà làm cái điều này với cái người không đạo đức, tức là có những ác pháp rồi chứ gì?! Vô đạo đức rồi chứ gì?! Do đó cái tưởng của những người mà người ta tin tưởng đó, người ta không làm bậy mà trái lại mình lại là cái người thiếu đạo đức thì cái tưởng này nó sẽ tạo thành cái quả cho mình thể hiện được thấy cái nhân quả của mình, chứ không phải ai vô đó. Còn nếu mà mình đàng hoàn thì không bao giờ ai bắt mình được hết. Cho nên vì vậy một người đàng hoàng thì ai bao giờ mà lại gốc Đa mà tiểu bao giờ?! Người ta đâu có chỗ có nơi chứ, nó thì các con thấy. Mà cái người mà đàng hoàng thì người ta đâu có xấc xược, phải không người ta đâu có xấc xược, người ta đâu có nghênh ngang. Cho nên làm sao mà cây đa này quở ông ta được?! Còn mình nghênh ngang, mình vênh váo, mình uống ba chén rượu vô mình coi như trời đất không ra ai, thì từ cái tưởng mà người ta tưởng người ta có cái đạo đức ở trong đó, thì cái tưởng này nó sẽ do cái nhân quả mà nó hành phạt nó, do cái thành quả xấu của mình mà nó hành phạt mình, nó làm cho mình bệnh đau để cho mình hoảng sợ, để cho mình chừa cái tật ngang tàng của mình, đó là những cái nhân quả.
(1:07:45) Đó thì hôm nay con đã hiểu được cái tưởng lực và cái tâm lực, mà Thầy nói trong kinh sách Thầy nói thì các con biết cái nào là tâm lực, và cái nào là tưởng lực. Vì vậy mà một cái người mà tu tưởng lực, bây giờ Thầy không có xuất hồn được nè, mà Thầy ngồi Thầy thiền nè Thầy nghĩ rằng trong đầu thì nó sẽ nứt ra, linh hồn sẽ thoát ra Thầy ngồi đây để Thầy tu, Thầy cứ tập trung cho đừng có vọng tưởng, rồi Thầy ngồi im lặng Thầy cứ tưởng ra ở trong đầu Thầy nó nẻ ra nó bay ra, thì trong một ngày nào đó nó nẻ ra bay lên, coi như xuất hồn đi chơi chỗ này chỗ kia được. Nó đó là cái thiền xuất hồn là như vậy.
Cho nên ở đây chúng ta thấy rằng mình dùng tưởng mình tu thì mình lạc vào cái thế giới tưởng, cái thế giới tưởng mà trong đạo Phật người ta đã nói rằng mình phải vượt qua cái biển tưởng này. Mà Thầy rất sợ! Rất sợ như thế nào? Nó điên là người ta điên cũng ở cái chỗ này nè, người ta bị điên là nó cũng ở cái chỗ này, cái thần kinh chúng ta bị rối loạn cũng ở cái chỗ này, nó nguy hiểm vô cùng lận, cho nên nó có cái năng lực ghê gớm lắm chứ không phải thường đâu. Các nhà ngoại cảm, các người lên đồng cốt, tất cả điều này là ở trong cái thế giới tưởng đó, nó nguy hiểm lắm, cho nên vì vậy thấy người ta làm đồng cốt, chứ người ta làm một cái thời gian nào đó rồi người ta hết có linh, mới đầu thì linh lắm, nói đâu đúng đó, nhưng mà sau đó nó không linh nữa. Bởi vì nó đã phí phạm cái nhân quả của nó, thí dụ như bây giờ nói lên đồng cốt nói trúng quá cái ăn tiền, ăn bạc người ta, nhiều quá rồi cái hết phước rồi nó bắt đầu nói không trúng nữa, rồi dựa vào tâm lý nói trật người ta đâu đến nữa.
Đó thì các con thấy trong cái sự mà tưởng nó cũng phải là thiện pháp chứ nó ác pháp là nó tiêu. Có một ông sư ở trên núi họ tu tập họ rất là có thần thông, họ biết chuyện quá khứ vị lai, nhưng mà sau khi mà xuống, bởi vì họ tu tập tưởng mà, họ đâu có ly dục ly ác pháp. Cho nên khi xuống thế gian này họ coi như một giáo chủ, số đệ tử cũng tập trung đông cả hàng ngàn người đến nghe họ nói pháp rất hay, họ dùng thần thông thì ai cũng thấy nghê gớm, nhưng mà cuối cùng vì cái sự mến mộ người ta cúng dường tiền nhiều, rồi mến mộ người ta luôn luôn cung cấp những cái thực phẩm ăn uống nhiều, từ đó nó sa ngã trên dục lạc, nó sa ngã trên dục lạc rồi thì tất cả cái thần thông tưởng lần lần nó tiêu mất, nó không còn nữa. Cuối cùng thì làm những cái tội, có những cái tội lỗi, mà đầu tiên thì nó còn thần thông đó thì người ta còn che dấu được, nghĩa là công an đến bao vây là người ta biết liền, người ta báo liền là ở trong này phi tang hết. Nhưng mà sau đó cái đó nó mất rồi thì công an đến bao vây thì người ta không biết, chừng cuối cùng người ta bao vây thì người ta bắt trọn ổ. Tất cả điều là những cái điều phi pháp tất cả ở trong này.
(01:10:30) Thì các con thấy, khi mà thần thông hết rồi, thì nó là thuộc về tưởng nó không có thật. Cho nên cái người mà tu sai, không đúng, không ly dục ly ác pháp, mà cứ thực hiện để cho mình có thần thông thì đó là những thiền tưởng. Cũng như bây giờ người ta không sống đúng giới luật mà người ta cứ lo người ta tu thiền thì đều là người ta ở trong thiền tưởng, nó không đúng. Cho nên nó để lại biết bao nhiêu sự đau khổ mà tai hại. Như các con thấy các con tu nó chưa thấy nhiệt tâm tu thì các con chưa thấy mình điên, những người mà người ta có thể nhiệt tâm người ta tu người ta sẽ điên. Ở đây Thầy tiếp nhận một số người điên rất nhiều là do tu những cái pháp thiền sai, họ tu điên. Nhưng mà cái Thầy mà dậy tu thiền như vậy họ nói đúng chứ họ không bao giờ nói sai, nhưng mà cái hậu quả của những cái người điên đó ai chịu cho họ? Hay là bản thân của cái người tu đó họ chịu? Gia đình họ ôm con ôm cháu họ chịu, chứ ai chịu? Có ai đâu chịu! Bây giờ những người điên này ngơ ngơ ngẩn ngẩn như vậy thì gia đình họ phải chịu, chứ còn ông thầy mà dạy pháp tu này ông thầy không chịu, mà ai nói ông dạy điên thì người ta sẽ không chấp nhận, cho nên đâu có ai dám nói, mình điên mình chịu. Mà Thầy ở đây Thầy đã tiếp nhận một số lượng người về đây điên rất nhiều, Thầy chỉ có cái điều kiện là giải cho họ đừng có bị rối loạn thần kinh nữa thôi, bảo họ đừng có nhiếp tâm vô đó nữa, bảo họ đừng có diệt vọng tưởng nữa, mà hãy sống bình thường tâm thanh thản, an lạc vô sự, cứ nhắc tâm mình như vậy thôi, chứ đừng có diệt cái vọng tưởng, đừng có tập trung trong hơi thở, đừng có tập trung trong cái chỗ mà không niệm thiện niệm ác nữa, thì như vậy mới có thể giải trừ được những người đó ra. Mà mười người Thầy chỉ cứu được một hai người, còn bao nhiêu nó bị cái ngấn rồi nó rất khó! Hễ mà khi mà ngồi yên lặng cái nó vô, tự động nó vô liền, nó vô rồi nó lặng, nhiều khi nó nói bậy nói bạ.
Đó là những cái điều mà rất đau khổ mà rất đáng thương. Cho nên Thầy nghĩ rằng cái nghĩa vụ bổn phận của Thầy dạy mấy con là Thầy dạy xả tâm mà các con cứ sống ức chế tâm là các con cũng sẽ bị điên mất, nó không đơn giản. Bởi vì từ lâu tới giờ người ta cứ bị ức chế tâm, nhưng mà cái người ta quyết tâm tu thì người ta sẽ bị, còn cái người mà tu mà kêu là mình tu thường thường thôi thì nó không bị nhưng mà nó có những cái bệnh, nhưng bệnh nhẹ là nó có căng, đó nó có căng như là Minh Trí, nó là có tu đó nó cũng quyết tu đó cho nên nó bị căng đó. Cho nên bây giờ tập trung hởi thở là bị căng đầu. Có người người ta còn bị căng nữa là vì người ta làm cho cái mặt nó nặng ra nữa, nó căng đến nỗi mà mặt nặng gì, rồi không biết bệnh gì, rồi đi nhà thương nó mới lột cái mặt lên nó coi nó không có thấy gì hết, mà hễ cứ tập trung cái là nó nặng cái mặt xuống, rồi nó đau nhức trong, đó là nó căng các cơ của mình vì tập trung không vọng tưởng đó. Tập trung để hết vọng tưởng, để làm Phật nhưng mà cuối cùng thì nó bị bệnh, đó là cái điều kiện rất là đau khổ. Nhưng làm sao bây giờ? Không có làm sao được hết, chúng ta phải cố gắng tu tập đúng để mà chúng ta giữ gìn giới hạnh, đức hạnh, làm người không làm khổ mình khổ người. Cho nên Thầy nói khi các con ngồi hay chân đau là đứng dậy xả liền, nếu mà các con cố gắng ngồi mà các con vì thấp khớp, vì cái chân của các con xương của các con yếu, các con sẽ bị bại liệt luôn. Bởi vì các con chịu đựng và chịu đựng đến mức độ nào nó chịu đựng không nổi nó yếu quá nó sẽ không phục hồi lại được thì nó bị bại liệt chân mình luôn. Nó rất là khổ đau!
Cho nên do đó đạo Phật dạy: “Trên Thân - Thọ- Tâm- Pháp chúng ta có chướng ngại là đuổi nó ra liền mà không có chướng ngại thì nó là giải thoát”. Đạo Phật rất thực tế không có thời gian. Thì các con biết pháp như vậy, nó rõ ràng mà tại sao có chướng ngại mà chúng ta lại chịu ôm ấp ở trong chướng ngại đó? Ngồi hít thở mà căng đầu cứ để căng? Thì như vậy nó thành bệnh chớ sao!
(01:14:21) Đó thì như vậy các con thấy trong cái sự tu tập phải biết được cái chánh pháp của Phật có giải thoát là có kết quả. Cho nên Thầy bảo các con tu một phút một giây mà thấy kết quả, tìm kết quả của nó trong đó là cái lợi ích rất lớn cho chính mình, nó sẽ làm mình tinh tấn, còn nó có chướng ngại nó còn có đau khổ thì đây là một tu trật dù là pháp chân chánh cũng là trật. Cho nên đức Phật nói chúng ta đừng có tin ta, đừng có tin kinh sách, đừng có tin Thầy tổ, đừng có tin học thuyết nào, mười điều đừng có tin, mà chỉ tin điều đó mà chúng ta làm mà có giải thoát cho mình, có lợi ích cho mình, có lợi ích cho người, là tin.
Ông Phật ông bảo đừng có tin ông nữa, cái pháp của ông dạy đó, mà mình tu, mà mình thấy nó chướng ngại, nó làm khổ mình nhất định là sai, không tu, không tin nữa. Mà tu có kết quả giải thoát cho mình, giải thoát cho người thì mình tin. Cái lời đức Phật đã nói ở trong kinh quá cụ thể rõ ràng rồi. Cho nên ở đây chúng ta tu là phải có giải thoát liền, cái kết quả giải thoát đó là cái niềm tin bất tận để mà chúng ta tiến tới con đường giải thoát hoàn toàn. Nếu mà chúng ta không có được kết quả thì chúng ta không được tin. Ngay liền tức khắc, chứ không phải tu nói đợi để mà có kết quả.
Đó thì bây giờ các con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không? để cho nó rõ ràng những cái mà không hiểu.
(1:15:40): Phật tử 3: Bạch Thầy, đa số Thầy dạy là thân Ngũ uẩn này khi chết là tan rã, còn cái nghiệp thiện nghiệp ác tái sinh, thì con chưa hiểu là cái nghiệp thiện ác là ai chịu? Thân ngũ uẩn này tan rã rồi, thì cái nghiệp thiện ác nằm ở đâu? Dạ bạch Thầy.
Trưởng lão: Bây giờ các con nghe đức Phật nói nhân quả, mà cái hành động nhân quả chứ không phải nói nhân quả suông. Bây giờ Thầy đưa một cánh tay ra Thầy đánh người thì cái đó là nhân ác thì Thầy phải trả cái quả đó chứ không thể nào Thầy trốn đâu khỏi hết, nghĩa là đánh người thì phải trả quả ác người khác đánh mình, hoặc là mình bị nhiều người đánh mình chứ không phải là không trả.
Bây giờ Thầy đưa cánh tay ra cầm một bát nước, một bát cơm cho một cái người đang đói khổ thì cái hành động đó nó vẫn có một cái hành động, mà Thầy từng nói các con khi mà chúng ta đưa ra một cánh tay ra như thế này phải có một cái từ trường, thì cái từ trường đó vẫn lưu ở trong không gian này, thì nó chỗ nào nó cũng có cái hành động ác, bởi vì mọi cái hành động ác nó sẽ gộp lại thành một cái lực. Thầy có hành động ác đánh người, người kia có hành động ác đánh người, những cái này nó là một chứ đâu là hai được, những cái từ trường này nó là một điểm như nhau.
Cũng như Thầy đã từng nói với các con ấy, bây giờ Thầy ở đây mà Thầy giữ cái tâm mà thanh thản, an lạc, vô sự, con ở ngoài Phan Rang con cũng giữ cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì hai người này đồng một điểm chứ, đồng một nghiệp lực nó chứ, phải không?
Cho nên Thầy đưa tay đánh người, người khác đưa tay đánh người, người kia đưa tay đánh người mà bây giờ trên hành tinh này bao nhiêu triệu người cũng đều có hành động ác đó thì nó là một từ trường, và một từ trường đó có cái lực không mấy con? Một cánh tay của Thầy đánh chưa có lực đâu, mà một vạn người, một triệu người đánh thì phải có cái lực chứ gọi là nghiệp lực, nghiệp lực ác.
(1:17:25) Cho nên khi mà chúng ta tan hoại, thân tứ đại này tan hoại hết rồi, thì cái nghiệp lực cái hành động ác đó nó sẽ chiêu cảm, hoặc là nói rằng nó sẽ tương ưng với cái hành động ác của nó thì nó phải tái sanh đúng cái chỗ vị trí của nó để sanh ra làm một con người thứ hai hoặc là một chúng sanh để mà trả những cái hành động đó của nó. Cho nên nếu mà chúng ta làm thiện, mà thiện thì nó có hai cách: Thiện hữu lậu và Thiện vô lậu. Chứ nếu mà cái thiện, bởi vì đạo Phật nói là vô lậu mới giải thoát, mà còn hữu lậu thì làm sao giải thoát, mà giờ thiện thì nó có thiện hữu lậu chứ.
Cho nên nếu mà chúng ta tu về phước hữu lậu thì hoàn toàn chúng ta còn tái sanh luân hồi, nó thiện nhưng mà tái sanh. Cũng như bây giờ Thầy cầm bát cơm Thầy cho người khác ăn, thì cái đó thiện hữu lậu chứ làm sao vô lậu được, phải không?
Cho nên bây giờ tâm hồn Thầy thanh thản, an lạc, vô sự là nó vô lậu, phải không nó vô lậu bởi vì nó đâu có lậu hoặc ở trong này, nó đâu có tính toán, nó đâu có suy tư, nó đâu có thương ghét ai đâu. Còn cái kia Thầy có thương mà, thương nó cũng khổ mà, thương nó cũng là ác pháp mấy con, nhưng nó thiện, nhưng mà nó hữu lậu, cho nên thương người cũng khổ, bây giờ Thầy thương đứa con Thầy mới lo lắng cho nó đi ăn đi học để cho nó nên người, thì cái thương của Thầy nó cũng hữu lậu chứ, nó làm cho Thầy khổ chứ đâu phải là Thầy sung sướng đâu, phải không?
Cho nên do đó những cái từ trường mà gọi là thiện ác, mà thiện ác, thiện của hữu lậu, ác thì chúng ta không nói rồi, nó là lậu hoặc rồi thì chúng ta không thể nói được, mà thiện mà còn hữu lậu thì vẫn phải tái sanh, chỉ trừ ra có thiện vô lậu mới không tái sanh.
Cho nên Thầy mới bảo đảm với mấy con rằng khi tâm thanh thản, an lạc và vô sự nó là Niết bàn của Phật, Bất Động Tâm của chúng ta rồi thì nó là vô lậu rồi. Cho nên có người nói phải đạt tới Tam minh mới vô lậu, Thầy nói không, đức Phật đã nói “Bất Động Tâm Định là vô lậu” là vì nó có Minh, ở đây nó có một cái trí tuệ của cái ý thức của nó hiểu, người ta chửi nó không giận bằng cái hiểu của nó chứ đâu phải bằng ngồi đây như cục đá. Nếu mà Thầy nhập định thì đầu óc của Thầy nó hoàn toàn nó ngưng lại, Thầy không nghe không thấy, người ta chửi Thầy cũng như là nước đổ trên lá môn, lá khoai, phải không? Đó là sai không đúng.
Trái lại người ta chửi Thầy mà Thầy có trí tuệ, mà Thầy có trí tuệ cộng với giới luật vì giới luật là đức hạnh, cho nên trí tuệ cộng với giới luật là Minh. Cho nên vì vậy nó làm Thầy không giận, mà Thầy không giận thì Thầy không chửi người ta thì đâu có ác pháp, phải không?
(1:20:00) Do đó Minh ở đâu thì Vô minh phải quét sạch ở đó, vậy thì Vô minh quét sạch thì còn đâu mà tái sanh luân hồi?! Phải không, nó đâu còn tái sanh luân hồi nữa. Cho nên ngay Sơ thiền mà chúng ta giữ được tâm thanh thản, an lạc, vô sự, bất động tâm trước các ác pháp và các cảm thọ thì lúc bấy giờ chúng ta là nhập Niết bàn. Sống đang ở trong Niết bàn thì chết cũng phải về nơi đó , không thể đi nơi khác được.
Cho nên chúng ta thấy từ trường của chúng ta là từ trường vô lậu chứ không phải là từ trường hữu lậu. Còn bây giờ chúng ta còn thiện còn ác, còn thương còn ghét thì rõ ràng chúng ta đang ở trong ác pháp, mà thiện của chúng ta còn thiện hữu lậu chứ đâu phải là vô lậu được. Trừ khi nào chúng ta giữ được một phút một giây, một giờ một khắc thanh thản, an lạc, vô sự và kéo dài hai mươi bốn tiếng và bảy ngày đêm là người đó đã hoàn tất. đức Phật nói bảy ngày, bảy tháng, bảy năm, mà nếu chúng ta ở trong một trạng thái bảy ngày mà tâm hoàn toàn thanh thản - an lạc - vô sự tức là chúng ta đã sống trọn vẹn trong Niết bàn. Cho nên chết chúng ta cũng về đó mà sống chúng ta cũng về đó, vì vậy trong bảy ngày chúng ta đã chứng quả A-la-hán.
Đức Phật đâu có nói thiền định, nhưng mà khi mà cái tâm đến đó thì coi như chúng ta muốn nhập định nào thì dễ như trở lòng bàn tay, bàn tay úp, lật ngửa, lật ngửa, úp lại rất dễ dàng không còn khó khăn. Cho nên từ Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, Tam minh đâu phải là chuyện khó, chỉ khó ở chỗ cái giai đoạn là Sơ thiền là khó nhất, ly dục ly ác pháp là khó nhất!
Cho nên các con thấy giữ được cái tâm mình không phóng dật, tức là thanh thản - an lạc - vô sự là khó nhất. Có đúng không, mấy con thấy có đúng? Thì cái nhân quả đó không tái sanh luân hồi, và vì vậy mà trong khi đó chúng ta biết rằng cái từ trường của chúng ta thảy ra đó là thành một cái nghiệp lực của chúng ta. Cho nên chúng ta mất rồi nhưng cái đó nó còn ở trong không gian thì tức là tiếp tục nó phải tái sanh luân hồi chứ, nó đâu có mất được. Phải không, nó phải có cái thân khác thôi. Bởi vì nó còn, nó làm sao mất được.
Cho nên ông Phật ngày xưa đã giảng kinh, giảng pháp cách đây 2545 năm, hình ảnh và lời nói, hành động của ông Phật ngày đó, bây giờ chúng ta thực hiện Túc Mạng Minh chúng ta về chúng ta gặp tất cả những hình ảnh đó còn, như vậy nó còn ở đâu? Trong không gian chúng ta chứ đâu, vậy thì từ trường của ông Phật còn ghi lại. Cũng như hôm nay Thầy và các con đang ngồi nghe Thầy nói pháp, phải không? Thì cái từ trường hình ảnh này nó còn ghi mãi, nếu mà chúng ta không có tạo cái từ trường này, không có hành động hôm nay gặp nhau để mà nói chuyện, nói pháp như thế này thì không có, không có ghi, thì nó đâu có. Còn bây giờ đã có thì làm sao chúng ta xóa, chúng ta đâu có xóa được. Nó phải còn hoài, mà còn hoài thì một ngàn năm sau con cháu chúng ta thực hiện Tam Minh, nó trở về Túc Mạng Minh thì nó cũng gặp ngay cái chùa này một ngàn năm sau bằng tầm vông gốc tre đó nó không còn nữa mấy con, nhưng mà nó hướng về Tam Minh thì nó cũng vẫn thấy cái chùa này y như vậy nó không khác chút nào hết đâu, chúng ta những người của chúng ta một ngàn năm sau nó đã hủy hoại mất không còn cái gương mặt này nữa hết, nhưng nó vẫn thấy chúng ta y chang như thế này. Nó lưu lại chứ, như vậy thì cái đó là cái nghiệp lực của nó đó, cái lực của chúng ta còn lưu lại gọi là nghiệp lực. Nghiệp thiện hay là nghiệp ác hay là nghiệp Niết bàn mà thôi, các con hiểu chưa?
(1:23:25) Phật tử 4: Dạ con thưa Thầy… bát cơm đó mình cho người ta thì đó là hữu lậu, thì bây giờ một bát cơm đó khi mà mình cho khi người ta đói khổ… thì như vậy là….
Trưởng lão: Mình cho người ta ăn thì nó là phước hữu lậu các con, nghĩa là bát cơm đó mình cho người ta một bát cơm sau này mình sẽ được nhiều bát cơm các con, cái phước nó nhiều mà, con sẽ cho một bát cơm chứ sau này con sẽ trở thành nhà giàu, đó là nó hữu lậu, nhưng mà con giàu con có khổ không? Có khổ! Cho nên nó gọi là hữu lậu.
Cho nên nếu mà mình tu phước như vậy, mình cứ biết đi làm việc bố thí như vậy, nghĩa là đạo Phật không dạy chúng ta không biết thương người, không biết bố thí hữu lậu, chúng ta làm những cái việc thiện hữu lậu nhưng mà chúng ta còn biết làm việc thiện vô lậu nữa. Để cho mình chấm dứt, sự giải thoát, chứ nếu không bây giờ con có bố thí cho nhiều đi nữa sau này mọi người sẽ làm lính, sẽ làm người gác cổng cho con thôi, con làm nhà giàu thì có người gác có người hầu kẻ hạ con thôi. Bởi vì con bố thí cho họ thì họ phải trả cái nợ cái bố thí của con chứ gì, nó là hữu lậu. Cho nên vì vậy con trở thành nhà giàu hay hoặc nhà Vua đi nữa. Nhưng con cứ nghĩ nhà giàu, nhà vua có khổ không? Khổ chứ! Cho nên nó là hữu lậu.
(1:24:45) Phật tử 4: Dạ con thưa Thầy con không tu Định Niệm Hơi Thở mà con bố thí tâm con ly dục ly ác pháp, làm thiện hàng ngày, sau đó cái trường hợp là cái pháp ác hay thiện đến với con thì con luyện tập ý mật thì con ngăn diệt, còn pháp thiện thì con thực hành, sau đó thì con nhắc tâm, như lý tác ý là tâm con phải như là cục đất, và sau nữa là con buông xả hết, xả sạch là không có còn dính mắc gì trong tâm, Để cái tâm được thanh thản và an lạc, dạ bạch Thầy như vậy là tâm con là..?
(1:25:56) Trưởng lão: Tốt chứ không có gì đâu, bây giờ cuộc sống của con hàng ngày, thì con có thể gặp ai trong cái xã hội chúng ta bất hạnh, con có cái khả năng có thể giúp họ, một bát cơm con có thể chia ra mình sống nửa bát, còn nữa bát cho người, điều đó là điều tốt các con. Cho nên chúng ta làm nhưng mà chúng ta không cầu mong cái phước hữu lậu đó để sau này chúng ta sẽ làm vua hoặc giàu sang, chúng ta chỉ an ủi được cái sự đau khổ của người bất hạnh là chúng ta mừng rồi. Nó đó là cái tâm niệm của mình mà, để cho mình không có sự cầu mong làm phước để mà hưởng phước. Chứ còn cái sự cầu mong hưởng phước làm phước đó thì điều đó là, cũng như bây giờ chúng ta đi đến chùa cho người ta cúng dường cho người ta xây cất chùa để cho mình được phước báu thì cái điều đó nó sẽ là hữu lậu nó cũng là sẽ được các con, nhưng mà cái được đó nó sẽ khổ các con nhiều lắm. Cho nên vì vậy chúng ta không cầu mong là chúng ta vô lậu đó. Làm một điều thiện an ủi cái sự bất hạnh của xã hội, nhưng mà không cầu mong là vô lậu mà cầu mong là hữu lậu, nó còn cái ý ở trong đó con.
Cho nên vì vậy hôm nay vô lậu là nó toàn thiện, phải không, nó toàn thiện pháp của nó. Là nó thanh thản, an lạc, vô sự là nó vô lậu hoàn toàn. Nó làm cho chúng ta không có chỗ hướng cầu. Chứ còn ngầm ngầm trong tâm mình, mình làm cái việc thiện đó thì mình sẽ có cái cầu của nó, có cái ước ao của mình, nhưng mà mình phải căn nhắc tâm của mình như con dùng pháp như lý tác ý: “Tâm không được cầu mong phước báu mà chỉ biết an ủi đời khổ mà thôi” thì đó là con sẽ vô lậu, chứ còn không biết nhắc tâm của nó, tự nó ngầm đó thấy nó hãnh diễn nó làm cái điều đó coi như nó cầu cái danh của nó cũng là bị cái hữu lậu rồi các con. Nghĩa là mình làm cái việc đó cái nghe người ta khen mình: “Trời ơi Chị này tốt lắm mỗi lần có xã hội có gì đó Chị quyên góp người ta giúp đỡ, Chị là nhà đại từ thiện”, nghe hai cái từ thiện cái mình nghe nó nở ruột nở gan thì đó là mình bị hữu lậu. Còn người ta khen chê mình bình thường mình chỉ biết sự đau khổ của người ta mình giúp thôi chứ mình không nghĩ, thì nó là vô lậu mấy con, cũng từ cái chỗ mà hữu lậu hay vô lậu. Cho nên nghe người ta gọi mình cất chùa, mình đóng góp mình cất chùa để cầu cho được phước báu. Như trong kinh dạy mình nếu mà cất chùa, đúc tượng, đúc chuông đó thì sẽ được phước báu lớn, sẽ được giàu có, thì mình ham do đó mình cúng dường cho nhiều nhưng mà cuối cùng đó là hữu lậu, chứ không phải vô lậu.
(1:28:17) Phật tử 4: Làm từ thiện sau đó mình phải nhắc tâm mình…?
Trưởng lão: Mình phải nhắc tâm.
Thì Thầy nói con tu đúng, nhưng mà phải khéo áp dụng cho nó đúng đó, để mình nhắc tâm mình. Và đồng thời thì Thầy nói như mấy con thì gia duyên nhiều, con cái nhiều, nó nhiều cái khổ nó đến vây quanh các con, nó bao vây các ác pháp, các con nên nhắc một câu như hồi nãy Thầy đã dạy: “Tâm như cục đất không có tham sân si, mọi pháp điều là vô thường, đừng có để cho nó dính mắc” do đó thì mấy con thoát khổ. Miễn là cái tâm mấy con nhắc cho nó quen để rồi có chuyện gì mà nó khởi ra nó nhắc con được một câu là kể như Thầy nhắc con đó, tâm mình nhắc chứ mà Thầy nhắc con đó, thì các con sẽ cứu khổ mình đó.
Đó thì các con có hỏi Thầy gì thêm nữa không?
(1:29:10) Phật tử 5: Thưa Thầy là Thầy dạy là chú ý hơi thở ở nhân trung, hồi xưa vậy là con chú ý ở ấn đường là ở… mỗi lần mà con chú ý như vậy là cái ấn đường bắt đầu nó xoáy nó nóng lên, bây giờ Thầy dạy đó là phải chú ý nhân trung, con chú tâm thì con thấy là con nó nặng đầu, dạ bạch Thầy, Thầy chỉ dạy giùm con.
Trưởng lão: Bây giờ về vấn đề hơi thở nó cũng chỉ là một cái phụ ở trong những cái giai đoạn tu tập những cái pháp phụ thôi, vì Định Niệm Hơi Thở của đức Phật là mình nương vào hơi thở để tu tập để cho có lợi ích. Mà lợi ích của nó là lợi ích gì? Lợi ích chỗ xả tâm, nghĩa là cái hơi thở cũng như cái hành động đi của mình thôi, mình đi kinh hành mình biết mình bước đi hoặc mình làm đưa tay mình mặc y mặc áo hàng động mình làm cái gì mình biết cái nấy, thì cái hơi thở nó cũng là những cái hành động ở trong thân của mình thôi. Cho nên nó không quan trọng lắm đâu. Cho nên bây giờ con tập chung đó vậy là con đã có sức gom tâm. Chỗ nhân trung cũng được, mà chỗ ấn đường cũng được không sao. Nhưng mà có cái điều kiện là không phải chỗ đó để cho mình đi vào định, mà chỗ cái tâm ly dục ly ác pháp là đi vào định, con nhớ!
Vì vậy mà lấy cái chỗ mà tập trung này để khi mà khi nào mà con bị hôn trầm, bị buồn ngủ thì con hãy tập trung đây bắt đầu nó nóng lên thì bắt đầu con hết buồn ngủ, có vậy thôi mà hết buồn ngủ thì xả ra, chứ đừng có ngồi đó mà tập trung nó thì không tốt, nó quá sức thì nó sai. Cho nên chúng ta không có sử dụng nó đi đến cái đoạn cuối đường được, mà nó chỉ có một cái giai đoạn để mà xả cái tâm mê mờ của mình để cho nó tỉnh thức để gom nó thôi.
Còn bây giờ hàng ngày con đã tập trung được như vậy rồi, con không cần lo tu tập cái đó nữa đâu, trừ ra có bị hôn trầm, bị loạn tưởng thì con tập trung, còn không có thì thôi. Còn bắt đầu bây giờ thì con lo cái vấn đề con là xả tâm ly dục ly ác pháp. Hằng ngày thì con phải ngăn ác diệt ác, con sống chung đụng với mọi người có ác pháp thì ngăn, diệt còn không có thì thôi.
Còn ban đêm yên tịnh thì con tu Tứ Niệm Xứ, trên đó con quan xát Thân-Thọ chứ không tập chung trong hơi thở nữa.
Còn cái hơi thở thì nó muốn thở chỗ nào, cái tâm của con nó biết thở chỗ nào thì cứ để nó biết đừng có tập trung chỗ nào hết, nó biết chỗ nào cũng được, biết thở ra biết thở vô cũng được, không có lưu ý cái tựu điểm của nó nữa. Và vì vậy mà cứ quan sát Thân-Thọ-Tâm của con, xem coi thử coi nó chướng ngại không. Nếu không chướng ngại thì thanh thản, an lạc, vô sự. Mà có chướng ngại thì tư duy quán xét đẩy lui cái chướng ngại đó hay hoặc dùng pháp tác ý để mà đẩy lui chướng ngại đó. Thí dụ như bây giờ có một cái niệm khởi vô con hiểu ra ngay liền, nó là nhân hay là quả, thiện hay ác thì con đuổi nó liền. Nó là pháp hữu lậu hay là vô lậu, hay là vô minh lậu, hay là nó là ái kiết sử, hay là nó tham kiết sử, hay là hữu tham kiết sử thì do đó con thấy biết nó liền, con nói: “Đây là dục lậu hãy đi đi” thì con tác ý nó vậy thì cái tâm con nó trở thành thanh thản liền tức khắc, khỏi cần quán xét gì hết.
Mà nếu mà nó là ái kiết sử…
HẾT BĂNG.