00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 07-THÔNG SUỐT NHỮNG GÌ CẦN THÔNG SUỐT

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 07

THÔNG SUỐT NHỮNG GÌ CẦN THÔNG SUỐT

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu Sinh Nam

Thời gian: 22/02/2008

Thời lượng: [53:14]

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

Số lượng: 65 pháp âm

1- TU HỌC PHẢI THEO THỨ LỚP

(00:01) Trưởng lão: Hôm nay, Thầy về để mà Thầy kiểm tra lại mấy con. Kiểm tra coi cái, thứ nhất là về cái tri kiến của mấy con, để biết cái tri kiến về cái đạo đức, cái giới luật, mấy con xả tâm đến cái mức độ nào?

Cái thứ hai là kiểm tra cái nhiếp tâm và an trú tâm, để xem coi cái sự nhiếp tâm của mấy con được bao nhiêu phút? Rồi từ đó mới phân ra cho mấy con biết được cái lớp của mình học ở cái lớp nào. Chứ không khéo thì mấy con học chung chung đó, chẳng có lợi ích gì hết!

Còn ở trong cái lớp học, Thầy thấy còn ai nữa không con?

(00:49) Tu sinh 1: Dạ, thưa đại chúng bây giờ có, thưa Thầy.

Trưởng lão: Ừ, sẽ mời quý sư, quý thầy đến cho đủ, để bữa nay là cái bữa Thầy kiểm. Bắt đầu coi như là kiểm, không phải là nói suông, mà kiểm tra bắt mấy con phải ngồi trong cái khoảng thời gian, thí dụ như 30 phút hay hoặc 1 giờ. Thì cái sức của mấy con ngồi đến cái mức độ nào? Và cái sự nhiếp tâm của mấy con như thế nào? Thầy theo dõi cái sự nhiếp tâm của mấy con, để rồi xác định được cái sự tu tập của mấy con. Chứ còn không khéo thì không xác định cái sự tu tập của mấy con. Thì coi như mình tu cầm chừng, mình giậm chân tại chỗ. Rồi mình tu như vầy có hình thức, nó không có tiến tới.

Bởi vì nó có nhiều cái giai đoạn tu tập, thí dụ như đầu tiên, thì mấy con phải học những cái giới luật đức hạnh, những cái oai nghi tế hạnh. Như Thầy lập cái giáo đoàn Chơn Như. Thì trong cái giáo đoàn Chơn Như thì mấy con đã biết là có Tăng đoàn, Ni đoàn, và Nam cư sĩ đoàn, Nữ cư sĩ đoàn.

(02:05) Hôm nay Thầy kiểm bên Tăng trước, và Nam cư sĩ. Cho nên Thầy sẽ theo dõi từng chút, từng người, để cho đúng cái đặc tướng, đúng cái phương pháp mấy con tu. Vì cái phương pháp của đạo Phật, như mấy con đã từng nghe nói Tứ Chánh Cần. Vậy thì cái người nào mà tu pháp Tứ Chánh Cần, mà cái người nào chưa được tu pháp Tứ Chánh Cần? Mà nghe Tứ Niệm Xứ, thì cái người nào mà được tu pháp Tứ Niệm Xứ, mà người nào chưa được tu pháp Tứ Niệm Xứ?

Do cái chỗ nào mà mấy con sẽ, Thầy kiểm tra và Thầy định sắp lớp, và cái người nào mà tu Tứ Thánh Định, tức là Bốn Thiền. Mà tu Thánh Định là tu cái pháp nào? Và tu Tứ Niệm Xứ là tu pháp nào? Và tu Tứ Chánh Cần là tu cái pháp nào? Nó không phải tu chung chung như cái người thọ Bát Quan Trai, phải không, các con phải hiểu!

(03:01) Cho nên vì vậy đó, khi mà phân lớp ra rồi, cái người nào mà tu ở lớp nào, thì được cái sự hướng dẫn cặn kẽ ở lớp đó. Và cái lớp học thì mấy con sinh hoạt bình thường, mấy con học cái giới luật đức hạnh.

Bởi vì hầu hết là cái giới luật của Phật mà từ xưa đến giờ thì nó đã có 5 giới, Thập Thiện, 10 giới Sa di, 250 giới Tỳ kheo, 348 giới Tỳ kheo Ni, thì giới luật nó như vậy. Nhưng mà cái giới đức, thì hầu như người ta chưa có triển khai ra những cái đức hạnh của giới.

Cho nên hôm nay mấy con đã được học 5 cái giới, mà 5 cái giới đó là của người cư sĩ. Nhưng mà trước khi thành tu sĩ, thì mấy con cũng phải là người cư sĩ chứ đâu phải khi không mà mấy con vào mấy con làm tu sĩ liền được đâu. Cho nên cư sĩ thì mình phải thông suốt 5 giới, mà 5 giới thì các con thấy nó đơn giản, nhưng mà nói về cái đức giới thì nó quá nhiều.

(04:02) Nếu mà mấy con áp dụng được 5 cái giới căn bản của người cư sĩ, thì mấy con đã được giải thoát rồi. Bởi vì mấy con sống với Đức Hiếu Sinh, mà Đức Hiếu Sinh thì nó mang theo với cái tâm của nó là cái tâm tha thứ. Cho nên mọi sự ác pháp, mọi sự lỗi lầm của người khác, thì mấy con luôn luôn lúc nào cũng tha thứ và thương yêu, không bao giờ ghét một người nào hết. Thì như vậy mấy con đã được giải thoát rồi chứ gì?! Nhưng giải thoát bằng trí chứ không phải giải thoát bằng Thiền Định.

(04:31) Còn nói về Thiền Định thì mấy con là số không, mấy con đâu có biết. Nhưng mà Thiền Định như thế nào? Trước khi muốn tu tập Thiền Định thì mấy con phải có sự tỉnh thức hẳn hòi, hoàn toàn. Nếu không có tỉnh thức thì mấy con không bao giờ đạt được. Mà muốn có tỉnh thức thì mấy con phải nhiếp tâm và an trú cho được. Mấy con thấy phải đi từng bậc.

Bây giờ mấy con nhiếp tâm được bao nhiêu phút? Có người nào mà nhiếp tâm được 1 giờ, 2 giờ mà không niệm không? Bây giờ mà mấy con ngồi xuống Thầy kiểm tra, để xem coi mấy con ngồi 1 giờ đồng hồ. Thứ nhất, về cái thân của mấy con coi mấy con có nhúc nhích không? Bất động hay là nhúc nhích? Nhúc nhích thì cái thân mấy con nhúc nhích, thì mấy con thân còn động. Mà còn động thì làm sao mà tâm mấy con bất động được.

Cái thứ hai thì tâm của mấy con phải bất động. Mà tâm bất động thì mấy con không có một niệm khởi ở trong đó, chứ có niệm khởi thì nó là động.

(05:32) Vậy thì mấy con căn cứ vào cái sự tu tập từ lâu tới giờ, mấy con đã tỉnh thức được bao nhiêu phút, bao nhiêu giờ? Thì lúc bây giờ đó, thì từ cái chỗ đó mấy con trình lại cho Thầy nghe: "Bây giờ con đã tu tập 30 phút không niệm khởi". Tức là con nhiếp tâm được ở trong hơi thở hoặc nhiếp tâm ở trong cái bước đi của con, phải không? Thì mấy con trình bày cho Thầy, xem coi thử coi mấy con có đúng hay không? Rồi mấy con sẽ ngồi hay hoặc mấy con cứ đi kinh hành, Thầy ngồi đây Thầy theo dõi.

Mấy con nói bây giờ mấy con tu 30 phút không niệm khởi. Thì Thầy ngồi đây 30 phút, Thầy xem cái bước đi kinh hành của mấy con, để Thầy xem coi thử coi 30 phút đó, mấy con có niệm hay không? Đó là kiểm tra, kiểm tra để biết cái sức tu tập của mấy con ở cái mức độ nào? Để giúp cho các con tu tập cao hơn, tiến hơn, chứ không phải là tu cầm chừng.

(06:29) Hôm nay thì mấy con cũng đủ biết rằng: khi mà tu tập, nó có từng cái lớp, chứ không phải là tu chung chung như từ lâu tới giờ. Mà có cái lớp tu thì mới biết căn bản, cái sức tu tập của mình ở cái lớp nào?

Đó, thì hôm nay, là khi qua cái năm mới này, nó không phải còn như cái sự tu tập của năm cũ nữa. Bởi vì chúng ta đã thành lập cái giáo đoàn của Tu viện Chơn Như rồi. Thì cái giáo đoàn đó, thì nó phải đào luyện cho mấy con tu đến nơi đến chốn, tu phải làm chủ sự sống chết, sanh tử luân hồi, chứ không phải tu mà cái kiểu mà lơ mơ.

Nghĩa là đã bỏ hết cuộc đời đi tu rồi, thì mấy con đừng có nghĩ là mình tu còn danh còn lợi. Ở đây không có danh lợi nữa. Mà chỉ tu làm sao mà mình chết hồi nào chết, mình muốn sống hồi nào sống. Bốn cái sự đau khổ của kiếp người: sanh, già, bệnh, chết, mấy con phải làm chủ hoàn toàn!

(07:32) Vậy là cái lớp hôm nay đó, thì về Tăng, thì có lẽ là kiểm tra phải hai lần, chứ không một lần thì không thể kiểm tra hết, vì đông quá. Còn cái lớp cư sĩ thì, Nam cư sĩ thì Thầy sẽ kiểm tra một lần, vì cái số mấy con ít hơn bên Tăng. Còn bên Tăng thì đông hơn, cho nên vì vậy sẽ kiểm tra hai lần. Vậy Thầy sẽ chịu khó, coi như là bên cư sĩ và bên Tăng, thì chia làm hai phần để mà kiểm tra cho nó cụ thể hơn.

Có một cái số người vắng mặt, như vầy là cái số người đó thì, và cái số người mà mới đến dự thính tu tập. Thì những cái người dự thính tu tập, thì không được xếp vào lớp. Bởi vì không biết cái trình độ của họ, các con đã tu tập đến cái mức độ nào? Thí dụ về giới luật đức hạnh, thì mấy con đã tham dự đến chỗ nào? Thì coi như nó còn thiếu khuyết rất nhiều? Thí dụ như Đức Hiếu Sinh mấy con học chưa hết, rồi Đức Ly Tham, Đức Chung Thủy.

(08:56) Hôm nay thì chúng ta học tới cái lớp mà giới Đức Chung Thủy rồi. Thì Đức Thành Thật, rồi Đức Minh Mẫn nó còn hai cái lớp nữa, Đức Thành Thật với Đức Minh Mẫn. Vậy thì những cái người mà cũ, thì được kiểm tra, và đồng thời Thầy cũng sẽ kiểm tra luôn cả những cái người mới. Nhưng mà người mới, thì sẽ ghi tên, mới cũ thì Thầy sẽ ghi tên. Ở trong này thì có một cái số quý vị mới 5 tháng. Còn những người cũ, thì cái số lượng mà người cũ thì ở đây thì có năm người bên Tăng. Thầy sẽ đọc tên những người cũ, thì như:

  • Giác Thường, giác Thường có không con? Có, con ngồi xuống đi con!

  • Chơn Thành, chơn Thành chắc không có?

  • Minh Nhân, minh Nhân có không con? (Minh Nhân vắng mặt. )

Trưởng lão: Minh Nhân vắng mặt.

  • Thanh Quang! Thanh Quang có?

  • Chơn Giác, chơn Giác không có hả? (Vắng mặt)

Coi như mấy người cũ cũng vắng mặt mấy người. Mấy người mới mà trong 5 tháng, thì Thầy sẽ gọi pháp danh thử coi còn có mặt hay không?

Gia Hạnh, Gia Hạnh có không con?

Tu sinh Gia Hạnh: Thưa Thầy có.

Trưởng lão: Gia Quang! Con ngồi xuống con!

  • Gia Khánh, Minh Đạo, Minh Đạo chắc không có. (Minh Đạo vắng mặt )

  • Thiện Hoa!

Tu sinh Thiện Hoa: Dạ thưa Thầy có.

Trưởng lão: Thiện Tâm.

Tu sinh Thiện Tâm: Thưa Thầy có.

Trưởng lão: Thanh Định! (Vắng mặt.) Vắng mặt không có.

  • Chơn Tánh con!

Tu sinh : Thưa Thầy, con bây giờ thì ở đây…​ Giác Thức., Giác Thức 1 năm hơn rồi.

Trưởng lão: Ai con?

Tu sinh 1: Dạ, Giác Thức.

Trưởng lão: Giác Thức hả con?

Tu sinh 1: Dạ.

Trưởng lão: Giác Thức cũ nè? Giác Thức có không con?

Tu sinh Giác Thức: Giác Thức dạ có.

2- THÔNG SUỐT NHỮNG GÌ CẦN THÔNG SUỐT

(11:05) Thầy xin tiếp tục, để cho mấy con lưu ý về cái phần tu tập của mình thêm. Bởi vì trong cái chương trình mà tu tập của đạo Phật, nó phải có đi từ thấp đến cao, chứ không phải tu chung chung. Cho nên nó phải có từng cái lớp. Thí dụ như nói: Thầy nói chúng ta thấy rõ ràng là vào cái Bát Chánh Đạo, thì chúng ta thấy nó là có tám lớp. Mà trong tám lớp, thì chúng ta thấy như từ cái lớp Chánh Kiến mà cho đến Chánh Mạng. Thì như mấy con biết rằng Chánh Kiến, Chánh Mạng thì nó thuộc về cái lớp giới luật đức hạnh, nó chưa phải là cái pháp tu. Nhưng mà nó là cái pháp xả, chứ chưa phải là cái pháp mà tu.

Cho nên đức Phật dạy những gì cần thông suốt thì phải thông suốt. Thì thông suốt từ cái lớp Chánh Kiến mà cho đến Chánh Mạng, nó là những cái lớp để mà sử dụng cái tri kiến của chúng ta, cái ý thức của chúng ta phải triển khai, để chúng ta có cái hiểu biết thông suốt. Thông suốt những cái điều cần thiết cho cái đời sống của chúng ta. Tức là chúng ta thông suốt những cái giới luật đức hạnh, những cái oai nghi tế hạnh, để mà chúng ta tập sống trong những cái oai nghi đó. Tập sống trong cái đó, những cái giới luật đức hạnh đó, để mà chúng ta, cái mục đích là xả tâm, xả tâm chúng ta. Phải làm cho tâm chúng ta nó không còn tham, sân, si.

(12:25) Đạo Phật dạy chúng ta đó là từ bỏ, buông xả cái tâm tham, sân, si, chứ không phải buông xả cái cuộc đời của chúng ta; hay buông xả các ác pháp xung quanh chúng ta, mà buông xả cái tâm tham, sân, si. Vì chính tham, sân, si nó mới có ác pháp xung quanh chúng ta.

Một người mà chửi mắng chúng ta. Mà cái tâm tham, sân, si chúng ta xả thì cái người chửi mắng vô nghĩa đối với chúng ta, không có cái nghĩa tác động vào tâm chúng ta được. Chỉ vì chúng ta còn tâm tham, sân, si. Cho nên vì vậy, cái người đó chửi mắng mà chúng ta mới tức giận.

Cho nên mục đích của đạo Phật là xả, từ bỏ, hay hoặc xả là xả cái tâm tham, sân, si. Chứ không phải xả cái người xung quanh chúng ta. Cho nên chúng ta không phải là người tránh né, trốn chạy. Mà chúng ta đứng trước các đối tượng của chúng ta, tâm chúng ta bất động; là do cái tâm không tham, sân, si chúng ta. Cho nên phải hiểu xả là xả tham, sân, si.

Vậy xả tâm tham, sân, si thì chúng ta phải thông suốt cái giới luật đức hạnh. Vì có cái tri kiến mà thông suốt giới luật đức hạnh đó, thì cái tâm tham, sân, si chúng ta mới không có, đó mấy con thấy không? Còn không thông suốt thì mấy con thấy tâm tham, sân, si mấy con có.

3- TU TẬP SỨC ĐỊNH TĨNH ĐỂ TRỢ GIÚP XẢ TÂM

(13:36) Nhưng cái hiểu biết của mấy con, thì nó chưa phải là đủ cái lực, nó chưa đủ cái lực. Cho nên khi mà chúng ta hiểu biết cái giới luật đức hạnh. Đức Phật dạy cái Đức Hiếu Sinh, cái lòng thương yêu của chúng ta. Cái lòng thương yêu của chúng ta, nó sẽ đối xử với tất cả các cái pháp xung quanh chúng ta, nó đem lại cái sự bình an cho chính cái thân tâm của chúng ta. Nhưng khi mà các ác pháp đó nó có một cái lực, cái nghiệp lực nó rất mạnh. Cho nên nó tác động vào thì chúng ta bị dao động liền.

Cho nên nói tôi cũng hiểu, tôi cũng biết thương yêu. Nhưng mà tại sao khi mà người ta chửi mắng, hay là nói oan ức tôi, tôi chịu không nổi, tôi bị dao động tâm tôi liền. Tại vì mấy con chưa có đủ cái bình tĩnh, cái sức định lực. Cho nên mấy con bị dao động. Vậy thì muốn cho mình có được cái sức bình tĩnh, cái sức định lực đó, thì mình phải tu tập cái gì? Đó là mình phải tu tập tỉnh thức, nó mới có cái sức định tĩnh.

Thì mấy con thấy từ cái chỗ mà chúng ta có cái tri kiến giải thoát bằng giới luật đức hạnh. Cái tri kiến đó nó giúp đỡ chúng ta, để chúng ta thông suốt mà thôi, chứ chúng ta chưa đủ cái lực. Vậy thì chúng ta phải tu tập thêm để chúng ta có một cái lực. Cái lực đầu tiên đó là cái đạo lực, cái đạo lực để mà chúng ta, cái ác pháp tác động chúng ta, tâm ta không dao động.

(15:03) Vậy thì các con thấy mình có hai phần: một phần triển khai tri kiến hiểu biết. Rồi một phần phải cần, phải tập cho mình có cái định lực. Tức là phải tập tỉnh thức. Mà tập tỉnh thức là tập như thế nào? Phải tập nhiếp tâm và an trú tâm. Nhiếp tâm được thì nó mới có định lực, nhiếp tâm không được thì làm sao có định lực?

Vậy thì hôm nay mấy con nhiếp tâm đó, để mà xét lại cái tâm của mình, trong khoảng thời gian 30 phút cho đến một giờ, mấy con có làm được cái khoảng thời gian đó không có niệm không? Nếu mà không có niệm, thì mấy con khoảng thời gian từ 30 phút đến một giờ mà an trú được, nhiếp tâm và an trú được trọn vẹn đó. Thì mấy con đã có một cái lực, cái lực sức tỉnh thức, cái lực định. Còn chưa được thì phải tập lại, tập căn bản.

(15:47) Bây giờ thí dụ như chẳng hạn: bây giờ 30 phút, 1 giờ đồng hồ mấy con chưa đạt được. Thì mấy con phải lui lại tu tập 30 phút. Mà 30 phút mấy con tu tập còn niệm khởi ở trong đầu của mấy con. Thì lúc bây giờ mấy con lui lại còn 10 phút. Mà 10 phút còn thì lui lại 5 phút. Mà 5 phút còn, lui lại 1 phút. Mà 1 phút mà còn, thì chỉ còn có một hơi thở hít vô và thở ra, hay hoặc là đưa cánh tay ra, cánh tay vào một lần mà thôi. Thì như vậy không lẽ một lần như vậy mà mấy con còn có niệm sao? Đó là cái sức căn bản.

Còn tu mà ngồi đây 30 phút, 1 giờ mà vẫn có thỉnh thoảng một, hai niệm xen vào thì sẽ không có chất lượng. Tu tập như vậy là tu tập sai! Mà từ lâu tới giờ, thì mấy con ngồi thì Thầy thấy ngồi từ 30 phút, 1 giờ chứ không có ít. Nhưng mà cái chất lượng ở trong cái tâm của mấy con, để được cái sự nhiếp tâm và an trú thì mấy con không có, còn con số không.

(16:41) Hôm nay Thầy sẽ kiểm tra lại những cái điều này, để sắp xếp cho mấy con tu từ cái cơ bản nhất của mấy con, để mấy con đi lên. Chứ không thể để như thế này, mà để đào tạo cho mấy con trở thành một người mà làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Thì mấy con hoàn toàn không biết đời nào mấy con làm chủ được.

Rồi cái hình thức tu sĩ, cái hình thức vào đây tu tập, nhưng cuối cùng chúng ta chẳng được gì, rất uổng một cuộc đời của chúng ta! Tu cho được, phải làm cho được, để nói lên tiếng nói rằng: chúng ta là những con người được theo đạo Phật, đã làm chủ được sự đau khổ chính bản thân của chúng ta.

(17:14) Hôm nay là Thầy về đây, là vì muốn sắp xếp lại cái sự tu tập cho mấy con. Để mấy con không còn mất thì giờ. Nghĩa là năm nay, cuối năm nay, thì mấy con phải có người, phải có tu tập có đủ Tứ Thần Túc. Vậy thì trong cái lớp của chúng ta hiện giờ có mặt trước mặt Thầy đây, có người nào mà đã tu tập được 30 phút nhiếp tâm không có niệm khởi, mấy con dơ tay lên Thầy xem coi có người nào được chưa? Không có niệm khởi, rồi Thầy sẽ, còn ai nữa không?

Bây giờ sắp lớp đàng hoàng mấy con. Cái người nào mà không niệm khởi, suốt cái thời gian 30 phút mà không niệm khởi thì mấy con ghi. Mấy con cho Thầy biết, Thầy ghi, để Thầy sắp xếp cái lớp cho mấy con tu cho đúng cái cơ bản của mấy con. Và Thầy còn kiểm tra trở lại, chứ không phải là mấy con nói rồi Thầy không kiểm tra, Thầy còn kiểm tra lại.

Còn ai nữa không con? Người nào, ở trong này người nào mà 10 phút không niệm khởi? 10 phút.

Con pháp danh gì con?

Tu sinh Gia Quang: Dạ, thưa con pháp danh Gia Quang.

Trưởng lão: À, rồi. Còn ai nữa không con? 10 phút.

Tu sinh Giác Thức: Dạ! Thưa Thầy Giác Thức.

Trưởng lão: Giác Thức hả con?! Còn ai nữa không con?

Người nào mà nhiếp tâm không niệm khởi trong 5 phút? Có người nào được không? Cứ giơ tay! 5 phút, 5 phút thôi!

  • Thanh Quang hả con? Rồi. Con!

Tu sinh Gia Hạnh: Gia Hạnh.

Trưởng lão: Gia Hạnh hả? Còn bên kia con?

Tu sinh Thiện Hoa: Dạ thưa con Thiện Hoa.

Trưởng lão: Thiện Hoa. Còn ai nữa không con? Con hả con?

Tu sinh Nguyên Trung: Thưa con, dạ, nguyên Trung.

(18:58) Trưởng lão: Nguyên Trung. Còn ai nữa không con?

Bây giờ đến một phút mấy con, người nào mà nhiếp tâm trong một phút không niệm khởi? Con hả con, pháp Châu hả con?

Tu sinh Pháp Châu: Dạ

Trưởng lão: Còn ai nữa không con? 1 phút không niệm khởi?

30 giây, có người nào 30 giây, nhiếp tâm trong 30 giây không niệm khởi không? Không có hả? 30 giây, tên gì con?

Tu sinh Gia Khánh: Dạ con Gia Khánh ạ.

4- 30 PHÚT CÒN NIỆM THÌ CHƯA TU TỨ NIỆM XỨ

(19:26) Trưởng lão: Còn ai nữa không con?

Vậy thì chỉ có một người 30 phút, hai người 10 phút, bốn người 5 phút, một người 1 phút và một người 30 phút. Còn tất cả mọi người khác, thì Thầy sẽ trực tiếp hướng dẫn từng cái bước đi lên căn bản, để thực hiện cho kỳ được những cái điều mà mình muốn tu tập.

Bởi vì nhiếp tâm và an trú nó không phải đơn giản. Phải căn bản lắm, chứ nếu mà không căn bản thì mấy con sẽ chới với. Và từ đó mấy con sẽ không bao giờ đi vào định được. Buộc lòng mà một người, mà muốn mà nhập Tứ Thánh Định, tức là muốn tu tập Tứ Thánh Định. Không phải Bốn Thiền của Phật mà chúng ta nói rồi chúng ta sẽ vào ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền, hay hoặc là Diệt Tầm Tứ nhập Sơ Thiền, nhập Nhị Thiền. Chúng ta nói cái tiếng nói của chúng ta chưa biết pháp nào chúng ta tu để nhập Bốn Thiền.

(20:24) Và hôm nay, nếu mà cái tâm của mấy con mà nó chưa có được an trú và nhiếp tâm ở trên Tứ Niệm Xứ, khoảng 6 tiếng đồng hồ, thì đừng có mong mà mấy con đi vào Tứ Thánh Định. Mà hôm nay, thì căn cứ vào 30 phút, mấy con chưa được một giờ, thì thử hỏi làm sao mà tới 6 tiếng đồng hồ trên Tứ Niệm Xứ. Mấy con biết pháp Tứ Niệm Xứ là pháp gì không? Trên thân quán thân, tự nhiếp phục tham ưu. Nghĩa là cái người mà tu Tứ Niệm Xứ, là cái người không có một niệm khởi trong đầu, còn có niệm khởi thì mấy con chưa được, chưa được rớ tới Tứ Niệm Xứ.

(21:03) Cho nên hầu hết các lớp trường thiền của Miến Điện, người ta không căn cứ được vào chỗ này. Cho nên người ta đặt ra trường thiền: nào quán tâm, nào quán thọ. Sự thật ra họ chưa căn cứ được cái trạng thái nào mà để trên Tứ Niệm Xứ. Nghĩa là mấy con ngồi lại mà mấy con còn niệm khởi như thế này, trong khoảng thời gian 30 phút như thế này. Thì mấy con chỉ có còn có tu Tứ Chánh Cần, chứ mấy con chưa được rớ tới Tứ Niệm Xứ.

Nghĩa là 30 phút không niệm khởi thì mấy con còn tu Tứ Chánh Cần chứ chưa phải, chưa lên Tứ Niệm Xứ. Bởi vì còn niệm, lên nữa thì mấy con còn niệm. Mà còn niệm tức là còn thô. Mà còn thô thì phải ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện, bằng cái ý thức của mấy con, để mà quán xét tư duy từng tâm niệm của mình. Ngồi lại tu tập tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Nhưng luôn luôn lúc nào cũng để ý từng niệm của mình. Nhưng thiếu sức tỉnh thức, thì cái niệm nó sẽ lôi các con mê mờ một khoảng thời gian mấy con mới nhớ được mình có niệm. Thì cái đó là mấy con còn mê quá mê!

Còn cái niệm vừa khởi thì thấy ngay liền. Khi mà ngay liền, thì chúng ta đem cái niệm đó ra quán xét, tư duy: nếu thiện tăng trưởng, mà nếu ác thì ngăn và diệt tức khắc, không để cái niệm đó trong tâm chúng ta. Tức là chúng ta đang tu Tứ Chánh Cần.

5- CẦN PHẢI THÔNG SUỐT GIỚI LUẬT ĐỨC HẠNH

(22:30) Nhưng các con phải thông suốt năm cái lớp đầu tiên của Bát Chánh Đạo. Từ Chánh Kiến cho đến Chánh Mạng phải thông suốt. Còn chưa thông suốt thì mấy con chưa được tu Tứ Chánh Cần. Bởi vì mình chưa thông suốt, mình lấy cái tri kiến nào để mình xả từng cái niệm đó, các con thấy chưa? Vậy cho nên mấy con, những người chưa thông suốt, thì mấy con còn phải học những giới luật đức hạnh. Mà giới luật đức hạnh thì mấy con thấy 5 giới, rồi bát giới tức là Bát Quan Trai, rồi Thập Giới Sa di, rồi Thập Thiện. Thập thiện nó là đạo đức nhân quả, mà mấy con chưa thông suốt Thập Thiện thì chưa thông suốt nhân quả. Rồi 250 giới Tỳ kheo, rồi 348 giới Tỳ kheo Ni.

Tất cả những cái này mấy con phải thông suốt, mà không thông suốt thì làm sao tu Tứ Chánh Cần? Bởi vì Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác, mà không thông suốt thì lấy cái gì mà ngăn mà diệt nó? Chứ không lẽ mấy con ngắt ngang nó sao? Ờ, bây giờ nó có niệm, nói tôi ngắt ngang theo kiểu Đại thừa, theo kiểu Thiền tông, "biết vọng liền buông", hay hoặc “thấy các Pháp như huyễn, như giả"? Đó là cách thức tránh né, trốn chạy. Cho nên muôn đời làm sao hết cái tâm tham, sân, si mấy con?!

(23:53) Còn cái này, chúng tôi phải thông suốt, đức Phật nói những gì thông suốt cần phải thông suốt mà! Tôi thông suốt tất cả những cái giới luật đức hạnh. Cho nên vì vậy mà từng cái tâm niệm tôi khởi ra, tôi phải hiểu nó, nó nằm ở trong cái chỗ ác pháp nào? Do cái sự thông hiểu đó mà chúng tôi ngăn và diệt nó, bằng cái sự, bằng cái tri kiến, bằng cái tri kiến giải thoát của chúng tôi.

Cho nên hiện giờ nói về cái giới đức thì mấy con có thông suốt chưa? Chưa! Chưa thông suốt!

So sánh lại cái chỗ mà tu học của mình, thì như mình mất căn bản. Bởi vì vào đầu đức Phật đã dạy những gì thông suốt cần thông suốt; những gì cần tu tập, cần tu tập. Vậy thì chúng ta tu tập, cần tu tập, phải tu tập cái gì? Thì mấy con thấy: cần tu tập thì phải tu tập Tứ Chánh Cần chứ tu tập cái gì giờ? Những gì cần tu tập thì Tứ Niệm Xứ cần phải tu tập chứ gì? Nhưng mà Tứ Chánh Cần tu chưa xong thì lên Tứ Niệm Xứ được sao? Thì các con thấy trong Bát Chánh Đạo đó, đức Phật nói Chánh Tinh Tấn, chánh Tinh Tấn tức là cái lớp tu tập Tứ Chánh Cần. Mà nếu không qua được cái lớp Chánh Tinh Tấn thì làm sao đến cái lớp Chánh Niệm. Chánh Niệm tức là Tứ Niệm Xứ mấy con. Còn Chánh Định, thì Tứ Thánh Định, các con thấy rất rõ chứ?!

(25:18) Các con thấy Thầy có dạy mấy con đi sai vào cái Bát Chánh Đạo không? Không! Hoàn toàn là chúng ta tu theo đúng Bát Chánh Đạo, đó là đạo đế mà! Một cái chơn lý, một cái chương trình giáo dục đào tạo có từng lớp, 8 lớp rõ ràng. Ba cấp: cấp Giới, tức là năm cái lớp đầu tiên để chúng ta thông suốt. Khi thông suốt rồi thì chúng ta mới tu tập, những gì cần tu tập. Thì bắt đầu từ cái lớp Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định, đó là những cái lớp tu tập. Còn năm cái lớp kia, là đó là năm cái lớp thông suốt giới luật đức hạnh, triển khai tri kiến chúng ta.

Các con thấy rõ ràng chưa? Chúng ta có tu cái gì mà sai của đạo Phật không?! Lớp lang hẳn hòi, học tu cái nào ra cái nấy, không có cái nào mà sai được hết.

(26:09) Như vậy bây giờ chúng ta là những người đang tu ở chỗ nào? Đang học tu ở cái chỗ nào? Mấy con xét thấy. 30 phút, một người mà ở trong này mà mấy con thấy, từ cái trình độ của các con nhiếp tâm và an trú 30 phút, thì không có vọng tưởng chỉ có một người, thì như vậy mấy con thấy được cái sức của mấy con như thế nào? Mà trong khi muốn vào định đó, muốn vào mà tu tập Bốn Thánh Định của Phật, thì đòi hỏi mấy con phải 6 tiếng đồng hồ không có niệm khởi trong đầu. Mà không có một cái pháp nào để mà các con nương vào, mà các con chỉ ngồi với tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.

(26:46) Bởi vì trên Tứ Niệm Xứ mà, trên thân quán thân mà! Thì lúc bây giờ các con ngồi đây mà trên thân quán thân, đâu có nghĩa là các con cứ chăm chú nhìn trong thân các con đâu! Nhưng mà các con ngồi yên lặng với tâm bất động, thanh thản. Thì lúc bấy giờ cái tâm mấy con sẽ ở chỗ nào? Nó sẽ ở chỗ rung động của thân mấy con. Mà ở chỗ rung động của thân mấy con là cái gì? Là hơi thở, các con có tu tập hơi thở đâu?

Người ta tưởng rằng, người nào mà nhiếp tâm trong hơi thở gọi là Định Niệm Hơi Thở, Định Niệm Hơi Thở không phải là phương pháp để mấy con tu, mà Định Niệm Hơi Thở là cái phương pháp để luyện Thần lực. Cho nên nó có 19 cái đề mục của nó, mấy con cứ đọc lại ở trong cái bài Thân Hành Niệm. Đức Phật dạy có đủ Thần lực là do cái bài pháp Thân Hành Niệm. Mà Thân Hành Niệm tức là thân hành nội, hơi thở của chúng ta. Cho nên Định Niệm Hơi Thở không có nghĩa là đem ra để cho mấy con tu. Nhưng vì chúng ta có cái thân hành nội, cho nên chúng ta trên Tứ Niệm Xứ thì tâm phải định tĩnh trên Thân hành nội đó. Nó biết hơi thở ra vô, tức là nó quán trên thân nó chứ không có gì khác!

Cho nên trong cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở, đức Phật có nói rất rõ ràng: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra", có phải mình quán thân không? Có phải câu đó dạy chúng ta tu Tứ Niệm Xứ không?

Nhưng hiện giờ mấy con mà chưa có đủ cái sức định tỉnh, Chánh Niệm Tỉnh Giác, thì 30 phút mấy con còn niệm. Thì làm sao mấy con ở trên thân mấy con tu được? Cho nên mấy con tu Tứ Chánh Cần đến khi xả, đến cái mức độ nó sẽ bất động và nó không niệm, chừng đó người ta sẽ đưa mấy con vào. Nhưng mà vì cái sức mà quán để mà xả tâm của mấy con đó, nó không đủ lực. Buộc lòng người ta dạy mấy con phải nhiếp tâm và an trú, trên cái sự tỉnh thức của nó, để giúp cho mấy con tiến tới sự tu tập.

(28:51) Bây giờ Thầy nói rất rõ và đồng thời Thầy hỏi qua mấy con, thì mấy con thấy rằng: từ 30 phút, 10 phút, 5 phút, và 1 phút, 30 giây, đủ rồi. Cho nên bây giờ cuối cùng, thì cái người mà cuối cùng mà tập luyện, thì mấy con chỉ còn biết hít vô và thở ra, hoặc đưa cánh tay ra, đưa cánh tay vô, hoặc là bước thứ nhất và bước thứ hai thôi, qua bước thứ ba thì mấy con có niệm. Cho nên mấy con thấy cái sức mà nhiếp tâm và an trú mấy con chưa biết cách. Thầy sẽ dạy cho mấy con biết cách để cho mấy con tu từ bắt đầu 1 phút, chứ 30 giây thì còn ngắn lắm! Bắt đầu mấy con phải nhiếp như thế nào mà 30 phút, dễ dàng mà không có khó khăn? Còn bây giờ mấy con thấy khó!

(29:39) Đó thì hỏi sơ thì coi như là cái lớp của mấy con còn đang ở trên Tứ Chánh Cần. Nếu mà tu tập thì còn đang ở trên Tứ Chánh Cần. Còn nếu còn đang học giới luật đức hạnh, thì mấy con hiện giờ, cái giới luật mà năm giới, thì mấy con thấy mình chưa học cái đức giới chưa xong. Rồi làm sao mà tới Thập Thiện? Rồi làm sao mà tới Thập Giới Sa di? Rồi 250 giới Tỳ kheo? Rồi 348 giới Tỳ kheo Ni? Coi chúng ta phải thông suốt hết.

(30:15) Vậy thì cái chương trình học làm sao trong một năm mà làm sao học bao gồm hết? Có lẽ năm nay phải, gọi là mấy con phải học nhiều hơn, học nhiều hơn nữa, nghĩa là học rất nhiều. Vừa học ở lớp của mình, mà vừa phải về những cái điều kiện mà Thầy đưa ra, để mấy con học thêm giới. Những đức giới gì ở trong 250 giới, hay hoặc là 348 giới của Ni. Để giúp cho mấy con có một cái tri kiến, để mà xả tâm của mấy con cho nhanh chóng, để không mất cái thời gian, để không khéo suốt cái thời gian mấy con học hết những cái giới luật này ít ra thì cũng phải là từ 3, 4 năm.

Nghĩa là suốt ngày nào cũng phải học hết đó. Nghĩa là bây giờ mấy con thấy nè: tại sao chúng ta tu tập là bỏ hết cuộc đời? Bỏ hết cuộc đời, mà hôm nay chúng ta là vì cái lý do gì mà chúng ta vắng mặt? Thì chắc chắn là theo Thầy biết là mấy con về quê của mình để được cha mẹ chứng giấy cho mình, có phải không? Đó là cái điều kiện cần thiết cho một vị tu sĩ, còn cư sĩ thì mấy con có cần gì đâu?

6- TU SĨ CẦN PHẢI CÓ GIẤY TỜ CHỨNG NHẬN

(31:26) Còn tu sĩ thì cần phải có giấy tờ, có giáo hội chứng, có chính quyền địa phương chứng. Để chứng minh cho chúng ta, trong một cái đoàn thể của tu sĩ có giấy tờ hẳn hòi. Chứ chúng ta không phải là người tu sĩ giả dối, muốn tu thì tu, muốn không thì không. Không phải đâu! Không phải cạo tóc là muốn xuất gia như thế nào. Chúng ta có giấy tờ hẳn hòi, có giáo hội chứng, có chính quyền chứng đàng hoàng, có Thầy Bổn Sư, có Thầy là một cái người đại diện để xuất gia cho mấy con, Thầy chứng ở trong giấy hẳn hòi, hoàn toàn.

Chừng đó cái giấy đó, thì mấy con đi đâu người ta không ai nói mấy con được hết. Chúng tôi hẳn hòi, đàng hoàng, cha mẹ cho phép, Thầy cho xuất gia, chính quyền địa phương nơi mà tôi thường trú chấp nhận. Rồi giáo hội, ban đại diện Huyện và Ban tri sự tỉnh đều chứng nhận ở trong này hết.

(32:17) Thì như vậy rõ ràng là mấy con đi đến đâu, mấy con có xin thọ giới ở cái giới đàn nào thì chỗ nào người ta cũng chấp nhận cho mấy con hết. Bởi vì mấy con có giấy tờ. Còn không thì mấy con cũng có giấy tờ để mấy con yên tâm mà tu tập, và đồng thời mấy con phải liên tục sống trong Tu viện, đừng có nghĩ ngoài chuyện đời, đời đã bỏ hết rồi. Đừng có lo lắng gì hết, đói no thì chúng ta ở trong Tu viện mà chúng ta sống, để mà chúng ta nỗ lực tu cho đạt được.

7- KIỂM TRA- PHÂN CHIA THEO LỚP

(32:47) Hôm nay trong cái lớp của mấy con sẽ được phân ra, Thầy còn kiểm tra, và đồng thời Thầy sẽ giúp đỡ cho mấy con tu tập về vấn đề nhiếp tâm và an trú.

Bây giờ mấy con đã hiểu được từng cái lớp học, từng cái pháp tu của mình ở cái căn bản, cái cơ bản nào. Ở đây thì như mấy con nhiếp tâm 30 phút mà không vọng tưởng, đó là khá lắm rồi. Nhưng mà khi nhiếp tâm 30 phút không vọng tưởng này, thì đương nhiên là mấy con còn ở lại Tứ Chánh Cần chứ chưa phải lên Tứ Niệm Xứ.

(33:26) Cái căn bản của mấy con mà lên Tứ Niệm Xứ, là phải ngồi bất động từ 30 phút cho đến 6 tiếng đồng hồ. Mà 6 tiếng đồng hồ thì mấy con chưa được, chưa đạt được. Làm sao mà trong 30 phút mà đến 1 giờ, từ 30 phút đến 1 giờ còn chưa được huống hồ 6 tiếng đồng hồ? Vậy thì phải tu tập như thế nào để chúng ta đạt được 6 tiếng đồng hồ?

Vậy thì một cái người mà 30 phút mà nhiếp tâm không niệm khởi, thì Thầy sẽ kiểm tra kỹ lại, và đồng thời sẽ hướng dẫn cho cái người này, từ 30 phút này, họ phải đạt đến 6 tiếng đồng hồ. Còn mấy con 10 phút, thì mấy con phải tu tập cho đạt tới 30 phút, thì từ 30 phút đó mới dẫn dắt mấy con tu cao lên. Còn 5 phút, thì mấy con phải đạt đến 10 phút; còn 1 phút thì mấy con phải đạt đến 5 phút; còn 30 giây thì mấy con phải đạt đến 1 phút.

(34:24) Mấy con thấy, bây giờ ở đây là Thầy hỏi qua cái sự tu tập của mấy con, trên căn cứ vào cái khoảng thời gian, để mà cái chỗ nhiếp tâm của mấy con.

Còn những người khác, thì đương nhiên là Thầy phải nhọc nhằn hơn, là phải theo dõi từng chút, để giúp cho họ cách thức để họ nhiếp tâm và an trú cho được từ 1 giây. Từ 1 giây tức là một tích tắc thôi, từ 1 giây cho đến 30 giây, từ 30 giây cho đến 1 phút. Nghĩa là bắt đầu mà Thầy hướng dẫn thì mấy con phải tu từ 1 giây cho đến 1 phút. Đó thì bắt đầu các con phải tập luyện kỹ lưỡng, hẳn hòi, cơ bản, đàng hoàng. Đó là các con mà tu tập về tỉnh thức.

(35:14) Còn cái phần học về giới luật thì chắc chắn là ngày nào mấy con cũng phải lên lớp học hết. Học ở đây, hầu hết Thầy đọc lại một cái số bài của mấy con, mấy con siêng năng lắm, mấy con cố gắng lắm, Thầy biết. Có người trình độ văn hóa kém, nhưng mà ráng cố gắng ghi chép, học tập kỹ lưỡng, có nhiều tiến bộ. Có người thì lơ là, làm sơ sài. Thật sự phải cố gắng khắc phục, cố gắng suy nghĩ, cố gắng tư duy. Để trong cái thời gian mà mình học cái giới luật đức hạnh, mình càng tư duy suy nghĩ, mặc dù mấy con có viết sai đi, có phân đoạn sai, có đáp án sai đi. Nhưng nó cũng nói được lên cái sự siêng năng, tinh tấn để mà nỗ lực triển khai cái tri kiến hiểu biết của mình.

(36:07) Thầy thấy phần mà đáp án, phân đoạn thì mấy con còn chậm lắm. Cho nên phân đoạn và đáp án còn sai, chưa có đúng. Có chỗ đúng, nhưng mà còn có chỗ sai. Cho nên Thầy gởi cái bức thư về cách thức mà phân đoạn, để khi đọc một cái bài thì mấy con phải gạch đích cái chữ nào quan trọng, cái cụm từ nào quan trọng thì phải gạch đích hết. Gạch đích rồi mới thấy cái nhóm của nó nói cái gì? Rồi mới chia ra làm cái đoạn của nó. Rồi từ mỗi đoạn đó, nó mới như thế nào để triển khai cái tri kiến chúng ta. Bởi vì cái sự kiện mà ở bên ngoài nó xảy ra, nó không phải như trên cái bài văn của chúng ta đang gạch đích đâu.

(36:55) Cho nên khi mà người ta nói ra rồi, cái điều kiện mà xảy ra cái gì ngoài, hoàn toàn rồi, thì chúng ta đều nhận xét qua, thì trong khi đó đầu óc chúng ta sẽ hiểu nó là cái thiếu đức gì? Và đây là cái đạo đức gì? Mà cái sự kiện này nó đã xảy ra như vậy, để nhanh chóng làm gì? Để nhanh chóng mà chúng ta làm chủ được tâm mình! Đó là cách thức để mà triển khai cái tri kiến của chúng ta, bằng cách chúng ta học như vậy.

(37:22) Cho nên từ hôm đó tới nay, theo cái sự mà học, thì Thầy thấy mấy con có cái phần tiến bộ. Từ những cái khởi sự học, cho đến hôm nay mấy con làm bài, Thầy thấy có nhiều bài rất là hay! Nghĩa là giải trình án mấy con giải trình qua cái hành động, biết xả tâm của mình, biết ứng dụng vào đời sống của mình hằng ngày. Đó là mấy con có tiến bộ! Các con phải cố gắng hơn, cố gắng hơn về cái phần mà học về giới luật đức hạnh này.

(37:52) Còn cái phần nhiếp tâm này, Thầy sẽ hướng dẫn. Bữa nay Thầy sẽ chia ra, hiện giờ đó thì coi như là Thầy sẽ chia ra cái lớp mà của mấy con. Bắt đầu thì Giác Thường nè. Mấy con nhớ không? Cái lớp mà để mà Thầy kiểm tra về cái tập tỉnh thức. Giác Thường nè, Gia Quang nè, Giác Thức nè, Thanh Quang nè, Gia Hạnh nè, Thiện Hoa nè, Nguyên Trung. Đó là một cái lớp của mấy con từ 5 phút cho đến 30 phút, Thầy cho vào một cái lớp, để mà hướng dẫn cho mấy con để đạt cho được đến 30 phút.

(38:37) Còn riêng Giác Thường, thì Thầy sẽ kiểm tra lại, và đồng thời Thầy hướng dẫn cách thức để từ 30 phút này cho đạt đến một giờ. Đó là cái lớp của mấy con ở trong này, nó là có cái trình độ, nó không có đồng đều. Chứ cỡ mà 5 phút, 5 phút nhau thì nó dễ.

Còn từ 1 phút mà cho đến 30 giây này, thì trở về sau, thì phân nó ra làm một cái lớp. Ở đây, thì coi như là ai ghi tên dùm Thầy, cái lớp thứ nhất: Giác Thường nè, Gia Quang nè, Giác Thức nè, Thanh Quang nè, Gia Hạnh nè, Thiện Hoa nè, Nguyên Trung nè. Đó là 7 người mấy con. Thì mấy con ghi dùm cho Thầy 7 người, để một lúc nữa Thầy kiểm tra 7 người này trước tiên.

(39:31) Còn ngày mai, Thầy sẽ kiểm tra từ Pháp Châu, Gia Khánh và mấy con, cái lớp sau, phải không? Mấy con ghi dùm Thầy cái lớp thứ nhất, cái lớp thứ hai.

Còn bây giờ về phần cư sĩ, về phần cư sĩ thì hôm nay Thầy thấy mấy con cũng khá đông. Vậy thì ở trong các con cư sĩ, ai nhiếp tâm được 30 phút, mấy con nhiếp được chưa? Chưa có!

Vậy 10 phút có người nào được không?

5 phút? Nghĩa là nhiếp tâm trong 5 phút không có niệm khởi. Không có con?

1 phút? Con tên gì đây? Hai người, 1 phút phải không? Nói tên cho Thầy đi con.

Tu sinh Minh Thiện: Dạ, con Minh Thiện.

(40:26) Trưởng lão: Minh Thiện, con, thiện gì đó con?

Tu sinh Thiện Hướng: Thiện Hướng.

Trưởng lão: Thiện Hướng hả con? Còn ai nữa không con? Rồi, như vậy là bên cư sĩ các con sẽ xếp, sắp nhau thành một lớp. Bởi vì từ 1 phút mà trở 30 giây cho đến 1 giây. Thì coi như là hoàn toàn là sắp một cái lớp này để mà tập trở lại, cho nó căn bản mấy con. Chứ không thể nào mà khác hơn hết!

(40:50) Bởi vì 1 phút, thì bắt đầu bây giờ Thầy hướng dẫn cho mấy con từ 1 giây cho đến 1 phút. Còn mấy con đã nhiếp tâm được 1 phút, thì Thầy sẽ hướng dẫn mấy con sẽ tu tập trung đó, thì mấy con sẽ tăng lên từ 1 phút mấy con tăng lên 2 phút, không có khó. Phải không? Cho nên vì vậy mà cái lớp bên cư sĩ các con thì xếp cho nó vào một lớp, một lớp để tập nhiếp tâm an trú.

Rồi bây giờ là Thầy đã phân lớp rồi. Do đó thì các con ghi đi con, ghi dùm Thầy. Kim Quang ghi dùm Thầy ở bên lớp cư sĩ thôi, con ghi cái lớp dùm cư sĩ đi con!

Tu sinh Kim Quang: Dạ.

Trưởng lão: Bây giờ có hai người một phút nè, coi như là sắp xếp chung trong một lớp. Rồi con ghi đi con!

Tu sinh Kim Quang: Con ghi trong tập hay là ghi ra tờ giấy đây?

Trưởng lão: Con ghi dùm tờ giấy riêng đi con! Đây để Thầy cho cái tờ giấy đây đi, nó không có…​

Tu sinh Kim Quang: Đây con lấy…​

Trưởng lão: Rồi mấy con ghi!

(41:49) Bước qua năm nay là tu thật làm thật, bây giờ nó có lớp lang rồi, nó có cái chương trình tu học hẳn hòi rồi, nó không còn mà học một cách mông lung, học một cách chung chung nữa. Tu tập cũng vậy, nó có cái lớp có lang, chứ không phải là tu tập một cách chung chung. Để sau 1 năm chúng ta tu học, nó phải đạt được những gì? Nó phải được kết quả những cái gì? Chứ không khéo chúng ta tu rồi cũng, năm nào cũng đi tới, năm nào rồi cũng chung chung như vậy. Các con thấy trong khoảng cái thời gian mà mấy con tu tập như vậy. Mà bây giờ nhìn lại sự nhiếp tâm và an trú mấy con thấy gần như là quá dở! Rồi kết quả như vậy mấy con thấy sao? Đó là một cách rất là xót xa, cho cái khoảng thời gian mất thì giờ của các con rất lớn.

(42:36) Còn về vấn đề mà học tập, thì những cái bài mà khi Thầy gởi về cho mấy con. Một cũng là những cái gương hạnh để cho mấy con học qua những cái gương hạnh đó. Và đồng thời cũng là để cho mấy con triển khai cái tri kiến của mấy con, hiểu qua cái đức hạnh trong những cái bài học đó. Thầy giúp cho mấy con để mà thông suốt được cái giới luật, cái giới luật đức hạnh của đạo Phật. Cố gắng mà học tập những cái bài, mặc dù là Thầy rất nhiều, thời gian làm việc rất nhiều. Nhưng mà Thầy vẫn để ý những cái bài của mấy con làm.

(43:13) Vừa rồi có một xấp bài mấy con làm gởi về Thầy, Thầy chưa trả đó, là Thầy có đọc, và Thầy có thấy những cái giải trình án của mấy con. Có những cái bài rất là khá, trên cái sự mà áp dụng và thực hành vào đời sống của mình bằng cái đức hạnh. Thầy mong rằng mấy con sẽ áp dụng vào cái giới luật đức hạnh như vậy đó, thì đời sống của mấy con thấy nó không phí mấy con.

(43:37) Bởi vì đạo Phật dạy: "Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy". Cho nên học tới đâu thì chúng ta giải thoát tới đó rồi. Còn Thiền Định đó, là cái mục đích để mà chúng ta làm chủ cái thân của chúng ta. Để cho nó không bị, nó muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, để nó không bị bệnh đau. Đó là cách thức mà chúng ta tu tập. Con!

Tu sinh Kim Quang: Có 7 người.

Trưởng lão: Có 7 người hả con?

Tu sinh Kim Quang: Dạ

(44:06) Như vậy là cái lớp ở bên cư sĩ thì Thầy sẽ kiểm tra riêng. Bắt đầu kiểm tra rồi mới hướng dẫn riêng. Còn cái lớp bên tu sĩ thì chúng ta chia làm hai lớp, mấy con sẽ ghi cho Thầy, như cái lớp mà có cái căn bản mà được 5 phút trở lên 30 phút, thì đó là phân ra làm cái lớp đó. Còn cái lớp mà kia đó, thì nó chia làm cái lớp coi như là phải đi vào trở lại căn bản để nhiếp tâm.

Tu sinh 1: Thưa Thầy là bên Tăng của các con thì từ 1 phút trở lên 30 phút đó. Là có 1, 2, 3, 4, 5 con thấy…​

Tu sinh 2: Được năm phút đó.

Trưởng lão: Từ 30 phút cho đến 5 phút con, có 7 người hà.

Tu sinh 1: Dạ là 7.

Trưởng lão: 7 con. Con ghi: Nguyên Trung nè, thiện Hoa nè, gia Hạnh nè, thanh Quang nè, giác Thức nè, gia Quang nè, giác Thường.

Tu sinh 1: Dạ có ba vị là 5 phút, thế còn…​

Trưởng lão: Bốn vị năm phút, còn hai vị 10 phút, một vị 30 phút.

(45:18) Còn về cái phần kia đó thì Thiện Tâm ghi dùm Thầy cái lớp mà từ 30 giây, 1 phút đó con.

Bây giờ trong khi mà hiểu xong rồi, thì bắt đầu bây giờ còn cái vào thực hành để không mất cái thì giờ vô ích. Cho nên khi mà phân lớp rồi, thì cái để kiểm tra lại cái lớp của mấy con, thì trong khi đó mấy con phải ngồi, cái lớp mà 5 phút này, cho đến 30 phút. Thì mấy con sẽ ngồi Thầy sẽ xem xét, rồi Thầy sẽ cách thức hướng dẫn.

8- NHIẾP TÂM CĂN BẢN TRÊN CÁNH TAY

(46:01) Đầu tiên mấy con lưu ý chung, đây là cái vấn đề mà nhiếp tâm. Thì Thầy dạy chung cho cả cư sĩ và tu sĩ chung, từ cái lớp thấp cho đến lớp cao. Bởi vì khi mà cái nhiếp tâm, đây là cái lớp thấp nhất của mấy con đó, là 30 giây cho đến 1 phút, hoặc là từ 1 giây, thì mấy con lưu ý cái phần này, đức Phật đã dạy chúng ta: "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp". Lấy cái ý mà dẫn nó vào. Bởi vì khi mà chúng ta nhiếp tâm mà nó còn cái niệm nó khởi, nó không có được mà an trú được, nó không có nhiếp được. Thì do đó chỉ có lấy cái ý thức của chúng ta mà để dẫn nó vô. Mấy con lưu ý cái phần này. Để rồi chúng ta dẫn, thí dụ như bây giờ chúng ta nương vào cái hơi thở, hoặc là nương vào cánh tay của chúng ta. Thì chúng ta cứ dẫn nó bằng cái ý thức của chúng ta, bằng cái lệnh của chúng ta, để dẫn dắt nó thì nó sẽ đạt được cái chất lượng là nó không niệm. Nó không niệm tức là nhiếp tâm cho được. Thì Thầy sẽ ví dụ để cho mấy con thấy như thế này.

(47:09) Bây giờ mấy con thấy Thầy ngồi đây mấy con thấy hết không, có người nào không thấy nè? Bây giờ đây là Thầy lấy cái thân hành ngoại của Thầy, là cánh tay đưa ra, đưa vô. Đây mấy con thấy cái hành động đưa ra, đưa vô gọi là thân hành. Mà vì cái thân hành mà cánh tay đưa ra vô gọi là thân hành ngoại. Còn thân hành nội, là cái hơi thở hít ra, hít vô là thân hành nội. Các con thấy chưa? Phải không?

Bởi vì chúng ta có cả thân hành nội và thân hành ngoại. Vậy thì đầu tiên chúng ta phải tu tập cái thân hành ngoại. Mà muốn nhiếp tâm cho được thì phải có pháp Như Lý Tác Ý, phải không? Bây giờ: "đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra", thì Thầy đưa ra. Có phải không? Mấy con thấy nè, cái tay. Thầy nói: "đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra", thì Thầy đưa ra, có phải không? "Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô", Thầy đưa vô, phải không? Đây là tác ý một cái câu dài, rồi để cho nhắc cái tâm của mình, rồi mình đưa ra đưa vô như vậy. Thì khi mà tiếp tục để đưa ra đưa vô để đếm 1, 2, 3, 4, 5. Thì trong khi mà đếm như vậy, trong năm cái cánh tay mà đưa ra đưa vô năm lần như vậy đó, thì nó là bao nhiêu giây, thì bắt đầu bây giờ, chúng ta muốn tu cái khoảng thời gian ngắn nhất là đưa ra, đưa vô trong một cánh tay chúng ta. Thì: "Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra", thì Thầy đưa ra. "Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô"*.* Thầy đưa vô, phải không?

(48:42) Thì coi như là nếu mà chúng ta đưa chậm, thì nó là một giây. Một giây, đưa ra rồi đưa vô thì nó là một giây. Còn nếu mà chúng ta đưa nhanh thì nó chưa đủ một giây. Nhưng mà chúng ta đưa vừa với cái sự mà nhiếp tâm của chúng ta. Bởi vì nhiếp trong cái hành động, gọi là nhiếp tâm ở trong cái hành động ngoại, là cánh tay đưa ra chúng ta cảm nhận và nhìn thấy cánh tay chúng ta đưa ra. Còn nếu mà chúng ta nhìn đằng trước mà chúng ta không thấy cánh tay đưa ra vô như thế này, thì chúng ta chỉ còn cảm nhận được cái hành động đưa ra và đưa vô. Các con, Thầy muốn nói cảm nhận thì mấy con thấy: bây giờ nhắm mắt lại thì mấy con cũng vẫn thấy, cảm nhận được cánh tay đưa ra vô chứ không phải là mở mắt.

(49:28) Còn mấy con mở mắt đó, là mấy con tập trung bằng cái nhãn lực của mình. Để nhìn thấy cánh tay đưa ra và nhìn thấy cánh tay đưa vô. Để gom từ cái cảm nhận và cái nhìn thấy của mình trong cái hành động, mấy con hiểu chưa? Đó, bây giờ mấy con sẽ tập đưa ra và đưa vô. Trước khi mà đưa ra đưa vô thì mấy con nói: "Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra", thì mấy con sẽ đưa ra, tác ý rồi mình mới đưa ra. Tức là mình dẫn nó vào trong cái hành động tay của mình. "Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô", mấy con sẽ dẫn mấy con đưa vô, phải không?

(50:01) Rồi bắt đầu bây giờ mấy con không tác ý dài như vậy nữa, mà mấy con ra lệnh cho nó, với cái dẫn dắt bằng cái ý lệnh của nó. "Đưa ra", thì mấy con đưa ra. "Đưa vô", mấy con đưa vô. "Đưa ra", thì mấy con đưa ra. "Đưa vô", mấy con đưa vô. Đó là cách thức để mà nhiếp tâm bằng cái ý thức của chúng ta dẫn ra, vô. Như vậy lúc nào chúng ta cứ một hành động của chúng ta. Trước khi hành động thì chúng ta đã có cái ý thức của chúng ta bảo nó phải đưa ra, và bảo nó phải đưa vô. Cái hành động mà đưa ra, đưa vô đều là sau khi cái lệnh của ý thức của chúng ta. Làm cho ý thức chúng ta phải chú ý vào cái hành động đó.

Cho nên hiện giờ, tại vì mấy con ngồi mấy con hít thở, với cái hơi thở của mấy con ở đây là thân hành nội. Thầy xin nhắc đây cánh tay hồi nãy, Thầy dạy cánh tay. Thì tiếp tục dạy, để cánh tay mấy con tiếp tục để cho mấy con nhớ. Khi tác ý đưa ra, đưa vô rồi. Thì bắt đầu mấy con sẽ đưa ra theo cái lệnh:

"Đưa ra, đưa vô", thì mấy con đếm 1.

"Đưa ra, đưa vô" , mấy con đếm 2.

"Đưa ra, đưa vô" , mấy con đếm 3.

Và cứ như vậy mấy con "Đưa ra, đưa vô" đếm tới 5. Đây bây giờ Thầy làm lại một lần nữa: "Đưa tay ra, tôi biết tôi đưa tay ra", thì mấy con đưa ra, cảm nhận đưa ra. "Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô", con sẽ đưa vô, cảm nhận đưa vô.

"Đưa ra", mấy con đưa ra; "đưa vô" mấy con đưa vô, một.

"Đưa ra", mấy con đưa ra; “đưa vô”, mấy con đưa vô, hai.

"Đưa ra", mấy con đưa ra; "đưa vô", mấy con đưa vô, ba.

"Đưa ra", mấy con đưa ra; "đưa vô", mấy con đưa vô, bốn.

"Đưa ra", mấy con đưa ra; "đưa vô”, mấy con đưa vô, năm.

(52:06) Đúng 5 thì mấy con nghỉ, đổi tay bên đây. Và như vậy khi mà mấy con tu như vậy năm lần, thì mấy con nghỉ một chút xíu. Bởi vì cái sức tập trung của mấy con, làm việc nhiều ở trong cái vấn đề này nó sẽ bị hao năng lực, và như vậy nó sẽ thiếu cái lực tập trung. Mà nếu mấy con tiếp tục nữa thì mấy con sẽ bị niệm khởi. Đó, cho nên mấy con phải nghỉ, nghỉ để cho nó phục hồi cái năng lực của mình lại. Bởi vì mấy con nhiếp tâm mà nó như vậy đó. Thì mấy con phải vận dụng rất nhiều, vận dụng bằng ý thức để nhắc nó, để cho nó chú ý cánh tay nó chứ không phải gì hết.

Và như vậy đưa ra đưa vô năm lần thì mấy con nghỉ. Rồi mấy con lại tiếp tục nghỉ để cho nó phục hồi lại cái năng lực mà mấy con đã tiêu hao, trong cái khoảng thời gian mấy con đưa ra đưa vô năm lần. Do đó bắt đầu mấy con mới tập trở lại một lần nữa, và tập lại một lần nữa cũng tập rất kỹ và đồng thời nó không có niệm gì hết. Nghĩa là làm sao mà cánh tay mấy con đưa ra đưa vô thế này, mà khoảng năm lần như vậy mà không niệm, thì mấy con gọi là nhiếp tâm ở trong cánh tay.

Bây giờ Thầy dạy về hơi thở.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy