ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI 03 - NGŨ GIỚI
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 13/05/2008
Thời lượng: [31:50]
Tên cũ: 06_Dao duc lam nguoi
(00:00) (…)
(1:47) Trưởng lão: Vậy thì quý vị tin tưởng để mà gửi tinh thần của mình, gửi cái tâm của mình để nương vào đó, để đem lại sự hạnh phúc an vui cho mình thì chắp tay lên xin thọ Tam Quy Ngũ Giới.
(2:04) Bây giờ đến thọ Tam Quy, rồi kế đó Thầy sẽ giảng về Ngũ Giới để cho quý vị hiểu rõ. Nếu thấy hợp và đúng, cũng như bây giờ đã nghe rõ Tam Quy rồi thì quý vị chắp tay lên, nếu thấy hợp thì chắp tay lên còn không hợp thì thôi, đừng có Quy Y.
Thầy nói vậy đó, hợp thì chắp tay lên, xin thọ ba ngôi Tam Bảo này: Phật, Pháp, Tăng. Rồi quý vị tự phát nguyện cái tâm của mình mà xin thọ ba ngôi Tam Bảo. Sau khi thọ xong rồi thì quý vị đảnh lễ Phật một lạy để xin thọ ba ngôi Tam Bảo này.
Thôi bây giờ không lạy, bởi vì chật lắm, quý vị xá được rồi. Bởi vì đứng lên, ngồi xuống nó rất là mất thì giờ, và đồng thời cái thành tâm của mình, cái tâm của mình, chứ không phải là cái thành tâm của mình bằng cái lạy đâu, mà bằng cái tâm nguyện của mình là đủ rồi. Phải không?
Bây giờ xong rồi thì quý vị xá Phật một xá, là quý vị đã chấp nhận mình sẽ là đệ tử của Phật, của Pháp, của Tăng, của Thầy phải không? Từ đây về sau các con là con của Thầy, Thầy là Thầy của các con. Vậy có nỗi đau khổ nào, thì các con hỏi Thầy, Thầy sẽ giúp đỡ. Và đồng thời Thầy sẽ chỉ dạy cho các con, Thầy sẽ viết sách đạo đức cho các con, để cho các con sẽ nương vào những cái lời Thầy dạy đó mà các con sống một cái đời sống đem lại hạnh phúc, an vui cho chúng ta. Các con hiểu chưa?
Mấy con khổ tức là Thầy khổ, mấy con vui tức là Thầy vui. Mấy con làm được, không đau khổ là mấy con không phụ công ơn của Thầy. Thầy ngồi Thầy viết từng trang sách, đem lại sự an vui cho mấy con, mà mấy con làm đúng, mấy con không còn đau khổ nữa tức là mấy con không phụ công của Thầy đâu. Các con nhớ không?
Bây giờ xong rồi, thì bắt đầu mấy con sẽ nghe Thầy giảng về năm cái giới cấm. Năm giới cấm tức là năm cái đạo đức là một người cư sĩ. Đây là cái tiêu chuẩn làm người, người nào sống không đúng năm cái tiêu chuẩn này là một loài động vật. Thầy xác định điều đó.
Bởi vì chúng ta sinh ra, một con người là một động vật chứ không có gì hơn, một động vật cao cấp. Phải không các con? Bởi vì chúng ta là con người, là cũng như là một con vật khác vậy thôi. Cho nên con người chúng ta mà nếu không được hướng dẫn trong đạo đức thì là một con vật rất là hung ác.
(04:17) Các con thấy cọp, beo, voi, gấu nó dữ vậy chứ nó không dữ bằng con người, chúng ta diệt nó sạch hết đó. Có nhiều loài vật ở trên hành tinh này, nó đã bị mất, mất bóng luôn, nó đã bị diệt đi do cái sự mà chúng ta diệt chúng. Nó không diệt hết con người mà con người diệt hết những loài vật. Cho nên con người là một động vật cao cấp, nhưng mà cao cấp phải có những cái tiêu chuẩn làm con người, chứ còn không khéo nó là một con ác thú.
Các con biết, nó dùng một quả bom, một chất nổ nhỏ thôi, mà nó giết hàng loạt tám, chín chục, tám, chín ngàn người mà bị diệt. Các con biết, một quả bom nguyên tử nó bỏ xuống, biết bao nhiêu người chết, biết bao nhiêu người bại vong! Ghê gớm! Thật là ghê gớm! Cho nên, cái con người nó sẽ, nếu không khéo, mà không có dựng lại cái nền đạo đức cho nó thì cái hành tinh chúng ta một ngày nào đó bị diệt.
Bởi vì đầu óc con người rất thông minh, nó sáng tạo ra những điều giết hại rất là ghê gớm. Cho nên, chỉ có đạo đức mới quân bình được cái điều này. Vì vậy mà đạo đức nhân bản, nhân quả, không làm khổ mình, khổ người, thì mới bảo vệ được hành tinh của chúng ta. Mới bảo vệ được cái môi trường sống của chúng ta thanh tịnh.
Bây giờ quý vị đã được nghe rõ rồi. Vậy thì cái tiêu chuẩn mà làm người, thì có năm cái điều kiện tiêu chuẩn làm người.
(05:29) Cái thứ nhất, là một con người thì không có sát hại chúng sanh. Luôn luôn phải thực hiện cái đức, cái đức hiếu sinh, tức là cái lòng thương yêu của chúng ta. Thương yêu cả cây cỏ, bởi vì cây cỏ có sự sống. Chúng ta đừng có vô tình mà giẫm đạp lên cây cỏ, giết cây cỏ chết là tội.
Nó cũng muốn sống như chúng ta, mặc dù nó không như con người được, nó đứng tại chỗ. Là tại vì nó là một cái loài vật, một cái loài vật trong vạn vật, một cái loài, cây rong, cây rêu, mấy cái cây mà như thảo mộc đều là có sự sống. Nếu không có nó thì sẽ không có chúng ta. Tại sao vậy?
Nếu không có rau cải, nếu không có bông trái, nếu không có thực vật để mà chúng ta sống thì chúng ta sinh ra trên cuộc đời này chúng ta lấy gì mà sinh sống? Cho nên phải có cây cỏ, phải có rau cải, phải có hoa quả thì hôm nay mới có chúng ta. Cho nên nó là anh chị của chúng ta. Chúng ta không thương anh chị mình thì còn thương ai?
(6:25) Thương sự sống là thương tất cả những loài vạn vật ở trên hành tinh này. Cho nên nói cái đạo đức, đức Phật cấm, cái giới cấm không sát sanh, nhưng mà đức đó là đức hiếu sinh, thương sự sống. Hàng ngày chúng ta huân tập cái tâm ác của chúng ta, nó thành ra một cái lực, cái lực, cái nghiệp lực ác của chúng ta. Nó thành một thói quen xấu của chúng ta. Cho nên muốn cho chúng ta được toàn thiện sự hiếu sinh thì chúng ta phải tập dần, tập dần đi.
Các con đọc sách, trong cái tập sách “Những Lời Phật Dạy - tập I”, Thầy có nói về bốn cái pháp độc nhất để tu tập được giải thoát. Có một cái bài pháp dạy về tu tâm Từ. Chỉ có tâm Từ thôi là sẽ có tâm Bi, chỉ có tâm Bi thôi, thì mình sẽ được đi đến đích cuối cùng của (…)
Chỉ một pháp thôi, tu tâm Từ. Bởi vì cái lòng thương của mình, lòng hiếu sinh của mình tức là lòng Từ. Tất cả các mọi vật đều thương yêu, không có ghét một cái loài vật nào hết (…) lòng yêu thương cho mình và gia đình không? Phải không?
Cho nên tu tập tâm Từ, thì lúc bấy giờ tu (…) là như thế nào? Mọi con vật, mọi con kiến, mọi cây cỏ… chúng ta sống một mình thì chúng ta sẽ nói chuyện với những loài vật này đi.
Chúng ta đến một cái đám cỏ, một cái đám cỏ xanh, chúng ta ngồi, chúng ta tâm sự với chúng. Những buổi chiều mát mẻ, chúng ta ngồi trước cái bụi cỏ, chúng ta nói chuyện với chúng đi. Rồi chúng ta cũng (…) cũng cảm nhận cái lời nói của chúng ta, do những cái lời nói đó.
Trong cái lúc một đàn kiến đi ngang thất của chúng ta, chúng ta ngồi lại chúng ta nói chuyện với chúng đi, rồi chúng sẽ cảm nhận được cái tâm trạng của chúng ta phải tình thương yêu không? Còn chúng ta luôn luôn đạp kiến chết, đạp trên đầu bọn họ, đạp lên đầu chúng thì coi như là bầy kiến thấy chúng ta là quá sợ. Vì cái từ trường của chúng ta quá ác, chúng ta lại gần là chúng chạy hết.
(08:20) Rồi chúng ta ở trong thất, chúng ta tâm sự, chúng ta nói, một con cóc mà đến thất chúng ta ngồi đó, hỏi chúng ăn cái gì? “Cóc ơi, chắc có lẽ là cóc đã đói bụng phải không? Để anh sẽ lấy một ít cơm cho cóc ăn nha, cóc ngồi đây nha”.Thì mình lấy một ít cơm bỏ vào, mình bảo (…). Thí dụ mình nhắc nhở như vậy.
(…) nhưng mà nó gần mình, do cái lòng từ của mình (…) để mình nói chuyện với nó (..).
(10:05) Phải không, do vì vậy từ cây cỏ, từ những con vật nhỏ bé mình nói chuyện được, đó là (…).
Cái giới thứ nhất, (…) sanh của mình. Con người phải biết thương yêu chứ tại sao con người (…) mình làm khổ vợ con mình (…), sự thật ra mình làm khổ mình luôn (…)
Như vậy rõ ràng là mình làm khổ mình chớ đâu phải là mình thương mình. Có phải đúng không? Đó, như vậy là rõ ràng là mình chưa thương mình, mà (…) Đó là những cái sai.
Cho nên, trong cái giới luật nó rất hay, giới luật tuyệt vời. Cho nên, có thầy nói thế này: “Thầy nói là theo kiểu của Thầy, chớ còn tụi tui thì thực tế bây giờ con muỗi nó vô phòng không đập không có được. Mà Thầy nói rằng tụi tôi đánh, Thầy nói tụi tôi thiếu đạo đức, tui có lỗi.” Phải không?
Bởi vì (…) là thiếu đạo đức đó. Nhưng mà thiếu đạo đức đó, chứ không phải là quý Phật tử không có đạo đức. Còn có cái đạo đức đó chứ, có đạo đức hết chứ. Như vậy là quý Phật tử có đạo đức chứ không phải không, nhưng mà thiếu đạo đức về cái lòng hiếu sinh. Vậy thì cái thiếu phải từ từ sửa thêm để làm cho nó tốt lại, thì nó sẽ trở có đạo đức.
Bởi vì đạo đức, cũng như một cái con người chứ không phải là cái này không có thì cái kia cũng không có đâu! Tui đâu có tham lam, trộm cắp, lấy của ai mà nói tui thiếu đạo đức? Phải không? Tui có đạo đức chứ! Bữa nay tôi lượm được của người ta này, tôi trả lại ấy chớ. Như vậy tôi có đạo đức chứ tôi đâu có lấy luôn? Như vậy tôi có đạo đức mà tại sao Thầy nói tôi thiếu đạo đức?
Thầy nói thiếu đạo đức hiếu sinh chứ còn đạo đức không tham lam, trộm cắp thì anh đủ, anh dư nữa. Phải không? Nhặt ví tiền đem cho người khác, như vậy là đạo đức anh có (…) Phải không? Bởi vì ở đây chúng ta xét (…)
Cho nên, từ đó chúng ta phải tập luyện, chúng ta thấy mình còn thiếu cái này.
(…) tôi sẽ không ăn thịt chúng sanh nữa (…) Con bò nó ăn cỏ chứ nó có ăn thịt cá đâu? (…). Phải không?
(12:44) Cho nên do như vậy, chúng ta thiếu lòng hiếu sinh (…).
Mà tui chưa có nói chuyện với chúng sanh tức là tui chưa có thương yêu chúng. Tui tu tui không cần. Kiến ở dưới chân, tôi đạp biết bao nhiêu con kiến gãy giò, gãy cẳng. Mà bây giờ, tai nạn giao thông đó, đụng gãy giò, gãy cẳng thì mình rên la um sùm, đi nhà thương. Còn kiến người ta, mình đi mình đạp ở trên nó, tai nạn giao thông, đủ thứ biết bao nhiêu không?
Mình đã gây tai nạn giao thông biết bao nhiêu? Loài kiến gãy giò, gãy chân nó có tới nhà thương không? Nó rên la, nó bò lổm ngổm. Nhiều khi đạp nó chết nữa. Có đúng không? Tai nạn giao thông quá trời! (…)
Không Thầy nói thật, sự thật đó. Quý vị nghĩ đi. Cứ tính từ đây mà Thầy đi ra tới cửa cổng nhà chùa, nếu mà Thầy liên tục (…), là dưới chân Thầy có con kiến chết đó, có tai nạn giao thông xảy ra (…) Có không? (…).
Nó gãy chân, nó bò lết lết đó. Các con lưu ý đi. Thầy nói có chứ không phải không. Tai nạn giao thông rất nhiều. Chúng ta là những người mà gây tai nạn giao thông rất nhiều cho loài động vật, chứ không phải chỉ những loài vật nhỏ.
Cho nên hôm nay học được đạo đức của đạo Phật, là đức hiếu sinh- lòng thương yêu cho nên buộc lòng chúng ta bước đi là chúng ta cẩn thận.
(14:07) Một người lái xe mà cẩn thận ít xảy ra tai nạn giao thông. Cảnh sát nó không bắt mình (…) Tại vì cẩn thận hết, người nào cũng cẩn thận đi, tai nạn giao thông không có.
Và mình cẩn thận được, tỉnh thức được thì tai nạn xảy ra cho loài côn trùng, loài chúng sinh dưới chân chúng ta không còn, thì lợi ích biết bao nhiêu.Từ cái bước đi mà cẩn thận không xảy ra những cái ác pháp đó, cho nên cái môi trường sống của chúng ta rất là tuyệt vời, rất là thanh tịnh. Mà thanh tịnh thì nó không bị ô nhiễm. Nó ô nhiễm từ tinh thần và ô nhiễm từ vật chất.
Bây giờ thí dụ một đống rác, nó thành cái chất liệu, nó làm cho cái môi trường ô nhiễm. Các cái xe nó thải ra những cái khí của nó làm cho môi trường ô nhiễm. Đó là phần vật chất.
Còn về phần mà tinh thần như thế nào, quý vị biết không? Đó là lời mắng chửi người ta. Cái lời mắng chửi đó nó thành cái từ trường, trong cái môi trường tinh thần nó (…) Cho nên trời nắng, mưa, gió vô cùng, thiên tai, lũ lụt, động đất nó xảy ra liên tục. Thì do cái chỗ mà chúng ta (…) làm cho cái môi trường tinh thần nó bị ô nhiễm.
Bởi vì nói về vật chất thì phải nói về tinh thần. Thì trong cái môi trường của cái hành tinh của chúng ta nó ô nhiễm, nó ô nhiễm cả vật chất và ô nhiễm cả tinh thần. Cho nên ác pháp đến đâu, nó làm cho cái sự sống của chúng ta bất ổn.
Cho nên, chúng ta ở đây, bây giờ chúng ta ở đây, Thầy nói, mà ở đâu bây giờ nó lụt, nó đâu có ôn hòa được đâu! Cho nên trong cái sự tu tập của đạo Phật dẫn dắt chúng ta để quân bình được cái vũ trụ, quân bình được cái bầu khí quyển, sự sống của chúng ta làm cho nó ổn định, thời tiết thuận hòa. Nó không có còn lụt như thế này nữa, nó không còn cái lũ lụt, nó không, nó mưa vừa phải, nó không thái quá. Mà nắng nó cũng không thái quá.
Có chỗ thì không nước uống, mà trâu, bò, heo, dê người ta phải di cư đến chỗ khác mà để sống. Còn có chỗ thì thôi nước ngập lũ, ngập hết, chết với nhau cả đám. Cho nên trong cái sự quân bình về cái đạo đức của đạo Phật, nó làm cho cái bầu khí quyển của chúng ta phải quân bình cả cái vật chất và cái tinh thần. Nó làm cho cuộc sống con người và mọi vật được bình an.
(16:17) Đó là một cái điều rất cần thiết mà chúng ta nên hiểu. Chứ chúng ta đừng thấy rằng mấy cái đống rác dơ là chúng ta thấy nó làm dơ thôi. Hầu hết là các nhà khoa học thấy chúng ta làm cái này, làm cái kia, nó về vật chất, nó làm ô nhiễm cái bầu khí quyển của chúng ta, thì nói đó là thiếu vệ sinh môi trường sống.
Chứ không ngờ, là chúng ta, cái tinh thần của chúng ta nó chửi mắng, đánh lộn với nhau, nó cũng thảy ra cái môi trường ô nhiễm, hung dữ hơn nữa. Thì con người chúng ta đau khổ thêm chứ làm gì? Vì chúng ta chưa có hiểu. Cái này nó nhiễm. Cho nên bây giờ con người ta nó dữ quá vậy. Tại vì nó nhiễm ba cái dữ đó mà hung dữ, nó đánh nhau hết.
Mà một mình Thầy làm sao hồi phục được hết? Một mình Thầy làm sao làm được hết? Cho nên Thầy hi vọng mấy con phải thực hiện tu tập cái giáo pháp này, để làm cho nó thanh tịnh trở lại, cái môi trường nó thuận hòa.
Bây giờ, từ hồi nào tới giờ, mấy con không biết, hôm nay biết rồi, thì mấy con cố gắng tu tập (…) đi, rồi mấy con sẽ khởi ra một cái từ trường, từ tinh thần của mấy con khởi ra trong cái bầu khí quyển của mấy con. Tuy nó vô hình nhưng nó ổn định được cái môi trường thanh tịnh.
Cho nên, đức Phật nói tâm thanh tịnh là tâm gì? Tâm thanh tịnh là tâm không có tham, sân, si. Mà cái môi trường của mình, cứ khởi ra tham, sân, si ở đây, thì nó làm sao nó thanh tịnh được? Mà nó không thanh tịnh thì nó là ô nhiễm.
Cho nên, giới thứ nhất là cấm sát sanh. Mà không sát sanh tức là đạo đức hiếu sinh, đó là cái thứ nhất. Mấy con thấy nó lợi ích rất lớn như nãy giờ Thầy nói về việc cái môi trường chứ gì? Môi trường sống của chúng ta không ô nhiễm. Ô nhiễm trong tinh tần, mà nếu mà chúng ta sống đạo đức hiếu sinh thì chúng ta không bao giờ mà chửi mắng ai thì làm sao có khổ đau vì cái ô nhiễm đó? Phải không?
Chúng ta biết thương yêu những loài vật, thì chính là chúng ta đã biết thương yêu mình, bản thân đã biết không làm khổ mình rồi. Thì như vậy rõ ràng là cái đạo đức, cái đức, mà người tu chúng ta biết nương vào thọ Tam Quy Ngũ Giới là đã cố gắng khắc phục mình sống với đức hiếu sinh.
Vậy thì quý vị đã nghe lời thì một lúc nữa quý vị có thấy rằng cái đạo đức này cần phải xin đức Phật để mà thọ, xin ba ngôi Tam Bảo để mà thọ cái đạo đức, cái đức này không? Chắc chắn là Thầy tin rằng quý vị đến đây là quý vị có một tâm niệm làm phát triển cái đời sống mình, là đời sống thiện pháp.
(18:26) Đạo đức thứ hai là cái giới cấm, đức Phật cấm không tham lam, trộm cắp. Tham lam, trộm cắp nghĩa là của không cho mình lấy. Người mất của thì khổ đau, còn người lấy của thì vui mừng. Nhưng mà về rồi thì ăn tiêu chút thì hết. Phải không? Nó cũng đâu còn! Bởi vì của đó là của để ngoài cổng, cho nên nó dễ bị mất.
Cho nên, cái của mà tham lam, trộm cắp, người ta tham lam rất dễ bị ở tù, của cải, tài sản bị nhà nước tịch thu. Cho nên chúng ta nghe những người rất giàu, nhưng mà cuối cùng thì bị tù. Còn những người tu mà, tuy nghèo nhưng mà rất được an ổn. Bởi vì, những cái gian xảo tức là tâm tham lam không có, không lấy của không cho.
Cũng như bây giờ Thầy làm giám đốc nè, mà mỗi một cái chú, một công nhân mà làm trong cái xưởng của Thầy, Thầy chỉ trả lương họ thay vì một triệu, Thầy chỉ trả họ tám trăm thôi. Phải không? Thầy ăn cướp cái công của họ hai trăm thôi. Nhưng mà một ngàn công nhân vậy, Thầy giàu không? Giàu chứ. Một tháng dư Thầy giàu chứ. Cho nên họ cứ trả lương cho công nhân rất rẻ mà họ làm giàu rất dễ.
Họ giàu đó để làm gì? Quý vị Phật tử biết không? Họ cũng đi nhậu, họ ăn chơi đây đó cũng tiêu hết không bao giờ có. Họ còn phong kiến nữa, nghĩa là đi kiếm vợ bé về, họ làm cho vợ con ghen tuông nữa. Tiền bạc nó nhiều, nó sai tầm bậy.
Cho nên do đó, bóc lột người này để sử dụng cho cá nhân của mình thì mình cũng phải (…) Cuối cùng cái ông này, đều là ông giám đốc đều là bị đi tù, bị bắt. Phải không? Đó là do cái tham lam, là tâm tham.
(20:00) Cho nên, đạo Phật dạy chúng ta không tham lam, của ngoài đường nhất định không lượm. Của người ta, để người ta rớt đó lát nữa người ta trở lại người ta lượm. Mình cứ nghĩ là người này không lượm thì người khác cũng lượm. Thôi, mình lượm bỏ túi chắc ăn hơn. Phải không?
Bây giờ của đó mà mình không lượm thì người khác người ta cũng lượm, thôi mình lượm bỏ túi mình. Thì như vậy là không được. Người nào lượm thì tội người ta chịu, còn riêng mình, nhất định là không lượm. Như vậy mới thật sự là đệ tử của Phật, mới thọ cái giới đó chứ.
Cho nên, khi mà đức Phật dạy cho chúng ta cái giới không tham lam, trộm cắp, cấm không được lấy của không cho. Người ta cho mà thấy người ta nghèo, thì mình phải tìm cách nào mà trả lại người ta. Bởi vì người ta nghĩ người ta thương mình, người ta giúp mình trong khi hoạn nạn. Mà mình thấy rằng, người ta giúp mình vừa đủ với cái chỗ mình thiếu hụt thôi. Chứ mình không nên lấy toàn bộ cái số tiền như vậy.
Chẳng hạn bây giờ Thầy thiếu nợ. Bây giờ, Phật tử cúng dường tiền nhiều quá (…) bây giờ quý Phật tử cúng dường hai tỷ, Thầy bỏ túi Thầy (…) để nó về nó cúng nữa (…) Thầy ở trong chùa cũng tham như thường, chớ đâu phải.
Cho nên, cuối cùng Thầy cất cái chùa quá đẹp. Hỏi tiền đâu? Nói tiền người ta cúng dường, chứ không dám nói tiền in kinh sách. Nói tiền người ta in kinh sách, Phật tử cúng dường tiền in kinh sách sao cất chùa? Họ có chịu không? Phải không?
Do đó, khi mà vừa đủ rồi, tuyên bố là tôi đã trả nợ xong rồi. Rồi bắt đầu bây giờ Phật tử cúng dường in kinh sách thì in kinh nào, nói cho rõ. Để rồi chúng ta tiếp tục chúng ta làm đâu nó ra đó. Chứ không khéo chúng ta (…)
Thầy là Thầy dạy cái sáng suốt để nhận định.
Ông thầy hư là do vật chất nhiều, ông thầy hư là do tiền nhiều. Cho nên nó sẽ sai khiến ông thầy. Nếu mà ông thầy tu chưa chứng thì nó sẽ sai khiến ông thầy, ông thầy sẽ làm tất cả mọi cái được. Bởi vì không có ông nào mà điên. Họ sẽ phục vụ cá nhân của họ, cái thân của họ (…) bởi vì họ còn dục lạc.
(22:09) Cho nên ở đây, cái ông thầy mới tu hành (…) Tu riết lâu một thời gian sau thì lại có đủ thứ hết thì thật sự ông thầy này chưa tới đâu, ổng bị nhiễm rồi. Cho nên (…) mà chúng ta biết cái sai và cái đúng nghĩa. Cho nên, giới luật là cái căn bản, gò bó họ trong cái khuôn khổ, không được (…), biết được cái gì tốt, cái gì xấu để theo giới luật.
Bởi vậy không tham lam tức là buông xả mấy con. Cái người không tham lam, buông xả, luôn buông xả, cần lao. Cái đức đó là đức buông xả. Cái đức không tham lam là đức buông xả, biết buông xả. Còn cái người mà tham lam là người không biết buông xả. Cái gì họ cũng huân, góp nhặt vào cho họ. Họ làm phục vụ cho họ. Nhưng mà họ nói hay lắm, họ nói cho xã hội, họ nói cho mọi người. Sự thật họ đang góp nhặt. Đó là một cái sai.
Tu ở đây, tu giới không lấy của không cho, cái giới tham lam, trộm cắp này đức Phật cấm chúng ta không làm điều đó. Nhưng cái đức của nó là đức buông xả. Mà cái người buông xả là cái người không tham lam.
Nghĩa là Thầy xả Thầy còn ba y một bát, Thầy còn tham lam làm gì? Thầy xả, Thầy không có nhà cửa, không có gia đình. Thầy còn cần chi, Thầy còn cất chi một cái chùa? Thầy còn làm chi cái phòng sang đẹp làm gì nữa? Thân của mình rốt cuộc rồi cũng nằm dưới đất, người ta cũng chôn, người ta cũng đốt rồi có gì đâu mà nghĩ nó còn. Cho nên đó là đức buông xả.
Một người tu sĩ của Phật giáo là buông xả. Các con nghe đức Phật nói như thế này. Một vị tu sĩ thì phải “cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa”. Áo cà sa (…) đẹp lắm. Chứ áo cà sa của đức Phật xấu lắm mấy con, vải thây ma mà gột kết lại từng miếng. Mà vải thây ma ngày xưa nó không có tốt đẹp gì hết, nó thưa lắm. Nó như cái rây vậy. Phải không?
Các con, vải tám vải gì ngày xưa, thì bây giờ vải này vải thây ma, họ (…) tốt lắm. Vải bây giờ để mà mà bảo quấn cái thây ma, nếu mà được vải bây giờ, người ta tu thì cũng tốt lắm. Mà Thầy lượm, kể như là Thầy cũng mừng nữa. Còn cái vải hồi xưa nó rất xấu, nó thưa, nó thô, vải ta đó.
(24:09) Cho nên ngày xưa đức Phật mặc cái y đó gọi là y phấn tảo. Thầy nói thật lòng, bây giờ mà còn Thầy mặc vậy cũng tốt rồi. Thầy nói thật sự, Thầy không ham mặc cái này, nó mang nợ nhiều, mặc cái đó nó ít nợ.
Cho nên trong khi đó, một cái người mà “đắp áo cà sa, xuất gia sống không gia đình, không nhà cửa, ba y một bát, thiểu dục tri túc. Đời sống tinh thần phóng khoáng như hư không, trắng bạch như vỏ ốc”, đó chính là một vị tu sỹ. Không nhà cửa, nay ở chỗ này, mai ở chỗ khác. Mà có ở một chỗ đi nữa, cũng chòi tranh vách lá mà thôi.
Các con thấy Thầy có chòi tranh, vách lá không không? Thầy ở cái nhà tường kia kìa, tốt lắm chứ gì? Nhưng mà sự thật không phải nhà Thầy ở đâu, nhà của máy ở, cái máy vi tính Thầy ở trỏng, Thầy chỉ là một người ở tạm để mà làm công việc với nó mà thôi.
Nó chẳng qua, có một người nói với Thầy như thế này, Thầy xin nhắc lại, họ nói ngày xưa ông Phật có được ông Xá Lợi Phất và ông Mục Kiền Liên. Còn Thầy bây giờ, mấy đệ tử của Thầy mà như ông Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, mà con nghĩ Thầy có ông Xá Lợi Phất làm đủ công việc cho Thầy hết, đó là cái máy vi tính của thầy.
Bây giờ nó, ngày xưa ông Xá Lợi Phất ông thuyết giảng cho chúng tu tập, bây giờ cái máy vi tính của Thầy nó thuyết giảng bài này, bài khác cho Phật tử. Có đúng không? Mấy con đọc kinh sách của Thầy có phải là ông Xá Lợi Phất bằng cái máy vi tính của Thầy không? Nó làm ra những cái trang sách chứ Thầy có làm được không? Phải không? Bây giờ nó làm ông Xá Lợi Phất của Thầy chứ Thầy có ông Xá Lợi Phất chỗ nào nữa đâu. Phải không? Phải đúng không?
Cái ông này ổng đến đây, ông nhìn cái phòng của Thầy làm việc, ổng nói, ông Xá Lợi Phất ông ngồi đây mà ổng làm việc với Thầy để mà hướng dẫn cho chúng tu học. Phải không? Cái máy cũng là một cái người, nó làm những cái chuyện. Đó, thì hôm nay Thầy mới nhắc như vậy.
Còn một cái ông mà thần thông, mà Mục Kiền Liên đó, thì thật sự cái máy vi tính nó cũng thần thông ghê gớm lắm đó. Chứ không phải là không thần thông đâu. Nó dám nói chuyện với các con ở bên Tây phương đó. Phải không? Bên Mỹ đó! Không, Thầy nói đúng mà, đó là thần thông, đó là ông Mục Kiền Liên đó. Chứ không phải không đâu.
(26:08) Cho nên, nó có đủ thần thông, mà nó có đủ trí tuệ để nó làm việc, để nó giúp cho mọi người hiểu biết được chánh pháp. Như vậy, rõ ràng là trong cái thời đại mà nếu không có máy vi tính thì chắc chắn là một mình Thầy, thì không có ông Xá Lợi Phất, ông Mục Kiền Liên. Mà hiện giờ Thầy có ông Xá Lợi Phất, ông Mục Kiền Liên. Có không?
Bởi vì, cái ông này nói với Thầy như thế này này, ngày xưa, nói về vấn đề mà tu Phật đó, thì người nào cũng có ông Xá Lợi Phất, ông Mục Kiền Liên hết chứ không phải ông Phật Thích Ca không. Ông Phật Thích Ca cũng có hai người đại đệ tử. Còn Thầy bây giờ, con nhìn trước nhìn sau thì không thấy, nhưng mà con thấy Thầy có hai ông này. Cho nên làm công việc này rất cần (…).
Cái ông này ổng nói như vậy, Thầy thấy rằng ông tưởng tượng cũng có hơi đúng. Nhưng mà đây là tưởng thôi. Nhưng mà sự thật, dùng những cái máy này giúp đỡ để phổ biến và (…) chân lý của Phật (…).
Bây giờ Thầy trở về vấn đề là cái giới mà cấm, không tham lam, trộm cắp, tức là đức buông xả, nhưng mà luôn luôn chúng ta cần lao mấy con. Chúng ta ở trong vị trí nào mà làm ra được tiền bạc thì mấy con hãy cố gắng mà làm. Làm cho lương thiện, làm giúp cho những người bất hạnh. Những người bất hạnh là do nhân quả ác của họ, họ sanh ra trong cuộc đời này (…) Chúng ta hãy an ủi những người đó.
Mà chúng ta an ủi những người đó, chúng ta sống bằng đạo đức của chúng ta, làm cho họ trở về với đạo đức, làm cho họ sống đúng đạo đức để cho nhân quả họ được tốt hơn. Đó thì chúng ta hãy cố gắng, không tham lam của ai.
Nhưng chúng ta phải siêng năng, đứng ở trong vị trí của chúng ta làm ra tiền bằng cách lương thiện. Đừng làm tiền có nhiều cái mà người ta làm khổ người khác, còn làm tiền có nhiều cái mà không làm khổ người thì chúng ta hãy làm.
Nếu chúng ta thấy gia đình của mình được yên vui, hạnh phúc mà còn những người bất hạnh, thì chúng ta hãy giúp những người bất hạnh. Mặc dù đó là phước hữu lậu, nhưng chúng ta an ủi được mọi người để giúp cho cái hành tinh, cái sự sống ở trên hành tinh chúng ta có một sự an ủi với nhau. Vì vậy mà mọi người nghèo khổ đó họ hiểu rằng họ không có bị bỏ rơi, còn có những người tốt khác.
Đó là điều mà chúng ta cần phải hiểu. Chứ không lẽ bây giờ mình vô cảm, họ chết thì họ chết, không cần giúp cho ai hết, ai chết thì chết, mặc ai, thì điều đó không phải. Đó thì là một người đệ tử của Phật, thì chúng ta phải sáng suốt những cái việc này.
(28:19) Bây giờ tới cái giới thứ ba, là cái giới không tà dâm. Nghĩa là thường thường là cư sĩ, các con đều có vợ chồng, mà khi mình có vợ chồng thì mình phải chung thủy. Tà dâm có nghĩa là mình dâm với một cái người khác, làm cho gia đình mình tan nát. Cho nên, cái giới này là cái giới chung thủy, cái giới đạo nghĩa để làm người
Do như vậy các con nhớ, cái đức của nó là đức chung thủy. Cái đức chung thủy, chúng ta hãy cố gắng mà giữ gìn. Khi không có chồng, có vợ thôi, mà đã có chồng, có vợ thì nhất định không tìm một người khác.
Thường thường bây giờ thì người ta có tiền bạc, người ta hay làm cái chuyện không có đúng cách, không có chung thủy. Bắt đầu bây giờ đi vô sở làm việc, vợ mình ở nhà, có mấy cô thư ký nhỏ nhỏ. Bắt đầu đó, cái ông giám đốc này, ổng vơ mấy cái cô này hết. Nguy hiểm vô cùng, làm như vậy cái lương tâm của mình nó không xứng đáng đâu.
Đối với cái người mà đã Quy Y Tam Bảo, đã theo Phật rồi, chúng ta phải tư duy, suy nghĩ cái này, cái nọ, chúng ta phải cố giữ gìn đức chung thủy. Lòng chung thủy với người khác là đức hạnh của chúng ta, cho nên chúng ta phải cố gắng giữ gìn.
Bởi vì, cái giới nữ nó có sự cám dỗ của mấy ông đó. Cho nên vì vậy, nhất là mấy cô thư ký mà ăn mặc hở hang, ăn mặc sát người, gây cho cái sự cám dỗ về tình dục. Do đó, mấy ông giám đốc này ỷ có tiền mới bỏ ra dụ dỗ các cô này, mới làm không đúng cách. Cho nên vì vậy tệ hại cho xã hội.
(30:07) Cho nên, khi mà chúng ta biết rằng, cái giới cấm tà dâm này, tổ tiên của chúng ta là có cái nền đạo đức. Ông bà chúng ta ăn mặc, các con thấy từ miền Bắc cho tới miền Nam chúng ta ngày xưa, người phụ nữ ăn mặc rất kín đáo. Cho nên, cái kín đáo đó nó rất hay là nó không có gợi khiêu dâm, gợi dục người khác, làm cho chúng ta, cái lòng chung thủy chúng ta đối xử ở trong gia đình rất tốt đẹp.
Còn khi mà chúng ta bị khiêu dâm gợi dục như vậy thì chúng ta khó mà thắng, bởi vì cái tình dục của chúng ta rất mạnh. Cho nên ở đây cái giới cấm của đức Phật, cấm nhưng mà chúng ta phải hiểu cái đức chung thủy.
Là con người chúng ta phải chung thủy, đâu phải con thú mà lang chạ nay con vật này, mai con vật khác như vậy. Nếu chúng ta có vợ con rồi, mà chúng ta còn lấy người này, lấy người kia dẫn đến như vậy. Bây giờ là có Sida mấy ông, mấy bà mới sợ chứ còn cỡ không Sida là láng lênh hết.
Cho nên, ở đây giới luật của Phật cấm như vậy. Mà khi chúng ta biết tu theo Phật rồi, thì chúng ta hãy cố gắng giữ gìn cái đức chung thủy này. Đó là một cái đạo đức thật sự đối xử với nhau, làm cho gia đình không nghi ngờ, vợ con không nghi ngờ, chồng con không nghi ngờ, thì đem lại cái hạnh phúc cho chúng ta.
Chứ nếu mà chúng ta nghi ngờ, thì cái lòng nghi ngờ đó nó làm cho phải ghen tuông. Người nào cũng ghen hết, nam cũng ghen mà nữ cũng ghen. Khi mà người ta đặt trọn lòng thương của người ta đối với cái người đó mà thấy người đó nó không có chung thủy với mình thì buộc lòng mình phải ghen.
Mà ghen là đau khổ. Những cái điều kiện đó nó xảy ra trong xã hội chúng ta rất là nhiều (…) làm điều này hoặc thế kia, hoặc là giết nhau. Ba cái sự ghen tuông này. Cho nên chúng ta thiếu đức chung thủy.
HẾT BĂNG