00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(31:30)

Chuẩn bị cho mình những câu hỏi, để cho mình biết con đường để đi, và biết cái bước đi mình có vững chắc hay không. Thì bây giờ không ai hỏi thì Thầy xin trả lời để cho thấy được cái đường của mình đi.

(31:30) Thì đầu tiên hồi nãy Thầy cũng nhắc, là chúng ta hãy giữ gìn 10 giới Sa Di, tức là chúng ta giữ gìn trọn vẹn là chúng ta đã nhập vào dòng Thánh. Nghĩa là một bậc Thánh mới sống được cái Thánh hạnh.

Thì Thầy xin nhắc lại, giới thứ nhất của người Sa Di là giới cấm không sát sanh. Về cái đức Thánh của nó là Đức Hiếu Sinh, lòng thương yêu sự sống của muôn loài ở trên hành tinh này, nghĩa là cái gì có sống là người tu sĩ đó phải thương yêu. Bị vì mình có sự sống cũng như loài vật khác thì cái người mà thọ giới Sa Di thì họ không ăn thịt chúng sanh và không giết hại chúng sanh. Thường tập tỉnh thức để mà trên bước đi của họ hay hoặc làm công việc gì đó thì họ không để cho mình vô tình mà chạm đến sự sống của một loài vật khác, đó là trách nhiệm và bổn phận cái đức Thánh của họ, giúp cho họ những cái điều đó.

Như vậy họ muốn thực hiện được cái lòng hiếu sinh đó, thì họ phải tu tập pháp gì? Họ phải tu tập Tứ Vô Lượng Tâm tức là tâm từ, bi, hỷ, xã. Do những cái tâm từ, bi, hỷ, xã thì cái đức Thánh Hiếu Sinh đó họ sẽ thực hiện được, vì vậy mà giới cấm không sát sanh họ sẽ thực hiện nghiêm chỉnh, không bao giờ họ vi phạm về cái giới đức, đó là cái đức thứ nhất.

(32:55) Cái đức thứ hai, là không gian tham trộm cắp. Vậy thì cái giới cấm nó không gian tham trộm cắp nhưng cái đức của nó là Đức Buông Xả, nhưng buông xả cần lao chứ không phải buông xả thiếu cần lao. Còn trái lại buông xả mà không cần lao là người yếm thế tiêu cực bỏ đời, còn trái lại đạo Phật thì tích cực.

Cho nên, trong giới mà của người cư sĩ thì có giới không gian tham trộm cắp tức là có Đức buông xả, cho nên người cư sĩ cần phải lao động, cần phải làm công việc chứ không phải nói rằng tôi tu theo Phật là buông xả, cái đức buông xả là tôi không làm vợ con làm gì làm, giờ tôi đã thọ Tam Quy Ngũ giới tôi không làm thì cái đó sai. Cho nên, cái Đức Buông Xả kèm theo cần lao, để không ăn bám vào người khác.

Còn trái lại tu sĩ cái Đức Buông Xả thì nó tùy theo cái Chánh nghiệp của nó, cái Chánh nghiệp của người tu sĩ là Chánh nghiệp gì? Chánh nghiệp của người tu sĩ chỉ có duy nhất là đi xin ăn, nghĩa là không được nằm ở nhà mà chờ người ta nấu cơm cho mình ăn, mà mình phải đi một đoạn đường, hai đoạn đường để mà xin trong ngày hôm đó. Cái sự Chánh nghiệp của người tu sĩ là phải bỏ cái công ra đi xin chứ không phải bỏ công ra làm ra vật, đó là Chánh nghiệp của người Du Tăng Khất sĩ, của một người tu sĩ.

Còn bây giờ chúng ta sẵn sàng ở trong Chùa thì chúng ta nấu chúng ta ăn hà, như vậy nó có đúng không? Không đúng, cái đó là không đúng! Cho nên, ngày xưa đức Phật dù già bảy mươi mấy, tám mươi tuổi nhưng mà đức Phật vẫn ôm bình bát đi xin, chứ không có ngồi nhà mà đợi cho mấy chú kia đi xin về rồi sớt cho mình ăn, đức Phật vẫn ôm bình bát.

Có nhiều thánh Ni trong thời đức Phật bảy mươi mấy tuổi nhưng mà các Ngài vẫn ôm bình bát đi xin, vẫn trèo núi, vẫn như thường. Cho nên, chúng ta thấy rõ ràng trong thời Đức Phật rất là bình đẳng, không có người này đi xin cho người kia, trừ ra nhập thất thì hai người đi xin cho một người ăn, nghĩa là mình xin vừa đủ mình ăn còn thừa đem về sớt lại cho cái người kia, tức là người nỗ lực chuyên tu những cái giờ phút cuối cùng. Vì vậy mà, ba người có hai người lo làm chuyện đó, nhưng mà chúng ta lại thấy trong thời đức Phật có ba vị Tôn giả ở trong khu rừng sừng bò, ba vị này vẫn tu tập Thiền định, vẫn độc cư không nói chuyện nhau, mà người nào cũng đi xin ăn chứ không có người nào mà xin cho người nào cả. Nhưng mà, khi mà người đi xin trước về ăn rồi thì cái người còn dư để lại cho người sau, rồi người sau thì ăn rồi dọn dẹp đó là cái đời sống của tu sĩ trong đời đức Phật là như vậy, chứ không có nấu nướng, không có để dành lại, để dành lại qua đêm mà ăn đó là giới luật đức Phật đã cấm như vậy.

(35:58) Cho nên chúng ta thấy cái Đức thánh buông xả mà nói về người tu sĩ là phải ôm bình bát đi xin, cũng như ở đây đối với quý vị về đây quý vị thấy rõ ràng Thầy cũng ôm bình bát đi xin như mọi người, cũng như mọi chúng, nghĩa là cũng phải ra nhà bếp người ta phải sớt bát cho Thầy rồi cũng như chúng ở đây, chứ không phải là có người dọn sẵn mà lên trên mâm bàn rồi ngồi ăn đó đâu, không phải đâu. Ôm bình bát đi xin hẳn hỏi đàng hoàng.

Rồi Thầy làm việc xong rồi, trong những giờ phút mà Thầy làm việc xong rồi 11, 12 giờ thì Thầy ôm bình bát trở về cái thất nghèo nàn của mình để mà an nghỉ, chứ không phải ở trong cái phòng làm việc đó mà ngủ nghỉ ở tại đó, không có. Nghĩa là một người tu sĩ vẫn giữ giới luật nghiêm chỉnh, chứ không bao giờ vi phạm chứ không phải là lười biếng, ờ bây giờ mình làm việc trong cái phòng sẵn nó ấm áp, sẵn như thế này, thế kia,…​ mình ngủ đại, hay hoặc là đặc cái giường ở đó, thì ai mà rầy Thầy!

Nhưng mà mình làm mất Thánh hạnh của mình, người ta nữa đêm, người ta thấy một vị tu sĩ trên vai mang cái túi bát trong đó có cái y, rồi những vật dụng cần thiết cho đời sống một người tu sĩ Du Tăng. Vị tu sĩ ấy mang cái bát đến một cái thất nghèo nàn, nằm dưới tầm vông trúc tre, trên cái cục đá, trên một cái tảng đá hoặc trên cái giường tre, rồi trải một cái tấm y rách của mình để rồi an nghỉ trong vài tiếng đồng hồ rồi thức dậy đi làm công việc nữa, thì đó mới là giữ Thánh hạnh.

Chứ không phải thấy mình hiện giờ là một vị trụ trì của một ngôi Chùa, thì lúc bây giờ có kẻ bưng cơm vừa nước cho mình, có kẻ vũ mùng, có kẻ quét sàn cho mình ngủ thì điều đó là điều sai. Sống cũng như mọi người cũng như tu sĩ khác, mặc dù có Thị giả, nhưng Thị giả phải làm những việc gì, chứ không phải làm những việc mà đức Phật đã làm được mà phải làm thế.

(38:06) Nhắc lại những gương của đức Phật, chúng ta thấy chúng ta sống chưa bằng đức Phật chút nào. Vậy chúng ta cố gắng, ít ra đức Phật được 10 chúng ta cũng được 1, còn bây giờ thì chúng ta thấy hễ khi mà chúng ta có giá trị một chút xíu là chúng ta coi như là mình có người hầu kẻ hạ, thì như vậy không đúng. Đối với tu sĩ đạo Phật là phải bình đẳng, người nào có nhiệm vụ như người nào, cho nên đối với Thầy Thầy cố gắng giữ gìn những giới hạnh đó để làm gương sáng, để làm Thánh hạnh, để mới gọi là làm gương do đó, mà Thầy mới làm chủ được sanh, già, bệnh, chết là vì sống đúng Thánh hạnh.

Do kinh nghiệm này, Thầy khuyên nhũ quý thầy cũng như các cư sĩ chuẩn bị cho mình chuẩn bị trở thành những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni sau này thì phải chuẩn bị trên tinh thần giữ giới luật, đó là giới buông xả. Giới buông xả, vì vậy mà chúng ta thấy tâm hồn chúng ta không còn dính mắc, phóng khoáng như hư không, trắng bạch như vỏ ốc đó là cái đời sống của người tu sĩ biết buông xả, và biết cần lao trong sự sống hàng ngày của mình, tức là đi xin.

Cái giới thứ ba là đối với người cư sĩ là cấm tà dâm, nhưng với người tu sĩ thì cấm dâm dục. Vậy thì đối với người cư sĩ thì đức của nó là Đức Chung Thủy, còn đối với người tu sĩ là Đức Thanh Tịnh bởi vì hoàn toàn không dâm dục.

(39:33) Cho nên, nó có những phương pháp để làm cho chúng ta ly những cái lòng dâm đó, nó giúp cho chúng ta thoát ra khỏi cái lòng dâm dục của chúng ta tức là sắc dục, nó có phương pháp để cho nó giữ được cái Đức Thanh Tịnh của nó. Cho nên giới thì cấm không dâm dục, nhưng cái đức của nó là Đức Thanh Tịnh, nó làm cho thân tâm chúng ta thanh tịnh, nên gọi là Đức Thanh Tịnh.

Cái giới thứ tư là cái giới không vọng ngữ, tức là cái đức của nó là Đức Thành Thật, nó tạo chúng ta có uy tín, lời nói chúng ta có giá trị, nói ra người ta biết rằng cái người quá thành thật, còn chúng ta nói không thành thật…​

(40:15) Về cái giới này rất khó, một người tu chưa chứng mà đem kinh sách Phật ra giảng tức là người có nói láo. Tại vì mình chưa biết gì hết, mình chưa có kinh nghiệm tu tập gì hết, mình nói rồi người ta tu được không? Tức là có nói láo.

Kinh sách dạy mà chúng ta tu tập không kết quả, không đạt được thì kinh sách có nói láo. Chứ không phải nói là mình nói láo là nói dối, nói chuyện không thật, nhưng mà cái hành động làm của mình không thật. Một cái người khen người khác, mà cái người đó chưa đúng với cái lời khen đó mà khen người khác như vậy là lời đó nói láo. Một lời người khác, như các cư sĩ các con tức giận chửi ai: Mày đồ chó, đồ trâu, đồ khốn nạn lời đó là lời nói láo. Tại sao bây giờ cái ông đó ổng có tiền của, ổng ăn, ổng giàu có mà chửi người ta khốn nạn? Mà người ta có khốn cùng đâu, đó là nói láo. Người ta có phải là con chó, con trâu đâu mà mình nói người ta con chó, con trâu thì lời nói đó là lời nói láo.

Khen mà không đúng cũng là nói láo, mà chê không đúng cũng là nói láo, đó thì chúng ta thấy. Người đi thuyết giảng mà tu chưa chứng là người nói láo tại vì đức Phật nói rằng: “Khi tu chứng thì chúng ta mới dạy người, mà tu chưa chứng thì đừng có nên dạy ai hết!”. Là tại sao? Tại vì đức Phật sợ chúng ta thiếu thành thật, chỉ mình dựa vào một số kinh sách nào đó mình nói, mà mình biết chắc được là cái đó đúng hay sai, kinh sách còn nói láo kia mà.

Cho nên, tất cả những điều này là điều rất quan trọng, chứ không phải là không quan trọng, đó là cái giới Đức Thành Thật, cái Đức Thánh Thành Thật của nó, mà biết thành thật thì mới…​ mà không biết thì chúng ta vô tình chúng ta phạm phải nói vọng ngữ, chúng ta không hay biết.

(42:07) Cái giới thứ năm là giới cấm không uống rượu, người cư sĩ cũng như người tu sĩ không được uống rượu. Chứ không phải nghe người ta nói rằng đức Phật cấm không uống say, cứ uống rượu mà đừng uống say, thì cái điều này là cái điều chế ra của quý vị sau này, thèm rượu mà chế ra chứ không phải là Phật chế, Phật cấm bặc không được uống cái thứ này. Đó là cái Đức Minh Mẫn, bởi vì những chất rượu, cà phê, thuốc lá, hay hoặc rượu, hay hoặc thuốc phiện đều là những chất độc, nó gây làm cơ thể chúng ta bị nghiện ngập, mà không có những chất đó thì làm chúng ta rất khổ sở và khó chịu.

Do đó đức Phật cấm, vì vậy mà cái đức của nó là Đức Minh Mẫn, sáng suốt, hoàn toàn là người sáng suốt không bao giờ nuốt đọc dược vào trong thân. Chỉ có người ngu si, người vô minh không thấy mới đắm đuối chạy theo rượu, thuốc lá mà làm cơ thể chúng ta phí đi một số tiền rất lớn mà chẳng lợi ích gì cả. Đó là người không minh mẫn, không sáng suốt cho nên đức của nó là Đức Minh Mẫn.

(43:15) Kế đó giới của người tu sĩ, thì người tu sĩ không trang điểm, mà người cư sĩ còn trang điểm là vì thiếu tình thương. Chúng ta sinh ra có người xấu có kẻ đẹp, xấu đẹp là do cái nhìn của chúng ta chứ đâu phải có người nào xấu, mà người nào đẹp. Thân chúng ta người đẹp cũng bất tịnh mà người xấu cũng bất tịnh, cũng vẫn hôi thối như thường, không phải là người đẹp thơm tho mà người xấu lại hôi thối, thân người nào cũng hôi thối hết, trong thân chúng ta không có người nào là không bất tịnh.

Cho nên vì vậy, cái nhìn chúng ta là cái nhìn lệch lạc, không đúng. Cái đẹp của chúng ta là tại vì cái mắt của chúng ta cho rằng cái đẹp đó là người đó đẹp, người đó xấu. Cho nên vì vậy, 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp không đúng cách, bởi vì đức Phật đã bác cái này rất rõ ràng, trong bài kinh đức Phật đã bác rõ ràng, bởi vì Bà La Môn ngày xưa, trong thời đức Phật là có đạo Bà La Môn mà đạo Bà La Môn chấp nhận rằng cái người mà được gọi là Bà La Môn phải đẹp trai, phải đẹp người, mà xấu thì không được gọi Bà La Môn. Thì đức Phật nói: Một người rất đẹp trai, có 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp, nhưng người ấy tham lam trộm cắp, không thành thật, vọng ngữ thì người ấy có được gọi là Bà La Môn hay không? Thì những vị Bà La Môn nói: Không được! Không được gọi. Bởi vì, một người đó dù đẹp trai mà phạm vào giới luật thì người đó không được gọi là Bà La Môn.

Thì như vậy Bà La Môn mà đẹp trai có cần thiết không? Không cần thiết! Như vậy thì đâu có cần gì mà 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp chỉ cần chúng ta giữ gìn giới luật là chúng ta đã là người Bà La Môn, tức là người tu chân chính rồi.

(45:12) Rồi bắt đầu bây giờ đức Phật lại bác một lần nữa, chúng ta lại thấy đó là cái giới trang điểm. Vậy thì chúng ta làm đẹp, chúng ta có tướng tốt như vậy có lợi ích gì đâu! Không có lợi ích. Cho nên, cái giới trang điểm làm đẹp mà đức Phật, cái đức Thánh của nó là Đức Thánh Tự Nhiên. Chúng ta như thế nào cứ để như thế nấy đừng có làm đẹp, thế mà có nhiều người phải ăn mặc y áo cho sạch đẹp, rồi phải may cho vừa vặn, đã tu rồi cạo bỏ râu tóc rồi còn gì đẹp nữa, thế mà mỗi lần mặc cái áo nếu mà rộng quá thì cũng không được, phải cho vừa, chật quá thì cũng chê, tất cả những tu sĩ này sai.

Xưa kia cái y của đức Phật gọi là y phấn tảo. Đức Phật lượm những vải bỏ, vải dơ, giặt cho nó sạch sẽ, để rồi kết lại thành một tấm y choàng lên trên thân của mình để cho kín thân của mình, thì miếng vải như vậy có tốt không? Không tốt! Có đẹp không? Không đẹp!

Còn bây giờ, chúng ta ngồi tẵn mẵn, kê nghê kết làm những cái y rất là vất vả, cực khổ trong cho nó đẹp, thì như vậy rõ ràng là chúng ta đang trang điểm mình qua cách ăn mặc, chúng ta làm sai phạm giới. Nhưng người phật tử người ta cúng dường mình một cái áo, cái y làm như thế nào thì mình cũng mặc thế nấy. Chứ mình không có được quyền đi tới, đi sửa lui cho cái y áo của mình nó bằng cách vừa vặn thế này, thế khác thì cái này là còn trang điểm. Một hành động nhỏ chúng ta cũng phải xét rằng mình làm có đúng không? Mình sống có đúng không? Để không rồi mình lại phạm giới, đó là cái Đức Tự Nhiên của mỗi người, cho nên chúng ta không trang điểm.

(47:58) Kế nữa là cái giới không ca hát và nghe ca hát, cái giới này rất quan trọng. Bởi vì, đức Phật cấm mình không được ca hát, mà không được nghe ca hát, tại vì cái đức thánh của nó là Đức Trầm Lặng Độc Cư, một người tu sĩ phải sống trầm lặng độc cư, không thể nào mà ca hát, ca hát có trầm lặng độc cư được không? Mà ngồi nghe ca hát có trầm…​.

(47:32) …​ người ta vẫn giữ giới thì cái người này có xứng đáng Bà La Môn không? Xứng đáng! Thì do đó, cái người mà bảy đời như vậy Phật cũng bát bỏ. Rồi một người đẹp 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp thì đức Phật cũng bát cái đẹp đó nữa. Rồi bắt đầu bây giờ, ở trong một vị Bà La Môn phải tán tụng, phải biết tụng niệm, cúng bái phải cho rành, phải học thuộc cho giỏi 3 bộ kinh Vệ Đà phải thuộc thông suốt, còn nếu không thông suốt, không tán tụng được thì chưa chấp nhận là một Bà La Môn, nhưng đức Phật nói một người học thuộc ba bộ kinh Vệ Đà thông suốt và táng tụng rất hay, cũng như bây giờ chúng ta ở chùa tụng niệm như vậy, thì đức Phật nói khi mà táng tụng rất hay như vậy đó nhưng vẫn phạm giới, phá giới, cũng vẫn tham lam trộm cắp, cũng chạy theo dục lạc, cũng ham muốn cái này, cũng ham muốn cái kia…​ thì như vậy có xứng đáng là Bà La Môn không? Thì mọi Bà La Môn nói là không xứng đáng. Thì như vậy rõ ràng là táng tụng nó đâu có cần thiết, nó giống như là ca hát.

Cho nên, cái giới cấm không ca hát nhằm cắm cho chúng ta tụng niệm cúng bái, chúng ta làm đúng chưa? Trong giới luật đã cấm, trong bài kinh đã bát, thế mà chúng ta nhẫm lại cái đường lối của Bà La Môn, chấp nhận cúng bái, cho nên chúng ta làm sai, giới luật đã xác định được điều đó.

Vì vậy, mà một người tu sĩ đạo Phật phải sống trầm lặng, độc cư để làm gì? Để hằng ngày nhìn quan sát lại thân tâm của chúng ta mà ngăn ác diệt ác sinh thiện, tăng trưởng thiện, có phải là Tứ Chánh Cần không? Siêng năng không có giờ phút nào mà ngơi nghỉ để mà ngăn ác diệt ác, thì ngay đó chúng ta có giải thoát chớ. Tụng niệm là cái kẽ hở làm cho chúng ta có sự cầu khẩn ở trong đó, cho nên đó là một cái sai của đạo Phật, mà đã truyền thừa một cái sai như thế này, bây giờ chúng ta chỉnh đốn được không? Những điều không giải thoát?

(49:26) Bây giờ quý thầy, quý cô, tất cả mọi người trong chùa không thể nào mà nghiêng lại điều này được, mà chính đức Phật ngày xưa đã xác định rất rõ và cho chúng ta biết được giới luật cấm như vậy, thế mà chúng ta làm mà cứ ngỡ rằng mình không phạm giới, đó là cái phạm giới. Mà cái đức của một người tu sĩ của đạo Phật là Đức Trầm Lặng, Độc Cư không cầu khẩn gì cho ai được hết, mà hãy ngăn ác diệt ác. Cho nên, bốn cái điều cần tu tập của người tu sĩ hàng giờ, hàng phút, hàng giây không lúc nào ngơi nghĩ đó là “ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”. Trong kinh pháp cú dạy chúng ta: “Chư ác mạc tác chúng thiện phụng hành”, luôn luôn lúc nào cũng làm việc thiện mà không bao giờ làm việc ác, đó là cách thức tu của đạo Phật, như vậy. Đây là những cái giới của Sa Di chúng ta thấy rất cần thiết chớ, nhưng mà tại sao chúng ta lại phạm trên cái giới của Sa Di này? Nó là những đức Thánh.

(50:22) Bây giờ tới cái giới nữa, đó là đức Phật cấm không được nằm giường cao rộng lớn. Tức là đời sống của một người tu sĩ lấy gốc cây làm giường nằm. Đó là cái đức Thánh, cái giới cấm chúng ta không được nằm giường cao rộng lớn, cái đức Thánh nó ở chỗ nào? Cái đức Thánh của nó là cái Đức Thiểu Dục Tri Túc, một người mà nằm giường cao rộng lớn là người không thiểu dục tri túc.

Cho nên, đời sống của đức Phật ngày xưa lấy gốc cây mà làm giường nằm, Ngài tu mà thành Phật thì ngồi dưới gốc cây mà thành Phật, mà đến khi ngài chết Ngài không chết ở trong cái chùa đẹp, trong cái bệnh viện, mà Ngài chết trên cục đá giữa hai cây Sa La Song Thọ, Ngài chết dưới tàn cây. Ngài tu thành đạo dưới cội bồ đề, Ngài chết dưới cây Sa La Song Thọ, Ngài không chết ở trong nhà. Đời sống của Ngài là Du Tăng Khất sĩ cho nên Ngài không có giường cao rộng lớn được, vì vậy mà Ngài nay ở đây, mai ở đó cho nên lấy gốc cây làm giường nằm.

(51:29) Tiếc vì trong thời chúng ta những cái hạnh cao quý ấy, những cái hạnh giải thoát ấy đã mất đi. Chúng ta trở thành toàn Trụ Thế Tăng, vì vậy mà hôm nay ở tại Tu viện này Thầy đã có tuyên bố trước Tu viện này không phải của Thầy. Nhưng người ta cứ nghĩ rằng đây là cái Tu viện của Thầy, sự thật không phải Thầy đã nói trước rồi. Đây là của cô Diệu Quang, của chú cư sĩ Minh Tâm, của Chơn Tâm, của Như Kỳ, Như Lý…​ của những người này họ bỏ tiền ra, rồi họ làm những cái điều kiện mà hôm nay chúng ta có những cái phương tiện mà chúng ta ngồi trong cái mái nhà này, tiền bạc của họ bỏ chứ Thầy không bỏ, Thầy có làm đồng bạc nào đâu ra mà gọi là của Thầy. Của họ!

Nhưng với sự điều khiển của Thầy, ở đây không được cất tường cao, mà phải cất bằng tầm vông trúc tre tạm để giữ gìn mưa gió và nắng để mà chúng ta sống mà thôi, chứ đừng có cất xa. Cái nền mà chúng ta đang ngồi đây là do chú Chơn Tâm chú bỏ tiền ra chú định xây dựng ở ngay chỗ này là cái chùa, ngay chỗ này là cái giảng đường, nhưng khi chú kêu thợ đến đây mà làm cái nền cao như thế này, thì ngay liền Thầy hay được Thầy cấm liền, không được xây cất. Sau này, chặt tầm vông trúc tre làm lên cũng được.

Cho nên cái nền này có một thời gian rất dài, sau đó mới làm được, có lẽ là khi mà thầy Chơn Giác mà về đây, thì thầy cũng thấy cái nền bỏ trống thầy cũng…​(. . .).

Thì ở đây, các phật từ và các thầy đều biết rằng nhất định Thầy phải sống đúng giới hạnh. Cho nên ở đây, nhiều khi có một điều kiện mà làm, nhưng Thầy thấy người cư sĩ của họ làm, Thầy không làm cái điều đó, nghĩa là đối với Thầy xây cất hay làm gì, không làm. Nhưng hiện giờ, Thầy chỉ có làm điều duy nhất là Thầy nói lên một sự thật, viết ra những cuốn sách nói sự thật Phật giáo cái nào đúng, cái nào sai. Như nãy giờ Thầy giảng về 10 giới Sa Di đó, để cho thấy được cái đức Thánh của nó, đó là nói cái đúng cái sai của đạo Phật.

(53:38) Thầy dám nói, tất cả những cái điều kiện này chưa ai dám nói, tại sao Thầy dám nói trong chùa tụng niệm là Bà La Môn? Là sai? Tại vì giới luật của đức Phật cấm, đời sống Thánh hạnh phải trầm lặng, độc cư, ngăn ác diệt ác không thể nào mà tối ngày tụng niệm tứ thời như vậy. Tụng niệm tứ thời như vậy là do Ngọc Lâm quốc sư trong thời nhà Thanh của Trung Hoa chế ra những thời công phu đó, chứ không phải là trước kia nó có những cái điều kiện này. Chúng ta cũng phải biết nó lưu xuất từ đâu chứ không phải là không biết, cho nên cái sai lệch là cái sai lệch của người sau chế biến ra làm lệch con đường Phật giáo, làm cho chúng ta lập lại cái lối mòn của Bà La Môn.

Cho nên, chúng ta là một Du Tăng Khất Sĩ là điều kiện là điều kiện quyết tốt nhất, còn Trụ Thế Tăng là chúng ta coi chừng chúng ta sẽ sai lệch đường lối của đạo Phật ngày xưa. Đó là cái giới cấm rất rõ ràng để chúng ta trở thành Du Tăng Khất Sĩ, cho nên cấm không cho nằm giường cao rộng lớn, đó là Thánh hạnh của chúng ta.

Bây giờ tới cái giới không ăn phi thời, không ăn phi thời là đức Thánh nó cái gì? Đức Thánh Ly Dục. Bởi vì, chúng ta còn dục tức là còn ham ăn, còn ăn nhiều bữa, còn ăn phi thời, cho nên ăn ngày một bữa tức là Đức Thánh Ly Dục.

(54:54) Như vậy rõ ràng một người muốn ly dục là phải ăn ngày một bữa, mà chúng ta không ly dục thì làm sao ly ác pháp được!? Rõ ràng, là trong cuộc đời tu hành một người tu sĩ sống đúng giới luật như vậy, 10 giới vừa rồi Thầy kể ra như vậy là tới cái giới mà không ăn phi thời, thật sự ra chúng ta nhìn tu sĩ chúng ta hiện giờ có ai sống đúng chưa? Có chớ, một hai người có chớ, chứ còn nhiều thì chắc chưa có, hầu hết đều là phạm giới này.

(55:24) Kế nữa, thì chúng ta lại tìm thấy cái giới nữa là cái giới không cất giữ tiền bạc. Tại sao người cư sĩ khi Thọ Bát Quan Trai thì còn được cất giữ tiền bạc, còn chúng ta lại không cất giữ tiền bạc? Là tu sĩ cất giữ tiền bạc thì hoàn toàn không ly tâm tham của chúng ta. Cho nên, cái giới không cất giữ tiền bạc thì cái Đức Thánh nó là Ly Tham. Người mà còn cất giữ một đồng ở trong túi thôi, thì người ấy vẫn còn tâm tham. Bởi vì, tham là tham muốn chứ không phải tham lam, trộm cắp ai hết, còn tham muốn tức là tham dục. Do một đồng thì nó vẫn xúi chúng ta sẽ mua một cái gì, sẽ làm một cái gì đây. Mà còn muốn, còn làm thì tức là còn tham, phải hiểu!

Cho nên giới luật giúp chúng ta ly dục ly ác pháp hoàn toàn, nếu mà chúng ta không giữ gìn giới luật thì đừng mong chúng ta tu thiền định gì mà có tiền định cả. Và cũng đừng mong chúng ta làm chủ sanh, già, bệnh, chết được!

Quý vị cứ nhớ rằng ăn ngày bữa chúng ta thiếu chất mà chúng ta sẽ bệnh đau, không bao giờ có điều đó, ăn ngày một bữa ít bệnh đau hơn là người ăn nhiều bữa. Bởi vì, ăn nhiều bữa là cơ thể chúng ta phải hoạt động nhiều, ăn vô cũng cực khổ, rồi vô rồi bao tử chúng ta phải hoạt động để tiêu hóa cái đồ ăn đó, mà ăn ba bữa nó phải hoạt động ba lần, còn chúng ta ăn một bữa nó hoạt động có một lần, và từng đó buổi chiều tới buổi sáng chúng ta vẫn nghỉ ngơi, cơ thể chúng ta không hoạt động nữa, nó an nghỉ cho nên nó ít đau bệnh.

(56:58) Bởi vì, cái miệng chúng ta nó sẽ vào thân chúng ta có hai ngõ. Ngõ thứ nhất là do ăn uống, nó đem đến những bệnh tật làm cho chúng ta có nhiều đau khổ, cho nên người ăn nhiều có bệnh tật nhiều, còn người ăn ngày bữa ít bệnh tật, như Thầy bảy mươi mấy tuổi rồi vẫn thấy khỏe khoắn, không bệnh đau một cái gì, không đi nhà thương, không uống thuốc, không cái gì cả hết. Thời tiết thay đổi thì bị cảm thì đẩy lui nó, viêm phế quản thì ho một vài tiếng đẩy lui nó, thì tất cả những cái điều này đều là do ảnh hưởng của thời tiết và cơ thể của chúng ta là cơ thể duyên hợp, cơ thể của nhân quả, cho nên nó vô thường, vì vậy mà nó ảnh hưởng để sự hoại diệt vô thường nó tiến diễn. Do đó biết điều khiển, thì cái cơ thể chúng ta vẫn không đến nỗi mà chúng ta phải lo lắng.

Nhưng một người ăn ngày một bữa thì Thầy thấy rất tiện lợi về vấn đề làm chủ được sự bệnh đau của nó. Đó là cái điều kiện mà ở đây quý thầy đã từng sống ngày một bữa mới thấy kinh nghiệm của nó, mới thấy thực tế của nó. Còn ở xa nghe lời những người mà tham ăn, thì ăn phải nhiều, ăn mới có sức khỏe, ăn mới có mạnh, sự thật ra mấy nhà giàu có tiền của họ ăn rất nhiều mà họ có mạnh đâu, họ cũng uống thuốc, họ cũng bệnh đau rề rề, như một ông vua đâu có ông vua nào mà không bệnh. Sự thật không chứng minh được lời đó là đúng. Còn những người tu sĩ theo đạo Phật thân vô thường thì có bệnh, mà ăn ít đâu có nghĩa là bệnh đau nhiều đâu, cho nên thực sự ở đây bệnh là do nhân quả, vì vậy mà chúng ta có những điều kiện để đẩy lui những cái cơn đau đó. Cho nên, giới luật chúng ta càng nghiêm chỉnh bao nhiêu thì chúng ta lại càng tu tập dễ bấy nhiêu.

(58:45) Cho nên vì vậy, mà Thầy kêu gọi quý phật tử nên cố gắng và tu sĩ nên cố gắng giữ gìn giới luật cho nghiêm chỉnh. Do đó, thì giới luật chúng ta mới thực hiện được thiền định, còn giới luật không nghiêm chỉnh thì chúng ta không thực hiện được thiền định. Vậy thì trong cuộc đời tu hành của mình thì giới luật là hàng đầu, cho nên đức Phật nói: Giới - Định - Tuệ. Giới luật là ba pháp môn tu tập, giới luật là pháp môn Tam Vô Lậu học, ba pháp môn vô lậu. Cho nên, ba pháp môn mà tu học để giúp chúng ta không còn lậu hoặc thì do đó Giới là pháp môn trong ba pháp môn. Hãy cố gắng giữ gìn giới luật cho nghiêm chỉnh, đó là điều kiện mà cần thiết nhất là bước vào cái giai đoạn tu sĩ của đạo Phật thì chúng ta phải giữ gìn cho nghiêm chỉnh những giới luật.

Vậy thì bây giờ, tới cái giai đoạn mà các pháp tu tập, giới luật chưa xong thì các pháp tu tập không thể xong. Nhưng, các pháp tu tập thì gồm có 37 phẩm trợ đạo của Phật, trong 37 phẩm trợ đạo của Phật thì chúng ta thấy rằng từ Định Niệm Hơi Thở, rồi Định Sáng Suốt, Định Vô Lậu, Định Thư Giãn và Tứ Niệm Xứ, rồi Thân Hành Niệm tất cả phương pháp này chúng ta đều phải trải qua tập luyện.

Vậy thì bây giờ, quý vị đã được nghe Thầy nói nãy giờ thì còn những gì mà chưa hiểu, cần những gì muốn thông hiểu thì cứ thưa hỏi Thầy.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy