00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 50-GIỮ GÌN ĐỨC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG SẠCH SẼ

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 50

GIỮ GÌN ĐỨC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG SẠCH SẼ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Ngày giảng: 04/05/2008

Thời lượng: [53:27]

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

Số lượng: 65 pháp âm

1- ĐỜI SỐNG NGƯỜI TU SĨ

(00:00) Trưởng lão: Con xin cho bác Từ Phước để xuất gia con, con ngồi đó đi không có sao đâu con, con cứ ngồi.

Tu sinh Minh Độ: Dạ!

Trưởng lão: Thầy sẽ lần lượt, các con mà muốn xuất gia đều là Thầy sẽ cho. Thầy sẽ cho trong cái ngày nào đó Thầy sẽ cho mấy con xuất gia. Rồi Thầy sẽ làm giấy xuất gia cho mấy con gửi về cho gia đình của mình ký tên, rồi gửi cho chính quyền địa phương xác nhận. Rồi Thầy sẽ gửi cho ban đại diện của huyện và gửi cho ban trị sự tỉnh ở tỉnh Tây Ninh, người ta sẽ chứng giấy cho mấy con là đệ tử của Tu viện Chơn Như.

Là lúc bấy giờ mấy con có cái giấy đã được xuất gia rồi thì mấy con đi đâu cũng không có sợ, bởi vì thuộc về giáo hội Phật giáo Việt Nam của đất nước này. Cho nên Thầy sẽ cấp cho giấy tờ. Khi mà xuất gia Thầy có trách nhiệm phải làm giấy tờ cho mấy con. Và khi mà muốn đi thọ giới đại giới đàn ở đâu thì cái giấy xuất gia này là cái cơ bản để mấy con nhập vào, xin vào những cái giới đàn thì rất dễ dàng. Còn không có giấy xuất gia thì người ta không bao giờ người ta cho hết. Người ta không bao giờ cho. Coi như mấy con chỉ mạo nhận mình là tu sĩ.

Cho nên vì vậy mà cái giấy xuất gia nó rất quan trọng cho mấy con đó. Nó có gia đình, có chính quyền, có Thầy tại Tu viện Chơn Như này chứng. Và có giáo hội ban đại diện của huyện, của tỉnh, người ta sẽ chứng cho mấy con cái giấy đàng hoàng. Đó mấy con thấy đó là một cái điều kiện quan trọng cho về đời sống. Coi như là được tất cả mọi thành phần của xã hội, người ta chứng nhận cho mình là một người tu sĩ.

Mà cái giấy hôm nay thì mấy con thấy là Thầy gửi cho ban trị sự tỉnh hội người ta sẽ chứng cho mấy con. Thì qua cái lễ gần tới cái ngày lễ Phật đản người ta sẽ mang về giao lại cho Thầy. Thì một cái số người mà Thầy đã gửi giấy đi rồi, sau này thì mấy con có giấy.

(02:02) Còn cái đợt thứ hai này, Thầy cho mấy con xuất gia đó, để mà trở thành tu sĩ đó, thì mấy con chuẩn bị, Thầy sẽ cho. Như lời của sư Minh Độ đã nói về xin cho sư Từ Phước để đảnh lễ Thầy xin xuất gia, thì Thầy chấp nhận, chứ Thầy không …​ Bởi vì xuất gia là một cái điều kiện mình phải đắn đo kỹ lưỡng, đây là một con đường đi tới, chứ không còn có đi lui. Nghĩa là các con đi tới mà rút cầu, không có trở lại nữa. Bởi vì mấy con còn chiếc áo cư sĩ đó thì tu được thì mình tiến tới, mà tu không được mình trở lui, không có ai cười.

Nhưng mà các con là tu sĩ mà hôm nay mà vào Tăng đoàn rồi đó, thì mấy con trở lại là gia đình cười mấy con trước: “Nó đi tu chứ giờ nó tu hết nổi rồi giờ nó về, nó mặc áo cư sĩ trở lại đây. Rồi nó mặc đồ tây nó đi dạo chợ đây, nó còn ham đây”, thì do đó người ta cười mấy con. Rồi bạn bè mà gặp lại: “Hôm đó nghe anh xuất gia rồi nay sao lại mặc đồ này? Xuất sãi rồi phải không?” Do đó nó xấu hổ lắm mấy con!

Cho nên vì vậy mà khi đã tu rồi thì rất định còn có một đường đi tới để đến chỗ mà giải thoát mà thôi.

Con ngồi xuống đi con! Con ngồi xuống.

Đó thì hôm nay Thầy chấp nhận qua cái lời thỉnh cầu của sư Minh Độ, thì Thầy sẽ chấp nhận cho mấy con. Những người nào mà quyết xuất gia, mấy con ghi danh sách, ghi danh sách đưa cho cô Út. Rồi đồng thời tên tuổi mấy con ghi đầy đủ, rồi cái ngày nào đó mà Thầy thấy được, Thầy sẽ cho mấy con xuất gia. Hoặc là Thầy đến đây, Thầy làm lễ cho mấy con xuất gia. Thầy làm một cái lễ xuất gia.

Thì từ đó về sau thì coi như là mấy con mang y bát sinh hoạt, đây là một cái tổ chức, một cái Tăng đoàn trong cái nhóm thứ hai. Cái nhóm thứ nhất là mấy con hiện giờ là cái nhóm thứ nhất đó. Rồi cái nhóm mà sắp sửa tới đây mà để xin gia nhập vào cái Tăng đoàn, thì tức là đây là nhóm thứ hai của Tăng đoàn. Chứ không phải là nằm luôn trong cái nhóm thứ nhất.

(04:02) Cái nhóm thứ nhất người ta đi nó chứng đạo rồi, mấy con cũng đòi tui chứng đạo, mới vô làm sao chứng được mà vô?! Người ta nhiếp tâm, người ta an trú được rồi, người ta tu Tứ Niệm Xứ rồi thì mấy con nhập vô làm sao mấy con tu bằng người ta được?! Coi như là cái lớp thứ hai trong Tăng đoàn.

Cái lớp thứ nhất là hiện bây giờ mấy con đang lớp thứ nhất. Vậy mà mấy con còn rơi rớt lại cái lớp thứ hai, chứ chưa hẳn là mấy con đã ở luôn ở trên cái lớp thứ nhất này. Cho nên người nào mà nhiếp tâm, an trú được thì Thầy sẽ đưa mấy con lên, vào cái sự tu tập của mấy con, coi như là mình huynh trưởng. Còn người ta là đàn em. Chứ không phải mình nhập vô đây rồi cái mình là có một cái Tăng đoàn đâu. Trong Tăng đoàn nó có nhiều cái lớp của nó. Cái lớp thứ nhất, lớp 2, lớp 3 của nó. Cái nhóm thứ nhất, nhóm thứ hai, thứ 3 của nó.

Đó cho nên vì vậy mấy con hiểu là sau khi muốn xuất gia thì Thầy sẽ cho mấy con xuất gia. Nhưng mấy con sẽ thấy rằng những người mà trong cái giấy tờ đó là nhóm thứ hai, rồi nhóm thứ 3, rồi nhóm thứ 4. Nó sẽ có nhiều người đến xin xuất gia không đồng thời trong một lúc đâu. Nó sẽ có nhiều đợt, và mỗi đợt vậy nó bao nhiêu người xuất gia.

Cho nên vì vậy mà Thầy chấp nhận qua cái lời thỉnh cầu của sư Minh Độ. Các con chuẩn bị, người nào muốn xuất gia thì Thầy sẽ cho xuất gia. Là khi nào gia đình của mình hoàn toàn chấp nhận, để trở thành một tu sĩ. Và sự đời sống tu sĩ nó đơn giản như đời sống của một người lính trận, chỉ có một cái túi bát như vậy. Cũng như là người lính, nó chỉ có một balo mà thôi, nó không có đồ nhiều. Nghĩa là rất là gọn gàng, giải thoát!

Khi mà đề cử cái Tăng đoàn của mấy con phải đi ra một cái khu nào đó, thì mọi các con không có vali mà đùm đùm, đề đề như mà đi trên máy bay, mà nào là kéo, nào mà lôi thì không phải được. Nghĩa là có một cái túi cho mấy con thôi, y áo ở trong cái túi bát của mấy con. Hiện giờ mỗi người có một túi, thì mấy con không có thêm cái vali nào đây nữa hết. Ở đó những cái vật dụng của đời sống của mấy con chỉ có bấy nhiêu đó thôi, chứ mấy con mang một cái vali thì Thầy thôi, Thầy dẹp! Thầy cho mấy con trở về cư sĩ cho nó xong đi, rồi mang mấy vali cũng được. Chứ còn tu sĩ thì không có, cái sống thiểu dục tri túc nó không thể chấp nhận cho mấy con được như vậy.

(06:27) Cho nên mấy con yên tâm trong cái vấn đề xuất gia là thiểu dục tri túc. Bỏ hết cuộc đời xuống hết rồi, không còn gì nữa, mà nay món này, mai món khác để chất thành một cái vali của mấy con. Những cái gì mà chúng ta cần dùng thì để cần dùng, những cái gì mà thừa thãi, hai cái là chúng ta nên bỏ, đừng có để hai, ba cái mấy con, đó là cái đời sống tu sĩ. Thiếu tới đâu thì đi xin tới đó. Đời sống chúng ta là đời sống chấp nhận đi xin, chấp nhận một người đi xin. Đức Phật giàu có, vua chúa như vậy còn chấp nhận một đời đi xin. Còn chúng ta có người nào ở trong chúng ta là Hoàng Đế chưa? Chưa! Vậy mà bây giờ chúng ta không bỏ như ông Phật thì uổng quá vậy!

Chúng ta chưa phải là một đại gia giàu có, mà chúng ta chỉ người nào có lắm thì chúng ta cũng chỉ trung bình mà thôi. Cho nên chúng ta buông xả hết đi mấy con, buông hết! Chết rồi không mang theo gì cả. Cho nên tập cái hạnh như đức Phật cung hoàng điện ngọc, danh của một nhà vua trong thời đó ghê gớm lắm. Thế mà đức Phật buông xuống, không tiếc một chút nào, để trở thành một người đi xin ăn trong khắp cùng mọi người thì thật sự ra rất là hèn hạ. Người ta cho người ăn xin rất hèn hạ, mà chúng ta là người tu sĩ chấp nhận, chấp nhận sự hèn hạ của người ăn xin.

Nhưng cao quý thay, vì nhờ ăn xin đó, mà tạo duyên để độ người khác. Cao quý! Vì lòng thương yêu, đức từ bi, lòng thương yêu của chúng ta, luôn lúc nào cũng muốn tạo cho chúng ta trở thành một con người mang nợ kẻ khác. Để nhờ đó mà chúng ta đem Chánh pháp của Phật dạy cho họ tu hành giải thoát, để đền đáp công ơn của đàn na thí chủ giúp chúng ta còn mang thân này sống trong 1, 2 ngày.

(08:19) Cho nên mấy con cố gắng giữ hạnh cho trọn vẹn của 1 người tu sĩ buông xả sạch! Đừng có lưu trữ, đừng có chất. Một thời gian ở đâu lâu, 1 năm 2 năm sau đó ra đi, Thầy thấy mang bao bị nhiều quá! Đó, mang bao bị rất nhiều là sai mấy con. Từ lúc đầu đến đây 1 bát, 1 bị. 1 cái bát và 1 bộ y áo trọn vẹn, cho đến khi ra đi cũng bao nhiêu đó mà thôi, không hơn không kém. Ở trong chùa lâu ngày 1 năm đến 10 năm, mỗi hạ người ta cúng dường. Sau đó ra đi mấy con thấy 3, 4 bao bố bự như thế này mà chất ngập, chở 1 xe lôi quá đầy! Tu sĩ gì mà 3, 4 năm trời ở trong Tu viện, bây giờ ra đi phải đem xe mà kéo mới hết, thì như vậy là sai mấy con! Nhớ đừng làm điều đó, chết không mang cái gì theo hết. Mà bây giờ lại mang đi những đồ mà vô thường như vậy, chẳng ích lợi gì cả hết mấy con.

Cho nên bỏ xuống, bỏ xuống hết đi! Chỉ làm sao mấy con ôm theo mình được cái nội lực muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Đó là hạnh phúc nhất mấy con!

2- CHỌN TỤ ĐIỂM TẠI NHÂN TRUNG

(09:34) Gia Hạnh con hỏi Thầy, con xá Thầy thôi con!

Tu sinh Gia Hạnh: Kính Thưa Thầy, con xin trình bày cái sự tu tập của con. Thầy cho con ngồi nhiếp tâm 20 phút nhưng mà 2 lần, tức là 40 phút. Thì trong những cái phút cuối, thì con thấy nó còn ngáp. Như vậy thì trong 1 ngày như vậy là 4 thời, thì mỗi thời 3 tiếng đồng hồ, như vậy thì con đầu giờ thì con ngồi 20 phút nhiếp tâm xong rồi con xả ra nghỉ, ví dụ làm bài hay là đi kinh hành gì đó, rồi đúng hết 1 tiếng đó, rồi con bắt đầu con ngồi 20 phút nữa, thì như vậy có đúng không thưa Thầy?

Trưởng lão: Được con! Cái thời khoá mà con chia như vậy thì được con.

Tu sinh Gia Hạnh: Cái thứ hai nữa là, ví dụ như bây giờ nó có 1 cái thời lên lớp, thì như vậy còn có 3 thời, như vậy con có tu bù vô cái thời đó không?

Trưởng lão: Không! Không cần tu bù. Chỉ cái thời lên lớp đó là mình triển khai cái tri kiến của mình con.

Tu sinh Gia Hạnh: Dạ! Như vậy thì mình tu tập 20 phút đó có ngay mấy cái đầu giờ như vậy. Con ngồi như vậy có cần đúng cái giờ đó ngồi, hay là trong cái tiếng đồng hồ đó mình ngồi giờ nào cũng được?

Trưởng lão: Giờ nào cũng được! Tuỳ theo để cho nó lúc nào mà tỉnh thì mình tu nó càng tốt, chứ không phải là bắt buộc mình phải đầu giờ.

Tu sinh Gia Hạnh: Thưa Thầy với con thấy là ví dụ như trong cái sự nhiếp tâm đó thì cái hơi thở của mình, khi mình hít vô nó đầy cái lồng ngực thì cái tâm mình nó bám sát hơi thở, như vậy thì mình có phải đặt cái tụ điểm ở tại nhân trung để mà nhìn cái hơi thở ở đó không? Hay là mình phải bám sát theo cái hơi thở ở lồng ngực?

Trưởng lão: Không! Mình chỉ đặt ở tại nhân trung, rồi bắt đầu ở đó chứ không được đặt ở trong lồng ngực của mình con.

Tu sinh Gia Hạnh: Dạ! Như vậy là phải đặt ở tại nhân trung.

Trưởng lão: Đặt tại nhân trung. Chứ mình đặt ở lồng ngực thì nó sẽ ảnh hưởng tới cái phổi của mình. Mặc dù mình biết hơi thở nó sẽ vào phổi đúng đó, nhưng mà đừng có đặt ở đó. Bởi vì đặt nó tập trung ở chỗ nhân trung của mình thôi là đúng.

Tu sinh Gia Hạnh: Như vậy thì con còn hơi ngáp, như vậy thì bây giờ con chuyển qua 3 cái đầu giờ như vậy thì thấy nó rất là thích hợp, như vậy con tiếp tục…​?

Trưởng lão: Đúng rồi! Con tiếp tục như vậy đúng rồi. Về tu tập như vậy được rồi, không có sai đâu.

3- BẢO VỆ NIỆM TOÀN THIỆN

(11:48) Thiện Cảnh đâu con? Lên trình Thầy nghe. Con trình cho Thầy nghe con, cách thức tu như thế nào con?

Tu sinh Thiện Cảnh: Dạ bạch Thầy, thời gian qua là con tu Tứ Chánh Cần, tức là thời gian đầu, bắt đầu sau khi ngồi thì con không để tâm ở đâu hết, mà chỉ có theo dõi niệm khởi, mà niệm khởi niệm thiện thì rất nhiều, mà niệm ác thì không có. Thế xong bước thứ hai thì con để tâm, vừa nhìn hơi thở vừa để tâm theo dõi niệm khởi. Thì suốt trong 30 phút thì có 1, 2 niệm khởi lên thôi, thế thì nó an tịnh hơn là 1 phút. Xem như thế nào Thầy chỉ dạy con?

Trưởng lão: À con ! Theo Thầy thấy con tu Tứ Chánh Cần thì con chỉ tác ý 1 cái câu như thế này: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi con ngồi im lặng, con nhìn coi cái ý trong đầu con nó khởi ra cái niệm gì? Khi cái niệm đó nó khởi ra thì con quán xét, con xả nó, rồi nó trở về bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Con im lặng con chờ niệm nữa, cứ chờ niệm mà ngăn, mà diệt.

Bây giờ cái niệm thiện thì con sẽ tác ý như thế này: “Tao biết rồi, cái này là đúng, không có sai, đi đi!”. Niệm thiện, con cũng đuổi đi.

Cho nên trong cái thời đức Phật, con thấy đức Phật ngồi thấy chư Thiên đó, chư Thiên là niệm thiện. Một vị Thiên hiện ra nói cái này, cái kia, đức Phật nói: “Đi đi, tao biết rồi chư Thiên”, thì cái niệm Thiên đó, tức là cái niệm thiện đó, nó cũng biến mất. Rồi tới bây giờ niệm ác thì Ma Vương nó hiện ra đó, La Sát nó hiện ra, tức là cái niệm ác. Cho nên khi đó: “Ta biết mày là ác ma, đi đi!”. Phải không?

Cho nên đó là con tu Tứ Chánh Cần đó.

(13:38) Cho nên cái niệm ác khi mà nó hiện ra, thì quán xét: “Tao biết mày là ác, mày là ác pháp, mày là ái kiết sử, mày là ngũ triền cái.” Đó! Mình biết mình điểm mặt nó: “Mày đi đi, tao biết rồi!”

Còn cái niệm thiện thì đây là cái niệm thiện: “Tao biết rồi, đây là thập thiện, đây là ngũ giới. Tao biết cái này là luôn luôn là 1 cái người tu, người ta giữ gìn, chứ người ta không vi phạm cái này đâu, người ta làm cái thiện. Mày đi đi, ở đây tao hiểu rồi!”, thì cũng đuổi nó đi. Con hiểu không?

Cho nên vì vậy mà luôn luôn cái niệm thiện thì chúng ta biết, đức Phật nói mình tăng trưởng, là tại vì mình chưa có hiểu được cái niệm thiện. Niệm thiện tức là bây giờ con chưa biết được 5 cái Đức giới, cho nên khi nó hiện ra con không biết, ờ cái niệm này như thế nào không biết? Thì đó là phải quán xét, phải học hỏi tăng trưởng cái niệm thiện đó lên. Còn bây giờ mình hiểu rồi: “Đi đi!”.

Thì mình thấy trong cái thời đức Phật dạy chúng Tỳ kheo, cái niệm thiện đức Phật gọi là Thiên, mà cái niệm ác gọi là ác Ma. Đó! Có phải không? Cho nên những cái niệm này đều đi hết, thì còn lại cái niệm toàn thiện: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Đó là cách thức tu tập như vậy. Đức Phật đã mô tả ở trong kinh sách cho chúng ta thấy, cách thức tu tập rõ ràng, cho nên chúng ta tu vậy gọi là đúng.

Cho nên Tứ Chánh Cần nó tăng trưởng, rồi mình cứ niệm thiện, rồi mình cứ tu tập, mình cứ mình tăng trưởng, cứ nghĩ thiện hoài, mà “tôi hiểu rồi” mà còn tăng trưởng nó làm gì?!

Trừ ra có cái niệm thiện này tôi chưa hiểu, thì tôi tăng trưởng. Mình biết bây giờ nó khởi 1 cái niệm như thế này: “Một con người chết đi mà từ xưa đến giờ nói có 1 linh hồn sanh, như vậy là sai. Như vậy là những cái từ trường mà 1 con người sống thì thải ra biết bao nhiêu cái từ trường thiện. Vậy thì những cái từ trường thiện này có sanh làm người hay không?”. Bây giờ nó nói chuyện thiện mà, nó đâu có nói chuyện ác đâu. Do đó nó đi tìm hiểu, tìm hiểu để truy nguyên, tìm hiểu. Bây giờ như vậy là xả thiền ra, nó không phải ngồi đó nó tự tìm nổi được. Đi tìm 1 ông Thầy nào để tìm hỏi cái nhân quả này như thế nào, để cho tôi thông suốt. Mà khi con thông suốt thì cái niệm này nó đến, nó đến nữa: “Tao đã hỏi rồi, tao thông rồi, thì mày đi đi! Đừng có ở đây lải nhải hỏi nữa”. Phải không?

(15:50) Còn nó chưa thông phải triển khai, phải triển khai là phải đi tìm 1 cái vị Thầy để cho thông suốt, người ta trả lời về cái nhân quả. Cũng như bây giờ có 1 câu kinh nó khởi ra cách thức tu như vậy, bây giờ cái pháp như lý đức Phật nói: “Có Như lý tác ý thì lậu hoặc chưa sanh thì nó không sanh, mà lậu hoặc đã sanh nó bị diệt”. Cái câu này, vậy thì cái như lý này là cái pháp gì ta? Đó là pháp thiện con. Cho nên mình mới truy ra, mình mới tìm 1 ông Thầy mình hỏi, vậy pháp như lý làm sao mà lậu hoặc nó chưa sanh, thì nó không sanh, mà nó đã sanh nó bị diệt? Phải không? Do đó mình mới truy ra cái pháp thiện này.

Còn bây giờ nó thiện mà như là thập thiện, như là ngũ giới, điều thiện mà nó hiện ra: “Tao hiểu rồi đi đi! Tao biết rồi, tao biết cái này là thiện rồi”, thì nó đi. Thì nó đem lại, để cho mà cái tâm con bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Con biết chưa? Như vậy gọi là tu Tứ Chánh Cần.

Nhưng Tứ Chánh Cần thì không cần nhiếp trong hơi thở, không cần dùng hơi thở. Nghĩa là tự nó, nó biết, biết nhưng mà không tập trung trong hơi thở. Bây giờ mình, con nhắc tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi ngồi đó để tìm niệm. Nhưng bây giờ nó yên lặng thì nó thấy hơi thở ra, vô. Chứ không phải mình tu tập hơi thở đâu. Có niệm thì cái hơi thở nó dừng mất đi, rồi từ tư duy suy nghĩ cái hơi thở mình nó mới theo ra. Cho nên mình không có tu hơi thở đâu. Đó, cho nên mình tu Tứ Chánh Cần, cứ suốt ngày ngăn ác, diệt ác. Tất cả những cái đó, hành những cái đó để rồi cái tâm nó không còn niệm nữa, không còn hôn trầm nữa, thì lúc bấy giờ chúng ta bước qua Tứ Niệm Xứ tu tập.

Tu sinh Thiện Cảnh: Dạ!

Trưởng lão: Đó có vậy!

Tu sinh Thiện Cảnh: Cũng như lúc con ngồi yên lặng thì cứ thấy hơi thở nó lướt qua thôi?

(17:39) Trưởng lão: Đó! Cứ vậy đó, nó yên lặng thì nó thấy hơi thở, nhưng mà mình không tập trung hơi thở, không nhắc về hơi thở. Mà mình cứ chú ý nó thở vậy chứ lát nó tầm bậy à! Nó, chú ý: “Coi chừng mày thở vậy chứ mày im im chút đây, mày không có niệm gì đây, coi chừng mày không khởi vọng tưởng đây, coi chừng mày vô hôn trầm bây giờ”. Nghe nó an đó coi chừng nó lặng vô à, thì chuẩn bị: “Tao biết mày sắp sửa rồi, tao đi kinh hành mà tao cũng vẫn tu Tứ Chánh Cần. Đi tao không có tập trung dưới bước đi đâu, mà tao lắng coi từng niệm, coi tao đi vậy chứ coi mày suy nghĩ cái gì?” Có, vậy thôi! Gọi là Tứ Chánh Cần. Con hiểu chưa?

(18:14) Còn Phước Tồn, con thì hiện giờ cái thân bệnh thì dùng câu tác ý để đuổi bệnh mà nhiếp tâm, có vậy thôi!

Tu sinh Phước Tồn: Dạ

Trưởng lão: Mỗi một cái hành động hơi thở là mỗi câu tác ý đuổi bệnh qua cái hơi thở của con, hoặc qua cánh tay của con mà thôi. Nếu con không dùng hơi thở thì con dùng cánh tay. Thì cái câu tác ý, thay vì câu tác ý nhiếp tâm: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô” rồi đưa vô. Nhưng mà con đuổi bệnh: “Cái thân bệnh thừa hơi này phải theo cánh tay mà ra” thì con đưa ra “Cái thân không bệnh thừa hơi này theo cánh tay mà vào”, tôi đưa vào. Cứ nhiếp tâm bằng cách này cũng là cách nhiếp tâm đuổi bệnh. Con hiểu chưa?

Tu sinh Phước Tồn: Dạ!

Trưởng lão: Đó, cứ như vậy tập chứ còn, để khi mà trọn vẹn suốt 30 phút đuổi bệnh, mà hoàn toàn không niệm, không hôn trầm gì hết, đó là đã nhiếp tâm được 30 phút. Nhưng còn cái mục đích của câu tác ý là đuổi bệnh. Mà bệnh chưa hết tức là nghiệp mình chưa xong. Thì tới an trú sẽ, khi mà tới tập an trú. Bây giờ con nhiếp tâm được 30 phút chưa?

Tu sinh Phước Tồn: Dạ chưa!

Trưởng lão: Chưa thì thôi, bây giờ cứ tập nhiếp tâm đi. Chừng nào an trú được rồi Thầy sẽ dạy cách thức an trú đuổi bệnh luôn.

Tu sinh Phước Tồn: Dạ

Trưởng lão: Phải không? Thì bây giờ cứ về, còn bây giờ con có trình gì thêm nữa không?

Tu sinh Phước Tồn: Dạ con trình trong thư, cái đó Thầy có thể trả lời sau cũng được.

Trưởng lão: Thôi, cái này để trả lời sau.

Tu sinh Phước Tồn: Mô Phật, Vậy con cám ơn Thầy!

4- CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TU TẬP TỨ NIỆM XỨ

(19:43) Còn Kim Quang con, con! Thầy dự định cho cái người thay con đứng lớp, để con tiến tới tu, để con tiến tới trong cái vấn đề mà tu Tứ Niệm Xứ. Ráng cố gắng ở trên Tứ Chánh Cần mà xả cho thật sạch. Thì trong cái giai đoạn này, thì Thầy thấy rằng là cần phải có một người thay con đứng lớp.

Thầy Chơn Thành về đây, thì cái mục đích lớn tuổi rồi, thì thầy sau thời gian đứng lớp cũng có rút tỉa từng được cái kinh nghiệm rồi, cho nên không có cần thuyết giảng nữa. Mà Thầy sẽ trợ giúp cho thầy Chơn Thành nhiếp tâm và an trú cho đúng cách, không bị lọt trong tưởng, để rồi được ở trên Tứ Niệm Xứ mà tiếp tục đi đến con đường giải thoát hoàn toàn.

Còn riêng con thì bây giờ ở trong lớp của con, cái người nào mà có thể thay con được thì cứ chỉ cho Thầy. Thầy sẽ chỉ đạo, chỉ định người đó đứng ra dạy. Để cho người đó có lúc mà rèn luyện mình làm 1 cái người mà đứng lớp, để đồng thời chúng ta nâng cao cái trình độ. Mai mốt mỗi người đi 1 xứ chứ, để mà độ chúng sanh, chứ trong nước chúng ta rộng rãi lắm, có phải không?

Đó thí dụ, cho nên bây giờ đó thì Thầy sẽ cho người thay thế con, để rồi con yên tâm mà ở trong cái giai đoạn mà tu tập. Mà nếu mà điều kiện mà Thầy thấy nó còn 1 chút ít, thì Thầy sẽ cho con vào gần ở bên Thầy. Còn 1 chút niệm ở trên Tứ Chánh Cần, Thầy sẽ cho vào gần bên Thầy. Để rồi Thầy cho sống 1 mình cô đơn ở trong đó, coi thử coi niệm bao nhiêu nó đổ ra hết cho sạch, để rồi bắt đầu mới vô Tứ Niệm Xứ mới được.

(21:28) Chứ còn ở đây, còn chúng qua lại, rồi còn tới phòng vi tính, còn này kia. Coi vậy chứ cái niệm nó thưa vậy, chứ nó không bằng ở cô đơn rồi mới thấy rằng nó niệm dữ lắm. Nó buồn nó mới sanh ra niệm nhiều. Chứ còn nó vui vui vậy, chứ nó ít niệm mấy con. Bởi vì mình ở trong cái cảnh động, thì mình thấy như là mình xả tâm được rồi. Rồi mình ngồi, mình thấy nó yên yên, tức là nó đã mãn nguyện của nó, đã tiếp duyên rồi. Còn bây giờ mà Thầy cho vô 1 mình, ở 1 cái thất xa, không thấy ai, không thấy bóng người. Lúc bấy giờ mới biết rằng cái tâm của mình thiệt ra nó chưa yên đâu. Bây giờ nó mới xả rốt ráo, nó mới ngồi đó mà tu Tứ Chánh Cần. Mới xả quyết lực, quyết định thì trong vòng 1 vài tháng sau, thì bắt đầu vào Tứ Niệm Xứ.

Đó là cái giai đoạn động, rồi tới giai đoạn tịnh của cái giai đoạn của Tứ Chánh Cần mấy con. Thầy biết cách thức của nó lắm! Nó trong cảnh động này, nó không lăng xăng, lộn xộn bao nhiêu đâu. Nhưng mà tới cảnh tịnh, bởi vì nó quen xả rồi, cho nên nó đã thỏa mãn cái vui đó rồi, cho nên nó không có cô đơn. Còn vô cái cảnh cô đơn đó rồi, bây giờ nó có mình nó rồi bắt đầu bây giờ nó không biết sao hết. Thôi nó tùm lùm ở trong này, nó nghĩ cái này, nó nhớ cái kia, ra đủ thứ. Hồi đó thì nó gặp nó không nhớ, bây giờ nó mới nhớ đủ thứ. Lúc bây giờ đó, gạn lọc cái giai đoạn cuối cùng của Tứ Chánh Cần, thì bước vào Tứ Niệm Xứ trọn vẹn dễ dàng, không có khó khăn! Ráng được không con?

Tu sinh Kim Quang: Dạ được!

(22:53) Trưởng lão: Quyết định chết, chết bỏ! Chứ còn không đầu hàng. Khi mà Thầy cho vào sống 1 mình rồi, cũng như sư Giác Thường thà chết, chứ còn không có trở ra lớp này nữa đâu. Nhất định là không có trở ra đây nữa. Nghĩa là trong đó có Thầy, Thầy sửa đổi như thế nào, thế nào để đi vào sự tu đúng. Chết là thôi! Chứ còn nhất định là khi nào mà tu xong rồi thì trở ra gặp huynh đệ với nhau, nói lại kinh nghiệm của mình. Còn không thì chết, Thầy chôn đó, mấy con cũng không hay đâu, chết bỏ mà! Bởi vì quyết định 1 đời tu để chứng đạo. Quyết tu mà không lui thôi, chỉ làm sao chứng đạo mà thôi. Đó là cái kiểu cách của Thầy thôi. Mà bây giờ đệ tử của Thầy thì phải theo vậy thôi. Chết bỏ mà! Nhất định là chúng ta quyết tâm thực sự rồi. Đời này còn cái gì, nghĩa lý gì đối với chúng ta khi đã hiểu Phật pháp?! Cho nên quyết bỏ, không có còn mà nắm níu nó chút nào hết! Cho nên quyết tâm con. Thầy tin rằng với chiếc áo cư sĩ của con, nhưng mà cái hành động sống của con là 1 tu sĩ sẽ thực hiện được Tứ Niệm Xứ và thực hiện được Tứ Thần Túc.

Cho nên vì vậy mà cố gắng, để mai mốt có người hỏi cư sĩ có tu chứng đạo được không? Thì Thầy sẽ chỉ con. Ờ, người cư sĩ nào cũng tu được, chứ đâu phải mà cần phải mặc y áo vàng như mấy con đâu. Cho nên mấy con tu mà thua người cư sĩ, là tu sĩ mà tu thua, là mấy con xấu hổ lắm mấy con! Mà Kim Quang sẽ thực hiện trong chiếc áo người cư sĩ, sẽ làm được những cái việc mà có thể người tu sĩ làm được. Thì mấy con phải cố gắng, cố gắng bên tu sĩ các con phải cố gắng, cố gắng lắm mấy con! Phải không?

Cho nên vì vậy mà con trình bày thêm, có gì thưa hỏi Thầy thêm, ở trong cái giấy của con.

Tu sinh Kim Quang: Dạ, giấy của con cũng ghi 2 cái điều mà Thầy cũng mới vừa nói.

Trưởng lão: Có vậy thôi phải không?

Tu sinh Kim Quang: Dạ

Trưởng lão: Rồi bắt đầu Thầy trả lời đúng cái câu.

Tu sinh Kim Quang: Thầy trả lời đúng hết.

(24:44) Trưởng lão: Rồi thôi! Bây giờ cứ về, nỗ lực. Mai mốt rồi Thầy sẽ cho người thay con đứng lớp, phải không? Rồi chừng đó thì Thầy sẽ kiểm tra lại kỹ lưỡng, hẳn hoi, thì Thầy sẽ cho vô trong kia ở, chứ không ở ngoài này nữa. Cách lìa đi, để cho không còn mà đi tới, đi lui, phải là lên vi tính gì nữa hết. Bây giờ không có lên vi tính gì nữa. Bây giờ dùng Thiên Nhãn Minh, chứ còn không có dùng cái chuyện nhỏ mọn nữa đâu. Muốn nói chuyện, muốn quan sát cái gì đó thì thực hiện Tứ Thần Túc sẽ làm cái việc này thay thế cái vi tính của mình. Rồi! Rồi! Thôi ráng về đi. Rồi còn đây, chuẩn bị cái bước mới à, ráng tu tập con!

5- ĐỨC HẠNH NGƯỜI TRƯỞNG ĐOÀN

(25:24) Ở đây là Gia Quang! Con trình cho Thầy sự nhiếp tâm coi sao con? Đây, cái giấy đây con. Con có cần đọc nó không con? Để mà coi, đâu con trình cho Thầy sẽ tiếp tục.

Tu sinh Gia Quang: Con xin kính lạy Thầy! Con thưa Thầy, Trong thời gian qua là con tập 10 phút nhiếp tâm. Lúc đầu là con vào ngồi là 1 phút nó an tịnh hết thân, rồi là bắt đầu con thở ra 1 hơi dài, 1 hơi ngắn. Rồi hít vô 1 hơi dài, thở ra 1 hơi dài, bắt đầu là con tác ý và hít vô, thở ra vẫn 10 phút con xả nghỉ 5 phút, con tiếp tục con tu tập như vậy suốt thời gian 30 phút mà không có niệm khởi gì trở ngại.

Trưởng lão: Được con, như vậy là con tiếp tục con nhiếp tâm như vậy là tốt rồi con, không sai, không có trật đâu!

Tu sinh Gia Quang: Còn thứ hai là cái giờ học ở trong lớp thì thường thường là 9 giờ về là con tu tập cái thư giãn là 10 giờ mới đi lấy cơm, thời gian này thì nó vấn đề, vấn đề nó trễ giờ như vậy là con có bỏ cái thời gian học để…​

Trưởng lão: Không sao! Coi như cái thời gian học đó con, là cái buổi, 1 buổi đó, mình không cần sợ nó mất giờ tu của mình, không cần. Con cứ học rồi về con nghỉ khoẻ, để rồi buổi chiều. Buổi sáng học thì buổi chiều con sẽ có cái thời gian nó khoẻ hơn để mà tu tập cho có chất lượng. Cái quan trọng ở chỗ cái chất lượng tu tập, chứ không phải tu nhiều!

Tu sinh Gia Quang: Thứ ba nữa là theo cái về Phật giáo là nói lục hoà, thì con thấy mỗi lần đi lãnh cơm là thầy trưởng đoàn con là phải đứng hết, mà mùa này mưa nữa mà đứng hết chờ 1 đoàn tăng nhận cơm như vậy, thì sư mới nhận về sau. Thì bây giờ con trình lên Thầy như vậy, Thầy chỉ dạy cho con, làm như vậy thì thấy quá tội!

(27:21) Trưởng lão: Cái đó là cái hạnh sư trưởng đoàn con! Cái hạnh. Mình luôn kính trọng và tôn trọng cái hạnh đó. Cái hạnh để nhường lại tất cả chúng, để rồi mình là người sau cùng. Đó cái hạnh cao quý lắm con!

Cho nên chúng ta theo cái gương hạnh đó, mà chúng ta thực hiện. Do đó thì các sư đi khất thực đó, các sư đến, các sư nhanh nhẹn hơn, khất thực mau hơn. Để rồi sư trưởng đoàn sẽ là người khất thực sau cùng, đó là cái hạnh của 1 người làm lớn. Người ta dẫn đoàn cho mình thì người ta phải có những gương hạnh, để nhường lại cho tất cả những đoàn viên là những người đi trước để thực hiện. Vậy mà các con hãy thực hiện cho nó nhịp nhàng, cho nó cái thời gian nó nhanh chóng, để tội nghiệp sư trưởng đoàn phải đứng chờ mình quá lâu!

Tu sinh Gia Quang: Có ơn đức sư chỉ dạy thì con chỉ khắc phục và cố gắng như vậy để làm cho trọn 1 vị tu sinh.

Trưởng lão: Ráng con! Thấy cái gương hạnh của người trưởng đoàn như vậy, là cái gương cho mấy con. Thầy không nhắc, chứ nhắc ra Thầy thấy cần phải có những cái hạnh, cái đức hạnh như vậy là quá đẹp!

6- NHIỆT TÂM TRONG SỰ TU TẬP

(28:40) Thiện Tâm con. Đây, con sẽ đọc cái này, rồi Thầy sẽ trả lời từng cái câu hỏi của con.

Tu sinh Thiện Tâm: Dạ con thưa Thầy cho con hỏi thăm trước vấn đề mà một là tu tập nhiếp tâm, nhiếp tâm là ví dụ như trong 30 phút, thì con nhiếp tâm theo từng phút một, nhưng mà có phút thì con thấy nó tốt, mà có phút thì nó cũng còn cái niệm đó. Như vậy thì con có, nhưng nó nghĩa là nó không có được trọn vẹn. Vậy thì sau 30 phút đó rồi thì con nghỉ hay là tiếp tục con lại tu tiếp nữa được không?

Trưởng lão: Không! Nó có những cái phút mà mình không trọn vẹn, thì mình mới nghĩ tại sao lại không trọn vẹn những cái phút đó? Tại sao? Có thể mình bị mệt nhọc nhiều hay như thế nào? Con phải tìm hiểu được cái đặc tướng của mình, để cho mình: “Tu chỉ có 1 phút mà tại sao lại không đạt được cái chất lượng, mà lại còn một vài niệm xẹt ở trong 1 phút đó?”

Cho nên con tư duy suy nghĩ, rồi con tìm cách. Bây giờ cái pháp nhiếp tâm, rõ ràng là có cái phương pháp dẫn tâm, ý thức làm việc, mà tại sao lại còn 1 niệm xẹt vô như vậy? Con đặt thử câu hỏi, thì con thấy cái sự nhiếp tâm. Để từng cái câu tác ý, từng cái chú ý ở trong cái hơi thở của mình, hít thở như vậy, là nó yếu cái chỗ nào? Nó thiếu nhiệt tâm ở chỗ nào?

Ở đây phải nói rằng còn thiếu nhiệt tâm, mà tu trong 1 phút mà còn niệm, tức là còn thiếu sự nhiệt tâm! Cho nên vì vậy mà con lấy chỗ thiếu nhiệt tâm đó. Tại sao? Mình đặt câu hỏi: “Tại sao mình tu hành rồi mà mình còn thiếu nhiệt tâm? Tu là phải tu có chất lượng! Tại sao mình tu 1 phút, cái thời gian nó ngắn như vậy mà tại sao còn niệm?”. Con tự đặt câu hỏi với con: “Vậy thì cái chỗ nhiệt tâm mày ở đâu, chỗ nào?”

(30:26) Thì từ đó con sẽ lôi ra và kết quả, khi mà con đặt từng cái câu hỏi như vậy thì cái ý chí, cái nghị lực, cái nhiệt tâm nó sẽ tăng lên. Nó sẽ nhiếp tâm, nó sẽ đạt được cái kết quả, hoàn toàn là không có niệm. Con sẽ làm thử đi, con sẽ làm thử, con sẽ tha thiết cho sự tu tập. Và từ đó con sẽ đặt ra những câu hỏi, rồi con sẽ xét qua con, rồi con biết rằng bây giờ tu 1 phút này phải như thế nào gọi là nhiệt tâm, cái nhiệt tâm ở chỗ nào? Và từng đó con sẽ khắc phục được cái niệm khởi ở trong cái sự tu tập của con. Nó sẽ thành tựu được con.

Đó! Như vậy đừng có lui lại! Nhất định là đừng có lui lại. Bây giờ tu 1 phút mà lui lại 30 giây, thì không được, nhất định là ôm chặt 1 phút. Bởi vì đây là cái đoạn thời gian ngắn nhất của 1 cái người tu. Chỉ nó thiếu nhiệt tâm, chứ không phải là thiếu khả năng. Cái sức con thì nhiếp tâm 1 phút không có thể nào gọi là không có sức, mà chỉ có cái nhiệt tâm yếu thôi! Cho nên tu hơi lơ là 1 chút thôi, do đó mà bị niệm xẹt vô, phải không? Cho nên vì vậy mà con nên tập tu sửa lại để rồi đạt được chất lượng, để rồi lần lượt con tiến lên đi nữa, chứ không phải ở cái chỗ mức độ thấp đó.

Tu sinh Thiện Tâm: Dạ!

Trưởng lão: Còn cái gì nữa không con? Cứ hỏi!

Tu sinh Thiện Tâm: Con xin hỏi thăm Thầy thêm nữa là, cái thứ hai ví dụ như là khi mà con bị lở miệng, thì con có thể dùng muối con ngậm để cho nó sát trùng, cho nó mau lành hơn. Như vậy nó bị ảnh hưởng gì không?

(32:02) Trưởng lão: Không! Không ảnh hưởng gì. Tại vì trên cái cơ thể của con đã bị 1 cái loài vi khuẩn hay hoặc 1 loài nào đó nó đã xâm chiếm. Cũng như nhà con mà bị con mối, con mọt vô xâm chiếm thì tìm cách để ngăn chặn nó, không có cho nó xâm chiếm mà thôi. Cũng như cái thân của con bây giờ, con mượn cái thân này mà con bảo vệ nó. Con dùng muối để súc miệng thì nó sẽ bị lở bị loét đi, nó làm cho con khổ sở, không thể tu tập được. Cho nên vì vậy mà con súc miệng để ngăn chặn không có cho cái loại vi khuẩn đó để mà phát sanh làm ra những cái bệnh. Thì cái điều đó điều tốt! Có quyền ngăn chặn, chứ không phải là mình thiếu cái quyền ngăn chặn. Bởi vì xung quanh chúng ta sống là cái môi trường có nhiều loài vi trùng, vi khuẩn.

7- GIỮ GÌN ĐỨC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG SẠCH SẼ

(32:48) Tu sinh Thiện Tâm: Dạ con cám ơn Thầy! Con xin hỏi thêm nữa là, như chúng con ở đây mà làm vệ sinh mà như cào rác dọc theo cái đường đi này, kia, nọ đó. Thì không biết là có ảnh hưởng làm chết chúng sanh, như vậy có ảnh hưởng gì lắm không Thầy?

Trưởng lão: Làm mà chết chúng sanh thì thiếu sức tỉnh giác! Cho nên ở đây làm không có nghĩa là làm cho rồi công việc, mà làm thì chúng ta cẩn thận khi thấy có 1 ổ kiến, hay hoặc có gì đó thì chúng ta tránh, và chúng ta đập làm cho chúng động, để rồi chúng sẽ đi, chúng ta sẽ làm. Bởi vì con người chúng ta là những con người sống phải có đức vệ sinh, cái đức đạo đức vệ sinh nó làm cho cái môi trường sống, cái nơi sống chúng ta nó trong sạch!

Thí dụ như Thầy đi ngang qua một cái khu các cái thất của mấy con ở, mà thấy bọc nilon, bao bằng nilon rải rác chỗ trắng, chỗ đen, chỗ giấy, chỗ này, chỗ kia thì trông nó không có vệ sinh. Nó coi như là không có văn hóa đó. Thì do đó mấy con đi lượm những cái đó gom lại rồi mấy con đốt cho sạch sẽ.

Còn bây giờ những cỏ rác nó làm cho cái đường lối chúng ta đi, nó có thể vô tình không thấy dẫm đạp lên, các loài kiến nó rất nhiều, do đó chúng ta khéo léo dọn dẹp. Nhưng mà vì sức tỉnh thức của chúng ta, khi mà chúng ta cuốc hay hoặc cào rác, không có nghĩa là làm như người nông dân. Mà chúng ta nhẹ nhàng cào, để rồi chúng ta sẽ thấy rằng ở dưới đó nó có những con vật. Do đó lần lượt, chúng ta bữa nay làm một cào, rồi chúng ta lại kia, chúng ta làm kế tiếp nhẹ nhàng một cái lớp lá ở trên, để cho nó ở dưới nó tránh, rồi ngày mai chúng ta cào thêm. Chứ không phải chúng ta làm liền một lượt cho nó sạch. Điều đó chúng ta cào nó chết loài chúng sanh, rất tội mấy con!

(34:46) Cái hành động làm vệ sinh để cho nó sạch khu của chúng ta ở. Bữa nay chúng ta chỉ cào sơ một cái lớp lá ở trên, còn cái lớp lá mục ở dưới chưa cào. Nhưng vì động chúng sanh nó sẽ dời đi, chúng ta sẽ cào thêm một lần nữa. Rồi cào thêm một lần nữa, nhiều lần như vậy thì chúng ta. Bởi vì khi mà cào có một lần như vậy đó, mấy con cào rất nhẹ nhàng. Còn trái lại cào mạnh để mà làm một lần cho nó sạch luôn thì mấy con phải dùng sức cào mạnh, đó là thiếu sức tỉnh giác, thiếu đức hiếu sinh! Các con hiểu không?

Cái hành động đó nó chứng tỏ là lòng yêu thương của chúng ta, nhưng nhân quả của loài vật nó cũng có nhân quả. Biết đâu chừng cái cào của chúng ta, nó cũng có thể đã làm chết đi một vài con kiến, một vài con côn trùng dưới đất, chứ không phải không. Nhưng đó là cái nhân quả của chúng, nhưng chúng ta cố tránh, làm thật nhẹ nhàng để không phạm đến sự chết chóc của chúng sinh, của loài côn trùng. Con hiểu không?

Cái hành động mà làm nhẹ nhàng và tỉnh táo từng chút đó đó, là chứng tỏ cái lòng hiếu sinh, cái đức hiếu sinh của chúng ta thực hiện qua cái hành động. Mà con người có đức hiếu sinh, thì chúng ta không bao giờ nỡ giết con vật nào. Mà bây giờ không làm vệ sinh, thì cái nơi chúng ta nó sẽ rậm rạp. Cũng như cầm cái cuốc mà dẫy một cái đám cỏ thì chúng ta cẩn thận. Cẩn thận, chúng ta đưa nhẹ cuốc xuống, chứ không phải dẫy để cho nó sạch ngay liền, như những người khác mấy con.

(36:14) Đó là cách thức để mà học, để thực hiện được cái hành động đức hiếu sinh, cái lòng từ bi thương xót của chúng ta đối với loài chúng sinh nhỏ nhất hơn chúng ta gấp trăm ngàn lần. Chúng ta thực hiện lòng từ bi bằng hành động, chứ không phải bằng lời nói suông! Còn bằng lời nói suông nó khiến mấy con trở thành những con người lười biếng, không lao động. Nói tui bây giờ tui là con người có tâm từ bi, cho nên bây giờ tôi không dẫy rác, không hốt rác, không này kia. Hốt rác, dẫy rác làm cho loài chúng sanh chết. Chính cái hành động từ bi các con làm nhẹ nhàng, hốt rác giữ vệ sinh cho cái khu nơi mình ở sạch sẽ. Mà cái hành động làm nhẹ nhàng, chứng tỏ chúng ta không muốn, không có làm mạnh để cho chết chúng sanh. Đó là lòng từ bi chúng ta thực hiện quan trọng. Cho nên nó quý giá lắm! Cái hành động từ bi, chứ không phải lời nói từ bi suông! Đó thì mấy con thấy cái hành động, đó là cái hành động có giá trị của Đức Hiếu Sinh, rất là sâu thẳm.

Nó buộc lòng chúng ta từ cái chỗ tỉnh thức nó lại tỉnh thức hơn. Cho nên Thầy nhắc mấy con thấy rõ ràng, Thầy dạy Tứ Vô Lượng Tâm. Chúng ta đi kinh hành, chúng ta nhắc: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”. Đi phải nhìn dưới chân, bước chân kỹ càng, tránh dẫm đạp loài chúng sanh để thực hiện lòng từ của mình mà. Do đó chúng ta đi, nhờ cái lòng thương yêu đó mà chúng ta kinh hành rất là chín chắn, làm cho sức tỉnh của chúng ta càng tỉnh hơn. Các con thấy nó câu hữu, tức là nó kết hợp với nhau để mà nó thực hiện trên sức tỉnh giác.

Còn bây giờ chúng ta là con người tu cần cái sức tỉnh giác rất nhiều. Cho nên chúng ta làm những cái công việc đó để mà tu tập tỉnh giác, mà lại thực hiện được đức hiếu sinh, lòng thương yêu rất là tuyệt đẹp của một người tu sĩ! Mà lại cái hành động làm của chúng ta không phải là cái người tu sĩ thiếu cần lao. Chúng ta có cần lao chứ, đâu phải là thiếu cần lao!

(38:13) Cho nên trong cái thời đức Phật, 1250 vị Tỳ kheo ở trong một cái khu rừng nào, thì cái khâu về vệ sinh khi mà tiêu tiểu thì mọi vị Tỳ kheo đều phải móc cái lỗ, rồi tiêu tiểu lấp lại, rất là vệ sinh! Ăn uống vỏ trái cây hoặc này kia nọ, ăn rồi không phải tung tóe đổ ở gốc cây đâu, mà đào 1 cái lỗ lấp lại đàng hoàng. Vô khu rừng của Phật ở, không thấy 1 vỏ trái cây. Còn chúng ta ăn rồi thì chúng ta đem đổ cả đống ở bên cái hè, sau nhà chúng ta 1 đống vỏ trái cây thì thôi rồi, chúng ta không giống Phật chút nào hết!

Cho nên trong cái vấn đề ăn ở của chúng ta là ăn ở theo vệ sinh đúng như Phật, mà 1250 vị tỳ kheo thường thường cái khu vực mà đức Phật ở ít nhất là phải 500 vị tỳ kheo. Thì các con biết số lượng người đông như vậy mà vệ sinh như vậy, thì mới gọi là cái người giữ môi trường sống chứ. Còn chúng ta bây giờ ở đây có 10 người, 20 người. Thế mà đi ngang qua cái thất của mấy con thấy bên đây cái bọc, bên kia cái bọc, bên nọ miếng giấy, bên nọ…​ Rồi ăn vỏ trái cây thì đem ra đổ dưới gốc, không bao giờ vệ sinh.

Cho nên Thầy đến chỗ nào, cái khu nào Thầy đều là đi lượm rác, Thầy là người hốt rác. Cho nên ở bên đây, cái cửa cô Út khóa lại, Thầy không có dịp đi qua hốt rác cho mấy con. Chứ lẽ ra nếu mà có dịp, Thầy sẽ đến hốt rác xung quanh thất cho mấy con sạch sẽ. Thật sự mấy con thấy, Thầy ở chỗ nào là Thầy đi lượm rác chỗ nấy, Thầy móc lên hết, không có để rác. Cái nào đốt được đốt, còn cái nào đốt không được đem, như lon đồ này kia, đốt không được thì đem đào cái lỗ sâu chôn nó kín đáo, nó giữ vệ sinh. Chứ không phải quăng bên đây cái lon, bên kia cái lon. Không có, không có làm cái điều đó! Chôn cất kín đáo, cỏ lên xanh tươi mượt mà không có một cái bọc dơ bẩn, không có một cái miếng giấy dơ bẩn rãi trên thảm cỏ nơi Thầy ở, đó là vệ sinh mấy con!

(40:21) Hôm nay là …​ sẵn cái dịp Thiện Tâm hỏi, Thầy dạy cho mấy con đức vệ sinh môi trường. Cho nên ở đâu là chúng ta phải giữ gìn cái đức hạnh ở đó cho sạch sẽ. Cho nên nhà nước gọi giữ gìn môi trường sống cho trong sạch, nhưng mà Thầy thấy rõ ràng là không trong sạch. Bọc rác rải đầy đường, sau nhà trước cổng đều là đầy đường, không có chỗ nào sạch sẽ! Đó là cách thức chúng ta chưa ý thức, chưa học đạo đức vệ sinh.

Cho nên ở đây các con nhớ làm những việc vệ sinh, để cho chúng ta sạch đẹp trong cái khu chúng ta ở, điều đó là điều tốt mấy con, điều tốt! Cố gắng làm, làm nhẹ nhàng. Ngày chúng ta bỏ ra 1 giờ chúng ta làm một chút, cho có vận động cơ thể, cũng là một cái phương pháp tập thể thao, có gì đâu. Các con thấy, chứ mình ngồi hoài, mấy con không vận động cơ thể thì nó cũng thành bệnh, nó không tốt.

Cho nên trong cái phương pháp Phật dạy pháp Thân Hành Niệm, mục đích để vận động chân tay chúng ta đưa tới, đưa lui làm cho cơ bắp mấy con hoạt động. Chứ không khéo mấy con ngồi ỳ hoài đó, thì các con thành cái gộc cây chứ đâu phải là con người nữa. Rồi đây nó sẽ đổ bệnh ra, nó còn khổ nữa! Cho nên làm tất cả những việc nhỏ nhặt như vậy cũng là cái sự vận động thể thao mà thôi.

Con hỏi gì Thầy thêm nữa không?

Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, thưa Thầy cho con xin hỏi thăm thêm hai vấn đề nữa. Hôm trước…​ như vậy thì cho con hỏi thăm lại ví dụ như vỏ trái cây chúng con không có cái cuốc để mà đào lỗ mà bên cái thất thường có cái hào mà hồi xưa múc đất lên để mà đổ, thì bây giờ mình bỏ trái cây, vỏ trái cây xuống dưới đó được không Thầy?

Trưởng lão: À, bỏ được con!

Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, chắc cũng phải kiếm cái lá, cái gì lấp lại.

(42:14) Trưởng lão: Lấp lại, để không coi nó kỳ lắm. Đi ngang qua cái hào mà thấy gần cái thất mình vỏ trái cây, rồi chôm chôm, sầu riêng, măng cụt vứt đầy dưới hết thì coi nó kỳ lắm! Kiếm một cái chà cây hay cái gì đó hay hoặc cái gì bỏ cho nó đậy lại kín thì được.

Còn nếu mà có một cái bay, một cái xẻng, một cái cuốc nhỏ gì đó thì mấy con đào cái lỗ, mấy con lấp lại. Ăn bữa nào đào lỗ lấp bữa nấy. Còn có một cái hào nào đó, thì mấy con đổ xuống cái hố cái hào đó, thì mấy con lấy đồ mấy con đậy lại. Nó có những cái loại trái cây nó có quyến rũ ruồi, nó cũng thành ra rất là bẩn. Như xoài này kia trong cái mùa này đó mấy con ăn rồi hay có ruồi, cho nên mình đậy lại kín đáo một chút mấy con.

Nhưng mà về cái vấn đề mà những cái vỏ trái cây nó sẽ bị hoại diệt, còn những cái bọc nilon nó không có hoại, nó dơ lắm, coi nó bẩn lắm mấy con! Nhưng mà đừng có bỏ trong cái bọc rồi mang nhét nó kỳ lắm, thì không tốt! Đổ riêng ra, còn cái bọc để rời ra mấy con, để đốt những cái bọc đó đi, thì cái khu vực chúng ta ở sẽ được sạch sẽ!

Tu sinh Thiện Tâm: Kính thưa Thầy, hôm bữa thì phổ biến trên lớp là cái vấn đề này, thì sư Minh Độ cũng nói là ở nước ngoài người ta đi lượm về người ta đốt, chứ không có chôn, chôn dưới là nó không có tốt.

Trưởng lão: Đúng vậy!

Tu sinh Thiện Tâm: Cho nên đốt đi, hoặc là cho một cái khu tập trung nào đó chứ mình không có chôn. Như vậy thì ở đây chúng con thấy thì mỗi ngày nó có ít thì mình đốt chắc cũng không ảnh hưởng gì đâu.

Trưởng lão: Đốt thì nó ít, nó không ảnh hưởng. Còn mấy con tập trung mà cả đống như vậy đốt nó rất, khói nó ảnh hưởng lắm à con! Nó không tốt, nhưng mà mình ít, thành ra có 1, 2 cái bọc mình gom mình đốt cái rồi, nó không có ảnh hưởng nhiều.

(44:08) Người nào thì cũng có chút ít, chứ đâu có nhiều. Mà ngày nào mình cũng vệ sinh, ngày nào cũng vệ sinh thì nó đâu có mà tập trung đâu mà nhiều, đó thành ra nó tốt! Chứ còn cả đống mà bọc nilon mà để đốt lại, nó thành một cái cuộn khói, nó nguy hiểm lắm!

Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, thưa Thầy cho con hỏi thăm thêm là, hôm đó chúng con học tới cái bài mà cô bé Hoàng Thị 16 tuổi, thì cũng có thấy nói. Chúng con cũng có suy nghĩ nếu như mà cô bé này mà có được cuốn sách đạo đức gia đình này, biết phân tích về những cái nhân quả của mình trước đây thì chắc có lẽ là, vậy thì nó cũng đỡ đau khổ đi. Rồi với lại cũng biết cách để mà tránh né bớt cái nghiệp quả của mình. Cho nên con cũng có ý định là nếu mà như Thầy cho phép thì có thể gửi cho cô này 1 cái quyển sách đạo đức gia đình để cô tìm hiểu, có được không Thầy?

Trưởng lão: Được chứ con! Cái đó là cái tốt mà. Bởi vì đó là cái nhân vật thật mà. Nhân vật thật của báo chí nó đăng, có thật mà. Mình cũng trợ giúp được cái sự an ủi cho cái người bất hạnh trong xã hội.

(Thầy sẽ vô bây giờ con, xong rồi? Dạ xong rồi.)

Tu sinh Thiện Tâm: Hôm trước cái vụ của bà Hợi đó, rồi thì sau chú Minh Thiện cũng có đem đến, bà thì cũng rất là hoan hỷ. Nhưng mà từ trước từ đó đến nay thì chúng con cũng chưa có hỏi thăm thử là cái kết quả ra sao, con cũng chưa biết?

Trưởng lão: Cái đó là cái mình an ủi của người ta. Bởi vì nói chung là người ta cũng thấy cái vấn đề đó, người ta cũng xấu hổ lắm. Cho nên vì vậy mình đưa để an ủi để cho họ, cái tinh thần họ được vui vẻ hơn, họ thấy đó là cái nhân quả của họ thôi. Và đồng thời họ sau này, cũng làm cho cái gia đình họ đoàn kết với nhau hơn, tốt hơn, không có gì. Cho nên mình không cần hỏi nữa, hỏi nữa người ta đã xấu hổ, gia đình người ta vậy người ta xấu hổ quá rồi. Giờ mình còn tới canh me nữa thì người ta thấy mặt mình, người ta không có nhìn kỹ được.

Cho nên biết rõ ràng mình đưa ở trên, làm thành ra một bài học đạo đức mà lấy gia đình người ta, thì người ta thấy quá xấu hổ! Phải không? Cho nên nhưng mà người ta rất biết ơn. Nhưng mà bây giờ mình gặp nữa là người ta ngại quá, người ta không dám tiếp vô nhà đâu.

Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, hôm đó chú Minh Thiện có đi tới vui lắm. Bà cụ, bà Hợi rất là vui bà nói chuyện, chú Minh Thiện nói thấy cũng phấn khởi lắm, vậy thì chúng con thấy như vậy cũng là hay.

Và cái phần sau nữa là con thấy, con trình thêm là cái phần của tu sinh Lùng đó, tức là tu sinh mới vào, thì cũng còn trẻ, với lại mới mẻ quá rồi, cho nên con tính xin là Thầy có hướng dẫn cho Phật tử đó là học hành như thế nào, thế nào để mà cho tu tập thêm…​

(46:55) Trưởng lão: Nói chung là vào đây thì bắt đầu đó, thì cô Út sắp xếp những cái nơi ở, rồi tập cho nó thành cách sống quen trước, cái đó là cái khó rồi. Sống quen ăn ngày một bữa, rồi sự sinh hoạt ở đây cho quen. Chứ bây giờ mà đưa vô Pháp nữa, nhiều khi nông nổi quá, nhào vô trong thất mà ngồi tu kiểu đó, chết được, không được! Cho nên vì vậy tập cho thành cái nếp sống của chúng ta, nếp sống. Đưa cái thanh quy, để cho biết cái kỷ luật, cái nội quy của Tu viện phải sống như thế nào, thế nào, làm sao? Để cho nó tập thành cái thói quen sống cái đã. Khi sống được rồi thì bắt đầu Thầy mới dạy cách tu. Chứ còn ngay bây giờ thì khoan đã, để cho nó sống cho nó quen. Đó mấy con.

Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, con xin hết, xin cám ơn Thầy!

8- VỀ THĂM GIA ĐÌNH

(47:42) Tu sinh Nguyên Tánh: Mô Phật, Thầy cho con xin gặp Thầy trao đổi Thầy một số vấn đề…​

Trưởng lão: Nhưng mà khách còn đang chờ Thầy con, bây giờ chờ, trao đổi gì con?

Tu sinh Nguyên Tánh: Con bạch Thầy! Ngày mai con phải về ngoài Ninh Bình rồi, nhưng bây giờ, theo lời Thầy dạy là 8 tháng nay con không hề ra Tu viện, nhất là đến bố mới mất, con không về một ngày nào hết. Bây giờ con là một cái người mới vào được tập xuất gia như thế này, thì bây giờ những cái giới luật bây giờ con giữ như thế nào? Bây giờ cô Diệu Quang nói giờ con về ngoài Ninh Bình, con phải về thăm nhà, về mà không xuống đó thì thành người không có cái đức hiếu sinh, thì bây giờ theo Thầy chỉ…​?

Trưởng lão: Thì bây giờ đó con về. Đó, đúng là cô Diệu Quang nói đúng, con về đó thăm nhà mình một chút, bởi vì mình về quê rồi, rồi con thăm chút. Rồi con trở lại Ninh Bình giúp cho Thanh Quang một thời gian, rồi sau đó thì trở lại đây, chừng 6 tháng à. Nói tui giúp thầy 6 tháng, chứ tôi không có giúp hơn nữa đâu! Thầy đừng có lôi tôi ở đây. Tôi làm hoài đây chắc là tôi tu không tới đâu à! Rồi sắp sửa rồi tôi cũng đi theo ông bà rồi đây. Rồi phải trở lại đây ngay liền để mà nhiếp tâm, an trú cho nó chất lượng.

Tu sinh Nguyên Tánh: Bạch Thầy, áo quần con về nhà con vẫn mang bình thường thế này chứ không có được thay đổi?

Trưởng lão: À, thì con về đó thăm rồi cái bắt đầu, bởi vì mình xuất gia rồi, mình thăm gia đình rồi cái thì quẩy gói đi luôn vô trong nơi của Thanh Quang rồi. Chứ không được ở trong gia đình, mà 1, 2 ngày ở trong đó thì không có được. Bởi vì mình xuất gia mặc cái đồ này: “Nay sao lại có ông sư ở trong cái nhà của bà A, bà B đây?”, họ cười chết à! “Ông sư này bộ ông muốn xuất sãi rồi đây!”.

(49:19) Cho nên vì vậy đó con về thăm chừng giây lát, hỏi thăm hết bà con của mình, đến chỗ này hay chỗ kia gì trong cái khu vực bà con của mình xong hết. Rồi mình cũng nói về cái tâm nguyện xuất gia của mình, để cho mọi người biết rằng cái mục đích sanh tử là quan trọng, cho nên vì vậy tôi phải bỏ hết. Khi nào mà tu xong rồi, tôi sẽ trở về để mà độ dòng họ bà con. Ai có duyên thì tôi nhất định tôi sẽ độ, tôi nguyện một đời này tu cho được. Như vậy là, rồi cái mình ra đi, chứ mình đừng có ở nấn ná con. Ngồi ngoài hè đâu đó, mình đừng để họ dọn cơm này kia. Ngồi ngoài hè đâu đó, người ta có đổ cháo thiu, cháo thối, thì đem đổ đây cho tôi, tôi ăn cái này tôi đi. Chứ ở đó mà làm tiệc, làm tùng thì không được. Con hiểu không?

Chứ không mà con về đây gia đình nó tầm ăn, tầm uống à. “Cha! Nó vô trong ăn ngày một bữa chắc nó khổ, kham khổ lắm! Về đây mua mớ đậu hũ chiên xào cho đủ loại đó, để cho nó ăn, nó mập”. Thì bắt đầu ngồi chờ ăn thì không có được, phải từ chối, từ chối! Có cơm nguội, cơm thiu gì cứ đổ trong bát tôi đi, tôi mang đi. Có được rồi, tới giờ tôi thọ trai ở đâu cũng được, đó vậy con mang đi là đúng cái hạnh đó.

Tu sinh Nguyên Tánh: Bây giờ cái ảnh giấy của con, nhà của con mới xin được mới gửi vào đây hôm qua, các lãnh đạo, nhân dân họ cho rồi, thì họ gửi vào đây, trên đường đi con sẽ gửi họ cấp cái giấy gì, hay là con cứ đi bình thường?

Trưởng lão: Con cứ đi bình thường, không sao hết! Bởi vì có một mình con đi, không sao. Đi 1 cái đoàn như thế này công an hỏi liền đó. Chứ con đi một mình, họ nói ông thầy đó thôi. Bây giờ con có thể, con cứ đi tự nhiên, không có gì đâu. Bởi vì cái giấy của con thì coi như là mới chứng sau này đó, thì để nó đợt sau. Đợt kia thì Thầy đã gửi cho thầy chánh trị sự tỉnh, ông cất giữ, để ông lo, ông ký tên, ông đóng dấu này kia. Sau cái lễ khai hạ gần tới đây đó, lễ Phật đản đó thì ông gặp Thầy, ông trao trả lại Thầy hết mấy giấy tờ của các con.

(51:16) Rồi kỳ tới nữa Thầy, mấy con đã có xin chứng đồ đàng hoàng rồi, Thầy sẽ tiếp tục Thầy gửi cho ban đại diện của huyện Trảng bàng và ban tri sự tỉnh kế tiếp nữa thì họ sẽ chứng ở trong đó cho các con. Thì coi như là mấy con sẽ có lần lượt có giấy tờ. Nhưng bây giờ đi thì mấy con yên tâm, không có gì đâu cứ mang đi. Thì mấy ông cứ muốn bắt tôi thì bắt, vô tù tôi cũng ngồi tu vậy thôi, có gì đâu. Bây giờ tôi hết quần áo rồi, tôi mang nhiêu đây là nhiêu đây, tôi không có giả dối gì đâu, tôi tu thiệt! Giấy tờ tôi cũng xin đàng hoàng rồi, nhưng mà tôi mới xuất gia chưa xong, cho nên giấy tờ nó còn gửi về tỉnh hội tại Tu viện Chơn Như để người ta chứng, cho giáo hội chứng mà. Chuyện đó để từ từ, chứ mấy ông đòi nhanh quá. Nhưng mà hôm nay tôi về, tôi thăm gia đình tôi chút, rồi tôi vào trong cái cơ sở trung tâm an dưỡng để tôi phụ giúp cho thầy Thanh Quang ở trong đó. Phải nói thẳng, nói thật mà, đâu đó cơ sở đàng hoàng thì không ai làm gì con, phải không? Yên tâm đi, không ai bắt bớ con đâu mà sợ hết! Bắt Thầy ra Thầy lãnh.

Rồi con có gì không con?

Tu sinh: Dạ mô Phật, trước khi Thầy ra về con xin phép trình bày một chút thôi.

Kính xin vấn Thầy là vào ngày thứ 7 đó, chúng con có đọc 100 giới luật mấy tháng nay rồi, thì quý sư cũng đã thuần hiểu. Cho nên sư Phước Tồn cũng có góp ý là thứ 7 tuần tới này chúng con đọc sơ 4 cái quyển Lời Gốc Phật Dạy. Vậy kính Thầy, cho phép chúng con là như thế nào? Kính Thầy chỉ dạy, mô Phật!

Trưởng lão: À, được con! Mấy con sẽ đọc để cho mọi người đều nghe, để thấm nhuần được những cái lời dạy của Phật ở trong đó, mà Thầy đã viết ra cho nó dễ hiểu. Còn cái kia nó thấm nhuần rồi thôi, chứ mình cứ đọc hoài nó cũng như vậy à mấy con, nó mất thì giờ của mình.

Tu sinh: Dạ, vậy Tăng đoàn thành thật kính cám ơn Thầy!

Trưởng lão: Rồi! Thôi bây giờ Thầy uống nước rồi Thầy chào mấy con. Thôi! Thầy chào mấy con, Thầy về. Ráng tu tập mấy con! Để rồi Thầy chọn mấy con vô được ở gần bên Thầy, tu tập cho tới nơi tới chốn!

Tu sinh: Dạ! (53:27)

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy