00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(25:12)

(25:12) Phật tử 3: Thưa Thầy, con thấy tu bộ khó quá, con làm không nổi. Ví dụ bây giờ con có làm một việc ác, sau đó con biết, rồi con lật đật đi năm, bảy kiểng chùa để cúng, rồi con đi bố thí tứ tung hết trơn. Như vậy thì cái phước của con nó có thể bù vô cái ác của con không?

Trưởng lão: Nhân quả mà đối trị, mà chuyển nhân quả thì nó phải tương ưng với cái nhân quả đó.

Ví dụ như bây giờ con làm một cái lỗi đó, thấy cái đó là cái sai, phải không?

Thí dụ như bây giờ đứa con của con, con sinh nó ra, con bảo con phải siêng năng học tập, nhưng mà đụng cái nó lén nó bỏ nó đi chơi nó không học. Bắt đầu ông thầy giáo đến hoặc nhà trường đến báo cho con biết là con của con, nó bỏ học đi chơi rồi. Con tức quá, con giận dữ. Con đánh nó, con rầy mắng nó để cho nó cố gắng nó học chứ gì?

Nhưng mà sự thật cái hành động như vậy, cái đầu tiên con thấy, cái đầu tiên con là người khổ. Con khổ vì đứa con của con nó bỏ học. Con đau khổ con mới tức giận, con mới đánh nó. Con đánh nó, con làm cho nó đau. Rồi bắt đầu từ đó nó sợ con, nó mới xa lìa. Nó làm cái gì nó cũng giấu, nó không cho con biết. Bởi vì con đánh nó, nó sợ quá.

Cho nên từ đó con với nó cách lìa nhau. Tới chừng mà khi mà nó hoạ bệnh, hoặc là nghiện thuốc, hoặc là bị những cái điều kiện gì xảy ra, thì bây giờ nó chết, hoặc nó bệnh, con cũng phải ôm nó con kêu khóc, không ngờ từ đó con tạo cái khổ.

(26:57) Bây giờ con đem tiền bạc tới chùa thì cái quả này không giải quyết cho con được. Phải không? Con đến chùa để cho con con nó tốt thì nó không được, mà chính con phải hiểu biết, phải học cái đạo đức làm người, tức là đạo đức nhân quả.

Con biết cái nhân là tại vì mình cứ lo mình làm có tiền, rồi để con mình đi giao cho trường. Cho nên mình không có gần con, mình sinh nó ra mình có bổn phận hướng dẫn và mình xem nó như một người bạn của mình hơn là đứa con của mình. Tại vì mình xem nó là người bạn thì nó mới gần mình. Nó gần mình, thì nó chơi cái gì nó nói cho mình biết. Mình biết, mình lớn hơn nó, mình mẹ nó, tức là mình ngăn ngừa được nó.

Do đó cho nên đức Phật mới dạy chúng ta cái đạo đức để mà chúng ta biết được, chúng ta gần gũi con cái của mình chứ không la nó. Mình hướng dẫn nó để nó khôn, tốt. Chứ còn con làm cái điều này mà con cúng dường, con có tiền nhiều, con đem cúng cho chùa này, chùa kia để mà chuyển được cái quả ở trong gia đình của con, để con con nó trở thành tốt, điều đó là không đúng.

Mà chính con phải tự mình để cứu mình. Cho nên đức Phật nói: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi. Ta không thể cứu các con được.

(28:05) Thế mà mình làm ra tiền, mình đem cúng dường vô trong chùa, hoặc là mình đem cúng dường cho vị thần nào đó để cho phù hộ gia đình mình được an ổn, thì không bao giờ có chuyện đó. Không bao giờ có chuyện đó!

Đó là cách không đúng cái nhân quả của mình. Bởi vì nhân quả phải tiếp tục.

Ví dụ chẳng hạn bây giờ con có tiền nè, con mua thuốc con cứu trợ những người bệnh tật, phải không? Thì cái quả của việc làm của con đó thì cái thân con ít bệnh. Bởi vì con đã, thay vì cái việc làm của con nó đã chuyển được cái thân của con. Cho nên những cái thuốc thang con đã giúp người ta uống đó, thay vì con sẽ bệnh để mà uống những thứ thuốc thang đó, nhưng mà người ta đã uống dùm cho con hết rồi. Cho nên cái thân con ít bệnh để mà con làm điều đó. Cái nhân quả này nó chỉ tương ưng với việc làm của con thôi, chứ không thể nào con đem thuốc thang con cho mà để bây giờ con làm vậy cho con có tiền nhiều. Không có đâu. Con hiểu không? Đó là cái phước hữu lậu.

Ví dụ bây giờ con có tiền nhiều, con cho những cái người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội, giúp đỡ họ gạo ăn này kia thì con làm có tiền nhiều, con dư dả. Tại vì cái nhân đó thì con sẽ hưởng cái quả này.

Còn cái nhân mà con đem thuốc mà con bảo con làm có tiền thì con không được đâu. Tại vì con đem thuốc con cho người ta uống hết bệnh, chứ người ta đâu có làm giàu được. Người ta đâu có cơm, người ta vẫn phải làm người ta có người ta ăn. Chỉ có uống thuốc thôi để cho nó hết bệnh. Thì cái nhân đó thì cái quả của con là cái thân con ít bệnh. Con hiểu chưa?

Thì cái nhân quả nó phải tương ưng với nhau, chớ không thể nào lấy cái này mà làm, mọi cái phước đều được hết, không được. Cũng như con đem đến chùa con cúng dường cho chùa, người ta cất chùa đẹp, rồi người ta sống đầy đủ. Mấy ông thầy trong chùa sống đầy đủ, thì mình nói chắc có lẽ người ta tu hành lấy phước.

Nhưng mà mấy ông thầy này họ không tu, họ chỉ nói vậy thôi chứ sự thật ra tham sân si họ cũng đầy đủ. Nhưng mà không ngờ rằng mấy ông thầy đã vay nợ con, sau này sẽ làm thân trâu, ngựa hoặc là tôi tớ nhà con chứ không thể nào làm được điều đó. Và đồng thời con lại làm suy đồi Phật pháp.

Ông Phật ngày xưa sống trong rừng, ngồi trên chiếc đệm lá, sống ở đồng mả, sống không nhà cửa, chuyên đi khất thực, nay rày đây mai đó. Bây giờ con biến thành cái chùa này như cái dinh thự, như một cái cung đài. Từ đó những cái này là những cái đau khổ chúng sinh. Con đã làm suy đồi Phật giáo. Vì vậy, trong gia đình con nhiều sự không hay với con, rất là khổ. Con hiểu không?

Phật tử 3: Thưa Thầy, con xin nói cụ thể. Ví dụ như bây giờ con tham, con đi ăn cắp của người ta một trăm đồng, cái con về con giật mình: “Trời ơi, ăn cắp là có tội đó. Thôi mình đem mình cúng cho nó hết cái tội đó đi.” Bạch Thầy như vậy có được hay không?

Trưởng lão: Bây giờ con có một cái, con có tạo một cái nhân quả là con đã, cái nhân con đã lấy của người ta. Rồi bắt đầu bây giờ con thấy bây giờ con hối hận quá, “làm vậy là sai, không được, thôi bây giờ mình đem tiền đó mình đem cúng chùa đi”, phải không? Thì không đúng đâu con.

Bởi vì tại sao? Tại vì khi con tham, rồi thì con nghĩ: “Từ nay về sau nhất định là ta không tham nữa.” Từ đó con hết tội. Con hiểu không? Từ đó con mới hết tội.

Còn bây giờ, con đem cúng chùa, nhưng mà con nghĩ cúng chùa nó sẽ, nó sẽ nhờ chư Phật phù hộ cái tội mình hết chứ gì? Rồi mai kia mốt nọ, con lấy nữa, con cũng nói bây giờ mình lấy thì mình cũng đem cúng chùa. Như vậy cái tội con không hết được.

(31:37) Bởi vì con làm cái đó sai. Con nghĩ lúc đó mình chưa hiểu biết. Còn bây giờ mình hiểu biết mình hối hận, mình lấy của người ta, người ta mất người ta khổ quá. Cho nên từ nay về sau mình không làm nữa, nhất định là không làm nữa! Cái nhân quả đó, nó sẽ đến với con là con sẽ chuyển đổi và con sẽ chuyển được cái quả.

Từ nay về sau con không làm cái điều này nữa, nghĩa là thường thường đức Phật dạy: “Ngăn ác, diệt ác”, “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành.” “Hôm nay tôi chưa biết nên tui còn làm điều ác, nhưng hôm nay, bắt đầu ngày nay tôi đã biết rồi thì tôi sẽ không làm điều ác nữa!” Từ đó chúng ta chuyển được nhân quả của chúng ta. Con hiểu chưa?

Cho nên khi mà biết rồi mình phải tự mình, chứ không thể nào mà mình đem cái số tiền này cúng để mà cho…​

(32:20) Giống như bây giờ có một cái người đó nói với Thầy: “Con buôn bán thì người ta đến người ta trả con một cái số tiền, trong khi đó thì con thối trở lại nhưng mà người ta không lấy, người ta quên đi người ta không lấy cái số tiền đó.

Số tiền cũng lớn đó bởi vì một cái tập thể nó mua một lần rất nhiều hàng hoá. Cái tập thể người ta mua rất nhiều hàng hoá mà. Nhưng mà còn lại để thối cho cái tập thể đó thì cái tập thể đó lại quên đi, họ không có nhận cái tiền thối đó. Con bây giờ con nghĩ rằng cái tiền này để, để con cũng không phải thiếu, cho nên con muốn đem cái tiền này cúng dường ở trong chùa người ta làm điều này, điều kia cho được phước, chứ còn giờ con để con xài thì có tội không?

Đó là Thầy nói cái tiền này là cái tiền người ta quên thôi. Mà bây giờ mình thì nghĩ rằng người ta quên thôi bỏ qua đi, mình không có trả lại người ta, để mình đem lại trong chùa làm lợi ích hơn.

Nhưng mà sự thật là mình đã gian xảo rồi. Khi mà người ta quên vậy thì mình nên đem trả lại cho người ta. Dù là cái tập thể đó người ta quên, mình vẫn nhắc lại cho người ta để người ta lấy lại cái số tiền đó, chứ mình nghĩ đem cúng chùa đâu có lợi ích hơn đâu hoặc đem làm việc từ thiện. Bây giờ cái tập thể này nó giàu có mà, số tiền mà thừa này mình đem đi gửi cho người ta, cho những cái người nghèo khổ thì nó là lợi ích chứ gì?

(33:43) Không. Không lợi ích đâu mấy con. Đã gian xảo thì cái đồng tiền này chẳng có lợi ích gì hết con! Cho nên khi đó chúng ta trả lại cái người đó, chừng đó cái người đó đó, họ nói: “Ờ bây giờ thôi tôi cho anh”…​ này kia, thì mình có quyền lấy cái đồng tiền này mình làm việc từ thiện. Chứ mình đừng có lấy đồng tiền gian xảo mà làm việc từ thiện.

Cho nên do vì vậy, mà Thầy, khi mà cái điều kiện mà xảy ra mà con đã lầm lỡ thì tự con phải sửa lấy. Con không làm cái lỗi đó nữa thì nó sẽ chuyển được cái quả khổ. Từ nay về sau con cũng có phải trả cái quả của nó chứ không phải không đâu. Con sẽ bị người ta móc túi lấy tiền đó, con cũng sẽ mất đó, nhưng mà con đã biết cái quả của con thì con không buồn. Con không buồn. Tại vì hồi trước con có lấy của người ta mà? Nên ngay trong cái đời này, cho nên con không buồn đâu, con vui vẻ con chấp nhận. Cho nên vì vậy con mất tiền mà con hiểu quả.

Còn cái người mà không hiểu, không có biết ngăn chặn mình những cái ác, lúc mà mất tiền họ thấy họ đau khổ. Họ đau khổ, tức là bị nhân quả rồi. Còn mình mất tiền mà mình không đau khổ là nhân quả không tác động được mình rồi. Mình mà vui nữa, mình biết mình trả được cái nợ của mình đã lấy của người ta.

Bây giờ người ta lấy lại mình thì chắc chắn sớm muộn con cũng sẽ trả cái quả - là người ta sẽ móc túi người ta lấy của con, chứ không có thoát. Nhưng mà từ đây về sau con không làm điều đó nữa thì con hoàn toàn, con trở thành như Thánh. Cho nên một bậc Thánh không phải từ ở đâu mà đến đây mà chính từ cái chúng ta biết sửa lỗi của mình, biết sửa những lầm lỗi của mình.

Vì có khi nào chúng ta làm một cái điều gì khổ ai thì nhất định chúng ta sẽ không làm khổ nữa. Cho dù là một lời nói, dù là một cái nhìn, dù là một cái hành động chúng ta mà làm cho người ta thấy người ta khổ tâm thì từ nay mình sẽ sửa chữa lại, mình không làm điều đó nữa.

(35:22) Thì như vậy rõ ràng là mình không làm khổ người rồi. Mà không làm khổ người tức là mình không làm khổ mình trước. Nghĩa là mình đã hiểu được mình rồi, cho nên mình không làm khổ người.

Vì người ta háy mình một cái là mình có khổ rồi, thì từ đây về sau mình đừng háy nguýt người ta. Thầy nói đây là cái nhìn, cái ngó của mình thôi cũng làm người ta đau khổ rồi, chứ chưa nói đến lời nói đâu.

Vì vậy thì từng cái lời nói, từng cử chỉ chúng ta cố gắng chúng ta giữ gìn, để mà chúng ta thực hiện, để làm chúng ta trở thành người không làm khổ mình, khổ người. Thì như vậy đó là chúng ta có một cái nền đạo đức, chứ đâu phải khi không mà chúng ta tự không mà chúng ta làm được điều đó.

Vì vậy cái nền đạo đức đó mà đức Phật đã nói qua câu kinh Pháp Cú: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành". Chúng ta luôn luôn lúc nào cũng không bao giờ làm điều ác mà phải làm điều thiện. Làm điều thiện tức là đem lại sự vui cho mình và sự vui cho mọi người, không làm khổ mình, không làm khổ người, thì đó mới là chơn pháp của đạo Phật.

Phật tử 4: Bạch Thầy trường hợp của Angulimala giết người quá nhiều mà khi gặp đức Phật xuất gia vẫn đắc đạo được. Nghiệp sát đó ông có phải trả không?

Trưởng lão: Có trả rất nhiều. Và nhờ ông chuyển được cái nghiệp sát đó, bằng cách khi mà ổng xuất gia đi tu thì người ta phang, người ta ném, người ta đánh đập ông lỗ đầu chảy máu tùm lum, nhưng mà ông vẫn không có giết ai nữa. Từ đây về sau ông đã sửa ông. Còn hồi trước ai mà đụng tới ông kể như là nát xương với ông.

Còn từ khi mà ông xuất gia theo Phật, rồi tu cái hạnh nhẫn nhục, cho nên khi ông đi xin người ta thấy ông hồi trước giết người người ta tức lắm, cho nên người ta lấy đá người ta ném, người ta không cho ông ăn nữa. Người ta làm đủ thứ đau khổ hết. Nhưng mà cuối cùng ông vẫn chứng quả được, là trước cái cảnh khổ của một người phụ nữ sanh nở, ông đến đó ông giúp đỡ.

Các con thấy từ cái chỗ ác mà người ta chuyển hết từng cái ác của người ta làm, bằng cái hành động thiện. Người ta chuyển được đó con. Người ta mới chứng quả A La Hán.

(37:10) Nó đâu có phải, nó không có đơn giản đâu. Thử bây giờ cái tâm chúng ta, nếu mà chúng ta không có học đúng Pháp của đức Phật là “ngăn ác, diệt ác" thì thử hỏi bây giờ ra đường có người khi không họ lại họ tát tai một cái thì mình có ngồi im được không?

Còn ông này thì ổng đã từng làm việc ác, ổng đã là người hung dữ rồi. Mà bây giờ khi tu rồi ôm bình bát ra đi như vậy, chúng ném đá, phang ông, chúng chửi mắng chúng nói gì nói, ông khư khư như cục đá. Không phải là một chuyện dễ làm đâu! Để như vậy người ta mới là chứng quả A La Hán được chứ!

Còn như mình chắc chắn là không nói ra chứ về tức giận lắm. “Điều này tôi cũng xin trả bát đức Phật chứ tôi, chứ tôi tu không có nổi điều này đâu. Tôi ra đường là chúng nó nói tôi. Tôi thèm tôi bẻ họng nó quá rồi. Mà nhờ tôi theo đức Phật tôi không bẻ họng, chứ thật ra tôi tức mình lắm.” Còn cái này ổng thản nhiên.

(37:58) Các con biết ổng chuyển tới cái mức độ mà Thầy nói…​ Thật ra cái người không tu, bởi vì chính đọc về cái ông Vô Não này, Thầy mới nói thật sự rằng cái người biết tu thì có nhiệt tâm! Có nhiệt tâm là tại sao? Bởi vì bây giờ người ta vừa nói thoáng qua mà mình sân lên, mình không chịu xả mà cứ ôm hoài à. Còn cái ông Vô Não này tại sao ông xả được tất cả khỏi thế này?

Cho nên các con nghe tới ngài A Na Luật, ngài Phú Lâu Na, ngài xin đức Phật đi du phương để ngài độ chúng sanh ở cái phương đó thì đức Phật hỏi: “Khi người ta chửi ông thì ông nghĩ như thế nào? Ông có còn thương không? Khi người ta đánh ông thì ông như thế nào? Ông trả lời với đức Phật là người ta còn thương ông. “Khi người ta cầm dao giết ông thì ông nghĩ như thế nào?” Ổng nói người ta còn thương ông. Tất cả mọi cái ông đều thấy người ta thương ông không hà, thì đức Phật nói được rồi. Đó là cái mục đích của đạo Phật toàn thiện. Cho nên tự chính bản thân của mình, nếu mà ông nói ông còn chút nào ấp úng ở trong cái chỗ này, là kể như đức Phật không cho phép. Thì các con hiểu được cái sự tu tập của đức Phật là tại vì cái người tu tập phải nhiệt tâm!

(39:09) Mà chúng ta không nhiệt tâm chúng ta biết được cái tâm tham - sân - si là khổ, là ác pháp. Ai bao giờ người ta cũng nói tham sân si là ác độc, nhưng mà tại sao cái ham muốn làm cho chúng ta không dừng được? Tham là độc mà, bây giờ mà tại sao chúng ta không bỏ? Như vậy chúng ta có bằng ông Vô Não không? Phải không? Ông Vô Não khi nghe được đức Phật rồi thì ông xả bỏ hết. Còn bây giờ, chúng ta bây giờ đi ra còn cái nhà chúng ta cũng còn tiếc nữa, không có dám bỏ!

Thế là nhằm nhò gì. Ông Phật ngày xưa cung vàng, điện ngọc, là một người quyền thế mà khi đi ra rồi thì ông cầm bình bát đi xin như ăn xin vậy. Mà Thầy đọc lại những cái trang kinh sách mà dạy, có nhiều khi mà đức Phật đi ra có nhiều người nhạo báng ông ta thế này, thế nọ đủ cách hết…​ thế mà ông Phật thản nhiên.

Chứ còn cỡ mà như Thầy, thật sự ra Thầy quăng bình bát, Thầy về Thầy làm vua sướng hơn. Phải không? Đúng là chúng ta xả không được, còn ông Phật xả được.

Cho nên chúng ta phải có cái nhiệt tâm. Bây giờ Thầy nói các Phật tử chúng ta quyết tu theo đạo Phật thì chúng ta hằng ngày phải ngăn ác, diệt ác, chúng ta giữ mình phải như cục đất. Cho nên vì vậy mà cái pháp Như Lý Tác Ý của Phật dạy chúng ta tác ý một cái tướng khác của cái tâm tham sân si. Cho nên chúng ta nói: “Tâm như đất, như nước, không có tham sân si nữa. Bây giờ nó còn tham sân si thì tâm không được tham sân si nữa.

(40:26) Như vậy chúng ta nhiệt tâm thì nó không tham sân si, tức là chúng ta giải thoát. Còn bây giờ chúng ta không nhiệt tâm, chúng ta tu nhưng không nhiệt tâm, thì chúng ta tu ở trong cái tưởng. Ngồi cứ cố ức chế tâm mình cho nó không có niệm, không có hoặc là niệm Phật để cầu vãng sanh, thì chúng ta làm cái này dễ. Nhưng mà chúng ta dừng chứa tham sân si và ác pháp trong tâm chúng ta, thử hỏi làm sao mà chúng ta thành tựu được cái sự giải thoát?

Cho nên ở đây đạo Phật dạy chúng ta mình sửa lại sai những cái gì sai, mà chính do cái tâm tham sân si của mình nó đã làm khổ mình mà thôi.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy