00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(15:56)

(15:56) Cho nên hôm nay, Thầy xin nhắc nhở lại dù người cư sĩ muốn tu tập ít ra chúng ta phải biết cho chúng ta cái phương pháp tu tập của người cư sĩ, đó là Thọ Bát Quan Trai. Mỗi tháng ít ra cũng phải 1 ngày, hoặc là 1 ngày 1 đêm để mà giữ gìn 8 giới, còn người tu sĩ chúng ta tại sao 10 giới Sa Di mà không giữ trọn? Cho nên, chúng ta làm sao đi vào thiền định được?!

Giới sanh Định, thế mà hôm nay chúng ta muốn tu thiền định, mà không giữ gìn giới thì làm sao thiền định được. Cũng như Thầy nói như thế này, nếu chúng ta không trang bị cho chúng ta một đời sống phù hợp với cảnh giới Cực lạc, chúng ta đặc thành có cảnh giới Cực lạc, có cảnh giới Tây phương, có một cái Thiên đàng, có một cõi Trời nào đó thật sự, thì ít ra chúng ta phải trang bị cho cái đời sống của mình để quen đi với cái cõi giới đó, thì lúc bấy giờ chúng ta chết đi chắc chắn là chúng ta sẽ được lên cõi đó. Còn chúng ta không sống không quen, mà chúng ta sống quen cái cõi thế gian của chúng ta, không chừng mà chúng ta sống chúng ta có được về đó không? Mà bây giờ có cho về đó chúng ta có sống được không? Hay là chúng ta lên đó và đem những cách sống đó đem về cõi đó?

Vì ở đó, thí dụ Thầy đặt thành vấn đề, như đức Phật dạy chúng ta ăn ngày một bữa, thì chúng ta tin rằng có lẽ là cõi giới của chư Phật là sẽ ăn ngày một bữa. Nếu chúng ta không tập tành ăn ngày một bữa, thì không chừng chúng ta lên trên đó còn đói bụng ăn ba bữa thì ở trên đó làm sao cho chúng ta ăn ba bữa. Chắc chắn chúng ta sẽ đi về thế gian.

Cho nên, chúng ta tu tập chúng ra phải hiểu rằng là mình phải tạo cho mình có một nếp sống phù hợp với sự giải thoát thì sẽ có sự giải thoát, mà không phù hợp với sự giải thoát thì không bao giờ có sự giải thoát.

(17:47) Cho nên muốn tu, thì phải thấy cuộc đời chúng ta vì chúng ta đắm đuối ở trong dục, trong ác pháp cho nên chúng ta thọ lấy khổ, chúng ta muốn ra khỏi cái khổ của cuộc đời thì chúng ta phải tập sống, tập sống một cái nếp sống khác, chúng ta mới ra khỏi cuộc đời này. Còn nếu mà chúng ta cứ sống như cuộc sống như mọi người đang ở trong dục và ác pháp như thế này thì muôn kiếp, ngàn đời chúng ta cũng không ra khỏi.

Chúng ta phải hiểu được cái lý đó là một cái ý chính. Tại sao đạo Phật lại dạy chúng ta rất nhiều hành động đạo đức sống đúng Thánh hạnh như vậy? Là mục đích để biến chúng ta trở thành những bậc Thánh, và như vậy khi chết chúng ta bỏ thân này chúng ta sẽ đi vào cõi giới khác chứ không còn ở trong cõi phàm phu nữa, không còn đau khổ nữa.

Như vậy chúng ta phải hiểu, thông suốt cái lý để mà chúng ta trên sự tu tập chúng ta không thấy mình gian khổ, không thấy mình cực khổ là vì mình đã có cái hướng đi lên chứ không phải là sống, không phải hướng còn chạy theo dục lạc. Cho nên vì vậy, mà dù gian khổ cách gì chúng ta cũng cố vượt qua để mà chúng ta chiến thắng lại thân tâm của mình.

Bởi vì, bọn giặc sinh tử nó không để cho chúng ta yên ổn, tại sao vậy? Tại vì, khi mà chúng ta mở màng cuộc chiến tranh với nó, thì nó đánh chúng ta mọi mặc. Cái thứ nhất là nó đánh chúng ta hôn trầm, thùy miên. Cái thứ hai nó đánh chúng ta tâm lý chiến, nó lý luận thế này thế khác để rồi nó phạm vào những cái giới luật, nó làm cho chúng ta không giữ gìn nghiêm chỉnh, cho nên chúng ta khó mà thắng nó.

(19:29) Kế đó nó đánh chúng ta những cái vũ lực rất mạnh đó là nó đánh chúng ta cảm thọ, nó đánh chúng ta đau đớn làm chúng ta ngồi không được, làm chúng ta nằm cũng không được, lăn lộn, rên la, đau khổ vì vậy mà có nhiều người có thân bệnh nhưng người ta không thể nào người ta tu. Vì vậy mà đức Phật trang bị cho chúng ta có những vũ lực để mà chúng ta chiến đấu tận cùng với những cảm thọ; với những hôn trầm, thùy miên; với những lý luận, tâm lý chiến của tâm chúng ta, khi nó có một cái gì đó nó, lý luận thế này thế khác để nó bỏ cuộc đi.

Nó lý luận, như các cư sĩ nó lý luận như thế nào? Mình bây giờ có vợ, có con không được bỏ thế này, thế khác…​ nhưng cuối cùng mình chết đi thì vợ con mình bỏ, chứ làm sao mình muốn sống được sao. Khi mà luật nhân quả nó đến thì chắc chắn cũng không ai mà vượt qua cái sự sinh ly tử biệt đâu. Nhưng mà chúng ta còn sống thì chúng ta lý luận thế này, thế kia để chống đối sự tu tập.

Đạo phật có mở ra một cái cổng rất rõ ràng, để cho chúng ta thấy rằng khi một người có vợ, có con phải giải quyết như thế nào, chứ không phải nói giải quyết mãi rồi đây tới sáu, bảy chục tuổi mà còn ẵm cháu, còn trông nhà cho nó nữa. Đến khi chết rồi còn ai mà trông cháu, trông nhà?

Thế mà chúng ta vì thương cháu, thương con cho nên chúng ta không rời khỏi nhà chúng ta, không lìa ra khỏi để rồi chúng ta sống một đời sống trầm lặng, độc cư để giải quyết giặc sinh tử. Chúng ta bị trói buộc mà chúng ta không thấy.

Cho nên vì vậy, mà ngay từ khi chúng ta đã hiểu được Phật pháp chúng ta phải có một sự sắp xếp để chuẩn bị làm xong cái trách nhiệm, như vợ bây giờ con chúng ta còn nhỏ thì chúng ta chưa hẳn đã đi tu nhưng chúng ta vẫn tập tu; vẫn tập sống một đời sống đạo đức; vẫn tập sống một đời sống Thánh hạnh. Chúng ta có quyền sống chứ, nhưng mà chúng ta không có quyền bỏ con chúng ta còn bé thơ; chúng ta không có quyền bỏ vợ chúng ta chưa đủ sức gánh, chưa đủ điều kiện để nuôi con thì chúng ta phải gắn bó làm xong cái nhiệm vụ bổn phận của một người chồng, cũng như bổn phận của một người mẹ không thể nào muốn đi tu mà bỏ con, bỏ vợ, bỏ chồng mà đi tu, làm như vậy tan nát gia đình của mình…​ (. . .).

(21:54) Cho nên, đạo Phật đã trang bị cho chúng ta một cái nền đạo đức không làm khổ mình khổ người, nhưng luôn luôn lúc nào sẵn sàng, để mà giải quyết mọi sự khó khăn của sự trói buộc nhân quả. Cho nên, chúng ta sẽ thành tựu, thành tựu được sự giải thoát. Nếu chúng ta tích cực, chúng ta biết rằng con người sinh ra là khổ, trong cái vui chỉ là cái vui tạm bợ, thân người thì như bong bóng nước nay còn, mai mất chưa chắc chúng ta sống lâu, thời gian chúng ta sống 100 tuổi chưa chắc đã là cao, thế mà chúng ta lại đắm đuối trong cái thời gian đó để mà vui chơi trong cái ảo.

Cho nên hôm nay, thì những cái điều kiện mà quý phật tử, quý vị thâm niên mà về đây thăm Thầy có những điều gì muốn thông hiểu cần phải thưa hỏi. Vì con đường tu tập của Thầy là Thầy đã biết cách thức, có những kinh nghiệm trong những lời dạy của đức Phật trong cái giáo pháp. Cho nên, Thầy sẽ giúp đỡ cho quý vị có những kinh nghiệm tu tập làm chủ được sự sanh, già, bệnh, chết của mình. Tự tại trong khi mình chết, mình ra đi chứ không để cho mình chết trên giường bệnh, mình chết trong bệnh đau. Ở đây, người cư sĩ của đạo phật nhất định là không chết trên giường bệnh, luôn luôn lúc nào cũng là người chiến thắng trong bốn sự đau khổ này.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy