00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(00:00)

Hỏi: Nghĩa tín thọ và Pháp tín thọ như thế nào?

Trong cái lời hỏi của con thì hỏi Pháp tín thọ trước còn Nghĩa tín thọ sau. Còn ở đây thì thay vì hỏi phải hỏi Nghĩa tín thọ và Pháp tín thọ như thế nào?

Đáp: Nghĩa tín thọ là tin theo và thọ lãnh những lẽ mà mình đã được nghe. Cái lý lẽ mà mình đã được nghe, mình tin theo. Nghĩa là “tín thọ” nghĩa là tin theo và thọ lãnh những cái lý lẽ mà mình đã được nghe nó đúng đắn.

Pháp Tín Thọ: là tin theo và lãnh thọ giáo pháp mà mình đã được nghe, gọi là Pháp Tín Thọ. Nghĩa là mình nghe cái pháp đó, mình rất là tin cho nên mình theo cái pháp đó mình nỗ lực mình tu hành, nỗ lực mình sống đúng, nỗ lực mình dứt bỏ, nỗ lực mình làm những cái chuyện rất là nhiệt tâm để trong mình xả bỏ được ly dục, ly ác pháp được đó là Pháp Tín Thọ.

Như Thầy dạy về pháp Tứ Bất Hoại Tịnh, Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, hay hoặc là Tứ Niệm Xứ trên thân quán thân, hay là Định Vô Lậu, hay định Chánh Niệm Tỉnh Giác đó là Pháp Tín Thọ. Tín thọ là các con tin mà nỗ lực tu hành tập luyện đúng, không sai lời dạy của Thầy gọi là tín thọ. Cho nên còn có nghĩa là trong kinh Phật như kinh A hàm, cái Kinh Trung Bộ thì “y giáo phụng hành”. Còn ở Kinh A hàm thì thường thường “Tín thọ phụng hành”. Tin và theo mà làm y kinh pháp đó là tín thọ.

Ở đây giảng từng chữ nghĩa như vậy, đó là trong những cái điều kiện con hỏi như vậy hầu hết là đều bị pháp tưởng nó lưu xuất ra, nó cũng hay chứ không phải dở nhưng mà nó điều bị pháp tưởng, nó làm cho chúng ta bị lạc, bị lạc vào cái chỗ tu.

(1:30:05) Thay vì chúng ta tu cái thứ nhất là tập yên lặng để mà tu. Thứ hai là quán xét vô lậu quét sạch, có những pháp tưởng quét ra hết không có cần nghe, không cần hiểu gì thêm những cái này, mà những cái này tức là bị Pháp tưởng nó làm cho động tâm.

Cho nên một cái người mà học kinh điển nhiều là sau khi mà cái tâm hết vọng tưởng thì nó bị Pháp tưởng. Bởi vì cái đoạn đường từ Nhị Thiền mà đến Tam Thiền là cái đoạn đường của Tưởng thức nó hoạt động, cho nên mỗi mỗi nó đều hoạt động ra vì vậy mà các tổ sư đều ở trên cái chỗ Pháp tưởng này mà họ nói ra những cái công án. Họ hỏi đáp những cái công án với nhau, thì đó là cái Pháp tưởng. Cho nên gọi là Triệt Ngộ là họ ngay từ cái chỗ trạng thái này mà họ triệt ngộ những cái công án. Do chúng ta tuần tự mà khi mà cái tâm các con đạt đến cái chỗ Sơ thiền rồi thì bắt đầu các pháp tưởng nó hoạt động. Cho nên hầu hết là Hải Tâm con cũng đang ở trong cái chỗ pháp tưởng, do đó mà hỏi qua những cái danh từ như vậy đó là bị pháp tưởng đó con.

Hỏi: Trước bữa ăn ba muỗng cơm đầu tiên đọc ba câu

1- Nguyện làm tất cả việc lành.

2- Nguyện đoạn dứt các việc ác.

3- Nguyện độ tất cả chúng sanh.

Con xin hỏi câu thứ ba nếu độ quá ít người có tội hay không? Con chỉ sợ đọc được mà con không thực hiện được xin Thầy giảng cho con hiểu rõ.

Các con nhớ phải ráng mà tu tập, còn Phương thì con phải giải quyết cho cháu và đồng thời khi nào muốn tu là phải sống trọn vẹn một con người không còn kiết sử, chứ còn kiết sử thì con tu cũng uổng phí mà thôi, chỉ là hai buổi trong một ngày, hai ngày cho nó qua thôi, chứ còn tu như vậy thì không đến, không tới nơi tới chốn, rất là uổng.

Nếu mà trước kia con nghe lời mà con cắt bỏ hết, con đừng có đắm đuối cuộc đời thì hôm nay con sẽ tu rất tốt, vì con cũng không nghe lời Thầy, cho nên bây giờ con mới chịu những cái nỗi khổ đau như thế này.

Đời có gì hạnh phúc đâu, chỉ là một ảo ảnh, một hạnh phúc ảo ảnh, chúng ta chuốc lấy ảo ảnh tưởng là thật, nhưng chạy mãi, chạy mãi theo nó rồi thì các con cũng thấy chỉ là một chuỗi dài đau khổ của đời người, không có gì. Bây giờ là một cái bài học rất lớn cuộc đời của con, nhưng con phải làm trách nhiệm, bốn phận của Đạo Đức làm người vì nhân quả con đã tạo ra thì con không thể bỏ bê hay hoặc là chối bỏ cái nhân quả đó được mà hãy làm cái phận sự của một con người cho xứng đáng.

Có những gì chưa giải quyết được cần gặp Thầy giúp, thí dụ như muốn cho cháu đi tu, nơi tốt dạy các con học con không làm được thì Thầy sẽ giới thiệu cho cô Liễu với cô Nguyên hai người đang ở ngoài Vũng Tàu họ đang hướng dẫn một số chúng ni, nhỏ có, lớn có thì Thầy có thể sẽ gởi gắm cho và cháu sẽ ra đó mà tu.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy