ANH VŨ THAM VẤN 4
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời lượng: [1:30:25]
Nghe pháp âm: https://youtu.be/HFmNjc3TUQs
(00:02) Phật tử Anh Vũ: Tuy có sợ chút ít nhưng mà con có rải tâm từ cho nó, rải tâm từ bi đó. Rồi một hai ngày sau, thì ban đêm con có nằm chiêm bao thấy là con đang cố gắng rượt để đập một con rắn. Có thể đó là do thói quen hồi xưa đó khi mà rắn vô nhà đó, thì mình tìm cách mình giết nó hay không? Rồi khi mình tu tập đó, thì cái đó chỉ là bên ngoài thôi, thì chiêm bao đó có phải là biểu hiện của cái gì mà thực có còn ở trong tâm mình hay không?
Trưởng lão: Cái chiêm bao nó còn huân lại cái nghiệp của mình còn ở trong tâm đó con. Thí dụ như hồi xưa con huân cái chuyện mà con hay thấy rắn thì mình sợ, mình lo mình đập để nó cắn mình. Thì bắt đầu mình huân những cái đó, rồi bây giờ nó huân thành cái khối ở trong con người của mình rồi. Thành ra bây giờ nó thành tưởng rồi. Mặc dù mình biết bây giờ mình không có đập, không có dí nó nữa, nhưng chiêm bao cũng vẫn lưu xuất ra.
Thí dụ bây giờ con thấy con rắn, nhưng mà con thấy tâm từ con không có đánh, không đập nó nữa. Nhưng mà ban đêm con nằm mộng con lại thấy trong này. Tại vì cái nghiệp lực của mình nó huân lâu rồi, nó còn nằm ở trong cái tiềm thức của mình đó, nó lưu xuất ra đó.
Con vô trong này! Con ngồi đây đi con! Qua bên đây đi con! Con ngồi đây đi con!
Phật tử Anh Vũ: Dạ cám ơn Thầy.
Trưởng lão: Đây là chú Vũ ở bên Mỹ đó chú về bên đây, ở bên đó nửa trái đất mà về bên đây tu tập đó, con biết. Còn mấy con thì ở gần đây không có xa lắm. Chú thì ở bên đó, hôm trước thì vợ chú về ở đây cũng gần 2 tuần hả con? Về tập ở đây.
Do đó tập xong rồi thì đi về Thành Phố, rồi về luôn bên Mỹ chứ không có ở dưới Thành Phố. Hôm nay thì người chồng về. Một trong những cái duyên mà xa xuôi như vậy mà đổ đường. Rồi về đây thì khi mà đến, trên máy bay đó về chỉ ở nhà bà con có một đêm sáng cái về Tu viện ở luôn một tuần, chứ không có đến thăm bà con gì nhiều. Tu cũng nhiều lắm rồi, tu cũng nhiều pháp, không phải là mới tu cái pháp mà Thầy dạy, đã nhiều pháp. Bây giờ trở về với cái pháp mình tu. Cho nên có quyết tâm dữ lắm.
Còn cái này là Tâm Như con, Phật tử đó, từ lâu giờ theo Hòa thượng Thanh Từ tu tập. Nhưng mà thỉnh thoảng về đây được nghe Thầy thuyết giảng, rồi cũng có những cái tu tập, những cái pháp hướng con, nên nó cũng có được cái duyên.
Sau đó là hai đứa con, đây là Thanh Giác và Tâm Như.
Còn ở đây là, cô này là Mỹ Châu và chú Minh Điền ở Châu Đốc. Ở Châu Đốc lên trên này xin Thọ Bát Quan Trai. Đó cái duyên mà ngàn dặm mà mấy con gặp nhau cũng là quý.
Thôi bây giờ tiếp tục đi con!
Phật tử Anh Vũ: Con xin Thầy xác nhận lại là tất cả những gì ở trong chiêm bao của mình đó, là những cái mà thực có ở trong tâm mình, phải hay không?
Trưởng lão: Phải, nó thực có ở trong tâm mình, nó huân thành cái nghiệp con. Rồi mình tu, mình tu rồi lần lượt cái sự tu tập của mình nó trở lần, cái nghiệp nó vơi dần đi. Cho nên khi mà con mới tu thì nó còn, nhưng mà tu thời gian sau thì con, khi đó con cũng nằm mộng nhưng mà con lại con không thấy những cái đó nữa.
Cũng như một người mới tập ăn chay, nhưng mà khi nằm mộng họ vẫn thấy ăn mặn. Nhưng mà sau thời gian rồi cái họ nằm mộng họ thấy họ ăn chay, ai đem thịt cá cho họ không ăn nữa. Đó nó cũng huân được thành cái lực, cái nghiệp lực ăn chay rồi, thì cái nghiệp lực ăn chay đã huân được trong tàng thức mình rồi, thì nó đẩy lui được cái nghiệp lực mà ăn mặn của mình, cái ác pháp nó đẩy. Thì mình thấy cái này nó rất rõ, mà mình tu thì hiện bây giờ mình đang tu, mình tập mình còn ý thức, nhưng mà nó huân nhiều hay ít đó là nó do ở trong cái tàng thức.
Còn bây giờ đó mình đang sống ở trong cái tàng thức của những cái ác pháp. Cho nên do vì vậy đó, mình tập để mình đẩy lui những cái ác pháp ở trong cái tàng thức. Khi nào nằm chiêm bao nó toàn thiện, thì lúc bây giờ đó mình thấy là mình đã huân được cái thiện rồi.
Cùng như bây giờ mình ngồi mình tu thiền, mình tu hơi thở đi. Nhưng mà thời gian sau đó mình nằm chiêm bao mình cũng thấy mình đang tu hơi thở nữa, đó là mình huân nó vô đó. Đó cho nên toàn bộ là nó nằm ở trong cái tàng thức của mình, tâm thức của mình.
(04:06) Phật tử Anh Vũ: Khi nằm chiêm bao đó thì mình thấy mọi việc rất là hỗn độn, không đầu, không đuôi và là những chuyện không hợp lý chút nào, ban ngày mình không hề nghĩ đến. Vậy là có phải tâm mình giống như một cái thùng nó chứa tất cả mọi pháp, mà nó đi vào sáu căn của mình hay không?
Trưởng lão: À, nó do sáu căn mà nó huân vô đó con, nhiều khi mình thấy không đầu, không đuôi. Nhưng mà nhiều khi nó có những cái giấc mộng, thuở giờ mình chưa biết cảnh giới đó, mình chưa gặp người đó nhưng mà nó vẫn lưu xuất ra. Là bởi vì trong quá khứ mình đã huân cái đó, cái hình ảnh đó bắt đầu nó lưu xuất ra.
Cho nên nhiều khi mình chưa biết cái đó, mà sao mình trong chiêm bao mình lại thấy cái cái đó. Sau thời gian đó mình đến cái chỗ đó cái mình thấy. Vậy là rõ ràng là mình đã huân cái này từ tiền kiếp, trong giấc mộng nó thể hiện cái chiều sâu của nó. Bởi vì cái tàng thức mà, nó gói ghém cả cái thời gian quá khứ nhiều đời chứ không phải là trong một cái đời kế đây nữa. Cái tàng thức nó gói ghém ở trong đó, khi mà mình đi tái sanh, thì cái huân những cái nghiệp đó nó mang theo nó tái sanh, cho nên nó mang theo cái gói ghém trong đó.
Lúc ngủ đó thì coi như là, theo đạo Phật thì nó không có cái linh hồn, mà nó có những cái thức nó làm việc. Bây giờ ban ngày thì mình làm việc bằng cái sắc thức, cái sắc thức là cái thức của cái ý thức của mình đó. Nghĩa là trong cái sắc thức, cái thân của mình nó có cái thức của nó, cái thức đó gọi là sắc thức.
Sắc thì nó gồm có sáu thức: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, thức. Sáu cái thức này nó gồm lại chung thì mình gọi tên nó là cái sắc thức. Mà khi mình nằm chiêm bao thì sáu cái thức này, tức là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, căn của mình. Thì sáu cái thức này nó đều không hoạt động nữa, tai hết nghe âm thanh, mắt không thấy vật nữa, thì bắt đầu cái tưởng thức nó hoạt động.
Bởi vì trong năm uẩn thì Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Trong năm uẩn này nó có ba cái thức: cái thức thứ nhất là cái sắc thức, là nó mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, thức. Là nó gồm lại là cái sắc thức.
Và cái tưởng thức: là cái giấc mộng của mình đó, là cái tưởng thức chứ không phải là cái ý thức mình hoạt động ở trong cái tưởng mà được, mà cái tưởng thức nó hoạt động.
Còn cái tâm thức của mình là cái thức thức, cái thức uẩn nó chưa hoạt động. Cái người mà thực hiện được cái thiền định rồi, đánh thức được cái thức thức nó hoạt động. Thì cái người đó người ta sẽ dẫn cái thức đó đi về cái Tam Minh, để người ta thực hiện Tam Minh chứ không phải là dẫn cái ý thức mình về Tam Minh được, mà cũng không phải dẫn cái tưởng thức mình về Tam Minh được, chỉ có cái thức thức này thôi.
Cho nên cái thân của mình hiện giờ nó có ba cái thức, ba cái thức nhưng mà nó có một cái tâm mà thôi. Đó nó có một cái tâm, vì bây giờ cái tâm nó làm việc với cái thân của nó, thì thì thân của nó thì nó phải làm việc ở trong sáu cái cửa, tức là sáu cái thức của nó. Nhưng mà sáu cái cửa này nó đóng lại, thì cái tâm của mình nó làm việc qua cái tưởng, gọi là tưởng thức.
Mà khi mà cái sắc thức này bị đóng lại, cái tưởng thức này cũng bị dẹp đi, thì nó làm việc với cái thức thức của nó. Cho nên lúc bây giờ mình mới hướng tâm đến Tam Minh. Thì cái tâm này nó làm việc với cái thức thức của nó, cho nên mình hướng tới Tam Minh. Con thấy không? Chứ nó không phải là có một cái thức đơn giản đâu, nó nhiều thức ở trong này lắm.
Cho nên khi mà mình nằm ngủ, thì mắt, tai mình đâu có nghe nữa. Sáu cái thức này nó không có làm việc nữa. Mà vậy mà mình thấy, mình cũng nghe, cũng nói chuyện, cũng đi, cũng đứng, cũng suy tư, cũng nghĩ. Ở trong giấc mộng y như mình sống như bình thường, phải không? Nhưng mà cái gì nghe? Cái thức nghe chứ không phải là cái lỗ tai mình nghe nữa, con hiểu chưa?
Đó, Thầy phân tích cho nó rõ ràng mới thấy được cái chỗ tu của mình chứ không khéo? Nhưng mà khi mình chết rồi thì ba cái thức này nó cũng đi tiêu mất hết, không còn cái nào gọi là thức nữa. Cho nên nó đâu còn cái linh hồn đâu, người ta tưởng là cái thức là cái linh hồn của mình, khi mình chết rồi cái thần thức nó còn, nhưng mà không còn. Đạo Phật cho nó là hoại diệt hết toàn bộ.
(08:12) Nhưng mà cái hành động mà mình huân thành cái nghiệp đó, thiện- ác nó còn. Cho nên vì vậy mà nó chuyên chở theo với những cái hình ảnh, những cái âm thanh, những cái hành động mà thiện- ác của mình, nó chuyên chở theo. Mà gọi nó là cái nghiệp, vì vậy cái đó nó đi tái sanh.
Cho nên khi mình tái sanh mình có cái thân khác cũng có ba cái thức, cái thân nào nó cũng có ba cái thức vậy hết. Cho nên vì vậy mà khi cái nghiệp nó đi tái sanh, thì nó qua ba cái thức khác thì nó hoạt động, thì ở trong đó thì chỉ có cái tưởng thức thì nó lưu xuất ra được tất cả cái mình chôn dấu ở trong cái tâm thức của mình đó, nó xuất hiện ra trong giấc mộng đó.
Còn ý thức thì nó không có biết cái điều đó được, mà chỉ có cái tưởng thức nó lưu, nó làm việc. Còn cái tâm thức của mình, cái thức thức đó, nó nằm nó ngủ chưa có làm việc được. Trừ ra mình có nhập định mình mới đánh thức nó dậy thôi, thì sau khi đánh thức nó mình mới điều khiển nó, nó mới hướng tâm đến Tam Minh nó được.
Phật tử Anh Vũ: Có người họ nói là họ không còn nằm chiêm bao nữa thì nó là trạng thái gì?
Trưởng lão: Là cái trạng thái ý thức nó luôn luôn nó tỉnh thức rồi, nhưng mà họ luôn luôn họ tỉnh thức, khi mà họ ngủ thì cái tưởng thức họ cũng không có hoạt động. Thì sáu cái này nó cũng không hoạt động. Sáu cái sắc thức của thân thì nó không hoạt động, mà cái tưởng thức nó không hoạt động, thì cái người này không có chiêm bao. Nhưng mà chưa phải họ có cách thức họ xả đâu, tại vì nó không hoạt động thôi. Nhưng mà thỉnh thoảng nếu mình huân cái gì, mình uất ức, mình tức hay hoặc thương nhớ một cái gì đó, cái nó hồi tưởng lại nó cũng xuất hiện ra, nó có chiêm bao trở lại.
Phật tử Anh Vũ: Chứ không phải là người đó đã xả hết?
Trưởng lão: Không phải đã xả hết. Khi nào mà xả hết là chúng ta phải đóng sáu cái thức của chúng ta lại, qua cái Định của Nhị Thiền thì nó dừng sáu cái thức đó. Thì nó tới cái Tam Thiền thì cái tưởng thức nó mới hoạt động, mới thực hiện ra. Và lúc bấy giờ mình có những cái pháp tu để mình xả cho hết cái tưởng thức đó, thì nó nhập Tam Thiền, thì cái tưởng thức nó mới ly ra hết được. Mà mình chưa có nhập Tam Thiền mà giờ mình không chiêm bao thì nó không đúng rồi. Nó nằm đó chứ nó chưa hoạt động, chứ ít bữa rồi có cái gì phải tức tối cái nó hoạt động trong giấc chiêm bao.
Phật tử Anh Vũ: Con cũng có câu hỏi nữa, nhưng mà để các anh chị có câu hỏi gì thì cứ hỏi, tại vì con còn ở đây lâu đó.
Trưởng lão: Con có gì không con, con có gì hỏi không con?
Phật tử Anh Vũ: Có hỏi gì đó thì cứ hỏi Thầy.
Trưởng lão: Vũ bụng nó thì nó nói nếu mình giành mình hỏi hết thì không để ai hỏi hết thì cũng kỳ, cho nên nó nhường lại mấy con hỏi. Rồi con, thôi hỏi tiếp đi con!
(10:58) Phật tử Anh Vũ: Có một thời gian trước đó, con nhớ là con thiền nhiều đó, thì có mức độ đó là con không nhớ con là ai nữa, con không nhớ con là đàn ông hay đàn bà nữa. Có một lần đi đến nhà vệ sinh công cộng đó, thì có bên nam và bên nữ riêng, thì con phải ráng nhớ lại xem coi là con là nam hay nữ. Rồi có lần con đi qua tấm kiếng đó, thì con thấy có một người trong đó, thì con thấy hơi quen quen. Nhưng mà khi mà nhìn kỹ lại thì mới thấy đó là mình, thì biểu hiện như vậy là tốt hay xấu Thầy?
Trưởng lão: Biểu hiện đó là biểu hiện xấu đó con, tại vì trong khi đó cái ý thức của con nó không phân biệt nữa rồi, con tu cũng dữ lắm đó, mới được tới chỗ đó đó, nó vô phân biệt đó, cái đó là cái biểu hiện xấu đó con. Bởi vì đối với đạo Phật đó, thì khi mình sống hoàn toàn mình dùng cái trí tuệ của mình, mình biết phân biệt rất rõ thiện với ác để mình sống trong thiện pháp. Còn ngay cả mình, mình không biết nữa rồi thì thôi rồi rồi, kiểu đó là cái hiện tượng xấu.
Phật tử Anh Vũ: Vậy là tưởng hay là?
Trưởng lão: Tưởng đó con, bị tưởng rồi, con bị sắc tưởng. Đến đỗi mà cái ý thức của con nó không hoạt động, nó không phân biệt nữa, gọi là vô tâm đó. Con tu đến cái chỗ vô tâm, cho nên đó là cái điểm sai đó. Nếu mà con đi tới chút nữa thì con hết biết rồi, thì lúc bây giờ những cái hành động mà con làm con vô phân biệt, người ta sẽ thấy con là khùng. Tại sao? Thầy ví dụ như bây giờ: con không có mặc quần áo mà con đi, mà con cũng nghĩ rằng mình mặc quần áo thôi, thì người ta nói thằng điên rồi còn gì. Con hiểu chỗ đó không?
Đó là nó sai rồi, nó vô phân biệt. Nhưng mà trong lúc con rất tỉnh táo chứ không phải là con điên khùng gì hết, ai nhắc thì con biết liền. Nhưng mà không ai nhắc thì con không nhớ nữa, nó hết nhớ, nó vô phân biệt rồi. Coi như mình tu riết mà lẫn lộn đó.
Cho nên ngày xưa có một cái vị Hòa thượng ở chùa Phước Hậu, ngài tu đến cái độ mà khi mà ngài lội qua sông vậy đó, thì đi với chú thị giả. Thì lúc bấy giờ lội qua sông thì ngài mới thay y áo ra, ngài mới lội qua. Thì cái vị thị giả mới ôm quần áo mới lội qua. Rồi khi mà lội qua tới bờ thì Hòa thượng đi luôn, quên mặc quần áo, quên, không có phân biệt. Cái chú thị giả mới lội lên sau, mới chạy kêu: Hòa thượng, Hòa thượng! Quên mặc quần áo, thì Hòa thượng mới nhớ đứng lại.
Rồi ai đến mà dự trai đồ đó, thì Hòa thượng thường hay có những cái bài mà Bát tiện hoặc là có bài thuyết giảng vậy đó. Thì ngồi Hòa thượng không có nhớ, hoàn toàn không có nhớ gì hết. Có người lại nhắc Hòa thượng, Hòa thượng nói lời Bát tiện nữa đi! Rồi ông mới nhớ ra ông nói, còn không ông không biết.
Đó, vì vậy mà người ta tưởng là Hòa tượng đã tu tới chỗ mà vô tâm rồi, chứng rồi. Nhưng mà sự thật đối với Phật giáo nguyên thủy cái đó nó sai, không có đủ cái trí tuệ, mà phải tu càng ngày càng trí tuệ. Còn cái này tu đến đỗi mà nó không còn phân biệt nữa. Cho nên chỗ đó là chỗ vô tâm đó. Tu tới đó là cũng tu dữ lắm đó chứ không có tu ít đâu. Thì con có trường hợp mà con bị rớt ở trong đó, đi ngang cái kiếng mà thấy hình mình trong đó không biết là cái người quen quen đó thì thôi rồi, khùng dữ đó.
(14:03) Phật tử Anh Vũ: Theo con nghĩ đó, thì ở trong thiên nhiên không có sẵn cái gì là tuyệt đối hết trơn. Cho nên cái sự nói mà quét sạch ngũ triền cái, và đoạn dứt thất kiết sử đó nó không có thể nào tuyệt đối được. Cho nên con nghĩ là cái người đạt Sơ Thiền đó, vẫn còn những lậu hoặc vi tế, nếu mà họ không tiếp tục thực tập, hoặc là họ gặp những cái cảnh mà về chướng ngại đó, thì họ mất cái mức độ mà Sơ Thiền đó. Chẳng hạn như là mình phủi một con muỗi hay là mình bắt một con kiến đó, thì cái mức độ sân đó có thể rất là vi tế mình không thấy được. Nhưng khi mà con kiến nó bò rất nhanh tới lỗ mũi mình, hay tới lỗ tai mình đó, thì mình mới luýnh quýnh mình phủi thiệt là nhanh thì lúc đó cái cơ thể với cái sân đó nó lộ rõ ràng. Thì như vậy con định nghĩa là cái Sơ Thiền nó không có mức độ tuyệt đối của nó. Nghĩa là cái người mà đạt Sơ Thiền thì vẫn còn vi tế ngũ triền cái, với lại thất kiết sử, như vậy có đúng hay không?
Trưởng lão: Đúng con, bởi vì con nghe cái Sơ Thiền thì Phật nói: nó mới ly dục, ly ác pháp chứ nó chưa có đoạn diệt mà, con lơ mơ nó trở lại đó, nó mới ly à. Cho nên Phật nói “Ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền”, mình ly chứ mình chưa có diệt nó làm sao nó hết được. Mình mới ly thôi nếu mà mình không tiếp tục tu tới nữa thì nó nhập trở lại, con hiểu chưa?
Cho nên khi nào mà con mới đạt được cho đến Lậu Tận Minh đó, con thực hiện Túc Mạng Minh nó chưa xong đâu, Thiên Nhãn Minh chưa xong đâu, mà tới Lậu Tận Minh con mới quét sạch hết cái vi tế đó. Nghĩa là mình mới đoạn tận những cái tham, sân, si vi tế của ngũ triền cái, thất kiết sử nó mới quét sạch ra hết. Lúc bây giờ Lậu Tận Minh rồi nó mới hết đó.
Phật tử Anh Vũ: Lúc đó có còn phải thực tập nữa không Thầy?
Trưởng lão: Là hết rồi. Coi như là khi mà con thực hiện được Lậu Tận Minh thì con quét sạch rồi, đâu đâu thì nó cũng sạch bóng hết, nó không còn trở lại đâu. Bởi vì con đoạn diệt, đoạn diệt là đứt đoạn nó rồi. Nó như là một cái cây mà con chặt đứt cái đầu rồi nó không còn sống trở lại nữa đâu.
Còn cái ly nó còn sống nhăn nè mình mới đuổi nó ra. Con hiểu chưa? Sơ Thiền nó mới ly, mà trong cái thiền định, trong bốn cái thiền của Phật thì duy nhất có một cái loại thiền mà diệt thôi. Thì cái thiền đó là con biết diệt tầm tứ đó là Nhị Thiền nó diệt thôi, chứ còn cái Sơ Thiền, cái Tam Thiền, cái Tứ Thiền không có, chưa có diệt mà đợi đến Lậu Tận Minh. Lậu tận là nó tận sạch cái lậu hoặc mà, nó đâu còn tham, sân, si nữa. Phải tới đó nó mới sạch, mới quét sạch.
Cho nên con thấy cái diệt tầm tứ, cái Nhị Thiền nó kinh lắm. Âm thanh về trời sét nè, tiếng nó động vậy đó mà mình diệt cái tầm tứ mình rồi nó không còn nghe đó, nó diệt mà nó đâu còn nghe lại được.
Còn cái kia nó ly, thí dụ như bây giờ Thầy ly, cái tiếng, âm thanh nó lớn nó lôi Thầy ra liền. Thầy ly âm thanh giờ Thầy ngồi không nghe, nhưng mà có âm thanh lớn nó đập, nó lôi Thầy lại, mình nghe. Còn bây giờ Thầy diệt rồi thì nó mất luôn, nó không nghe.
Đó, cho nên nội trong cái bốn thiền của Phật từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền, thì có cái Nhị Thiền là cái định mà diệt thôi. Còn mấy cái định kia nó xả, ly. Cho nên Tam Thiền nó ly hỷ, nó ly cái trạng thái tưởng chứ nó đâu có diệt tưởng đâu. Cho nên tưởng mình còn, nó ly, nếu mà mình không tiếp tục tu nữa đó, thì cái tưởng nó vẫn còn, tới cái Diệt Thọ Tưởng Định nó mới diệt được cái Thọ, cái Tưởng.
Còn cái Thọ nó ở cái Tứ Thiền nó mới xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, nó mới xả cái thọ thôi chứ nó chưa có ly. Mà tới Diệt Thọ Tưởng Định nó mới diệt cái được cái thọ, cái tưởng. Nhập cái định Diệt Thọ Tưởng Định nó mới diệt cái thọ với cái tưởng. Nó hoàn toàn không còn đau đớn. Con thấy ghê không?
Nhưng mà về tâm của mình, về mà cái lậu hoặc, về cái tâm mà tham, sân, si, ngũ triền cái, thất kiết sử, thì nó phải đi qua tới cái Lậu Tận Minh nó mới hết. Còn cái Diệt Thọ Tưởng Định thì mình nhập về cái Định đó thì nó hết. Nhưng mà xuất cái Định ra nó còn, nó không hết. Nó diệt cái thọ, cái tưởng thôi. Mà cái lậu hoặc nó không diệt nên nó đâu có hết, nó chỉ có Lậu Tận Minh nó mới diệt thôi.
(18:22) Cho nên khi tu rồi đó, con ly được con tiếp tục con tới để con diệt tới cuối cùng, chứ còn nếu mà con không tiếp tục nó sống trở lại.
Phật tử Anh Vũ: Mất hết?
Trưởng lão: Nó mất hết, không tu thì uổng lắm.
Phật tử Anh Vũ: Nói về Sơ Thiền là khó nhất?
Trưởng lão: Khó nhất.
Phật tử Anh Vũ: Nếu mà không tiếp tục thì sẽ mất hết?
Trưởng lão: Mất hết, mà cái bước Sơ Thiền nó khó. Mà khi tới cái Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền thì nó dễ, ai điên gì cái khó mình làm rồi mà mấy cái dễ này mình không tiếp tục mình tu? Con tu thí dụ như 5 năm mà con chỉ tu có cái Sơ Thiền, mà trong vòng chừng 1 ngày, 1 đêm là con sẽ nhập tới Lậu Tận Minh, nó mau lắm. Chỉ 1 ngày là con hướng tâm để con vô, một ngày là con xong, con thấy nó nhẹ nhàng.
Cho nên đức Phật nói khi mà tâm nó nhu nhuyến, nó nhu nhuyến là nó ly tham, sân, si rồi đó. Thì nó nhu nhuyến rồi, thì nó dễ sử dụng rồi. Thì lúc bây giờ con nhập từ cái Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền cho đến Lậu Tận Minh nó nhẹ nhàng, nó không có mệt nhọc, nó không có khó khăn. Ông Phật ông nói: “Khi mà tâm nhu nhuyến rồi thì nó dễ dàng lắm”.
Mà khi mà bây giờ cái tâm còn tham, sân, si, nó không nhu nhuyến, sợ sai nó không có được đâu, biểu cái gì nó đâu có nghe. Cái đường tu theo đạo Phật các con thấy nó cụ thể, nó rõ ràng lắm.
Ngoài cái khó khăn nhất là cái Sơ Thiền. Ly, ly làm sao ly cho được tất cả. Cho nên mình cố gắng mình tu cho được cái này, xong rồi bắt đầu mới tu cái dễ.
Cho nên Thầy nói khi mà cái tâm mấy con mà hết phóng dật, nó quay vô rồi nó cứ định, nó biết định trong hơi thở. Thì các con mau mau về đây chứ còn không khéo các con ở bên đó các con hướng tâm bậy cái nó đưa các con đi chỗ tầm bậy cái chết được.
Cho nên phải vội vàng về đây gặp Thầy, rồi trong khi đó Thầy dạy, bảo bây giờ: Bây giờ các con tâm được vậy rồi hén, các con ở trong thất, các con phải hướng tâm như vậy trong một tiếng đồng hồ là các con sẽ nhập nó được. Rồi Thầy sẽ tới, Thầy dạy tiếp nữa.
Cứ như vậy Thầy dạy cho tới khi mà các con thực hiện Tam Minh, Túc Mạng Minh biết được nhiều đời, nhiều kiếp của mình. Rồi Thiên Nhãn Minh cũng như con ngồi đây mà con thấy vợ con bây giờ ở bên Mỹ nó làm cái gì con biết, như vậy là mình có Thiên Nhãn Minh rồi.
Rồi bắt đầu bây giờ con mới hướng tâm để mà tới Lậu Tận Minh, thì khi đó mà tới Lậu Tận Minh thì lậu hoặc con nó quét sạch, cái nghiệp lực của con, vi tế nó quét hết ra rồi. Tới đó nó thực hiện được Lậu Tận Minh là nó quét ra hết. Con mới thấy mình còn tham, sân, si vi tế, còn hay hết mình đều tự mình thấy mình hết. Mình biết chắc chắn là một trăm phần trăm. Cái Lậu Tận Minh là cái trí tuệ nó hiện ra rồi, thì bắt đầu mình quan sát mình, mình thấy rõ ràng. Rồi mình muốn quan sát một cái người nào đó, đều là mình thấy người đó lậu hoặc còn hay là hết.
Cũng như bây giờ thí dụ như bây giờ con tu, con tu con cũng nói con hết tham, sân, si rồi. Thì Thầy vô trong Lậu Tận Minh Thầy quan sát lại con coi còn hay không? Thầy thấy còn, Thầy biết còn, mà hết Thầy biết hết, ở trong đó nó quan sát nó thấy người ta được. Cái đó là cái đặc biệt của Phật, chứ không phải ai nói gạt người được đâu.
Thí dụ như con nói bây giờ con cũng tu con có thần thông nè, thì con thị hiện thần thông là gì? Thị hiện cho Thầy xem hết rồi, biết con bay được nè, con tàng hình, biến hóa được. Nhưng mà con cũng nói con hết lậu hoặc rồi. Thầy nhập vô Lậu Tận Minh Thầy quan sát lại con coi hết hay còn, hễ còn Thầy nói con còn tiếp tục tái sanh luân hồi chưa hết đâu. Con có thần thông đó là ngũ thông, chưa có lậu tận thông đâu.
Phật tử Anh Vũ: Tức là Thầy nói là khi nào mà Thầy nhập vô đó thì Thầy mới biết, chứ còn bình thường như vầy là Thầy không biết được.
Trưởng lão: Không, bây giờ coi như là mình phải hướng tâm mình vào Lậu Tận Minh thì mới biết. Bây giờ thí dụ như bây giờ mình hướng tâm là mình nhắc, đưa cái tâm mình vào đó cái nó bắt đầu nó vào định liền nó nhắc mình. Thầy đang ngồi bình thường, con thấy bình thường chứ mà Thầy biết. Nhưng mà Thầy đã phải giao vô đó, chứ còn Thầy ngồi bình thường Thầy nói chuyện với con thì không có được đâu, Thầy phải làm thinh kìa mới được.
(22:22) Phật tử Anh Vũ: Theo Thầy nghĩ đó, thì nghề nghiệp nào thích hợp cho việc tu hành hơn: trái ngược có hai nghề, nghề trí thức đó, phải suy nghĩ đồ nhiều đó. Với một nghề đó là mình chỉ phụ làm những chuyện như là quét sân chùa, hay là làm những chuyện mà nhỏ nhỏ thôi. Thì mình thấy là nghề nào nó dễ tu hành hơn?
Trưởng lão: Cái nghề mà làm bằng trí mình thì khó tu hơn. Còn cái nghề mà mình làm phụ, tất cả cái gì mình làm phụ coi như mình thợ vịn đó thì dễ tu nhất. Còn cái nghề nào mà nói mình làm chủ ở trong đó đó, thì khó tu. Bởi vì nó phải tính toán, nó thất thoát, hay hoặc là phải tính kế hoạch làm như thế này, làm thế kia, mình chủ động mình điều khiển, thì cái người đó khó tu.
Cho nên tại sao mà đức Phật không có chủ động mà làm ruộng, hay hoặc làm vườn, hay hoặc làm cái này kia. Mà lại lấy cái nghề đi xin ăn, nó thụ động lắm, nó không có chủ động ở trong cái đó. Mình đi xin ăn rồi thôi ai cho gì ăn nấy, thành ra không có bận tâm cái đó nữa. Do đó mà mình tu giải thoát được.
Còn con làm cái nghề như là quét sân chùa, hay hoặc là lau dọn bậy bạ, hay hoặc làm cái gì phụ người ta thôi. Người ta làm gì đó, người ta sai con phụ con cứ phụ thôi, vậy chứ mà con dễ, tu mau. Thành ra cái nghề mà làm mà chủ động, thì cái nghề đó khó tu. Bởi vì nó chủ động rồi nó buộc lòng cái tâm của mình nó phải tư duy, suy tư những điều đó, thành ra nó chướng lắm, khó là vậy.
Cho nên thí dụ như một cái chùa nào mà làm cái nghề gì đó. Thí dụ như bây giờ làm ruộng, thì cái chùa đó không tu được đâu. Nội cái chùa đó bây giờ làm cái nghề gì chẳng hạn mà cúng bái, tụng niệm, tụng kinh thì cái chùa đó quý thầy cũng tu không được. Bởi vì nó có cái sự làm ra cái thực phẩm để mà sống thì phải có sự tính toán ở trong đó.
Rồi bây giờ cái chùa đó, bây giờ tổ chức như cái xí nghiệp làm như là xưởng may, hay hoặc làm nước tương chao, thì cái chùa đó quý thầy tu cũng không được.
Bây giờ thí dụ như cái chùa đó bây giờ mình cất cho đẹp, mình làm cơ quan cho đẹp để cho người ta đến tham quan, người ta làm động mình tu cũng không được nữa. Hễ cái đó nó bị người ta làm động là mình tu không được, nó khó lắm.
Còn cái mình làm phụ thì ai sai gì làm nấy, vậy đó dễ tu. Hỏi nhiều cái nó cũng có ý nghĩa lắm đó con. Thực ra thì nhiều người không có hiểu đâu, tưởng là cái nghề nào tu cũng không được, không phải đâu? Có nghề tu được, cho nên ở trong đó mà thấy đức Phật chọn lấy cái nghề đi xin ăn, để thực hiện được sự giải thoát. Chứ còn không có cái nghề nào khác được.
Cho nên tất cả những cái nghề mà chọn cho tu sĩ, thì không có nghề nào mà được chấp nhận, đi dạy học cũng không được, đi làm cái nghề gì cũng không được hết. Nghĩa là khi nào anh tu xong rồi thì anh mới làm giảng sư, anh mới dạy người ta tu, còn anh tu chưa xong thì đức Phật không cho.
Phật tử Anh Vũ: Con thấy là trong lịch sử Phật giáo nói là những người mà quét sân, hay làm bếp đồ đó, những người đó dễ đắc đạo dữ lắm.
Trưởng lão: Làm cái phụ dễ đắc đạo.
(25:07) Phật tử Anh Vũ: Làm nghề phụ đó. Rồi câu hỏi khác đó là: sau này nếu mà tụi con không muốn ở ngoài đời nữa đó, mà muốn tới một cái chùa Nguyên Thủy nào đó để tu đó, thì tụi con sẽ lựa cái chùa nào đó mà nó dễ dàng, nó không bắt buộc phải tu theo pháp môn của chùa đó. Thì như vậy đó là tụi con tu theo cái kiểu của tụi con, như vậy có bất tiện với thuận tiện nào hay là?
Trưởng lão: Nếu mà cái chùa đó người ta chấp nhận cho mình tu theo cái pháp môn của mình, miễn là người ta giúp cho mình một bữa cơm mình ăn thôi, mình không xin nhiều, họ đồng ý như vậy thì chùa nào tu cũng được hết. Nhưng mà điều kiện mình phải giao điều kiện: “Tôi đến đây tôi tu há, thì bây giờ đó tôi chỉ phụ những cái việc làm nhẹ thôi, chứ đừng bắt tôi làm việc nặng. Cho tôi quét sân, nhổ cỏ, hoặc là tôi lau chùa đồ vậy rồi tôi theo tôi tu thôi. Rồi cho tôi bữa cơm thôi, đừng có bắt tôi mà phải ra tính toán sổ sách, tiền bạc đồ thì không có được đâu. Trách nhiệm đó rồi, rủi sợ nó thất thoát đó, thì bắt tôi bồi thường thì chết tôi.”
Có gì không con?
Phật tử: ……….ko nghe rõ. Bây giờ con giải quyết như thế nào?
Trưởng lão: Ông nào?
Phật tử: Ông thầy ở Cái Bè.
Trưởng lão: Ông thầy Cái Bè mà làm sao ông là thầy mà sao xuất gia nữa.
Phật tử: Không có….
Trưởng lão: Con nói như thế này nè: Con nói với cái ông đó đó: ở đây tập sự có gì được rồi, tại vì cái giới luật nó khó lắm. Nghĩ xuất gia rồi cái mình phạm giới tội lắm. Nói ông vậy đi! mình phải tập thử coi thử coi mình giữ giới được không? Để không đụng đụng cái là xuất gia, cái làm thầy ngang đó thì phạm giới chết được.
Con, cái mà con nhận mà cái chùa nào mà nó nhận thì mình vào tu, mà với cái điều kiện như vậy thì tu được hết. Còn người ta không có cho cái điều kiện đó thì thôi. Với vả lại thì thật sự ra nó cũng khó, một cái chùa người ta ăn ba bữa, mình ăn một bữa thì cũng không chấp nhận. Mình ăn như vậy là một số Phật tử sau này biết cái ông đó tu như vậy, mà mấy ông này mà tu kiểu này họ không có tín nhiệm, họ cứ đến họ quỳ họ đảnh lễ con không thì cái chùa này người ta chịu không nổi đâu.
Phật tử Anh Vũ: Có sự so sánh.
Trưởng lão: Có sự so sánh rồi. Bởi vì Phật tử người ta cũng so sánh nữa, người ta ít nhiều rồi lần lượt người ta đến chùa đó người ta thăm, người ta lần lượt người ta thấy có hai cái lối sống nó khác nhau rồi. Cho nên buộc lòng người ta phải thấy, mà người ta thấy thì người ta so sánh, người ta so sánh thì người ta biết đâu đúng đâu sai. Thì mấy ông thầy này người ta chủ chùa mà người ta có quyền mà, người ta thấy Phật tử mà so sánh vậy là lần lượt nó vơi đi cái sự kung kính của Phật tử đối với người ta, thì người ta đã thấy rõ rồi.
Bây giờ người ta mất quyền lợi, cả danh người ta cũng mất nữa. Do đó người ta không để cho mình ở yên đâu, cho nên khéo léo.
Phật tử Anh Vũ: Còn nếu mà ăn uống, sinh hoạt mà giống như cái chùa đó thì mình không thể nào tu theo cái kiểu của mình.
Trưởng Lão: Của mình được hết, nó bắt buộc mình phải sống mà tùy thuận theo họ thì coi như mình bị phạm giới rồi, mình không tu đúng nữa, mình không đi đâu. Rồi tu riết rồi mình nhiễm nữa, nó bị nó thành thói quen đó, mình ăn ba bữa riết nó quen rồi làm sao ăn một bữa dễ lắm sao.
(28:28) Phật tử Anh Vũ: Con có câu hỏi tiếp đó là giả sử như có liên hệ tới việc nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng. Như vậy nhân quả ở ngoài đời con cũng có gặp những cái trường hợp đó là: người chồng rất là độc tài trong gia đình, họ nghĩ rằng đàn bà đó sống nhiều về trực giác và tình cảm. Cho nên không thể quyết định những chuyện quan trọng được. Kết quả thì gia đình rất thành công về một số mặt như là nhà cửa, việc làm có sự ổn định.
Nhưng mà người vợ đó thì cảm thấy rất là ngột ngạt, đến độ là không thể chịu đựng nổi dù chỉ một ngày. Thì con nghĩ đó là đa số người thì người ta thà sống đau khổ theo kiểu riêng của mình, còn hơn là sống hạnh phúc mà theo định nghĩa của người khác. Rồi sau đó vì lý do nào đó không biết thì người vợ không thể nào sống riêng ra được, cho nên người vợ đó đau khổ, sầu héo rồi sanh ra bệnh. Thì mình không thể hiểu được bệnh của người vợ đó là do sự khắc khe của người chồng, hay là do những lí do nào khác mình không có hiểu được. Thì cái đó mình làm sao mình quán chiếu nhân quả được, hay là chỉ vì nhân quả đó là cái gì đó, nó phức tạp, nó hỗn độn, nó chằng chịt. Tức là một người bình thường như mình là không thể nào quán chiếu nhân quả được.
Trưởng lão: Đúng rồi mình phải thấy nội…
Phật tử Anh Vũ: Như vậy đó thì phải như thế nào hả Thầy?
Trưởng lão: Như vậy là mình phải biết là trong cái nhân quả mình thấy: khi mà trong cái cuộc sống chung nhau trong gia đình, mà mình nhìn thấy có một cái sự đau khổ trong đó thì có nhân quả ác rồi. Mà nhân quả ác thì mình phải truy, phải tìm cái nguyên nhân thôi. Mình cũng thấy bây giờ thí dụ như mình độc tài, hoặc ông chồng đó độc tài, nhưng mà ông làm nên sự nghiệp, bắt buộc vợ phải theo thôi.
Nhưng bà vợ cũng là một cái hạng trí thức, cũng là cái người có khả năng lắm chứ không phải là không có khả năng. Vì vậy bà thấy như là mình sống bị động, bị sai hơn là mình chủ động. Cho nên vì vậy mặc dù sống trong nhà cửa sang giàu, tiền bạc đầy đủ, nhưng mà vẫn thấy mình có sự đau khổ. Thì tức là có ác pháp, tức là có độc tài, phải có ác pháp trong đó rồi không có trật đâu.
Phật tử Anh Vũ: Đúng rồi, Thầy nói đúng đó. Tức là người trí thức mới có cái cảm giác đó, chứ còn cái người mà sống đơn giản họ rất là vui vẻ với người vợ.
Trưởng lão: Đúng vậy đó con. Cho nên nếu mà cái người đó họ không có trí thức thì họ không có hiểu đâu. Thì họ thấy trong hoàn cảnh đó vậy thì họ thấy hạnh phúc được, chồng làm thì mình cứ mình làm coi như nội trợ thôi đó. Thì thật sự ra đó là cái nhìn nó ở một cái góc độ nó hơi không bình đẳng. Đối với đạo Phật rất bình đẳng, nam cũng như nữ không có người nào như người nào, người nào cũng có khả năng như nhau hết chứ đừng nói.
Cái người nữ, họ mặc dù họ có cái trực giác của họ. Tại vì họ là cái người nữ là bản chất họ vậy thôi, chứ còn sự thật ra họ cũng có cái năng lực, họ cũng có khả năng cũng như người nam chứ không có thua đâu.
Bởi vì Thầy nói nếu mà cứ cho người nữ họ đừng có bắt buộc mà từ xưa đến giờ cứ ép họ là người nữ thế này, thế khác không có cho họ bung ra đó. Cho nên họ bị cô đọng lại, cho nên họ thấy họ kém hơn người nam chứ không phải, họ không kém hơn. Cứ cho theo đạo Phật bình đẳng đi, thì cái người nữ họ cũng vẫn không thua gì người nam mình, cũng làm việc, cũng xốc vác ghê gớm lắm.
Và họ cũng phát triển cái trí tuệ của họ không kém mình đâu. Họ là con người thì cũng như nhau, bình đẳng như nhau. Nhưng mà vì mang cái thân nghiệp đó, thì họ có nặng nề hơn cái người nam, họ phải chịu nặng nề hơn. Cũng như sanh đẻ đều phải chịu cái sự nặng nề, họ phải mang nặng đẻ đau, thì họ phải chịu cái nghiệp mình nặng hơn cái người nam. Vì vậy mình biết cái nhân quả của cái người nữ rất nặng hơn người nam.
Nhưng mà cái trí tuệ thông minh họ không kém mình đâu. Cho nên vì vậy mà mình cứ nói là cái người nữ họ có cái cảm giác, không phải. Họ phát triển được cái trí tuệ hơn, họ hiểu hơn cái người nam. Người nam mình tuy đồng tuổi với nhau, chứ một cái người nam còn ngu lắm, cái người nữ người ta thông minh hơn, họ phát triển nhanh hơn. Nhưng mà cái người nam mà bằng người nữ thì phải tuổi nó phải lớn hơn, chứ không phải, chứ nó phát triển.
(33:10) Như vậy mình cứ cho mình là hơn chứ không phải hơn đâu. Vì vậy mà trong lúc đó mình hơi độc tài, mình ép buộc người ta theo cái kiểu mà nội trợ mình đó, cái đó là không hay đâu. Nếu cái người đó có học thức thì họ khổ, còn cái người không học thức thì họ không hiểu đâu, họ không hiểu họ không không khổ.
Cho nên cái khổ hay không khổ là do cái trí tuệ của mình. Cho nên đức Phật nói loài chúng sanh, loài vật đó không có tu được. Con vật nó không có tu được bởi vì nó không hiểu, nó có khổ đó nhưng mà nó không hiểu cái khổ đâu.
Còn cái con người mình nó có cái trí tuệ, nó biết cái khổ, nó hiểu được cái khổ. Cho nên do vì vậy nó mới tu được, và nó tu được nó cũng từ cái trí tuệ đó mà nó làm chủ được cái khổ của nó chứ không phải là cái khác được. Cho nên vì vậy mà Thầy nói: khi mà cái tri kiến giải thoát của mình nó phát triển thì mình phải tăng trưởng cái đó lên. Tăng trưởng cái đó lên thì khi nó gặp cái chuyện, thì nhờ cái trí hiểu biết đó nó hóa giải được cái đối tượng nó làm cho mình hết khổ. Chứ đâu phải khi không mà nó hết khổ đâu, nó phải có cái trí tuệ.
Vì vậy mà đạo Phật dạy cho mình để thực hiện trí tuệ, vì vậy gọi đạo Phật là đạo trí tuệ, có phải không? Đạo trí tuệ, đạo giải thoát là đạo trí tuệ. Nó đâu phải lấy thiền định, coi như người ta chửi mình mà mình nhập định cái mình như cục đá không còn nghe nữa, thì như vậy đâu có giận đâu. Nhưng mà nó là cục đá thì có nghĩa lý gì đâu.
Còn cái này mình nghe, mình thấy mình hiểu biết mà không giận nó mới hay chứ, đó là cái chỗ trí tuệ của đạo Phật đó. Nó không có giận mà nó lại không phải như cục đá, còn mình cứ mình không phân biệt, vô phân biệt thì mình thành cục đá mất rồi. Nếu mà người ta chửi mình, người ta đánh mình, mình cũng vô phân biệt luôn, như vậy là mình cục đá.
Phật tử Anh Vũ: Rồi trường hợp như vậy đó, thì làm sao biết là cái người vợ mà bị bệnh như vậy đó là do những lý do nào khác? Hay là do bị ức hiếp quá mà bệnh như vậy? Nếu mà mình quán nhân quả đó, thì nhân quả nó càng dịch quá rồi thì làm sao mình biết mà mình quán trúng hay sai Thầy?
Trưởng lão: Mình phải quán trúng, bởi vì mình thấy có cái khổ, mà giờ chiếu vào thì vợ mình bệnh đau như vậy là trong cái khổ đó nó có cộng nghiệp. Tại sao mình độc tài đến đỗi vợ mình đau? Nếu mình không hiểu là mình do độc tài đi nữa, thì mình đi tìm cái nguyên nhân nào mà vợ mình sinh ra cái bệnh này. Từ nó lòi cái bệnh này nó do đâu mà nó sanh ra, thì từ đó mình truy ra được cái nguồn gốc của nhân quả. Do mình tạo cái nhân độc tài của mình mà vợ mình đau, nếu mà vợ mình ngu dốt thì chắc nó không đau đâu. Bây giờ nó lại hiểu biết đây, thì như vậy là mặc dù nó không nói ra, nhưng mà điều kiện nó đến đỗi mà đến bây giờ nó thành bệnh. Thì mình truy ra, từ đó mình phăng theo cái dây nhân quả mình truy ra, rồi mình giải quyết nhân quả thì chuyển nhân quả.
Phật tử Anh Vũ: Rồi mình cũng có thể mình quán chiếu cái kiểu mình nói là vợ mình bệnh là do những lý do nào khác. Do những cái nghiệp quả của những đời kiếp trước, chứ còn không có liên hệ gì đến chuyện độc tài của mình hết trơn. Mà mình cảm thấy mình là người rất tùy thuận, bằng lòng, chứ mình không cảm thấy mình là độc tài.
Trưởng lão: Bởi vì đó là một cái mình chỉ nghĩ chủ quan thôi. Sau khi thấy có cái sự việc mà xảy ra trong gia đình, thì mình không nên chủ quan mà mình phải có cái khách quan để mình nhìn.
Mình nhìn, cho nên vì vậy mình thấy những cái hành động, thường thường người ta ít có nhìn mình thấy cái sai của mình. Mình thấy bây giờ mình làm nên nhà cửa cũng do mình nè, làm ra tiền bạc cũng do mình nè. Bây giờ trong gia đình lẽ ra thì phải hạnh phúc chứ, tại sao lại có cái người mà buồn rầu khổ đau như thế này nè bệnh như vậy?
Từ đó mình truy ra, cho nên mình đừng có chủ quan là mình tùy thuận, mình không cái này kia.
Nhưng mà ít ra mình có những cái hành động mà người khác người ta không nói ra, mà người ta sống người ta tùy thuận mình đó. Nhưng mà tùy thuận mà người ta không xả được tâm, người ta không bằng lòng được. Cho nên đến bây giờ nó mới thành bệnh người ta mới khổ, do cái chỗ nếu mà người ta tùy thuận mà người ta biết xả tâm nữa, thì chắc người ta không có đến đỗi đâu. Nhưng mà vì người ta không biết, vì vậy mà cho nên nó mới thành bệnh.
Vì vậy mà khi đó mình xét lại, bởi vì đứng ở trong nhân quả thì mình cứ xét cái lỗi mình, chứ không được xét cái lỗi người. Mình tìm được cái lỗi của mình ra thì mình thấy: À đúng cái chỗ này, bởi vì mình thấy hoàn toàn mình không có, mình chỉ có cái chủ động điều khiển cho nên gia, nên cửa, nên nhà, nên cuộc sống như thế này thôi. Thì mình thấy mình làm tất cả những cái này, mà trong đó vợ mình thay vì nó có cái sự cộng tác với mình, nhưng mà nó là cộng tác phụ thôi nó không có cộng tác chính rồi.
Như vậy là mình bất bình đẳng rồi. Xưa nay người chồng, thì trong khi nó cũng trí thức như mình, mình cũng trí thức như nó. Hai người ngang nhau, đồng có một cái sự hiểu biết, đồng có cái sự kiến thức như nhau. Bây giờ nó cũng như là một nhà bác học, mình cũng là một nhà bác học, thì hai người này cộng tác với nhau thì phải có cái sự tương đương, điều kiện ở trong cái này thì nó mới có hạnh phúc. Mà bây giờ mình lấn lướt, còn nó thì kể như bị động phụ mình thôi. Cũng như thợ chánh, thợ phụ thì chắc chắn là cái người vợ bệnh đau là vì bệnh này.
(37:35) Thì đó là do mình độc tài rồi. Thì mình truy ra được như vậy đó thì mình giải tỏa được liền tức khắc, là mình nâng cái đời sống của vợ mình lên. Bắt đầu mình hiểu biết rồi, thì bắt đầu mình nhường lại tất cả những cái gì mà quan trọng cho vợ mình nắm. Thì nó sẽ thoải mái, nó dễ chịu nó hết. Mình nhường lại, bây giờ mình không có độc tài nữa, mình nhường lại những cái điều kiện quan trọng cho nó làm những cái việc đó thì nó sẽ hết.
Thay vì cái đầu óc nó phải phát triển trên cái việc làm đó, thì mình đừng có ức chế, đừng có mình mình thôi, để cho nó làm thì nó sẽ an ổn hết.
Bởi vì đứng ở trong luật nhân quả mà Thầy nói, nếu mà trong nhân quả mình cố gắng mình truy, mình tìm ra thì nó giải được cái bài toán rồi, nó đem lại hạnh phúc tuyệt vời, vì nó là đạo đức nhân quả mà. Mà đạo đức nhân quả thì mình cứ đứng ở trong góc độ mình suy ra những cái lỗi của mình ra, mình thấy cái chỗ nào khiếm khuyết của mình ra. Bởi vì cái nhân nó không tốt thì cái quả nó sẽ đến đó, mình tìm ra được cái nhân mà không tốt do chính mình làm nó sai.
Cũng như bây giờ thí dụ như: con bây giờ con bệnh đau nè hén, con bệnh đau con thấy nó khổ sở. Thì con phải tìm trong cái góc độ của nhân quả tại sao mình bệnh đau thế này. Con truy ra cái nhân quả, thì con truy ra được cái con thấy nó cởi mở con liền, con xả được nó, con vui vẻ được.
Phật tử Anh Vũ: Vậy thì ít nhất đó là người chồng phải cho người vợ tham gia quyết định những chuyện quan trọng gia đình ít nhất là 50%.
Trưởng lão: Đúng đó con.
Phật tử Anh Vũ: Mặc dầu người chồng biết rằng có thể là những quyết định đó có thể đưa đến là tài sản bị mất mát, hoặc là mất đường tu, mất pháp môn tu hay là con cái hư hỏng thì cũng phải chịu.
Trưởng lão: Cũng phải chịu, nhưng mà từ cái chỗ mà nó đi đến cái chỗ đó, cái người vợ mình thuộc về loại trí thức mà, nó gặp cái thất bại đó đều là những cái bài học cho nó hết mà, nó lại gần gũi mình nữa, nó lại cộng tác mình hơn nữa, nó lại càng hay hơn.
Bởi vậy mình đừng tưởng là thất thoát, hay hoặc là tưởng là thế này thế kia. Nhưng mà không ngờ khi mà nó gặp như vậy đó, thì tức là nó đã tìm hiểu được cái chỗ mà thiếu sót của nó. Thì nó biết rằng nó không phát triển được cái khả năng như vậy, mà bây giờ nó đứng trong góc độ này, mà nó cũng chỉ muốn có cái quyền hạn như chồng vậy đó, thì nó thấy rằng cái khả năng mình không được thì nó nhường bước lại liền. Khi mà gặp những cái thất bại rồi thì nó biết cái khả năng nó rồi. Mặc dù cái trình độ nó có cái học thức nó có kiến thức như nhau rồi, nhưng mà nó thấy khả năng mình chưa phát triển được cái chỗ này. Nó sẽ nhường bước cho cái bén nhạy của con, để con kịp thời con đón bắt được, để cho nó đúng cái nhịp để mà phát triển lên.
Còn cái này khi mà con nhường lại cho nó, thì nó lại bắt không kịp. Cho nên nó mới gặp thất bại, chứ nếu bắt kịp thì nó cũng như con thôi. Con hiểu không? Cho nên đừng có sợ đâu, đừng có sợ! Từ đó nó sẽ phát triển lên, nó tương đương con, nó lãnh đạo con còn khỏe hơn nữa mà tu thì tốt nữa.
Nhiều khi mình cứ sợ thất bại mà mình không cho người ta phát triển. Chứ còn mình thử mình cho phát triển coi. Thí dụ như bây giờ Thầy nói đặt thành vấn đề bây giờ: có một cái người nào đó mà ở trong Tu viện, Thầy mà Thầy đào tạo họ xong là một con người mà cũng tu xong rồi, mà Thầy cứ sợ họ làm thất bại đây, có thể họ hướng dẫn đây. Mặc dù họ tu xong, nhưng mà cứ sợ họ. Cho nên không có để cho họ tự phát triển cái điều kiện để họ hướng dẫn người khác, thì coi như là sau này Thầy mất thì cái họ chới với đó.
Tốt hơn ngay khi Thầy còn sống thì Thầy giao cho họ làm, nhưng mà Thầy luôn luôn Thầy là cố vấn thôi, Thầy nhắc nhở.
Cũng như bây giờ có một cái người đệ tử của Thầy, Thầy cho nó chung đụng vào đời để cho nó xả tâm, thì Thầy chỉ còn có nhắc nhở nó thôi, rồi bỏ cho nó đụng chạm với xã hội như thế nào mặc tình nó, kệ nó. Đừng có sợ! cứ sợ nó bị lôi đó thì mình cứ giữ, lúc cuối cùng nó cũng không giải quyết được gì đâu. Thả lỏng đi, rồi từ đó nó tiếp xúc với cái xã hội thì nó có cái trí tuệ nó phát triển ra, để nó đương đầu với các ác pháp ở bên ngoài. Mình chỉ cố vấn nó thôi, và mình nhắc nhở nó: “khi mà có chuyện gì mà con giải quyết không được cứ nói với Thầy, Thầy giúp cho”. Thì cứ như vậy riết thì coi như nó đủ sức khả năng sau này mình có chết đi, đủ sức khả băng nó đương đầu với xã hội.
Thí dụ như bây giờ con có đứa con mà luôn luôn lúc nào con cũng điều khiển nó hết, không có cho nó tự phát triển. Cho nên tới chừng mà con chết thì nó chới với đó. Còn con cứ thả nó đi, rồi con cứ nhắc nhở nó cách thức để đối phó, mình biết cuộc đời nó có những cái gian xảo, những cái mánh khóe như thế nào đó, con hướng dẫn cho nó. Thì cuối cùng thì nó chung đụng với đời, tự nó phát triển ra nó đương đầu, con thấy con an tâm, nó đủ sức khả năng nó gánh vác. Đó là cái vậy, cho nên nó bình đẳng lắm.
(42:01) Phật tử Anh Vũ: Rồi có thể người ta nghĩ rằng đó là người vợ là thất bại một hai lần, rồi người vợ có thể là quên rằng những lý do thất bại đó, rồi họ tiếp tục họ làm những chuyện thất bại khác. Hoặc là khi mà thất bại đó, thì họ giải thích bằng những lý do khác. Họ cũng quán chiếu nhân quả đó, nhưng mà quán chiếu nhân quả họ nói là lý do khác. Thành ra họ tiếp tục thất bại nữa. Người chồng có thể lý luận kiểu như vậy hay không thưa Thầy?
Trưởng lão: Không, bây giờ mình phải nói như thế này: thí dụ mà người vợ thường thường người ta hay thất bại, người ta hay bào chữa. Người ta không tìm thấy cái nguyên nhân chính thất bại, mà người ta tránh né qua một bên, người ta nói tại cái này, tại cái kia, tại cái nọ thôi, hay hoặc là người ta thường hay đổ thừa thôi.
Cho nên do trong cái sự mà gặp thất bại rồi, thì chúng ta suy nghĩ tại sao mà trong lúc đó anh điều khiển thì không thất bại, mà mình điều khiển lại thất bại, chứ mình đừng có đổ thừa, phải không? Do cái chỗ suy nghĩ như vậy đó, thì nó sẽ tìm ra được cái chỗ thất bại của mình liền tức khắc.
Còn cái mình chủ quan, mình cứ đổ thừa, tức là mình làm đúng nhưng mà tại cái chuyện đó nó xảy ra vậy, vậy. Cho nên đổ thừa vậy, sự thật ra mình không bắt kịp cái thời điểm đó, cho nên nó bị thất bại thôi. Đó là cách thức như vậy. Cho nên vì vậy mà Thầy nói mình đứng trên góc độ nhân quả mà xét mình trước cái đã, chứ đừng có đổ thừa gì hết. Nó thất bại là tại lỗi mình rồi, chứ đừng có tại đổ tại ai hết.
Rồi bắt đầu từ đó mình mới lấy cái chỗ thất bại đó mình thấy mình thiếu chỗ nào, mình kém chỗ nào, mình không đoán được trước cái sự việc như thế nào mà bây giờ kinh tế phải thất bại như thế này. Nó, thay vì bây giờ thị trường mình thấy cái vật giá đó đang lên như vậy, mình không có đoán trước là nó sẽ bị sụt. Cho nên mình cũng ào ạt mình đưa ra, tới chừng mình vừa đưa ra, thì mình phán quyết đưa ra thì bắt đầu nó sụt xuống cái mình lỗ chết rồi, phải không? Tức là mình không đoán trước được cái thời điểm đó.
Do đó, cho nên vì vậy mà trong cái kinh doanh, cũng như mà ở trong cái chiến trường mà đánh giặc cũng vậy, người ta phải đoán trước cái thời gian, khi đó người ta chuẩn bị. Cái sự tu tập mình cũng vậy, chứ không phải mỗi cái nó đều có cái sự tư duy.
Bây giờ mình tu cái này nó có hiệu quả, thì phải nghĩ đến cái pháp để tu nó có cái hiệu quả khác. Chứ không phải nội trong cái này, mà như vậy thì bây giờ nó đạt được cái chỗ cái tâm trạng này, thì bắt đầu mình phải trạch pháp cái câu nào để mà thực hiện cái tới. Còn bây giờ mình cứ lặp đi, lặp lại một cái cũ hoài thì nó không có đạt được kết quả đâu, nó phải sáng suốt từng chút.
Thay vì hồi mình mới tu cái pháp này, thì cái tâm mình nó đang ở trong trạng thái này, phải không? Bây giờ đó, nó tới cái giai đoạn mà cái tâm mình nó thay đổi, nó thanh thản, an lạc rồi. Thì bắt đầu từ cái tâm thanh thản, an lạc này, thì cái trạch pháp này nó phải thay đổi chứ nó không thể nào đứng yên được cái pháp này nữa, nó liên tục nó thay đổi như vậy. Vì vậy đó, cái sự tiến bộ người ta cứ tiến dần mà người ta không bị thất bại. Còn mình để giậm chân một thời gian sau, mới chờ thấy thì nó thất bại quá rồi. Nó không tiến tới mà cái này nó cứ lặp đi, lặp lại cái bài cũ không, nó không có cái gì, đó là cái sai.
Cho nên ở đây cái người mà tu theo đạo Phật, mục đích chính là người ta tập tỉnh thức, để người ta tỉnh ngay được những cái sai của người ta, chứ không phải là tỉnh ở trên cái sai. Thường thường con người của mình đó, họ hay thấy cái sai của người khác mà không thấy cái sai của mình.
Còn mình tập tỉnh thức để cho thấy được cái sai của mình, cho nên từ cái sai của tu hành, từ cái sai của làm kinh tế, từ cái sai tất cả những cái nhân quả. Do chính mình tạo ra thì mình cứ mình thấy cái sai. Mà khi mà mình thấy được cái sai của mình là mình thấy mình hết khổ rồi. Nghĩa là mình ngay mình thấy được ác pháp là mình hết khổ. Mà mình thấy người ta là ác pháp là mình khổ đó.
Nó lành quành nó chạy coi như là mình muốn… Nhiều người thí dụ như cái trình độ học thức như vậy, với cái sự mà tiếp nhận cho kịp thời trong một cái môi trường, cái hoàn cảnh kinh tế, mình chưa có đủ khả năng. Nhưng mà mình vẫn muốn mình là chủ động ở trên này, cho nên nó dễ đưa vào cái thất bại. Sau khi mình muốn như vậy đó, mình phải học, mình phải học cái kinh nghiệm của cái người chồng. Một thời gian sau mình mới làm cái việc đó mới được.
Chứ đừng có khi chồng nhường lại cái mình bắt tay vô cái mình làm, chừng vài ba tháng sau cái xí nghiệp mình nó coi như nó muốn tiêu cái tiệm, nó sạt nghiệp, phải không?
Cho nên do như vậy đó, thì mỗi mỗi cái trong cuộc đời mình, mình cảnh giác, mà chuyển từ cái chuyện đó là cái chuyện làm ăn lớn, còn đến cái chuyện nhỏ từng chút khi mình đối xử nhau nè. Sau này các con đọc cái bộ sách Đạo Đức Thầy dạy từng chút con.
Nghĩa là cái sức mà đức Phật dạy mình tập tỉnh thức để cho mình cẩn thận từng chút, từng cái lời nói, từng cái suy nghĩ của mình, từng cái việc làm mà cái người nào mà cẩn thận là người đó sẽ thành công con. Còn cái người nào mà làm mà cẩu thả là người đó không thành công.
(46:17) Thí dụ bây giờ Thầy nói thí dụ: con cầm cái chổi con quét cái sân, mà Thầy quan sát con quét cái sân rồi Thầy định giá trị con sẽ tu được. Mà Thầy quan sát thấy con quét cái sân rồi, Thầy nói con sẽ tu không thành công. Nghĩa là nội cái việc làm của con người ta sẽ thấy cái sự cẩn thận của con. Cho nên cái sự cẩn thận con làm đâu nó cẩn thận đó, thì cái người đó sẽ thành công.
Mà cái người mà làm mà kêu làm lấy có là không thành công. Đó, đó là như vậy, cho nên mấy cái người đó thì Thầy nói thôi bây giờ cứ về đời mà làm ăn sống đi, còn sướng hơn mình tu. Bởi vì tu nó phải cẩn thận, kĩ lưỡng từng chút, từng chút đối với cái tâm niệm của mình từng chút, để cho mình nỗ lực mình thực hiện cho được thì nó phải có cái sự cẩn thận lắm.
Cho nên mình đừng tu lấy có mà tu thật. Bởi vì ngày mình ăn một bữa cơm, hai bữa cơm, hay ba bữa cơm là mình ăn thật để mà sống mà, thì mình phải làm cho thật để mà có giải thoát chứ. Chứ tại sao mình tu giả vậy? Không giải thoát? Đi nói chuyện này kia làm sao giải thoát được, có phải không? Thật sự đó là mình tu giả rồi, tu có hình thức thôi.
Tại sao mình tu mà mình không sống một mình mình, mình không suy nghiệm lại cái bản thân của mình, mình không tìm hiểu được từng tâm niệm của mình đây? Mà mình đi nói chuyện, tâm mình nó biết chuyện người ta chứ nó đâu có biết được mình nó. Thì do đó mình làm sao mình giải thoát?
Cho nên trong cái việc làm cũng vậy con, mình cũng phải cẩn thận tư duy từng chút, thì mặc dù là mình có học thức thì người ta sẽ trang bị cho mình cái khả năng, cái tài để cho mình làm việc, sự việc trôi chảy thôi. Nhưng mà cẩn thận đó nó giúp cho mình chín chắn ở trên cái việc làm của mình thành công.
Còn mình thiếu cẩn thận là mình có tài đi nữa, coi chừng mình làm cho có chuyện, rồi coi chừng mình thất bại đó. Cho nên hầu hết thì những người có tài, nhưng mà làm không cẩn thận, thì những người có tài đó đều là bị thất bại trên đời. Còn những người mà người ta ít tài hơn, nhưng mà người ta cẩn thận thì người ta cũng dễ thành công hơn là một cái người có tài.
(48:19) Phật tử Anh Vũ: Trước kia lúc mà theo Nguyên Thủy đó, thì trong lúc ngồi thiền hoặc là đi kinh hành, thì con theo dõi hơi thở, hoặc là theo dõi từng cử động nhỏ của bước chân, tức là theo dõi thật là chi tiết đó, thì thấy được cái cấu tạo của đất, nước, gió, lửa của thân đó. Trong cái hơi thở hoặc là trong cái bước chân đi, rồi thấy được cái sự sinh diệt nhân quả từng giây, phút ở trong thân nữa. Khi mà thấy như vậy thì con rất là xúc động, mình cảm nhận được cái tính “vô thường, khổ, với vô ngã” của mỗi hiện tượng đó, thì cái tham đắm của thế gian nó bớt hơn. Thì những kinh nghiệm trực tiếp như vậy nó có tốt hay không ạ?
Trưởng lão: Tốt, bởi vì nó làm cho mình rất cẩn thận, mình quan sát từng cái chi tiết cấu tạo và kết hợp của nó, từng cái chi tiết ở trong cơ thể của mình, từng cái tâm niệm của mình, mình quan sát kỹ như vậy đó. Nó giúp cho mình thấy rất rõ bằng cái lời của Phật nói: “Vô thường, khổ, không, vô ngã”, cho mình thấy rất rõ. Cho nên vì vậy mình không còn dính mắc nó nữa, mình không chấp nó nữa. Nhờ mình thấy rõ quá mà, nhờ mình tu tập mình thấy nó cụ thể rồi, thì cái đó là đúng con, không có sai đâu.
Phật tử Anh Vũ: Còn mình, nếu mà mình thấy được như vậy đó, thì cái kinh nghiệm trực tiếp như vậy nó có tốt hơn là hướng tâm không Thầy?
Trưởng lão: Cái kinh nghiệm trực tiếp như vậy, nó thấy như vậy, nhưng mà nó không có nội lực, còn mình hướng tâm là có nội lực. Cái kia mình chỉ hiểu biết nó thuộc về loại trí thôi, nhưng mà cuối cùng thì cái trí này nó không có thành cái lực của định, cho nên mình vô định không được. Mà nếu mà mình ức chế tâm để cho vô định thì nó bị định tưởng. Còn cái pháp hướng nó lại giúp cho mình có cái nội lực của định, thành ra mình hướng vậy chứ nó có cái định nó ngầm ở trong, nó không thấy cái tướng nó như vậy.
Bởi vậy cho nên cái Định Vô Lậu với cái tỉnh giác nó luôn luôn nó phải câu hữu, tức là phải kết hợp với nhau lại. Chứ còn nếu mà mình đi có cái vô lậu, tức là cái hiểu biết không thì nó mất cái định rồi. Cho nên trong cái bài kinh trong cái cuốn 10 có người hỏi Thầy đó, thì nó có ba cái tướng như vậy là đức Phật dạy: thỉnh thoảng phải tu tướng này, thỉnh thoảng phải tu tướng kia, chứ không nên tu một tướng, tu một tướng thì nó sẽ bị như thế này, bị như thế khác.
` Cho nên vì vậy mà chúng ta nên luôn luôn lúc nào chúng ta cũng phải thực hiện trong những cái tướng đó, chứ không phải một tướng được.
Cũng như bây giờ con tu tướng định, thì nó sẽ rớt vào ở trong cái trạo cử, hay hoặc là nó rớt vào ở trong cái thụ động của nó rồi. Bây giờ con ngồi con im lìm đó thì nó bị thụ động rồi, thì như vậy là không đúng. Mà con cứ quán không thì nó bị trạo cử, cho nên nó không được. Mà con tinh cần quá thì con sẽ bị hôn trầm, thùy miên, nó là trong ba cái điều kiện. Cho nên không được tinh cần nhiều. Mà cũng không được định nhiều, mà cũng không được quán nhiều, thỉnh thoảng thì cái tướng này, thỉnh thoảng tướng kia.
Con đọc trong cuốn 10 đó thì Thầy giảng cái bài kinh cho cái chú Nhật Lý chú hỏi đó, để chỉ cho rõ chúng ta tu, chúng ta phải kết hợp các pháp. Đức Phật đã dạy chúng ta tu kết hợp như vậy để mà chúng ta tu mới đạt.
Cho nên cái mà con quán sát, con hiểu vậy, tốt. Nhưng mà đó là mới có hiểu thôi, nếu mà con cứ quán sát hoài con bị loạn, tức là trạo cử đó. Mà con tu hoài thì con thụ động, con định hoài thì thụ động. Cho nên con phải tỉnh giác để rồi xả, để rồi quán, quán rồi tỉnh giác, cứ như vậy.
Rồi tinh cần, phải siêng năng ngăn ác, diệt ác, thì cái chuyện đó nó sẽ đúng cách, nó làm cho con có một cái hướng đi nó giải thoát hoàn toàn cho đến cuối cùng, lúc viên mãn, chứ không khéo nó bị rớt trong tướng này, rớt tướng kia thì nó lệch. Vì vậy mà cái pháp hướng nó giúp cho cái nội lực của con, cho nên cứ thỉnh thoảng phải tác ý, thỉnh thoảng phải tác ý con, tác ý cái tướng đó.
Phật tử Anh Vũ: Các vị có câu hỏi gì không ạ?
(52:25) Trưởng lão: Bây giờ thì Tâm Như con hỏi Thầy cái vấn đề tu tập như thế nào?
Phật tử Tâm Như: …không nghe rõ
Trưởng lão: Thầy trả lời cái câu thứ nhất, bởi vì khi mà con ngồi yên lặng, không có cái niệm nó khởi ra nữa. Thì như đức Phật nói: nếu mình tu như vậy đó, là mình bị thụ động. Tức là ở trong cái bài kinh mà Phật dạy đó, nghĩa là trong kinh Tăng Chi đó, người ta nếu một khi mình ngồi mà cái tâm yên lặng, nó không có niệm nào mà khởi ra hết, mà mình không có tác ý là mình bị thụ động rồi. Nó thụ động tức là nó yên lặng, nó mất cái sự làm chủ của mình rồi. Nghĩa là con biết là bây giờ nó cứ ngồi đây nó biết hơi thở ra, hơi thở vô, hay hoặc ngồi đây biết mình không có niệm gì hết, thấy nó yên lặng vậy. Nhưng mà nó rơi vào trạng thái thụ động. Trong kinh Phật xác định bài kinh đó… (không nghe rõ) 53:46.
Cho nên mình phải tác ý ra để mình giữ được cái ý thức của mình, hoàn toàn nó không bị mất. Nó mất cái ý thức rồi, lúc bấy giờ nó mất ý thức nó bị thụ động. Cho nên nó phải dẫn pháp tác ý ra, nó không bị thụ động. Mà con tác ý hoài thì nó bị trạo cử, nó bị động.
Cho nên vì vậy đó, như qua nay Thầy nói: 5 hay 10 hơi thở mình mới thỉnh thoảng tác ý thôi. Nhưng mà mình tác ý ra thì mình thấy như nó mất cái sự yên lặng của mình chứ gì? Thì con thấy sao nó mất, cho nên vì vậy mà con thấy thà là mình để ngồi nó yên lặng, nó không niệm thì nghe nó an lạc quá, nó hơn là cái mình tác ý ra nó bị động. Nhưng mà đức Phật nói lúc bây giờ như vậy là cái tâm mình nó thụ động rồi, nó không có chủ động nữa. Nó bị cái trạng thái bệnh đó nó thụ động, cho nên tác ý.
Cái bài kinh hay lắm con! Thầy giải thích cái bài kinh đó hay lắm. Cho nên đọc được cái bài kinh của Phật dạy, chứ đúng là ông Phật ông có cái tâm lý ông nắm hết những cái sự tu tập mà ông dạy. Trong những cái bộ kinh Thầy thấy như: bộ kinh Trường Bộ nè, Trung Bộ nè, rồi Tăng Chi, Tương Ưng nè. Bốn cái bộ kinh thật sự nó đủ cái bài bản ở trong đó để mà chúng ta biết được cái tâm bệnh của chúng ta, tu Phật dính cái chỗ nào là ông Phật có nói hết.
Cho nên nó hay lắm, cho nên vì vậy mà Thầy nói: khi mà con tu vậy đó là con bị thụ động rồi, mà con cứ ngồi vậy là thụ động, con ngồi thụ động vậy chứ khi mà con xả ra bình thường thì con dễ bị động đó. Nó không có thụ động luôn vầy, mà nó thụ động luôn là kể như là con như là thằng Vũ vậy, đi ngang cái tấm gương, thấy mình mà tưởng là bóng dáng ai đó, nó không phân biệt. Đó nó thụ động đến cái mức độ vậy, gọi là thụ động đó con, nó không chủ động tức là nó không phân biệt nữa rồi. Đó nó nguy hiểm, sao con hiểu chỗ đó chưa? Nên ông Phật ông không cho mình cái ở trong đó, mà sự thật…(không nghe rõ)…
(55:25) Phật tử Tâm Như:.. không nghe rõ
Trưởng lão: Thật sự ra thì nó như thế này, khi mà mình sống ở trong một cái kiến giải do tưởng giải ra. Nghĩa là bây giờ mình ngồi đây đó, tức là cái tâm mình nó không khởi một cái niệm nào hết, hoàn toàn nó không sanh diệt. Vì có niệm khởi là có sanh diệt rồi, nó khởi lên rồi cái nó diệt, rồi nó khởi lên, nó diệt. Thì đó là trong cái sanh diệt.
Còn khi mà mình tu, mà mình ngồi không có cái niệm nào đó thì nó không sanh diệt. Thì trong cái khoảng thời gian mà không sanh diệt, đương nhiên là coi như là mình ở chỗ mà bất sanh bất diệt rồi, phải không? khi đó mình chấp nhận. Bây giờ mình ra mình tiếp xúc, thì ra với tiếp xúc với mọi mặt. Hồi đó là mình ngồi thiền rồi, tức là mình đang ngồi thì nó không sanh diệt, nhưng mà ra tiếp xúc thì các pháp trần nó có cái sự tác động, nó tác động vào cái tâm của mình.
Vì vậy mà cho nên trong nhà Thiền, thì người ta dạy mình mắt thấy sắc mà không dính mắc sắc, tai nghe âm thanh mà không có dính âm thanh, phải không? Như vậy rõ ràng là khi mình ra vậy đó, thì cái tai mình nghe âm thanh, hay hoặc thấy sắc không dính, không mắc đó thì tức là nó không sinh diệt. Mà còn dính mắc thì nó có sinh diệt, vì vậy mà gọi là vô tâm. Vô tâm nghĩa là bây giờ mình dính mắc, thì tức là mình thấy cái đó mình khởi mình muốn, hay mình ham, hay hoặc là mình mình có giận, có phiền não, hay có lo lắng, hay có cái gì nó tác động.
Bây giờ thí dụ như cái thọ nó đánh vào cái thân mình đau, thì mình đau nếu mình dính mắc nó thì mình lo phải uống thuốc, phải thế này kia. Còn nếu mà mình giờ không dính mắc, mình không lo, không nghĩ gì hết, nó thọ thì kệ nó, nó đau kệ nó. Thì do đó là mình không dính mắc, thì không dính mắc thì tức là mình không sanh diệt.
Vì vậy mà cái tưởng thì người ta nghĩ rằng mình có thể mình sống được. Nhưng mà thật sự ra thì cái con người của mình ra tiếp xúc với các pháp, lúc mà nó tác động vào sáu cái thức của mình đó, sáu cái căn của mình nó tác động cho sáu cái thức nó, thì mình chịu không nổi đâu, mình không đủ sức, nó không đủ sức.
Cho nên vì vậy mà cái tưởng thì người ta tưởng là mình tiếp xúc mà nó không, mình cứ luôn luôn mình giữ cái tâm không của mình thôi, để mà không dính mắc cái gì hết đó. Thấy sắc mà không dính sắc, nghe âm thanh mà không dính âm thanh. Thì cái lý thì nó nghe nó thông, nhưng mà cái sống để cho được thì nó không có cái pháp để mà chúng ta chủ động được.
Cũng như bây giờ Thầy nói có cái pháp hướng này Thầy nhắc: “cái tâm như cục đất, không tham sân si”. Nhưng mà khi ra đụng người ta chửi mình rồi, thì bắt đầu mình có giận rồi chứ không phải là dễ đâu. Nhưng mà lại có một cái pháp hướng mình nó thành ra cái nội lực, nó lại nhắc: “tâm như cục đất không có tham, sân, si” làm cho mình tỉnh lại được liền. Chứ hồi đó mình bị mê.
Vì vậy mình có cái pháp để nhắc mình, rồi sau cái pháp đó đó, cái pháp đó mình tu tập tiến tới thì nó thành cái nội lực của nó. Cho nên người ta chửi nó vẫn thản nhiên, còn mình thì không được. Khi mà mình nói như vậy, nhưng mà khi mình trực tiếp rồi, thì mình giữ cho mắt mình đừng có dính mắc thì khó quá.
Cho nên con thấy cái lý Bát Nhã không? “Hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không”, nghĩa là các pháp đều là mình thấy giai không hết, phải không? Không có cái gì dính mắc mình hết. Nhưng mà nói thì được, cái lý luận thì được, nhưng mà mình trực tiếp thì nó không có cái nào mà chịu đựng nổi nó hết. Nó vô cái dính, vô cái dính, phải không? Cho nên nó khó, còn cái ở đây bên đây Phật sợ, cho nên Phật nói phải tác ý một cái tướng khác của cái tướng đó đi. Bây giờ cái đó nó sẽ dính mình đó.
Bây giờ người ta nói “mày chó” thì nó sẽ dính mình đó. Thì do đó cho nên mình phải tác ý một cái tướng khác, để rồi nó không còn cái tướng “chó” nữa, cho nên mình mới được an ổn. Chứ còn không khéo thì nó dính vô tướng “chó” liền. Đó nó khó vậy cho nên đức Phật mới có cái pháp Như Lý Tác Ý để mình tác ý ra, để đối phó lại với cái ác pháp đó. Nó mạnh lắm, nó làm cho mình không thể đứng yên được.
Còn bây giờ nói mình giữ nó không, mình nói không, không, không, không có gì hết. Tất cả đều là huyễn giả hết, không! Nhưng mà nó không có được, nó không có cái lực, tới chừng đó nó không có đủ cái lực. Hồi mình ngồi thì mình giữ nó không sanh diệt, nhưng mà nó không có luyện được cái lực. Cho nên khi không sanh diệt đó nó đi ra, nó đụng cái nó yếu, nó như cọng bún thiu rồi, nó đụng cái nó rớt rồi.
(59:28) Cho nên nó không có đụng cái ác pháp khác thì nó ít, nó nhẹ, thì mình còn giữ được. Nhưng mà cái nó nặng quá thì mình giữ hết được, nên mình không chịu đựng nỗi nữa. Bởi vì cái lực của mình không có luyện, cái nội lực của tâm mình. Còn cái pháp hướng nó thường nhắc như vậy, nó luyện nội lực nó vô hình. Mà nó trở thành cái lực của nó. Cho nên nó lại, đạo Phật nó có cái phương pháp như vậy nó mới hay, còn ở bên thiền bên kia thì nó không có cái phương pháp. Cho nên mình ngồi thì mình cứ giữ vậy chứ mình không có luyện cái lực của mình, thành ra nó không có nội lực, nó chỉ có sự yên lặng không sanh diệt nó thôi. Đến khi đụng thì nó không thể ngồi yên được, cho nên nói không dính mắc chứ sự thật là bị dính mắc.
(59:54) Đó, thành ra Thầy giải chỗ này mấy con hiểu được cái chỗ này, để thấy cái kết quả của nó. Nó rất khó chứ không phải dễ, nhưng mà người ta lý luận người ta tưởng ra thì có lý. Cho nên ngài Long Thọ ngài lý luận về cái quán luận, cái “tánh không” nó rất hay, nhưng mà không ai sống được.
Cho nên con đọc Tâm Kinh Bát Nhã con thấy “Hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ tất cả khổ ách”, phải không? Nhưng mà sự thật ra có ai mà quán chiếu cái “không” nổi đâu? Từ xưa đến giờ thầy tổ mình đều tu cái đó, đọc cái bài kinh đó Thầy nói làu hết. Nghĩa là đọc nhắm mắt không cần suy nghĩ, đọc cũng trúng không có trật nó hết, bài Tâm Kinh đó. Nhưng mà cuối cùng thì cái tâm nó không có “không” được, phải không? Con thấy cái đó khó chứ không phải dễ đâu.
Cho nên cái lý của ngài Long Thọ để dựng lên cái “tâm không” của mình. Thật sự ra cái lý, cho nên Thầy nói là “tưởng không” chứ không phải là. Cho nên cái lý này, trong cái Đường Về Xứ Phật Thầy nói cái Trung Quán Luận nó chỉ luận để mà xây dựng cái thế giới tưởng.Thì áp dụng vào cái thế giới mà hữu hình, cái thế giới mà của chúng ta thì áp dụng không được.
Cái bằng chứng là Thầy nói là có bằng chứng hẳn hòi, thì từ xưa thầy tổ của mình đã áp dụng cái này nó quá nhiều rồi. Nhưng mà cuối lúc cuối cùng thì người nào cũng “không Không”. “Không Không” là có nghĩa như thế nào? Tới chừng bệnh đau chết thì người nào cũng bệnh đau hết, tại sao lại “không Không” Lẽ ra tôi quán chiếu thì bây giờ tôi không bệnh đau chứ, tại sao lại nó “không Không” vậy? Các con thấy không?
Bây giờ nó không có “không” được cái này thì nó sẽ không được cái khác. Cho nên nó không tới cái chỗ mà làm chủ được hơi thở, tịnh chỉ hơi thở, làm chủ được sự sống chết thì nó không thông được.
Cho nên cuối cùng thì cái “Không” này thì nó trở thành ảo tưởng. Nhưng mà nói thì nó động ở bên Thiền tông, chứ sự thật là đúng như vậy. Bởi vì từ xưa đến giờ Thầy biết rằng cái Tâm Kinh Bát Nhã người ta tụng nhiều quá, người ta tụng tới làu lận. Nhưng mà cuối cùng nó không có đưa đến cái chỗ chúng ta chỉ sống ở trong tưởng. Hay, thì lý luận thì hay, người ta cứ nghĩ rằng tâm mình “không” là được.
Cho nên có một người hỏi Thầy: Chúng con giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh và giữ cái “tâm không” mình có được không? Thầy nói không được, tức là mình giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, rồi giữ theo cái pháp của ngài Long Thọ tức là giữ “tâm không”, không niệm thiện, niệm ác, không dính mắc vật chất gì hết. Đó là cái trí tuệ Bát nhã, mà trí tuệ “không” của người ta mà. Do đó mình cố gắng mình giữ cái “tâm không” này, thì Thầy nói không được, cái này là cái pháp tưởng rồi.
Còn chúng ta giữ gìn giới luật là cái pháp thực, bởi vì hàng ngày chúng ta sống ăn ngày một bữa là thực rồi, chứ nó không thể nào tưởng được. Cho nên ăn ba bữa mà tưởng một bữa sao được? Cho nên các sư bên Nam Tông đó con biết, họ ăn thịt cá họ nói tưởng rau nó ra rau chứ gì? Thì mình cứ ăn mà mình tưởng rau là đủ rồi. Thầy nói kiểu này ăn cái gì thì mình cũng tưởng rau được hết thì chắc nó thành rau hết rồi thì không được. Con thấy không?
Đó, Thầy nói có cái tưởng đúng mà có cái tưởng sai, thịt cá mà tưởng thành rau thì không thể được. Đó là tưởng ảo, phải không? Nhưng mà Thầy ngồi đây Thầy tưởng cái thân bất tịnh được, Thầy tưởng cái bộ xương trắng được. Bởi vì có bộ xương trắng con người, mà có cái thân bất tịnh, có cái thân hôi thối được. Cho nên bây giờ nó không có cái thân hôi thối mà Thầy ngồi Thầy tưởng được, cái đó là tưởng đúng.
Cho nên có cái tưởng đúng mà có cái tưởng sai. Vì vậy mà trong kinh Phật nói: “Ta tưởng là tưởng cái sự thật có, mà cái tưởng không thật thì ta không chấp nhận. Đó là tưởng tri chứ không phải liễu tri”. Con thấy không? Cho nên đức Phật chấp nhận có sự tưởng, cho nên vì vậy mình ngồi, mình quán tưởng bộ xương trắng, mình quán tưởng bất tịnh thì đức Phật chấp nhận, đó là có.
(1:03:21) Còn bây giờ mà tưởng có linh hồn thì đức Phật nói tưởng tri chứ không phải liễu tri, trật. Nó không có mà mình tưởng cho có thì trật. Đó còn mình nói rằng trí tuệ Bát nhã là “không”, tất cả mọi cái đều không hết, thì do Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Mà khi không nó mới không, khi không mà nó mới có mà. Do đó cái luận thôi, thành ra cái luận này nó thành tưởng, chứ không phải.
Đức Phật dạy chúng ta các pháp đều là vô ngã, để làm gì? Để chúng ta hiểu nó vô ngã, nó sự thật ra nó không có cái ngã, chứ không phải dạy chúng ta vô ngã. Cho nên Thầy nói nếu mà con người vô ngã thì ra cây đá, tu để làm gì đây? Cho nên người ta hiểu đạo Phật vô ngã là sai.
Đó mấy con thấy chưa? Đó bởi mình phải hiểu cho đúng, nó phải có cái logic của nó ở trong cái sự hiểu. Còn mình hiểu bằng cách tưởng thì mình không có truy ra, chứ mình truy ra nó không đúng, nó không đúng cái sự thật, nó không có logic.
Còn Thầy, thực sự ra Thầy nói nếu mà tôi có cái thân của tôi mà bảo tôi vô ngã, thì tôi làm sao? Mình bảo bây giờ đem mà chặt nó, giết nó chôn nó đi rồi nó mới hết, chứ còn bây giờ nó còn đây mà bảo nó vô ngã sao được, phải không?
Nhưng mà đức Phật muốn dạy chúng ta nhìn từ cái thân của chúng ta nè, mọi vật, mọi các pháp đều là vô ngã, thật sự nó là duyên hợp, nó không có ngã thật. Nhưng mà dạy cho chúng ta biết như vậy để chúng ta đừng có dính mắc các pháp thôi, chứ không phải dạy chúng ta vô ngã. Bởi vì có mình đây mà, mình tu để cho ai đây, không lẽ mình tu rồi trở thành không có gì hết thì tu làm cái gì, có phải không?
Cho nên ở đây đạo Phật nó cụ thể và nó rõ ràng, nó dẫn dắt cho chúng ta một cách rất rõ. Nhưng mà cái người mà kiến giải hiểu sai lại mới nói là đạo Phật là đạo vô ngã. Thầy nói vô ngã ác pháp thì đúng, chứ vô ngã thiện pháp sao đúng được. Thiện pháp nó có làm người ta khổ đâu? Nó có làm cho cái người đó khổ đâu? Nó là giải thoát thì tức là vẫn sống thiện pháp được chứ sao lại bảo vô luôn cái thiện pháp được sao? Cái đó nó không đúng.
Đó thì các con thấy trong cái logic mà chúng ta luận ra, chúng ta thấy nó đúng sự thật. Bây giờ tôi có cái thân này mà bảo tôi vô ngã thì đâu có được. Nhưng tôi biết cái thân tôi là vô ngã, nhưng mà nói tôi tu để mà vô ngã thì tôi không làm được cái điều đó, tôi không làm được. Nghĩa là không bao giờ làm được hết, có ai nói bây giờ chỉ có làm được là lấy cái dao cắt cổ nó đi, rồi chôn nó đi, thì nó vô ngã thiệt.
Còn bây giờ nó còn sống mà bảo nó vô ngã thì không ai, tôi chỉ biết sống mà tôi vô ngã thì cái người đó nói không đúng rồi, nói trật rồi, nó không thể được. Hễ mình còn sống là có ngã, nhưng mà cái ngã của mình bây giờ đang thiện nè, nó không làm khổ ai hết, nó không làm khổ mình nè, người ta chửi nó không giận nè. Cái ngã này tốt quá rồi còn đem giết nó làm chi, phải không?
Chừng nào cái ngã mình nó xấu, nó làm cho người ta khổ đem bỏ tù mày đi, tại cái ngã mày xấu quá cho nên bỏ tù mày cho mày ớn, mày đừng có làm khổ. Đó là cách thức tu của mình đó.
Đó thì các con mỗi người đều có một cái trí, rồi bây giờ Thầy nói các con cứ suy nghĩ đừng có tin Thầy, suy nghĩ Thầy nói có đúng không? Mà đúng thì chấp nhận thì các con thấy có giải thoát đó. Tôi tu cho tôi mà, chứ bây giờ tôi tu cho ai bây giờ đây? Mà tôi tu cho vô ngã thì tôi tu làm gì đây? Tôi tu cho cái không có nữa thì tôi tu cho ai?
Vậy thì mai mốt người kia họ không tu, họ cũng vô ngã, họ cũng chết, họ cũng không còn gì? Thì tôi bây giờ tu tôi tu cực gần chết mà rốt cuộc tôi cũng không còn gì? Tôi tu làm cái gì đây? Vô ngã nó không còn gì hết đi, tu cái gì đây?
Cho nên vì vậy mà người ta dựng lên cái Phật tánh, hay hoặc người ta dựng lên cái cho có, cái bản hữu cho có, thì cuối cùng con thấy dựng cho có để cho mình tu cho có, mình giữ được cái này. Nhưng mà cuối cùng thì nó lại ảo tưởng, nó lại sai mất đi.
(1:06:48) Đó, ngay cái cuộc sống của mình thì mình thấy mình không có gì hết, thì tức là mình không làm gì hết, mình thụ động cho đến mức mình thụ động hoàn toàn, thì thật sự cái xã hội này đen tối hết.
Còn đạo Phật hay lắm con, dạy mình không có được quyền thụ động, mà chủ động, không có cầu, không có khẩn ai hết. Mà hoàn toàn mình chủ động từng cái tâm niệm của mình, cẩn thận ý tứ từng lời nói, từng cái sự suy tư của mình để hoàn toàn đem lại hạnh phúc cho mình, cho người, có lợi ích lớn cho xã hội.
Đạo Phật nó như vậy. Đó, con thấy không? Khi tu rồi cái người mình biết là cái hoàn cảnh mình chưa phải là dứt áo vô chùa mà cạo tóc để xuất gia được, thì mình phải sống đối xử vợ con cho đàng hoàng. Chứ đừng có: Bây giờ tôi biết đạo Phật rồi, cái bắt đầu vợ con cái, người làm cái giường riêng đi không có ngủ chung nhau nữa. Trời đất ơi, cái kiểu đó bà vợ bà không biết, mà ông chồng ông chơi cái kiểu này thì thôi, chỉ còn có nước mà thôi hết rồi, còn cái gì đâu. Cái đó là trật.
Khi nào mà cả hai vợ chồng đều hiểu rằng, đây là cái trên cái con đường đó là con đường sai. Thì người nào cũng có ý thức chiến đấu lại với mình, thì từng đó mình sống trong cái hòa hợp để mình tiến tới cái con đường thanh cao, thì cái đó là cái tốt. Chứ còn một người hiểu đạo Phật, người không hiểu đạo Phật, rồi cách lìa vợ con mình, làm cho vợ con mình đau khổ.
Đó là trường hợp Thầy nhắc lại, trường hợp mà của Minh Đạo ở ngoài Hà Nội. Khi nó hiểu Phật pháp, vợ nó thì không hiểu, là một giáo viên. Lúc bấy giờ nó muốn tu nó cách ly với vợ nó, nó không có ở gần vợ nó, vợ nó đau khổ trong một cái thời gian ba, bốn năm trời đau khổ. Bởi vì chồng mình nó sống như vậy thì coi như tình nghĩa vợ chồng đâu còn nữa, cho nên rất đau khổ.
Từ đó bà mới đi, coi như là đi nhảy đầm, đi này kia đồ đó. Thì bắt đầu ông này ông lại ghen, ông tu mà bây giờ ông lại ghen. Thời gian sau bà không giữ được nữa, bà đi nhảy đầm với người khác, thì bắt đầu ổng mới tức. Thì lúc bấy giờ thật sự ra mình tu chưa có chín chắn gì được hết, mà trong khi mình làm như là mình thánh vậy. Hai vợ chồng không gần nhau nữa, cuối cùng thì bà vợ bà không biết làm sao, bà buồn khổ quá. Tới cuối cùng bà nói thôi, xong rồi bà không chấp nhận. Bởi vì bà còn trẻ, do đó bà mới đi nhảy, nhảy đầm với người ta.
Thì lúc bấy giờ ông này mới là thức tỉnh cái vấn đề đó. Cho nên trong khi đến mới trình bày lại mọi sự kiện xảy ra trong gia đình. Thầy mới dạy: “Đạo Phật không có dạy mấy con ham tu vậy. Mấy con tu là tu cho cả gia đình của mình hết, phải dẫn dắt với nhau hết. Bởi vì cái cộng nghiệp của các con là nhân quả, các con không thể nào mà làm cái điều đó là vô đạo đức đó. Các con làm cho người khác buồn khổ như vậy làm sao cho đúng. Không có đúng đâu”.
Đó, các con thấy? Đạo Phật người ta xây dựng trên cái nền đạo đức, đạo đức nhân bản mà. Tu thì phải nói tu phải đúng các con, chứ còn lơ mơ thì các con sẽ tự làm khổ lấy nhau ở trong gia đình.
Đó như bây giờ gia đình Tâm Như con thấy, cả gia đình con nó thuận, nó tốt, người nào cũng hướng theo Phật thì nó tốt. Chứ cỡ mà thí dụ như một người mà không hiểu Phật pháp, rồi một người ham tu rồi bỏ vô chùa tu, cả một vấn đề để mà khổ cho người khác.
Đó thì các con thấy, bởi vì từ khi mà Thầy triển khai cái đạo đức đó, thì tất cả những cái người mà xuất gia, người tu, đều là phải có cái sự trắc nghiệm, rồi gia đình.
Đây Thầy nói con biết như rể của thầy Chơn Thành. Thì cái chú này, chú khi mà đọc sách Thầy, chú tham quá, chú thấy chú muốn đi tu tìm con đường giải thoát. Mà vợ thì sanh hai đứa con còn nhỏ, rồi bây giờ muốn tu, bỏ. Thì trong lúc đó thì chú có cái cửa hàng buôn bán, thì hai chị em của cái người vợ chú đó, đứng ra buôn bán thì quá tiện chứ gì? Chú thấy đời sống nó vậy, được vậy. Nhưng mà chú quên là cái tình cảm của người vợ đối với chồng sao đây? Đâu có phải bỏ ngang như vậy được.
Cho nên khi mà vào đây xin Thầy tu, Thầy khuyên lơn không được: “mặc dù là tuổi trẻ con mà đi tu Thầy rất cần, cần những cái người tuổi trẻ tu đó. Nhưng mà điều kiện không được, con có vợ rồi, con bổn phận và đạo đức của con, trách nhiệm của con phải làm cho xong bổn phận của con. Bây giờ vợ thì còn trẻ, cái tâm đời người ta còn, rồi con còn nhỏ, con để ai lo cho mấy đứa con này, cái trách nhiệm của con. Con nghĩ rằng vì nó, hay hoặc là vợ con nó đủ trách nhiệm để hướng dẫn các đứa con đâu? Đâu bằng một người cha, con nên thấy cái nhiệm vụ của con”.
(1:10:48) Thì trong khi cha ruột cái chú đó, chú Tuấn đó, mới gửi cho Thầy bức thơ: “Con xin Thầy không có cho thằng Tuấn nó tu, cho nó tu rồi nó bỏ con nó liêu xiêu, con không có chấp nhận được”. Thầy mới gửi thơ ra ngoài Thầy nói: “Cụ yên tâm đi, Thầy chấp nhận một người tu là nó phải có cái hoàn cảnh thuận tiện, chứ còn hoàn cảnh đau khổ thì Thầy không chấp nhận đâu”. Thầy báo cho cái ông cụ ở ngoài đó biết, là là ba chú đó đó.
Đó, cho nên vì vậy con biết không? Có nhiều người, con sẽ đọc tới cái cuốn mà Giáo Án Tu Tập Cho Người Cư Sĩ tập hai, con sẽ thấy cái tâm niệm của chú Nguyên Xuân Trường. Chú viết bức thơ chú gửi cho cha mẹ chú. Chú viết bức thư gửi cho vợ chú để từ giã, để mà chú lo tu.
Nhưng mà Thầy, cuối cùng ba tháng hạ ở đây, Thầy dạy rồi Thầy cho về lo giải quyết gia đình, chứ còn không ở đây được nữa. Nghe thắm thiết lắm, con đọc cái bức thơ của chú, chú viết chú nói đến cái nỗi khổ của từng chút, từng chút cuộc đời giữa vợ chồng, rồi cha mẹ như thế nào, chú có cái tình lắm.
Cho nên chúng ta đọc thấy những cái tâm niệm, cái tâm nguyện của người cư sĩ, mà Thầy đã thu thập lại tất cả những cái tài liệu này để trở thành cái giáo án tu tập, để mà chúng ta xứng đáng là những người đệ tử của Phật đó. Lấy kinh nghiệm đó mà chúng ta mới thấy được cái tâm nguyện của cái người tha thiết tu giải thoát lắm chứ không phải không.
Nhưng mà cái hoàn cảnh của mình, cái nhân quả nó đã thành một cái khối như vậy rồi, thì không có thể nào dứt ra được. Phải làm cho hết bổn phận, trách nhiệm đạo đức của mình. Dù là bây giờ nó có trễ, dù là Thầy có tới chết đi rồi, Thầy cũng sẽ không bỏ những người đệ tử của Thầy. Thật sự mà những người này tha thiết theo Thầy thì họ đã gieo cái duyên nơi Thầy. Bây giờ tuổi thọ Thầy không kéo dài được nữa, Thầy bỏ thân này rồi Thầy sẽ tiếp tục ở trong cái…
Nghĩa là những cái duyên này Thầy không bao giờ Thầy bỏ đệ tử của Thầy, khi mà họ tha thiết với con đường tu vậy, Thầy nhất định Thầy không bỏ.
Bởi vì Thầy biết là Thầy sẽ tiếp tục tái sanh, hay hoặc là Thầy thực hiện một cái gì khác, để mà Thầy dẫn dắt những cái người mà tha thiết này đi tới nơi tới chốn.
Chẳng hạn là vợ con bây giờ ở xa xôi như vậy, nhưng con với vợ con tha thiết tu hành vậy. Bây giờ Thầy bỏ được sao? Thầy bây giờ Thầy không còn sống được nè, Thầy sẽ chết đi nè. Nhưng mà những cái tâm niệm của các con bây giờ ai là người hướng dẫn các con nè? Thầy biết rất rõ, không có Thầy thì còn ai nè?
Cho nên Thầy làm sao Thầy bỏ được, vì vậy mà Thầy phải tìm mọi cách để mà Thầy hướng dẫn cho các con, Thầy biết là Thầy không bao giờ bỏ các con. Ngày xưa thì đức Phật thấy như là cái duyên của mình đủ rồi đức Phật ra đi, đức Phật không có trở lại. Còn Thầy thì các con chưa có đủ, Thầy chưa có giải quyết cho các con hoàn tất được con đường giải thoát của Phật pháp. Với cái tâm tha thiết của các con tin tưởng.
Đọc người ta sẽ rơi nước mắt mà các con, khi đọc tâm nguyện rồi các con sẽ thấy những cái tiếng kêu mà của những người Phật tử, chứ không phải ít đâu. Con sẽ nghe tiếng kêu của gia đình Minh Tâm: “Cả gia đình chúng con là bốn người. Thầy ơi, chúng con theo Thầy mười mấy năm trời. Mà bây giờ con làm sao cho đi đến được cái chỗ giải thoát? Con thấy quá khó. Làm sao con dứt bỏ được? Làm sao dứt bỏ các con con được? Làm sao con dứt bỏ chồng được? Làm sao chồng bỏ con, bỏ vợ được?” Mà bây giờ tu hết một cái láng như thế này thì không có được, không có đủ.
Đó, thì các con biết đó là tiếng kêu tha thiết. Cho nên vì vậy mà Thầy trả lời các con hãy bám chặt Thầy đi! Hãy đưa cánh tay, các con kêu không thì Thầy làm sao cứu các con được, mà các con hãy đưa cánh tay Thầy sẽ lôi các con. Đừng có buông cánh tay của Thầy, Thầy lôi các con lên khỏi bờ. Các con đọc các con sẽ xúc động điều đó.
Cho nên những cái này nó kết hợp lại trong cái tập mà Giáo Án Tu Tập Cho Người Cư Sĩ. Thì như vậy tất cả những cái điều kiện. Như bây giờ thí dụ như gia đình Tâm Như nè, con vừa theo Hòa thượng Thanh Từ mà cũng vừa theo Thầy. Nhưng mà con sẽ biết là Thầy biết con đường nào tu được, con đường nào tu không được. Cho nên Thầy thường nhắc nhở mấy con, để cuối cùng Thầy dẫn dắt hết cả gia đình con. Thầy không bỏ một người nào hết đâu, Thầy nói thật sự Thầy quyết định mà cuộc đời của Thầy. Rồi Thầy đem một cái nền đạo đức cho con người trên hành tinh này, và đồng thời những người mà tha thiết đi đến cái chỗ mà hoàn toàn chấm dứt sanh tử luân hồi, Thầy sẽ nắm tay Thầy lôi đi hết. Nghĩa là chúng ta sẽ vào cái nơi mà yên ổn nhất, để mà chúng ta thực hiện được cái đạo Phật, chứ không phải riêng mình Thầy đâu, mà Thầy sẽ dẫn mấy con đi.
(1:14:41) Thầy nói bây giờ nếu mà Thầy đào tạo được cái người nào mà tu được như Thầy rồi thì Thầy an ổn, mà chưa được là Thầy phải, hoàn toàn là phải tiếp tục tái sanh lại để dẫn dắt. Nghĩa là trong một thời gian ngắn để mà thực hiện. Bây giờ Thầy bỏ thân này đi liền tức khắc, Thầy phải hóa sanh hay hoặc là Thầy phải tái sanh liền tức khắc để mà kịp lúc.
Nghĩa là Thầy như Phù Đổng Thiên Vương, vươn vai lên cái mà lớn liền, dẫn mấy con đi tiếp tục. Chứ không thể nào mà để mà cứ nằm nôi như thế này, mà hai ba chục năm, rồi tu thêm nữa là tới bốn mươi mấy tuổi mới dẫn mấy con, thì chắc mấy con chết mất hết rồi.
(1:15:13) Phật tử Tâm Như: Thưa Thầy….(không nghe rõ)
…Thầy dạy cho con là lúc nào mà con tác ý cho nó thích hợp, để mà cho nó có lợi lạc.
Trưởng lão: Bây giờ Thầy dạy cho các con, con sẽ thấy cái chỗ mà cái câu tác ý nó phải đúng, hợp. Thí dụ như bây giờ con muốn ngồi để mà con thấy cái tâm mình nó yên lặng, thanh tịnh, nó không có niệm thiện, niệm ác thì con nhắc, con tác ý nó, con bây giờ con mới vào con tác ý: “Tâm không khởi niệm thiện, niệm ác, phải yên lặng”. Thì con nhắc vậy là bắt đầu nó sẽ yên lặng theo cái câu tác ý, tâm của con nó không khởi niệm. Mà nếu nó còn khởi niệm thì: “Cái tâm không được khởi niệm nữa”, thì nó sẽ không khởi niệm, con hướng sao nó sẽ làm vậy.
Thì cái đó là nó hợp với con trong cái thời đó, tu những cái pháp đó. Chứ còn mà hướng cái khác thì nó không hợp đâu. Bây giờ trước các cái pháp ác nó xảy đến cho con, hay là nó có những cái chuyện gì mà xảy ra làm cho con phải bận tâm, phải lo lắng thì con nói: “Tâm như cục đất, không có bận tâm, không có lo lắng, không có nghĩ ngợi gì nhiều, phải yên lặng, phải tỉnh giác”. Thì lúc bấy giờ con hướng là đúng với cái pháp đó, cái đối tượng đó phải hướng cái tâm đó thì nó đúng. Còn nó không có thì con hướng cái khác nó không phải vậy được.
Bây giờ nó không có, không có gì hết, hoàn toàn nó không có cái gì hết. Thì con phải hướng cái câu khác chứ không có hướng cái kiểu đó. Bây giờ nó có cái pháp để luyện thành cái nội lực, cái nội lực của cái tâm con. Thì bình thường tâm con không có đối tượng, không có ác pháp gì xâm chiếm hết thì con phải hướng cái pháp đó, thì nó sẽ thành cái nội lực cho tâm con.
Thí dụ như bây giờ con nhắc: “Tâm không phóng dật, phải thanh thản, an lạc” thì con hướng như vậy thì con ngồi chơi chứ con không tu gì hết, thì nó thanh thản, an lạc. Đó là cái tâm để mà giúp cho con không phóng dật. Con nhớ là cái câu mà đức Phật nói: “Ta thành chánh giác được là nhờ tâm không phóng dật”, và mình lấy cái câu “không phóng dật” để mình nhắc cái tâm mình không phóng dật, thì mình sẽ thành chánh giác ở trên cái câu không phóng dật đó.
Chừng nào mà nó không phóng dật tức là nó sẽ định trên hơi thở của con. Thì lúc bấy giờ nó là không còn phóng dật. Bởi vì nó định trên thân của con, cái tâm phải định trên cái thân của con. Thì lúc bây giờ con cứ nhắc, rồi chừng nào nó định thôi chứ con đừng có bắt ở trong hơi thở thì không được. Con cứ nhắc thì nó sẽ vô trong hơi thở con, chứ không đâu hết.
Đó là những cái câu mà bình thường mà tâm con không có gì. Còn tâm con có những chuyện gì mà xảy ra thì con phải ngay cái tầm, cái tứ đó con phải tác ý một cái tướng khác.
Cho nên cái bài An Trú Tầm đó, khi có một cái tầm nó đến nó làm cho động tâm mình, nó làm cho tâm mình bất động, thì mình phải tác ý một cái tướng khác của cái tầm đó, thì mình sẽ được an trú liền. Nghĩa là cái tầm đó nó làm cho mình phiền não, hay giận hờn, hay là lo lắng gì đó thì mình tác ý một cái tướng khác.
Bây giờ đặt thành vấn đề như cái đầu Thầy đang nhức nè, nó sẽ có cái sự lo lắng, đau khổ của nó thôi. Thì do đó Thầy tác ý một cái tướng khác “Không có đau nhức cái thân nữa”, thì nó làm cho cái tâm của Thầy nó bất động, nó an ổn. Do đó Thầy tác ý một cái tướng khác thì ngay cái trường hợp đó nó sẽ tương ưng, và nó phù hợp trong cái việc đó thì nó sẽ hết cái đau, cái nhức đầu.
Và đồng thời khi tác ý rồi con phải làm gì, chứ không phải tác ý để mà cái tác ý không thì không có nghĩa đâu, nó không hết đâu. Tác ý rồi thì bắt đầu bây giờ cái tâm nó sẽ ở trong cái hơi thở con, hay hoặc nó sẽ ở trong cái trạng thái tỉnh giác mà nó không có khởi cái niệm gì hết. Thì con phải luôn luôn ở trong cái pháp hướng thì cái đầu con sẽ hết, chứ còn con nếu mà con tác ý nó: “Cái đầu không có nhức đầu nữa” mà rồi con cứ chú ý cái nhức đầu thì nó nhức đầu hoài. Mà con đặt cái tâm con vào một cái trạng thái khác, con ra lệnh như vậy thì con đặt cái tâm ở trạng thái khác, thì cái nhức đầu nó sẽ hết.
(1:19:55) Thì con tùy theo các cái đối tượng mà nó xâm chiếm vào thân con, xâm chiếm vào bốn chỗ Thân- Thọ- Tâm- Pháp của con. Thì bốn chỗ này nếu mà nó có cái điều kiện gì, thì con đều là tác ý theo cái tướng của nó mà con sẽ đẩy lui nó ra, thì cái đó là con dùng cái tác ý đúng chỗ, đúng nơi. Con hiểu chỗ Thầy muốn nói không?
Chứ còn bây giờ nó không có nhức đầu, mà con bảo tác ý tướng không nhức đầu thì nó trật, nó sai rồi, nó không đúng.
Thí dụ như bây giờ Thầy nói bình thường mình không có gì hết, thì mình biết rằng mình sẽ có sân chứ chưa phải hết sân, cho nên mình nói: “Tâm như cục đất, không có sân, si nữa. Mai mốt mà gặp có chuyện gì thì không được sân”. Mình nhắc vậy, rồi mình vẫn giữ trong cái tâm của mình hơi thở ra, vô. Hay hoặc là mình giữ Chánh Niệm Tĩnh Giác của mình, rồi mình cứ giữ như vậy, rồi mình thỉnh thoảng mình lại nhắc.
Bởi vì mình không nhắc nó sẽ rơi vào ở trong một cái trạng thái kêu là thụ động. Nên mình phải nhắc nó, nhắc cái đó để cho nó không bị rơi vào trạng thái thụ động, là vì nó còn luôn luôn nó ở trong ý thức của mình để giữ cái đó, chứ không có thụ động thì nó rơi vào tưởng thức. Vì cái tưởng thức với cái ý thức nó thay đổi mình không có hay. Cho nên thỉnh thoảng mình lại tác ý một cái tướng khác, thì nó không bị thụ động vào tưởng thức.
Đức Phật muốn nói thụ động, tức là đức Phật muốn nói đó là bị tưởng thức nó xuất hiện rồi. Cho nên nó mất cái ý thức của mình rồi. Mà khi mình tác ý ra thì mình thấy như có động, nhưng mà sự động đó nó sẽ làm cho ý thức mình sống trở lại, nó không bị cái tưởng thức nó hoạt động, nó làm cho cái ý thức của mình dừng.
(1:21:13) Hễ cái tưởng thức nó hoạt động thì nó nghe an lạc lắm, nó nghe sự an lạc đó thì tưởng thức nó hoạt động rồi, nó xúc tưởng hỷ lạc. Thì lúc bấy giờ đó mình thích thú, thích thú thì tức là có tâm tham nó rồi, cái tâm tham của thích thú.
Còn cái này khi mà chúng ta nhập Sơ Thiền nó có an lạc thật. Bởi vì ly dục, ly ác pháp thì nó mới nhập Sơ Thiền. Do ly dục sanh hỷ lạc, nó có cái hỷ lạc của nó, nhưng mà cái người hỷ lạc của cái Sơ Thiền nó không có thích, có nó cũng vậy mà không có nó cũng vậy. Còn cái kia nó sao mình thấy an ổn quá, thì khi mà có tưởng thức là có dục, có dục thì sai.
Cho nên vì vậy mà thỉnh thoảng mình tác ý ra một cái: “Tâm như cục đất”, bởi vì mình biết tham, sân, si mình chưa hết đâu. Do đó mình cứ lấy cái đó mình làm cái chuẩn để mình nhắc nó thôi, chứ mình đừng có nhắc những cái câu pháp hướng khác.
Hay hoặc là mới đầu thì mình nên vô thì mình nhắc cái tâm của mình phải tỉnh giác, hay hoặc là mình nhắc cái tâm phải biết hơi thở, hay hoặc là mình nhắc cái tâm đừng phóng dật, không khởi niệm ra. Thì những cái câu pháp hướng đó đều là pháp hướng của cái giai đoạn đầu, khi mình bước đầu vào mình tu.
Còn cái giai đoạn kế đó, thì sau đó thì mình nhắc cái khác chứ không phải nhắc cái đó. Còn hoàn toàn trước các thiện pháp khác mà nó xảy đến cho mình, thì hoàn toàn tùy theo đó mình tác ý cái tướng khác của một cái tướng đó, để cho tâm mình nó bất động. Thì như vậy là con tác ý đúng, biết dụng như vậy là đúng. Mà nó cứu cánh con đó, nó giải thoát đó.
Con, con hỏi gì con?
(1:22:48) Phật tử Thanh Giác: (không nghe rõ)
Trưởng lão: Bởi vì bây giờ nó có cái trạng thái nó làm cho con an ổn, thì con hướng tâm con nhắc, con quan sát. Hoặc là bây giờ thân của con nó bị động, nó bị trạo cử, nó ngồi nó không yên thì con nhắc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” để cho cái thân con nó hoàn toàn nó hoạt động, nó an ổn trở lại.
Còn bây giờ nói: “cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô” là bây giờ con thấy nó an ổn nó, nó có sự yên ổn ở trong cái thân của con. Thì bây giờ con nhắc nó cảm giác rồi, thì tức là con phải nhắc một cái pháp hướng khác nữa. Trong khi đó nó an ổn rồi, con quan sát con thấy nhắc để cho mình quan sát cho kỹ cái thân của mình.
Rồi bắt đầu bây giờ nó quan sát cho kỹ toàn thân của mình hết rồi, thì bắt đầu mình quan sát toàn tâm nữa. Bởi vì toàn thân với toàn tâm, lúc bây giờ đó “cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Rồi cảm giác toàn tâm, con cũng phải liên tục con phải nhắc cái pháp hướng đó, để cho cái tâm con chú ý ở trong cái thân tâm con nó trọn vẹn nó không phải là tập trung ở trong cái hơi thở con. Con hiểu chỗ đó không?
Cho nên nói nó an ổn thì con lại cảm giác như nó an ổn, nó rõ ràng từng cái hơi thở ra, vô đều là sự an ổn. Từng cái hoạt động, từng cái nhịp tim con nghe ở trong cái thân hành của con hoàn toàn nó tỏa ra từng chút an ổn, chứ không phải là chỉ có cái cảm giác an ổn suông đâu. Mà toàn thân hết, chỗ nào nó cũng an ổn hết.
Phật tử Thanh Giác: Như vậy nếu khi mà nó có cảm giác toàn thân thì con rõ ràng con có cái cảm giác…
Trưởng lão: Khi mà con nhắc: “cảm giác toàn tâm” thì bây giờ con mới quan sát cái tâm của mình coi nó có cái niệm gì, bây giờ nó đang theo cái gì, nó đang thích cái gì? Con thấy rõ ràng nó đang thấy an lạc toàn cái thân của nó, nó đang thấy cái tâm nó không có khởi một cái niệm gì hết, thì rõ ràng là con đã cảm giác được cái tâm của con. Và con cảm giác vi tế sâu hơn nữa, là con thấy nó rất sâu ở trong chiều sâu của cái tâm con, nó có cái niệm an ổn, an lạc rất là sâu ở trong cái tâm con nữa. Nó an ổn ở trong cái tâm con nữa chứ không phải là cái cảm giác mà nghe cái thân con an ổn thường ở bên ngoài. Thì khi mà con nhắc tới cái tâm rồi con nghe có cái chiều sâu, nó thoát ra khỏi cái thân nó đi sâu vào cái tâm của con, con thấy được cái vi tế đó nữa.
(1:25:00) Phật tử Thanh Giác:… nghe không rõ
Trưởng lão: Trong cái hành động đó con mới thấy dễ tu, cái môi trường nó không có cái nghịch cảnh. Con không đi làm, Tâm Như không đi làm là Tâm Như lại lên lầu, rồi ở trên cái phòng ở trên đó để mà nhập pháp không có tiếp duyên, không nói chuyện. Đó là cái hoàn cảnh thuận để cho mấy con thực hiện được thiền định.
Thì lúc bấy giờ trong cái hoàn cảnh đó, giờ tới giờ tụi nó đi làm nó về thì nó mới có động thôi. Còn khi mà nó còn đi làm thì quá yên tịnh rồi. Trong những giờ đó, thì cái đầu tiên thứ nhất là cái pháp hướng đầu tiên, thứ nhất là con… Bây giờ Tâm Như nó lo tu gì con chẳng cần biết, mà con chỉ biết con cái đã. “Bây giờ tâm phải ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền cho tao”! Thì như vậy con cứ nhắc cho nó để nó ly dục, ly ác pháp, nó nhập Sơ Thiền.
Thì bắt đầu con nhắc vậy, bắt đầu cái tâm của con bắt đầu nó biết hơi thở ra, vô. Con để tự nhiên cho nó ra, vô. Rồi thỉnh thoảng con lại nhắc, thỉnh thoảng con nhắc, nhắc cho nó thuần. Cái Sơ Thiền cái trạng tướng, cái sơ Thiền nó có năm chi thiền. Tầm tứ con thấy con tác ý ra con biết mà, rồi con thấy con suy nghĩ được nè, tức là tầm tứ con còn nè. Bây giờ con thấy luôn luôn lúc nào nó cũng ở trong cái hơi thở con biết hơi thở ra là nhất tâm rồi. Mà con thấy cái trạng thái nó có cái sự an lạc của con, tức là hỷ lạc đó. Thì đó là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm, nó năm chi của Sơ Thiền rồi.
Vì vậy mà con biết được rõ cái trạng thái đó rồi. Thì bây giờ trong cái hoàn cảnh con nó thuận quá rồi, thì chỉ còn nhập Sơ Thiền thôi chứ đâu có còn cảnh động đâu mà phải quán mà xả. Cho nên con cứ dùng cái pháp hướng con nhắc “Tâm ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền cho mình đi”. Bắt đầu con cứ ngồi yên tịnh, nó nhập được mấy phút thì hay mấy phút. Rồi bắt đầu đó nếu mà nó kéo dài được hai ba phút, rồi nó khởi ra cái niệm gì hay nó có cái chuyện gì đó, thì con nhắc nó lại nữa. Cứ nhắc nó lại, lôi nó vô nó nhập Sơ Thiền cho con thôi. Nhập riết, con nhập Sơ Thiền được luôn. Mà rồi con nhập Sơ Thiền là nó ly hết đó.
Phật tử Thanh Giác: không nghe rõ
Trưởng lão: Bây giờ con ngồi ở trên cái ghế vầy con nhắc cũng được, con xếp bằng con nhắc cũng được, con ngồi chơi con nhắc cũng được, chứ không cần phải mà cong chân mà nhắc đâu.
Cái Sơ Thiền đi, đứng, nằm, ngồi đều là nhập được hết. Nhưng mà cái Nhị Thiền thì không được, cái Nhị Thiền thì phải ngồi, chứ còn con đi, nó đứng cứng ngắc đó nó như trời tròng con thì không được.
Đó thì cái Sơ Thiền con bây giờ thí dụ như bây giờ con đi con bảo nó nhập Sơ Thiền cũng được nữa, miễn là con thấy rõ năm chi thiền mà Thầy nói hồi nãy, thì đó là nó nhập đó. Nhưng mà nó nhập đó, nó không biết nó dài lâu. Cái hoàn cảnh con là dễ nhập nhất nó không có động. Thì do đó con cứ nhắc cho nó nhập hoàn toàn đó. Thí dụ như nó chịu nhập từ… Con Trúc hay hoặc con Trang nó có đi làm về, tụi bây cứ nấu cơm đi chứ tao không có nấu cơm nữa, để tao nhập Sơ Thiền, phải không?
Đó lúc bây giờ nó nấu cơm mà con thấy đói thì con xuống ăn. Mấy con biết rằng khi mà trong gia đình mấy con mà cha mẹ tu hành đó, thì khi nào mà đói cha mẹ xuống ăn, mà không đói thì các con cứ đem cơm ra ăn thôi, rồi tiếp tục đi làm. Có vậy là để cho yên, cho tới cái đêm đó để mà nhập Sơ Thiền cho được. Đừng có réo ăn cơm đâu, tới chừng đó nó không có đói, Thầy nói nhập Sơ Thiền nó không có đói đâu.
Cho nên vì vậy đó khi mà con cứ gọi cái tâm mình riết nó nhập vô hà, cái tâm nó nhập chứ đâu phải cái thân nó nhập. Cho nên cái thân đừng có lo mà ngồi xếp bằng này kia. Con ngồi cũng tốt, mà không ngồi cũng tốt, đi kinh hành tới lui cũng tốt. Nhưng mà tránh cái buồn ngủ thôi, đừng có để cho nó hôn trầm. Hoàn cảnh đó con cứ phá, mà muốn phá hôn trầm thì con nên đi kinh hành nhiều, phải không? Do vì vậy đó mà cái hoàn cảnh của con, con với Tâm Như quá thuận.
Thầy nói thiệt ra mà Thầy có hoàn cảnh đó Thầy tu chừng trong vòng năm tháng là Thầy thực hiện Tam Minh liền, chứ không phải… Bởi như hoàn cảnh thuận rồi, con Trang với con Trúc nó đi làm về thì nó lo nấu cơm. Nếu mà điều kiện nó thấy ba mẹ mình nhập định thì cứ để cơm, ông bà xả thiền ra ăn. Mà không thấy thì thấy thì tụi mình cứ đi làm thôi, không có cần kêu gì hết. thì như vậy là rất tiện.
Các con dặn cứ đi, còn không thì tới giờ đó thì mình dọn cơm nhau, thì mình chưa có nhập định được, thì mình xúm nhau mình ăn cho vui. Mà hễ nhập định được rồi thôi kệ, không có cần mà vui vẻ gì nữa. Các con hiểu điều đó không? Cho nên vì vậy mà trong cái hoàn cảnh của con thuận đó. Mấy con về đừng có lo nấu bếp gì hết, đi ra ngoài tiệm cơm chay nào đó xách một mớ về cái xúm nhau ăn phải khỏe không? Đâu có gì phải cực, phải lo lụi đụi nấu chi cho cực.
(1:28:52) Con ở nhà cũng vậy, chỉ lo tu đừng có lo nấu nướng, để tụi nó con gái nó đi về nó mua ba cái thực phẩm về, mua rau cải đồ về sắp lên cái rồi. Nó tiện lợi, đừng có nghĩ đến cái ăn uống gì nhiều đâu. Tụi nó làm Thầy nói ăn ngon không có dở đâu, mà chỉ lo tu thôi.
Phật tử Thanh Giác: không nghe rõ
Trưởng lão: Đó nó đơn giản như vậy đó, Thầy nói thật sự. Cho nên cứ lo đi con, riêng con Thầy nói “Tâm Như bây giờ nó tu kệ nó, tu gì kệ nó không biết. Nó có phương pháp hành, nó thành tiên, thành Phật gì không biết”. Con cứ nhập Sơ Thiền đi, không có cần thành Phật mà con cứ nhập được Sơ Thiền ly dục ly ác pháp, con cứ nhắc tâm con. Thầy nói con nhắc tâm con, cứ liên tục con cứ nhắc, chút cái con thấy yên ổn con nhắc: “Ly dục, ly ác pháp đi, nhập Sơ Thiền đi”, con cứ ra lệnh cho nó nhập thì nó sẽ nhập, nó sẽ nhập cho con.
Thầy nói ngày xưa Thầy chỉ có câu pháp hướng “Tâm như cục đất không có tham, sân, si. Ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền”. Thầy nhắc riết, sáu tháng Thầy nhập Sơ Thiền, Thầy thực hiện Tam Minh đó, đâu có lâu. Thầy nói thiệt ra hoàn cảnh nó thuận, bây giờ cô Út thì đi làm mua gạo về ăn, mẹ Thầy thì nấu cơm cho Thầy ăn, Thầy còn lo gì nữa. Tới trưa thì bà đem cái mâm cơm vô trong thất Thầy rồi, Thầy đâu có còn đói, đâu có sợ gì nữa. Thôi bây giờ mình cứ nhắc tâm mình cứ nhập, nó nhập được thì mình khỏi ăn cơm, nó khỏi mất công mẹ mình. Còn mình nó chưa nhập được thì mình cứ ăn, chứ có ai mà rầy mình đâu?
Thành ra Thầy, bây giờ cái hoàn cảnh của con cũng thuận đó, tụi này nó đi làm về, nó mua đồ ăn về cái mình ăn cái rồi, khỏi có lo gì nữa hết. Các con thấy? Thảnh thơi lắm, hoàn cảnh thuận là tu mau lắm.
Còn đi làm việc, còn động, còn này kia nó khó tu chứ bộ. Mấy con bây giờ phải như Hữu Trí thì khỏe, tu riết đi cho xong chứ nó chết rồi không tu. Mà mất thân thì uổng đó, đời sau không gặp được Thầy đâu?
Phật tử Tâm Như: không nghe rõ.
Trưởng lão: Không chết đâu con! Nó bỏ tu. Tức là nó bỏ…
Phật tử Tâm Như: không nghe rõ
Cái “vô niệm” thì luôn luôn cái niệm đó nó lọt vào cái “Không vô biên xứ” rồi con. Trong cái không là nó không xứ sở rồi. Còn cái này thì có mà nó ngưng hoạt động ….
HẾT BĂNG