00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(22:20)

(22:20) Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, có phải khi đức Thích Ca nhập diệt, thì sau hỏa thiêu thì ngọc xá lợi đã được chia cho các vương quốc ở vùng Ấn Độ thời đó?

Thế năm 2001 thì con có mặt trong một cái buổi rước xá lợi ở một Tu viện. Từng người một, Tăng, Ni, và một số Phật tử được chiêm bái ngọc xá lợi, và được nghe nói đó là xá lợi của đức Phật từ thời đó.

Thế Thầy thì dạy là xá lợi là những mảnh xương được trà tỳ còn sót lại.

Nhưng ở đây, hôm ấy con trông, trông độ hai, ba phút, thì con thấy có hai viên xá lợi để trong cái hộp, một viên là màu huyết dụ, thì nó nhỏ chỉ bằng hạt đậu xanh nhỏ thôi. Thì con thấy nó tỏa sáng ra bằng cái trôn chén của cái màu huyết dụ. Ngoài cái nhân màu ấy của viên ngọc ấy, thì còn cái màu hồng ở xung quanh. Còn một viên có cái màu bích ngọc, thì cũng hạt nhỏ bằng hạt gạo nếp thôi, nhưng mà nó có một cái màu xanh hồng ở xung quanh rộng bằng cái trôn chén.

Thế mà trông thấy cái màu ấy, thì trong năm người chúng con lại cũng chỉ có hai người trông thấy, tức là con, và một ông cốt cán ở bộ đội nữa. Chứ còn hỏi ba người kia thì họ không thấy.

Thế bây giờ cái màu trông thấy, và cái điều Thầy nói này, thì con không hiểu nó là thế nào?

Trưởng lão: Bởi vì, cái trông thấy những cái màu sắc đó bởi vì do cái ảnh hưởng mà con đã có cái niềm tin rằng nó là cái xá lợi của Phật, phải không? Tức là cái mảnh xương mà đã thiêu nó đã cháy đi, nó kết lại, nó thành cái viên đó. Từ lâu tới giờ thì con không biết như thế nào đúng, mà như thế nào sai.

Nhưng mà cái tưởng con rất mạnh, cho nên vì vậy, nếu một người nữa vẫn thấy, đó là hai người có tưởng mạnh, cho nên nó thấy được cái màu sắc của nó. Do cái tưởng, lòng tin mình mà nó xuất phát ra, cái tưởng nó hoạt động xuất phát ra.

(24:10) Còn mọi người, người ta không thấy. Người ta chỉ thấy hai cái viên gì nguyên màu như vậy thôi, chứ còn không có thấy tỏa ra ánh sáng, là tại vì cái tưởng nó không hoạt động thôi.

Nhưng mà sự thật ra không phải đâu mấy con. Bởi vì, người ta ngày xưa, người ta rất là mến, những cái nước mà được đức Phật đi qua mà truyền đạo, đem lại một cái nền đạo đức rất là lớn, lợi ích cho những cái dân tộc đó, cho nên họ rất biết ơn đức Phật.

Vì vậy mà khi đức Phật chết rồi thì khi thiêu, nếu mà cứ để cho lửa cháy, thì nó cháy rục hết. Cho nên trong khi mà trà tỳ lúc đó thì người ta dự định, trong cuộc trà tỳ đó người ta dự định để người ta lấy cái số xương vụn đó để chia cho mỗi nước một ít. Cho nên khi đó có một cái người đứng ở bên nói: “Lửa cháy dữ vậy thì thôi mình đem nước mình tạt cho tắt đi, để mà có xá lợi để mà chia ra”. Cho nên vì vậy mới có chia mỗi người một chum, vậy đó là những cái mảnh xương vụn. Chứ nó không có phải là những cái cấu kết của cái chất xương mà chúng ta cháy đi, rồi nó kết thành những cái hột như vậy, không phải đâu.

Bây giờ thì thật sự ra người ta đã huyễn hoặc trong cái vấn đề đó. Ở trong thân chúng ta không có cái gì mà vĩnh viễn đâu, nó là các chất bất tịnh. Bởi vì đức Phật đã xác định “thân bất tịnh” mà. Nó không có cái gì mà mình gọi là tốt, nó là các duyên hợp để tạo thành thôi, nó là các gien để hợp lại thành cái thân của chúng ta. Cho nên nó là tất cả những cái chất - cái chất nó không có trong sạch gì đâu, nó rất là tệ.

Cho nên đối với đức Phật, thì cái thân của đức Phật, nó già nó phải chết thôi, chứ không có phải là để duy trì nữa. Nhưng mà cái sức, cái khả năng đức Phật có thể duy trì cái thân nó sống cả ngàn tuổi được. Nhưng mà ông thấy rằng mình đủ rồi, khi mà thuyết pháp đủ cho chúng sinh hiểu biết rồi, thì mình có ở lại cũng chỉ bằng thừa mà thôi.

Cho nên cũng nói đi, nói lại, cũng lặp đi, lặp lại những cái bài pháp đó thôi, chứ không có hơn được. Bởi vì con người chỉ tu bao nhiêu đó thôi chứ không còn nữa, cho nên Ngài thấy là đúng hoàn toàn.

Chứ còn khi thiêu, người mà tổ chức thiêu, đức Phật thì cũng không có nghĩ rằng sẽ chia cho tám nước này tám phần này, không phải, nhưng mà cái người đứng thiêu đó, thì trong khi đó các nước đến tham dự đám tang của đức Phật, nó đủ tám cái nước của người ta, cho nên vì vậy mà khi thiêu thì bây giờ phải tạt nước, tắt để lấy những cái xương mà nó cháy còn chưa hết.

(26:16) Còn cái chỗ tro mà đốt đó, cái thịt mà nó cháy đó nó thành ra tro, với cây củi mà để đốt đó, nó thành ra một cái số tro, thì dân chúng người ta hốt nắm, nắm đem về họ làm cái mả. Họ lấy cả tro đó hết, trong cái buổi đó họ lượm hết.

Dân chúng, tức là cái người nó thuộc về…​ Thậm chí như cả quan, những ông quan mà họ mến Phật, người ta cũng lấy, hốt cái tro cái củi, với cái thân của Phật mà thịt cháy ra nó thành tro đó, họ hốt, họ lấy cái đó.

Còn cái xương, tạt nước mà nó còn những cái mảnh xương đó, thì họ lượm những cái đó họ mới chia cho mấy nhà vua, vua mới được đem về mà xây tháp. Còn quan này kia được đem về xây cái mả riêng đó thì kể như là lượm ba cái tro. Thậm chí như dân cũng lượm nữa. Thầy đọc đến cái bài kinh này, Thầy thấy họ ngưỡng mộ đức Phật đến cái mức độ cao.

Sư Thanh Quang: Ngưỡng mộ quá cao, tôn kính Phật mà thiếu trí tuệ, thì đến một lúc nó trở thành cái duy tâm.

Trưởng lão: Đó, vậy đó. Cho nên nó biến thành cái chỗ đó mà làm sai cái ý chơn chánh, cái Chánh kiến của Phật, đưa đến cái mê tín rồi.

Nó tạo thành, như bây giờ người ta coi cái đó thành ra cái vật mà do nghĩ, đức Phật tu Thiền Định nó mới kết hợp thành cái này, không phải.

Thậm chí như bây giờ người ta nói để lại những cái nhục thân này kia, người ta cũng cho đó là do sự tu. Sự thật thì đâu phải.

Ông Phật nếu mà Ông nghĩ rằng do cái sự tu tập để mà làm cái bảo vật như vậy, thì Ông để lại nhục thân Ông, chứ ông điên gì mà Ông để làm mất cái điều mà quý của nhân loại.

Còn bây giờ mình tu Thiền Định, hoặc là mình ướp xác bằng cách này, bằng cách khác, để lại cái nhục thân của mình để cho người ta chiêm ngưỡng bằng cách này, cách khác. Đó là cái tham vọng của người đời chứ, mình phải thấy rõ.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy