00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(12:29)

(12:29) Thầy xin nhắc lại, đức Phật cũng đã dạy chúng ta muốn ước nguyện một điều gì để đạt thành, như bây giờ chúng tôi ước nguyện chúng tôi sẽ tu tập làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Ước nguyện làm chủ bốn sự đau khổ đó, cái ước nguyện của mình là ước nguyện rất lớn đó, thì mình sẽ làm gì đầu tiên?

Đức Phật nói: “Giới luật phải sống nghiêm chỉnh, cái ước nguyện đó sẽ đạt thành”. Còn nếu mà giới luật mình không có nghiêm chỉnh, thì mình không ước nguyện.

Cho nên, giới luật là nền tảng vững chắc cho một người đi theo đạo Phật, một vị tu sĩ mà phạm giới, phá giới thì vị tu sĩ không bao giờ tu giải thoát. Nghĩa là mình muốn giải thoát làm chủ bốn sự đau khổ đó, thì giới luật là một cái tiêu chuẩn không thể nào chúng ta bỏ phí được. Cho nên, vừa rồi Thầy đã soạn thảo cho chúng ta thấy 10 giới Thánh đức Sa Di, nghĩa là người Sa Di, người mới bắt đầu vào tu dù là lớn tuổi hay là thơ ấu còn trẻ tuổi bước vào để mà xin làm một vị tu sĩ của Phật giáo. Cái vị tu sĩ đầu tiên đó thọ 5 đức Thánh, 5 đức Thánh đó gọi là 10 giới Sa Di, hay hoặc là gọi 10 giới Thánh đức Sa Di. Bởi vì, một người mà giữ gìn 10 đó là một vị Thánh Tăng, Thánh Ni chứ không còn phải là một người tầm thường nữa.

(13:55) Bởi vì, nó rất khó không phải dễ! Ví dụ 5 giới của người cư sĩ thì chắc chắn quý vị đều biết rằng ai cũng có quy y Tam Bảo, thọ 5 giới thì ai cũng biết rằng 5 giới, thì 5 giới đó có 5 cái đức Thánh của nó. Rồi 5 giới của Sa Di sau khi đó thì chúng ta phải biết từng cái giới của nó mang đầy đủ những cái đức Thánh của nó trong đó, cho nên một vị tu sĩ mà giữ gìn 10 giới đó mà để thực hiện tu tập thì chắc chắn họ sẽ dễ dàng tu, không cần đòi hỏi cho đến 250 giới Tỳ kheo, 348 giới Tỳ kheo Ni, là nó có rất nhiều giới luật của người nữ. Nhưng mà học bao nhiêu thì chúng ta thấy giới luật một nền tảng vững chắc xây dựng cho mình có một nền đạo đức làm người, không làm khổ mình khổ người, đạo đức làm Thánh. Như vậy, chúng ta mới nhập được thiền định.

Tu sĩ của chúng ta hiện giờ, tu sĩ của Phật giáo hiện giờ không giữ trọn giới đức, 10 giới Sa Di mà không giữ trọn thì làm sao 250 giới Tỳ kheo, 348 giới Tỳ kheo Ni làm sao giữ hết được! Có 10 giới mà giữ không trọn thì làm sao đem cả một số giới như vậy mà giữ trọn được. Cho nên…​(. . .).

Mang tiếng là tu sĩ nhưng chúng ta sống như người ngoài thế tục, không khác. Cứ đem 10 giới Sa Di thì so sánh cái nền tảng Phật giáo đã mất hoàn toàn, cho nên đức Phật ngày xưa nói: “Đạo ta còn thì giới luật còn, đạo ta mất…​”. Hôm nay, tu sĩ chúng ta phạm giới, phá giới là đạo Phật đã mất. Nó thay vào đó bằng những cái hình thức của đạo Bà La Môn…​(. . .).


Trích dẫn - Ghi chú - Copy