(42:01) Phật tử Anh Vũ: Rồi có thể người ta nghĩ rằng đó là người vợ là thất bại một hai lần, rồi người vợ có thể là quên rằng những lý do thất bại đó, rồi họ tiếp tục họ làm những chuyện thất bại khác. Hoặc là khi mà thất bại đó, thì họ giải thích bằng những lý do khác. Họ cũng quán chiếu nhân quả đó, nhưng mà quán chiếu nhân quả họ nói là lý do khác. Thành ra họ tiếp tục thất bại nữa. Người chồng có thể lý luận kiểu như vậy hay không thưa Thầy?
Trưởng lão: Không, bây giờ mình phải nói như thế này: thí dụ mà người vợ thường thường người ta hay thất bại, người ta hay bào chữa. Người ta không tìm thấy cái nguyên nhân chính thất bại, mà người ta tránh né qua một bên, người ta nói tại cái này, tại cái kia, tại cái nọ thôi, hay hoặc là người ta thường hay đổ thừa thôi.
Cho nên do trong cái sự mà gặp thất bại rồi, thì chúng ta suy nghĩ tại sao mà trong lúc đó anh điều khiển thì không thất bại, mà mình điều khiển lại thất bại, chứ mình đừng có đổ thừa, phải không? Do cái chỗ suy nghĩ như vậy đó, thì nó sẽ tìm ra được cái chỗ thất bại của mình liền tức khắc.
Còn cái mình chủ quan, mình cứ đổ thừa, tức là mình làm đúng nhưng mà tại cái chuyện đó nó xảy ra vậy, vậy. Cho nên đổ thừa vậy, sự thật ra mình không bắt kịp cái thời điểm đó, cho nên nó bị thất bại thôi. Đó là cách thức như vậy. Cho nên vì vậy mà Thầy nói mình đứng trên góc độ nhân quả mà xét mình trước cái đã, chứ đừng có đổ thừa gì hết. Nó thất bại là tại lỗi mình rồi, chứ đừng có tại đổ tại ai hết.
Rồi bắt đầu từ đó mình mới lấy cái chỗ thất bại đó mình thấy mình thiếu chỗ nào, mình kém chỗ nào, mình không đoán được trước cái sự việc như thế nào mà bây giờ kinh tế phải thất bại như thế này. Nó, thay vì bây giờ thị trường mình thấy cái vật giá đó đang lên như vậy, mình không có đoán trước là nó sẽ bị sụt. Cho nên mình cũng ào ạt mình đưa ra, tới chừng mình vừa đưa ra, thì mình phán quyết đưa ra thì bắt đầu nó sụt xuống cái mình lỗ chết rồi, phải không? Tức là mình không đoán trước được cái thời điểm đó.
Do đó, cho nên vì vậy mà trong cái kinh doanh, cũng như mà ở trong cái chiến trường mà đánh giặc cũng vậy, người ta phải đoán trước cái thời gian, khi đó người ta chuẩn bị. Cái sự tu tập mình cũng vậy, chứ không phải mỗi cái nó đều có cái sự tư duy.
Bây giờ mình tu cái này nó có hiệu quả, thì phải nghĩ đến cái pháp để tu nó có cái hiệu quả khác. Chứ không phải nội trong cái này, mà như vậy thì bây giờ nó đạt được cái chỗ cái tâm trạng này, thì bắt đầu mình phải trạch pháp cái câu nào để mà thực hiện cái tới. Còn bây giờ mình cứ lặp đi, lặp lại một cái cũ hoài thì nó không có đạt được kết quả đâu, nó phải sáng suốt từng chút.
Thay vì hồi mình mới tu cái pháp này, thì cái tâm mình nó đang ở trong trạng thái này, phải không? Bây giờ đó, nó tới cái giai đoạn mà cái tâm mình nó thay đổi, nó thanh thản, an lạc rồi. Thì bắt đầu từ cái tâm thanh thản, an lạc này, thì cái trạch pháp này nó phải thay đổi chứ nó không thể nào đứng yên được cái pháp này nữa, nó liên tục nó thay đổi như vậy. Vì vậy đó, cái sự tiến bộ người ta cứ tiến dần mà người ta không bị thất bại. Còn mình để giậm chân một thời gian sau, mới chờ thấy thì nó thất bại quá rồi. Nó không tiến tới mà cái này nó cứ lặp đi, lặp lại cái bài cũ không, nó không có cái gì, đó là cái sai.
Cho nên ở đây cái người mà tu theo đạo Phật, mục đích chính là người ta tập tỉnh thức, để người ta tỉnh ngay được những cái sai của người ta, chứ không phải là tỉnh ở trên cái sai. Thường thường con người của mình đó, họ hay thấy cái sai của người khác mà không thấy cái sai của mình.
Còn mình tập tỉnh thức để cho thấy được cái sai của mình, cho nên từ cái sai của tu hành, từ cái sai của làm kinh tế, từ cái sai tất cả những cái nhân quả. Do chính mình tạo ra thì mình cứ mình thấy cái sai. Mà khi mà mình thấy được cái sai của mình là mình thấy mình hết khổ rồi. Nghĩa là mình ngay mình thấy được ác pháp là mình hết khổ. Mà mình thấy người ta là ác pháp là mình khổ đó.
Nó lành quành nó chạy coi như là mình muốn… Nhiều người thí dụ như cái trình độ học thức như vậy, với cái sự mà tiếp nhận cho kịp thời trong một cái môi trường, cái hoàn cảnh kinh tế, mình chưa có đủ khả năng. Nhưng mà mình vẫn muốn mình là chủ động ở trên này, cho nên nó dễ đưa vào cái thất bại. Sau khi mình muốn như vậy đó, mình phải học, mình phải học cái kinh nghiệm của cái người chồng. Một thời gian sau mình mới làm cái việc đó mới được.
Chứ đừng có khi chồng nhường lại cái mình bắt tay vô cái mình làm, chừng vài ba tháng sau cái xí nghiệp mình nó coi như nó muốn tiêu cái tiệm, nó sạt nghiệp, phải không?
Cho nên do như vậy đó, thì mỗi mỗi cái trong cuộc đời mình, mình cảnh giác, mà chuyển từ cái chuyện đó là cái chuyện làm ăn lớn, còn đến cái chuyện nhỏ từng chút khi mình đối xử nhau nè. Sau này các con đọc cái bộ sách Đạo Đức Thầy dạy từng chút con.
Nghĩa là cái sức mà đức Phật dạy mình tập tỉnh thức để cho mình cẩn thận từng chút, từng cái lời nói, từng cái suy nghĩ của mình, từng cái việc làm mà cái người nào mà cẩn thận là người đó sẽ thành công con. Còn cái người nào mà làm mà cẩu thả là người đó không thành công.
(46:17) Thí dụ bây giờ Thầy nói thí dụ: con cầm cái chổi con quét cái sân, mà Thầy quan sát con quét cái sân rồi Thầy định giá trị con sẽ tu được. Mà Thầy quan sát thấy con quét cái sân rồi, Thầy nói con sẽ tu không thành công. Nghĩa là nội cái việc làm của con người ta sẽ thấy cái sự cẩn thận của con. Cho nên cái sự cẩn thận con làm đâu nó cẩn thận đó, thì cái người đó sẽ thành công.
Mà cái người mà làm mà kêu làm lấy có là không thành công. Đó, đó là như vậy, cho nên mấy cái người đó thì Thầy nói thôi bây giờ cứ về đời mà làm ăn sống đi, còn sướng hơn mình tu. Bởi vì tu nó phải cẩn thận, kĩ lưỡng từng chút, từng chút đối với cái tâm niệm của mình từng chút, để cho mình nỗ lực mình thực hiện cho được thì nó phải có cái sự cẩn thận lắm.
Cho nên mình đừng tu lấy có mà tu thật. Bởi vì ngày mình ăn một bữa cơm, hai bữa cơm, hay ba bữa cơm là mình ăn thật để mà sống mà, thì mình phải làm cho thật để mà có giải thoát chứ. Chứ tại sao mình tu giả vậy? Không giải thoát? Đi nói chuyện này kia làm sao giải thoát được, có phải không? Thật sự đó là mình tu giả rồi, tu có hình thức thôi.
Tại sao mình tu mà mình không sống một mình mình, mình không suy nghiệm lại cái bản thân của mình, mình không tìm hiểu được từng tâm niệm của mình đây? Mà mình đi nói chuyện, tâm mình nó biết chuyện người ta chứ nó đâu có biết được mình nó. Thì do đó mình làm sao mình giải thoát?
Cho nên trong cái việc làm cũng vậy con, mình cũng phải cẩn thận tư duy từng chút, thì mặc dù là mình có học thức thì người ta sẽ trang bị cho mình cái khả năng, cái tài để cho mình làm việc, sự việc trôi chảy thôi. Nhưng mà cẩn thận đó nó giúp cho mình chín chắn ở trên cái việc làm của mình thành công.
Còn mình thiếu cẩn thận là mình có tài đi nữa, coi chừng mình làm cho có chuyện, rồi coi chừng mình thất bại đó. Cho nên hầu hết thì những người có tài, nhưng mà làm không cẩn thận, thì những người có tài đó đều là bị thất bại trên đời. Còn những người mà người ta ít tài hơn, nhưng mà người ta cẩn thận thì người ta cũng dễ thành công hơn là một cái người có tài.