(06:00) Vì vậy trên cái bước đường tu tập, thì đức Phật có xác định là đạo Phật có năm lực. Bởi vì nói đến thiền định thì phải nói là Thần lực. Thần lực, cái lực của một vị Thần thì quý vị nghĩ nó phải siêu việt vô cùng mới gọi là Thần lực.
Còn vừa rồi thì Thầy giảng về đức hạnh, mà trong kinh điển của Phật gọi là Oai lực. Oai lực tức là cái oai nghi tế hạnh, cái hành động của một vị đó, nó làm cho chúng ta phải kính mến, kính mến cái vị tu sĩ đó, gọi là Oai lực.
Còn bây giờ đến dạy nói về thiền định thì phải nói về Thần lực. Vậy thì cái Thần lực của đạo Phật, vậy cho nên muốn được cái Thần lực như vậy, thì đức Phật xác định thêm bốn cái loại thiền này nó là Định lực. Cho nên nó có bốn cái lực.
Cái Tín lực, là cái lòng tin của mình đối với Phật pháp và giới.
Rồi cái Tấn lực, là cái sự siêng năng mà không phải cố ép mình siêng năng, mà tự động nó siêng năng gọi Tấn lực.
Rồi Niệm lực, Niệm lực là cái niệm nó không có bị mất, gọi là Niệm lực, sức lực của cái niệm.
Rồi Định lực, là cái sức lực của Thiền định.
Rồi Tuệ lực, là cái sức lực của Trí tuệ.
Cho nên đức Phật xác định cho chúng ta biết rõ những cái bài pháp, mà chúng ta tu tập ở trong cái ba bẩy Phẩm Trợ Đạo. Thì Tín lực đức Phật cho chúng ta thực hiện cái Tín lực đó, thì phải là thực hiện Tứ Bất Hoại Tịnh. Bốn cái pháp làm cho thân tâm của chúng ta thanh tịnh, gọi là Tứ Bất Hoại Tịnh, gọi là Tín lực.
Tấn lực thì đức Phật xác định cho chúng ta muốn được có cái Tấn lực, thì chúng ta thực hiện Tứ Chánh Cần. Tức là các pháp ác chưa có sanh khởi, thì mình ngăn không có cho sanh khởi, mà đã sanh khởi thì mình đoạn diệt. Các pháp thiện chưa sanh khởi thì sanh khởi và khi mà đã sanh khởi thì tăng trưởng các pháp thiện lên, chứ không có bảo chúng ta diệt cái điều thiện. Thì đó là cái Tấn lực.
(08:37) Rồi Niệm lực thì đức Phật xác định rằng Tứ Niệm Xứ là Niệm lực.
Mà đến Định lực thì đức Phật xác định đó là Bốn Thiền. Sẽ là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, đó là Định lực. Cho nên Định lực nó thuộc về Thần lực, thì nó cụ thể rất rõ ràng.
Và Huệ lực thì đức Phật xác định là Tứ Diệu Đế là Huệ lực.
Cho nên mỗi một cái lực thì đức Phật đã xác định cho một cái pháp, một cái bài pháp để mà chúng ta thực hiện trên con đường tu tập của chúng ta.
Vì vậy cho nên những cái thiền mà của đạo Phật nó thuộc về Định lực của một cái sức lực, của một người tu tập. Để nó làm chủ được sự sống chết thì nó phải có một cái lực như thế nào, chứ không phải mình ngồi thiền một cách cho hết vọng tưởng lơ mơ đó, rồi cái lực nó ở chỗ nào, mình không thấy. Cho nên mình tu hành là phải như thế nào để có cái lực của nó.