00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(28:16)

(28:16) Đó, còn riêng có một nẻo nữa. Không phải chúng ta phải nhập tới Tứ Thiền mà chúng ta đi vào cái Không Vô Biên Xứ mà chúng ta, ở đây chúng ta sẽ nhập vào cái định Nhị Thiền thì chúng ta sẽ đi vào Không Vô Biên Xứ.

Nhị Thiền là diệt Tầm Tứ, diệt Tầm Tứ thì coi như là vọng tưởng không có, tác ý không có rồi. Thì cũng từ cái chỗ đó, nhưng mà diệt Tầm Tứ thì trái lại nó đã ly dục, ly ác pháp của Sơ Thiền rồi, cho nên nó mới tịnh chỉ Tầm Tứ, là do cái tâm mà ly dục ly ác pháp nó tịnh chỉ Tầm Tứ chớ không phải ức chế Tầm Tứ.

Còn thiền Đông Độ nó do ức chế Tầm Tứ mà đi vào cái Hư Không Vô Biên Xứ. Còn ở đây chúng ta từ chỗ Nhị Thiền chúng ta sẽ nhập vào cái Không Vô Biên Xứ rất dễ.

Bởi vì lúc bây giờ ý thức của chúng ta nó không có Tầm Tứ, nó còn đang ở trong cái ý thức thanh tịnh, một trạng thái do định sanh hỷ lạc, tức là cái trạng thái của hết Tầm Tứ rồi.

Do đó bây giờ chúng ta đi vào trong cái trạng thái của Hư Không Vô Biên Xứ, thì nó tương đương với bên kia là ý thức chẳng niệm thiện niệm ác, ý thức thanh tịnh, cho nên nó đi vào trong cái trạng thái của định tưởng.

Còn vì vậy mà cái người tu, mà nhập vào cái Sơ Thiền này, như các vị thiền sư Nam Tông như thiền sư Ajahn Chah cũng vậy. Thì ông, lẽ ra ông phải nhập Tam Thiền, đằng này ông mới nhập Nhị Thiền thôi, mới diệt Tầm Tứ, do đó ông không biết cách tu Tam Thiền, Tứ Thiền cho nên bắt đầu ông lạc vào cái chỗ này.

Ông lạc vào chỗ này, thì ông rơi vào Không Vô Biên Xứ. Ông rơi vào Không Vô Biên Xứ, thì thay vì ông vượt qua Không Vô Biên Xứ ông nhập Thức Vô Biên Xứ, thì ông sẽ thấy cái tâm ổng phủ trùm vạn hữu như thiền sư.

Đằng này thì ông chưa có thấy cái tâm phủ trùm như vạn hữu thiền sư, thì ở cái Hư Không Vô Biên Xứ này, thì ông lại rơi vào cái pháp tưởng. (30:09) Từng đó ông thấy những cái điều này là ông đã chứng đạo, từ đó ông đưa ra ông quán Tứ Niệm Xứ. Ông trở thành quán Tứ Niệm Xứ thì ông đã mất rồi, ông đâu có vô định được nữa.

Cho nên từ đó thì nó có những trạng thái, là sau này thiền sư Miến Điện mới đẻ ra một cái pháp môn gọi là thiền Minh Sát Tuệ. Do cái định Diệt Tầm Tứ này, từ cái Nhị Thiền này nó hết vọng tưởng rồi, thì bắt đầu ông mới quán sát trở ra thì đó gọi là Minh Sát.

Minh Sát tức là ông dùng cái pháp quán của Tứ Niệm Xứ để mà khắc phục tham ưu của mình, ông tưởng như đó là giải thoát. Nhưng bây giờ các ông này hoàn toàn là không có làm chủ được, không tịnh chỉ hơi thở, không làm chủ được cái sự sống chết. Coi như Tam Thiền thì ông không có qua được, không nhập được, Tứ Thiền không có nhập được.

Mà từ cái Nhị Thiền đó thì ông đi qua các cái loại định tưởng rồi. Thì bây giờ Nam Tông nó cũng rơi vào các cái trạng thái của định tưởng, mà Thiền Tông thì cũng rơi vào các trạng thái định tưởng.

Cho nên hầu hết là các ông đều bị rớt vào ở trong cái pháp tưởng này rồi, thì Thiền Tông với Nam Tông bây giờ dường như là những cái ý của họ, các con đọc cái cuốn “Mặt Hồ Tĩnh Lặng” của Thiền sư Ajahn Chah các con sẽ thấy rõ ràng là, cái ảnh hưởng từ cái tu tập đó nó làm cho cái tư tưởng của ổng rất giống thiền sư Đông Độ, cho nên những cái công án, những cái lời nói của thiền sư Đông Độ thì ông vẫn thấy chấp nhận hẳn hòi.

Bởi vì đó là ông lạc vào pháp tưởng rồi. Mà trong khi nhập Tam Thiền là phải xả cái tưởng đó ra, thì ông lại không xả cái pháp tưởng, cho nên do đó ông dính mắc đó rồi.

Bây giờ tới khi mà chết thì kể như thiền sư Ajahn Chah mà Thầy được biết, là ông chết rất khổ sở và rất là đau đớn, sự hoành hành của cơ thể ông rất là lớn.

Đó, cho nên từ cái chỗ đó chúng ta biết Nam Tông vẫn là tu tập sai rồi, không có còn đúng con đường của đạo Phật nữa.

Bây giờ nói về Không Vô Biên Xứ, thì chúng ta bắt đầu từ Nhị Thiền thì chúng ta nhập Không Vô Biên Xứ, rồi Thức Vô Biên Xứ, rồi Vô Sở Hữu Xứ, rồi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, chứ không phải Tam Thiền, Tứ Thiền, mà nhập được cái loại tưởng rồi.

Bởi vì tới Tam Thiền là khác rồi, Tam Thiền nó đã diệt hết cái tưởng rồi. Nghĩa là cái dục tưởng nó không còn có nữa, nó ly rồi, diệt thì nó không có đúng, nó mới ly, gọi là ly hỷ. Ly hỷ tức là ly cái dục, ly cái dục của cái tưởng chớ không phải là diệt nó.

Diệt nó là Diệt Thọ Tưởng Định mới diệt thọ, diệt cái tưởng đó được. (32:23) Còn cái định của Tam Thiền nó mới ly được cái tưởng mà thôi, nó mới lìa ra cái tưởng. Cho nên gọi là “ly hỷ trú xả nhập Tam Thiền” đó, cái danh từ của Phật gọi Tam Thiền là như vậy.

Cho nên ở đây chúng ta thấy, khi mà có hai cái ngả, một cái ngả đi vào từ cái chỗ ức chế tâm, một cái ngả do xả tâm ly dục ly ác pháp, để khi mà nhập Nhị Thiền, do tịnh chỉ Tầm Tứ để mà đi qua cái lộ trình của bốn cái loại Thiền Vô Sắc này, từ Không Vô Biên Xứ cho đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Thì từ cái ngả Nhị Thiền, nó sẽ bị rớt vào ở trong các cái loại tưởng này.

Bởi vì lúc bây giờ tưởng thức chúng ta chưa đóng, chưa có khép, mà ý thức chúng ta mới khép mà thôi, cho nên chúng ta sẽ rơi vào những cái loại này.

Đó là chúng ta thấy cái con đường tu tập như vậy, thì muốn tu tập từ cái Nhị Thiền này mà muốn nhập vào cái Hư Không Vô Biên Xứ này, thì chúng ta cũng phải nương vào cái hơi thở mà tác ý ra.

Nghĩa là chúng ta phải ra khỏi cái Nhị Thiền chớ không phải ở trong cái trạng thái Nhị Thiền để rồi từ đó nó rớt trong đó, cho nên vì vậy nó không có cái đường đi.

Cho nên có nhiều thiền sư tu thiền mà không nhập được Diệt Thọ Tưởng Định, mà chỉ có một phần ít nào đó thôi, nó đi đúng được cho nên nó nhập các cái loại định tưởng này, cho đến khi Diệt Thọ Tưởng Định.

Cho nên chúng ta thấy hầu hết là các thiền sư Đông Độ người nào mà nhập đến Diệt Thọ Tưởng Định đều là để lại nhục thân. Việt Nam chúng ta cũng có người để lại nhục thân, nhưng nó không phải là con đường của đạo Phật, vì nó không phải là cái cứu cánh nhằm vào cái mục đích sanh, lão, bệnh, tử của chúng ta giải quyết.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy