NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT TRONG SỰ TU TẬP
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời lượng:1:33:42
Tên cũ: Những lời thầy nhắc nhở (Thầy trả lời thưa hỏi và sách tấn)
(00:01) Trưởng lão: Thầy sẽ đáp Thầy sẽ giảng luôn ba câu chứ không phải là một câu.
1. Nguyện làm tất cả điều lành.
Câu đầu, con thấy có ai làm tất cả điều lành được chưa? Chưa có bao giờ. Nguyện mà có ai mà làm được không? Chưa!
2. Nguyện đoạn dứt những việc ác.
3. Nguyện độ hết chúng sanh.
Câu thứ ba con có thấy ai độ hết chúng sanh chưa? Ngay cả Đức Thế Tôn (Đức Phật) còn chưa độ hết chúng sanh huống hồ là chúng sanh như chúng ta!
Ba câu này chỉ là một sự ước muốn, ước vọng của những bậc tu hành để sách tấn khích lệ mình trên bước đường tu tập chứ không phải là một việc làm viên thành. Con hiểu chưa? Đây là một cái ước muốn, cái ước muốn lớn lao như vậy đó là cái ước muốn để độ mình, để khích lệ trên bước đường tu tập mình vì chúng sanh còn đau khổ quá nhiều, vì chúng sanh còn ở trong ác pháp, vì chúng sanh chưa có thực hiện được. Cho nên mình quyết dứt cho được, làm cho được để cho sự độ. Đó là sau ước muốn để độ mình thoát ra khỏi.
Chứ còn độ chúng sanh, nếu mà đã nói rằng "nguyện độ hết chúng sanh" thì ông Phật đã độ hết chúng sanh từ cái lúc ông Phật cho đến giờ là 2541 năm tới chúng ta rồi, thế mà chúng sanh còn dẫy đầy. Chúng sanh ở đây không có nghĩa là loài người không, mà cả con trùng, con dế tất cả các loại chúng sanh thì làm sao mà độ cho hết được. Cho nên đây là cái ước vọng, cái lời ao ước để mà thực hiện cái tâm giải thoát của mình cho hoàn thành được cái sứ mệnh là làm tất cả những điều lành và dứt các điều ác. Bởi vì làm tất cả các điều lành rất khó, mà đoạn dứt các điều ác rất khó chứ không phải dễ. Nếu không có ước vọng lớn, cái tâm rộng lớn như vậy thì khó mà đoạn dứt được điều ác.
Cho nên thường ngày chúng ta ăn ba miếng cơm mà chúng ta nhắc nhở mình, sự thật ra cái sự khích lệ để cho mình thực hiện cho được các điều lành này. Nhiều khi chúng ta đọc nhưng tới chuyện chúng ta vẫn thấy tâm mình giận hờn, phiền não, đau khổ chứ chưa phải là hết ác pháp đâu, phải không? Rất là rõ ràng. Cho nên ở đây chúng ta phải hiểu nó là những câu ước muốn, cái câu để sách tấn khích lệ chúng ta trên bước đường tu chứ không phải là cái việc làm chúng ta làm hết được.
Bởi vì tôn giáo chẳng qua ra đời để an ủi tinh thần của chúng sanh, để đem lại cái đạo đức giúp cho họ sống chung nhau, biết thương nhau đừng làm khổ mình, khổ người chứ không phải tôn giáo ra đời để mà độ hết người ta thoát cảnh khổ mà làm hết tất cả những cái điều thiện, mà thực hiện hết những cái điều thiện không làm được đâu; đó là cái sự ước muốn chứ không phải là cái sự viên thành, cái sự làm được.
(02:47) Hỏi: Có những vị đã chứng quả A-la-hán thấy biết rất rõ sao lại còn buồn khổ xin nhập diệt trước khi Đức Như Lai nhập diệt?
Nghĩa là câu hỏi của con ở trong đó như thế này nè, nghĩa là đã chứng quả A-la-hán sao lại khi nghe tin Đức Phật nhập diệt, các ngài lại xin nhập diệt trước Phật để không nhìn thấy khi Đức Phật đã nhập diệt, rất là đau khổ. Thì câu nói đó chúng ta sẽ xét nó ở trong cái bản kinh nào?
Đáp: Đó là bản kinh Đại Bát Niết Bàn của Đại Thừa của người sau viết như vậy. Còn kinh Nguyên thủy không có dạy như vậy. Các bậc A-la-hán khi đã thấy nhân duyên, thấy cái duyên nhân quả của mình đã hết thì các ngài xin Phật nhập diệt, chứ không có buồn khổ mà sợ rằng mình chết sau Phật, Phật chết trước mình phải thương nhớ đau khổ, không phải vậy. Chính vì cái chỗ mà thấy cái duyên nhân quả của mình hết. Bởi vì mình ở đây mình sống ở đây là do cái nhân quả, do cái nhân quả mà mình mới có cuộc sống này, mà cái duyên nhân quả của mình hết thì các vị đó họ đều nhập Niết Bàn.
(03:59) Cho nên tại sao mà khi Đức Phật sắp sửa nhập diệt thì các ngài cũng đều nhập diệt trước Phật, hoặc sau Phật, lần lượt họ ra đi hết, tại sao vậy? Cái duyên của một đấng giáo chủ đó nó có bao nhiêu vị đệ tử phải theo để mà xây dựng cái đạo giáo, tức là cái Phật giáo, thì khi là cái duyên nó hết rồi thì những người đó họ lần lượt họ ra đi. Họ hết cái duyên của họ rồi, thì họ không còn hỗ trợ ai nữa. Cho nên khi mà họ biết Đức Phật đã sắp sửa nhập diệt thì như ông Xá Lợi Phất, ông Mục Kiền Liên, ông La Hầu La, những cái bậc đó đều là họ đi trước hết, là vì họ biết Phật đã sắp sửa nhập diệt, họ đã hiểu biết trước chứ không phải vì họ thương, họ nhớ mà họ đi trước. Họ biết rằng cái duyên của họ cũng đã hết rồi, pháp tới đây chỉ còn lại ông A Nan, hoặc ông Ca Diếp, những ông đó mà thôi thôi, chứ còn chúng mình phải đi thôi là vì mình chỉ có cái duyên với Phật là mình theo hỗ trợ Phật, giúp cái giáo đoàn cho Phật. Mà bây giờ cái duyên hết rồi thì mình không còn giúp, tức là không thể giúp ông Ca Diếp, mà cũng không thể giúp ông A Nan. Cho nên khi còn Phật thì các ngài giúp mà Phật sắp sửa Niết Bàn thì các ngài đi. Do đó các con thấy cái duyên nó có cái sự khắng khít nhau ở chỗ đó.
Cũng như bây giờ các con về đây tu là có cái duyên với Thầy mới có quây quần xung quanh Thầy, mà nếu không có duyên thì làm sao quây quần. Nếu mà các con tu mà làm chủ được sanh tử thì các con thấy cái duyên đó rất rõ ràng. Bây giờ ngày mai Thầy tịch, thì cái duyên của con cũng hết rồi, con theo Thầy tới đây cũng hết rồi, vì còn Thầy thì chắc chắn là con còn hỗ trợ để cho đường lối của Thầy làm sáng tỏ thêm lên, mà bây giờ cái duyên của Thầy đã ra đi thì tức là con không thể hỗ trợ cho một cái người khác. Như bây giờ Thầy (TC) hoặc là Mật Hạnh, con không có duyên với quý Thầy đó cho nên con không có hỗ trợ cho quý Thầy được vì vậy các con phải ra đi với Thầy, vì duyên Thầy hết, con không hỗ trợ nữa. Đó là những cái gì chứ không phải vì buồn khổ, nếu mà còn buồn khổ thì tức là con còn tâm phàm phu, không thấy được nhân quả, không thấy được cái lý của Khổ, Tập, Diệt, Đạo, do đó thì nó không phải là bậc A La Hán.
(06:08) Cho nên kinh Đại Bát Niết Bàn thì nó diễn tả cái chỗ này là của những bậc A La Hán, bởi vì cái Đại Bát Niết Bàn đó nó là kinh của Bồ Tát rồi, chỉ có những bậc Bồ Tát, những bậc lớn hơn thì không khổ. Chứ còn A-la-hán xưng danh thì còn buồn khổ, cho nên nó mới hạ A-la-hán xuống cái tầng thấp, để cho cái A-la-hán của Đức Phật trở thành những người còn nhỏ, gọi là Tiểu thừa. Cho nên kinh Đại Bát Niết Bàn bên kinh phát triển, tức là kinh Đại Thừa thì viết là các bậc A-la-hán có buồn khổ.
Còn kinh Nguyên thủy thì không có dạy như vậy mà chỉ biết rằng cái duyên của mình nhân quả đã hết, thì đi trước hoặc đi sau Phật mà thôi, chứ không có buồn khổ. Còn những người mà tu chưa chứng, như ông A Nan hồi đó chưa chứng thì còn buồn khổ, còn khóc lóc.
Đó là kinh phát triển viết phỉ báng Phật pháp. Nếu trước cái chết của người thân còn buồn khổ thì không phải A-la-hán, nghĩa là đúng như kinh Nguyên Thủy thì cái người chứng quả A-la-hán thì không còn buồn khổ, mà còn buồn khổ thì không phải là A-la-hán, tức là không giải thoát.
Hỏi: Chinh phục được thân, thọ, tâm, pháp là làm chủ được thân, thọ, tâm, pháp phải không thưa Thầy? Còn nếu nhiếp phục thân căn, ý căn, khẩu căn, v.v.. là như thế nào? Có phải không phá hạnh độc cư là nhiếp phục được thân căn, khẩu căn, và ý căn hay không? Xin Thầy và cô Út giảng cho con được rõ.
Đáp: Chinh phục được Thân-Thọ-Tâm-Pháp là làm chủ được sự sống chết. Chinh phục được Thân-Thọ-Tâm-Pháp nghĩa là làm chủ được thân, thọ, tâm, pháp. Trong khi tu Tứ Niệm Xứ mà làm chủ được nó rồi, tức là chúng ta có định, mà có đạt được những cái định đó thì chúng ta làm chủ sống chết chứ không phải làm chủ thân, thọ, tâm, pháp. Nghĩa là lấy thân, thọ, tâm, pháp để mà chinh phục, để mà tu tập, để mà làm chủ được sự sống chết.
Còn nhiếp phục thân căn, khẩu căn, ý căn, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn ở đây thì con có nói rằng chinh phục, còn nhiếp phục thân căn, ý căn, khẩu căn cho nên (chấm chấm) tức là nó còn năm cái căn chứ không phải là một cái căn, mà sáu căn, ngũ căn hay là lục căn. Thì thân căn là xúc căn đó - thân căn, khẩu căn, ý căn, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thì sáu cái căn này thì đó là mới là phòng hộ sáu căn. Ở đây con dùng cái chữ “nhiếp phục” các căn của mình, đó là phòng hộ nó chứ không phải nhiếp phục.
Còn nhiếp phục nó tức là chinh phục Thân-Thọ-Tâm-Pháp, làm chủ được Thân-Thọ-Tâm-Pháp. Mà trong cái Thân thì nó có sáu cái căn, cho nên chúng ta nhiếp phục.
(09:03) Mà ở đây con dùng chữ nhiếp phục thân căn, khẩu căn, ý căn đó là tức là "phòng hộ" sáu căn chứ không phải nhiếp phục nó. Phòng hộ là giữ gìn nó để khi nó tiếp xúc với vật gì thì nó không bị dính mắc, tiếp xúc vật gì nó không bị tham đắm, không bị tham mê, do đó gọi là phòng hộ chớ không phải nhiếp phục nó.
Nhiếp phục nó tức là làm cho nó phục tùng, còn cái này là mình ngăn ngừa, phòng hộ, giữ gìn, bảo vệ nó để cho nó đừng dính mắc chứ không phải là nhiếp phục. Còn nhiếp phục là phải sai nó, như con ở trong định con sai nó, bảo: “cái lỗ tai này nghe vô, đừng có nghe ra ngoài”, đó là nhiếp phục; phần đó là phần nhiếp phục. Còn cái phần phòng hộ, giữ gìn cho nó đừng dính mắc, nghe người ta chửi đừng có để cái ý căn của mình dính mắc ở trong cái chỗ chửi đó, để rồi nó sanh ra cái phiền não, sân hận của mình, đó là phòng hộ.
Còn cái sự phòng hộ này thì còn gọi là Thánh phòng hộ sáu căn. Cho nên trong thân của chúng ta nó có sáu cái căn, do vì vậy mà chúng ta chinh phục được thân, thọ, tâm, pháp thì chúng ta đã chinh phục được sáu căn của chúng ta, mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của chúng ta. Đó thân - ý căn.
Như vậy con hiểu biết được cái chỗ chúng ta đã tu tập cái nào mà để nhiếp phục được thân căn, khẩu căn, ý căn, nhãn căn, nhĩ căn, tỉ căn, thiệt căn.
Chúng ta tu ở trên cái chỗ pháp Định Vô Lậu thì chúng ta chinh phục được thân, thọ, tâm, pháp.
Chúng ta tu cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác thì chúng ta chinh phục được thân, thọ, tâm, pháp.
Chúng ta tu cái Định Hiện Tại An Lạc Trú thì chúng ta chinh phục được thân, thọ, tâm, pháp.
Chúng ta tu cái Định Niệm Hơi Thở chúng ta chinh phục được thân, thọ, tâm, pháp.
Nghĩa là tất cả các định chúng ta đều chinh phục được thân, thọ, tâm, pháp, mà chinh phục được thân, thọ, tâm, pháp tức là nhiếp phục được thân căn, khẩu căn, ý căn, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn. Nhưng mà trước khi mà chinh phục nó thì chúng ta phải phòng hộ sáu căn, giữ gìn nó không cho dính mắc. Mà phòng hộ sáu căn giữ gìn không cho dính mắc, tức là Độc Cư.
(11:03) Độc Cư thì nó có hai phần, chứ không phải là một phần. Hôm đầu Thầy nhắc đi nhắc lại cái chỗ này rất rõ, tức là độc cư. Nếu mà phòng hộ sáu căn của chúng ta mà không độc cư thì khó mà phòng hộ.
Cho nên phòng hộ nó có hai phần - nó có bốn phần chứ không phải hai phần, nó có bốn phần.
Phần thứ nhất: Là phòng hộ sáu căn.
Phần Thứ hai là: Tâm không phân tán. Nghĩa là mình độc cư thì tâm không bị phân tán.
Phần thứ ba: Có thời giờ tu tập nhiều. Nghĩa là khi mà mình phòng hộ giữ gìn sáu căn của mình thì cái thời gian rảnh rỗi mình tu tập nhiều.
Phần thứ tư: Sống trầm lặng, tập sống trầm lặng không nói chuyện nhiều. Nghĩa là đời sống của mình sống được độc cư thì mình sống trầm lặng, và khi an vui được trong cái sự sống trầm lặng của mình, mình trở thành bậc Thánh, chứ không có gì.
Đó là bốn cái điều kiện của hạnh độc cư. Bốn cái điều kiện của hạnh độc cư đó mà chúng ta thực hiện được thì chúng ta tu tập rất dễ chứ không khó.
(12:05) Đó là cái phần trả lời của cái phần Hải Tâm hỏi Thầy. Nhưng phải lưu ý: tuy rằng hỏi, Thầy trả lời cho thông hiểu như vậy nhưng trong giai đoạn này cái tiên quyết của con là phải làm chủ sự sống chết chứ không phải chỗ hiểu biết đơn thuần như vậy. Cái chỗ hiểu biết như vậy để chờ sau khi tu xong rồi thì cái chỗ hiểu biết này, nó sẽ trả lời nơi thân con rất là rõ. Không cần phải hiểu biết trước, vì hiểu biết như vậy nó làm cho tâm của chúng ta nó không được an, tức là nó không được yên, nó không được thanh thản, mà nó còn cái pháp tưởng làm cho của chúng ta muốn tìm hiểu, muốn hiểu cho rõ thì chúng ta phải xả bỏ nó ngay liền tức khắc, không cần hiểu.
Bây giờ là trong giai đoạn phải vô lậu, phải quét sạch những cái này, dù là pháp của Phật cũng phải xả, huống hồ là pháp thế gian, nghĩa là Phật pháp còn phải xả thì những cái câu hỏi của con nó về Phật pháp chứ không phải ngoài Phật pháp, nhưng mà phải xả, thì huống hồ là pháp thế gian con còn phải bỏ. Cho nên ở đây chúng ta phải hiểu rằng Phật pháp hỏi mà Thầy còn cho là pháp tưởng thì thử hỏi pháp thế gian còn chỗ nào mà các con chứa chấp ở trong lòng? Các con tu theo Thầy thì các con còn chứa chấp trong lòng pháp thế gian thì đó là một điều sai, phải xả nó xuống hết, bỏ cho sạch, không còn con cái, không còn gì hết hoàn toàn xả.
Nhưng phải khéo léo linh động, tâm mình chưa có xả được, nó còn thương nhớ thì nên tiếp duyên chứ đừng nên nén tâm. Nén tâm nó làm cho mình cô đơn buồn khổ rồi sanh bệnh, và sanh bệnh thì tu không được, cho nên phải hiểu.
Bởi vì 5 điều kiện mà có bệnh, thân không thể tu tập được đối với Đạo Phật mà, cho nên phải khéo léo. Khi biết tâm mình ở mức độ nào, độc cư ở mức độ nào thì chúng ta cố gắng giữ gìn, chứ không phải Thầy cấm các con đâu, vì sự giải thoát của các con mà Thầy nói lên những cái điều kiện như vậy để cho các con quyết tâm, chứ còn các con tu các con phải biết được cái tâm và các sức của các con ở mức độ xả tâm như thế nào, đừng quá ép.
(14:26) Đức Phật ví dụ như một cái dây đờn mà quá căng quá thẳng thì nó sẽ đứt, mà quá chùng thì nó không thành tiếng, làm sao mà vừa với cái sức của mình thì nó mới phát ra âm thanh được.
Thì như cô Út đã dạy, các con biết rằng cái sự tu tập nó không được thái quá, mà không được dễ duôi với nó, mà phải đi đúng chừng với cái sức của mình. Cho nên cái người mà tu thiền, luôn luôn lúc nào cũng biết được cái chỗ tu tập của mình rất là rõ ràng với cái sức của mình. Còn nếu mà cái người mà không biết, ham ngồi nhiều là như dây đàn căng thẳng, ham ngồi nhiều mà chất lượng không có thì phí mất thì giờ chúng ta không bao giờ đạt. Cho nên ở đây chúng ta phải biết cái sức của chúng ta tu.
Thời gian ôm, Minh Tông đã tu theo Thầy, Thầy thì không phải như cô Út, nói thẳng, Thầy bảo: “Đừng có ngồi nhiều”. Không nghe mà ngồi nhiều thì bây giờ mới hiểu ra: “Tại vì con không nghe lời Thầy, nếu con làm Thầy như Thầy thì con bắt phải là thực hiện 1 phút là tu cho đúng 1 phút”. Nói sự thật ra nói là nói một điều, nhưng khi tâm người ta muốn ngồi 1 giờ thì mình làm sao mình bảo tu 1 phút, người ta thấy an người ta thích thì người ta cứ ngồi nhiều. Ai đâu mà đi theo kềm, chỉ người ta có tin mình hay không?
“Bây giờ con mới hiểu ra được từ cái chỗ ngồi 6, 7 tiếng đồng hồ nó không kết quả cho con, bây giờ con trở lại tu 30 phút, 1 giờ để đạt cho được cái đạo lực, con rèn đạo lực. Thì bây giờ con mới thấy được cái chỗ rèn đạo lực của con thì con đã mất đi, thay vì năm thứ nhất con đã mất đi… Năm thứ hai con lặng ở trong, kéo dài ở trong cái trạng thái an để rồi 6, 7 tiếng đồng hồ mà lại rơi trong vô ký thì…, thì lại rơi trong giấc mộng, thì tất cả những cái này nó làm mất thì giờ con tu tập. Kế năm thứ ba con chẳng nghe lời Thầy, tu dài dài. Bảo tu tập tỉnh thức trong giấc ngủ thì sức của mình tu tập trong 5 phút, thì tu tập trong 5 phút, đằng này tu tập cả tiếng đồng hồ trong 1 tiếng đồng hồ, rồi 2 tiếng, rồi 3 tiếng, tăng dần lên tới 4, 5 tiếng thì làm sao tỉnh thức trong giấc ngủ được, nó phải kéo dài. Cho đến bây giờ tỉnh ra mới thấy được”.
Và đồng thời thì ở đây nói chung là các con vẫn thấy được cái sai, chứ không phải không thấy được cái sai, nhưng mà chừng mà ngộ ra được, tỉnh ngộ ra được thì đã mất cái thời gian rất nhiều.
(17:13) Và đồng thời các con cũng thấy rằng tu tập của các con có quyết tâm tu nhưng mà không nhiệt tâm với cái sự tu tập. Giờ tu của mình coi thường mà không xem nó là cái giờ của mình khoanh chân lên làm cái giờ làm chủ sanh tử, chấm dứt sự luân hồi tái sanh của mình là một điều quan trọng của con người theo Đạo Phật. Cho nên không khoanh chân thôi, làm gì làm, nhưng mà đã khoanh chân rồi nhất định là phải chiến đấu, chiến thắng cho thật. Như vậy mới có kết quả, như vậy mỗi ngày mới có tiến bước nhanh chứ còn không thì mất thời gian.
Hôm nay Thầy dạy để cho các con biết được mà nỗ lực, còn những gì thưa hỏi thì sẽ thưa hỏi.
Còn về phần Đào, dự định xin về thì Thầy trả lời bức thơ của nó, Thầy sẽ dẫn (…)
Các con còn gì hỏi Thầy nữa không?
Hôm nay Thầy xin nhắc lại, có nhiều cái phần các con đừng có tu mênh mông, các con sẽ chia ra từng thời gian các con tu Định Vô Lậu, đó là cái thứ nhất.
Cái thứ hai thì các con tu, các con sẽ dùng các đối tượng trong công việc làm, nhất là mấy con đang ở trong giai đoạn diệt ngã, xả tâm - ly dục, ly ác pháp thì nỗ lực xả tâm cho thật sạch. Mỗi mỗi một cái tâm niệm của mình khởi lên là lấy cái đối tượng xả liền, có chuyện gì mau mau xả liền vì đời sống của chúng ta, không có được để cho tâm chúng ta kéo dài cái sự lo sợ, cái sự sợ hãi, mau xả liền tức khắc để cho tâm chúng ta trở về thanh thản, đó là cách thức xả, xả liên tục hàng ngày, hàng giờ lúc nào chúng ta cũng xả, đó là cái sự tu tập.
Và thường nhắc tâm: “tâm như cục đất”, nhưng mà làm sao nó như cục đất chứ không phải là nhắc nó như cục đất rồi để cho nó thành cục đất. Nghĩa là nhắc tâm để cho chúng ta nhớ là khi có chuyện gì thì ngay đó phải tìm mọi cách để biến cho nó trở thành cục đất thật sự, (…). Thì như vậy cái hướng tâm của chúng ta nhắc nó như cục đất là cái tâm niệm của chúng ta luôn luôn đặt trên hàng đầu để mà diệt ngã xả tâm - ly dục, ly ác pháp. Có như vậy chúng ta mới thấy được kết quả.
(19:40) Ở đây thì Thầy nhắc nhở mấy con rất nhiều, rồi ngày nào Thầy ra đi rồi thì lấy ai mà nhắc nhở, mà các con đã nắm được, hiểu được mới tu đúng được. Thời gian ngắn như thế này mà các con đã hiểu biết tu mới đúng được.
Bây giờ thí dụ như Hải Tâm đang đạt được ở trong cái trạng thái Diệt Tầm Tứ, thì bây giờ đang ở trong cái sự yên lặng đó, cố gắng mà nỗ lực. Mục đích chúng ta phải đạt là nó vắng lặng, làm sao hướng tâm đạt được vắng lặng, chứ không phải là ở trong cái trạng thái yên lặng thọ hưởng cái trạng thái yên lặng đó, mà phải lấy cái trạng thái yên lặng đó làm cái chỗ đứng cho chúng ta tu tập để giải thoát. Đó thì cái điều kiện mà cần phải làm, là cái điều kiện rất rõ, chứ đâu có phải gì nhiều đâu.
Rồi kế đó chúng ta tu tập cái gì? Thì như Hải Tâm con phải tu tập cái gì? Tu tập Định Vô Lậu, vì biết rằng cái tâm lậu hoặc của mình tuy có xả rất nhiều nhưng chưa phải hết đâu, cho nên hàng ngày chúng ta phải nhắc nhở nó và hầu hết duyên sự gì chúng ta sẵn sàng tiếp đón duyên sự đó để mà xả tâm, nghĩa là tiếp đón nó để mà chúng ta biết được tâm mình xả.
Còn nếu mình sợ nó mình trốn chưa chắc đã là xả, nghĩa là mình trốn tránh là sợ rồi, không bao giờ mình xả. Nghĩa là mình phải tiếp đón, để rồi mình quán xét lại cái tâm của mình coi nó xả hay không xả? Nếu mà nó còn tức là mình phải xả, phải tiếp nhận nó để mà xả, chớ không phải tiếp nhận nó để mà phiền não. Tiếp nhận rồi mình phải dùng tất cả những cái sự tu tập của mình, những cái kinh nghiệm tu tập của mình mình quét nó ra từ đó chúng ta có đủ lực để mà tu tập, để mà xả tâm. Thì trên cái bước đường tu tập như vậy các con thấy đâu có phải cực, tu tập nhiều đâu.
(21:22) Bây giờ con còn phải tu tập cái thứ ba là Tỉnh Thức. Tỉnh Thức tức là mình đi kinh hành, mình làm công việc mình làm tất cả mọi cái, làm một mình mình nè, không làm hai người, ba người nè, làm một mình quét sân, luôn luôn mình giữ cái tâm mình ở trong những cái hành động của mình để cái Tỉnh Thức nó cao. Mà Tỉnh Thức cao thì mình mới vào, khi mà tâm nó vắng lặng không nghe âm thanh thì cái Tỉnh Thức đó nó sẽ trợ giúp cho mình… chứ còn nếu không đủ cái Tỉnh Thức - mà hiện bây giờ không có tu cái tỉnh thức này nhiều - tới chừng đó cái Tỉnh Thức ở đâu mà có cho mình, không tu làm sao có. Còn mình tu nó mới có chứ, mình tỉnh thức ở trong cái hành động của mình từng đó, tỉnh thức ở trong cái sự yên lặng, vắng lặng của mình chứ nó đâu mất được.
Cho nên cái bài kinh Đức Phật nhắc nhở như thế này: khi mà tâm chúng ta đã nhập Tứ thiền rồi thì cái trạng thái Tứ thiền đó là cái trạng thái thanh tịnh nhất của tâm của chúng ta, ở trong đó cái sức tỉnh nó rất là cao độ, cho nên chúng ta muốn cái gì chúng ta được cái nấy hết.
Nghĩa là muốn cái thân này biến ra thành Tâm Như, nó ra thành Tâm Như liền tức khắc; muốn cái thân này ra cái gì thì nó ra cái nấy. Bởi vì khi mà chúng ta vào Tứ thiền chúng ta muốn cái hơi thở ngưng, muốn các hành trên thân ngưng, nó ngưng liền. Lúc bây giờ chúng ta được nhập vào trong Tứ thiền rồi thì cái muốn của chúng ta tức là Dục Như Ý Túc, nó muốn như thế nào thì ở trong đó người ta hướng được hết. Muốn tức là hướng tâm chứ không phải gì. Chúng ta muốn tức là hướng nó về đó, mà hướng nó về đó là phải đạt. Như vậy rõ ràng là cái đạo lực của chúng ta chứ cái gì.
Cho nên ở đây các con không có thấy được cái chỗ mà tu tập: rèn luyện từng cái đạo lực của mình để cho cái muốn của mình, muốn theo cái gì nó làm cái nấy. Ở đây mình đã ly dục ly ác cho nên cái muốn của mình muốn thanh cao chứ không phải cái muốn của phàm phu. Cho nên Đức Phật gọi Tứ Như Ý Túc là Dục Như Ý Túc, muốn cái gì thì làm cái nấy. Nói như vậy không có nghĩa là nói về thần thông, nói như vậy nghĩa là nói về cái đạo lực của chúng ta làm được những cái chuyện phi thường mà chúng ta phải nỗ lực.
(23:26) Rồi đây nghe Thầy nói như vậy, thì các con khi ngồi tu lại muốn cho mình có thần thông, thì cái đó là cái nguy hiểm đó. Cho nên ở đây thì không được muốn, mà chỉ nói để cho biết chúng ta phải thực hiện cho được ở cái chỗ này, chứ không phải ngồi đây như mà muốn bay lên trời, không phải được. Cho nên cái chuyện nói là một cái lý nhưng mà đừng có hiểu qua cái chỗ nói rồi bắt đầu ngồi yên lặng một hơi, bây giờ chắc bay lên, bây giờ nó yên lặng rồi đây nó bay lên, nó vắng lặng bây giờ nó nghe rồi nó bay, thì cái đó là cái muốn bậy rồi. Bởi vì khi mà chúng ta làm chủ được sự sống chết rồi thì cái muốn của chúng ta nó là cái hướng tâm. Cái tâm của mình phải đề phòng. Bây giờ nó còn buồn thương giận ghét mà nó muốn thì nó muốn trong buồn thương giận ghét rồi chứ nó không phải là cái muốn của Thánh nhân, cái muốn của Thánh nhân là cái tâm này phải sạch.
(24:14) Đó, thì hôm nay Thầy nói như vậy để cho biết rằng cái bước đường tu tập của các con là phải tu tập ít, nhưng tu tập ít mà cái chất lượng cao, chứ không phải tu tập nhiều mà nó được nhiều. Tu hoài tu hoài mà thời nào tôi cũng lờ mờ, lờ mờ, thời nào tôi cũng không làm chủ hết thì tu cái đó tu cái gì? Tu hoài mà không hết vọng tưởng, tu hoài mà không hết cái tâm nó cứ còn thương, còn nhớ, còn ghét, còn giận, còn hờn hoài mà tu như vậy tu cái gì?
Thầy nói mục đích tu là mình phải xả, phải làm sao cho hết; thế mà tu cứ còn hoài cái đó là tu cái gì? Tu là phải dẹp cái đó, dứt bỏ cái đó. Đã quyết tâm đi tu rồi phải xả bỏ cái này chứ, tại sao mà cứ để hoài?
Các con không có rầy cái tâm của mình, không có rầy mình, không có mắng mình: tại sao đi tu rồi mà còn cái tâm này còn hoài, phải xả bỏ chứ cái này bộ tốt lắm sao? Cái này là cái đau khổ, cái này là cái không tốt của đời người, cái này là cái chìm nổi ở trong sự sống chết sanh tử luân hồi; nó đâu có tốt lành gì cho nên phải xả nó, bỏ đi, không cần thiết mấy thứ này.
Ở đây đâu còn lo đói, lo no, lo gì nữa hết, có gì ăn cái nấy, sống đâu có cần là phải buồn vui ở trong này nữa, đâu có cần ngon béo bở nữa, mà chỉ cần sống để mà thực hiện cho được cái sự giải thoát. Phải quyết tâm, nhiệt tâm. Ở đây phải có sự tư duy suy nghĩ đừng có để cái tâm niệm nào xen vô, tạp niệm nào xen vô, hoặc cái trạo hối nào xem vô làm cho tâm mất thanh thản. Phải nhiệt tâm, phải kiên quyết, gan dạ, kiên trì, coi nó, lúc nào cũng phải dùng pháp hướng, quán xét đập vỡ đầu nó xuống, đừng có để cho nó lẵng nhẵng, lẵng nhẵng đeo đẳng hoài trong đầu của mình thì có ích gì.
(26:08) Các con thấy ba năm trời dài đằng đẳng chứ đâu phải một ngày, đến giờ này là phải quyết định rồi, không còn cái giờ phút chậm trễ, phải quyết xả cho sạch, bỏ cho sạch. “Nếu mày không đi tao đập đầu cho chết cho rồi”, nói vậy nó ớn nó phải đi. Chứ sống làm gì mà cứ đeo đẳng hoài như thế này. Thì các con thấy một Thánh ni người ta đã thắt cái vòng rồi, “nếu mà mày không đi tao đưa cái cổ vô, tao đạp ghế là mày đứt đầu liền tức khắc, chứ tao sợ à!” Người ta còn như vậy, người ta còn nghĩ như vậy, vì vậy mà nó sợ quá, nó rút lui nó đi mất. Còn mình chưa dám chết cho nên nó chưa chịu rút lui. Cho nên vì vậy phải nhiệt tâm, phải đem hết sức lực của mình, phải xả bỏ, ly dục như đất, không còn ham muốn gì, đời này không còn ham muốn gì, không có cái gì mà tốt đẹp, cái gì đều là vô thường, không có gì mà trường tồn ở trên thế gian này. Ví như ngọn tháp này mà nó còn thay đổi đủ thứ hết, huống hồ là cái gì, cho nên chúng ta cố gắng xả bỏ hết, quyết định xả bỏ cho sạch.
Cũng như cô Diệu Hảo, lớn tuổi rồi mà chỉ còn sức khỏe như vậy đó là có phước, mà bây giờ còn một chút gia duyên nhỏ, quét cho sạch ra đi đừng có để. Một ngày qua là một ngày đau khổ, nỗ lực thực hiện sống trong một cái thất vắng vẻ ở bên bờ kinh kia kìa mà ngồi mà nhìn nước mà nghe dòng nước chảy để rồi tâm nó thanh tịnh, chứ còn nếu mà ngồi đó mà lo toan cái này, cái kia biết chừng nào mà cho nó giải quyết được, bỏ hết, dẹp hết xả hết đi, để rồi còn một cái gì thì xả tiếp, xả chưa hết coi như.. .một ngày nào đó thân này hoại diệt rồi thì còn giữ được cái gì đâu? Danh cũng chẳng còn, mà lợi cũng không còn, chỉ có hai, chỉ có nhân quả thiện, ác là tiếp tục đi tái sanh luân hồi rồi thọ lấy khổ. Cho nên bỏ xuống đi, đừng có nghĩ gì hết, hoàn toàn bỏ hết.
(28:08) Còn riêng Hải Tâm, Tú với Tám, như cô Huệ Ân sau khi mà mình đem cái hài cốt của ông thân về đây rồi các con hãy xả xuống đi, nỗ lực mà tu, đừng có lo cái gì nữa hết, đừng có bận tâm gì nữa. Cứu mình đi, tức là mình đã tu xong, cứu mình được tức là đã tu xong, vì Phật pháp còn có người tu chứng thì còn có người tin tưởng ở Phật pháp, mà không có người tu chứng thì Phật pháp không còn. Mà các con đã từng theo Thầy ba năm nay rồi, còn gì nữa mà không xả bỏ.
Tại sao ở đây cô Út không có nhận thêm nữa, vì nhận thêm cô Út cũng còn phải tu cho mình chứ, cũng còn những bước đi cuối cùng của mình chứ. Bây giờ nhận thêm nấu cơm, hằng ngày cho các con ngồi tu tập, còn mình thì tu tập không được, bởi vì phải lo cái này, lo cái kia, lo cái khác thì không tu tập được. Còn Thầy ra đi rồi thì Thầy an trú ở trong hang, trong núi, Thầy dẫn ba cái ông tăng này đi Thầy nhét trong núi cho cọp ăn cho rồi hết, chứ tu ở ngoài này có làm được cái trò trống gì, các con thấy có làm được cái trò trống gì? Ít bữa gia đình đến thăm, đến viếng riết, tu hành cái thứ gì được.
Thật sự ra cái tâm trạng của con người đâu phải dễ con, khó lắm, vắng vẻ ở xa xôi trong rừng núi tu không ai tới thăm viếng, làm gì đi vô đó nổi mà đi, thì đâu có ai thăm viếng mà không thăm viếng thì cái tâm tuôn trào. Nhưng cái tâm có con có động hay không chừng đó các con biết. Vô trong rừng núi rồi ngồi, bây giờ các con nó không tới rồi mới thương, mới nhớ, mới khóc, mới lóc. Thì cũng như cô An Tịnh đi vào trong này tu rồi bắt đầu vô đây các vị độc cư rồi, không nói chuyện gì được hết cho nên bắt đầu mới nhớ ở ngoài vui vẻ, cho nên rất sợ sệt. Do đó mình phải nhờ cái đối tượng, nhờ cái sự độc cư mới thấy được cái tâm tuôn trào, tuôn trào ra hết, quyết định xả chứ đừng có để. Ai tu cho mình được, chỉ có mình xả chứ còn. Bởi vì mình dứt bỏ; dứt bỏ có mình dứt bỏ chứ không ai dứt bỏ cho mình, mình ráng, cứu mình chỉ có một mình.
(30:22) Đó thì hôm nay tất cả những cái, hơn nữa nửa tháng mới gặp Thầy một lần, mà gặp Thầy một lần Thầy nhắc nhở hết sức nhắc nhở. Nghĩa là tu phải có chất lượng tu thời gian phải ngắn, tu cho đúng cách chứ đừng có tu sai. Chẳng hạn như các con thấy ngồi thấy an thì bắt đầu: Thầy bảo 30 phút ngồi lại 35- 40 phút thì như vậy là sai rồi không đúng, cho nên những cái này thì các con hầu hết là sơ sót. Tu thì tu lờ mờ, tới giờ ngồi thì vô ngồi chứ còn không có chất lượng. Cho nên mấy con tịnh tu bây giờ, tới bây giờ mà vọng tưởng chưa đứt. Còn riêng Tú thì con phải tu tập Định Vô Lậu xả cho nhiều, nghĩa là tiếp duyên rồi tạp niệm xả cái tâm cho sạch. Đừng có nghĩ rằng khoanh chân ngồi là tu cái đó không phải, mà chính xả tâm vô lậu; ly dục, ly ác pháp, lúc nào cái tâm cũng an vui hết. Đó là cái tâm thanh tịnh đó.
Cho nên Phật dạy: “Ly dục, ly bất thiện pháp nhập Sơ Thiền”.
Cái thiền đầu tiên của chúng ta là cái Tâm Xả mà, rồi từng đó nếu mà chúng ta dùng cái Định Vô Lậu, mà dùng các pháp hướng mà chúng ta nhắc nó, mà xả nó như cục đất được rồi, thì cái pháp hướng đó nó có hiệu quả là bảo nó: “tịnh chỉ tầm tứ” thì nó tịnh chỉ, nó không còn vọng tưởng nữa. Bảo: “cái tâm quay vô định ở trên thân, không có được nghĩ ngợi cái gì hết, luôn luôn biết hơi thở ra biết hơi thở vô, hơi thở chậm và nhẹ, không được thở ngắn, không được thở dài quá, không được thở mạnh quá”, bắt đầu hơi thở nó cũng theo truyền lệnh đó một cách tự nhiên của nó.
Do cách tu mà quyết định tu được cái Tĩnh Giác Chánh Niệm Định và cái Định Vô Lậu xong rồi, thì tới tu Hiện Tại An Lạc Trú là bảo đảm thành công. Các con chỉ ra lệnh là nó quay vô, cái tâm nó quay vô nó chỉ biết hơi thở ra, vô. Nó biểu hơi thở chậm nhẹ, nó chậm nhẹ. Mà các con không chịu tu cái định này mà các con cứ ngay cái định hơi thở mà cố gắng mà ức chế nó thì các con sẽ bị rơi vào trong tưởng.
(32:24) Đó là những cái khó mà hầu hết Thầy căn dặn nhắc nhở rất nhiều. Vừa rồi thì có một người Phật tử người Hoa, được nghe băng Thầy, rồi xin cô Út lên đây gặp Thầy. Thầy cho gặp thì nhìn cái người này họ tu cái thiền định gì Thầy cũng chả biết nhưng mà có điều kiện (…). Cho nên đó là những cái tu mà không Thầy, tu mà ức chế tâm nhiều quá.
Ở đây không ức chế tâm, tu là dùng cái Định Vô Lậu quán xét xả tâm cho thành tựu. Tâm không phiền não, không giận hờn, tâm như cục đất chừng đó cái tâm được như vậy thì cái pháp hướng các con là hướng vô lậu mà nó được tâm như cục đất rồi thì các con bảo: “cái tâm quay vô, định ở trên thân, biết hơi thở ra vô”. Ra lệnh như vậy rồi bắt đầu thì con vẫn thấy cái tâm nó bám chặt hơi thở, nó không bao giờ mà nó có vọng tưởng. Con bảo: “ba mươi phút phải xả ra”, ba mươi phút cái nó xả. Con phải nhắc chứ con không nhắc nó ngồi một giờ, hai giờ nó quên đi, nó cứ nó biết vậy nó ngồi một giờ hai giờ. Thấy nó ngồi được như vậy rồi cứ ngồi riết, tiếp, tiếp, nó dẫn đi tuốt luốt. Cho nên ba mươi phút xả ra, xả ra tu tập cái khác. Rồi tới chừng nó hết, tới chừng đó mình thấy mình tới giờ gom, ngồi khoanh chân lại mình nhắc: “tâm quay vô định trên thân, biết hơi thở ra vô, hơi thở chậm và nhẹ”, bắt đầu ra lệnh như vậy rồi hơi thở mình thở nó chậm lại, khỏi cần tập trung, chỉ có nói vậy thôi…
(34:10) Cho nên cái mục đích chính là các con phải tu cái Định Vô Lậu trước đi. Bởi vì trên Tứ Niệm Xứ Phật dạy rất rõ: “trên thân quán thân tu về nhân tướng”. Nhân tướng là cái tướng thân để khắc phục tham ưu, tham là tham, nó có tham nó mới có ưu; nó có sân nó mới có ưu phiền; nó có si nó mới ưu phiền chứ; tham, sân, si. Cho nên mình khắc phục được tham, sân, si thì tức là mình tu cái Định Vô Lậu. Thì ngay đó ở trên thân, mình tu cái Nhân Tướng đó. Còn những cái Hành Tướng thì tu Chánh Niệm Tỉnh Giác, rồi tu cái Định Niệm Hơi Thở; đó là mình tu. Vì vậy cái tu đầu tiên là cái Định Vô Lậu, “trên thân quán thân tu về nhân tướng”. Do đó con làm sao tu được cái thân thọ tâm pháp. Bốn cái này là bốn chỗ liên tục tu.
Bây giờ cái thọ của con nó đánh nó đau nó nhức cái chỗ này, thì ngay đó là mình cũng phải dùng pháp hướng mình đánh, đuổi nó đi, đó là trên-thân-quán-thân về Thọ. Mà trên thân quán thân về Tưởng, nó tưởng cái gì thì mình phải quán xét, lìa nó ra đi, chứ đừng có để nó, bây giờ nó nghĩ tưởng nó nhớ cái chuyện này, nhớ cái chuyện kia như mấy con lớn tuổi có con cái rồi nhớ cái này, nhớ cái kia nhớ con nhớ cái rồi thì tức là dùng đến cái đó, đuổi nó đi, trên tâm mình đuổi đừng có để cho nó…
Rồi trong các pháp, trong các đối tượng nó xảy đến cho mình chuyện này chuyện kia thì hoàn toàn là mình cũng dùng cái Định Vô Lậu đó. Trên các pháp mình quán các pháp để mình phá nó đi, diệt sạch nó đi thì rõ ràng là mình ly dục ly ác pháp chứ còn cái gì nữa? Thì nội ở trên-thân-quán-thân mà tu Định Vô Lậu không thì các con thấy đã là tâm giải thoát rồi. Mà tu như vậy là các con thấy hầu hết là suốt ngày tu, không có thời giờ. Thầy nói nếu có cơm mà người nào cho ăn không, đừng có cho làm cái gì hết, tự mình quét sân, tự mình nhổ cỏ, làm gì một mình; mình tu, đâu có thời giờ mà suốt ngày thương nhớ. Tại vì các con để kẽ hở nó mới nhớ nhà nhớ cửa, nhớ con nhớ cái chứ còn các con tu liên tục làm sao nhớ nhà, nhớ cửa được.
(36:13) Còn cái Chánh Niệm Tỉnh Giác thì các con tu trong hành động thôi, còn cái chỗ nào mà kẽ hở nữa đâu lọt vô được trong tâm các con. Cho nên mỗi lần có cái kẽ hở tức là bị thất niệm, mà thất niệm đương nhiên coi như là mình chưa xứng đáng là người đệ tử của Phật, bởi vì người đệ tử của Phật là không thất niệm. Thì các con thấy cái bài kệ Nhất Dạ Hiền, ông A-Nan một đêm mà làm thánh hiền “Tuệ trí quán vô lậu”. Ở trong cái bài kệ đó nó có hai cái câu kệ. Cái câu thứ nhất là “Chánh Niệm Tỉnh Giác đây”, "Tuệ tri quán vô lậu”
Hai câu kệ rất rõ ràng. Hai câu kệ đó chỉ cho chúng ta thấy một đêm người ta không thất niệm thì người ta đã thành Phật chứ đâu phải cần phải tu tới nhập Tứ thiền đâu. Mà các con thấy khi cái Chánh Niệm Tỉnh Giác với cái Tuệ tri quán vô lậu mà đạt được, thì Tứ Thiền nó lại nhập được, nó đâu có khó gì. Bởi vì nó là cái đạo lực của nó rồi, thành ra nó chỉ bảo: “Tầm tứ diệt, nhập Nhị thiền”. Bởi vì cái Chánh Niệm Tỉnh Giác với cái Định Vô Lậu là cái Sơ Thiền rồi, nó ly dục, ly ác pháp rồi.
Do đó thì nó ra lệnh, thì bắt đầu bây giờ tầm tứ phải diệt nè, tâm phải định ở trên thân nè, phải quay vô nè, biết hơi thở rõ thì bắt đầu nó biết hơi thở ra vô, ra vô mà nó không khởi niệm vọng tưởng nào hết thì tầm, tứ nó diệt thì nhập Nhị thiền rồi.
Thì bây giờ nó tiến tới phải xả hết các trạng thái hỷ nè, phải không còn mộng mị chiêm bao nữa nè, phải hoàn toàn tỉnh thức trong suốt đêm ngày không có được ngủ nè. Thân ngủ mà tâm không ngủ nè. Nó ra lệnh như vậy thì bắt đầu suốt đêm này nó không ngủ, nó hướng nó biết hơi thở ra, vô, ra vô hoài. Mà cái thân thì không ngủ, cho nên nó không bị hôn trầm.
(38:00) Rồi bắt đầu nó ra lệnh nữa: “bây giờ cái hơi thở ngưng nè, các hành trong thân ngưng nè” thì tuần tự nó ra lệnh, lần lần nó đi hết toàn bộ. Thì như vậy có cần phải tu tập như mấy con bây giờ còm lưng cúp cổ như vậy không, mà nó có vô được chưa?
Cái tâm thì còn dẫy đầy như là cái bãi tha ma vậy đó. Nghĩa là như cái thây ma mà chưa có chôn nó quăng bừa ở trên cái nghĩa địa, các con chưa có dẹp sạch, rồi các con bây giờ lo tu đi, tu những cái định diệt tầm tứ để nhập Nhị thiền để có định sanh hỷ lạc, rồi Tu Định Vô Lậu, tu cái định Tam thiền, Tứ thiền làm sao tu được? Cái tâm của mình Sơ Thiền nó như là cái bãi tha ma không hơn chút nào hết, nó ô nhiễm đủ thứ, hễ mà hở ra thì nó dính mắc cái này, hở ra nó dính mắc cái kia đủ thứ, nó phiền não, nó đau khổ, nó thương, nó ghét, nó giận, nó hờn, nó nhớ những kỷ niệm năm xưa, nó trạo hối điều này, nó hối hận những điều kia đủ thứ hết không bao giờ sạch, chất đống cũng như một cái đống rác vậy đó. Nếu mà đem ra thì cái mùi hôi thúi khắp cả trời, nghĩa là tới cái mây xanh nó còn thúi tới trển, bởi vì nó bất tịnh mà.
Cái tâm niệm thế gian cũng vậy, nó bất tịnh vô cùng, nó có thể hôi thúi, thế mà chúng ta không thấy hôi thối chúng ta cứ ôm ấp ở trong tâm. Cũng như mấy người mà nằm trên đống rác rất là hôi thúi, mình đi ngang mình bịt mũi gần chết mà họ vô trong họ cào khắp, các con thấy không? Mấy cái người mà moi rác họ vô đó họ móc ở trong đống rác, còn mình đi ngang mình bịt mũi mình đi.
Thì mấy con thấy khi mình nằm trên những cái tâm mà phàm phu tục tử thì nó như mình nằm trên cái đống rác, mà những bậc thánh nhân người ta đi ngang người ta sợ muốn chết, người ta bịt mũi người ta đi, người ta không chấp nhận. Còn mình thì lăn ở trên mà nằm ở trên, mà lại còn nói thương nhớ bỏ uổng. Đó là những cái Thầy dùng những cái danh từ như vậy là Thầy muốn cho các con xả tâm, chứ Thầy nói làm chi cho nó mệt, muốn cho các con xả tâm, nhiệt tâm mà xả cho sạch, coi như cái đống rác bẩn thỉu chứ không phải đẹp tốt gì. Thì có như vậy mới ráng nỗ lực tu hành mới đạt được kết quả, chứ còn không thì không có kết quả.
(40:14) Hôm nay Thầy trả lời cô Hải Tâm vấn đề tu tập, nhưng từ đây về sau có những cái pháp tưởng mà khởi lên thì Hải Tâm hãy chú ý để xả bỏ. Còn nói chung thì như các con, tức là cô Lan cũng bị pháp tưởng, tuy rằng chưa tới đâu, bởi vì còn nhiều, thỉnh thoảng phạm giới luật, pháp của Phật đã nhét ở trong đầu của mình, tích lũy rất nhiều, rồi thỉnh thoảng ngồi tu nó lại phóng ra, phóng ra rồi nó biết tu sai. Hỏi cho biết, hỏi biết để làm gì?
Tu đi, tu cho xong giải thoát rồi cái gì cũng biết hết, khỏi cần hỏi nó cũng biết. Bây giờ có hỏi đi nữa nghe cho rõ ràng vậy thôi, mai mốt đi ra nói dóc chứ làm gi. Nói láo thiên hạ chứ mình nói theo cái miệng của Thầy thôi chứ, mình chẳng biết cái đó nó như thế nào nữa. Bởi vì người ta ăn người ta biết ngon dở còn mình chưa có ăn, mình cũng nói ngon ngon chứ sự thật ra mình chưa có có biết nó thế nào. Cho nên đừng có thèm nhai cái bã mía như vầy, mà hãy ăn cái gì mà thực sự của mình, từ cái chỗ hiểu của mình.
Cũng như cô Út cổ nói, cổ nói qua cái cái hiểu của cổ, cổ không cần nói theo những cái lời dạy của Thầy, còn các con thì rập khuôn, nghĩa là bánh in rồi, giống y khuôn. Nghĩa là Thầy nói cái từ sao, các con thốt ra y vậy không có trật cái chỗ nào hết. Các con nghe cô Út dạy đạo cô nói theo kiểu cổ mà, cổ nói có lúc kiểu cổ không, mà có lúc cô nói những cái danh từ rất là bình dân, Thầy không biết, tự cô dạy. Nhưng mà thật sự ra đó là cái lối hiểu của cô, cái lối cổ lưu xuất từ tâm cổ, cổ hiểu qua cái chỗ cổ tu tập giải thoát của cổ sao, cổ nói vậy, mà Thầy thấy đúng chứ không phải sai.
(41:58) Cho nên còn hầu hết là những cái danh từ mà dùng ở trong kinh điển hầu hết là các con sẽ rập khuôn theo Thầy, Thầy cũng rập khuôn theo mấy Hòa thượng, chứ không phải mới như cô Út. Cô Út không có cần, cô không bao giờ nói "ly dục ly ác pháp", nói cái gì đâu, mà rồi cô ly dục ly ác pháp, nói chữ xả… Thì cái đó là tự tâm người ta lưu xuất ra. Cho nên hầu hết những cái lập lại khuôn mẫu đó mà thiền Đông Độ Thầy không chấp nhận. Còn cái gì nói mới, Thầy hỏi ra cái gì mà là lời mới, không bị rập khuôn thì Thầy chấp nhận, đó là cái mới của mình, cái sáng suốt. Cho nên các con nỗ lực tu đi, rồi tự cái mới của các con nó lưu xuất ra, các con thấy cái nói của con là cái kinh nghiệm của con chứ không phải cái rập khuôn. Cho nên các con phải ráng nỗ lực tu đi. Còn bây giờ các con hỏi Thầy, Thầy giải thích các con hiểu, mai mốt các con nói cái của Thầy chứ đâu phải của các con. Con phải tự tìm hiểu.
Như bây giờ Tín Thọ hay là Pháp Tín Thọ, chả cần hiểu, tao tu xong rồi bao nhiêu cái thứ này tao khỏi cẩn giữ làm chi cho mệt, do đó nỗ lực tu giải thoát rồi các con sẽ lưu xuất ra. Thì Thầy nói như vậy để các con biết là khi bị pháp tưởng là ngay đó chúng ta coi như đó là một cái sai mà chúng ta phải xả bỏ ngay liền, coi đó là một cái đối tượng của cái tâm chưa ly dục, nó còn ở trong cái tham-sân-si. Cho nên cái pháp chúng ta phải xả. Thì tu tập như vậy nó mới kết quả tốt.
Các con nhớ hết chưa? Phải nhớ cho rõ, phải tu cái nào cái nào, nhớ cái người mà chưa hết vọng tưởng thì biết mình tỉnh thức chưa có, phải tu tập tỉnh thức đi kinh hành, phải nhớ kỹ. Hôm nay Thầy cô đọng lại cho các con thấy này. Tu trong công việc làm, tu trong khi đi kinh hành, khi mình rảnh rang mình đi kinh hành mình tu, tu ngồi ở trên ghế, mình tu tỉnh thức của mình cũng được; hay hoặc là tu cái định sáng suốt, mình ngồi mình giữ tâm thanh thản. Đó là những cái mình cần tu.
(44:16) Rồi bây giờ tu Định Vô Lậu này, mình khoanh chân ngồi để cho gom tâm mình để cho nó phóng ra cái trí tuệ sáng suốt, quán xét để mình xả tâm, hoặc là mình ngồi thường, hoặc là đụng đâu mình ngồi đó rồi mình khởi tâm mình niệm, khởi lên cái niệm nào đó để rồi mình quán xét coi mình còn dính mắc cái gì? Hoặc là tâm mình đang phóng một cái niệm gì đó, ngay đó mình tu cái niệm đó chứ không phải đợi tới giờ mình tu cái đó đâu. Không phải. Có một cái tâm gì, có cái niệm gì ở trong đầu của mình là đem ngay ra quán xét ngay để mà đập nó xuống liền, dùng pháp hướng mà dập đầu nó xuống liền chứ không có để cho nó kéo dài.
Cho nên cái Định Vô Lậu là lúc nào - gặp giờ nào mà nó có, cũng như bây giờ các con tu ngồi, tu một niệm hơi thở này, Định Niệm Hơi Thở - mà giờ nó khởi một cái niệm nhất định là không cần … để theo cái niệm này để mà đập nó xuống tu Định Vô Lậu, phải như vậy nó mới có cái hiệu quả, nó mới có kết quả. Còn bây giờ nó khởi cái niệm này, mà ráng gò bó nó, nếu mà mình có nhiệt tâm thì ngay từ lúc đầu đã làm chủ nó, giờ này nó không có vô được; mà bây giờ giờ này nó vô thì tức là mình không làm chủ nó rồi vì mình thiếu nhiệt tâm, thì phải đi qua cái định khác để quét nó. Chứ không mình dừng ngang nó, thì một lát nó vô nữa, lát nó vô nữa, nó vô, nó vô cái này nó vô cái khác, nó cứ vô hoài, thì như vậy suốt cái thời gian nó tu vô ích. Thà là mình quán xét nó để mà xả được cái tâm niệm này nó có lợi ích hơn là mình tu tập.
Cho nên các con phải sáng suốt cái chỗ tu chứ. Đâu phải là ngồi tu mà thiếu sự sáng suốt như vậy thì cái thời gian đó mình đã phí bỏ cái thời gian; mà thời gian nó đi qua rồi, dù là một phút đi nữa các con có lấy lại được không, có đem lại được không? Bây giờ năm nay là năm nào rồi, tóc đã bạc thêm rồi, tuổi đã già thêm rồi mà bây giờ phút này mà nó còn tu như vậy sao.
(45:58) Hôm nay Thầy xin nhắc lại trên cái bước đường tu tập, qua những cái tập nhật ký thời khóa tu tập thì hầu hết các con tu thì Thầy thấy nó còn những cái chưa có nhận đúng được cái chỗ mà Thầy giảng cho nên nó còn những cái sai, chứ chưa phải là đúng. Nếu mà đúng thì các con tu sẽ có chất lượng rất cao và tiến rất nhanh, rất tốt ở trên cái bước đường tu tập.
Như các con biết rằng cái Đạo Phật là tu tập thiền định nó không phải là cái chỗ mà chúng ta ngồi nó hết vọng tưởng mà nó có sự an lạc, nó say say ở trong đó thì cái đó là không đúng rồi. Các con biết rằng hầu hết ở đây thì cái vấn đề ngồi lâu cũng là cái vấn đề có cái trạng thái an lạc, nương theo cái trạng thái an lạc là sai. Bởi vì các con thấy rằng trong cái Đạo Phật nó rất rõ ràng. Mau mau, Đức Phật gọi xả hỉ liền tức khắc, không có nên nương cái chỗ đó, không có nên nương cái an lạc. Khi chúng ta đạt được cái chỗ tầm tứ không vọng tưởng rồi, thì chúng ta tiến tới chứ không phải là đứng dừng đó để mà hưởng luôn cái lạc đó. Mà đã hưởng cái lạc đó thì các con sẽ bị rơi vào trong những cái định khác, cái định sai.
Mà hầu hết là tất cả các huynh đệ về đây tu hành có cái trạng thái gọi là an ổn thì cứ thích thú ở trong cái trạng thái đó, mà không có thì lại thấy như mình không có thiền định, mà có thì tưởng đó là cái trạng thái tốt của thiền định; không phải đâu. Nó phải có, nhưng mà có để mà bỏ chứ không phải có để mà lấy nó. Cho nên ngay đó thì chúng ta không chấp nhận nó rồi, không chấp nhận nó thì chúng ta phải làm sao? Chứ không thể chúng ta nằm yên đó mà hưởng nó sao? Cho nên các con tưởng là mình động đậy hay hoặc là mình tác ý ra là mất nó rồi còn gì. Cho nên không có động đậy cứ nằm yên đó để mà nó kéo dài được, nó tăng lên được 1 giờ, 2 giờ hay là 3 giờ, mà càng dài ra càng tốt; không phải. Nó đi tới cái đường cùng của nó, chứ không bao giờ nói rằng để nó dẫn cho chúng ta đúng.
(48:01) Mà ở đây cái mục đích chúng ta tu hành là luyện cho mình có cái đạo lực, cái đạo lực là cái sức lực của đạo làm cho làm chủ được cái sống chết của mình, làm chủ được cái đời sống của con người chúng ta, chứ không phải là đi tìm một cái lạc khác hơn là cái lạc của dục lạc.
Nghĩa là bây giờ chúng ta đi tìm cái sự ức chế cái tâm không vọng tưởng để đi tìm một cái lạc khác hơn là cái lạc của chúng ta đang thọ hưởng thế gian, thì cái lạc đó nó cũng đâu có cái gì hơn là cái dục lạc của chúng ta đâu. Cho nên ở đây chúng ta phải mau mau bỏ cái đó xuống. Bỏ cái đó thì chúng ta nghĩ rằng thế nếu mình tác ý ra thì nó sẽ mất cái đó làm sao, mất cái sự yên lặng; không phải đâu. Các con cứ nghĩ rằng một người tu không chất lượng, tức là ngồi tu có vọng tưởng ra vô là không chất lượng. Mà hết vọng tưởng rồi thì không phải là chỗ hết vọng tưởng đó, mà lấy cái chỗ chất lượng hết vọng tưởng đó. Chứ không phải ở chỗ đó là cái chỗ cuối cùng của cái đó là chúng ta rồi.
Không phải cái chỗ không niệm thiện, niệm ác là xong, mà chúng ta lấy cái chỗ không niệm thiện, niệm ác đó để mà tiến tới rèn luyện một cái lực của chúng ta mạnh hơn, sâu hơn và vĩ đại hơn. Thì cái lực đó nó phải ở trong cái trạng thái mà cái chỗ mà không có vọng tưởng, không có tầm tứ đó, thì chúng ta ở cái chỗ đó nó khoảng độ, cái sức của chúng ta tu tập nó khoảng độ chừng ba mươi phút, không hơn một giờ đồng hồ. Vì hơn một giờ đồng hồ thì cái sức của chúng ta không còn có nữa thì cái trạng thái mà không vọng tưởng, nó sẽ lôi chúng ta đi vào một cái định sai lệch, cái định khác mất tiêu hoặc là vô ký hoặc là thùy miên. Tất cả những cái khác nó làm cho chúng ta mất thời giờ kéo dài cái đời sống tu hành của chúng ta mà không đạt được kết quả, không có kết quả tốt, kết quả sai, mất thì giờ vô ích.
Cho nên chúng ta tu càng cái thời gian càng ngắn ba mươi phút mà chất lượng càng cao, quý hơn là chúng ta ngồi một giờ mà chất lượng không có. Cho nên trong cái thời gian khi mà chúng ta biết rằng trong một tuần lễ mà mỗi một buổi chúng ta tu một thời, mà trong bốn buổi chúng ta tu bốn thời: sáng, chiều, tối, khuya. Bốn thời, mà mỗi thời chúng ta tu ba mươi phút còn ngoài ra tất cả những cái thời gian khác thì chúng ta tu cái Định Vô Lậu, tu cái định Chánh Niệm Tĩnh Giác để giúp cho cái sức tĩnh giác.
(50:22) Khi đi ngủ thì chúng ta cũng tập tỉnh giác ở trong giấc ngủ để chúng ta không còn ngủ mê, để chúng ta có đủ cái sức tỉnh, cái sức tỉnh rất cao, để khi mà chúng ta phá hết âm thanh, phá hết tất cả mọi cái mà sức tỉnh chúng ta không mất. Thì lúc bấy giờ nó mới được gọi là sức tỉnh cao độ, còn nếu mà sức tỉnh khi mà âm thanh không còn có rồi cái sức tỉnh đó mất luôn thì không tốt, không đúng.
Do cái không hiểu rõ và bị cái trạng thái xúc tưởng hỷ lạc nó đã sai khiến làm cho các con sẽ tu lạc, hướng ngồi, tập ngồi cho nhiều. Ngồi nhiều để mà làm gì trong khi cái tâm các con chưa có xả sạch, chưa thanh tịnh. Mà chưa thanh tịnh thì tức là nó còn lo ra, nó còn phiền não, nó còn sợ hãi trước những cái cơn bệnh đau. Năm cái triền cái, Bảy cái kiết sử nó luôn luôn nó cột chặt, nó ghịt các con, vì vậy mà các con phải cố gắng mà vứt cho sạch những cái này. Khi một niệm khởi trong tâm, ngay đó chúng ta phải sáng suốt mà nhận ra nó, nó là Ngũ Triền Cái, hoặc là nó là Thất kiết sử. Thì vứt nó ra liền, và đồng thời dùng cái pháp hướng truyền lệnh nó.
Thầy quên nói cho các con biết rằng trong cái pháp hướng của chúng ta nó có cái pháp hướng để tu Định Vô Lậu, và cái pháp hướng để tu định Chánh Niệm Tỉnh Giác. Như Thầy nhắc, thường thường các con không phân biệt, do cái chỗ mà các con tu rồi ghi trong tập nhật ký này Thầy thấy dường như các con không hiểu chỗ này, cho nên tu thì tu chứ còn chưa biết.
Gần đây thì Minh Tông hỏi Thầy, Thầy giảng cho nghe mới có hiểu biết. Các con tưởng tại sao cái pháp hướng có khi truyền lệnh, mà có khi không truyền lệnh. Vậy không truyền lệnh là tu cái gì? Mà truyền lệnh là tu cái gì? Đó là cái mà chúng ta phải phân biệt được hai cái pháp hướng này.
(52:14) Vậy thì cái pháp hướng đầu tiên của chúng ta để tập là gì, như: “Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành” thì có truyền lệnh không? Nhắc mình biết đi kinh hành chứ mình có truyền lệnh nó cái gì đâu. “Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”; “nhổ cỏ tôi biết tôi nhổ cỏ, quét sân tôi biết tôi quét sân, đang thở tôi biết tôi đang thở”.
Thí dụ như bây giờ con thấy thở nè, con đếm: một, hai, ba, bốn; hít vô, thở đếm một, hai, ba, bốn con không đếm mà con cứ hít thở chừng độ khoảng ba bốn hơi thở thì các con lại “tôi thở tôi đang biết tôi thở”, rồi chút con nhắc “tôi thở tôi biết tôi thở”; tức là dùng cái pháp hướng như vậy, đó gọi là tu Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trong cái hơi thở. Còn mình đang quét sân mình nhắc: “Tôi quét sân tôi biết tôi đang quét sân” thì đó là Chánh Niệm Tỉnh Giác trong quét sân, mà dùng pháp hướng như vậy để nhắc cái tâm mình tỉnh giác thôi, chứ không truyền lệnh.
Còn bây giờ cái tâm các con có chuyện gì nó phiền não, nó tham, sân, si thì bắt đầu các con ra lệnh, thì cái câu pháp hướng đó nó lại là cái lực, đạo lực, tập rèn luyện cái đạo lực của con, chứ không phải cái nhắc (bồ sô) của cái câu pháp hướng như Chánh Niệm Tỉnh Giác, mà đây là tu tập cái đạo lực để làm chủ nó. “Cái tâm bây giờ từ đây về sau như cục đất, không có được tham, sân, si nữa, đừng giận hờn nữa, không được lo toan, không được sợ hãi”. Ra lệnh thì câu pháp hướng đó gọi là đạo lực điều khiển chủ động, chứ không có nhắc.
Cũng như bây giờ mới đầu chúng ta tu Chánh Niệm Tỉnh Giác, chúng ta cũng như là con vật mà chúng ta huấn luyện nó, dạy nó thì chúng ta dỗ ngọt, sau đó thì chúng ta phải răn nó để cho nó sợ, vừa dỗ mà vừa răn. Cho nên câu pháp hướng có câu thì dỗ, mà có câu thì lại răn. Cho nên chúng ta điều khiển cái tâm của mình cũng như chúng ta huấn luyện cái tâm của mình trở lại theo cái sự điều khiển của mình, mình muốn như thế nào thì nó làm theo như thế nấy, thì coi như Đức Phật ví như một người huấn luyện voi. Cái sự huấn luyện voi nó có hai cách huấn luyện của nó, vừa ngọt ngào vừa nhắc nhở; rồi vừa ra lệnh. Cho nên mình sai bảo một con voi nó làm cái gì nó làm theo mình đó, đó là cái lệnh.
(54:20) Còn mình huấn luyện nó thì mình phải nhỏ nhẹ với nó, cho nên vì vậy mà mình nói: “đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành” nhỏ nhẹ đó. Bây giờ “tôi thở tôi biết tôi đang thở”, tức là nhỏ nhẹ đó. Thì tất cả những cái này là tu Chánh Niệm Tỉnh Giác, tỉnh giác chánh niệm là cái niệm hơi thở, cái niệm đi, cái niệm làm công việc, cái niệm đó là cái niệm ở trên thân của chúng ta. Do cái thân hành đó mà chúng ta niệm theo cái thân hành đó, mà chúng ta tu tập gọi là Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Vì vậy mà bây giờ về cái phần dạy, thì các con thấy cái giáo án thì nó mênh mông, nhưng cái tu nó đâu có mênh mông đâu. Hàng ngày các con chỉ có tu Chánh Niệm Tĩnh Giác thì dùng pháp hướng nhắc nhở cái tâm của mình để cho nó tỉnh thức ở trong đó, rồi tu Định Vô Lậu thì các con truyền lệnh mà quét sạch nó, làm chủ nó mà sai nó mà. Các con thấy rất rõ.
Còn về Định Niệm Hơi Thở hay Hiện Tại An Trú Định thì nó là Tứ Thánh Định rồi, thì bắt đầu các con, khi các con chưa hết vọng tưởng, thì các con hít vô thở ra 1 - 2 hơi thở, thì các con “Tôi đang thở tôi biết tôi đang thở”; trong lúc nói như vậy không có nghĩa là các con tu lơ mơ, mà khi khép chân lên thì các con phải đem hết cái nhiệt tâm của mình khi mà khoanh chân lên. Thà là đừng có ngồi thiền mà đã ngồi thiền thì đừng có để cái vọng tưởng xen vô, cho nên phải nghe lời Thầy Thầy dạy.
Muốn mà làm được một ông Phật, muốn giải thoát được cái sự đau khổ của kiếp người đừng có ngồi một cách mà để dậm chân tại chỗ đó. Khi khoanh chân vô rồi thì dù là tu một phút nhưng một phút đó phải có chất lượng hẳn hoi đem hết cái nhiệt tâm, cái nghị lực cương quyết, cái gan dạ của mình để làm chủ hoàn toàn với một cái sự tập trung hết sức cao độ, chứ không thể nào mà tu lơ mơ được khi mà các con còn vọng tưởng.
Còn hết vọng tưởng rồi thì lại khác hơn, cũng phải nhiệt tâm, cũng phải hết sức để mà giữ an trú được ở trong cái sự yên lặng đó, để rồi từng đó phải liên tục mà hướng tâm, mà nhắc cái sự vắng lặng để đạt được cái sự vắng lặng, lấy cái sự yên lặng đó không tầm không tứ đó mà đạt cái sự vắng lặng, chứ không phải ở đó mà thọ hưởng cái sự an lạc ở đó, cái sự an ổn ở đó. Mà đây là một cuộc chiến đấu, chiến đấu tận cùng. Bắt đầu chúng ta chiến đấu với vọng tưởng với tầm với tác ý của chúng ta.
Cho nên khi mà chúng ta ngồi một phút mà hít thở một phút, chúng ta phải đem hết nhiệt tâm ra để mà tu tập, chứ không phải là tu lơ mơ. Tu lơ mơ cũng ngồi có hình thức vậy, rồi hít thở năm, ba hơi thở, mười hơi thở không vọng tưởng, kế đó nó quên mất; cái nhiệt tâm nó không có, cái nghị lực nó không chiến đấu trong cái đó, cho nên năm - mười hơi thở rồi cũng có vọng tưởng. Hoặc là ráng bữa nào đó nó yên tịnh, bữa nào cái thân tâm nó khỏe khoắn thì ngồi nó kéo dài được mười phút, hai mươi phút mà nó không vọng tưởng. Còn hôm nào đó thì không có thì cái đó là thiếu nhiệt. Còn cái nhiệt tâm của chúng ta thì phút nào, giờ nào mà khoanh chân lên thì chúng ta coi như đây là một cuộc chiến đấu vĩ đại. Phải chiến thắng diệt một mình, không để thua kẻ giặc, mà kẻ giặt tức là tầm tứ của chúng ta.
Cũng như khi mà chúng ta hết tầm tứ rồi thì kẻ giặc của chúng ta là âm thanh bên ngoài, chúng ta phải chiến thắng âm thanh bên ngoài, mà nếu mà âm thanh chúng ta đã chiến thắng rồi thì kể giặc của chúng ta là Thọ, đau nhức chỗ này đau nhức chỗ kia phải làm sao triệt hạ thọ cho hết đau, thì đó là cách thức chúng ta tu tập để làm chủ từng bước của chúng ta. Mà cái pháp hướng của chúng ta luôn luôn lúc nào cũng đánh bạt chúng ra hết.
(57:57) Cho nên Thầy nói rằng khi chúng ta hướng tâm rồi, thì chúng ta nằm yên lặng đó để mà chúng ta nỗ lực thực hiện cái sự yên lặng đó rất là sâu để cho âm thanh bên ngoài vắng bặt không còn, để cho Thọ không tác động được nữa. Chứ mà nếu chúng ta không chịu nằm yên như Thánh, thì lúc bấy giờ cái Thọ nó tác động, âm thanh nó sẽ tác động chúng ta - mà chúng ta không “im lặng như Thánh” - nghĩa là khi chúng ta hướng tâm rồi nằm yên xuống đó, nằm thật yên mà mặc dù nó chưa hết âm thanh thì thỉnh thoảng chúng ta lại hướng tâm nhắc lại, rồi lại nằm yên xuống nữa, cứ tập nằm yên tức là Định chúng ta sẽ xong. Cái sự nằm yên lặng đó “im lặng như Thánh” đó nó sẽ càng sâu xuống. Mà mỗi lần nhắc thì mỗi lần chúng ta lại nằm xuống, nằm yên xuống, gom sáu căn lại một tụ điểm, nằm cho thật chặt thì âm thanh sẽ vắng lặng.
Đến khi phá Thọ cũng vậy, đến khi phá các Hành trong thân chúng ta cũng vậy, hơi thở cũng vậy. Cho nên tất cả những cái này là chúng ta phải nỗ lực thực hiện chứ không phải nằm yên để cho chúng ta nói: bây giờ nếu tác ý ra rồi thì nó mất đi, thì không đúng đâu.
(59:01) Cho nên cái giai đoạn đầu mà chúng ta tu tập là cái giai đoạn mà chúng ta phải có một cái nhiệt tâm, cái nhiệt tâm nhiệt huyết của mình chứ còn thiếu nhiệt tâm nhiệt huyết của mình thì không được, thì trong cái pháp nào tu hành cũng phải có nhiệt tâm.
Bây giờ muốn xả bỏ cái ly dục, ly ác pháp đi, xả bỏ cái đó đi. Cái tâm nó khởi ra thương nhớ này, nhớ con, nhớ cái hoặc là lo cho thằng này, lo cho đứa kia thì chúng ta là người đã tu rồi thì phải quyết tâm xả bỏ. Có cái nhiệt tâm xả bỏ thì mới xả được, còn chúng ta nói xả mà cái tâm chúng ta không nhiệt huyết xả thì chúng ta khó mà xả được, không phải chuyện dễ. Cho nên nếu mà ngày hôm nay chúng ta xả chưa được sạch thì nó còn cái niệm nó khởi lên, như vậy chúng ta phải thấy rằng chúng ta chưa có nhiệt huyết, chúng ta còn kém nhiệt huyết, còn kém cái nghị lực chưa có xả được.
Nó trói buộc chúng ta rõ ràng mà tại sao chúng ta phải sướt mướt với nó, phải theo nó để mà đau khổ với nó như vậy, chúng ta không cứu mình ra được sao? Cho nên chúng ta thấy rằng chúng ta là cái người chưa đủ gan dạ, bị nó lôi kéo mà chúng ta không thấy, cho nên chúng ta phải mạnh dạn và cương quyết, đời chúng ta không còn có gì nữa mà phải đổi lấy nó bằng máu và nước mắt của chúng ta trong cái sự tranh đấu, không được để chúng chiến đấu giành cái tâm của chúng ta được, để luôn luôn lúc nào cái tâm chúng ta cũng phải thanh thản. Chứ còn nếu mà để cho chúng ngự trị ở trong đó thì nó dày xéo ở trên đó, nó làm cho chúng ta nhớ thương cái này, cái nọ, cái kia. Chúng ta nào là hối hận cái này, cái nọ kia, đó là chúng ta đã tự giết mình chứ không phải là tự cứu mình.
Chúng ta tu theo Đạo Phật chúng ta phải tự cứu mình bằng cách nhiệt tâm của chúng ta, quyết định là phải dứt bỏ, quyết định là phải xả bỏ, từ giã nó, dứt khoát không có để trong tâm chút nào. Luôn luôn lúc nào cũng giữ gìn cái tâm thanh thản tức là cái Định Sáng Suốt đó. Cho nên phải đem hết cái nhiệt tâm mà tu chứ còn nếu mà không đem hết cái nhiệt tâm mà tu thì không ai tu cho mình.
Đức Phật bảo: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi”, tức là đem hết cái nhiệt tâm của mình ra để mà chiến thắng với nó. Đây là một cuộc đấu tranh, một cuộc chiến đấu với nhau, mà nếu mà chúng ta không đem hết cái nghị lực, sức lực của mình ra để chiến đấu thì mình khó chiến thắng được mặt trận này.
Bởi vậy trong bước đường tu tập Thầy thấy hầu hết các con thiếu cái nhiệt tâm. Người nào mà tu đến giờ này mà không hết vọng tưởng là thiếu nhiệt tâm đối với vọng tưởng. Người nào mà tu tới giờ này mà chưa xả được cái tâm tham, sân, si, phiền não, đau khổ, chưa ly dục, ly ác pháp thì đó là thiếu nhiệt tâm. Nếu mà có nhiệt tâm thì chúng ta đã xả sạch quách rồi, không còn có tới giờ này. Đem hết nhiệt tâm vì chúng ta còn gì nữa, coi như thân của chúng ta tuy sống chứ đã chết rồi, cho nên đem hết cái nhiệt tâm của chúng ta ra để mà chúng ta xả, xả cho sạch thì từng đó chúng ta mới thấy được con đường của đạo, nó mới có kết quả.
Tất cả những pháp Thầy đã dạy các con rất rõ ràng, từ cách thức tu cho đến tất cả mọi cái, nhưng các con không thấy cái chỗ mà các con tu, nhiều khi các con tu sai, tu theo cái ý của mình mà không suy nghĩ theo đúng cái lời của Thầy dạy. Thầy bảo các con tu thời gian ngắn, chất lượng cho cao. Muốn mà đạt được cái thời gian ngắn chất lượng cao thì cái nhiệt tâm của mình trong cái thời gian đó mình phải hết sức.
(1:02:25) Thầy không bảo các con tu nhiều mà các con tu ít, mà mỗi khi tu là phải đạt được cái chất lượng, cho có một cái chất lượng đúng của cái sự giải thoát của nó. Khi chúng ta tăng lên thời gian thì chúng ta phải thấy rằng cái sức của chúng ta nó kham đủ cái thời gian đó để mà làm chủ những phút mà chúng ta tu tập.
Bởi vì thí dụ như các con tu Định Vô Lậu thì các con sẽ biết mình phải làm chủ cái gì của Định Vô Lậu, các con phải hiểu cái đó chứ. Mà các con tu Chánh Niệm Tỉnh Giác thì các con sẽ biết rằng các con sẽ làm chủ cái gì ở của cái tâm của các con ở chỗ đó chứ. Thì như vậy biết cái chỗ mình làm chủ thì mình phải nhiệt tâm để làm chủ thì nó sẽ làm được. Còn nếu mà các con không biết nó thì làm sao mà các con làm chủ được nó, nó sẽ bị mất đi, nó sẽ bị những cái đối tượng nào nó mất đi thì làm sao làm chủ nó được.
Cho nên tu cái định nào nó có cái mấu chốt, cái mục đích đạt được cái định đó thì chúng ta phải nỗ lực, nhiệt tâm để đạt được từng cái bước. Nghĩa là như một cái vết dầu nó phải lan dần ra. Ngày hôm nay chúng ta tu một phút chúng ta phải đạt được một phút. Ngày mai chúng ta tu hai phút, chúng ta phải đạt được hai phút, lên ba phút, năm phút chúng ta phải đạt được kết quả đó, chứ không phải lên rồi thua, thua rồi tiến, tiến rồi thối như vậy là không được. Phải thấy được cái sức lực của mình, chiến đấu tới đâu là phải chiếm cứ tới đó không để mất, đó là cái giờ tu. Đừng vội mà ngồi năm - bảy giờ, tám - chín giờ đồng hồ mà sai lệch làm cho chúng ta rơi vào trong những trạng thái của định tưởng, khó mà cho chúng ta tu tập.
(1:04:16) Đây là một cái phần mà Thầy trả lời do Hải Tâm hỏi.
Nhưng trước khi mà trả lời thì trong cái Đạo Phật nó có năm cái điều mà trước đây Thầy cũng có nhắc các con rồi. Năm cái điều kiện mà tiên quyết là cái người đệ tử mà theo Phật tu là cái người đó phải hội đủ 5 điều kiện, nghĩa là:
1- Phải tin Phật: tức là tin Thầy dẫn dắt các con tới nơi tới chốn.
2- Người đó phải thân ít bệnh, bệnh tật nhiều là tu không nổi.
3- Người đó không gian xảo. Nếu người đó gian xảo thì không tu được, bởi vì gian xảo mình nói bên đây mà trật bên kia. Thí dụ như mình tu không được mình nói mình tu được thì đó là gian xảo.
4- Phải có trí tuệ. Khi mà Thầy nói ra một cái gì ghi nhớ những cái điều mà mình tu cho đúng.
Chẳng hạn Thầy nói tu ba mươi phút là mình ghi nhớ ba mươi phút. Rồi khi được cái trạng thái yên lặng, thì ở trong trạng thái yên lặng đó, bắt đầu nằm yên ở trong trạng thái yên lặng đó mà hướng tâm để phá cái âm thanh để cho nó được vắng lặng, luôn luôn ở trong yên lặng đó mà hướng động để mà phá, bởi vì sự yên lặng đó mình đã biết rằng nó sự yên lặng nhưng mà vì mình muốn luyện tập ở trong cái trạng thái yên lặng đó nó trở thành một cái lực của nó để nó làm cho mình vắng lặng, nó đi tới hơn nữa. Mà khi mà mình tạo thành một cái lực như vậy thì nó mất cái sự yên lặng của mình.
Nhưng mất cái sự yên lặng mà mình tự chủ, chứ đâu phải mất cái sự yên lặng -nếu mà mình quậy động ở trong đó thì cái động của mình là cái luyện tập ở trong cái trạng thái đó, chứ cái trạng thái đó nếu mà nằm yên thì nó thấy yên lặng, nhưng mình quậy động ở trong cái mình tập luyện trong cái trạng thái đó, thì cái trạng thái đó nó sẽ bị mất. Nó không phải mất vì mình ở trong đó, mình không thấy nó mà thôi; chứ nó đâu có mất. Nó đang yên lặng đó, mình muốn tu tập cái khác, nhưng vì đang tu tập cái khác mà mình không có để ý cái yên lặng đó cho nên mình cảm thấy như cái sự yên lặng đó mất, chứ nó không phải mất.
(1:06:22) Đó là những cái các con phải thấy cái đó là một cái trí tuệ để nhận xét, chứ nếu các con thấy: à bây giờ tôi đang yên lặng nó không vọng tưởng này kia, bỗng nhiên tôi tác ý ra: “sáu căn phải quay vô, không được nghe âm thanh bên ngoài nữa” thì như vậy nó bị động rồi. Nhưng mà sự thật cái này không phải động cái kia đâu, cái kia nó đang yên lặng đó chứ nó vẫn yên lặng đó, nhưng cái này là cái sử dụng trong yên lặng đó để tạo cho mình thành cái đạo lực khác chứ không phải như cái này. Do đó nó đâu có phải mất đâu, bởi vì mình lấy được cái trạng thái yên lặng, mình nằm trong cái chỗ này không tầm tứ rồi, thì tức là mình ở trong này mình phải rèn luyện ở trong một cái khác nữa. Cho nên coi thì động, chứ sự thật ra không động, phải hiểu cái chỗ đó.
Cho nên nếu mà không hiểu, thì như là mình tác ý ra thì nó mất rồi; mình tác ý làm sao mà lại không mất. Nghĩa là mình muốn cả hai hết thì đâu được. Có một tâm yên lặng mà trong khi nằm ở trong yên lặng này mà tác động ra thành cái yên lặng này cảm thấy như mất, nhưng mà sự yên lặng này thật sự là tầm tứ không có. Cái yên lặng này là do tầm tứ chứ không phải cái trạng thái ít lặng này. Là vì cái mục đích của mình khi mà mình thấy cái sự im lặng này là do tầm tứ không có, nhưng bây giờ tầm tứ không có không có nghĩa là khi mà mình tác ý ra là nó sẽ mất. Mình tác ý ra là có mục đích chứ đâu phải tự nó tác ý ra mà gọi là vọng tưởng, mình có mục đích của mình, mục đích của mình để nằm trên cái sự yên lặng không tầm tứ này mà tạo ra một cái lực khác để chúng ta đi đến cái vắng lặng.
Rồi từ cái vắng lặng chúng ta mới tạo ra một cái lực khác nữa chứ không thể nào chúng ta nằm trên sự vắng lặng đó để mà thọ hưởng sự vắng lặng hay là ngơi nghỉ trong sự vắng lặng. Các con thường bị cái bệnh, cái bệnh kêu là ngơi nghỉ, khi nó được yên lặng thì ngơi nghỉ trong yên lặng mà không chịu làm ra nữa.
(1:08:02) Cũng như bây giờ chúng ta cần đám bắp có đám bắp ăn rồi chúng ta ăn cho sạch đám bắp rồi mới trồng nữa cái này sai. Khi có đám bắp rồi chúng ta tiếp tục vừa ăn đám bắp mà vừa trồng cây khác nữa, thì như vậy chúng ta mới có cái khác. Còn này ăn sạch đám bắp rồi mới có trồng nữa thì lấy ở đâu mà trồng, thì bây giờ chỉ còn ăn bắp trở lại hoặc là đói mà thôi. Cho nên bây giờ chúng ta đã có đám bắp thì chúng ta vừa ăn đám bắp, mà chúng ta lại vừa hoạt động cái khác nữa thì cái đám bắp chúng ta đâu phải là mất, vì mình ăn mình làm ra cái khác nữa. Đó thì mục đích đạt cái này rồi mới đi tới cái khác, còn nếu chưa đạt được cái này thì chưa tới cái khác được.
5- Phải siêng năng.
Cho nên trong cái bài kinh Bồ Đề Nguyên Tử thì Phật còn nêu lên năm cái điều kiện mà người muốn theo Đạo Phật phải tin Phật, thân ít bệnh, không gian xảo, trí tuệ, và siêng năng. Năm điều kiện này thì người đó sẽ tu giải thoát hoàn toàn. Mà cái trí tuệ đây không phải là cái trí tuệ hiểu mênh mông cái gì cũng hiểu hết cái đó là trí tuệ tích lũy. Còn cái trí tuệ của Phật là cái trí tuệ hiểu biết được cái đó mình tu cái là đạt được, không hỏi lòng vòng, không có hỏi cái ngoài cái vấn đề.
Hầu hết là các con bị Pháp tưởng. Khi mà tâm nó hết vọng tưởng thì nó bị pháp tưởng. Pháp tưởng là ngồi yên tự dưng nó nhớ một cái pháp gì đó, nó không nhớ chuyện thế gian đâu, nó khởi ra hoặc khi xả thiền ra rồi, bỗng dưng nhớ tới cái pháp nào đó là mình bị pháp tưởng. Mình nghĩ rằng bây giờ tôi là một người tu, không phải là người học cho nên tôi chẳng đi tìm danh thích thú, không tìm chữ nghĩa trên nữa không cần hiểu trên nữa mà chỉ cần biết tu làm sao cho cái tâm này nó sẽ hoàn toàn là Thanh Tịnh, hoàn toàn chủ động điều khiển những cái sự định, mình cứ nhắm vào đó. Còn bây giờ nó khởi ra cái câu kinh này, câu kệ khác hay hoặc là cái khác thì nhất định đó là pháp tưởng.
(1:10:00) Bởi vậy Ở đây Thầy trả lời cho Hải Tâm vì có cái sự tu tập, rồi có gặp, có hỏi Thầy chứ nếu mà không gặp thì không biết đâu mà hỏi.
Hỏi: Nếu không đem hết sức mình dùng nghị lực để chiến đấu với nó thì thời đó con tu không chất lượng trong trạng thái yên lặng con chỉ không trú tâm một chút thôi là thời đó coi như bỏ cuộc. (Nghĩa là thời đó coi như là mình thiếu trú tâm một chút thì thời đó coi như là có vọng tưởng đó, coi như là bỏ cuộc hoài công đó, thành ra con phải liên tục và liên tục tỉnh thức, có liên tục có trú tâm như vậy thì nó không có vọng tưởng, như vậy thì cái sự trả lời của Thầy đây.)
Đáp: Sức tỉnh thức con còn yếu, nghĩa là mình phải trú tâm liên tục như vậy tức là sức tỉnh thức còn yếu, nhưng mà sức tỉnh thức có, cho nên vì vậy mà mình cố gắng trú tâm và sức tỉnh thức của mình hàng phục được tầm tứ, không vọng tưởng. Đó là cái bước đầu của con chứ chưa phải. Khi mà nó thuần thục rồi thì con không cần phải trú tâm, tự nó nó sẽ quay vô rồi từ đó nó sẽ tự thanh thản, chừng đó thì con sẽ nằm yên ở trên đó rất dễ dàng phá. Còn bây giờ thì cố gắng trú tâm và cố gắng mà (xả ra).
Đã sức tỉnh thức con còn yếu, phải tu tập tỉnh giác định nhiều hơn để khi vào tu Định Niệm Hơi Thở tức là Hiện Tại An Lạc Trú Định thì tự nhiên mà không cần phải trú tâm nhiều. Nghĩa là tu Định Vô Lậu xả tâm không hết. Bởi vì cái vọng tưởng của các con là do cái tâm xả nó chưa sạch, cho nên nó mới sanh ra vọng tưởng. Còn nếu mà cái tâm xả nó sạch ly dục, ly ác pháp mà nó sạch rồi đó thì nó không có vọng tưởng nữa cho nên nó tự nhiên mà nó không phải trú tâm. Còn cái này con phải ráng trú tâm, mà cái ráng trú tâm của con nó rất tốt là vì cái sự trú tâm đó liên tục nó làm cho tâm con nó được an ổn, nó có chất lượng và thời gian sau nó sẽ quen đi, nó trở thành tốt chứ không sao. Nhưng cái thời gian mà con trú tâm như vậy, thời gian ngắn, đừng có nên dài vì cái sự trú tâm đó nó sẽ làm cho con rất là phí sức.
(1:12:05) Hỏi: Trong năm phút, mười phút giữ trạng thái yên lặng. “Im lặng như Thánh” để sáu thức ngủ yên, nếu tâm nhắc thì con sợ bị động mà không nhắc thì rơi vào lặng liền, con biết rất rõ. Vậy trong lúc này con hướng tâm như thế nào cho phù hợp, xin Thầy và cô Út chỉ dạy cho?
Đáp: Bây giờ đó con biết rất rõ rồi, thì trong lúc đó không phải là con sợ nó mất, con sợ bị động mất cái tâm yên lặng đó. Nghĩa là để sáu thức ngủ yên, nếu hướng tâm nhắc thì con sợ bị động. Nghĩa là trong khi nó đang ngủ yên vậy mình nhắc cái nó động vậy. Không phải. Mình biết nó ngủ yên tức là nó yên lặng. Mà tức là yên lặng thì mình phải lấy cái trạng thái yên lặng đó để cho mình hướng tâm, mà mình hướng tâm thì tức là mình bị động chứ gì, mà cái động này ở trong cái lặng đó mà hướng nó mới có hiệu quả, chắc con hiểu rồi chứ.
Cho nên khi mà hiểu rõ thì không phải sợ bị động, mà chỉ cố gắng ở trong trạng thái yên lặng đó để mà hướng đến vắng lặng, thì như vậy nó sẽ mới đạt được cái sự vắng lặng, chứ không phải là khi mình khuấy động cái sự yên lặng đó rồi nó sẽ mất cái sự yên lặng và vắng lặng đó; không có, không phải.
Bởi vì mình nhờ cái trạng thái yên lặng, cái nền tảng yên lặng đó mà mình xây dựng cái nhà vắng lặng, mình cất lên cái nhà vắng lặng ở trên sườn, ở trên cái nền tảng yên lặng đó. Vì nó yên lặng tức là không tầm tứ mà mình biết rất rõ.
Cho nên bây giờ thí dụ như con không động đậy đến nó, thì mấy con thấy rõ ràng là yên lặng, nó đang ngủ, nó rất là yên lặng. Nhưng mà âm thanh nó vẫn còn nghe, cho nên bây giờ con phải bước thêm một bước nữa, tức là con phải hướng tâm tu tập ra lệnh cho sáu thức của con quay vô, sáu căn nó đóng kín lại, không còn nghe âm thanh bên ngoài nữa. Như vậy con lấy cái nền tảng yên lặng đó mà luyện tập cái nhà vắng lặng thì từng bước, từng bước như vậy để đạt được, thì nó mới có kết quả của sự tu tập.
(1:14:09) Thầy đáp: Khi Tâm đã vào trạng thái “im lặng như Thánh” thì bây giờ con chỉ muốn sáu thức tiếp tục ngủ yên, chỉ có tâm thức là phải biết rõ ràng tỉnh thức hoàn toàn thì đó con đã hướng tâm rồi. Nghĩa là khi mà tâm mình nó khởi muốn thôi, nó muốn cho sáu cái thức tiếp tục ngủ yên như vậy, yên lặng như vậy và chỉ có tâm thức thì hoàn toàn phải là biết rõ ràng không được mất. Thì khi mà cái tâm con nó vừa khởi muốn vậy đó là con đã hướng tâm chứ không phải là con hướng tâm là con phải nhắc: “sáu thức phải tiếp tục ngủ đi, mà tâm thức thì phải biết cho rõ ràng, tỉnh thức hoàn toàn”, không phải con nhắc thô như vậy, chỉ cái ý con nó thoáng muốn như vậy là con đã hướng tâm rồi.
Cho nên trong yên lặng mà thoáng muốn tức là đã hướng tâm, thì không lý nào trong yên lặng đó mà con lại mất cái tác động của cái tâm thức của con, mà mất làm sao mất, mất thì làm sao con biết. Mà đã biết thì tức là mình đang biết muốn tâm bằng cái ý muốn của mình như vậy. Mà đã muốn tâm ý muốn như vậy thì nó có phải khuấy động đâu, con hiểu cho nên khéo léo, thiện xảo như vậy gọi là hướng tâm nơi yên lặng thì nó không mất yên lặng.
Rồi thỉnh thoảng tiếp tục hướng như vậy đừng sợ bị động mà dùng trạng thái “im lặng như Thánh” để rèn luyện tu tập đạo lực càng lúc càng sâu sắc và hiệu quả hơn. Nghĩa là nằm trong đó mà rèn luyện cái đạo lực của mình. Thì trong đạo lực Thầy có nói, trong đạo lực thì nó có Ngũ lực chứ không phải trong đạo lực nó chỉ có một cái lực của nó không. Cái đạo lực nó gồm Ngũ lực là Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Định lực, Huệ lực. Có năm cái lực nó mới gồm mọi cái, cái đạo lực của Đạo Phật.
(1:16:00) Vậy thì có lòng tin đối với Thầy, Thầy dạy sao con làm như vậy thì bây giờ nó mới trở thành một cái đạo lực, rồi con siêng năng, con tinh tấn, con mới nỗ lực con tu tập thì nó mới có thành đạo lực, chứ con lười biếng nó làm sao có được. Và cái niệm mà con đặt, cái pháp hướng mà con đặt đúng, con hướng tâm đúng thì nó mới có thành cái đạo lực, phải không? Con thấy rất rõ mà. Cho nên cái Niệm lực nó mới trở thành cái đạo lực được.
Rồi bây giờ khi mà cái niệm nó đã thành một cái lực thì nó đã sai khiến được tất cả thân tâm con im lặng, yên lặng, thanh tịnh thì lúc bây giờ đó là Định lực và đồng thời con thấu suốt được cái Tam Minh - Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh - thì cái đó là Tuệ lực. Các con thấy cái tuệ lực, nếu mà không có cái tuệ lực thì con làm sao con biết được Túc Mạng Minh biết được nhiều đời, nhiều kiếp; thấy được xa ngàn dặm, biết được lậu hoặc của tất cả chúng sanh, đó thì tất cả những cái đó gọi là Đạo lực. Mà đạo lực là do cái chỗ luyện tập mà con nằm ở trong sự yên lặng đó mà con tu tập đạo lực.
Đây, Thầy đọc cái bài cho các con nghe:
Khi Tâm đã vào trạng thái “im lặng như Thánh” thì bây giờ con chỉ muốn sáu thức chỉ khởi cái ý muốn mà thôi, chứ mình không có hướng như thô như ra lệnh của cái miệng mình nói phải ra tiếng như vậy, hay là ra cái ý như vậy, không phải. Cái ý muốn thoáng qua như vậy, nghĩa là cái ý mình muốn sáu cái thức tiếp tục ngủ yên đi, để cho sự yên lặng đó đi. Chỉ có tâm thức là phải biết rõ ràng, tỉnh thức hoàn toàn đó là cái ý muốn của mình.
Thì bây giờ con đã hướng tâm rồi và thỉnh thoảng tiếp tục hướng như vậy. Đừng sợ bị động mà dùng trạng thái “im lặng như Thánh” để rèn luyện tu tập đạo lực càng lúc càng sâu sắc.
Hỏi: Thưa Thầy và cô Út, một thời tu muốn đạt được chất lượng tốt 100 % thì phải hội đủ những điều kiện gì?
(1:17:50) Đáp: Một thời tu muốn đạt được chất lượng tốt 100% thì phải hội đủ, nghĩa là một thời tu ở đây không có nghĩa là tu cái định Hiện Tại An lạc Trú tức là Bốn thiền đâu, mà tu tất cả các định khác mà hội đủ, thì ở đây thì cái phần mà ở đây thì nói về cái Định Niệm Hơi Thở mà Thầy trả lời cho Hải Tâm. Thứ nhất là phải:
1- Tâm thanh thản. Nghĩa là mình vào tu mình thấy cái tâm mình thanh thản là tu tốt đó. Mà cái tâm mà nó chưa thanh thản, nó còn lo cái này, nghĩ cái kia, nghĩ cái nọ thì vô tu không tốt đâu. Cho nên hàng ngày các con thấy cái độc cư nó giúp cho con thanh thản, còn có hữu sự có duyên gì nó làm cho Tâm con không thanh thản, mà không thanh thản thì con tu không chất lượng. Mà nếu mà con ức chế nhiều quá thì nó lại mệt, mệt óc, nó lại sinh ra những cái trạng thái khó chịu nó làm cho con không có an lạc.
2- Thân không mệt nhọc. Nghĩa là người tu hành làm quá nặng nề thì mệt nhọc, mệt nhọc vô ngồi tu thì khó mà có thể tu tập tốt, con hiểu chưa? Làm thì chúng ta làm nhẹ nhàng, chúng ta tu chứ không phải là chúng ta làm, nhưng mà làm để mà chúng ta lấy cái làm để mà cho nó vui trên cái bước đường tu cho nó đúng chứ không phải; làm là phụ mà tu là chính.
3- Thân tâm không có hôn trầm thùy miên. Nghĩa là vào tu mà thấy nó buồn ngủ thì không nên ngồi tu.
4- Thân tâm phải vô sự và an lạc. Nghĩa là cái thân tâm của chúng ta không có sự việc gì và an lạc. Chứ đừng có chuyện này chuyện kia làm chưa rồi mà vô ngồi tu, thì một hơi nó khởi ra: “cái rào này rào chưa rồi đây, lát nữa có thằng nào nó chung vô à”. Thì đó là cái tâm chưa phải vô sự, nó còn hữu sự.
5- Phải đủ sức lực. Nghĩa là khi mình muốn ngồi một thời tu tốt là mình phải biết được cái sức của mình. Hôm nay cái sức của mình nó có khỏe không, hay hoặc là bây giờ mình đau bệnh, hay này kia nó làm cho mình mệt nhọc thì thử hỏi mình làm sao mình tu tốt được.
6- Phải có nhiệt tâm kiên quyết. Nghĩa là lúc mà mình vào tu thì mình phải đem cái nhiệt tâm ra, đặt ra ở trước mặt của mình để kiên quyết ở trong cái sự chiến thắng của mình trong cái thời tu. Coi như là mình khoanh chân lên để mình ngồi tu là mình phải chiến đấu mình phải thắng hay là bại chứ không thể nào mà lừng chừng nó được, cho nên Sáu là mình phải có nhiệt tâm kiên quyết.
(1:20:31) 7 - Phải có nghị lực đầy đủ. Phải đem hết cái sức nghị lực của mình ra đầy đủ để chiến đấu.
8 - Phải gan dạ liều sống chết. Khi bây giờ mà lỡ tu rồi, mình ngồi tu rồi mà bây giờ cái bụng đau, cái đầu nhức nhất định là quyết chết chứ không có bao giờ xả ngang xương. Không bao giờ mà có thể nó đau quá nằm xuống đâu. Thì như vậy là phải gan dạ chứ còn nếu mà nhát dạ, đau quá. Hoặc là bây giờ mới ngồi lên thấy con rắn bò vô cái nhảy, thì cái đó là không gan dạ, cho nên phải gan dạ liều sống chết. Bây giờ có cắn chết nhất định là ngồi là phải đạt chất lượng chứ không thể mà lui chừng nó được, ai làm gì thì làm, mặc, chết bỏ.
Cũng như bây giờ Thầy nói đang ngồi vầy họ đốt cháy nhà mình cháy, ngồi đó chết bỏ trong lửa nhất định không chạy, đó là cái gan dạ của cái người làm chủ sống chết. Mà Thầy muốn nói đây gan dạ không có nghĩa là gan dạ với cái đối tượng bên ngoài của mình mà gan dạ đối với cái tâm, tâm niệm của mình để mình chiến thắng nó. Các con hiểu ý của Thầy nói? Chứ các con nói như vậy là cái nhà cháy rồi ngồi đó cho chết rục luôn, thì cái đó là hiểu lệch sai. Thầy muốn nói đây là cái gan dạ của mình. Ví dụ như lửa cháy nóng như vậy chúng ta phải gan dạ, chứ không phải cái đó ngu si để mà lửa cháy thật sự như vậy thì ngồi đó mà chết thì cái đó là quá ngu. Nếu mà không giảng cái chỗ này thì càng ngu nữa.
9 - Thân không bệnh. Nghĩa là cái người tu thì phải thân không bệnh, mà thân bệnh thì thôi chịu khó đi uống thuốc đi chứ đừng có ngồi mà ráng tu, tu như vậy thì uổng lắm, mất công, để nằm xuống trị bệnh còn khoẻ hơn là ngồi tu. Cho nên thân không bệnh chứ mà thân có bệnh thì thôi không tu, đừng có ráng chi vô ích, chỉ có cái uống thuốc mà thôi.
10 - Tâm phải đủ sức tỉnh thức. Nghĩa là lúc bây giờ mình phải rèn luyện tu tập sức tỉnh thức của mình bằng những hành động đi kinh hành, bằng tất cả những cái việc làm, hành động của chúng ta làm cái gì chúng ta cũng phải tu tập tỉnh thức, cho đủ sức thì chúng ta mới tu cái Định Niệm Hơi Thở, nó mới đạt được cái chất lượng 100%. Còn nếu mà sức tỉnh thức chưa đủ mà chúng ta vội tu thì thì chúng ta chưa có đạt được 100%. Bữa nay tốt, ngày mai xấu, ngày mai xấu ngày mốt tốt, chưa có phải là liên tục được tốt.
(1:22:24) Đó là có mười cái điều kiện mà chúng ta muốn đạt được một cái thời tu về Định Hiện Tại An Lạc Trú hay là Định Niệm Hơi Thở chất lượng tốt 100% thì phải hội đủ mười cái điều kiện này. Nếu mà thiếu mười điều kiện này thì chắc chắn chúng ta không có thể nào mà có chất lượng tốt. Thí dụ như mười thời tu, thì chúng ta có thể tu tốt được năm, sáu còn ba hoặc bốn thời thì tu không có chất lượng, không được tốt.
Bây giờ cái nữa:
Hỏi: Thời gian con giữ ba mươi phút, tự nó kéo dài tỉnh giác năm phút, mười phút thì được, chứ không cho sụt phải không thưa Thầy?
Đó là cái thời gian mà mình ngồi tu ba mươi phút thôi. Nhưng bây giờ nó yên quá, nó tăng lên năm phút hay là mười phút, mười phút có khi nó kéo dài một giờ, giờ rưỡi đi, mình thấy nó yên quá. Thôi để mình ngồi yên. Sự thật ra cái này là cái tu sai, không có đúng.
Đáp: Thời gian con nên tu tập làm chủ cho đúng giờ. Bởi vậy, Thầy nói thí dụ như bây giờ Thầy ra lệnh, Thầy khoanh chân Thầy ra lệnh: “giờ này là 3 giờ nè, thì bảy ngày sau, thân tâm này nhập định bảy ngày sau đúng 3 giờ chiều ngày thứ 7 hãy ra định, hãy xuất định” thì đúng tới đó nó xuất định.
Còn như con, con tu tập kiểu đó tới chừng đó bảo nó xuất định bảy ngày tới 3 giờ chiều ngày thứ 7 nó ra, nhè tới ngày thứ một trăm nó mới ra, rồi người ta đem chôn con mất rồi làm sao phải không? Cho nên ở đây chúng ta tu tập làm chủ từng giờ phút chứ đâu phải làm chủ như vậy được. Nó yên mặc nó, tới giờ là phải xả không cần thiết, tao làm chủ chứ đâu phải mày dẫn dắt tao theo cái sự an lạc của mày, trong cái sự yên lặng, yên lặng được là ngay vào bước đầu tao đã tập trung yên lặng ngay liền tức khắc.
(1:24:13) Đó là cái sức làm chủ, luyện tập cái sức làm chủ chứ không phải chạy theo cái sự an lạc đó, chạy theo cái sự im lặng đó để mà chúng ta thấy. Như vậy ngày mai nó sẽ yên lặng nhiều hơn không phải đâu. Nó dẫn cho chúng ta yên lặng chứ chưa phải chúng ta làm chủ. Còn chúng ta làm chủ yên lặng, vô chúng ta hướng tâm nhắc, gom tâm liền cái sự yên lặng liền, tức là chúng ta điều khiển nó yên lặng.
Cho nên cái thời gian nếu mà thời gian như vậy thì con tu tập như vậy sau này quen rồi, con bảo nó tu trong ba mươi phút thì nó làm lố tới một giờ, hai giờ thì cái chuyện đó là, sau đó rồi nhập định nó bảy - tám ngày thì nó làm cho một tháng, hai tháng mới chết. Thì tất cả những cái này chúng ta phải tu ngay từ lúc đầu để làm chủ.
Cho nên ở đây chúng ta không tham, mà tu thấy an, rồi tự nó kéo dài ra, không xả ra thì tức là chúng ta… thì như vậy là chúng ta phải chủ động điều khiển từng giờ phút chúng ta. Muốn nó 45 phút là phải 45 phút, muốn nó một giờ là phải một giờ, muốn nó hai giờ là phải hai giờ thì muốn đâu nó làm đó, đó là cái sự điều khiển của chúng ta.
Bởi vậy tu theo Thầy nó rất là … mọi cách thức điều khiển nó phải làm chủ phải chủ động điều khiển chứ không phải là nó muốn được bao nhiêu là bao nhiêu.
Mới vào ngồi tu con hướng tâm nhắc: “Sáu căn phải “im lặng như Thánh” trong ba mươi phút không được tăng, không được giảm”. Đó mình nhắc nói như vậy đó, rồi bắt đầu mình ngồi có tu tập được như vậy sau này con vào định bảy ngày, một tháng, hai tháng hoặc ba tháng thì tự nó xuất định rất đúng. Còn tu tập như con hiện giờ sau này xuất định không theo sự điều khiển của con. Nghĩa là nó sẽ ngồi lố, hoặc là nó xuất định trước, cái đó là nó không đúng theo cái sự điều khiển của mình muốn, mình làm chủ.
Đó, thì nhớ kỹ những cái điều này để mà tập luyện cho đúng. Hầu hết là các con phải rút tỉa kinh nghiệm với nhau mà tu tập cho đúng.
Hỏi: Ngồi kiết già lưng thẳng, đặt niệm trước mặt, suy tư quán xét có phải như vậy là tu thiền quán không?
Đáp: Phải, đó là tu Định Vô Lậu - ly dục, ly ác pháp; diệt ngã, xả tâm. Về cái phần tu như vậy đó thì rất tốt, nghĩa là thân nó gom lại, tâm nó gom lại để rồi chúng ta quán xét nó có cái trí tuệ phóng ra từ cái thân tâm gom lại đó. Cho nên tu cái Định Vô Lậu mà lại ngồi lưng thẳng, ngồi kiết già hẳn hòi thì tu rất tốt. Nó có cái trí tuệ sáng suốt phóng ra.
Hỏi: Nó có lợi ích hơn người ngồi bình thường suy tư quán xét ở điểm nào?
Đây là hỏi thêm Thầy cái chỗ này thôi để biết rằng khi ngồi kiết già thì nó lợi ích hơn cái ngồi bình thường như thế nào?
(1:26:57) Đáp: Ngồi kiết già thì thân được gom lại, và tâm được tập trung vào một niệm. Theo kiểu ngồi kiết già thì độ sáng suốt của trí tuệ được phóng ra và hóa giải được những khúc mắc và khó khăn của các pháp.
Đó, thì các con thấy khi mà ngồi kiết già thì thân nó gom lại, thân mình nó tréo lại, nó gom lại nó thành một khối, thì cái tâm nó lại nằm ở trên cho nên thân định trên tâm, tâm định trên thân, hai cái nó đều định với nhau ở trên đó cho nên từ đó cái trí tuệ chúng ta phóng quan sát cái sự kiện xảy ra như thế nào? Hoặc là cái tâm niệm của chúng ta nó có những cái niệm gì đó thì chúng ta quán xét nó rất dễ và nó sáng suốt, cho nên nó hóa giải được những cái gút mắc của những cái niệm đó, của những các pháp đó nó làm cho chúng ta thoát khỏi cái sự khổ đau của nó.
Còn ngồi bình thường thân không được gom, chỉ có tâm tập trung vào niệm nên độ sáng suốt hóa giải không bằng. Tuy rằng nó cũng có hóa giải nhưng nó kém nó không bằng cái người ngồi kiết già lưng thẳng.
Đó là Thầy phân tích ra để cho thấy rõ được cái chỗ mà con hỏi ngồi kiết già lưng thẳng với ngồi bình thường mà tu Định Vô Lậu cái nào có lợi nhiều hơn.
Hỏi: Nghĩa tín thọ và Pháp tín thọ như thế nào?
Trong cái lời hỏi của con thì hỏi Pháp tín thọ trước còn Nghĩa tín thọ sau. Còn ở đây thì thay vì hỏi phải hỏi Nghĩa tín thọ và Pháp tín thọ như thế nào?
Đáp: Nghĩa tín thọ là tin theo và thọ lãnh những lẽ mà mình đã được nghe. Cái lý lẽ mà mình đã được nghe, mình tin theo. Nghĩa là “tín thọ” nghĩa là tin theo và thọ lãnh những cái lý lẽ mà mình đã được nghe nó đúng đắn.
Pháp Tín Thọ: là tin theo và lãnh thọ giáo pháp mà mình đã được nghe, gọi là Pháp Tín Thọ. Nghĩa là mình nghe cái pháp đó, mình rất là tin cho nên mình theo cái pháp đó mình nỗ lực mình tu hành, nỗ lực mình sống đúng, nỗ lực mình dứt bỏ, nỗ lực mình làm những cái chuyện rất là nhiệt tâm để trong mình xả bỏ được ly dục, ly ác pháp được đó là Pháp Tín Thọ.
Như Thầy dạy về pháp Tứ Bất Hoại Tịnh, Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, hay hoặc là Tứ Niệm Xứ trên thân quán thân, hay là Định Vô Lậu, hay định Chánh Niệm Tỉnh Giác đó là Pháp Tín Thọ. Tín thọ là các con tin mà nỗ lực tu hành tập luyện đúng, không sai lời dạy của Thầy gọi là tín thọ. Cho nên còn có nghĩa là trong kinh Phật như kinh A hàm, cái Kinh Trung Bộ thì “y giáo phụng hành”. Còn ở Kinh A hàm thì thường thường “Tín thọ phụng hành”. Tin và theo mà làm y kinh pháp đó là tín thọ.
Ở đây giảng từng chữ nghĩa như vậy, đó là trong những cái điều kiện con hỏi như vậy hầu hết là đều bị pháp tưởng nó lưu xuất ra, nó cũng hay chứ không phải dở nhưng mà nó điều bị pháp tưởng, nó làm cho chúng ta bị lạc, bị lạc vào cái chỗ tu.
(1:30:05) Thay vì chúng ta tu cái thứ nhất là tập yên lặng để mà tu. Thứ hai là quán xét vô lậu quét sạch, có những pháp tưởng quét ra hết không có cần nghe, không cần hiểu gì thêm những cái này, mà những cái này tức là bị Pháp tưởng nó làm cho động tâm.
Cho nên một cái người mà học kinh điển nhiều là sau khi mà cái tâm hết vọng tưởng thì nó bị Pháp tưởng. Bởi vì cái đoạn đường từ Nhị Thiền mà đến Tam Thiền là cái đoạn đường của Tưởng thức nó hoạt động, cho nên mỗi mỗi nó đều hoạt động ra vì vậy mà các tổ sư đều ở trên cái chỗ Pháp tưởng này mà họ nói ra những cái công án. Họ hỏi đáp những cái công án với nhau, thì đó là cái Pháp tưởng. Cho nên gọi là Triệt Ngộ là họ ngay từ cái chỗ trạng thái này mà họ triệt ngộ những cái công án. Do chúng ta tuần tự mà khi mà cái tâm các con đạt đến cái chỗ Sơ thiền rồi thì bắt đầu các pháp tưởng nó hoạt động. Cho nên hầu hết là Hải Tâm con cũng đang ở trong cái chỗ pháp tưởng, do đó mà hỏi qua những cái danh từ như vậy đó là bị pháp tưởng đó con.
Hỏi: Trước bữa ăn ba muỗng cơm đầu tiên đọc ba câu
1- Nguyện làm tất cả việc lành.
2- Nguyện đoạn dứt các việc ác.
3- Nguyện độ tất cả chúng sanh.
Con xin hỏi câu thứ ba nếu độ quá ít người có tội hay không? Con chỉ sợ đọc được mà con không thực hiện được xin Thầy giảng cho con hiểu rõ.
Các con nhớ phải ráng mà tu tập, còn Phương thì con phải giải quyết cho cháu và đồng thời khi nào muốn tu là phải sống trọn vẹn một con người không còn kiết sử, chứ còn kiết sử thì con tu cũng uổng phí mà thôi, chỉ là hai buổi trong một ngày, hai ngày cho nó qua thôi, chứ còn tu như vậy thì không đến, không tới nơi tới chốn, rất là uổng.
Nếu mà trước kia con nghe lời mà con cắt bỏ hết, con đừng có đắm đuối cuộc đời thì hôm nay con sẽ tu rất tốt, vì con cũng không nghe lời Thầy, cho nên bây giờ con mới chịu những cái nỗi khổ đau như thế này.
Đời có gì hạnh phúc đâu, chỉ là một ảo ảnh, một hạnh phúc ảo ảnh, chúng ta chuốc lấy ảo ảnh tưởng là thật, nhưng chạy mãi, chạy mãi theo nó rồi thì các con cũng thấy chỉ là một chuỗi dài đau khổ của đời người, không có gì. Bây giờ là một cái bài học rất lớn cuộc đời của con, nhưng con phải làm trách nhiệm, bốn phận của Đạo Đức làm người vì nhân quả con đã tạo ra thì con không thể bỏ bê hay hoặc là chối bỏ cái nhân quả đó được mà hãy làm cái phận sự của một con người cho xứng đáng.
Có những gì chưa giải quyết được cần gặp Thầy giúp, thí dụ như muốn cho cháu đi tu, nơi tốt dạy các con học con không làm được thì Thầy sẽ giới thiệu cho cô Liễu với cô Nguyên hai người đang ở ngoài Vũng Tàu họ đang hướng dẫn một số chúng ni, nhỏ có, lớn có thì Thầy có thể sẽ gởi gắm cho và cháu sẽ ra đó mà tu.
HẾT BĂNG