(13:01) Sư Giác Thức: Kính thưa Thầy! Con là Giác Thức, xin hỏi, trình Thầy cái vấn đề tu tập, kính thưa Thầy! Hôm rồi con đã tu tập trong mười phút, và sau đó thực hành tu mười phút, (Ừ) nhưng mà mười phút đó cũng, thì nó không có định bằng, thành thử ra con tu lên mười hai phút. Trong khi được đưa lên mười hai phút, thì đầu con tu được nhưng mà ba thời sau, ba giờ đầu là ngồi chín phút thì bắt đầu vô ký nó vào. (Ừ) Thưa Thầy chỉ dạy cho con.
(13:40) Trưởng lão: Như vậy là con, bắt đầu vô ký nó đến với con, cho nên trong khi đó con ngồi thì nó bị vô ký. Trong khi đó mà con muốn, con tăng lên cái thời gian như vậy mà nó bị vô ký. Thay vì từ mười phút con lên mười hai phút chớ gì? Thì bắt đầu bây giờ đó, con sẽ sử dụng ở trên cái, thay vì con ngồi để mà con nhiếp tâm, thì con tập như thế này: Bắt đầu con tập con đi, vừa đi mà vừa nhiếp tâm. Con nhiếp trong hơi thở, chớ gì con. Chớ không phải nhiếp bước đi nhe.
Bây giờ con cũng đi, chân thì đi, nhưng mà không có nhiếp dưới chân, mà nhiếp hơi thở. Bởi vì khi mà đi vậy là nó không thể nào vô ký con được, con biết không? Cho nên vì vậy mà con cứ tập đi. Rồi tập đi trong mười phút mà con thấy nhiếp được, nhiếp được trong hơi thở.
Nó khó, nó khó hơn cái ngồi con. Cái ngồi nó gom tâm nó sẽ nhiếp dễ, nhưng mà con tập đi, bởi vì con biết mình bị vô ký. Như người nào mà các con thấy hay bị giật mình là mấy con nên đi, đừng ngồi, ngồi nó sẽ giật mình. Ngồi giật mình tức là bị vô ký mấy con. Đó, cho nên mấy con đi, mấy con nhiếp tâm trong hơi thở mà đi. Đi tới đi lui, đi tới đi lui nó không bị vô ký. Đó là cách thức phá vô ký mấy con. Chớ không khéo mấy con ngồi là bị vô ký.
Bởi vì cái cơ thể của mấy con nó vô ký, nó mới giật. Nó gục cái như vậy, nó giật mấy con cái vậy, chớ không phải là bị hôn trầm. Hôn trầm nó gục tới gục lui vầy, còn cái này nó giật cái vậy, nó làm như mình giật mình, đó là bị vô ký. Cho nên mấy con tập đi, đi một thời gian sau mấy con ngồi lại không bị vô ký nữa. Đó, không bị vô ký nữa.
Mà khi mà mấy con tu tập đúng ba mươi phút mà nhiếp tâm được rồi, thì mấy con an trú thì vô ký nó mất. Buộc mình an trú được là vô ký nó không còn, cái thân nó an lạc nó không có còn. Còn tại thân của mình nó lặng im, nó lặng im nó trong cái nhiếp tâm của mình đó. Thì nó quên một chút xíu cái nó giật mình, chớ không có gì. Đó là cách thức.
Đó, thì con tập đi, tập đi rồi con báo cáo lại cho Thầy biết, coi thử coi nó. Bởi vì nó có từ cái dễ mà đi đến cái khó, từ cái ngồi mà cho đến cái đi, nó có sự thay đổi. Cho nên coi thử coi mình nhiếp tâm được không. Thì tất cả mọi cái hành động tu tập này được Thầy hướng dẫn, thì mấy con có xảy ra một cái gì thì cứ trình bày cho Thầy liền. Để cho Thầy dẫn dắt mấy con không mất thì giờ, chớ không khéo nó mất thì giờ mấy con uổng. Cho nên tu tập thì phải được thân cận Thiện hữu tri thức mà, cái điều kiện cần thiết, những cái món ăn.
(15:55) Cái bài kinh mà nói về “món ăn” thì mấy con thấy là, thân cận Thiện hữu tri thức là cần lắm, chớ đâu phải, xa Thiện hữu tri thức là không được. Bởi vì muốn mà tu cho đến khi mà Tam Minh, từ Tam Minh thì món ăn của Tam Minh là cái gì? Cho đến khi mà cái món ăn cuối cùng đó là Thiện hữu tri thức, thân cận Thiện hữu tri thức, thì mấy con phải thân cận Thiện hữu tri thức.
Cho nên giai đoạn này là giai đoạn phải thân cận với Thầy. Nghĩa là cha con phải sống sát bên nhau, để người cha có kinh nghiệm về cuộc đời là dẫn con mình, sau khi người cha bỏ đi rồi, thì người con tự đủ sức để mà sống trên cuộc đời mà không bị khổ đau. Các con hiểu chưa? Cho nên lúc này là lúc mấy con phải cần thân cận với Thầy, để rồi Thầy hướng dẫn cho mấy con cặn kẽ để trong mấy cái bước đi cho nó vững vàng.
Khi con mình bước đi vững vàng, thì mình ra đi thì nó không còn lo lắng cho nó chơi vơi nữa. Các con hiểu điều đó. Cho nên lúc này là lúc mấy con phải thân cận, từ cái chỗ tu tập hẳn hoi, kỹ lưỡng chớ không thể mà thiếu sự hỏi. Sau đó thì những cái này là hoàn toàn trở thành cái kinh nghiệm của mấy con hết, cái kinh nghiệm tu tập của mấy con hết. Thầy dạy mấy con tập, tập rồi từ đó mấy con mới thấy được cái chỗ kinh nghiệm của bản thân của mình, để đi đến chỗ làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Đó, thì mấy con hãy cố gắng, lúc này mà xa Thầy thì nguy hiểm cho mấy con đó, tu tập sai là vậy. Rồi, Giác Thường đi con, còn mấy con sau.
Sư Giác Thường: Kính thưa Thầy! Qua cái lời mà Thầy đã chỉ dạy cho con, con rất là thuộc lòng! Mà chúng con ở đây muốn gần Thầy nhiều lắm và muốn để gần Thầy để vì Thầy nâng đỡ cho chúng con trong bước đường tu học. Vì tuổi đời con già quá rồi, mà muốn mà một lần mà đến với Thầy rất là khó khăn.
Thứ hai nữa con thấy trong cái cửa có hai bộ khóa, bộ khóa trong và bộ khóa ngoài. Như vậy thì một lần mà đến Thầy, con rất khó khăn. Cho nên vì nó, trong thời gian mà sinh hoạt đoàn là con có lên trình … (không nghe rõ) nhưng mà thấy khó khăn quá nên tự tu con không dám đi. Hôm nay Thầy đã nói như vậy thì con rất là mừng, trong khi tưởng là không gần Thầy được.