00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(05:29)

(05:29) Cái thứ nhất, là một con người thì không có sát hại chúng sanh. Luôn luôn phải thực hiện cái đức, cái đức hiếu sinh, tức là cái lòng thương yêu của chúng ta. Thương yêu cả cây cỏ, bởi vì cây cỏ có sự sống. Chúng ta đừng có vô tình mà giẫm đạp lên cây cỏ, giết cây cỏ chết là tội.

Nó cũng muốn sống như chúng ta, mặc dù nó không như con người được, nó đứng tại chỗ. Là tại vì nó là một cái loài vật, một cái loài vật trong vạn vật, một cái loài, cây rong, cây rêu, mấy cái cây mà như thảo mộc đều là có sự sống. Nếu không có nó thì sẽ không có chúng ta. Tại sao vậy?

Nếu không có rau cải, nếu không có bông trái, nếu không có thực vật để mà chúng ta sống thì chúng ta sinh ra trên cuộc đời này chúng ta lấy gì mà sinh sống? Cho nên phải có cây cỏ, phải có rau cải, phải có hoa quả thì hôm nay mới có chúng ta. Cho nên nó là anh chị của chúng ta. Chúng ta không thương anh chị mình thì còn thương ai?

(6:25) Thương sự sống là thương tất cả những loài vạn vật ở trên hành tinh này. Cho nên nói cái đạo đức, đức Phật cấm, cái giới cấm không sát sanh, nhưng mà đức đó là đức hiếu sinh, thương sự sống. Hàng ngày chúng ta huân tập cái tâm ác của chúng ta, nó thành ra một cái lực, cái lực, cái nghiệp lực ác của chúng ta. Nó thành một thói quen xấu của chúng ta. Cho nên muốn cho chúng ta được toàn thiện sự hiếu sinh thì chúng ta phải tập dần, tập dần đi.

Các con đọc sách, trong cái tập sách “Những Lời Phật Dạy - tập I”, Thầy có nói về bốn cái pháp độc nhất để tu tập được giải thoát. Có một cái bài pháp dạy về tu tâm Từ. Chỉ có tâm Từ thôi là sẽ có tâm Bi, chỉ có tâm Bi thôi, thì mình sẽ được đi đến đích cuối cùng của (…​)

Chỉ một pháp thôi, tu tâm Từ. Bởi vì cái lòng thương của mình, lòng hiếu sinh của mình tức là lòng Từ. Tất cả các mọi vật đều thương yêu, không có ghét một cái loài vật nào hết (…​) lòng yêu thương cho mình và gia đình không? Phải không?

Cho nên tu tập tâm Từ, thì lúc bấy giờ tu (…​) là như thế nào? Mọi con vật, mọi con kiến, mọi cây cỏ…​ chúng ta sống một mình thì chúng ta sẽ nói chuyện với những loài vật này đi.

Chúng ta đến một cái đám cỏ, một cái đám cỏ xanh, chúng ta ngồi, chúng ta tâm sự với chúng. Những buổi chiều mát mẻ, chúng ta ngồi trước cái bụi cỏ, chúng ta nói chuyện với chúng đi. Rồi chúng ta cũng (…​) cũng cảm nhận cái lời nói của chúng ta, do những cái lời nói đó.

Trong cái lúc một đàn kiến đi ngang thất của chúng ta, chúng ta ngồi lại chúng ta nói chuyện với chúng đi, rồi chúng sẽ cảm nhận được cái tâm trạng của chúng ta phải tình thương yêu không? Còn chúng ta luôn luôn đạp kiến chết, đạp trên đầu bọn họ, đạp lên đầu chúng thì coi như là bầy kiến thấy chúng ta là quá sợ. Vì cái từ trường của chúng ta quá ác, chúng ta lại gần là chúng chạy hết.

(08:20) Rồi chúng ta ở trong thất, chúng ta tâm sự, chúng ta nói, một con cóc mà đến thất chúng ta ngồi đó, hỏi chúng ăn cái gì? “Cóc ơi, chắc có lẽ là cóc đã đói bụng phải không? Để anh sẽ lấy một ít cơm cho cóc ăn nha, cóc ngồi đây nha”.Thì mình lấy một ít cơm bỏ vào, mình bảo (…​). Thí dụ mình nhắc nhở như vậy.

(…​) nhưng mà nó gần mình, do cái lòng từ của mình (…​) để mình nói chuyện với nó (..).

(10:05) Phải không, do vì vậy từ cây cỏ, từ những con vật nhỏ bé mình nói chuyện được, đó là (…​).

Cái giới thứ nhất, (…​) sanh của mình. Con người phải biết thương yêu chứ tại sao con người (…​) mình làm khổ vợ con mình (…​), sự thật ra mình làm khổ mình luôn (…​)

Như vậy rõ ràng là mình làm khổ mình chớ đâu phải là mình thương mình. Có phải đúng không? Đó, như vậy là rõ ràng là mình chưa thương mình, mà (…​) Đó là những cái sai.

Cho nên, trong cái giới luật nó rất hay, giới luật tuyệt vời. Cho nên, có thầy nói thế này: “Thầy nói là theo kiểu của Thầy, chớ còn tụi tui thì thực tế bây giờ con muỗi nó vô phòng không đập không có được. Mà Thầy nói rằng tụi tôi đánh, Thầy nói tụi tôi thiếu đạo đức, tui có lỗi.” Phải không?

Bởi vì (…​) là thiếu đạo đức đó. Nhưng mà thiếu đạo đức đó, chứ không phải là quý Phật tử không có đạo đức. Còn có cái đạo đức đó chứ, có đạo đức hết chứ. Như vậy là quý Phật tử có đạo đức chứ không phải không, nhưng mà thiếu đạo đức về cái lòng hiếu sinh. Vậy thì cái thiếu phải từ từ sửa thêm để làm cho nó tốt lại, thì nó sẽ trở có đạo đức.

Bởi vì đạo đức, cũng như một cái con người chứ không phải là cái này không có thì cái kia cũng không có đâu! Tui đâu có tham lam, trộm cắp, lấy của ai mà nói tui thiếu đạo đức? Phải không? Tui có đạo đức chứ! Bữa nay tôi lượm được của người ta này, tôi trả lại ấy chớ. Như vậy tôi có đạo đức chứ tôi đâu có lấy luôn? Như vậy tôi có đạo đức mà tại sao Thầy nói tôi thiếu đạo đức?

Thầy nói thiếu đạo đức hiếu sinh chứ còn đạo đức không tham lam, trộm cắp thì anh đủ, anh dư nữa. Phải không? Nhặt ví tiền đem cho người khác, như vậy là đạo đức anh có (…​) Phải không? Bởi vì ở đây chúng ta xét (…​)

Cho nên, từ đó chúng ta phải tập luyện, chúng ta thấy mình còn thiếu cái này.

(…​) tôi sẽ không ăn thịt chúng sanh nữa (…​) Con bò nó ăn cỏ chứ nó có ăn thịt cá đâu? (…​). Phải không?

(12:44) Cho nên do như vậy, chúng ta thiếu lòng hiếu sinh (…​).

Mà tui chưa có nói chuyện với chúng sanh tức là tui chưa có thương yêu chúng. Tui tu tui không cần. Kiến ở dưới chân, tôi đạp biết bao nhiêu con kiến gãy giò, gãy cẳng. Mà bây giờ, tai nạn giao thông đó, đụng gãy giò, gãy cẳng thì mình rên la um sùm, đi nhà thương. Còn kiến người ta, mình đi mình đạp ở trên nó, tai nạn giao thông, đủ thứ biết bao nhiêu không?

Mình đã gây tai nạn giao thông biết bao nhiêu? Loài kiến gãy giò, gãy chân nó có tới nhà thương không? Nó rên la, nó bò lổm ngổm. Nhiều khi đạp nó chết nữa. Có đúng không? Tai nạn giao thông quá trời! (…​)

Không Thầy nói thật, sự thật đó. Quý vị nghĩ đi. Cứ tính từ đây mà Thầy đi ra tới cửa cổng nhà chùa, nếu mà Thầy liên tục (…​), là dưới chân Thầy có con kiến chết đó, có tai nạn giao thông xảy ra (…​) Có không? (…​).

Nó gãy chân, nó bò lết lết đó. Các con lưu ý đi. Thầy nói có chứ không phải không. Tai nạn giao thông rất nhiều. Chúng ta là những người mà gây tai nạn giao thông rất nhiều cho loài động vật, chứ không phải chỉ những loài vật nhỏ.

Cho nên hôm nay học được đạo đức của đạo Phật, là đức hiếu sinh- lòng thương yêu cho nên buộc lòng chúng ta bước đi là chúng ta cẩn thận.

(14:07) Một người lái xe mà cẩn thận ít xảy ra tai nạn giao thông. Cảnh sát nó không bắt mình (…​) Tại vì cẩn thận hết, người nào cũng cẩn thận đi, tai nạn giao thông không có.

Và mình cẩn thận được, tỉnh thức được thì tai nạn xảy ra cho loài côn trùng, loài chúng sinh dưới chân chúng ta không còn, thì lợi ích biết bao nhiêu.Từ cái bước đi mà cẩn thận không xảy ra những cái ác pháp đó, cho nên cái môi trường sống của chúng ta rất là tuyệt vời, rất là thanh tịnh. Mà thanh tịnh thì nó không bị ô nhiễm. Nó ô nhiễm từ tinh thần và ô nhiễm từ vật chất.

Bây giờ thí dụ một đống rác, nó thành cái chất liệu, nó làm cho cái môi trường ô nhiễm. Các cái xe nó thải ra những cái khí của nó làm cho môi trường ô nhiễm. Đó là phần vật chất.

Còn về phần mà tinh thần như thế nào, quý vị biết không? Đó là lời mắng chửi người ta. Cái lời mắng chửi đó nó thành cái từ trường, trong cái môi trường tinh thần nó (…​) Cho nên trời nắng, mưa, gió vô cùng, thiên tai, lũ lụt, động đất nó xảy ra liên tục. Thì do cái chỗ mà chúng ta (…​) làm cho cái môi trường tinh thần nó bị ô nhiễm.

Bởi vì nói về vật chất thì phải nói về tinh thần. Thì trong cái môi trường của cái hành tinh của chúng ta nó ô nhiễm, nó ô nhiễm cả vật chất và ô nhiễm cả tinh thần. Cho nên ác pháp đến đâu, nó làm cho cái sự sống của chúng ta bất ổn.

Cho nên, chúng ta ở đây, bây giờ chúng ta ở đây, Thầy nói, mà ở đâu bây giờ nó lụt, nó đâu có ôn hòa được đâu! Cho nên trong cái sự tu tập của đạo Phật dẫn dắt chúng ta để quân bình được cái vũ trụ, quân bình được cái bầu khí quyển, sự sống của chúng ta làm cho nó ổn định, thời tiết thuận hòa. Nó không có còn lụt như thế này nữa, nó không còn cái lũ lụt, nó không, nó mưa vừa phải, nó không thái quá. Mà nắng nó cũng không thái quá.

Có chỗ thì không nước uống, mà trâu, bò, heo, dê người ta phải di cư đến chỗ khác mà để sống. Còn có chỗ thì thôi nước ngập lũ, ngập hết, chết với nhau cả đám. Cho nên trong cái sự quân bình về cái đạo đức của đạo Phật, nó làm cho cái bầu khí quyển của chúng ta phải quân bình cả cái vật chất và cái tinh thần. Nó làm cho cuộc sống con người và mọi vật được bình an.

(16:17) Đó là một cái điều rất cần thiết mà chúng ta nên hiểu. Chứ chúng ta đừng thấy rằng mấy cái đống rác dơ là chúng ta thấy nó làm dơ thôi. Hầu hết là các nhà khoa học thấy chúng ta làm cái này, làm cái kia, nó về vật chất, nó làm ô nhiễm cái bầu khí quyển của chúng ta, thì nói đó là thiếu vệ sinh môi trường sống.

Chứ không ngờ, là chúng ta, cái tinh thần của chúng ta nó chửi mắng, đánh lộn với nhau, nó cũng thảy ra cái môi trường ô nhiễm, hung dữ hơn nữa. Thì con người chúng ta đau khổ thêm chứ làm gì? Vì chúng ta chưa có hiểu. Cái này nó nhiễm. Cho nên bây giờ con người ta nó dữ quá vậy. Tại vì nó nhiễm ba cái dữ đó mà hung dữ, nó đánh nhau hết.

Mà một mình Thầy làm sao hồi phục được hết? Một mình Thầy làm sao làm được hết? Cho nên Thầy hi vọng mấy con phải thực hiện tu tập cái giáo pháp này, để làm cho nó thanh tịnh trở lại, cái môi trường nó thuận hòa.

Bây giờ, từ hồi nào tới giờ, mấy con không biết, hôm nay biết rồi, thì mấy con cố gắng tu tập (…​) đi, rồi mấy con sẽ khởi ra một cái từ trường, từ tinh thần của mấy con khởi ra trong cái bầu khí quyển của mấy con. Tuy nó vô hình nhưng nó ổn định được cái môi trường thanh tịnh.

Cho nên, đức Phật nói tâm thanh tịnh là tâm gì? Tâm thanh tịnh là tâm không có tham, sân, si. Mà cái môi trường của mình, cứ khởi ra tham, sân, si ở đây, thì nó làm sao nó thanh tịnh được? Mà nó không thanh tịnh thì nó là ô nhiễm.

Cho nên, giới thứ nhất là cấm sát sanh. Mà không sát sanh tức là đạo đức hiếu sinh, đó là cái thứ nhất. Mấy con thấy nó lợi ích rất lớn như nãy giờ Thầy nói về việc cái môi trường chứ gì? Môi trường sống của chúng ta không ô nhiễm. Ô nhiễm trong tinh tần, mà nếu mà chúng ta sống đạo đức hiếu sinh thì chúng ta không bao giờ mà chửi mắng ai thì làm sao có khổ đau vì cái ô nhiễm đó? Phải không?

Chúng ta biết thương yêu những loài vật, thì chính là chúng ta đã biết thương yêu mình, bản thân đã biết không làm khổ mình rồi. Thì như vậy rõ ràng là cái đạo đức, cái đức, mà người tu chúng ta biết nương vào thọ Tam Quy Ngũ Giới là đã cố gắng khắc phục mình sống với đức hiếu sinh.

Vậy thì quý vị đã nghe lời thì một lúc nữa quý vị có thấy rằng cái đạo đức này cần phải xin đức Phật để mà thọ, xin ba ngôi Tam Bảo để mà thọ cái đạo đức, cái đức này không? Chắc chắn là Thầy tin rằng quý vị đến đây là quý vị có một tâm niệm làm phát triển cái đời sống mình, là đời sống thiện pháp.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy