00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(02:47)

(02:47) Hỏi: Có những vị đã chứng quả A-la-hán thấy biết rất rõ sao lại còn buồn khổ xin nhập diệt trước khi Đức Như Lai nhập diệt?

Nghĩa là câu hỏi của con ở trong đó như thế này nè, nghĩa là đã chứng quả A-la-hán sao lại khi nghe tin Đức Phật nhập diệt, các ngài lại xin nhập diệt trước Phật để không nhìn thấy khi Đức Phật đã nhập diệt, rất là đau khổ. Thì câu nói đó chúng ta sẽ xét nó ở trong cái bản kinh nào?

Đáp: Đó là bản kinh Đại Bát Niết Bàn của Đại Thừa của người sau viết như vậy. Còn kinh Nguyên thủy không có dạy như vậy. Các bậc A-la-hán khi đã thấy nhân duyên, thấy cái duyên nhân quả của mình đã hết thì các ngài xin Phật nhập diệt, chứ không có buồn khổ mà sợ rằng mình chết sau Phật, Phật chết trước mình phải thương nhớ đau khổ, không phải vậy. Chính vì cái chỗ mà thấy cái duyên nhân quả của mình hết. Bởi vì mình ở đây mình sống ở đây là do cái nhân quả, do cái nhân quả mà mình mới có cuộc sống này, mà cái duyên nhân quả của mình hết thì các vị đó họ đều nhập Niết Bàn.

(03:59) Cho nên tại sao mà khi Đức Phật sắp sửa nhập diệt thì các ngài cũng đều nhập diệt trước Phật, hoặc sau Phật, lần lượt họ ra đi hết, tại sao vậy? Cái duyên của một đấng giáo chủ đó nó có bao nhiêu vị đệ tử phải theo để mà xây dựng cái đạo giáo, tức là cái Phật giáo, thì khi là cái duyên nó hết rồi thì những người đó họ lần lượt họ ra đi. Họ hết cái duyên của họ rồi, thì họ không còn hỗ trợ ai nữa. Cho nên khi mà họ biết Đức Phật đã sắp sửa nhập diệt thì như ông Xá Lợi Phất, ông Mục Kiền Liên, ông La Hầu La, những cái bậc đó đều là họ đi trước hết, là vì họ biết Phật đã sắp sửa nhập diệt, họ đã hiểu biết trước chứ không phải vì họ thương, họ nhớ mà họ đi trước. Họ biết rằng cái duyên của họ cũng đã hết rồi, pháp tới đây chỉ còn lại ông A Nan, hoặc ông Ca Diếp, những ông đó mà thôi thôi, chứ còn chúng mình phải đi thôi là vì mình chỉ có cái duyên với Phật là mình theo hỗ trợ Phật, giúp cái giáo đoàn cho Phật. Mà bây giờ cái duyên hết rồi thì mình không còn giúp, tức là không thể giúp ông Ca Diếp, mà cũng không thể giúp ông A Nan. Cho nên khi còn Phật thì các ngài giúp mà Phật sắp sửa Niết Bàn thì các ngài đi. Do đó các con thấy cái duyên nó có cái sự khắng khít nhau ở chỗ đó.

Cũng như bây giờ các con về đây tu là có cái duyên với Thầy mới có quây quần xung quanh Thầy, mà nếu không có duyên thì làm sao quây quần. Nếu mà các con tu mà làm chủ được sanh tử thì các con thấy cái duyên đó rất rõ ràng. Bây giờ ngày mai Thầy tịch, thì cái duyên của con cũng hết rồi, con theo Thầy tới đây cũng hết rồi, vì còn Thầy thì chắc chắn là con còn hỗ trợ để cho đường lối của Thầy làm sáng tỏ thêm lên, mà bây giờ cái duyên của Thầy đã ra đi thì tức là con không thể hỗ trợ cho một cái người khác. Như bây giờ Thầy (TC) hoặc là Mật Hạnh, con không có duyên với quý Thầy đó cho nên con không có hỗ trợ cho quý Thầy được vì vậy các con phải ra đi với Thầy, vì duyên Thầy hết, con không hỗ trợ nữa. Đó là những cái gì chứ không phải vì buồn khổ, nếu mà còn buồn khổ thì tức là con còn tâm phàm phu, không thấy được nhân quả, không thấy được cái lý của Khổ, Tập, Diệt, Đạo, do đó thì nó không phải là bậc A La Hán.

(06:08) Cho nên kinh Đại Bát Niết Bàn thì nó diễn tả cái chỗ này là của những bậc A La Hán, bởi vì cái Đại Bát Niết Bàn đó nó là kinh của Bồ Tát rồi, chỉ có những bậc Bồ Tát, những bậc lớn hơn thì không khổ. Chứ còn A-la-hán xưng danh thì còn buồn khổ, cho nên nó mới hạ A-la-hán xuống cái tầng thấp, để cho cái A-la-hán của Đức Phật trở thành những người còn nhỏ, gọi là Tiểu thừa. Cho nên kinh Đại Bát Niết Bàn bên kinh phát triển, tức là kinh Đại Thừa thì viết là các bậc A-la-hán có buồn khổ.

Còn kinh Nguyên thủy thì không có dạy như vậy mà chỉ biết rằng cái duyên của mình nhân quả đã hết, thì đi trước hoặc đi sau Phật mà thôi, chứ không có buồn khổ. Còn những người mà tu chưa chứng, như ông A Nan hồi đó chưa chứng thì còn buồn khổ, còn khóc lóc.

Đó là kinh phát triển viết phỉ báng Phật pháp. Nếu trước cái chết của người thân còn buồn khổ thì không phải A-la-hán, nghĩa là đúng như kinh Nguyên Thủy thì cái người chứng quả A-la-hán thì không còn buồn khổ, mà còn buồn khổ thì không phải là A-la-hán, tức là không giải thoát.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy