00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(23:41)

(23:41) Cho nên, hiện giờ phật tử cũng như các vị tu sĩ muốn hỏi Thầy điều gì Thầy sẽ chỉ dạy cho cách thức. Thứ nhất Thầy xin nhắc lại, người tu tập theo đạo Phật thì phải giới luật nghiêm chỉnh, tức là hàng ngày phải chế ngự tâm của mình, khi mà nó phạm giới thì nhất định là không phạm giới, cho nên chúng ta có một ý chí quyết định, quyết định như thế nào? Thà chết không phạm giới, đó là cái quyết định của người tu sĩ Phật giáo. Nghĩa là luôn luôn giữ gìn giới, ví dụ như mình là Sa Di Tăng cũng như Sa Di Ni, khi mà thọ 10 giới xong thì nhất định mười giới này không phạm, thà chết chứ không phạm. Nghĩa là bây giờ chúng ta đau, mặt dù Phật có chế trong…​(. . .) là khi đau chúng ta có thể khai giới ra để chúng ta thọ thêm thực phẩm hay là cơm, hoặc là cháo, hoặc sữa để rồi chúng ta uống thuốc. Nhưng một người mà quyết tâm tu nhất định, chết là do nhân quả không phải là do sự ăn uống hay hoặc là thuốc than mà chết, do đó cái người mà quyết tâm tu để tìm sự giải thoát nhất định chết chứ không ăn phi thời.

Chứ không khéo cái tâm của chúng ta nó khéo léo lắm hơi cảm cảm sơ sơ, hay hoặc nóng lạnh sơ sơ thì nó lý luận bây giờ uống thuốc cảm thôi để uống thêm ly sữa, điều này nó dẫn dụ chúng ta để rồi chúng ta phạm giới. Cho nên, nhất định là thà chết không phạm giới!

(25:23) Thầy nhắc lại, trong thời của đức Phật có hai vị Tỳ kheo ở xa đến thăm Phật, trên con đường đi để đến thăm Phật thì đi ngang qua một sa mạc cho nên không có nước uống, đến một cái vũng thấy trong vungc có những cái loài vật sống ở trong nước, nhưng mà cái vị Tỳ kheo kia thì nhất định là giữ giới không uống nước, cho nên khác nước mà chết ở trên sa mạc. Còn một vị thì nghĩ rằng mình chết thì không gặp được Phật, và còn sống mới có thể tu tập được. Cho nên, có vị Tỳ kheo đó lại uống nước đến gặp Phật mới trình bày sự khổ đau của hai người đi đến, một người thì nhất định giữ giới mà chết ở giữa đường, để cho đức Phật phán xét coi cái nào đúng và cái nào sai. Thì đức Phật nói vị Tỳ kheo kia ông là một người ngu si, ông uống nước có trùng mà ông đến đây gặp Phật thì ông xa Phật, không bao giờ thấy Phật. Còn vị Tỳ kheo kia giữ giới luật nghiêm chỉnh ông ta mất, nhưng ông đã gặp Phật trước ông.

Đó, thì các con thấy đức Phật xác định chúng ta vì chấp một cái điều kiện không có đúng chính đáng, thân của chúng ta chết là do nhân quả. Cho nên, một người tu sĩ đạo Phật khi mà họ có những cái gan dạ, quyết chiến, quyết thắng thì khi mà họ tu hành họ gặp bệnh thì họ lấy đối tượng đó nhất định là phải đẩy lui cho khỏi, chứ không uống thuốc. Còn hơi nhát gan thấy đau nhức, khổ sở thì lăn lộn đi bác sĩ, rồi uống thuốc, rồi phạm giới ăn thêm tất cả những cái điều này đã là một cái người không xứng đáng đệ tử của Phật.

(27:13) Cho nên, Thầy mới nói như thế này, một người mà tu chứng đạo Phật để làm chủ bốn sự sinh, già bệnh, chết đó là bằng máu và nước mắt của họ. Khi họ phải lâm trận đánh cái trận giặc sinh tử này, thì khi mà nó đánh mình bằng cái trận đau như những cái bệnh ruột thừa, như những bệnh ung thư ở bên trong thân của chúng ta nó đau nhức kinh khủng, thế mà cái người tu sĩ của đạo Phật thì quyết định là chiến thắng, không đầu hàng. Cứ sừng sững giữ thân của mình, nhiếp phục tâm mình, an trú tâm mình không để loạn động, thì người đó sẽ thắng được giặc, thắng được trận đánh. Thì như vậy chúng ta phải thấy được điều kiện cần thiết để mà chúng ta tu tập.

Thì như vậy rõ ràng là đức Phật trang bị cho chúng ta mọi phương pháp để chúng ta chiến đấu với giặc sinh tử, nhưng chúng ta không được người trang bị cho chúng ta, không được dạy chúng ta tập luyện do đó mà chúng ta gặp bệnh đau là chúng ta đầu hàng chúng ta phạm giới, phá giới.

Hôm nay, quý vị được nghe lời Thầy nói, cái công trình tu tập như vậy, thì tốt hơn hết là quý vị thưa hỏi kỹ. Đó! Thứ nhất là Thầy nói giới luật, nhất định là thà chết chứ không phạm giới.

(28:33) Thứ hai tập an trú tâm mình cho được hơi thở đó là cái thứ nhất, an trú tâm mình được trong thân hành niệm tức là bước đi kinh hành của mình hay là thân động của mình, nghĩa là lấy cái thân hành của chúng ta mà tập tu, mà nhiếp phục trong thân hành. Nghĩa là Thầy đi Thầy biết Thầy đi, nhưng mà cách thức nhiếp phục để cho cái tâm nó tự nhiên mà không ức chế trong bước đi đó là phải thưa hỏi kỹ.

Rồi phải thưa hỏi Thầy kỹ làm sao an trú được tâm trong bước đi, làm sao an trú được tâm trong thân hành niệm, làm sao an trú được trong hơi thở, phải hỏi kỹ. Nếu không biết cách an trú thì không an trú được, không biết cách nhiếp tâm thì không nhiếp tâm được mà bị ức chế tâm.

Khi mà hỏi kỹ những điều này, rồi tập tu thì lần lượt chúng ta sẽ nhiếp tâm được, rồi sẽ an trú được và không bị ức chế tâm, thì cái cần thiết mà nếu chúng ta quyết tâm tu để mà chúng ta làm chủ giặc sinh tử, là chúng ta sẽ trang bị những phương pháp để mà chúng ta đối trị lại những cái ác pháp ở trên thân tâm của chúng ta, và đối trị lại với cái tâm ham muốn của chúng ta.

Do đó, đạo Phật đã trang bị cho chúng ta đủ những phương pháp để mà chúng ta ngăn và diệt tất cả cái lòng ham muốn và những ác pháp mà đang tác động trên thân tâm của chúng ta.

Như vậy quý phật tử và quý thầy, người nào muốn hỏi một cái điều gì thì cứ hỏi tự nhiên đừng có sợ hãi mà phải hỏi thật. Ở đây, không có dùng mê tín, nghĩa là không cầu khẩn một người nào hết, đạo Phật đã dạy chúng ta “tự thắp đuốc lên mà đi”. Cho nên bây giờ, chúng ta chỉ lấy cái sức tự lực của mình ra mà cứu mình, không có còn cầu ai cả hết. Vì chúng ta cầu là không đúng, đạo Phật không có cầu khẩn, chỉ mình tự cứu mình. Vậy thì bây giờ, quý phật tử muốn hỏi thì cứ thưa hỏi, có những điều gì cần thiết mà trong cuộc đời tu tập của mình thì mình thưa hỏi, để mong rằng có một ngày nào đó mình sẽ thực hiện những lời Thầy dạy thì mình sẽ thấy được kết quả hữu hiệu, để mình làm chủ được sự đau khổ cho bản thân của mình. Bây giờ quý vị thưa hỏi!


Trích dẫn - Ghi chú - Copy