00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(01:00:48)

(01:00:48) Thầy Chơn Giác: Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Kính bạch Thầy! Chúng con nhân duyên đọc được quyển sách Hành Thập Thiện và Tứ Vô Lượng Tâm do Thầy biên soạn và giảng dạy, qua những trang đầu của lời tựa có một đoạn Thầy đã dạy: “Thập Thiện giúp cho chúng ta không trở thành kẻ hung ác, sát nhân, trộm cướp, hiếp dâm, nhờ thế tâm hồn chúng ta không còn lo sợ tù tội thế gian và đọa vào ba đường ác”, trong đoạn này tới cuối trang có phần chú thích ba đường ác là Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới.

Chúng con kính xin Thầy giảng dạy chúng con hiểu rõ về ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới. Vì từ trước tới nay chúng con khi nghe nhắc tới ba đường ác chúng con chỉ hiểu đó là Địa Ngục, Ngạ Quỷ và Súc Sanh, kính xin Thầy từ bi giảng dạy chúng con được rõ. Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Trường lão: Bây giờ, Thầy giải thích cho nghe ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.

Dục giới, chữ dục tức là lòng ham muốn của mình, cho nên khi còn ở trong lòng ham muốn, mọi người còn ở trong lòng ham muốn thì đó là đang sống ở trong Dục giới.

(01:02:33) Sắc giới, là mọi người, sắc là cái hình tướng của nó, mọi người mà có hình tướng thì gọi là Sắc giới.

Cho nên, ví dụ như: Từ cỏ cây, đất, đá tất cả những gì có cái tướng…​

(…​) gọi là Địa Ngục.

Ngạ Quỷ là cái trạng thái đói khác ở trong ta gọi là Ngạ Quỷ. Còn Súc Sanh là cái trạng thái mà ở trong tà, Trời, Người, A Tu La, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh.

Thì như vậy, rõ ràng là Thầy có giảng ba dạng con người, nghĩa là còn mang bản chất của loài động vật chưa hẳn thoát ra làm con người. Do vậy, mà chúng ta xét chúng ta có xứng đáng làm người chưa? Và chúng ta có sống đúng Thập Thiện chưa?

Khi một con người chúng ta sống đúng Thập Thiện thì chúng ta đã luân hồi vào cái cảnh giới Thiên rồi. Cũng như bây giờ, Thầy ở trong trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự; không tham, sân, si; không ham muốn gì hết, thì đó là cảnh giới Thiên tức là luân hồi vào thế giới Chư Thiên rồi, cái trạng thái đó gọi là thế giới Chư Thiên.

(01:03:48) Rồi bây giờ, chúng ta sống trong ở trong cõi người thì trạng thái chúng ta giữ gìn năm giới có trọn vẹn không thì đó là tiêu chuẩn làm người, trạng thái giữ gìn 5 giới đó là luân hồi vào cảnh giới đó.

Bây giờ, chúng ta đang sống ở đó mà tâm chúng ta bắt đầu sân lên, có cái gì làm chúng ta giận tức là chúng ta luân hồi vào cảnh A Tu La, cái cõi giới A Tu La. Ngay liền tức khắc, bởi vì sáu nẻo luân hồi liên tục ở trong con người chúng ta.

Nếu chúng ta ở cõi Trời thì chúng ta cũng nhận ra biết được cái trạng thái mình đang ở cõi Trời, nhưng cái thời gian ở cõi Trời chúng ta thấy thanh thản, an lạc, vô sự.

Rồi bắt đầu bây giờ, chúng ta ở cõi người thì chúng ta thấy chúng ta không hề phạm một cái giới gì ở trong năm cái giới này: Không vọng ngữ, không tà dâm, không sát hại, không uống rượu…​ thì chúng ta sẽ thấy chúng ta ở cõi người. Nhưng rồi nó không ở đó kéo dài mà nó sẽ vào cõi giới khác, bây giờ trong khi mình đang bình thường có người đến mắng chửi mình, tâm mình sân lên liền, ngay đó là A Tu La, cái cảnh giới A Tu La.

Rồi ngay đó thì, ngay bây giờ chúng ta bình thường như thế này lát nữa thì cái thân chúng ta nó đau đớn, nó làm chúng ta đau nhức, khổ sở, rên la thì lúc bây giờ chúng ta đã luân hồi vào cõi Địa Ngục. Đó là sáu nẻo luân hồi, mà chúng ta thường xuyên luân hồi.

Rồi ngay đó thì chúng ta thấy bây giờ sao đói bụng quá muốn đi ăn, thì đó là chúng ta đang ở trong trạng thái của Ngạ Quỷ, thì nó luân hồi vào trạng thái đó chúng ta thấy đói bụng.

Cho nên, thường xuyên là có thể chúng ta luân hồi liên tục trong 6 nẻo, chứ không phải là đợi chúng ta chết rồi chúng ta mới luân hồi, không phải có cảnh giới. Cảnh giới mà chúng ta tưởng tượng rằng chúng ta phải đọa xuống Địa Ngục bằng cách này, cách khác đó là cảnh giới tưởng của chúng ta thôi, chứ không phải có cảnh giới. Bởi vì, đức Phật nói là tưởng tri chứ không phải liễu tri, thì đó là không có cảnh giới đó.

(01:05:32) Cho nên tại sao, bắt đầu bây giờ chúng ta đang ngồi như thế này thì chúng ta lại thấy cái tâm mình rất ích kỷ, nhỏ mọn thì đó là chúng ta là loài chúng sanh. Cho nên, chúng ta đâu phải là con người hoàn toàn chúng ta rộng lượng hết đâu, cho nên có những người rất là ích kỹ, nhỏ mọn.

Bây giờ, mình có một cái vật gì có người khác muốn đến mượn mình, mà mình sợ hư vật của mình mình không cho, thì đó là mình nhỏ mọn. Hoặc là mình thấy một món ăn đó, mình muốn ăn món ăn đó thì mình trở thành loài chúng sanh rồi.

Mà thường thường con người chúng ta thật sự ra trong sự ăn uống, trong sự sống của họ họ tranh với nhau thì con người đó hoàn toàn họ luân hồi ở trong loài chúng sanh, chứ không phải là còn ở trong con người, con người thì không có ích kỹ, không có nhỏ mọn, không có tranh giành nhau từng cái món ăn. Chúng ta thấy những loài vật, hai con chó nó tranh nhau món ăn. Còn chúng ta bây giờ là con người chúng ta không có nên tranh cái điều đó, thế mà con người chúng ta không hiểu.

Không, Thầy nói vậy quý phật tử cứ suy ngẫm coi có phải là chúng ta luân hồi trong cái giới chúng sanh đó không? Nghĩa là chúng ta luân hồi là chúng ta phải giống cái loài chúng sanh như thế nào thì chúng ta sẽ giống như vậy. Đó, cho nên vì vậy mà khi đó sáu nẻo luân hồi chúng ta thường xuyên luân hồi.

Còn trong những cảnh giới mà chúng ta đang sống, bây giờ chúng ta có sống ở trong dục không? Có! Có dục thì đó là chúng ta đang ở trong cảnh giới dục.

Bây giờ, chúng ta đang có thân sắc của chúng ta tức là chúng ta đang ở trong cái Sắc giới.

Nhưng mà Vô Sắc giới thì ở đâu mấy con biết không? Ban đêm chúng ta nằm mộng đó là Vô Sắc giới đó, nó là cảnh giới tưởng, do tưởng uẩn. Bây giờ, Thầy nói về tưởng các con đừng có hiểu, tưởng nó có hai phần rất rõ:

(01:07:28) Ý thức tưởng, chúng ta ngồi đây mà chúng ta tưởng nhớ cái này, nhớ cái kia,…​ bây giờ Thầy đi mua vé số rồi Thầy cứ tưởng nghĩ rằng chiều nay là xổ số Thầy sẽ trúng, đây là Thầy tưởng ý thức tưởng chứ không phải tưởng đâu.

Còn tưởng khác nữa, bây giờ trong thân chúng ta thì đức Phật đã xác định có năm uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức thì cái Tưởng uẩn đó nó sẽ làm việc theo cái tưởng của nó. Cái tưởng uẩn của nó, nó làm việc thường thường nó câu hữu với ý thức của nó nó làm việc, để rồi chúng ta có chiêm bao, cái giấc chiêm bao của chúng ta là sáu căn chúng ta hoàn toàn nó ngưng nghỉ, cho nên nó thực hiện qua cái giấc mộng của nó, nó cũng nghe, cũng thấy mà cái nghe, cái thấy, cái hiểu biết của nó đó là cái nghe, cái hiểu biết của tưởng, chứ không phải ý thức.

Còn ý thức của chúng ta mà ý thức tưởng chúng ta vẫn dùng ý thức của chúng ta mà chúng ta tưởng ra gọi là ý thức tưởng. Tưởng cái không có mà chúng ta tưởng ra có, cái mà không trúng chúng ta tưởng ra cho nó trúng, đó là ý thức tưởng. Chúng ta phải biết phân biệt điều này.

(01:08:27) Còn cái giấc mộng của chúng ta là nó câu hữu với ý thức của chúng ta, ban ngày chúng ta muốn một cái gì đó mà nó thực hiện không được, cho nên ban đêm cái tưởng uẩn của chúng ta nó hoạt động, cái bối cảnh làm chúng ta thấy chúng ta thỏa mãn được ước muốn đó. Đó là cái tưởng của chúng ta làm, chứ còn cái ý thức chúng ta làm không được, ý thức chúng ta chỉ có tưởng thôi, ý thức tưởng chúng ta chỉ có dùng ý thức để mà tưởng ra thôi, đó là tưởng uẩn chúng ta làm ra giấc mộng chứ không phải là ý thức chúng ta làm ra, nhưng nó cộng với ý thức là vì ý thức chúng ta muốn một cái điều gì mà không thỏa mãn được, hay là nhớ thương cha mẹ mình quá thương, cho nên đêm đó nằm thấy mẹ mình, hay hoặc là thấy cha mình mặc dù ông đã mất, đó là cái tưởng của chúng ta nó giao cảm nó tạo thành những cái hình sắc đó nó làm cho chúng thấy được cha mẹ mình, đó là cái tưởng làm.

(01:09:15) Nhưng cái tưởng nó còn vi diệu hơn nữa, nó ngồi đây mà cách đây 5 năm hay là 10 năm có một người chết thắt cổ ở đây, mọi người đến đây không bao giờ thấy những cái hình ảnh đó hết, nhưng mà cái hình ảnh của người chết đó nó lưu lại trong không gian, từ trường đó nó lưu lại trong không gian, cái hình ảnh, cái âm thánh đó, tiếng thét đó còn cho nên cái tưởng uẩn nó bắt gặp, nó giao cảm nó bắt gặp. Vì vậy mà, lúc bây giờ nó bắt gặp thì cái người này nó mất bình thường, ý thức của nó không còn hoạt động nữa, cho nên nó có cái vẻ hơi khác lạ, nó nói cái lời nói giống như cái người chết đó, nghĩa là cái âm thanh nó phát ra nó nói bây giờ nó không còn bình thường của ý thức của nó điều khiển, cái âm thanh của nó bình thưởng như chúng ta nói lời nói như thế này, nhưng mà khi cái tưởng chúng ta hoạt động thì khi mà nó bắt gặp cái hình ảnh náo đó thì nó phát ra âm thanh gần giống như là tiếng nói của người chết đó. Cho nên chúng ta cứ nghĩ rằng cái người chết đó có cái linh hồn nhập cho người đó, người đó mới nói lại gọi là Đồng cốt hay là các Nhà ngoại cảm.

(01:10:13) Cho nên ở đây, chúng ta không ngờ rằng đức Phật nói trong thân ngũ uẩn chúng ta chết rồi thì ngũ uẩn nó không còn một vật gì còn lại hết, nó tan hoại hết. Cho nên, cái mà còn lại thì cái đó là cái hình ảnh lưu giữ ở trên,…​ hình ảnh đó nó lưu giữ ở trên từ trường ở trong không gian, cách đây 10 năm, 20 năm, 30 năm cái hình ảnh đó nó không tan hoại. Như ngày xưa đức Phật cách đây 2545 năm, những hình ảnh đó nó còn lưu lại ở trong không gian, hôm nay có một người có trạng thái có trạng thái Tam Minh thì họ bắt gặp lại những hình ảnh ngày xưa đức Phật đang thuyết giảng, và âm thanh thuyết giảng vẫn còn trong không gian của chúng ta. Nó rất lâu, mà nó vẫn còn nó không mất. Nhưng mà cái đó là cái hình ảnh, chứ không phải là thật đức Phật đã còn như vậy đâu, cái hình ảnh nó lưu lại.

(01:11:00) Cho nên ở đây, chúng ta nên nhớ rằng cái thế giới mà đức Phật gọi là thế giới 33 cõi trời đó là cái thế giới tưởng, tưởng tri chứ không phải liễu tri, bị vì danh từ này thật ra thì người ta rất khó hiểu. Cho nên, có người giải thích về cái tưởng tri, là người ta mới có ghi nhận thôi, còn cái liễu tri là cái mình đọc thấy rõ người ta hiểu như vậy sai. Tưởng tri có nghĩa là cái đó tưởng, mà ở đây chúng ta thấy đức Phật cho rằng cái thế giới hữu hình của chúng ta là cái thế giới tưởng, chúng ta có thân, có nhà, có cửa đức Phật vẫn cho nó là thế giới tưởng, tại sao? Chúng ta tưởng nó là có thật, nghĩa là bây giờ ai cũng cho nó là chắc rằng có thật, có thân tôi nè, có tâm tôi nè, có nhà tôi nè, có cha tôi nè, có mẹ tôi nè, có con tôi nè,…​ ai cũng chấp nó là thật, nhưng mà sự thật nó không có thật.

Nó do duyên hợp mà thành, cũng như cái bàn này muốn có cái bàn này thì phải lấy ván, lấy đinh này kia kết nó lại nó thành cái bàn. Cái nhà này nó phải có tôn, có thiết, có cây này kia…​ ghép lại mới dựng lên làm cái nhà, thì cái nhà là do cái duyên nó hợp lại thành. Cho nên, đức Phật nhìn qua cái thế giới hữu hình chúng ta là cái thế giới tưởng thật chứ không phải thật, mặc dù chúng ta thấy mình có thân, có này kia thật, nhưng mà sự thật nó đâu có thật, nó do duyên hợp mà thành.

Cho nên, với cái đôi mắt của đức Phật thì nó là cái tưởng, thế mà nó còn một cái hình ảnh, một cái giả thứ hai nữa là cái hình bóng của cái thế giới hữu hình này nè, cái thế giới tưởng này là cái đầu tiên là bị tưởng mà chúng ta cứ ngỡ nó thật, cho nên chúng ta bị lầm lạc một lần là ở trong cái thế giới mà hiện chúng ta đang thấy có nhà, có cửa, có mình nè chúng ta đã lầm một lần là chúng ta nghĩ nó có thật. Cho nên, chúng ta cứ dính mắc ai động đến mình mình giận, mình hờn, mình phiền não. Làm cái gì cũng lo tích lũy vào cho nó, cho đó là cái có thật, nhà này của tôi tức là có thật, đất này là của tôi có thật, cho nên cái này là cái sai của chúng ta. Cho nên, đó là tưởng chứ không phải thật đâu.

(01:13:05) Bây giờ, cái hình ảnh đó nó lại thải ra không gian, nó giữ hình ảnh đó trên không gian, rồi bắt đầu bây giờ có một cái gì đó bắt gặp những hình ảnh đó chúng ta gọi đó là thế giới siêu hình, thế giới linh hồn con người. Thì đó là chúng ta lại sai một lần nữa rồi, nghĩa là cái thế giới của chúng ta đã là không thật rồi, thì những cái hình ảnh của cái thế giới của chúng ta nó lưu giữ ở trong không gian, như bây giờ Thầy đưa cánh tay nó lưu giữ ở trong không gian, rồi bây giờ có một người nào đó bắt được cái hình ảnh mà đưa cánh tay của Thầy thì nói đây là cái thế giới siêu hình, cái ông đó ông đưa tay đó. Thì như vậy, quý vị đã thấy rõ ràng là chúng ta đã tưởng một lần thứ hai nữa rồi, cái hình bóng.

Bây giờ, đem một cái ví dụ cho thấy một cái băng video người ta thu lại những hình ảnh của đào kép nó hát cách đây là 10 năm rồi, bây giờ chúng ta mở lên chúng ta thấy nó đánh đấu đá ở trong đó, rồi nó khóc, nó than, nó rên la chúng ta nói đây là thế giới linh hồn ở trong đó sao? Có đúng không? Nó làm thành sự thật ra một cái thế giới, thế giới linh hồn.

Do đó, mà Thầy cố gắng bởi vì mình biết rõ cho nên mình cố gắng mình nói ra để cho người ta đừng có chấp cái thế giới linh hồn là có thật, 33 cõi trời đức Phật nói thế giới tưởng. Nghĩa là đã có những cõi trời mà ngày xưa đạo Bà La Môn đã xây dựng nó, ông Phật lại bác sạch xuống. Như hồi nãy bài kinh Sonadanda, đức Phật đã bác sạch, từ đẹp trai 32 tướng tốt mà chúng ta thấy trong kinh Đại thừa thường ca ngợi Phật là 32 tướng tốt chứ gì, nhưng mà kinh Nguyên Thủy đức Phật bác sạch 32 tướng tốt. Rồi tụng niệm đức Phật cũng bác luôn và dòng giống cũng bác luôn, tức giai cấp cũng bác luôn không bao giờ đạo Phật có giai cấp, chỉ có người tu chưa chứng mà giữ giới nghiêm túc thì gọi là Hiền giả, người tu chứng đạo gọi là Thánh giả hay là Trưởng lão.

Trong đạo Phật chỉ có hai cái giai cấp, nhưng mà sự ra nói giai cấp thì không đúng, là vì người mới tu và người tu lâu mà thôi, người tu chứng là người tu lâu, mà người mới tu là người mới bắt đầu vào giữ giới. Cho nên, mới bước đầu vào tu theo đạo Phật giới luật nghiêm chỉnh gọi là Hiền giả, còn người tu lâu mà chứng đạo có Tam Minh hẳn hòi, chứng quả A La Hán - Vô Lậu đó gọi là Trưởng lão hay là Thánh giả, đó là bậc Thánh rồi.

(01:15:25) Cho nên ở đây, nó rõ ràng là đạo Phật không có giai cấp, không có chia ra nhiều mà chỉ có cái chỗ tu chứng hay là không tu chứng thôi. Mà chỗ không tu chứng giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì vẫn xem người đó là bậc Hiền giả. Cho nên, ở trong kinh sách chúng ta nghe cái danh từ gọi là Hiền giả Xá Lợi Phất hay Hiền giả, vị tu sĩ này gọi vị tu sĩ kia đó, gọi là Hiền giả, Hiền giả Xá Lợi Phất, Hiền giả Mục Kiền Liên hay hoặc là Thánh giả, thì tất cả chỉ cho những bậc tu chứng hoặc là tu chưa chứng mà thôi. Trong để mà chỉ, nhưng mà giới luật người ta phải nghiêm chỉnh, cho nên mới được dùng những danh từ đó.

Cho nên, đối với đạo Phật khi mà chúng ta xưng hô với nhau chúng ta phải biết cách xưng hô, một vị tu chứng chúng ta có thể gọi Trưởng lão hay là Thánh giả, một vị tu chưa chứng mà giới luật nghiêm chỉnh chúng ta gọi là Hiền giả, thưa Hiền giả. Còn một vị tu chứng thì chúng ta thưa Thánh giả hay hoặc thưa Trưởng lão, nghĩa là đạo Phật chỉ có giai cấp đó thôi chứ không có gọi là Thượng tọa, Hòa thượng gì hết.

Theo Thầy thấy ngày xưa không có gọi Hòa thượng Xá Lợi Phất hay hoặc là Hòa thượng Mục Kiền Liên Thầy đâu có nghe danh từ đó, mà nghe Hiền giả hoặc là Trưởng lão, Trưởng lão Xá Lợi Phất, Trưởng lão Mục Kiền Liên danh từ đó Thầy có thấy trong kinh sách Nguyên Thủy. Phải không? Ai có đọc thì thấy cái điều đó rất rõ chứ không có gọi Hòa thượng.

Hòa thượng đây là những cái giới phẩm để mà tôn xưng cho một vị tu hành như thế nào đó, nhưng mà bây giờ Thầy thấy Hòa thượng vẫn phạm giới, cho nên cái danh từ Hòa thượng nó không còn giá trị nữa, mà danh từ Trưởng lão nó mới còn giá trị tại vị người tu chứng mới gọi Trưởng lão. Mà bây giờ, cái người tu chứng chưa có cho nên vì vậy mà không có ai mà gọi Trưởng lão. Chứ không phải Trưởng lão là một cái ông già, không phải đâu, một cái người tu chứng. Dù một chú Sa Di mới 8, 9 tuổi, 10, 12 tuổi mà đã tu chứng vẫn gọi Trưởng lão, chứ không phải đợi già mới gọi Trưởng lão, chúng ta nghe chữ lão là tưởng ông già chứ không phải đâu, là một bậc đã tu chứng.

Đó, thì ba nẻo sáu đường chúng ta luôn thường xuyên luân hồi ở trong đó mà chúng ta tưởng là đợi mình chết rồi mới luân hồi ở trong sáu nẻo đó, không phải đâu. Đó là cõi tưởng, tưởng ra chứ còn sự thật không có điều đó.

Cho nên, kinh sách tưởng nó dạy chúng ta hiểu lầm lạc, chứ sự thật ra đức Phật muốn dạy chúng ta một cái trạng thái đó tâm của chúng ta, nó đang ở trong trạng thái đó đau khổ hay là hạnh phúc hay là an vui, an lạc thì nó là luân hồi vào những cái…​

(01:18:01) Vì vậy mà, Vô Sắc giới thì như hồi nãy Thầy giải thích cho biết thì đó là thế giới tưởng của chúng ta, nó Vô Sắc giới. Cho nên nó không có hình ảnh, nó không có gì hết, nó thực tế và cụ thể. Còn những thứ khác thì coi chừng nó lầm lạc. Bởi vì, cái thế giới tưởng của chúng ta nó rất rõ ràng và cụ thể, rõ ràng là khi nằm chiêm bao là chúng ta đã rơi vào cái thế giới tưởng. Một người mà nhập Nhị thiền, Nhị thiền tức là diệt tầm tứ, diệt tầm tứ tức là diệt sáu căn…​

(…​) Có những con bò ở gần đó thế mà hỏi đức Phật, đức Phật có nghe gì, đức Phật không nghe tiếng con gì hết. Tức là trong khi mà không nghe…​

(…​) Tứ thiền là như thế nào quý vị biết không? Tứ thiền là hơi thở hoàn toàn ngưng bặt không còn thở nữa, cơ thể ngồi bất động đó như một cục đá không còn hoạt động chút nào, không còn rung động chút nào hết, cho nên muốn nhập Tứ thiền…​

(…​) báu thân. Không, đức Phật nhập tới Tứ thiền mà bỏ báu thân.

Đó thì chúng ta thấy những bài kinh mai là nó còn để lại cho chúng ta biết được, xác định được cái phương pháp nào làm chủ sanh, già, bệnh, chết rõ ràng và cụ thể. Và cách thức phải tu tập, luyện tập như thế nào thì cái Pháp Như Lý Tác Ý là cái pháp tuyệt vời nhất ở trong các phương pháp, để tạo thành một cái nội lực, nội lực tu tập của chúng ta.

Đó, bây giờ thầy Chơn Giác còn hỏi Thầy gì nữa không?


Trích dẫn - Ghi chú - Copy