00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(00:00)

Sư Tuệ Tĩnh: Bên Nam Tông họ định nghĩa Chánh Niệm không phải là Chánh Tà, Chánh Niệm là niệm ngay vào đề mục đó.

Trưởng lão: Thì đó. Bây giờ đề mục nó là cái hơi thở, phải không? Họ niệm ngay chỗ đó, tỉnh ở trong đó để có ích lợi gì? Mà đức Phật dạy chúng ta, chúng ta tu để "khắc phục tham ưu", phải không? Cho nên Chánh Niệm này là Chánh-Tà, chứ không phải Chánh Niệm ở trong cái Tỉnh Thức.

Mình phải hiểu được trên Tứ Niệm Xứ thì Phật nói: "Trên thân quán thân" tu về hành tướng nội tức là hơi thở để "khắc phục tham ưu". Bây giờ mình ở đây mình biết hơi thở không là sao, tham ưu ở chỗ nào đâu.

(17:56) Cho nên nó có Chánh Niệm. Chánh Niệm là Chánh-Tà của nó, tức là mình dùng Pháp Hướng. Cho nên đức Phật nói: "Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra", ly tham đó là Chánh Niệm của người ta, còn Tỉnh Thức là Tỉnh Thức của hơi thở chứ.

Sư Tuệ Tĩnh: Mấy ông quan niệm sai.

Trưởng lão: Quan niệm sai.

Sư Tuệ Tĩnh: Khi mà mình theo dõi hơi thở hoặc là khi mình theo dõi bước đi, tức là luôn luôn để Chánh Niệm trước mặt, thì mình biết nó rồi mình quên tham, quên sân, quên si rồi.

Trưởng lão: Cái đó mình ức chế rồi.

Sư Tuệ Tĩnh: Dạ, mình theo cái này tức là mình không còn tham, sân, si nữa, vậy đó.

Trưởng lão: Không có khắc phục mà ức chế, ở trong "Trên thân quán thân" mà tu về hành tướng nội "để khắc phục tham ưu". Còn cái này để ức chế tham ưu thì đúng.

Sư Tuệ Tĩnh: Thành ra mấy ông nói…​

Trưởng lão: Còn cái này khắc phục mà.

Sư Tuệ Tĩnh: Theo cái này thì tự nhiên quên cái kia à.

Trưởng lão: Còn cái này ức chế. Nó quên tham, sân, si mà nó ức chế. Nó ức chế, nó không tham, sân, si. Còn người ta khắc phục, khắc phục đưa nó ra. Cho nên trong bài kinh “Tiểu Không”, đức Phật nói mình nhập Không Vô Biên Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ để mà biết Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ làm gì. Nhập cái đó cũng như bây giờ mình Tỉnh Thức hơi thở để biết hơi thở để làm gì, ý đức Phật muốn nói.

Sư Phước Nhẫn: Ngoài cái đó thành ra cái tham, sân, si nó trở lại à.

Trưởng lão: Mình ức chế nó, khi mình xả ra nó trở lại. Còn cái này mình xả ra nó cũng đi luôn. Bởi vì vốn mình khắc phục nó, đẩy nó lui.

Sư Tuệ Tĩnh: Cũng như ngày hôm qua có ông Sư lên ông ấy nói ngồi Thiền lắng cặn. Ông nói được rồi nhưng khi đứng dậy nó bùng lên nữa rồi. Lát khi ngồi nó lắng nữa, khi đứng khi đi tiếp duyên nó động, nó đục lên nữa. Lúc đục, lúc trong hoài, cuộc đời làm sao được.

(19:54) Trưởng lão: Đó cũng là kiến giải của Đại thừa, kêu là lắng tâm, ngồi để mà lắng. Sự thật là ức chế.

Sư Phước Nhẫn: Thầy Thanh Từ nói là như nước. Nước quậy nó đục, để nó lắng.

Trưởng lão: Cái gì con…​ À con cứ lấy…​ Được rồi

Sư Phước Nhẫn: Cô Út đó thưa Thầy?

Trưởng lão: Ờ đúng.

Sư Tuệ Tĩnh: Thành ra, ý con muốn nói, khi mình lắng; lắng nó chẳng cứu mình, rút cái cặn ra mới phải. Chứ còn lắng cứ để cặn đó, lát nữa cũng vẫn nổi nên như thường à, phải bỏ cặn ra thì nước nó trong luôn.

Trưởng lão: Người ta cứ lắng nó xuống, rồi bắt đầu hễ quậy lu nước, nó đục trở lại như thường.

Còn cái này người ta lắng nó, tức là nó vừa tỉnh thì người ta rút, người ta bỏ, cái đục nó ra hết. Tức là Pháp Chánh Niệm của mình, tức là nó rút cặn đi đó. Nó vừa lắng, nó vừa rút.

Còn cái này mình lắng mà không chịu rút ra thành ra nó đóng dưới đáy lâu quá trời. Rốt cuộc rồi xả ra bắt đầu nó đục trở lại, nó đâu có bỏ cái bẩn, cái dơ của nó đâu.

Sư Tuệ Tĩnh: Vậy mà mấy ông cứ nói lắng, lắng hoài à.

Trưởng lão: Thành ra hiểu một chút sai là lạc con đường. Nhìn trước, nhìn sau từ Thầy Tổ của mình cho tới mình bây giờ cũng chưa có ra gì hết, tại vì cái hiểu đó. Còn cái mà Thầy dạy đúng rồi, bắt đầu bây giờ mình có đường đi.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy