Phật tử 9: Thưa hỏi
(57:19) Trưởng lão: À mình sống với nhân quả con, chứ không có linh hồn. Coi như tất cả mọi cái đều là không có cái gì bị … hết, chỉ có nhân quả. Vậy đó, mình tu là tu nhân quả. Bởi vì mình ngăn ác, diệt ác tức là nhân quả ác mình không làm. Mà mình tu, là mình giữ gìn mình thiện, tức là mình tu cái thiện mà mình ngăn cái ác. Vậy cuối cùng thì cái thiện nó còn, mà nó còn toàn thiện, thì đó là giải thoát.
Cho nên nó không còn mà mình bị chấp thiện nữa. Có người nói, có người nói rằng khi mà mình “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” thì như vậy là mình vẫn còn chấp thiện, vẫn còn dính cái thiện. Nhưng sự thật là thiện toàn thiện thì làm sao dính được, nó đâu còn cái đối tượng của nó đâu mà dính? Phải không? Cho nên đức Phật mới tự tịnh kỳ ý. Khi mà toàn thiện rồi tự cái tâm ý mình nó thanh tịnh, chứ mình đâu có làm cái khác mà thanh tịnh được?
Cho nên người ta nói phải còn tu một cái gì đó tâm ý mới thanh tịnh thì không phải. Đức Phật nói cứ “ngăn ác, diệt ác" hoặc là “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành" thì tự tâm ý mình thanh tịnh chứ không phải tu tập một cái khác mà thanh tịnh được cái tâm. Đức Phật nói vậy đó mà.
(58:25) Cho nên mình cứ sống thiện. Bây giờ mười việc thiện mà bây giờ mình sống mới được có năm việc thiện thôi, còn năm cái thiện mình chưa sống, mình còn năm cái ác. Cho nên nó còn đối đãi thì mình còn dính mắc cái thiện. Cũng như nó còn đối nghịch với cái ác cho nên mình còn dính mắc cái thiện.
Bởi vì năm cái thiện mình chưa có làm xong nè, cho nên mình còn dính mắc. Sau khi mình làm xong được năm cái thiện nữa, là mười cái thiện, thì mười cái ác này nó cũng đâu còn. Bởi vì mình được mười cái thiện thì mười cái ác nó đâu còn. Mà nó không còn thì nó toàn thiện, mà nó toàn thiện thì nó đâu có dính chỗ nào nữa đâu? Bởi vì nó còn đối tượng nào đâu mà dính nữa? Các con hiểu không? Cho nên nó “tự tịnh kỳ ý” thôi, bây giờ nó tâm ý thanh tịnh. Mà nơi đó là nơi ly dục ly ác pháp, tức là chúng ta mới bắt đầu nhập được cái thiền thứ nhất, chứ chưa phải thiền định gì hết. Như vậy là chúng ta tu đúng.
Còn bây giờ mình ngồi mình ức chế tâm, mà tâm mình không ly tham sân si thì lúc bấy giờ làm sao mà “tự tịnh kỳ ý" được? Mình đâu có ngăn ác, diệt ác, mà mình ức chế tâm.
(59:16) Ức chế tâm tức là nén cái ác pháp, cái thiện pháp ở trong tâm của mình, mà mình không xả không ly nó được, tức là mình tu sai. Mình tu sai tức là mình sẽ lọt vào trong cái tưởng của mình. Mình tưởng là cái đó thanh tinh, cái tâm mình thanh tịnh. Mình bắt đầu cái tâm không vọng tưởng, không có khởi niệm là mình tưởng nó thanh tịnh, nhưng sự thật là mình nén cái tâm tham sân si của mình.
Còn hàng ngày người ta ngăn ác, diệt ác, người ta xả cái tâm, người ta không tham sân si. Cuối cùng thì tâm ý nó thanh tịnh chứ chúng ta không ép, phải không?
Do đó chúng ta tu sai cho nên cuối cùng không ai đổi được mà làm giàu cái tưởng, tức là chúng ta tưởng cái này, tưởng cái kia. Nó còn bén nhạy trên cái tưởng cho nên chúng ta tưởng ra mà cuối cùng không giải thoát.
Cho nên cuối cùng những người mà càng sống ở trong tưởng, càng tu tưởng thì chúng ta bị dục lôi. Dục lôi như thế nào? Người ta chùa to, Phật lớn, tiền bạc nhiều, xe cộ này kia. Người ta nói làm Phật sự, nhưng thật ra người ta cung phụng cho cá nhân người ta.
Ví dụ ngoài đời các con làm lụng rất là vất vả, các con cất cái nhà cho đẹp các con mới thỏa mãn chứ gì? Còn ở trong chùa chúng ta tu hành, chúng ta cũng thoả mãn cho chúng ta một cái nhà đẹp là bằng cái chùa to chứ gì? Như vậy rõ ràng là chúng ta cũng đâu có gì hơn người ngoài đời đâu?
Còn trái lại, mục đích của đạo Phật là buông xả sạch, sống ba y một bát, chỉ đủ để chúng ta sống một đời sống không nhà cửa, không gia đình, hoàn toàn trắng bạch như vỏ ốc, thì như vậy rõ ràng là chúng ta còn cái gì đâu? Mà không còn thì nó mới xả chứ? Còn một chút là còn ác pháp chứ, phải không? Cho nên cái mà tu đúng thì chúng ta thấy chúng ta vậy.
Cho nên hầu hết là bây giờ chúng ta đang sống trong tưởng đó. Tưởng có thật cho nên cố gắng làm cho nhiều tiền, tưởng có thật nên cố gắng cất nhà cho sang. Nhưng mà cuối cùng có ai mà cất nhà sang mang theo được, có ai tiền nhiều mà chết mang theo đâu? Chúng ta có xài được đâu.
(1:00:56) Khi chết rồi thì cái nhân quả nó tiếp tục tái sanh luân hồi chứ chúng ta có làm cái gì được đâu! Cho nên cuối cùng chúng ta không mang được cái gì theo hết mà chỉ có thiện với ác thôi. Chúng ta sống trong nhân quả.
Phật tử 10: Thưa Thầy, có một hình mà ở tại viện bảo tàng ở Luân Đôn nói rằng đây là hình của đức Phật ngày xưa do ngài Phú Lâu Na vẽ lại, xong được tìm thấy trong một cái vách nào đó. Hình này nhìn thấy mà tức cười vì người trong hình có tóc tai y như người Ấn Độ mà trên tai còn đeo khuyên, xỏ bông. Theo Thầy thì hình ảnh đức Phật ngày xưa nhìn ra sao?
(1:01:38) Trưởng lão: À thật sự bây giờ thì Thầy không xác định nhưng mà Thầy đã thấy được hình ảnh của đức Phật. Nhưng xác định một mình Thầy làm sao ai tin? Cũng như người ta đã vẽ cái hình đó người ta nói đức Phật, mọi người cũng đều tin, nhưng mà sự thật làm sao chúng ta tin được?
Cho nên bây giờ Thầy không nói, nhưng mà cái điều kiện nếu có người chứng quả A La Hán, chúng ta trở về thấy hình ảnh đức Phật chúng ta sẽ vẽ ra. Còn bây giờ một người không nên làm điều đó. Làm điều đó người ta không đủ niềm tin đâu.
Cho nên chúng ta muốn thấy được cái hình ảnh đức Phật như thế nào thì chắc chắn là chúng ta phải có nhiều người tu chứng, chứng quả A La Hán. Chúng ta thực hiện Tam Minh, chúng ta mới dám xác định điều này. Chúng ta không thực hiện Tam Minh thì chúng ta sẽ không trở về được.
Bây giờ chúng ta dùng tưởng thì cái tưởng của chúng ta chưa chắc đã là đúng, bởi vì tưởng nó cũng có năng lực, nhưng mà chưa chắc đã là đúng, bởi vì nó là tưởng.
Còn chúng ta phải dùng tâm lực của chúng ta thì cái tâm của chúng ta mới chính xác. Chính xác như ý thức của chúng ta. Nghĩa là ý thức chúng ta thấy vật này vuông, méo, tròn như thế nào thì cái tâm thức của chúng ta, tâm lực của chúng ta, sẽ thấy vật đó méo, tròn như thế nào trong cái thời gian quá khứ rất lâu dài, nó vẫn thấy đúng.
Còn cái tưởng của chúng ta nó sẽ bị ảnh hưởng. Bây giờ chúng ta nhìn thấy cái hình màu đẹp đẽ, rồi bắt đầu trong chiêm bao chúng ta cũng thấy ông Phật với hình đó chứ làm sao chúng ta thấy khác được. Cái tưởng chúng ta nó méo mó lắm, nó không có đúng đâu.
Cho nên cái người mà nói ông Phú Lâu Na vẽ, Thầy chưa từng nghe ông Phú Lâu Na là người hoạ sĩ bao giờ. Bởi vì trong kinh chưa xác định ông là một người hoạ sĩ đi vào tu mà? Ví dụ như ở trong kinh xác định ông Ưu Ba Ly là một người thợ cạo, tức là một người cạo tóc. Phải chi bây giờ ở trong kinh nói là cái ông này trước khi đi tu là một thợ vẽ thì hy vọng cái này có thể là bức tranh.
Còn cái này là không có nói, mà bây giờ mấy ông xác định cho ông này là hoạ sĩ thì Thầy đâu tin được. Làm sao Thầy tin? Bởi vì phải có chứng minh xác thực, xác thực là ở trong kinh Nguyên thuỷ có nói, còn không nói là mấy người đặt ra, phải không?
Phật tử 11: Khi Thầy tu như vậy thì kiếp trước mấy người thiếu nợ Thầy đâu có trở lại trả cho Thầy được, ví dụ như làm con Thầy, hoặc là những người Thầy nợ đâu có lại đòi Thầy được. Thầy tu rồi thì những người đó làm sao?
Trưởng lão: Bây giờ Thầy tu rồi, tức là…bây giờ các con thấy nè, bây giờ có người nợ Thầy phải không? Có người nợ Thầy. Trong cái thời gian tu Thầy đã nợ người ta nhiều lắm, Thầy ăn, Thầy nợ người ta. Tức là bây giờ mặc dù là con, hồi đó con cho Thầy vay nợ đi, bây giờ Thầy lại nợ người ta tức là Thầy ăn lại người ta.
Thì bắt đầu bây giờ con nợ Thầy phải không, để mà con trả lại Thầy chứ gì, thì tức là trong cái bước đường mà Thầy tu Thầy đã đi xin thì tức là bao nhiêu người trả lại Thầy hết rồi mà! Cho nên tới cuối cùng mà Thầy thành đạo là Thầy trả hết nợ, không có còn nợ nữa, phải không? Con hiểu không? Cho nên…bởi vì Thầy chuyển hết cái nhân quả là hết nợ đó.
Phật tử 11: Thưa Thầy vậy những người thiếu nợ trước thì trả ai?
Trưởng lão: Còn mấy người mà thiếu nợ trước là thì tức là trả người khác, đâu phải là trả Thầy. Cho nên đừng có nghĩ là khoẻ (cười). Bây giờ Thầy nhẹ thân lắm, Thầy coi như là cái nợ của Thầy, Thầy trả hết. Tức là người ta đã nợ Thầy thì Thầy xin, Thầy ăn, Thầy không có làm ra tiền, ra bạc nữa. Tất cả mọi người cúng dường Thầy đều là nợ mà trả Thầy đó, phải không?
Bây giờ những người mà họ nợ Thầy, coi như là Thầy sổ sách, xoá bỏ những cái tên nợ của họ đó, không phải đâu. Trong cái thời gian Thầy chuyển hết cái nợ của Thầy rồi, thì còn những người thiếu nợ Thầy, rõ ràng là những người đó sẽ còn trả cho những người khác đang, đang tu tập giống như Thầy.
(1:05:29) Nghĩa là bây giờ họ không có trả cho Thầy hết, phải không? Thì họ sẽ trả cho người khác, người nào tu theo Phật là họ tiếp tục họ trả. Chứ không phải họ hết sổ nợ của họ đâu, không phải đâu. Nhân quả mà đâu có chuyện không không được đâu. Con hiểu chưa? Bây giờ Thầy nợ, mấy con nợ Thầy, cho nên Thầy đi xin các con trả lại. Bây giờ hồi đó con không có trả Thầy nhưng nếu con trả cho những người khác là họ đã thay thế cho con rồi đó.
Phật tử 12: Thưa Thầy, ví dụ như hồi trước Thầy mắc nợ thì làm sao Thầy trả, Thầy đâu có đi làm. Ý con nói như vậy đó.
Trưởng lão: À bây giờ Thầy mắc nợ phải không? Thay vì hồi đó Thầy mắc nợ mấy con, còn bây giờ Thầy không có làm, Thầy mắc nợ con nè, ý như vậy phải không? Bây giờ Thầy tu hành tức là Thầy chuyển tất cả những cái nợ nần của Thầy, nợ nần của Thầy.
Bây giờ Thầy mắc nợ con thì bắt đầu con đến đây con nghe Thầy thuyết pháp là Thầy trả nợ con chứ sao? Thầy dạy con các pháp thiện mà. Bây giờ Thầy mắc nợ phải không? Tức Thầy có mắc nợ tức là có gieo duyên với mấy con. Bao nhiêu người không mắc nợ cho nên ở đây Thầy đi xin họ đâu có cần nghe Thầy đâu. Cũng như cúng dường Thầy chứ gì, tức là họ nợ Thầy, còn bây giờ Thầy mắc nợ con, cho nên hôm nay có duyên con được nghe Thầy là Thầy trả nợ con đó, phải không? Con hiểu không?
Chứ nếu mà Thầy không mắc nợ con, chắc chắn con không gặp Thầy đâu. Có mắc nợ cho nên mới gặp nhau. Hồi nãy Từ Đức hỏi Thầy một đứa con mắc nợ mình nó lại hiếu, còn đứa còn lại mình mắc nợ nó. Rõ ràng mắc nợ mới gặp nó làm con cái mình chứ. Nếu mà không mắc nợ nhau thì làm sao gặp nhau?
(1:07:05) Cho nên Thầy có mắc nợ mấy con cho nên hôm nay Thầy mới ngồi đây Thầy nói, Thầy trả nợ mấy con đó. Còn nếu mà không có nợ thì làm sao mấy con đến đây nghe Thầy nói? Hiểu không?
Thầy chỉ cần đi xin mấy con Thầy ăn thôi tức là mấy con thiếu nợ Thầy, Thầy đi xin mấy con trả Thầy. Rồi bây giờ mấy con nghe Thầy thuyết pháp tức là Thầy trả nợ mấy con. Mà Thầy trả nợ hết là Thầy mới chứng đạo, còn Thầy trả nợ chưa hết Thầy còn nói hoài à.
Cho nên mà tại sao Thầy muốn ra đi cách đây hai mươi mấy năm, mãi năm 80 là Thầy đã được ra đi ngày đó rồi. Nhưng mà thật sự ra thì cái nợ này là cái nợ của Thầy Thanh Từ thiếu nợ mấy con nhiều, cho nên Thầy nói Thầy thiếu nợ Thanh y dữ lắm. Phải không?
Cho nên Thầy không ở lại, mà Thầy còn ở lại là vì Hoà thượng yêu cầu Thầy ở lại để phụ giúp Thầy trả nợ, thì bây giờ còn cái duyên mà ở lại cho nên mấy con mới gặp Thầy. Tức là có nợ, các con có nợ của Hoà thượng Thanh Từ, Hoà thượng Thanh Từ có nợ các con mà trả chưa hết. Bây giờ Thầy là đệ tử của Hoà thượng tiếp tục trả nợ, phải không?
Cho nên hôm nay có duyên mấy con về đây Thầy đang trả nợ cho Hoà thượng chứ không phải … Nếu mà Hoà thượng cho Thầy đi rồi Thầy đâu có trả nợ mấy con, tức là Thầy không có thiếu mấy con.Mấy con hiểu luật nhân quả mà.
Mà tình nghĩa thầy trò tức là Thầy muốn Thầy chia sẻ với Hoà thượng, cho nên bây giờ mấy con là đệ tử Hoà thượng, tức là Thầy đang trả nợ mấy con nè. Mấy con có tu theo Hoà thượng không? Có, đứa nào chắc chắn là đã có nghe pháp của Hoà thượng hết rồi. Nhưng mà Hoà thượng trả chưa hết cho nên Thầy tiếp tục trả cho Hoà thượng, mà trả để giúp cho các con thực hiện được những cái điều đúng, phải không? Đó là điều kiện để thầy trò mà chấn hưng lại Phật giáo, làm sáng tỏ.
(1:09:00) Phật tử 13: Thưa Thầy, nếu mà nói về nhân quả thì gieo nhân lành mình sẽ gặt quả lành, gieo nhân ác mình sẽ gặt quả ác. Mà con thấy có những người hiền lành và hiếu thảo vô cùng nhưng khi lớn lên làm cha mẹ thì không có đứa con nào hiếu thảo hết. Con thấy con lấy làm lạ. Còn có một số người làm ác nhiều lắm nhưng con cái thì hiếu thảo, nghĩa tình.
Trưởng lão: Thầy sẽ trả lời cho cái này. Cái nhân quả nó không phải trong một đời, đời nay chúng ta thấy chúng ta ở hiền lành, rất tốt nhưng mà cái nhân đời trước chúng ta đã gieo được những cái quả lành đó cho nên đời nay chúng ta sanh ra. Nhưng mà cái quả của đời trước chúng ta trả chưa hết, cho nên những cái đứa con mà nó còn đu theo chúng ta, sau này nó trả những cái quả, thì chúng ta thấy người cha sao hiền lành mà người con thì lại bất hiếu, đứa vậy đứa khác. Nhưng không ngờ rằng cái người này còn nợ một số người khác chưa trả, nhưng mà trong cái đời trước ông đã sống, ông đã tạo được những cái thiện pháp, những cái điều thiện, cho nên ông mới sanh vào trong cái gia đình này.
Ông hoàn toàn ông đã tạo cái nhân thiện đó, cho nên cái quả của ông ta sống trong cuộc đời của ông, ông sống rất thiện lành. Bởi vì cái thói quen của ông là thiện mà! Một cái cây nó ngả hướng nào thì cái bóng nó ngả hướng đó. Ông đã sống thiện.
Nhưng mà trong cái thiện ông ta, ông có nợ người khác, có vay nợ. Cho nên những đứa con ông mới xuất hiện ra để mà đòi nợ ông.
Cho nên vì vậy luật nhân quả không thể nào tránh ra khỏi những cái nợ được. Vì vậy mà nó đến nó phá, nó còn bất hiếu, ông nói gì nó không nghe, thì tức là đức Phật nói: “Có người sanh ra trong thiện pháp mà lại sống ác pháp.” Thì như mấy đứa con này nó sống trong gia đình ông cha hiền lành mà nó sống trong ác pháp.
“Có người sống trong ác pháp mà lại thiện pháp.” Thì cái ông này trước, đời trước của ông, ông sống ở trong ác pháp, mà ông từng gieo được những cái thiện pháp. Nhưng mà trong ác pháp đó, nó tạo cho cái nhân quả ông còn nợ một số người khác, sau này ông phải trả tiếp nữa.
(1:11:11) Con hiểu chưa? Luật nhân quả mà, nó chi chít rất là đặc biệt. Nhưng các con nên nhớ rằng cái luật nhân quả của quá khứ với cái luật nhân quả hiện tại. Nó chỉ còn cái luật nhân quả của quá khứ nó chỉ còn cái nền tảng cho cái luật nhân quả của hiện tại để mà gieo trả mà thôi.
Nghĩa là cái môi trường sống của cái nhân quả đời trước nó tạo cho cái môi trường sống của cái hiện tại. Rồi từ cái nhân quả, cái hạt giống của hiện tại này chúng ta gieo tốt hay xấu là do chúng ta gieo.
Cho nên con cái nó làm xấu mà chúng ta đừng giận hờn, thì chúng ta sẽ chuyển được cái nhân quả quá khứ của chúng ta. Còn nếu mà con cái làm xấu mà chúng ta tức giận, thì ngay đó là chúng ta đã tự tạo điều xấu cho chính cái nhân quả hiện tại của mình rồi.
Đó ví dụ như con có con cái mà bất hiếu, con đừng có buồn! Con buồn, tức là con tạo cái…ở trên cái môi trường của nhân quả của đời trước, nó thành cái môi trường của nhân quả hiện tại này, cho nên con mới có những đứa con này. Có những đứa con này mà vì những cái nhân quả của đời trước, của cái môi trường đó, nó sanh ra những đứa con bất hiếu này. Mà vì cái môi trường này mà con sống bất an thì con đã tạo những cái ác pháp ở trên cái hiện tại này rồi. Cho nên cái hạt giống con nó sẽ không tốt đâu.
Còn trái lại con được an vui, con hiểu được cái nhân quả thì con sẽ được an vui trong cái hoàn cảnh ngặt nghèo, hoàn cảnh bất hiếu của con mình. Con thấy con không có buồn, giận cái đứa con này, con biết con đang trả cái nghiệp quả cho nên con an vui. Tự an vui đó là mình đã chuyển nhân quả rồi. Cho nên trên cái môi trường nó không tốt này mà lại nó trở thành thiện, nó trở thành nhân quả tốt cho cái môi trường sau này.
Nó cứ tiếp tục mãi mãi như vậy, mà mình biết sống được trên nhân quả không làm khổ mình, khổ người, thì ngay đó là nó không còn tái sanh luân hồi ở trong cái thế gian mà ác - thiện lẫn lộn như thế này, mà nó đưa con đi vào cái cảnh giới toàn thiện. Mà cảnh giới toàn thiện tức là giải thoát rồi. Các con đâu có cần gì mà ngồi thiền, chỉ cần ngăn ác, diệt ác là các con được vào Niết Bàn rồi.
(1:13:07) Nghĩa là hằng ngày, suốt ngày các con tâm hồn các con thanh thản, an lạc và vô sự. Không có một cái đối tượng, không có một cái pháp nào làm cho tâm con chướng ngại. Nơi đó là Niết Bàn. Khi con bỏ thân này thì con cũng ở trong cái trạng thái đó. Nó là trạng thái vĩnh viễn nó không tham - sân - si, chứ đâu phải cần tu cái gì nhiều đâu.
Cho nên cuối cùng chúng ta sống cũng là ở trong cảnh trời, mà chết chúng ta cũng ở trong cảnh trời. Tức là Thầy nói cảnh trời tức là cảnh thiện, nhưng mà khi chúng ta không cần nghĩ đến thiện, ác nữa thì nó là Niết Bàn. Tức là đức Phật nói “bất động tâm” mà. Khi mà bất động tâm thì nó không còn cái dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Tức là mình không nghĩ tưởng đó là phước, Trời hay là thiện, ác nữa thì lúc bấy giờ đó là bất động tâm rồi. Bất động tâm là Niết Bàn, giải thoát. Cái đó là ly tất cả tham sân si.