(1:34:32) Phật tử: Dạ, kính bạch Thầy như vậy có phải là cái câu mà, gọi là đức Phật nói là, sanh thân người là khó như là rùa mù mà ở giữa biển mà chui vô bọng cây, 100 năm mới chui lên một lần, mà phải chui được qua cái bọng cây. Như vậy là đức Phật, ý Phật nói là con người đó là người thiệt đó, chứ không phải là con người phải không Thầy?
Trưởng lão: Không phải con người ác con. Mà con người thiệt tức là con tu quá được Phật pháp.
Phật tử 4: Dạ.
Phật tử: Dạ thưa Thầy dạy phải, chứ con cũng thấy chưa.
Trưởng lão: Thì con nên nhớ rằng, con người mà được chánh pháp thì đâu phải như con rùa mù tìm bọng cây mà.
Phật tử 4: Dạ.
Phật tử: Dạ. Con đúng như vậy đó Thầy.
Trưởng lão: Còn con người ác thì hết duyên, thì con thú vật ác hơn. Cho nên giới luật của đức Phật dạy, đức Phật nói như thế này: “Ta dạy giới luật, Ta dạy đạo đức để con người thoát ra khỏi bản chất của loài cầm thú”. Bởi vì chúng ta còn mang bản chất của loài cầm thú hung dữ lắm các con. Khi hai cái người giận, họ sân nhau, họ đánh nhau, chửi nhau chúng ta thấy, họ hai con thú các con, không phải là con người như vậy đâu, phải không?
Cho nên đức Phật dạy chúng ta không có sân, để mà chúng ta thoát ra cái bản chất hung dữ đó, để mà chúng ta trở thành con người thật là con người. Vậy mà hôm nay Thầy mới cố gắng mà viết cái bộ sách này để biến con người trở thành thật sự con người. Thì con biết không, đức Phật nói như con rùa mù mà tìm bọng cây.
Phật tử: Dạ. Giờ con hiểu cái đó rồi, con sướng quá.
Trưởng lão: Cũng đâu phải dễ đâu, thí dụ như tại sao kinh sách như vậy đó, mà tại sao con lại thích kinh Nguyên Thủy? Con lại đọc kinh Nguyên Thủy? Đâu phải chuyện dễ ai, nói chung người ta thấy kinh Nguyên Thủy, nó Tiểu thừa đồ kinh thấp quá ai thèm đọc, mà kinh gì đọc lặp đi lặp lại hoài mà không có hay ho gì hết.
(01:36:02) Còn Đại thừa đọc như là mình đọc cuốn tiểu thuyết. Con thấy đưa vào thí dụ như kinh Thủ Lăng Nghiêm, đưa vào ông A Nan bị kẹt Ma Đăng Già, ông Văn Thù ông mới đọc thần chú để cứu ông A Nan về, mới có cái bộ kinh này ra. Rồi chỉ tánh nghe, tánh thấy trời ơi! Thiệt là! Mình đọc là mình thấy hay quá phải không? Nhưng mà nó như là cái bộ tiểu thuyết, mà tiểu thuyết triết chứ phải chơi đâu, nó háy quá. Nhưng mà cuối cùng, sự thật ra sống ở trong tưởng.
Còn kinh sách của Nguyên Thủy, đọc cái bài kinh này nó không có liên hệ với bài kinh khác, nó không giống nhau chỗ nào, rồi lặp đi lặp lại Phật nói hoài có một câu đó, mình nghe nó chán quá. Cho nên có nhiều người đọc kinh Nguyên Thủy thấy chán, dẹp luôn. Nhưng mà con biết cái quý của nó là ở chỗ, nó nằm ở trong cái gốc thiện.
Còn cái kia nó bay bổng lý luận, mình sống theo giấc mơ, theo tưởng, nó trừu tượng, mơ hồ nó làm cho chúng ta thấy thích thú, nhưng mà thích thú trong cái ảo, nó không thật. Còn cái này nó thật, kinh sách Nguyên Thủy mới Phật giáo.
Vậy mà các Tổ còn dám viết những đoạn, Thầy nói một cái bài kinh thôi, các ông xen vô một đoạn thôi, làm sao chúng ta biết cái đó là Phật nói đâu? Nhưng mà chúng ta vẫn tin thôi, bởi vì một đoạn ở trong cái bài kinh, còn khi nguyên một cái bài kinh thì chúng ta còn biết được, nhưng mà một đoạn hay hoặc là một câu nào đó trong đó, trong một cái bài kinh, chúng ta cũng điêu đứng, hết biết.
Đó thì như chúng ta thấy hồi nãy như Thầy nói, như đưa vào câu chuyện như ông Ca Diếp, ông Phú Lâu Na tranh chấp nhau, đó là những người sau đưa vào. Rồi bây giờ đưa vào những cái… những cái thí dụ như lúc mà đức Phật sắp nhập diệt thì có vị Tỳ kheo quỳ trước mặt Phật, thì lúc bấy giờ đức Phật đuổi vị Tỳ kheo, để chư Thiên mà là nhìn ngó, phải không, các con thấy cái điều đó là cái điều họ đặt ra thôi. Ông Phật ông không biết chư Thiên là thiên nhãn sao, nó có vậy gì mà ngăn cản đâu, mà lại đuổi vị Tỳ kheo này một cách đau lòng như vậy, cái đó là sai rồi. Đã thiên nhãn mà.