00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

SƯ THANH QUANG VẤN ĐẠO - TÙY THUẬN TRONG NHÂN QUẢ GIA ĐÌNH

SƯ THANH QUANG VẤN ĐẠO - TÙY THUẬN TRONG NHÂN QUẢ GIA ĐÌNH

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng:

Người nghe: Sư Thanh Quang

Thời lượng: [01:29:57]

Tên cũ: Bác Vệ (sư ThanhQuang) hỏi đạo

1- TRI KIẾN THIỆN ĐỐI TRỊ TRI KIẾN ÁC

(00:00) Sư Thanh Quang: Kính bạch Thầy! Con xin Thầy từ bi chỉ dạy, để tâm con hết dần những khúc mắc, và trí con ngày một sáng được ra.

Bạch Thầy, ngoài bốn thời khóa tu tập, thì thời gian rỗi còn lại, cái nết của con xưa nay là hay nghĩ liên miên. Bây giờ thì với con, thời gian rỗi ấy thì phải xử lý với pháp nào? Và giai đoạn này thì con tác ý câu: “Tâm như cục đất, đoạn trừ hết tham, sân, si, phiền não!” thì như thế có được không?

Trưởng lão: Được, cái câu đó dùng hằng ngày thì là tốt. Nó như là cái thực phẩm mình ăn, thành ra cái câu đó luôn liên tục nhắc nhở tâm mình là tốt.

Nhưng mà trong những thời gian ngoài những cái thời mà tu tập, cái giờ mà tu hành có những giờ mình nghỉ ngơi, thì lúc bấy giờ mình để tự nhiên bình thường, nó không có gì hết. Khi nó có những cái niệm nào khởi lên, có những phóng khởi niệm, hay niệm nào khởi lên, nhưng mà cái niệm bình thường, thì cũng để bình thường thôi, không có gì hết.

Nhưng mà trong những cái phút mà không có tu, trong những giờ không tu nó có những cái niệm đó, nó khởi ra nó nghĩ cái gì thì con cứ theo đó mà nghĩ ngợi. Rồi tự nó, nó có những cái tri kiến mà mình đã tiếp nhận được sự tu tập của sự giải thoát, thì tự nó, nó sẽ lý luận với nhau, nó diệt những cái tư tưởng đời.

Tự nó trong thời gian nghỉ, chứ không phải trong thời gian nghỉ mà mình cứ ôm pháp mình tu, là sai, nó không đúng. Thời gian nghỉ là mình cho nó trở về với trạng thái bình thường. Nhưng mà tự nó, nó có sự phản ứng với nhau. Hễ cái này nó nổi lên một cái niệm, thì có một cái niệm khác nó đến - tự nó, nó diệt với nhau. Tức là mình đã thấm nhuần được Phật pháp, thì nó có những cái tri kiến giải thoát. Vì cái tri kiến giải thoát nó diệt đi cái tri kiến không giải thoát, chứ không có gì hết.

(02:03) Cho nên mình tu tập là trong những cái giờ tu tập thì ôm pháp, ôm cho chặt pháp. Cho nên, khi mà ôm chặt pháp, đúng pháp. Còn nó có những cái trạng thái gì thì mình đừng có chấp nhận, dù là thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc, bất khổ.

Thí dụ như thọ lạc, bữa nay mình tu mình thấy nó không có niệm, mình nghe nó an lạc, nó dễ dàng. Còn ngày mai mình tu, mình thấy nó khó khăn, cái giờ tu mà thấy nó khó khăn, mình lại thấy sao mình tu không có tiến bộ. Do đó nó không phải tiến hay không tiến là do cái chỗ mình ôm có chặt pháp hay không - đó là cái chỗ tu.

Còn khi xả ra, mới chiêm nghiệm lại để thử coi tự tâm mình nó có áp dụng được những cái pháp này trong những khi mà mình ngồi bình thường. Nghĩa là mình không tu, mà nó có khởi cái niệm, thì coi thử cái niệm đó nó có thể dẫn dắt mình đi vào trong một cái dục lạc, cái đau khổ của thế gian, hay hoặc là nó có cái niệm khác nữa nó đối lại cái niệm đó, nó làm cho cái niệm đó phải dừng, thì mình sẽ thấy cái sự phản ứng của nó tự nhiên. Thì lúc bấy giờ đó, mình để xem được cái tâm của mình. Cho nên khi mà con ngồi tự nhiên, cái con để lắng tâm của mình, coi tự nó áp dụng coi như thế nào, thì cái đó là cái kết quả của sự tu của con.

Còn cái mà con vô ôm pháp con tu, thí dụ như con đi kinh hành, hoặc Thân Hành Niệm, hoặc tu Tứ Niệm Xứ đều là ôm pháp tu. Mà ôm pháp tu, mình phải biết pháp mình tu, cái kết quả của nó. Còn nếu mình tu mà dậm chân tại chỗ là mình không biết kết quả, không thấy kết quả, kết quả của nó như thế nào mà kết quả?

Thí dụ như con tu chuyên ròng một pháp như pháp Thân Hành Niệm, tức là mỗi hành động thì con tác ý ở trên đó: đi, đứng, nằm, ngồi, hít thở…​ nó đủ những hành động đó. Nếu mà con lại chuyên những cái hành động đó, con tu như vậy, thì nó có những cái niệm nó phóng khởi ra. Mặc dù là con tu rất kỹ, nhưng mà nó phóng khởi ra. Nó phóng khởi ra thì con cứ tác ý ở trên cái thân hành của con. Con tu, thí dụ như cái sức của con tu ba mươi phút, thì con tu ba mươi phút, rồi con xả nghỉ.

Rồi để khi mà nghỉ đó, thì nó có niệm này, niệm kia nó khởi lên lung tung, thì nó lại có cái niệm khác nó đối phó với cái niệm đó. Nó phải có cái niệm khác, tự nó nó phải có cái niệm khác, để nó đối phó. Khi mà cái niệm đó nó làm cho con phải lo lắng, phiền não hay đau khổ, thì có cái niệm khác nó đến nó làm cho con an ổn.

(04:15) Nó tự trong tâm, bây giờ trong tâm con nó có “hai người” hai cái niệm. Một cái niệm đem đến sự an lạc, một cái niệm đem đến sự đau khổ. Nó có hai cái niệm, khi mà con ngồi bình thường con chơi, con đừng có tu, thì con sẽ thấy được cái tâm của con nó có “hai người”, phải không?

2- THÂN HÀNH NIỆM LÀM TÂM TUÔN TRÀO

(04:30) Còn bây giờ con ôm vào tu mà con để coi kết quả, thì dù bất cứ một cái pháp nào, thì cái thời gian - mình phải đạt được cái thời gian - nó phải ngắn, không được dài. Thí dụ như bây giờ con ôm pháp Thân Hành Niệm, mà con muốn chắc chắn để mà con tu tập, thì con cứ liên tục ở trên cái hành động, đừng có quên, mà con quên đó là con thất niệm. Tức là như đức Phật nói, “thất niệm” tức là quên pháp đó.

Thí dụ như bây giờ con đưa cánh tay ra con bảo: “Đưa cánh tay ra! Đưa cánh tay vào! Đưa tay mặt ra! Đưa tay mặt vào!” mà luôn luôn lúc nào con cũng có sự chú ý rõ ràng như vậy, nhưng ở trong đầu con nó vẫn có niệm khởi ra. Nhưng mà con không cần cái niệm khởi ra, đó là tại vì cái hành động của con tu trên cái hành động đó, mà nó làm cho cái niệm khởi ra để nó tuôn trào.

Cũng như bây giờ trong cái ly nước này, con để thì nó lặng vậy, nhưng cặn cáu thì nó lắng ở dưới này, chứ nó chưa có sạch đâu. Bây giờ con tu là con lấy cái này con quậy, thì tức là nó phải tuôn ra chứ sao? Mà con càng quậy thì con mới lấy được những cái cặn cáu của nó mới ra sạch. Còn con để lắng dưới này, thì nó nằm ở dưới đáy chứ không có sạch đâu.

Cho nên cái pháp Pháp Thân Hành Niệm con phải hiểu cái pháp đó là “quậy đục” lên. Tức là mình tác ý cho mình động lên chứ mình không có để nó yên, mà cái tâm nó động lên thì cặn cáu này nó tuôn ra. Con càng tu Pháp Thân Hành Niệm, nó tuôn ra. Nó tuôn ra cho đến khi một lúc nào đó thì nó hết tuôn. Là nó tuôn, nó trào ra hết những cái cặn cáu của nó ra hết, thì cái nước nó sẽ trong. Cho nên nó có đủ mười cái Thần lực.

Nhưng mà khi chúng ta tu như vậy, thì cái sức của chúng ta không có đủ, cho nên chúng ta phải tu ít, rồi lần lượt chúng ta tăng dần, tăng dần lên. Thì cái thời gian mà tăng dần đến khi mà ôm pháp Thân Hành Niệm mà tu, tăng dần lên cho đến từ 12 tiếng đồng hồ, hay là 24 tiếng một ngày một đêm thì nó mới lắng sạch cái cặn cáu này, nó mới tuôn ra hết. Còn bây giờ nó trong một, hai tiếng, hay ba tiếng đồng hồ, thì nó chưa sạch.

(06:23) Nó có những cái cặn cáu to thì nó nổi trước, nó tuôn ra trước. Rồi những cái cặn cáu vi tế hơn, lần lượt nó tuôn ra. Nó tuôn ra tức là nó có cái niệm nó khởi ra, trong khi mình đang tu vậy mà vẫn thấy nó có niệm. Có lẽ là con ôm pháp con tu, con cũng vẫn thấy nó có niệm chứ không phải không, tức là nó tuôn trào đó.

Còn những cái pháp khác thì nó khác, nó không phải như pháp Thân Hành Niệm. Pháp khác, thí dụ như bây giờ Thầy nói Định Niệm Hơi Thở, an trú trong hơi thở. Tức là con an trú làm sao trong hơi thở nó không có niệm, tức là ức chế hoàn toàn, nghĩa là: “Hít vô, tôi biết tôi hít vô. Thở ra tôi biết tôi thở ra.”. Lúc bấy giờ con chỉ duy nhất biết hít vô, thở ra. Do đó thì con mới kèm theo cái tác ý, để cho nó không có xen vô được. Mà nó xen vô được, tức là con đã lui trở lại. Con đừng có ở trong cái thời gian dài quá, con sẽ không có đủ cái sức con kiềm chế nó đâu.

Vì vậy mà khi đó con dùng cái pháp nào, nó cũng có cái riêng biệt, đặc biệt của nó. Như hồi nãy Thầy nói cái pháp Thân Hành Niệm là cái pháp quậy cho nó đục lên, quậy cho cặn cáu nó trào ra.

3- CÁC PHÁP ĐỊNH

(07:20) Còn cái pháp Định Niệm Hơi Thở, thì nó đi vào, nó an trú vào, nó ép vào, nó tránh một bên. Thí dụ như bây giờ cái thân nó đau nè, nó nương vào cái hơi thở là nó tránh cái đau, để nó đẩy lui cái đau nó ra, đó là cái pháp. Cho nên vì vậy mình phải an trú cho được, chứ mình an trú không được, thì đẩy không được. Tức là bây giờ nó đau mà mình cứ ngay chỗ đau, thì không bao giờ đẩy được, mà phải tránh nó qua cái bên đau, rồi từ đó mình mới dùng cái cách thức mình đẩy nó ra. Đó gọi là an trú ở trong cái hơi thở mà đẩy lui những cái ác pháp, cái dục của mình ra.

Đó là cái phương pháp, cái đặc biệt của nó là như vậy. Con nhận ra được cái này, thì mới biết được cái pháp nó có những cái kết quả, cái vi diệu của nó ở trong cái phương pháp đó. Chứ còn mình tu sai, thì kể như không có kết quả.

(08:04) Còn cái pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác, đi mà mình biết mình đi, là cái mục đích mình là phá hôn trầm, đừng có cho cái thân nó ngồi một chỗ, nó ngủ.

Chứ còn cái pháp Thân Hành Niệm nó không phải phá hôn trầm, nhưng vì nó là cái pháp quậy, cho nên nó bị động quá, nó không ngủ, chứ thật ra nó không phải phá hôn trầm đâu. Nó chỉ quậy cặn cáu lên, trong đó có hôn trầm nó quậy lên nó tuôn ra cho hết.

Còn cái pháp đi Chánh Niệm Tỉnh Giác, đi kinh hành mình biết mình đi kinh hành đó, mình đi mình biết mình đi đó, cái pháp đó mới chính nó là phá buồn ngủ, phá hôn trầm, thùy miên.

Còn cái pháp Tứ Niệm Xứ mà ngồi chơi, mà có chướng ngại, thì cái đó áp dụng ở trên Tứ Niệm Xứ để khắc phục tham ưu. Là tại vì mình có pháp Định Niệm Hơi Thở, Chánh Niệm Tỉnh Giác, Thân Hành Niệm, mình có biết những cái pháp này, bây giờ mình ngồi mình chơi mình tu Tứ Niệm Xứ, là trên bốn chỗ này nó có chướng ngại, thì khắc phục đẩy lui ra, không có cho nó chướng ngại trên đó. Tức là áp dụng vào bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp - tức là áp dụng vào cái thân tứ đại của mình để đẩy lui chướng ngại trên thân, cái đó là cái pháp Tứ Niệm Xứ.

Còn cái Định Vô Lậu, cái Định Vô Lậu là để khai triển cái tri kiến của con, cho nên nó thành một cái người thứ hai ở trong con. Con nhớ không, khi mà con quán xét, con ngồi con quán xét, tư duy cái này cái kia, để mà tư duy Nhân Quả, tư duy Thập Nhị Nhân Duyên, tư duy Ngũ Uẩn, hay là con tư duy Thân Bất Tịnh, hay là Vô Ngã. Thì những cái tư duy suy nghĩ đó, con khai triển cái tri kiến đó để làm cho cái tri kiến đó nó trở thành cái tri kiến giải thoát. Vì vậy mà cái tri kiến tầm thường- nó còn mang cái sắc thái của nó là dục và ác pháp, nó khởi muốn cái này, muốn cái kia- thì có cái tri kiến này nó nổi lên, nó đánh đuổi cái tri kiến kia. Cho nên trong người con bây giờ có “hai người”, là nhờ con tu tập Định Vô Lậu, con hiểu không?

Cho nên áp dụng Định Vô Lậu là mình tạo cho mình có một cái người đúng và một cái người sai trong đó, một cái người tà và một người chánh. Một người hiểu theo kiểu tà, một người hiểu theo kiểu chánh. Mà người hiểu theo kiểu chánh là người sống đạo đức “không làm khổ mình, khổ người”. Mà cái người hiểu theo kiểu tà là nó hiểu về cái cá nhân, nó chấp nhận nó, cái gì nó cũng phục vụ cho cái bản ngã của nó. Đó là cái kiểu tà, nó làm cho mình đau khổ, và người khác cũng đau khổ. Đó, đó là cái Định Vô Lậu, con thấy chưa?

(10:26) Còn cái Định Thư Giãn là chẳng qua là mình nghỉ ngơi, mình thư giãn thôi. Nó là tiền thân của Tứ Niệm Xứ chứ không phải gì. Tất cả những cái phương pháp Phật đã dạy mà Thầy đã dạy lại cho mấy con, nó đều có công dụng, công năng của nó rõ ràng.

Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, cái sáng suốt đấy con thấy nó cũng vô cùng quan trọng đối với con. Cho nên nếu mà con không xen được cái đó vào, thì con sẽ mệt mỏi trong khi thực tập xong. Rất gay go.

Trưởng lão: Đúng vậy.

Sư Thanh Quang: Thế còn quán Định Vô Lậu, bạch Thầy, Thầy dạy là trong con nó có “hai con người”. Một con người nó biết hướng theo cái thiện pháp. Thế và, lúc mà con nghĩ, con tư duy ấy, thì nó vẫn giống như là con đang diễn thuyết, đang nói chuyện với những người khác.

Trước đây, con vẫn có làm công tác giáo dục của tuyên huấn trong quân đội, thì con nghĩ là con đang nói chuyện với họ về một đề tài ấy. Thế thì có những buổi con thấy là rất lưu loát. Quán xong thì con thấy nó nhẹ nhõm, mình nói ra những vấn đề, nó khúc chiết, nó mạch lạc, và nó có lý. Thế nhưng mà cũng có những buổi thì rất là…​ Khi ngồi vào một lúc rồi thì nó dễ trầm, vì đã quán một, hai, ba buổi cái đề tài ấy rồi, thì bắt đầu con thấy nó nhàm, nó chán, nó khó vào.

Trưởng lão: Coi như là con không cần quán nó nữa. Để khi mà nó có cái niệm gì nó khác, thì tự nó, nó phóng ra, nó phản ứng, rồi nó chống lại cái này liền. Khi mà con đã quán đã nhàm chán rồi, tức là nó đã thấm rồi. Nó không còn muốn quán nó nữa, tức là nó thấm rồi. Thì cái này, để cho nó khi mà nó có cái khác, thì tự nó nổi lên, tự nó khởi ra, nó đánh nhau.

4- ĐẶC TƯỚNG VÀ CĂN CƠ

(12:03) Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, những điều Thầy dạy thì hôm nay con thấy sáng tỏ, rõ ràng. Thế còn cái Thầy dạy: “Tu thì phải đúng pháp, đúng cách, đúng căn cơ và đúng đặc tướng”. Thế thì con thấy “đúng pháp, đúng cách” ở đây thì đã có Thầy. Chỗ nào mà chưa phải, thì con xin trình Thầy và Thầy đã chỉ đúng cho rồi.

Thế nhưng bây giờ còn cái “đúng căn cơ”, thì ngay cả nghĩa chữ “căn cơ” con cũng chưa thật hiểu cho nó thật chín chắn, thế và, tu cho đúng đặc tướng. Thế thì hai cái chỗ này: “căn cơ”“đặc tướng”, xin Thầy chỉ cho, để con có thể rõ hơn về nó.

(12:39) Trưởng lão: Nói chung là cái căn cơ, cái đặc tướng của mình, thì phải hiểu nghĩa “đặc tướng” là cái năng lực của mình”. Mình tu cái sức của mình, mình tu tới cái mức nào đó thì mình hãy tu theo mức đó, đừng có tu hơn cái sức của mình. Vì tu quá sức của mình thì nó lại sai, nó không đúng. Cho nên mình tu theo cái đặc tướng của mình, cái khả năng của mình - cái đặc tướng.

Nhưng mà cái đặc tướng- cái khả năng đó- nó có những cái riêng biệt, chứ không phải cái khả năng của mình nó giống như cái khả năng của người khác. Nó có cái đặc biệt riêng của nó, cho nên gọi là đặc tướng. Cái khả năng của mình, mặc dù cái sức của mình, thí dụ đặt thành vấn đề cái cơ thể của mình nó có thể khuân năm chục kí lô đi. Cái đặc tướng của mình: Năm chục kí lô như vậy thì mình phải đi cách thức đó như vậy, chứ không thể đi giống cái ông kia được, nó khác. Mặc dù là ông kia cũng vác năm chục kí, mà mình cũng xách năm chục chục kí cũng giống ông ta, nhưng mà cái lối đi của mình nó không giống ông ta. Con hiểu không? Nó khác.

Cho nên vì vậy, khi mà mình ôm cái pháp mình tu theo đặc tướng của mình, thì nó không giống người khác đâu. Còn nếu mà giống người khác, tức là nó trật đặc tướng của mình.

Sư Thanh Quang: Dạ. Con cũng có lúc con thấy rằng, ở đây, nó phải theo cái đặc tướng của mỗi một người. Chứ nó không thể giống như kiểu tập múa, để tất cả đều theo một tiết tấu, theo một nhịp độ rồi ai cũng như ai cả, như thế là không phải. Thí dụ như ở trong cái buổi thuyết pháp, Thầy cũng nói như thế. Thế nhưng mà có thể có người nhận ngay ra được cái vấn đề này và thấm rất sâu sắc, và nó chuyển biến ngay. Nhưng mà cũng có người, sau cái buổi ấy, thì không thấy cái gì cả, thấy tất cả chuyện hôm ấy là bình thường. Thế thì đó chính là những sự phản ánh của đặc tướng riêng của mỗi một người.

Thế nhưng còn riêng cái chữ “căn cơ” thì con nghe nói rất nhiều rồi, nhưng mà con chưa hiểu cái chữ “căn cơ”.

(14:24) Trưởng lão: À bây giờ Thầy sẽ giải thích chữ “căn cơ”.

Căn cơ, thí dụ như tại sao người ta không có cái căn đi tu như mình, mà tại sao mình có cái căn tu. Con hiểu chữ căn chưa? Tại sao mình lại thích tu, mà người đó lại không thích? Cũng như bây giờ trong bè bạn của con, cũng hạng trí thức chứ đâu phải là không hiểu, nhưng mà tại sao mình lại thích tu, mà những người này họ cũng hiểu biết chứ, nhưng mà tại sao họ lại không thích tu?

Tức là cái căn. Cái căn tức là cái gốc, mà cái gốc mình ham tu, thì mới tu được. Còn cái gốc mà không ham tu, thì không tu được. Bây giờ bắt mấy cái ông đó vô tu, thì ông làm bậy bạ vài bữa thôi, chứ ông không có cái gốc tu đâu, con hiểu không? Căn là cái gốc, chữ căn có nghĩa là cái gốc, mà đây nói về căn tu, tức là cái gốc tu. Cho nên vì vậy mình đọc kinh là mình thích, còn người ta đọc kinh là thôi, người ta thấy chán quá, tức là cái căn người ta không có.

Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, cái căn, cái gốc ấy nó là một tập hợp gồm rất nhiều cái nhân duyên từ nhiều đời, nhiều kiếp?

Trưởng lão: Ờ đó đó. Tại mình huân cái đời, thí dụ như nhiều đời của mình, mình có cái ham tu cái đó, ham làm cái đó, cho nên nó trở thành cái gốc, gọi là căn. Còn cái đặc tướng thì nó khác.

(15:30) Sư Thanh Quang: Bạch Thầy là con thấy có người thì họ ngủ họ không có mơ mộng gì, nhưng mà con thì hôm nào ngủ cũng vậy, đêm ngủ là cứ mê. Mê thì không nhớ gì cả, nhưng mà lúc dậy thì mệt ghê gớm. Thế nên những cái buổi như thế là tập không có hiệu quả gì nữa, bị hôn trầm rất nặng. Thế thì cái mê mộng ở đây nó là cái gì? Nó có phải là do cái tưởng thức hoạt động mạnh không? Thế và, cái cách khắc phục ở đây mình làm thế nào?

Trưởng lão: Nói chung là cái phần hoạt động của tưởng của mình nó ở trong cái giấc mộng. Khi mình nằm ngủ mà mình chiêm bao đó, là nó là bị tưởng. Thường có người thì ít có chiêm bao, mà có người thì nhiều chiêm bao lắm.

Người nhiều chiêm bao là do cái tưởng nó hoạt động nhiều, chứ không có gì hết. Cho nên mỗi lần mình chiêm bao thì nó mệt. Có nhiều khi người ta ngủ người ta chiêm bao, người ta la, người ta hét nữa, hoặc người ta nói chuyện như là bình thường. Những người đó, coi như là cái tưởng nó rất mạnh, giống như là cái ý thức của họ vậy.

(16:30) Cho nên vì vậy mà muốn cho cái tưởng nó đừng có hoạt động như vậy, thì ban đầu mình lấy cái ý thức của mình mình tác ý, mình dẫn lần nó, thì lần lượt nó…​ Cũng là một cái nghiệp. Cái căn của mình nó huân về cái tưởng nó nhiều, cho nên bây giờ đời nay mình mang thân này cũng là cái tưởng nó hoạt động nhiều hơn là người khác. Cũng như cái người ngủ hay mớ đó, cái đó là họ cũng huân nhiều đời. Cho nên bây giờ, nó không phải là trong một bữa, hai bữa, hay trong một tháng, hai tháng, một năm hay hai năm, mà mình tạo cho mình hết ở trong cái mộng mị đó, không phải đâu.

Sư Thanh Quang: Thế là con lại phải chiến đấu thêm với cái khoản này nữa.

Trưởng lão: Phải chiến đấu thêm cái khoản về tưởng, tức là phải tu về cái phần đó nữa. Phải tác ý nhiều vô.

Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, khi ở thất bên không có người họ ở nữa, con thấy những cái đồ của họ ở đó để lại đấy mà con thì đang thiếu, thí dụ như là cái chiếu, hoặc chai nước rửa bát, hoặc cái cuộn giấy, cái việc con lấy con dùng như thế thì có phạm giới không? Vì là giới thì có nhắc đến, không được lấy từ cái nhỏ nhất, từ cái đinh, trong chỗ người khác mà không được phép của họ, hoặc họ không cho.

Trưởng lão: Đúng vậy. Khi mà ở trong thất người ta đi rồi người ta còn, người ta coi như là người ta bỏ đó, lẽ ra mình lấy mình xài thì coi như là đồ bỏ của người ta, bỏ mình lượm mà.

Nhưng mà sự thật ra thì không nên làm điều đó. Bởi vì khi mà người ta bỏ đi, thì mình đến thất của người khác như vậy, mình lấy vậy đó, thì cái người khác người ta thấy người ta cho mình “đi ăn cắp”, bởi vì ở trong cái nhà của người ta.

Cho nên khi đó, mình muốn lấy một cái gì đó, thì mình đến cái người mà lãnh đạo chung ở trong Tu viện, mình sẽ xin thì cái người đó họ đến họ lấy, họ trao cho mình, tức là họ cho mình. Thì như vậy là nó không có vi phạm nữa.

Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, con rất mừng. Con rất mừng là con đã làm một cái việc đó, sau đó thì con tỉnh thức, con giật mình, con thấy được việc làm ấy là không đúng, không nên, không minh bạch, không rõ ràng. Mình phải gặp cô Út để xin. Nếu đổi thử, được phép, thì những việc như thế nó mới sáng, nó mới rõ. Thế hôm nay Thầy dạy như thế, con rất mừng là con đã có tỉnh thức trong việc đó.

Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, cái lời nguyện thọ thực, thì có câu là hữu tình và vô tình. Thì hữu tình là những cái loài vật có tính tình và tính ái. Thế còn vô tình ở đây thì là loài gì? Có lẽ là nham thạch, rồi thảo mộc chăng?

(18:53) Trưởng lão: Thảo mộc, nham thạch, đất đá…​

Sư Thanh Quang: Thế sao lại cũng được hưởng cơm này ạ?

Trưởng lão: À, coi như là tất cả mọi cái nó đều…​ bởi vì đây là trên cái môi trường sống. Đất đá nó cũng có sự sống của nó. Đất nó cũng có sự sống. Rồi nếu mà từ cái chỗ môi trường sống như vậy, mọi vật đều tựa nương với nhau, cho nên cái loài hữu tình và vô tình đều hưởng được cái này hết.

Nghĩa là bây giờ, thí dụ như con ăn, con thừa một cái vật gì đó mà con bỏ xuống, đất đá nó lại thêm một cái chất của nó, cho nên nó cũng thừa hưởng nữa. Chứ đừng nói chi là tới cỏ. Cái thực phẩm của con bây giờ bỏ, nó mục đi, nó hoại thành cái chất phân, thì cây cỏ nó vẫn ăn. Đó là cái nương tựa của nó. Đó là mình nói về cái loài thảo mộc.

Còn bây giờ nói về đất đá, nó lại thêm một cái chất trên đó nữa à thì coi như là nó cũng…​ mình nói, “mình ăn, mình nuốt, mình thấy tiêu hóa”, còn nó thì nó tiêu hóa theo kiểu khác, nó không giống mình, nhưng mà nó vẫn thọ hưởng được, con hiểu không?

Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, như thế là về mặt hoạt động vật chất thì đúng hoàn toàn như thế. Và ngay cả trong cái việc đó, thì nó cũng mang bản chất của lòng từ bi.

Trưởng lão: Lòng từ bi! Cái đất đá mình cũng vẫn thương mà.

Sư Thanh Quang: Con có nghe nói đến “loài không thân”, nhưng mà chắc đây là cái quan điểm của Đại thừa. Chứ không có thế giới siêu hình, thì làm gì mà có loài không thân ạ?

Trưởng lão: À, Đúng rồi. Chính xác.

Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, trong kinh Nhân Quả Ba Đời, thì nguồn gốc là từ đâu có, và như vậy có đúng như là kinh nói không?

(20:23) Trưởng lão: À trong kinh đó nói ba đời, chứ sự thật ra nó đâu phải.

Cái quy luật của nhân quả nó cả cái không gian, vô tận cái thời gian. Từ khi mà nó có cái không gian và cái thời gian, thì nó đã có quy luật của nhân quả.

Bởi vì Vô Minh sanh Hành, Hành sanh Thức…​, cái quy luật của vũ trụ. Thì do cái Vô Minh, nó không có biết, cho nên nó mờ mịt. Mà thấy nó mờ mịt, nó là nhân quả- Vô Minh sanh Hành - do cái sự mờ mịt, cái sự không biết, thì nó là cái quy luật của nhân quả. Cho nên mình làm theo cái quy luật nhân quả là mình làm theo cái không biết. Con suy ngẫm coi có đúng không?

Còn mình biết, thì không làm theo quy luật nhân quả, cho nên nó đi ngược lại nhân quả, cho nên mình thoát ra.

Còn mình bị vô minh, thì chính cái quy luật nhân quả nó là vô minh. Cho nên nó quay cuồng, ở trong cái hành động quay cuồng đó mà nó tạo ra cái môi trường sống. Cho nên môi trường sống nó mới sanh ra muôn vật.

Muôn vật trong khi đó, cái loài vật mà nó có đủ trí thông minh nó đi ngược lại cái quy luật đó, mà nó phá vỡ cái quy luật của nhân quả, đó là loài người. Nó không bị, bởi vì nó phá vỡ đó, nó hết đó, nó “Minh”, nó không còn “Vô Minh” nữa.

Còn mình hãy còn bị vô minh, thì mình đi theo cái quy luật đó, chứ không chạy khỏi nó được.

Sư Thanh Quang: Dạ. Với cái nghĩa đó suy ra thì khi có nghiệp thì mới có con người, mới có được cái hành động đó?

Trưởng lão: …​ mới có cái hành động đó - hành động đi ngược lại cái quy luật đó. Còn nếu mà không có con người, thì kể như là mọi cái điều vô minh hết: Đất đá cũng vô minh, cây cỏ cũng vô minh, loài vật cũng vô minh. Mà không có con người thì coi như không đi ngược, cho nên nó cuốn hết.

Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, chỉ có con người thôi. Nhưng mà trong đó hàng triệu, hàng tỷ con người, thì mới lại có một con người thấu triệt được vấn đề này. Chứ còn thì có nhiều khi cứ hành đấy nhưng mà cũng không hiểu rồi sẽ ra sao.

(22:08) Trưởng lão: …​Nó không có ra sao hết, bởi vậy.

Sư Thanh Quang: Dạ. Thế còn những điều ở trong kinh ấy nói là nếu phạm cái này thì phạt cái kia, tức là những cái điều đó là không đúng, đó là cách nói của Đại thừa?

Trưởng lão: Đúng, cách nói của Đại thừa.

5- XÁ LỢI VÀ NHỤC THÂN

(22:20) Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, có phải khi đức Thích Ca nhập diệt, thì sau hỏa thiêu thì ngọc xá lợi đã được chia cho các vương quốc ở vùng Ấn Độ thời đó?

Thế năm 2001 thì con có mặt trong một cái buổi rước xá lợi ở một Tu viện. Từng người một, Tăng, Ni, và một số Phật tử được chiêm bái ngọc xá lợi, và được nghe nói đó là xá lợi của đức Phật từ thời đó.

Thế Thầy thì dạy là xá lợi là những mảnh xương được trà tỳ còn sót lại.

Nhưng ở đây, hôm ấy con trông, trông độ hai, ba phút, thì con thấy có hai viên xá lợi để trong cái hộp, một viên là màu huyết dụ, thì nó nhỏ chỉ bằng hạt đậu xanh nhỏ thôi. Thì con thấy nó tỏa sáng ra bằng cái trôn chén của cái màu huyết dụ. Ngoài cái nhân màu ấy của viên ngọc ấy, thì còn cái màu hồng ở xung quanh. Còn một viên có cái màu bích ngọc, thì cũng hạt nhỏ bằng hạt gạo nếp thôi, nhưng mà nó có một cái màu xanh hồng ở xung quanh rộng bằng cái trôn chén.

Thế mà trông thấy cái màu ấy, thì trong năm người chúng con lại cũng chỉ có hai người trông thấy, tức là con, và một ông cốt cán ở bộ đội nữa. Chứ còn hỏi ba người kia thì họ không thấy.

Thế bây giờ cái màu trông thấy, và cái điều Thầy nói này, thì con không hiểu nó là thế nào?

Trưởng lão: Bởi vì, cái trông thấy những cái màu sắc đó bởi vì do cái ảnh hưởng mà con đã có cái niềm tin rằng nó là cái xá lợi của Phật, phải không? Tức là cái mảnh xương mà đã thiêu nó đã cháy đi, nó kết lại, nó thành cái viên đó. Từ lâu tới giờ thì con không biết như thế nào đúng, mà như thế nào sai.

Nhưng mà cái tưởng con rất mạnh, cho nên vì vậy, nếu một người nữa vẫn thấy, đó là hai người có tưởng mạnh, cho nên nó thấy được cái màu sắc của nó. Do cái tưởng, lòng tin mình mà nó xuất phát ra, cái tưởng nó hoạt động xuất phát ra.

(24:10) Còn mọi người, người ta không thấy. Người ta chỉ thấy hai cái viên gì nguyên màu như vậy thôi, chứ còn không có thấy tỏa ra ánh sáng, là tại vì cái tưởng nó không hoạt động thôi.

Nhưng mà sự thật ra không phải đâu mấy con. Bởi vì, người ta ngày xưa, người ta rất là mến, những cái nước mà được đức Phật đi qua mà truyền đạo, đem lại một cái nền đạo đức rất là lớn, lợi ích cho những cái dân tộc đó, cho nên họ rất biết ơn đức Phật.

Vì vậy mà khi đức Phật chết rồi thì khi thiêu, nếu mà cứ để cho lửa cháy, thì nó cháy rục hết. Cho nên trong khi mà trà tỳ lúc đó thì người ta dự định, trong cuộc trà tỳ đó người ta dự định để người ta lấy cái số xương vụn đó để chia cho mỗi nước một ít. Cho nên khi đó có một cái người đứng ở bên nói: “Lửa cháy dữ vậy thì thôi mình đem nước mình tạt cho tắt đi, để mà có xá lợi để mà chia ra”. Cho nên vì vậy mới có chia mỗi người một chum, vậy đó là những cái mảnh xương vụn. Chứ nó không có phải là những cái cấu kết của cái chất xương mà chúng ta cháy đi, rồi nó kết thành những cái hột như vậy, không phải đâu.

Bây giờ thì thật sự ra người ta đã huyễn hoặc trong cái vấn đề đó. Ở trong thân chúng ta không có cái gì mà vĩnh viễn đâu, nó là các chất bất tịnh. Bởi vì đức Phật đã xác định “thân bất tịnh” mà. Nó không có cái gì mà mình gọi là tốt, nó là các duyên hợp để tạo thành thôi, nó là các gien để hợp lại thành cái thân của chúng ta. Cho nên nó là tất cả những cái chất - cái chất nó không có trong sạch gì đâu, nó rất là tệ.

Cho nên đối với đức Phật, thì cái thân của đức Phật, nó già nó phải chết thôi, chứ không có phải là để duy trì nữa. Nhưng mà cái sức, cái khả năng đức Phật có thể duy trì cái thân nó sống cả ngàn tuổi được. Nhưng mà ông thấy rằng mình đủ rồi, khi mà thuyết pháp đủ cho chúng sinh hiểu biết rồi, thì mình có ở lại cũng chỉ bằng thừa mà thôi.

Cho nên cũng nói đi, nói lại, cũng lặp đi, lặp lại những cái bài pháp đó thôi, chứ không có hơn được. Bởi vì con người chỉ tu bao nhiêu đó thôi chứ không còn nữa, cho nên Ngài thấy là đúng hoàn toàn.

Chứ còn khi thiêu, người mà tổ chức thiêu, đức Phật thì cũng không có nghĩ rằng sẽ chia cho tám nước này tám phần này, không phải, nhưng mà cái người đứng thiêu đó, thì trong khi đó các nước đến tham dự đám tang của đức Phật, nó đủ tám cái nước của người ta, cho nên vì vậy mà khi thiêu thì bây giờ phải tạt nước, tắt để lấy những cái xương mà nó cháy còn chưa hết.

(26:16) Còn cái chỗ tro mà đốt đó, cái thịt mà nó cháy đó nó thành ra tro, với cây củi mà để đốt đó, nó thành ra một cái số tro, thì dân chúng người ta hốt nắm, nắm đem về họ làm cái mả. Họ lấy cả tro đó hết, trong cái buổi đó họ lượm hết.

Dân chúng, tức là cái người nó thuộc về…​ Thậm chí như cả quan, những ông quan mà họ mến Phật, người ta cũng lấy, hốt cái tro cái củi, với cái thân của Phật mà thịt cháy ra nó thành tro đó, họ hốt, họ lấy cái đó.

Còn cái xương, tạt nước mà nó còn những cái mảnh xương đó, thì họ lượm những cái đó họ mới chia cho mấy nhà vua, vua mới được đem về mà xây tháp. Còn quan này kia được đem về xây cái mả riêng đó thì kể như là lượm ba cái tro. Thậm chí như dân cũng lượm nữa. Thầy đọc đến cái bài kinh này, Thầy thấy họ ngưỡng mộ đức Phật đến cái mức độ cao.

Sư Thanh Quang: Ngưỡng mộ quá cao, tôn kính Phật mà thiếu trí tuệ, thì đến một lúc nó trở thành cái duy tâm.

Trưởng lão: Đó, vậy đó. Cho nên nó biến thành cái chỗ đó mà làm sai cái ý chơn chánh, cái Chánh kiến của Phật, đưa đến cái mê tín rồi.

Nó tạo thành, như bây giờ người ta coi cái đó thành ra cái vật mà do nghĩ, đức Phật tu Thiền Định nó mới kết hợp thành cái này, không phải.

Thậm chí như bây giờ người ta nói để lại những cái nhục thân này kia, người ta cũng cho đó là do sự tu. Sự thật thì đâu phải.

Ông Phật nếu mà Ông nghĩ rằng do cái sự tu tập để mà làm cái bảo vật như vậy, thì Ông để lại nhục thân Ông, chứ ông điên gì mà Ông để làm mất cái điều mà quý của nhân loại.

Còn bây giờ mình tu Thiền Định, hoặc là mình ướp xác bằng cách này, bằng cách khác, để lại cái nhục thân của mình để cho người ta chiêm ngưỡng bằng cách này, cách khác. Đó là cái tham vọng của người đời chứ, mình phải thấy rõ.

6- TỪ TRƯỜNG THIỆN VÀ TỪ TRƯỜNG ÁC

(27:56) Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, chúng con cảm thấy là khi vào Tu viện tu tập, thì trong thời gian đó thì mọi chuyện của mình và gia đình mình, nó lại tốt đẹp hơn, thuận lợi và suôn sẻ hơn.

Con nói cả gia đình là vì gia đình là một cái chùm nhân quả chung, đều có chi phối nhau. Thì phải chăng, vì do vào Tu viện, tập để giữ được Giới nghiêm ngay lập tức, thì thân, khẩu, ý chặn đứng cái ác, diệt ác và sanh thiện, nên là cái sự khổ biến thành sự vui, và việc thiện luôn luôn che chở, giải thoát cho chúng sinh khỏi cái cảnh đau khổ? Ở đây thì con còn cảm thấy là có từ trường từ bi vô lượng của trên khả độ cho. Con xin Thầy chỉ rõ cho con về cái này thêm.

(28:45) Trưởng lão: Bởi vì ở cái chỗ nào…​ Con thấy ở đây, hầu như có cái niệm nào ác, hay có cái gì đó, thì mấy con luôn luôn mấy con ngăn và diệt, chứ không có để cho tâm mình bị cái niệm đó nó chi phối. Cho nên khi mình ngăn, mình diệt những cái niệm đó, thì nó phóng ra những cái từ trường của nó. Cho nên cái môi trường ở đây là môi trường tu. Cho nên vì vậy mà nó rất là thanh tịnh, nó rất là trong sạch.

Cho nên mình luôn luôn mình ở trong cái hoàn cảnh này, để mình tiếp nhận cái điều trong sạch đó, con hiểu không? Cho nên rõ ràng ở xung quanh mình nó có những cái thiện chứ.

Nhưng mà con đi vào cái chỗ khác, thì con thấy nó khác. Nó có cảm nhận, tự mình, mình có cái cảm nhận cái bầu không gian chỗ mình sống nó không được yên tịnh như vậy. Có sự cảm nhận đó. Mà cảm nhận đó là do chính mấy con thải ra chứ ai mà thải.

Rồi bây giờ Thầy tu rồi, Thầy cũng cứ cái tâm mà nó toàn thiện, thì nó cũng y như vậy thôi. Còn các con là đang khắc phục những cái ác pháp để cho mình được toàn thiện, thì nó cũng phóng ra được những điều đó, chứ đâu có gì đâu. Cho nên cái môi trường tu là cái môi trường tốt nhất.

Nó có những cái ác pháp chứ không phải, ở ngoài kia người ta vào thì người ta có mang theo những cái ác pháp người ta vào, nhưng mà cái thiện của mình ở đây nó sẽ đánh bạt đi. Nó hiện ra rồi cái nó tan biến đi, nó không có để yên đó đâu, nó diệt.

(30:00) Cho nên cuộc đấu tranh nó không những đấu tranh bằng tư tưởng của mình đang hiện có, đấu tranh cả thân tâm mình, mà cả cái không gian của mình nó đang đấu tranh những từ trường đó nữa.

Tại vì mình không có đôi mắt mình thấy, chứ mình có đôi mắt mình thấy, cả cái không gian của Tu viện nó đang có cái sự đấu tranh. Ở ngoài kia mà mang ác pháp vô, thì ngay đó là nó có cái sự đấu tranh. Để nó bảo vệ cái môi trường của nó thanh tịnh.

Thầy nói thật sự ra, cái gia đình của mình nếu mà sống toàn thiện, nó tự nó có cái từ trường của nó. Cho nên những cái gia đình khác nó đến nó đấu tranh. Vì vậy khi mà nó đấu tranh- cái từ trường- mà nó thắng, thì trong lúc đó mà họ nói cái gì đó, thì mình dễ thắng lắm.

Còn cái từ trường của mình nó yếu hơn, mà cái ác pháp nó nhiều hơn, cái từ trường của họ nó mạnh hơn, nó át đi, thì trong khi đó, người ta nói lời nói, cái mình dễ sân hơn. Bởi vì cái từ trường của mình nó yếu quá, nó không có đủ cái tiếp nhận đó.

Cho nên cứ càng lúc mình càng tu, khi mà mình biết pháp mình tu, thì nó đem lại cái sự an lành chung cho cả cái chùm nhân quả của gia đình của mình. Rồi cái người này tốt, rồi kế người khác, người khác lần lượt nó tốt dần, tốt dần lên. Con thấy nó thay đổi lần lần.

Còn nếu mà mình làm không được, thì bắt đầu nó lộn xộn hết. Ác pháp nó hơn cái vấn đề tu tập của mình, nó làm đảo lộn, nó kéo chuyện này chuyện khác ở trong đó. Còn nếu mà thiện pháp nó mạnh hơn, nó cao hơn, thì nó át, nó đẩy ác pháp lui mất, thì nó càng thấy người ta, cái người mà hồi nào tới giờ họ cộc cằn, họ sân dữ lắm, nhưng bây giờ thấy họ giảm, thấy họ hiền lành xuống, nó thay đổi nhiều.

Sư Thanh Quang: Từ hôm con bước chân con đi vào trong này, con thấy mọi việc ở trong nhà vừa rồi con được biết tin là diễn biến rất suôn sẻ, rất tốt đẹp, ngoài cái sự tưởng tượng của con.

Trưởng lão: Nó chuyển biến đó con. Sự chuyển biến đó là do cái sự quyết tâm tu của con đó con. Chứ nếu mà con vô đây con chỉ tu chơi chơi, thì nó không chuyển biến đâu.

Chuyển biến là do cái nhiệt tâm, cái quyết tâm của mình.

7- CĂN TU

(32:06) Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, con còn đang trong vô minh, chưa có Chánh kiến, Chánh tư duy. Vậy cái gì nó đã giúp cho con?

Tuy là đã đi đến rất nhiều nơi, rất nhiều chỗ, nhiều pháp môn, nhiều thầy, nhưng mà con đều không chấp nhận, con đều tìm thấy ở đấy những cái mà con thấy rằng không phải như vậy.

Rồi đến nơi Chánh pháp, đến đúng Minh sư, thì con tin ngay, và không còn có nghi ngờ gì hết nữa. Mà sức mạnh niềm tin của con càng tăng hẳn lên, và ở Tu viện vào gặp Thầy ở đây. Vậy thì cái gì đã đưa con đến?

Nếu bảo đấy là đến lúc mà đủ phúc duyên, vậy tại sao cũng có người được đến đây gặp Thầy, tức là họ cũng đủ phúc duyên. Nhưng mà rồi, họ đến một cái họ thấy đó là đúng là phải, nhưng rồi họ không thể ở được, không thể theo được, và họ chấp nhận phải ra đi. Thế thì cái gì đã đưa đẩy đến tới chỗ này, ngoài cái chuyện gọi là trọn đời về phúc duyên ạ?

Trưởng lão: Bây giờ Thầy giải thích cái chỗ này để cho con thấy rõ.

Mọi cái nó đều do cái căn của mình đã huân ở trong đời trước.

Họ cũng huân, con cũng huân, cho nên hiện kiếp này nó mới gặp nhau đây. Có huân gặp nhau, tức là họ có đến với Phật pháp, nhưng cái tu thì họ không tu, họ chưa tu. Cho nên bây giờ họ gặp Thầy, họ cũng tu không được.

Còn con, đã có huân và đã có tu, cho nên cái duyên đó nó do cái sự tu tập đó. Cũng như bây giờ con đến đây, con có cái sự tu tập. Còn họ đến đây, họ không chịu tu tập, họ về. Đời sau cũng gặp lại nữa, nhưng mà gặp lại như vậy rồi cũng đi qua thôi.

Tại vì mới đến đây mà con hỏi câu đó là hỏi về cái căn của mình. Mà cái căn của mình mình gặp, thì tức là sau này mình cũng gặp thôi. Mà cái căn mình, mình lại gặp, mình lại tu. Đời trước con có gặp, con có tu, cho nên đời nay nó lại tiếp tục cái này. Cho nên đời trước con chưa có làm được như vầy, bây giờ con lại làm được như vầy, nó lại khá hơn. Rồi bắt đầu bây giờ nhờ cái tu tập đó, nó tăng trưởng lên. Đời nay con tu chưa xong, đời sau con gặp, nó tiếp tục cái chỗ mà con đang tu, nó lại tăng lên, con tu nhanh hơn, con tu dễ hơn.

(34:21) Còn họ gặp rồi thì họ không tu, họ nghe đó thì họ cũng thấy đúng, nhưng mà rồi về gia duyên sao đó nó lôi họ trở ra y như con sóng. Thành ra họ cũng gặp, tức là cái phước duyên gặp thì có, nhưng mà cái phước tu thì không có. Tức là cái căn tu chưa có, mà cái duyên gặp thì có, cái căn tu chưa có. Họ phải gieo cái căn đó.

Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, nếu như con người đã giác ngộ về sự sinh, già, bệnh, chết là khổ, và họ không sinh đẻ nữa. Nhưng mà cái Vô Minh kia thì, nghiệp nó là hiện tại có, nên nó vẫn sinh Hành, và Hành thì sinh Thức. Đến đây Thức không gặp cái duyên, là vì người nam và người nữ không muốn sinh, cho nên nó không đủ duyên mà sinh ra Danh Sắc. Thế như vậy, đến đây dòng sinh tử bị chặt đứt. Thức là nhân, Thức không gặp duyên, thì rồi Thức sẽ mất, vì là “pháp khắc tự diệt”. Bạch Thầy, con hiểu như thế liệu có đúng không?

Trưởng lão: Đúng, nhưng mà điều kiện là, phải diệt cho tận cái gốc của nó là Vô Minh. Bởi vì chính Vô Minh nó mới đưa ra Hành, nó mới sanh ra Thức, nó mới đến hợp với Danh Sắc, nó mới thành cái thân của con người. Thành ra, thí dụ như bây giờ, nó từ cái Vô Minh nó sanh Hành, hành sanh Thức. Nó tới Thức, mình không có tiếp tục để mà cho nó…​ coi như là giữa nam và nữ không có giao hợp với nhau, thì cho nên nó không sanh ra một cái con người nữa. Nó không sanh ra, nhưng cái Vô Minh mình còn, thì chưa được. Nó còn tiếp tục ở trong Vô Minh nữa.

(36:01) Bởi vì, mặc dù là mình biết, cũng như bây giờ đặt thành vấn đề là mình có thể hạn chế về kế hoạch hóa gia đình - sanh đẻ, cho nên nó không sanh ra nữa, nó bị diệt. Nhưng mà cái tâm của mình nó còn dục chứ chưa hết. Mà nó còn dục, tức là còn Vô Minh, phải diệt, phải diệt cho sạch. Mà diệt sạch thì phải có Minh. Đó là diệt Vô Minh.

(36:26) Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, vài thập kỷ qua, và cũng chủ yếu là có một vài nước trên thế giới ngăn chặn cái sự tăng dân số bằng những biện pháp phá thai rất dữ dội. Hàng gần tỷ sinh mạng bị sát hại. Sự kiện đó là “quả đến lúc nó nổ” - là những cái nhân của con người đã tạo tác từ trước kia? Hay là, đó là những cái nhân mới tạo do biện pháp giải quyết của hôm nay?

Trưởng lão: Tất cả những cái đó đều là nhân sát hại chúng sanh hết. Nhân sát hại chúng sanh mà nó đưa ra tới cái kế hoạch hóa gia đình, nó đã trở thành hôm nay…​.

Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, chứ nó cũng không phải là cái quả mà nó nổ ra, mà vì do tất cả những cái nhân của nó đã từ trước, có phải không ạ?

Trưởng lão: Từ trước tới giờ, mà bây giờ nó phải chịu những cái quả đó. Mà coi như là, thay vì nếu không có cái kế hoạch hóa, không có sợ cái nạn nhân bản đó, thì người ta sẽ cho sanh ra đầy đàn, phải không, thì những người này nó sẽ sanh ra.

Bây giờ vì những cái tội sát hại chúng sinh, giết hại với nhau mà ăn thịt nhau đó, cho nên nó mới sanh ra bắt đầu nó kế hoạch hóa gia đình hết, nó diệt từ ở trong trứng nước. Biết bao nhiêu lần chết, biết bao nhiêu sự sanh diệt. Mà mình cứ vô tình, mình không ngờ là chính mình đã tạo những cái ác đó.

Con thấy đó, nó không phải là bây giờ nó tại cái nhân quả mới, cái duyên mới, không phải đâu. Nó là do cái nhân cũ, mà cái quả hôm nay mình phải gặt lấy cả một cái thế giới như thế này.

Ngày xưa thì con người ít, nó không có kế hoạch hóa, cho nên một gia đình có thể sanh ra năm, mười đứa con. Nó không có kế hoạch hóa, bởi vì đất nó rộng, phải không? Nhưng mà vì con người càng lúc càng giết hại chúng sanh, cho nên nó huân cái nghiệp giết hại, cho nên cái yểu tử nó phải có.

(38:06) Cho nên cuối cùng thì yểu tử nó có, đến lúc mà cái yểu tử có, thì cái kế hoạch hóa gia đình nó phải ra, để nó ngăn chặn cái sanh, để cho nó yểu tử chứ. Nó mới trứng nước nó đã diệt nó rồi, nó đâu còn để, nó chưa có thành hình để nó trả cái nghiệp yểu tử của nó cho trọn vẹn.

Biết bao nhiêu! Con người của mình khi mà từ nhỏ tới lớn lên mình giết hại biết bao nhiêu? Cho nên mình chết vậy chưa có đủ đâu. Nghĩa là chưa có gì hết mà chúng diệt ngay từ khi mà mầm mống, nó vào nó chết liền, nó chết từ ở trong tinh trùng. Nó giết ngay từ đó, con thấy ghê gớm chứ không phải đâu. Giết người từ ở trong cái tinh trùng. Đó là những cái thuốc mà bây giờ người ta ngừa thai. Nó chết ngay từ cái trứng nước của nó, cái mầm của nó đã giết chết rồi. Tại vì mình đã giết hại biết bao nhiêu chúng sanh? Một con người mà chúng ta sống tới bây giờ, cái thân của chúng ta là cái mồ, là cái nghĩa trang của loài sinh vật biết bao nhiêu không? Mà bây giờ mà chúng ta chết vậy chưa có vừa đâu.

Cho nên khi mà chúng ta thành người được, mà nếu mà nói chung là cái người mà sống gọi là từ nhỏ chí lớn mà sống để mà trở thành người, rất là khó. Bởi vì chúng ta phải chết biết bao nhiêu lần. Một sinh mạng một con vật mà chết, thí dụ như cái loài vật nhỏ, vật lớn, đủ loại hết, chứ đâu phải không. Cho nên nhìn trong cái quy luật nhân quả, chúng ta phải thấy cái Vô Minh nó đưa đi đến ghê gớm thật.

Người ta cứ nghĩ rằng sau này con người cứ sanh ra. Sanh ra mà trong bản chất hung dữ thì để mà trả những cái nghiệp đó, để mà vay trả với nhau, để tạo thành cái quy luật đau khổ cho nhau, chứ đâu có lợi lạc gì.

Con thấy nó tàn ác, con người bây giờ nó tham vọng, nó đủ loại hết. Cho nên vật chất càng tăng, thì nó lại giết nhau, nó chà đạp lên nhau. Khó lắm chứ không phải không.

Bởi vậy, Thầy nói quy luật nhân quả chỉ có đạo Phật mới chặn đứng nó được, chứ còn không có cái tôn giáo nào mà chặn đứng nó được. Mà nếu mà chúng ta chặn đứng được, thì chúng ta cứu được bao nhiêu người. Chính mình, mình chặn đứng là mình đã làm một cái gương sáng cho người khác để người ta chặn đứng những cái ác.

(40:08) Cho nên phải ráng, chứ Thầy biết làm sao được? Thầy thì thấy rồi, nhưng mà Thầy khuyên mấy con, mấy con chưa thấy thì coi như mấy con mờ mịt. Mấy con cứ nghĩ rằng cuộc đời là phải hạnh phúc là vậy. Không hạnh phúc gì hết! Khổ đau hết! Chẳng có hạnh phúc.

Một cái người tu rồi, người ta nhìn cái quy luật nhân quả người ta không dám ngó, người ta sợ. Ngán!

8- ĐỘC CƯ - HẠNH SỐNG PHI THƯỜNG

(40:31) Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, cái căn cơ, như Thầy dạy con, cái đó căn bản lắm, nó chi phối lắm. Giờ con mới ngẫm ra, là lúc con hai mươi tuổi, con đã chán trần thế, và con đã ra hiệu cắt tóc bảo người ta gọt đầu đi cho con. Người ta không dám làm, rồi con giơ kéo lên, con cắt gọt trọc đi, vì con chán đời. Tức là bấy giờ con chưa đủ cái duyên để có thể xuất gia tu hành.

Thế và đến lúc năm 58, 59 tuổi, con lại một lần nữa gọt tóc đi, con ra chùa con gọt tóc đi, rồi con…​ mau đi tu để thoát gia đình. Lần ấy cũng lại chưa đủ duyên để cho con có thể thực hiện được ý nguyện của con.

Thế giờ Thầy dạy rồi con mới ngẫm nghĩ, con thấy một điều là để con được như hôm nay, con đã tiến hóa đi qua hàng vạn, hàng triệu năm. Và con đã nợ Thạch Sùng, đã vay trả với Thạch Sùng từ lúc nào đó…​

Thế bạch Thầy, liệu có những tình trạng đã tiến hóa đến mức độ cao, qua nhiều kiếp, để đến hôm nay có được những căn cơ, rồi có những sự tiến hóa khác. Có những trường hợp như thế rồi lại rơi tõm xuống của những loài cầm thú, ở cái mức độ rất mông muội không ạ?

Trưởng lão: Không, Thầy nói đó cũng khó lắm, bởi vì khi đó, hằng ngày mình đã từng ngăn diệt ác pháp. Mặc dù là mình có trải qua một thời gian mình chưa có, cái căn của mình chưa có đủ cái duyên gặp được Chánh pháp thì nó có những cái ác pháp mấy con.

(42:03) Nhưng mà cái căn của mình đã có, cho nên thường thường nó hướng, nó đưa đẩy cho mình đi đến cái chỗ thiện pháp. Cho nên, giờ đó là mình chuyển biến được, con thực hiện, một cái ngày mà chuyển biến những cái ác pháp ở trong con, con đẩy lui được là con chuyển được cái quả bên ngoài rồi. Nó đỡ biết bao nhiêu.

Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, đạo Phật là đạo thật, đạo giải thoát. Ai tu cũng đều được cả, và tu đến đâu thì được đến đấy, và thấy ngay liền.

Nhưng để tu đến giải thoát hoàn toàn làm chủ sinh tử, thì không phải ai tu cũng được.

Con xin Thầy từ bi chỉ đường cho con, kẻo con chỉ là một vận động viên của xã, mà lại lập chí để trở thành một vận động viên của cỡ quốc tế thì cũng tội.

Trưởng lão: Bởi vì, Thầy có vạch ra cho các con thấy rằng: ăn, ngủ và độc cư là ba cái hạnh. Mà nhất là cái hạnh độc cư này là tuyệt vời, để cho con người ta trong một cái đời nay có thể giải quyết được cái vấn đề này. Nghĩa là vận động viên quốc tế rồi, chứ không còn là một động viên trong một đất nước nữa. Cho nên vì vậy, con phải thấy cái tiêu chuẩn mà Thầy đưa ra. Thầy nói bí quyết thành công của sự tu tập giải thoát này - Thiền Định- đó là độc cư mà ra.

Mà hầu như là cái hạnh độc cư, thì hầu hết là khó có người qua. Đó là cái điểm cao nhất của cái pháp Phật tu. Cho nên mình sống mà mình ức chế, mình chịu đựng để mình độc cư, thì mình cũng sai. Mình vui ở trong cái độc cư mới đúng. Con vui ở trong cái độc cư, con sống một mình con thích hơn là đi nói chuyện. Gặp ai nói chuyện con thấy nó ngao ngán quá, nó chán quá, thì đó là cái căn duyên của mình nó sắp tới trong cái kiếp của nó rồi.

Còn nó chưa, thì mình phải cố gắng mình tập, thì nó sẽ gieo cái duyên đó để nó trở thành cái căn trong một kiếp này. Thì tới những cái năm cuối cùng của mình nó tròn đầy được cái duyên này, thì nó sẽ tới, nhưng mà nó có cái thời gian lâu.

(44:06) Còn nếu mà trong cái kiếp này, mà con giữ gìn, con tu tập mà con thấy nó dễ dàng và thích thú độc cư, thì trong kiếp này đã sanh. Nghĩa là thấy ngay cái tâm “mình thích một mình mình”. Không muốn chơi, không muốn nói chuyện với ai hết, cứ thích ngồi chơi một mình, thì cái người này trong một kiếp này là xong, không có lâu nữa. Cái người mà gọi là sống một mình trong rừng rú mà không thấy buồn bã gì hết, không thấy gì hết, thì cái người này là cái người sắp tới rồi. Cái căn của họ là trong cái đời này là cuối cùng, cái đời cuối cùng là nó hết.

Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, đến cái chỗ đó, tự ý chí, nghị lực của con, con có thể tự chủ, quyết định con đường của con được không ạ?

Trưởng lão: Được. Bây giờ nó chưa thích, nhưng mà mình biết cái này là cái bí quyết để cho mình thực hiện được cái sự giải thoát cuối cùng của đời này, cho nên mình tự chủ điều kiện…​ thì bắt đầu nó đã chín rồi, cũng như cái trái mình dú (rấm), nó chín.

Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, con từ xưa đến nay, là con chỉ thích ở cái chỗ non xanh nước biếc, ở chỗ rừng núi, bên bờ suối, ở chỗ vắng lặng và thích sống yên tĩnh một mình. Chứ những chỗ đông, đô hội là con không thích một tí nào cả. Và vì thế, nên là mấy năm vừa qua, con mới mua vườn đồi trên rừng, xong con ở bên bờ suối, là con ở đấy để con cho được tĩnh tâm, là vì như vậy.

Thế thì, còn những ngày về thực hiện sống độc cư, thì năm trước con về thì con thấy, con chịu đựng đến cái giờ ấy, cố để cho nó hết giờ, thế và con rất “giành” thời gian, từng năm mười phút một, tức là đối phó với giờ giấc.

Thế nhưng năm nay, thì con lại thấy con rất vui, rất thanh thản, và ở như thế con thấy rất thoải mái, rất thích, không có một chút nào cảm thấy chướng ngại ở trong tâm và trong thân con cả.

Trưởng lão: Cái đó là nó tốt rồi đó!

Sư Thanh Quang: Thế thì, ngay cả, thí dụ như ở trong tủ còn bánh lương khô, còn hộp sữa, nhưng mà bụng đói, nhưng không bao giờ con nghĩ đến chuyện mình lại làm cái việc ăn cả. Thế còn giờ giấc ngủ nghỉ, thì con chấp hành giờ giấc rất nghiêm, và cảm thấy nó tự giác, nó thoải mái, chứ không phải vì sợ điều này, sợ điều khác mà mình làm. Bạch Thầy, như thế, nếu lần mò suốt bao nhiêu thế kỷ để tới được cái mép của cái bờ, nơi bờ bên này, thế tức là hôm nay con đã đến được cái mép của bờ bên này. Chỉ còn có một điều, con phải cố gắng nỗ lực bằng tất cả những ý chí của con.

(46:37) Trưởng lão: Đó! Thì con sẽ được ở bờ bên kia trọn vẹn.

Sư Thanh Quang: Tạ ơn Thầy, con được Thầy chỉ cho như thế, con thấy đối với con có ý nghĩa rất lớn.

(46:52) Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, còn một điều này nữa con cũng nghĩ. Là trong cái Cẩm Nang Tu Phật của cư sĩ Tâm Quang Từ Đắc có soạn, đâu đó các lời dạy của Thầy hoặc ở trong các sách vở, nhưng trong đó có một chỗ nói là như cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là sống yếm thế “một mai, một cuốc, một cần câu”, đấy cái cảnh như thế.

Con thì, con lại nhận thức…​ Về những ngày qua con lại nhận thức nó không đúng như thế. Con lại thấy nó là, cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một danh nhân văn hóa của nước Việt ta. Thế và, cụ là một cây đại thụ tỏa bóng mát suốt năm thế kỷ vừa qua. Đã được người đời hiện nay người ta vẫn đánh giá và ca ngợi như thế. Cụ sinh vào lúc mà vận nước suy, rối ren, nào là Lê, rồi Trịnh, thế rồi Mạc, rồi Nguyễn xâu xé nội chiến, và dân tình rất là khổ sở. Thế cụ thì ở cái bậc đại trí, đại dũng, cụ rất thương xót dân, nên cụ ra làm quan, mãi cụ mới ra làm quan, làm quan rất muộn, để mong mang sức ra để cứu đời, cứu cho dân tình đỡ điêu linh khổ sở.

(48:14) Thế nhưng, khi phục vụ trong quan trường, trong triều chính, thì cụ Trạng Trình có dâng sớ để xin trị những quan lộng hành làm những việc hại nước hại dân, nhưng không được chấp nhận. Nên là cụ thấy cái điều rằng mình không còn hợp thời, và có ở lại thì cũng không thể thỏa nguyện được cái tâm trí của mình để mang ra cứu nước, giúp nước.

Nên cụ về, cụ chọn con đường dạy học để đào tạo ra những người có đức, có tài để cứu dân, để giúp cho dân đỡ khổ. Thế nên là tâm trạng của cụ là tâm trạng suốt đời vì nước, vì dân, và đau đáu nỗi đau ấy. Và cụ có lập cái văn bia ở Trung Tân Quán, có một bài bi ký nói lên ở đời con người ta phải biết sống thiện, không được làm ác, và hướng dạy về cái việc đó rất nhiều, nên là cụ đại thiện. Cái đại thiện của cụ như thế.

Thế thì, con có thấy có một bài thơ của cụ, thì con thấy là cái nỗi đau của cụ đau đáu vì nước, vì dân luôn thường xuyên như thế này. Cái bài ấy là: “Sổ gian giang quán phủ giang tân. Thủy quốc vi mang, lưỡng ngạn phân. Phong ổn phàm quy hàn phố nguyệt. Thiên tình long hiện viễn sơn vân. Ngư thôn trù ảnh tà dương quải. Dã tự chung thanh bán dạ văn. Kiểm điểm hành niên dư thất thập. Chi duyên suy lão khởi vong quân”. Hai câu ấy, con đã nhiều lần nghĩ về hai câu này. Trong một cái cảnh cụ sống như thế, về đêm sông nước, thế và, ban đêm ra cái chùa mà bà Ba, vợ của cụ tu ở đấy, cụ ra thăm về, và cụ thốt lên rằng: “Chi duyên suy lão khởi vong quân”. Tại sao ngoài bảy mươi tuổi rồi, sống cái cảnh như thế này rồi, mà lúc nào trong lòng cũng nghĩ về vua, nghĩ về vua tức là nghĩ về nước.

(50:24) Thế và, chính cụ là người đã can thiệp, để cho cuộc nội chiến giữa Nguyễn - Trịnh đỡ đi đổ máu, đỡ đi đến chỗ tang thương. Thế thì con nghĩ rằng, đối với bậc quân tử, bậc trí, thì người ta sống để vì mọi người. Thế còn chỉ có tiểu nhân thì mới sống cho chính mình chứ không biết nghĩ đến ai. Thế nhưng bậc đại trí thì người ta cũng chỉ làm những cái việc gì mà nó có ích, nó hữu ích, chứ không bao giờ người ta lại bỏ sức ra để làm những việc vô ích.

Nên trong cái tâm cảnh, tâm trạng của cụ Trạng Trình, thì hoàn cảnh nó rất đặc biệt. Thế con nghĩ như thế, mà nếu bảo rằng cụ sống yếm thế, thì ở đây phải hiểu cái “yếm thế” theo cái nghĩa như thế nào, góc độ như thế nào, thì xin Thầy khai thông cho con chỗ này để con được rõ.

Trưởng lão: Bởi vì, thơ của cụ, cái bài thơ của cụ viết ra đó, chứng tỏ cụ thấy cụ không có đủ khả năng mà xoay trở được cái thời thế. Cái khả năng của cụ. Cho nên yếm thế là vì mình thấy mình không có tài.

Nhưng mà cụ không có đứng ở trong cái góc độ của nhân quả mà cụ nhìn. Bởi vì cái nhân quả thuận- cái vận nước của mình- nó nằm ở trong cái quy luật của nhân quả. Cho nên vì vậy, cụ phải biết rằng bây giờ cái vận nước của mình như vầy không thể nào mình xoay.

Cho nên vì vậy mà câu thơ: “Một mai, một cuốc, một cần câu. Thơ thẩn dù ai như thế nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ. Người khôn, người đến chốn lao xao”. Cái câu đó là cái câu yếm thế. Cái bài kệ đó là bài kệ ngao ngán mình không có đủ khả năng. Mà cái tâm nguyện của cụ thì tâm nguyện với nước, với non, với dân, nhưng mà mình không có đủ khả năng. Cho nên thôi mặc ai làm gì thì mặc, mình không có làm gì được nữa hết.

(52:10) Đó là cái “yếm thế” là như vậy, chứ sự thật ra, cái tâm niệm của cụ không yếm thế. Nhưng mà cụ thấy cuộc đời mình không làm điều tiêu cực, cho nên cụ mới về cất cái Bạch Vân Am cụ ở, thì coi như là cụ quá tiêu cực rồi, chứ không phải là gì.

Theo Thầy thấy yếm thế thì tức là tiêu cực ở trong giai đoạn mình thấy mình có tài, nhưng mà mình không có đủ cái duyên đem cái tài của mình để giúp nước, để giúp dân. Cho nên trong cái lúc đó, bấy giờ thì cụ quá đau khổ chứ không phải là gì. Cái câu thơ nó nói về sự đau khổ của cụ, cái tâm nguyện của cụ.

Nhưng mà, theo Thầy thiết nghĩ cụ không phải là người vô tài, nhưng mà chỉ vì cụ không thấy được quy luật nhân quả của đất nước quê hương chúng ta bao nhiêu năm, mà như vậy. Cho nên cụ chỉ là một cái người để mà làm cho đất nước chúng ta chia làm hai, mà trải bao nhiêu chục năm trời, để mà chịu cảnh đất nước lấy sông Gianh mà chia ra. Đau khổ lắm chứ không phải không. Đó là một cái nhục nhã cho quê hương chúng ta rất lớn.

Thí dụ như, trong khi đó, con biết khi mà đất nước của chúng ta gần đây, dân tộc chúng ta đuổi Pháp ra khỏi đất nước chúng ta, thì ngay đó người ta đã chia đất nước chúng ta, lấy sông Bến Hải mà làm chia đôi đất nước, thì coi như là cái dòng sông Gianh vậy.

Thế mà Bác Hồ lãnh đạo để mà thống nhất đất nước, Thầy thấy rất là tài. Nếu mà không khéo, là chúng ta cũng bị. Đâu phải ở trong miền Nam này nó không có quân đội quốc gia đâu, nó chống Cộng toàn bộ chứ đâu phải không đâu, ghê gớm lắm chứ, nhưng mà cái tài lãnh đạo khéo léo để mà thống nhất.

Còn cái này, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn chia ra như vậy để mà kéo dài với nhau, mà cứ lấy dòng sông Gianh mà đánh với nhau. Dân Việt chết với dân Việt biết bao nhiêu, đau khổ lắm chứ. Nhưng mà cụ ấy không có xoay chuyển được cái chỗ này, mà còn hướng dẫn cái ông này đi ra chia rẽ. Có phải Nguyễn Hoàng đến hỏi: “Ông biết kiểu này rồi, mà chia đất nước mình ra là một cái nhục”. Cho nên cái tài ông có, nhưng mà không thấy ông xoay trở được, ông không làm được, mà đưa ra một cái mà Thầy thấy quá đau khổ.

Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, những cái cộng nghiệp lớn của toàn bộ chúng sinh ở trong phạm vi đất nước nó như thế, làm sao có thể xoay chuyển được tình thế?

(54:23) Trưởng lão: Cũng như bây giờ Thầy hỏi, đặt thành vấn đề như Thầy đang bây giờ ở trong cái vị trí của Thầy chứ gì, làm sao mà xoay chuyển nổi cái tình thế của Đại thừa? Con cứ nghĩ đi!

Nhưng mà có người hỏi Thầy: “Một con én có làm được nên mùa xuân không?” Người ta hỏi Thầy như vậy mà. Thầy nói: “Có con én là có báo mùa xuân”, chứ đừng có nói chuyện. Nhưng mà mình có quyết tâm hay không, hay hoặc là mình thấy cái khả năng mình yếu quá, mình ít quá, mình không thể xoay chuyển được?

Không! Thầy nói rằng, đời Thầy làm chưa được, con cháu Thầy làm! Chỉ làm sao Thầy giữ vững được tinh thần này.

Còn bây giờ mình yếm thế, như bây giờ cụ Trạng Trình đưa ra cái bài kệ đó là yếm thế rồi, con thấy không, tiêu cực rồi, còn ai mà tin tưởng nữa? Cho nên không có người nào mà người ta đứng, mãi cho đến khi cuối cùng sau này Quang Trung mới thống nhất được. Cả một vấn đề, con thấy không? Cho nên đến khi cuối cùng thì cái ông này là tự cái tài - bởi vì nhân quả, phải theo cái quy luật của nhân quả- đến ông Quang Trung ông ấy mới thống nhất được Trịnh - Nguyễn. Nó ghê gớm thiệt!

Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, những ngày qua con cũng nghĩ đến chuyện này, nhưng con cho đó là cái nghiệp lực của chúng sinh. Cái cộng nghiệp lực ấy nó đến chỗ ấy, nó chưa gặp những cái duyên để nó có thể bung phá ra để đi đến một cái duyên hợp mới.

Thế còn cái chuyện Thầy nói, thì con chịu lắm rồi. Nhưng vì thế này, vì con thấy là vạn vật thì luôn biến đổi, không có một cái gì gọi là thường hằng cả, và con người ta cũng là một vật thể trong vạn vật, nên nó vẫn nằm trong cái vòng biến đổi ấy. Nó như những cái hạt thóc trong một cái cối xay lúa. Cối nó quay, thì tất cả hạt thóc nào nó cũng phải quay cả.

(56:14) Nhưng lại có một người, trong số hàng tỷ người trong nhiều ngàn năm, con người ấy làm chủ được tâm của mình, để cho tâm bất động, làm chủ được, không chịu cái quy luật ấy chi phối.

Bạch Thầy, những chuyện như thế là những chuyện phải hàng nghìn, hàng nghìn năm, mãi mới có được những sự kiện phi thường ấy.

Chứ còn nếu nói đến chuyện bình thường ở đời thì con chịu rồi. Thầy nói thế thì con chịu rồi. Con không dám nói gì nữa, không thể ví như thế được.

(56:48) Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, con về Tu viện, được sống ở bên cạnh Thầy, đến hôm nay, bảy ngày nữa là được hai tháng. Như vậy cũng được bảy tuần.

Con xin Thầy chỉ thẳng cho con, trực chỉ cho con những sai, những lỗi lầm trong mọi việc, từ nói năng, suy nghĩ, và trong cái hạnh độc cư, để cho con biết, để con sửa. Con có được chỉ như thế, thì con mới biết cái chỗ đích ấy để con tập trung vào.

Trưởng lão: Thực sự ra thì con rút tỉa qua cái thời gian ở đây, thì cái hạnh độc cư nó chưa trọn vẹn, nó chưa trọn vẹn lắm.

Cho nên vì vậy đó, sau khi mình rút tỉa những kinh nghiệm đó ra, mình tập. Thí dụ như bây giờ con về ngoài đó con đặt thành vấn đề con tập một tháng để độc cư trọn vẹn. Bây giờ bất kỳ, quyết định là nhà cháy nhất định con cũng không ra, không chạy ra, nhất định là phải ở đó, chết bỏ!

Bây giờ thí dụ, bởi vậy con thấy cái độc cư đặc biệt lắm, bởi vậy Thầy nói cái gương hạnh của Thầy, hai bên đánh giặc với nhau, súng đạn nhiều như vậy, mà Thầy đã quyết định không chạy là không chạy. Đó là độc cư!

(58:00) Cho nên nhất định không tiếp ai là không tiếp. Bây giờ cha mẹ chết - bỏ luôn. Không có tính tới chuyện phải đập cửa đi ra giải quyết vấn đề này, không phải. Vấn đề này là vấn đề quan trọng chứ không phải là vấn đề tầm thường. Đám ma, hay cha mẹ chết đều là thường. Ai là không có cha, mẹ chết? Cho nên mình bây giờ đi ra làm cái chuyện này, cũng là thường thôi.

Còn cái chuyện làm chủ sanh tử này là cái chuyện phi thường rồi. Không thể bỏ cái chuyện phi thường mà đi đổi lấy cái chuyện tầm thường. Cho nên nhất định là phải giữ trọn vẹn độc cư.

Cho nên con tập một tháng, mà trong một tháng này nhất định là không phá. Sau một tháng rồi mình tiếp duyên, mình ra. Rồi sau đó mình tập dần dần, dần dần lên. Rồi nó tăng đến cái mức độ: “À tôi thích sống độc cư”, nhất định là cắt đứt hết các duyên, sống độc cư để giải quyết vấn đề sinh tử, thì nó mới yên.

Có vậy thôi. Đó là bí quyết. Cho

nên vì vậy sống ở tại Tu viện, Thầy nói như thế này con xét mình thì biết, bởi vì con chưa sống trọn vẹn độc cư cho nên nó chưa trọn vẹn. Phải chi từ hai tháng nay mà con sống trọn vẹn độc cư, tiến bộ xa lắm. Con hiểu không?

Mặc dù là bây giờ con cũng đã nếm được mùi vị thích thú ở trong cái độc cư, nhưng mà nó chưa trọn vẹn. Đó là một.

Còn những cái pháp thì Thầy nói con đã nắm được pháp, ôm chặt pháp mà tu thì không đến độ sai đâu.

Nhưng mà về cái hạnh ăn, ngủ và độc cư, nhiều khi cái ngủ nó vật con cũng dữ lắm. Phải chiến đấu đó. Đó là những cái lỗi mà có thể nói rằng mình sẽ sai ở trong những cái phần này. Còn cái ăn thì có thể nói rằng mình khắc phục cũng dễ chứ không có khó đâu. Nhưng mà cái ngủ này khó này, cái độc cư này khó này.

À bây giờ thí dụ như, mình thích sống một mình rồi, nhưng mà có người khác người ta lại nói chuyện với mình, nên mình thấy nó kỳ quá, không nói thì không được. Bởi vì, mình còn theo cái nếp cũ, cho nên mình thấy nó kỳ. Nhưng mà đó mới là cái chỗ tầm thường.

Còn cái chỗ phi thường, nhất định là người ta nói, đưa ngón tay vầy đi luôn, không cần. Đó là phi thường, làm chuyện khác. Cho nên người ta nói gì nói, mình bỏ đi, không nói nữa.

Người ta nói cái ông này làm vẻ, làm phách, tu hành chẳng ra gì. Họ nói mặc họ, nhưng mà cái việc tôi làm, đó là việc phi thường chứ không phải việc tầm thường.

Nếu mà tầm thường, tôi đứng lại tôi nói chuyện, hỏi cái này cái kia vài lời, thì cái đó ai làm cũng được.

(01:00:00) Còn cái chuyện mà bỏ đi như vậy, mà hiện bây giờ tôi là cái người như thế này mà tôi làm vẻ làm phách, tôi đâu có phải như vậy đâu. Nhưng mà tôi làm được như vậy là tôi đã vượt qua tâm tôi rồi, tôi làm, việc làm phi thường đó. Khó lắm chứ không phải dễ đâu, Thầy nói khó, cái chuyện đó khó. Cho nên độc cư nó thể hiện được cái sự phi thường của người ta, mà cái người không phi thường thì bao giờ cũng bị dính vào cái tầm thường này hết.

Cho nên nó là cái mục đích cao cả, mà nói không phi thường thì làm sao cao cả được? Cho nên, thí dụ như bây giờ bạn bè rất là thân thuộc của con, nghĩa là chiến hữu trong cái sự sống chết ở trên mặt trận, mà bây giờ hôm nay mục đích tôi là giải quyết sanh tử, thì bây giờ anh có đến, nhất định là anh cũng như người xa lạ thôi. Anh không có đến đây với tôi được cái chỗ này đâu. Cái dịp khác sẽ nói chuyện, chứ còn cái dịp bây giờ tôi không có nói. Thì đó là mình giữ tâm. Bởi vậy Thầy nói, cái này là cái quyết định của cuộc đời tu của mình. Chứ không khéo mình chỉ được phân nửa, còn phân nửa nó chưa tới đâu.

Cái đó là cái quyết định. Cho nên vì vậy mà những cái này là cái lỗi của mình, mình chưa có đủ cái nghị lực để mà thắng, để giữ được cái hạnh này. Cho nên mình sẽ còn giậm chân tại chỗ, mình sẽ đứng lại một chỗ, không tiến hơn được. Muốn đi lên nữa thì mình phải trở thành người phi thường. Đó là cách thức sống phi thường, mà chỉ có hạnh độc cư này mới thấy thật sự ra mình phi thường hay không phi thường.

Sống một mình, con ngồi một mình ở trong cái nhà một mình, không nói chuyện với ai. Con phải biết cái chuyện này là cái chuyện người phi thường, chứ không phải là chuyện người tầm thường mà làm được.

Họ cô đơn, họ chịu không có nổi. Rồi nó tuôn trào thôi cái này, đến cái kia, cái nọ. Rồi nó ngủ gục. Một mình ngồi chơi một mình mà không làm gì, thì nó gục tới, gục lui, chứ nó đâu có dễ gì.

Đây là những chuyện làm phi thường của những người phi thường.

Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, trong những buổi thuyết Pháp, rồi thì các đĩa, rồi băng, Thầy có nhắc nhiều đến cái độc cư, nhấn mạnh đến cái tầm quan trọng của nó.

Thậm chí đã có những lúc con phải thoáng trong đầu một ý nghĩ là tại sao chuyện này Thầy phải nhắc nhiều đến nỗi như thế này? Tức là cái mặt trái của nó đấy, con lại nghĩ về mặt trái, chứ con chưa thấy được ý nghĩa quan trọng của cái việc sống độc cư. Mà con lại thấy cái mặt trái của nó, có lúc con đã nghĩ đến như thế.

(01:02:13) Thế nhưng rồi dần dần con mới thấm dần ra là, độc cư là vô cùng quan trọng. Thế nhưng đã hiểu đến chừng mực đó rồi, nhưng vẫn không hiểu được như thật. Vì đã một lần Thầy nói, có một cháu gái hỏi Thầy, cái bí quyết của việc tu tập Thiền Định là gì vậy? Thì Thầy nói là hạnh độc cư. Thì sau tất cả những lần ấy con mới thấm lên dần, là độc cư vô cùng quan trọng. Nhưng mà con chưa hiểu được cái đó như thật.

Hôm nay cầu Pháp, Thầy lại bố thí cho con điều này nữa, thì lại thêm một lần nữa để cho con rõ hơn thêm nữa.

Trong những ngày vừa qua con cứ tưởng như là, sống độc cư con sẽ làm được, chứ không phải khó khăn gì lắm. Thế nhưng con mới biết rằng có những lúc rất kỳ lạ, là thế này: Suốt từ sáng đến chiều thì không sao, nhưng đến chiều tối thì tự nhiên con nảy ý nghĩ con xuống nhà bếp, xuống nhà bếp không để làm gì cả. Có nhiều khi con mới về con xem lại mình, thì hóa ra chỉ để trông người này, trông người kia tí rồi về thôi. Thì coi như nó có những lúc quái đản như thế.

Trưởng lão: Nó phá độc cư đó!

Sư Thanh Quang: Thế! Hoặc là con đã tâm tâm, niệm niệm là con không nói chuyện với người này, với người kia. Thế nhưng rồi tự nhiên hôm đó nó xui khéo từ lúc nào, vì những cái lý do nào đó, tự nhiên con bật đến tận nơi, con hỏi người đó về một cái việc. Thế sau khi xong rồi, con biết: “À, thì ra độc cư khó”. Nó có những cái gì đó, mình không gọi được đích danh nó ra, hình tướng nó như thế nào, mình không gọi được ra, nhưng nó ở đằng sau, nó tìm mọi cách nó phá mình ở chỗ này.

Thế thì, Bạch Thầy là, con sẽ tin rằng dần dần từng bước, con sẽ giữ được. Bởi vì con thấy rằng, đây là cái chìa khóa tối quan trọng để mở cửa, còn nếu không có chìa khóa này thì thôi, chỉ có đi dạo vòng quanh ở bên ngoài, không làm gì được cả.

9- TÙY THUẬN TRONG NHÂN QUẢ

(01:04:09) Bạch Thầy là, có lẽ trong những ngày tới nếu không có gì đổi thay, thì nếu con con mà nó đưa cả vợ con nó ở bên kia nó về, thì con sẽ về một số ngày để con gặp, và, tức là nói chuyện với tất cả mọi người thân ở trong gia đình về mặt tư tưởng, để cho họ hiểu thêm cái việc của con làm.

Và không những thế, con cũng muốn làm để cho họ cũng hiểu một phần. Mười phần con nghĩ, thì họ cũng nghĩ được lấy một, hai rằng những việc phải làm. Trong gia đình, như thế chính là thương nhau, chính là có trách nhiệm với nhau, chính vì thế là gỡ cho nhau, và đó là cái tình thương cao cả nhất.

Chứ không phải cái tình thương để cung phụng, để bù trừ, để báo hiếu, theo cái kiểu của cuộc sống thế gian. Tất cả những cái đó chỉ làm khổ nhau thêm, chứ không có cái gì thiết thực ích lợi.

Thế thì con cũng về, là để nói chuyện với con cái tất cả những việc như thế, và con cũng chuẩn bị cho những cái việc sắp tới của con. Còn ý nguyện của con là con tu tập. Ở đây mới có thể tu tập rốt ráo được, chứ còn ở nhà, trong cái môi trường ở nhà dù có thuận lợi đến đâu chăng nữa, thì con thấy cũng vẫn chướng ngại kinh khủng.

Trưởng lão: Đúng vậy con. Nó khó lắm, ở nhà khó, rất khó, không phải dễ.

Sư Thanh Quang: Thế Bạch Thầy, nếu như con mà về thì trong thời gian ấy, con phải sống như thế nào cho nó đúng? Nếu như đóng cửa mà để độc cư, thì con chắc là không được rồi.

Trưởng lão: …​không được, nó không có hợp.

Sư Thanh Quang: Thế thì bây giờ con về như vậy, việc ăn hằng ngày nên như thế nào. Thế rồi chuyện đi lại, thậm chí nhu cầu của gia đình để phải về quê, gặp chỗ này chỗ kia. Thế rồi thì trong quan hệ xã giao, xã hội, phải gặp để giải quyết chuyện này chuyện khác…​ Thế thì tất cả để cho nó khỏi phí thời gian, và cho nó hiệu quả tốt nhất, thì Thầy dạy cho con xem trong cái thời gian khoảng một tháng, hoặc hơn một tháng ấy, con nên như thế nào?

(01:06:20) Trưởng lão: Trong cái thời gian con về quê mà bây giờ gặp tất cả những cái sự xã giao trong gia đình cũng như ngoài xã hội, đều là giao tiếp với mọi người bình thường hết, phải không? Đó là một cái cuộc sống bình thường.

Nhưng mà luôn luôn với cái hiểu biết của mình về nhân quả, luôn luôn thấy nó là nhân quả, không có thấy cái khác, không thấy đúng sai nữa. Thấy nhân quả, cái gì cũng thấy nhân quả hết.

Thuận cũng là nhân quả thuận, mà nghịch cũng là nhân quả nghịch, phải thấy nó là nhân quả hết. Cho nên phải giải quyết trong cái góc độ nhân quả. Phải nhìn thấu mọi sự kiện nó xảy ra.

Nghĩa là nó xảy ra tốt, tức là nó thuận hòa, nó êm ái, nó tình cảm, nó đầy đủ, thì nó cũng là nhân quả.

Mà nó nghịch, nó có những cái nó làm cho mình bất toại nguyện, nó làm cho mình bất an, nhưng mình phải thấy nó là nhân quả, thì nó sẽ giải quyết được cái tâm của con, sống nó sẽ bình an. Đó là cái thứ nhất.

Cái thứ hai, cái đời sống, thí dụ như, thay vì ở trong Tu viện con ăn ngày một bữa chứ gì, về đời con vẫn ăn ba bữa như họ như thường. Nhưng mà không phải vì đó để cho mình ăn no. Mình ăn để mà vì tùy thuận họ để mà cho vui vẻ, coi như là mình làm cho vui lòng mọi người, chứ đừng có nghĩ rằng tôi giữ như thế này. Khi nào mà tôi vào chỗ nào tu là tôi phải giữ trọn.

Bây giờ vấn đề xảy ra với mình, không phải vì cái lý do đó mình ăn như họ. Thí dụ, như bây giờ mình ăn lấy lệ, tức là mình ăn cái bánh, hoặc là một bát cơm nhỏ, hoặc là một chén cháo, hoặc là cái gì một ít thôi, nhất định không tham đắm gì cả. Dù là bây giờ có đói cách gì cũng không tham đắm, tới trưa thì ăn.

Đó nhớ như vậy, thì cách đối xử người ta sẽ thấy mình không sai khác họ chút nào, cũng giống họ.

À nhưng mà họ thấy mình sao ăn ít quá, thì nói: “Tôi thành quen rồi, sáng ăn chút vậy thôi, chứ không có ăn nhiều. Rồi chiều cũng vậy thôi”. Tại vì coi như là mình có hòa hợp với người ta. Nhưng mà mình ăn ít, thì người ta nói: “Sao anh / ba / bác sao mà ăn ít quá vậy?” thì nói: “Tại quen rồi, ăn ít nó quen rồi”. Thì mình cũng nói cái lý do thì không ai nói gì, tại vì thấy mình có sống khác họ đâu.

(01:08:16) Nên về cái đời sống, ăn uống là nguy hiểm lắm. Còn người ta thấy khác, người ta nghĩ mình ăn vậy là mình bị ốm, bị yếu, bị bệnh, bị tật, người ta có cái tư tưởng đó rồi. Cho nên làm cho người ta bất an, không tốt. Mình vẫn ăn như thường, nhưng mà mình ăn ít. Thay vì người ta ăn một ổ bánh mì vầy, thì mình ăn một miếng bánh mì thôi, có sao đâu, có gì đâu mà sợ, bình thường thôi. Nhưng mà mình không vì cái chỗ thích ăn.

Chỉ mình hỏi cái tâm mình có thích ăn buổi sáng này không? Không - mình biết mình không. Đó, không ăn không sao, nhưng mà vì tùy thuận để cho vui vẻ cả gia đình, cả những cái người bạn bè xung quanh xóm làng của mình, những người thân cận bên mình người ta thấy mình không có khác họ chút nào. Nhưng mà người ta có nhìn thấy mình ăn ít, thì mình cũng nói: “Tại vì quen rồi”. Đó thì mình lấy cái lý do đó, thì coi như mình ăn nó không có gì hết, không có sao.

Còn về vấn đề như trong cái dịp ngày giỗ, ngày Tết, hoặc gì đó, trong cái dịp mà có cúng bái chẳng hạn, thì mọi người người ta làm sao thì người ta làm, chứ mình đừng có cấm cản. Nhưng mình thấy những người thân của mình, thì khi đó, mình ngồi lại. Trong cái buổi lễ đó thì mình đừng có nói, đừng có cản người ta. Ai làm gì cũng được, mê tín kiểu nào cũng được hết, không có rầy rà gì hết, không có nói gì hết.

Nhưng mà sau khi cái sự kiện nó qua rồi, trong một, hai ngày thì gia đình mới tâm sự, mới nói chuyện với nhau, mình đem cái chỗ đúng, sai để mình dẫn dắt họ, chứ không phải làm thinh để cho họ làm cái điều mê tín đó, con hiểu không? Mình nói cái lý nào đúng, cái lý nào sai ở trên cái sự cúng tế. Chứ đừng có nói là không có cúng ai hết, thì không được.

Cúng tức là cái lòng của mình tưởng nhớ công ơn, chứ không phải là cúng đem cái vật thực đó để cho cái người chết người ta hưởng, rồi người ta phù hộ cho mình, không phải là cái điều đó. Mình nhớ ơn, hôm nay là cái ngày đó mất cha, mất mẹ, hoặc là cái ngày này là ngày của những người ân trong gia đình của mình đã chết đi rồi. Mình nhớ cái ngày này, là mình nhớ đến công ơn của những người đã từng sống để lại cho con cháu nó có cái này, cái kia, cái nọ, mình nhớ lại.

(01:10:15) Thì làm cái bữa ăn đó, mình để lên, để mà tỏ vẻ cung kính vậy, chứ sự thật có ai ăn đâu, mình biết rõ. Và để lên như vậy để tỏ vẻ cung kính của mình rồi dọn xuống thì cũng con cháu trong gia đình mình ăn mà thôi, chứ không có gì hết. Bày lên cúng thì mình cũng vẫn chấp nhận. Cái đó là cái lòng thành, lòng kính dâng mà, chứ sự thật mình biết không có ai ăn, nhưng mà để tỏ ra cái lòng cung kính của mình.

Chứ đừng có nói là đừng có cúng, đừng có này kia, thì như vậy là mình sai, không có đúng. Cúng, nhưng mà cúng ở trong cái lòng là đúng, hay là lòng mê tín thôi. Cái hình thức thì vẫn y như họ, nhưng mà cái tấm lòng nó khác, không có giống nhau, thì nó đúng.

Tại sau này khi mà cúng bái, thấy có những cái chuyện mà nó hơi sai, nó qua cái dạng mê tín, thì con cũng không rầy ngay đó, không nói gì, không chặn họ ngay đó đâu. Mà đợi cái lúc nào gia đình vui vẻ ngồi lại, mình mới bàn bạc. Trong cái ngày lễ cúng, theo học đạo như thế nào, hay hoặc là theo cái sự hiểu biết, thì với cái tinh thần mà cúng lễ, hay hoặc là ngày Tết, ngày giỗ, thì với cái tinh thần nó phải cúng như thế nào.

Theo…​ cũng như con bây giờ là người lớn ở trong gia đình thì: “Theo ba, hoặc là theo ông, ông đã nghĩ cái điều mà mình cúng ông bà của mình, tổ tiên của mình, phải cúng cái tinh thần này nó mới đúng hơn. Còn cúng cái kiểu mà chẳng hạn như mấy con, mấy cháu mà làm, thì nó là theo cái phong tục cũ, nó có vẻ mê tín, nó không có đúng sự thật, nó không có đúng với tính chất”.

Mình khuyên dạy cho nó, thì nó có cái trí tuệ, nó cũng nhận ra chứ đâu phải nó không nhận ra. Do đó mình dẫn dắt cái chùm nhân quả mình đi. Chứ còn mình gạt ngang, nhiều khi người ta không hiểu đó, người ta có cái sự tư tưởng không giống nhau, thành ra nó rắc rối lắm.

(01:12:00) Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, con ở chỗ này con đã mắc phải một cái mà do con tạo nên thì giờ con phải chịu hậu quả là thế này:

Trước khi con rời khỏi quân đội con về, thì lúc bấy giờ là con không tin là có cái thế giới vô hình nào. Thế nhưng rồi dần dần thì con bị đưa vào chỗ đó. Và đến lúc con nghĩ rằng, sống là phải có trời, có đất, chết không phải là hết, nên là ông bà, tổ tiên, thần thức người ta vẫn còn, người ta vẫn ở chung quanh với ta. Nên nếu thương, kính trọng cha mẹ, ông bà, thì lúc nào tâm niệm nghĩ đến, và coi như cha mẹ, ông bà mình luôn ở bên cạnh mình, để mình sống như thế nào cho nó đúng với cái đạo, với cái hiếu. Thế thì con đã tác động cái này vào toàn bộ gia đình, tác động rất mạnh cả dòng họ.

Con đã về từ lúc nhà thờ suy sụp, hư hỏng, nát, con về con cúng, rồi con động viên mọi người sửa sang lại nhà thờ, đưa các cháu đi tôn nhang thờ phụng, và rất nhiều người, toàn bộ trong gia đình lớn, là đều theo con hết.

Và bắt đầu mọi người đều hướng vào cái sự con dạy cho mọi người - cái duy tâm. Thế và gia đình được thành nề nếp về mặt đó, có thể nói là trong cả một chục năm dài như thế.

Thế thì đến một lúc mà con, từ năm ngoái về Tu viện đọc sách, đọc Pháp của Thầy dạy cho, thì con mới nhận được ra đấy là chân lý. Thế thì con đã tự tạo nên cái nghiệp kia, bây giờ tự con phải gỡ cái này đấy. Bây giờ lại đến chỗ con phải bảo mọi người rằng không có cái thế giới vô hình, nên phải làm sao để cho họ nhận ra được cái chỗ đó, chứ nếu không thì họ cứ tin con, từ trước đến nay là họ tin con.

Năm ngoái là con đã bắt đầu theo cái cách, là tự con, con tháo gỡ ra. Con để cho họ, họ thích làm thì họ cứ làm, tùy vào họ. Nên trong gia đình thì ban thờ Phật, rồi thờ gia tiên là vợ con tự cúng bái, con không ngăn cản gì cả, con bảo, tùy.

(01:14:10) Thế nhưng con nói với nhà con, rằng chúng ta học đã thấy rất rõ rồi, cái tưởng nó có thể dẫn ta đến tất cả những chuyện ghê gớm đến như thế đấy. Nó có thể, gần như nó hiện hành đến mức độ có thể chinh phục ta, cho ta phải tin rằng có chuyện ấy. Những cái chuyện từ trước đến nay ta thấy kỳ lạ như thế, thì chính là cái tưởng đấy.

Thế thì con mới nói trong phạm vi của vợ con, và trong gia đình, còn phải làm những chuyện này đối với các cháu. Còn nếu con mà không làm, thì tức là con đã để lại một cái hậu quả rất là tai hại, tức là cái sự mê tưởng trong đầu chúng nó.

Sư Thanh Quang: Thế thì bạch Thầy, còn một cái chuyện con cứ đăm đắm con nghĩ, là về ông thầy.

Ông thầy mà chính những ngày đầu tiên đã đưa con để biết đến với đạo Phật, có những giáo lý ban đầu mà con thu thập, con học hành, thì là ông thầy mà gọi là thuộc vai vế của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Thì về mặt trí tuệ của thầy, thì con cũng hiếm gặp được những người như thế, tức là thầy thông hiểu mọi vấn đề rất sâu sắc, thế và những lúc hầu chuyện thầy, thì thầy rất thích chuyện trò với con. Hôm về đến đấy thì thầy lại gọi người, sai người làm một cái gì đó nhắm: “Để tôi ngồi với bác Vệ, và chỉ có bác Vệ hôm nay tôi mới được cởi mở những cái sự che đậy, chứ còn ở đây thì tôi nói với ai?”, mà đệ tử của thầy thì ở các tỉnh rất đông.

Thế nên sau khi con rời đấy con ra đi thì thầy thương, thầy tiếc suốt mấy năm trời. Thỉnh thoảng thầy vẫn về chỗ nhà con, và tìm mọi cách động viên làm cho con quay trở về trước.

Con thì không bao giờ quên ơn của thầy, nhưng mà con tìm mọi cách để con lảng tránh, con không trả lời về những vấn đề ấy.

(01:16:00) Thế nhưng đến một lúc không trả lời không được, thì con tìm cách để con nói với thầy về cái duy tâm và cái duy vật, và cái đạo Phật, cái Duy Thức Luận, cái mà chúng ta vẫn thấy là linh thiêng ấy. Vì có những lần thầy nói với con rằng: “Phật Bà Quan Âm bay ở đằng trước, tôi với bác đang đi sau đây”. Và chính thầy đã đưa cho con một tờ giấy học trò giấy trắng tinh, bảo con đọc đi. Con nằm từ sáng đến mười giờ không trông thấy cái gì, vì một tờ giấy trắng mà lại bảo: “bác đọc đi, xem đi”, con khó chịu.

Đến một lúc gần mười một giờ, thì con trông cái tờ giấy ấy thì là không biết bao nhiêu là người, có cả Bác Hồ đứng hai tay chắp ở đằng sau như là chiến dịch biên giới năm 50, rồi thấy cả những người nón thúng quai thao, rồi người già, người trẻ, và thấy cả người nước ngoài.

Đến lúc ấy con mới thốt lên con hỏi thầy, thì chính cái tưởng đã tạo sâu trong con đến mức độ như thế. Trông vào lúc nào, ở chỗ nào, con cũng thấy Bác Hồ. Hoặc thậm chí đến gia đình người ta, con ngồi một tí là con trông thấy trên mặt đất, có khi hai, ba đứa trẻ con ở cái nhà này, và bảo luôn: “Dòng họ đã làm kế hoạch hóa gia đình đây, nên là có một đứa con trai hay con gái đang lẩn quẩn đây”, có lúc con đã…​ những cái việc như thế.

Thế thì từ ấy đến bây giờ, thì con đã nhận ra những điều này, và con muốn tìm mọi cách để nói chuyện với ông thầy của con về những vấn đề đấy, và con muốn thầy sẽ ngộ nhận được ra chân lý, nhận được ra những điều Phật dạy rằng không có thế giới vô hình.

Đã một lần con nói chuyện với thầy, nếu bình thường ra thì tầm hiểu biết của con không thể nào có thể tiếp thầy về nhiều phương diện được. Thế nhưng về một vấn đề này, thì từ khi con đã học giáo pháp ở đây, thì con đủ sức có thể nói một cách thẳng thắn và dồn cái suy nghĩ sai của thầy đến cái chỗ đường cụt. Thế nhưng con không dám nói. Cái đêm hôm ấy con dồn đến một mức độ nào đó thì con làm như thế thì con thấy con không đúng, không phải đối với thầy của mình, nên con dừng lại, con chịu thua, con lặng ngắt.

(01:18:13) Vì hôm ấy, lúc ấy thầy có bảo con là thế này: “Phật là thế nào? Tôi nói với bác. Đêm tôi ra tôi ngồi, con trâu cũng cột cạnh đấy. Tôi ngồi, tôi thương nó quá, và tôi nói với nó rằng:

- Mày khổ lắm. Mày ăn thì ăn giả, mày làm thì làm thật. Mày cày kéo, mày chịu bao nhiêu khổ như thế.

Và tôi cứ nghĩ tôi thương nó, tôi vuốt ve nó, tôi bảo nó ra đây, thì nó bò ra. Nó bò ra gần chỗ tôi, và nó xát đầu vào chân tôi.

Lúc bấy giờ tôi thấy một tình cảm ở trong tôi, nó lạ lùng, nó mênh mông, nó chưa từng có, đó là tình yêu thương vô tận, thì tôi biết “Phật” đấy, “Phật” là thế đấy”. Thầy đã nói đến như thế rồi, thế là con bảo, thôi con chịu rồi, con không nói gì nữa.

Thế bây giờ lần này về, con cũng muốn là một lần nữa cố gắng làm, có kinh sách, có giáo pháp của Thầy, xem ông Thầy của con liệu có đủ duyên, gặp cái duyên này liệu có nhận ra không, con không hiểu nữa. Bạch Thầy, con nên làm vậy không?

Trưởng lão: Thật sự ra thì đây cũng là cái căn duyên của đời trước, nó đã huân như vậy. Đó là đức Phật nói “Kiến kiết sử”.

Cái kiến chấp của người ta đã chấp, nó khó mà cởi bỏ chứ không phải dễ. Ngay cả thời đức Phật ngày xưa, một vị Bà La Môn kiến chấp như vậy, đức Phật nói gì nói họ cũng vẫn khư khư như vậy, không có xả bỏ được. Khó lắm, chứ không phải dễ. Nó là Kiến kiết sử, nó là cái sợi dây nó rịt chặt quá.

Như Thầy biết rằng bây giờ, cái số người mà theo Đại thừa, nó bị Kiến kiết sử của Đại thừa nó cột chặt. Con biết ở trên mạng, trang web Thư Viện Hoa Sen nó nói về Thầy rất nhiều. Số hạng này hoàn toàn là hạng trí thức, hạng đã học hỏi về kinh sách Đại thừa nó kiến chấp, nó đưa ra như vậy đủ loại, nó theo cái luận điệu của Đại thừa mà nói Thầy sai cái này, sai cái khác, nhưng mà sự thật ra nó đâu có đúng.

(01:20:21) Thậm chí như cả lịch sử của đức Phật nó cũng dựa theo những cái lịch sử của Đại thừa một cách mơ hồ, nó không thực tế, nó không có biết.

Còn Thầy thì căn cứ Thầy nói điều đó. Nó tưởng đâu Thầy nói chỉ đặt ra mình nói, sự thật Thầy có căn cứ đàng hoàng, hẳn hoi, mà chưa viết thôi. Nhưng mà khi mà lật ngược trở lại, thì kể như hoàn toàn những người này là số ‘không’ hết. Cho nên con biết hàng bao nhiêu bài nó viết nó đưa lên trên mạng, nó để cho mọi người đọc.

Sư Thanh Quang: Con có đọc, một hôm con thấy họ bắt bẻ Thầy về câu chữ, con cười quá con không chịu được, rằng họ lại ấu trĩ đến mức độ như thế này, tầm hiểu biết của họ lại lệch lạc đến mức độ như thế này, non dại đến mức độ như thế này.

Trưởng lão: Họ không hiểu đâu. Họ nói cái câu của Thầy viết nó còn thiếu cái túc từ, để chỉ cái thời gian Phật giáo có từ hồi đó tới bây giờ. Nhưng mà sự thật ra con thấy nó có tới bây giờ được không? Cho nên họ hiểu sai, họ không hiểu. Nghĩa là có Phật giáo có, mà nó đâu có cái thời gian mà tới hiện tại bây giờ được, nó đã sai hết từ…​

Sư Thanh Quang: Quả là cái Kiến kiết sử nó ghê gớm thật, không có cái gì như đó được.

Trưởng lão: Nó dám chỉnh cái câu đó chứ. Câu người ta nói, ít ra nó phải hiểu Phật giáo nó chỉ có cái thời gian đức Phật ra đời đó thôi, có một thời gian ngắn đó thôi, rồi nó bị mất đi, nó bị dìm, nó đậy lại.

Bây giờ nó đưa ra cái này để làm gì con biết không? Nó phủ chụp lên cái của Thầy, để nó làm cho cái Đại thừa này nó sống. Chứ không có Thầy, thì nó dẹp, nó vạch ra, nó dựng cái của Phật lên, nó làm cái này bị chết đi. Cho nên nếu mà mấy ông này mà không có như vậy, thì nó bị chết.

Cho nên thậm chí như có người nói kinh sách của Thầy, đến đâu đừng có truyền thừa, đem bỏ đốt hết. Đưa ra những cái ý kiến đó mà, cái này nó nguy hiểm lắm, đó là những cái ý kiến. Bởi vì một cái người nó luận một bài thôi, nhiều người nó sẽ a dua theo, nó nói theo, chứ nó không có đủ cái sáng suốt mà luận. Cho nên khi mà đọc những cái bài này, Thầy thấy đúng là Đại thừa rồi, nó là cái tư tưởng của nó từ xưa đến giờ, nó nhai lại những cái này.

(01:22:23) Cho nên khi mà cô Diệu Quang cô đọc rồi, cô nói với Thầy, tụi con muốn trả lời, Thầy nói đừng có trả lời. Nhưng mà cô thì có những ý kiến, cô ghi những ý kiến, Thầy nói ý kiến này thì chỉ có Thầy là người trả lời mới chính xác, chứ còn mấy con cũng không có chính xác được. Bởi vì cái này Thầy nói, chưa có ai biết, thành ra rất khó. Bây giờ muốn trả lời đó, thì viết, cứ viết đi rồi Thầy chỉnh lại cho, Thầy nói thế. Chứ còn nếu Thầy không chỉnh, thì mấy con cũng chưa có hiểu nổi đâu. Thầy chỉnh lại có thời gian - cái lịch sử hẳn hoi: thời gian nào, thế nào, dựa vào chỗ nào mà nói ra. Nó có căn cứ đàng hoàng.

Thành ra nói chung là, nó cũng đưa ra như vậy, Thầy biết là họ đưa ra như vậy, nếu mình làm thinh mình không nói, thì nó cũng gây ra một số người, người ta cũng bị kiến chấp đó. Số đông, chứ không ít đâu. Bởi vì họ thấy cái đó, mà không ai nói gì, họ thấy cái đó hẳn rồi. Nhưng mà đưa ra một, trong khi mà họ luận mười bài, hay hai chục bài, hay một trăm bài, mình chỉ cần lấy một bài thôi. Trong những bài ai chọn một bài nào đó, đưa ra, để mình dẹp cái sai của họ, thì nó đổ nát họ xuống hết. Người ta sẽ thấy họ sai. Về lịch sử, về giáo lý của Phật, đều là trật hết, không có đúng, cái cách hiểu biết của họ không có đúng.

(01:23:46) Cho nên, thầy Từ Quang ông cũng dự định, ông hỏi ý của Thầy, để ông viết một cái bài ông trả lời. Thầy nói thôi, thà Thầy ẩn bóng. Còn bây giờ kệ họ nói gì nói, sau này mấy con thấy điều đó.

Khi mấy con đã hiểu được cái lý của Phật pháp rồi, mấy con tu chứng nữa, thì cái điều đó mấy con tự nói được rồi.

Còn bây giờ, thôi!

(01:24:07) Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, cũng có một hôm con nói với thầy Từ Quang là: “Những cái việc ấy, tôi xin có một đôi lời với thầy, còn nếu không phải, thì thầy bỏ qua. Là những công việc ấy là những công việc của những người tại gia, của những cư sĩ. Còn nếu đã làm người tu hành, thì công việc ấy không phải là công việc của người tu hành. Thầy, tôi nghĩ rằng, thầy cũng nên phải xem xét những việc này”. Có một hôm con đã nói với thầy Từ Quang về việc đó.

Con nghĩ là, nếu người đã hiểu, thì bạch Thầy, không cần phải đọc cả tập, chỉ đọc một trang, hai trang chỗ nào đó thôi, thì lập tức niềm tin được xác lập ngay, và người ta sẽ rũ bỏ hết tất cả những cái gì cần phải rũ bỏ ngay. Còn nếu đã không hiểu, thì bạch Thầy, có bao nhiêu cũng không hiểu.

Con nhận thấy có những điều như thế, bởi vì có những cái vô lý, thí dụ như ở những người bạn của con. Từ trước tới giờ họ là người rất thông minh, là giáo sư, tài năng cả, thế nhưng khi nói đến Thầy thì họ lại bảo rằng là Thầy đập phá cả từ Tổ Đạt Ma, thì không thể nào họ có thể theo được. Thế thì con nghĩ chỗ này họ còn khờ hơn cả con nít, nên họ mới chấp vào cái chỗ ấy. Bởi vì chính họ cũng đâu có hiểu được Tổ Đạt Ma là thế nào, mà họ lại dựng lên, họ lấy Tổ Đạt Ma làm cái tiêu chuẩn, tiêu chí duy nhất, để họ so sánh, họ coi đó là một chân lý.

Thế thì những cái đó con nghĩ ai hiểu thì sẽ hiểu ngay, còn người đã không hiểu được thì có bằng mọi cách gì chăng nữa, cũng vô nghĩa mà thôi.

Trưởng lão: Đúng vậy.

Sư Thanh Quang: Vâng. Thế nên là cái sự im lặng là vô cùng quan trọng, là tốt nhất. Thế nên, bạch Thầy, con cũng trông vào Thầy, con thấy những bài học. Đôi khi con cũng mới có ít ngày ngắn, nhưng mà con thấy có những bài học lớn. Còn giờ con đã được những bài học ấy.

Những bài học về sự tỉnh thức, những bài học về sự cái gì can thiệp, cái gì không can thiệp, cái gì nói, cái gì không nên nói, và nói như thế nào. Bạch Thầy, con đã nhìn con đã rút ra được những điều như thế cho chính con, rồi con cũng đã nói với người ta, con bảo đấy, học là chính ở chỗ ấy, phải như thế đấy. Như thế là đúng với giáo lý mà Thầy đã dạy: trong im lặng, chứ không thể trong sự ồn ào.

(01:26:36) Trưởng lão: Thầy thì bảo: “Im lặng như Thánh!” thôi.

Sư Thanh Quang: Bạch Thầy, con rất đội ơn Thầy đã chỉ dạy cho con. Do vô minh và do những cái giới luật con chưa học, nên là con có những sơ suất, có lỗi lầm gì trong việc thưa hỏi, thì cũng xin Thầy chỉ bảo cho con.

Trưởng lão: Không có gì đâu con. Con hỏi là đúng, bình thường, không có gì sơ suất đâu. Hỏi như vậy để học.

Thầy sắp sửa cho ra cái bộ Mười Giới Đức Thánh Sa Di, đã bổ sung thêm về cái giới hành, tức là những bài pháp mà đức Phật dạy về giới luật cho đứa con trai của mình, tức là La Hầu La. Mấy con sẽ học, rất tuyệt vời. Mà Thầy đã soạn xong rồi, bây giờ chỉ còn có phô tô mới đóng thành sách, mới gửi cho mấy con. Chừng khoảng độ năm mười ngày nữa thì bộ sách đó được ra, lúc đó mấy con sẽ đọc tất cả những cái giới luật của Phật, rất là đầy đủ.

Sư Thanh Quang: Thưa Thầy, con mới được đọc một trăm giới chúng học thôi, thì con đã đọc. Thế hôm nọ con mới thấy một người đi kinh hành trong hội trường đi dép, thì con nảy ra trong đầu là họ đang làm một việc không đúng, phạm vào giới luật- không được đi mang theo…​ ngày xưa thì không có dép - nhưng không được đi như thế trong hội trường. Thế con nghĩ, con đấu tranh lại, có nên nhắc không? Biết cái việc làm ấy là không đúng, không phải, mà mình lặng ngắt như thế thì như thế nào?

Thế con mới nhắc họ là trong giới luật có quy định không được mang giày, dép trong nhà Tổ đường. Thế xong rồi con đi. Con đi, nhưng trong lòng con cứ đấu tranh. Con nghĩ là có khi con mang đến cho họ một sự buồn bực, một sự khó chịu? Mặc dù việc làm ấy của mình là đúng, nói là đúng, để cho họ nhận ra cái sai, và từ đấy trở đi sẽ để cho họ nhớ mãi cái việc ấy.

Thế nhưng có khi mình lại gây cho họ một cái buồn bực, một cái khó chịu. Thế con tìm cách con lại quay trở lại, con nói một câu vui vẻ với họ, để xem họ thế nào. Thì bạch Thầy, ở trong con, giờ đây nó bắt đầu có những cái diễn biến theo cái kiểu như thế.

(01:28:42) Trưởng lão: Thật sự ra thì cái sự diễn biến đó rất tốt. Khi mà nó có cái niệm nào mà khởi lên, thì mình tư duy cái niệm đó, trước khi mà mình hành động cái điều kiện đó - mình nói ra.

Thí dụ như bây giờ mà con thấy cái người đó đi dép ở trong cái Tổ đường này, mang như vậy là sai, thì con hiểu rằng đó là cái mình tư duy, mình suy nghĩ, mình nói để cho người ta sửa lại tốt, để người ta sẽ không có mang như vậy nữa, tức là nó không đúng cái giới luật.

Mà cái đức hạnh - một cái người như vậy là không có mang dép, đi như vậy là không đúng rồi - mình nói để cho người ta sửa. Nhưng rồi mình tư duy: “Cái người này đáng nói hay là không đáng nói? Cái người này có thể nghe được, hay không nghe?” À, mình tư duy như vậy.

Nếu mình nghĩ rằng cái người này họ không nghe, chắc mình nói là làm khổ họ, tốt hơn là không nói.

Mà cái người này mình thấy thường nói chuyện với mình, mình thấy cởi mở. Mình hiểu, “người này đáng nói”, cho nên mình nói.

Con hiểu chỗ này không? Cho nên cũng một cái câu chuyện mà đáng nói, hay là không đáng nói. Đều là phải do qua cái sự kiểm tra, phản ảnh lại cái lời nói của mình cái đã. Sau đó mình mới chọn cái lời nói đó đối với đối tượng đó. Chứ nếu không thì mình nhầm. Mình nhầm là làm cho người ta buồn. Rồi có nhiều người tự ái quá, họ ghét mình nữa. Thôi khổ lắm. Cho nên phải khéo lắm, bởi vì sử dụng…​(01:29:57)

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy