00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(32:48)

(32:48) Tu sinh Thiện Tâm: Dạ con cám ơn Thầy! Con xin hỏi thêm nữa là, như chúng con ở đây mà làm vệ sinh mà như cào rác dọc theo cái đường đi này, kia, nọ đó. Thì không biết là có ảnh hưởng làm chết chúng sanh, như vậy có ảnh hưởng gì lắm không Thầy?

Trưởng lão: Làm mà chết chúng sanh thì thiếu sức tỉnh giác! Cho nên ở đây làm không có nghĩa là làm cho rồi công việc, mà làm thì chúng ta cẩn thận khi thấy có 1 ổ kiến, hay hoặc có gì đó thì chúng ta tránh, và chúng ta đập làm cho chúng động, để rồi chúng sẽ đi, chúng ta sẽ làm. Bởi vì con người chúng ta là những con người sống phải có đức vệ sinh, cái đức đạo đức vệ sinh nó làm cho cái môi trường sống, cái nơi sống chúng ta nó trong sạch!

Thí dụ như Thầy đi ngang qua một cái khu các cái thất của mấy con ở, mà thấy bọc nilon, bao bằng nilon rải rác chỗ trắng, chỗ đen, chỗ giấy, chỗ này, chỗ kia thì trông nó không có vệ sinh. Nó coi như là không có văn hóa đó. Thì do đó mấy con đi lượm những cái đó gom lại rồi mấy con đốt cho sạch sẽ.

Còn bây giờ những cỏ rác nó làm cho cái đường lối chúng ta đi, nó có thể vô tình không thấy dẫm đạp lên, các loài kiến nó rất nhiều, do đó chúng ta khéo léo dọn dẹp. Nhưng mà vì sức tỉnh thức của chúng ta, khi mà chúng ta cuốc hay hoặc cào rác, không có nghĩa là làm như người nông dân. Mà chúng ta nhẹ nhàng cào, để rồi chúng ta sẽ thấy rằng ở dưới đó nó có những con vật. Do đó lần lượt, chúng ta bữa nay làm một cào, rồi chúng ta lại kia, chúng ta làm kế tiếp nhẹ nhàng một cái lớp lá ở trên, để cho nó ở dưới nó tránh, rồi ngày mai chúng ta cào thêm. Chứ không phải chúng ta làm liền một lượt cho nó sạch. Điều đó chúng ta cào nó chết loài chúng sanh, rất tội mấy con!

(34:46) Cái hành động làm vệ sinh để cho nó sạch khu của chúng ta ở. Bữa nay chúng ta chỉ cào sơ một cái lớp lá ở trên, còn cái lớp lá mục ở dưới chưa cào. Nhưng vì động chúng sanh nó sẽ dời đi, chúng ta sẽ cào thêm một lần nữa. Rồi cào thêm một lần nữa, nhiều lần như vậy thì chúng ta. Bởi vì khi mà cào có một lần như vậy đó, mấy con cào rất nhẹ nhàng. Còn trái lại cào mạnh để mà làm một lần cho nó sạch luôn thì mấy con phải dùng sức cào mạnh, đó là thiếu sức tỉnh giác, thiếu đức hiếu sinh! Các con hiểu không?

Cái hành động đó nó chứng tỏ là lòng yêu thương của chúng ta, nhưng nhân quả của loài vật nó cũng có nhân quả. Biết đâu chừng cái cào của chúng ta, nó cũng có thể đã làm chết đi một vài con kiến, một vài con côn trùng dưới đất, chứ không phải không. Nhưng đó là cái nhân quả của chúng, nhưng chúng ta cố tránh, làm thật nhẹ nhàng để không phạm đến sự chết chóc của chúng sinh, của loài côn trùng. Con hiểu không?

Cái hành động mà làm nhẹ nhàng và tỉnh táo từng chút đó đó, là chứng tỏ cái lòng hiếu sinh, cái đức hiếu sinh của chúng ta thực hiện qua cái hành động. Mà con người có đức hiếu sinh, thì chúng ta không bao giờ nỡ giết con vật nào. Mà bây giờ không làm vệ sinh, thì cái nơi chúng ta nó sẽ rậm rạp. Cũng như cầm cái cuốc mà dẫy một cái đám cỏ thì chúng ta cẩn thận. Cẩn thận, chúng ta đưa nhẹ cuốc xuống, chứ không phải dẫy để cho nó sạch ngay liền, như những người khác mấy con.

(36:14) Đó là cách thức để mà học, để thực hiện được cái hành động đức hiếu sinh, cái lòng từ bi thương xót của chúng ta đối với loài chúng sinh nhỏ nhất hơn chúng ta gấp trăm ngàn lần. Chúng ta thực hiện lòng từ bi bằng hành động, chứ không phải bằng lời nói suông! Còn bằng lời nói suông nó khiến mấy con trở thành những con người lười biếng, không lao động. Nói tui bây giờ tui là con người có tâm từ bi, cho nên bây giờ tôi không dẫy rác, không hốt rác, không này kia. Hốt rác, dẫy rác làm cho loài chúng sanh chết. Chính cái hành động từ bi các con làm nhẹ nhàng, hốt rác giữ vệ sinh cho cái khu nơi mình ở sạch sẽ. Mà cái hành động làm nhẹ nhàng, chứng tỏ chúng ta không muốn, không có làm mạnh để cho chết chúng sanh. Đó là lòng từ bi chúng ta thực hiện quan trọng. Cho nên nó quý giá lắm! Cái hành động từ bi, chứ không phải lời nói từ bi suông! Đó thì mấy con thấy cái hành động, đó là cái hành động có giá trị của Đức Hiếu Sinh, rất là sâu thẳm.

Nó buộc lòng chúng ta từ cái chỗ tỉnh thức nó lại tỉnh thức hơn. Cho nên Thầy nhắc mấy con thấy rõ ràng, Thầy dạy Tứ Vô Lượng Tâm. Chúng ta đi kinh hành, chúng ta nhắc: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”. Đi phải nhìn dưới chân, bước chân kỹ càng, tránh dẫm đạp loài chúng sanh để thực hiện lòng từ của mình mà. Do đó chúng ta đi, nhờ cái lòng thương yêu đó mà chúng ta kinh hành rất là chín chắn, làm cho sức tỉnh của chúng ta càng tỉnh hơn. Các con thấy nó câu hữu, tức là nó kết hợp với nhau để mà nó thực hiện trên sức tỉnh giác.

Còn bây giờ chúng ta là con người tu cần cái sức tỉnh giác rất nhiều. Cho nên chúng ta làm những cái công việc đó để mà tu tập tỉnh giác, mà lại thực hiện được đức hiếu sinh, lòng thương yêu rất là tuyệt đẹp của một người tu sĩ! Mà lại cái hành động làm của chúng ta không phải là cái người tu sĩ thiếu cần lao. Chúng ta có cần lao chứ, đâu phải là thiếu cần lao!

(38:13) Cho nên trong cái thời đức Phật, 1250 vị Tỳ kheo ở trong một cái khu rừng nào, thì cái khâu về vệ sinh khi mà tiêu tiểu thì mọi vị Tỳ kheo đều phải móc cái lỗ, rồi tiêu tiểu lấp lại, rất là vệ sinh! Ăn uống vỏ trái cây hoặc này kia nọ, ăn rồi không phải tung tóe đổ ở gốc cây đâu, mà đào 1 cái lỗ lấp lại đàng hoàng. Vô khu rừng của Phật ở, không thấy 1 vỏ trái cây. Còn chúng ta ăn rồi thì chúng ta đem đổ cả đống ở bên cái hè, sau nhà chúng ta 1 đống vỏ trái cây thì thôi rồi, chúng ta không giống Phật chút nào hết!

Cho nên trong cái vấn đề ăn ở của chúng ta là ăn ở theo vệ sinh đúng như Phật, mà 1250 vị tỳ kheo thường thường cái khu vực mà đức Phật ở ít nhất là phải 500 vị tỳ kheo. Thì các con biết số lượng người đông như vậy mà vệ sinh như vậy, thì mới gọi là cái người giữ môi trường sống chứ. Còn chúng ta bây giờ ở đây có 10 người, 20 người. Thế mà đi ngang qua cái thất của mấy con thấy bên đây cái bọc, bên kia cái bọc, bên nọ miếng giấy, bên nọ…​ Rồi ăn vỏ trái cây thì đem ra đổ dưới gốc, không bao giờ vệ sinh.

Cho nên Thầy đến chỗ nào, cái khu nào Thầy đều là đi lượm rác, Thầy là người hốt rác. Cho nên ở bên đây, cái cửa cô Út khóa lại, Thầy không có dịp đi qua hốt rác cho mấy con. Chứ lẽ ra nếu mà có dịp, Thầy sẽ đến hốt rác xung quanh thất cho mấy con sạch sẽ. Thật sự mấy con thấy, Thầy ở chỗ nào là Thầy đi lượm rác chỗ nấy, Thầy móc lên hết, không có để rác. Cái nào đốt được đốt, còn cái nào đốt không được đem, như lon đồ này kia, đốt không được thì đem đào cái lỗ sâu chôn nó kín đáo, nó giữ vệ sinh. Chứ không phải quăng bên đây cái lon, bên kia cái lon. Không có, không có làm cái điều đó! Chôn cất kín đáo, cỏ lên xanh tươi mượt mà không có một cái bọc dơ bẩn, không có một cái miếng giấy dơ bẩn rãi trên thảm cỏ nơi Thầy ở, đó là vệ sinh mấy con!

(40:21) Hôm nay là …​ sẵn cái dịp Thiện Tâm hỏi, Thầy dạy cho mấy con đức vệ sinh môi trường. Cho nên ở đâu là chúng ta phải giữ gìn cái đức hạnh ở đó cho sạch sẽ. Cho nên nhà nước gọi giữ gìn môi trường sống cho trong sạch, nhưng mà Thầy thấy rõ ràng là không trong sạch. Bọc rác rải đầy đường, sau nhà trước cổng đều là đầy đường, không có chỗ nào sạch sẽ! Đó là cách thức chúng ta chưa ý thức, chưa học đạo đức vệ sinh.

Cho nên ở đây các con nhớ làm những việc vệ sinh, để cho chúng ta sạch đẹp trong cái khu chúng ta ở, điều đó là điều tốt mấy con, điều tốt! Cố gắng làm, làm nhẹ nhàng. Ngày chúng ta bỏ ra 1 giờ chúng ta làm một chút, cho có vận động cơ thể, cũng là một cái phương pháp tập thể thao, có gì đâu. Các con thấy, chứ mình ngồi hoài, mấy con không vận động cơ thể thì nó cũng thành bệnh, nó không tốt.

Cho nên trong cái phương pháp Phật dạy pháp Thân Hành Niệm, mục đích để vận động chân tay chúng ta đưa tới, đưa lui làm cho cơ bắp mấy con hoạt động. Chứ không khéo mấy con ngồi ỳ hoài đó, thì các con thành cái gộc cây chứ đâu phải là con người nữa. Rồi đây nó sẽ đổ bệnh ra, nó còn khổ nữa! Cho nên làm tất cả những việc nhỏ nhặt như vậy cũng là cái sự vận động thể thao mà thôi.

Con hỏi gì Thầy thêm nữa không?

Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, thưa Thầy cho con xin hỏi thăm thêm hai vấn đề nữa. Hôm trước…​ như vậy thì cho con hỏi thăm lại ví dụ như vỏ trái cây chúng con không có cái cuốc để mà đào lỗ mà bên cái thất thường có cái hào mà hồi xưa múc đất lên để mà đổ, thì bây giờ mình bỏ trái cây, vỏ trái cây xuống dưới đó được không Thầy?

Trưởng lão: À, bỏ được con!

Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, chắc cũng phải kiếm cái lá, cái gì lấp lại.

(42:14) Trưởng lão: Lấp lại, để không coi nó kỳ lắm. Đi ngang qua cái hào mà thấy gần cái thất mình vỏ trái cây, rồi chôm chôm, sầu riêng, măng cụt vứt đầy dưới hết thì coi nó kỳ lắm! Kiếm một cái chà cây hay cái gì đó hay hoặc cái gì bỏ cho nó đậy lại kín thì được.

Còn nếu mà có một cái bay, một cái xẻng, một cái cuốc nhỏ gì đó thì mấy con đào cái lỗ, mấy con lấp lại. Ăn bữa nào đào lỗ lấp bữa nấy. Còn có một cái hào nào đó, thì mấy con đổ xuống cái hố cái hào đó, thì mấy con lấy đồ mấy con đậy lại. Nó có những cái loại trái cây nó có quyến rũ ruồi, nó cũng thành ra rất là bẩn. Như xoài này kia trong cái mùa này đó mấy con ăn rồi hay có ruồi, cho nên mình đậy lại kín đáo một chút mấy con.

Nhưng mà về cái vấn đề mà những cái vỏ trái cây nó sẽ bị hoại diệt, còn những cái bọc nilon nó không có hoại, nó dơ lắm, coi nó bẩn lắm mấy con! Nhưng mà đừng có bỏ trong cái bọc rồi mang nhét nó kỳ lắm, thì không tốt! Đổ riêng ra, còn cái bọc để rời ra mấy con, để đốt những cái bọc đó đi, thì cái khu vực chúng ta ở sẽ được sạch sẽ!

Tu sinh Thiện Tâm: Kính thưa Thầy, hôm bữa thì phổ biến trên lớp là cái vấn đề này, thì sư Minh Độ cũng nói là ở nước ngoài người ta đi lượm về người ta đốt, chứ không có chôn, chôn dưới là nó không có tốt.

Trưởng lão: Đúng vậy!

Tu sinh Thiện Tâm: Cho nên đốt đi, hoặc là cho một cái khu tập trung nào đó chứ mình không có chôn. Như vậy thì ở đây chúng con thấy thì mỗi ngày nó có ít thì mình đốt chắc cũng không ảnh hưởng gì đâu.

Trưởng lão: Đốt thì nó ít, nó không ảnh hưởng. Còn mấy con tập trung mà cả đống như vậy đốt nó rất, khói nó ảnh hưởng lắm à con! Nó không tốt, nhưng mà mình ít, thành ra có 1, 2 cái bọc mình gom mình đốt cái rồi, nó không có ảnh hưởng nhiều.

(44:08) Người nào thì cũng có chút ít, chứ đâu có nhiều. Mà ngày nào mình cũng vệ sinh, ngày nào cũng vệ sinh thì nó đâu có mà tập trung đâu mà nhiều, đó thành ra nó tốt! Chứ còn cả đống mà bọc nilon mà để đốt lại, nó thành một cái cuộn khói, nó nguy hiểm lắm!

Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, thưa Thầy cho con hỏi thăm thêm là, hôm đó chúng con học tới cái bài mà cô bé Hoàng Thị 16 tuổi, thì cũng có thấy nói. Chúng con cũng có suy nghĩ nếu như mà cô bé này mà có được cuốn sách đạo đức gia đình này, biết phân tích về những cái nhân quả của mình trước đây thì chắc có lẽ là, vậy thì nó cũng đỡ đau khổ đi. Rồi với lại cũng biết cách để mà tránh né bớt cái nghiệp quả của mình. Cho nên con cũng có ý định là nếu mà như Thầy cho phép thì có thể gửi cho cô này 1 cái quyển sách đạo đức gia đình để cô tìm hiểu, có được không Thầy?

Trưởng lão: Được chứ con! Cái đó là cái tốt mà. Bởi vì đó là cái nhân vật thật mà. Nhân vật thật của báo chí nó đăng, có thật mà. Mình cũng trợ giúp được cái sự an ủi cho cái người bất hạnh trong xã hội.

(Thầy sẽ vô bây giờ con, xong rồi? Dạ xong rồi.)

Tu sinh Thiện Tâm: Hôm trước cái vụ của bà Hợi đó, rồi thì sau chú Minh Thiện cũng có đem đến, bà thì cũng rất là hoan hỷ. Nhưng mà từ trước từ đó đến nay thì chúng con cũng chưa có hỏi thăm thử là cái kết quả ra sao, con cũng chưa biết?

Trưởng lão: Cái đó là cái mình an ủi của người ta. Bởi vì nói chung là người ta cũng thấy cái vấn đề đó, người ta cũng xấu hổ lắm. Cho nên vì vậy mình đưa để an ủi để cho họ, cái tinh thần họ được vui vẻ hơn, họ thấy đó là cái nhân quả của họ thôi. Và đồng thời họ sau này, cũng làm cho cái gia đình họ đoàn kết với nhau hơn, tốt hơn, không có gì. Cho nên mình không cần hỏi nữa, hỏi nữa người ta đã xấu hổ, gia đình người ta vậy người ta xấu hổ quá rồi. Giờ mình còn tới canh me nữa thì người ta thấy mặt mình, người ta không có nhìn kỹ được.

Cho nên biết rõ ràng mình đưa ở trên, làm thành ra một bài học đạo đức mà lấy gia đình người ta, thì người ta thấy quá xấu hổ! Phải không? Cho nên nhưng mà người ta rất biết ơn. Nhưng mà bây giờ mình gặp nữa là người ta ngại quá, người ta không dám tiếp vô nhà đâu.

Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, hôm đó chú Minh Thiện có đi tới vui lắm. Bà cụ, bà Hợi rất là vui bà nói chuyện, chú Minh Thiện nói thấy cũng phấn khởi lắm, vậy thì chúng con thấy như vậy cũng là hay.

Và cái phần sau nữa là con thấy, con trình thêm là cái phần của tu sinh Lùng đó, tức là tu sinh mới vào, thì cũng còn trẻ, với lại mới mẻ quá rồi, cho nên con tính xin là Thầy có hướng dẫn cho Phật tử đó là học hành như thế nào, thế nào để mà cho tu tập thêm…​

(46:55) Trưởng lão: Nói chung là vào đây thì bắt đầu đó, thì cô Út sắp xếp những cái nơi ở, rồi tập cho nó thành cách sống quen trước, cái đó là cái khó rồi. Sống quen ăn ngày một bữa, rồi sự sinh hoạt ở đây cho quen. Chứ bây giờ mà đưa vô Pháp nữa, nhiều khi nông nổi quá, nhào vô trong thất mà ngồi tu kiểu đó, chết được, không được! Cho nên vì vậy tập cho thành cái nếp sống của chúng ta, nếp sống. Đưa cái thanh quy, để cho biết cái kỷ luật, cái nội quy của Tu viện phải sống như thế nào, thế nào, làm sao? Để cho nó tập thành cái thói quen sống cái đã. Khi sống được rồi thì bắt đầu Thầy mới dạy cách tu. Chứ còn ngay bây giờ thì khoan đã, để cho nó sống cho nó quen. Đó mấy con.

Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, con xin hết, xin cám ơn Thầy!


Trích dẫn - Ghi chú - Copy