(11:05) Thầy xin tiếp tục, để cho mấy con lưu ý về cái phần tu tập của mình thêm. Bởi vì trong cái chương trình mà tu tập của đạo Phật, nó phải có đi từ thấp đến cao, chứ không phải tu chung chung. Cho nên nó phải có từng cái lớp. Thí dụ như nói: Thầy nói chúng ta thấy rõ ràng là vào cái Bát Chánh Đạo, thì chúng ta thấy nó là có tám lớp. Mà trong tám lớp, thì chúng ta thấy như từ cái lớp Chánh Kiến mà cho đến Chánh Mạng. Thì như mấy con biết rằng Chánh Kiến, Chánh Mạng thì nó thuộc về cái lớp giới luật đức hạnh, nó chưa phải là cái pháp tu. Nhưng mà nó là cái pháp xả, chứ chưa phải là cái pháp mà tu.
Cho nên đức Phật dạy những gì cần thông suốt thì phải thông suốt. Thì thông suốt từ cái lớp Chánh Kiến mà cho đến Chánh Mạng, nó là những cái lớp để mà sử dụng cái tri kiến của chúng ta, cái ý thức của chúng ta phải triển khai, để chúng ta có cái hiểu biết thông suốt. Thông suốt những cái điều cần thiết cho cái đời sống của chúng ta. Tức là chúng ta thông suốt những cái giới luật đức hạnh, những cái oai nghi tế hạnh, để mà chúng ta tập sống trong những cái oai nghi đó. Tập sống trong cái đó, những cái giới luật đức hạnh đó, để mà chúng ta, cái mục đích là xả tâm, xả tâm chúng ta. Phải làm cho tâm chúng ta nó không còn tham, sân, si.
(12:25) Đạo Phật dạy chúng ta đó là từ bỏ, buông xả cái tâm tham, sân, si, chứ không phải buông xả cái cuộc đời của chúng ta; hay buông xả các ác pháp xung quanh chúng ta, mà buông xả cái tâm tham, sân, si. Vì chính tham, sân, si nó mới có ác pháp xung quanh chúng ta.
Một người mà chửi mắng chúng ta. Mà cái tâm tham, sân, si chúng ta xả thì cái người chửi mắng vô nghĩa đối với chúng ta, không có cái nghĩa tác động vào tâm chúng ta được. Chỉ vì chúng ta còn tâm tham, sân, si. Cho nên vì vậy, cái người đó chửi mắng mà chúng ta mới tức giận.
Cho nên mục đích của đạo Phật là xả, từ bỏ, hay hoặc xả là xả cái tâm tham, sân, si. Chứ không phải xả cái người xung quanh chúng ta. Cho nên chúng ta không phải là người tránh né, trốn chạy. Mà chúng ta đứng trước các đối tượng của chúng ta, tâm chúng ta bất động; là do cái tâm không tham, sân, si chúng ta. Cho nên phải hiểu xả là xả tham, sân, si.
Vậy xả tâm tham, sân, si thì chúng ta phải thông suốt cái giới luật đức hạnh. Vì có cái tri kiến mà thông suốt giới luật đức hạnh đó, thì cái tâm tham, sân, si chúng ta mới không có, đó mấy con thấy không? Còn không thông suốt thì mấy con thấy tâm tham, sân, si mấy con có.