(50:06) Phật tử 6: Trong một gia đình, con một đứa thì có hiếu, một đứa thì bất hiếu. Kính hỏi Thầy do nguyên nhân nào mà điều này xảy ra?
Trưởng lão: Một đứa con có hiếu là một đứa con nợ mình ở trong nhân quả, cho nên nó sinh ra nó rất có hiếu, mình dạy sao nó nghe vậy.
Còn một đứa con không có hiếu là mình nợ nó, cho nên bây giờ nó lên nó đòi mình để mình trả. Khi mình thấy được nhân quả như vậy thì đứa con mà đòi nợ, thì mình vui vẻ mình trả cho hết cái nợ của nó. Khi hết nợ nó sẽ ra đi. Tức là nó phải chết thôi, còn nó không chết thì bắt đầu nó trở thành đứa con có hiếu.
Nếu mà nó nợ, nó xài mình, của cải mình nhiều, nó làm cho mình khổ, thì một thời gian khi mà cái nợ mình trả hết, mình rất vui vẻ. Mình không có chửi mắng nó nữa thì lúc bấy giờ mình trả hết, thì nó hối hận, bắt đầu nó trở thành đứa con có hiếu. Đó là mình chuyển hoá mà.
(51:07) Còn mình giận, mình dữ, mình chửi mắng nó này kia, thì cái nhân quả đó mình trả không hết đâu. Cho đến suốt cuộc đời của mình là chỉ còn khổ đó, không bao giờ hết. Nhân quả nó cứ chồng chất lên, nó theo.
Còn trái lại mình biết mình nợ đứa con này, cho nên nó đến nó phá, do đó cho nên mình rất tuỳ thuận, mình rất vui vẻ, mình rất ngọt ngào với nó để cho mình trả hết cái quả của đời trước của mình nợ nó. Vì vậy mà nó lỡ nó lấy tiền, nó xài phí, mình cũng không rầy mắng gì nó, mình nói nhỏ nhẹ: “Mẹ làm cực khổ lắm, con lấy ít ít thôi đừng có lấy nhiều." Chứ đừng có cấm nó, đừng có lấy chìa khoá giấu nó này kia thì mình trả không hết nợ đâu.
Mình nói: “Con hãy lấy mà lấy từng chút thôi, mẹ không cấm con.” Chứ còn mình cấm nó, thấy nó xài phí, thấy nó ăn chơi vậy đó thì mình dặn dò thêm nó: “Con chọn người bạn tốt, không khéo con sa ngã, con bệnh tật xì ke ma tuý thì mẹ khổ.”
Mình nói mình ngọt ngào thì như vậy mình chuyển cái nhân quả. Mình vui vẻ mình chấp nhận, mình không có buồn con mình, mình chấp nhận nó thì mình sẽ chuyển nhân quả. Một ngày nào đó nó hối hận thì nó trở thành đứa con tốt.
Còn một đứa con mà tốt ở trong gia đình của mình, không khéo, nó luôn luôn nó hiếu hạnh, mình nói gì nó nghe nấy. Hồi nhỏ chở nó đi học nó chăm chỉ học hành, không làm cho mình buồn phiền. Coi chừng mấy đứa con này nó trả hết nợ, tức là nó trả hết cái nợ của nó rồi thì nó chết. Nó không sống với mình lâu đâu. Cho nên nó để lại cho mình một sự đau khổ, đau khổ tột cùng, vì nó là đứa con hiếu mà.
(52:31) Coi chừng mấy đứa con hiếu là nó không có sống dai với mình. Cho nên vì vậy mà nó đem tiền, đem bạc về thì mình khéo léo từ chối. Tức là nó nợ nó trả mình, mà nó đem về nó nuôi mình nhiều chừng nào là nó hết nợ sớm, chừng đấy nó đi. Vì vậy cho nên mình coi chừng, nó đi sớm là mình khổ đó. Cho nên mình nhận chút ít thôi: “Con làm cực khổ, con để nuôi vợ, nuôi con con chứ đừng có lo cho mẹ, mẹ có đủ rồi.”
Con cứ từ chối, khéo từ chối thì nó còn duy trì cái mạng sống nó với mình. Chứ khi mà nó trả hết rồi nó đi. Các con đừng có tưởng, nhân quả cái luật của nó như vậy đó. Cho nên chúng ta thấu suốt điều đó.