00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(42:27)

(42:27) Kế câu hỏi kế:

Thưa Thầy! Con hiểu lý duyên khởi có đồng nghĩa với duyên sanh không? Xin Thầy từ bi chỉ giáo để con khỏi lầm lạc!”

Bởi vì hầu như người ta hiểu cái lý duyên khởi đó, thì nó giống như cái lý duyên sanh. Nhưng mà ở trong kinh điển thì nó có hai cái nghĩa rất là rõ ràng.

Trong Kinh Hoa Nghiêm tức là kinh phát triển Đại Thừa, thì nó diễn tả cái sự trùng trùng duyên khởi. Cho nên ở đây hỏi chữ duyên khởi với duyên sanh, thì chữ trùng trùng duyên khởi này trong Hoa Nghiêm, tức là thế giới Hoa Nghiêm nó trùng trùng duyên khởi, từ cái pháp này nó sanh khởi các pháp khác.

Cũng như bây giờ trong khi mình đang nói chuyện, tức là cái pháp mà đang nói chuyện này, nó sẽ sanh khởi cái pháp, khi mà vừa thoát ra cái lời nói trái tai người khác thì ngay đó nó sanh cái pháp khác rồi, từ đó nó sân giận, rồi từ sân giận nó đi đến các pháp mà đánh đập nhau, từ đó nó sanh ra những cái ác pháp nó trùng trùng, nó khởi ra. Còn các pháp thiện thì cũng từ đó nó cũng trùng trùng nó khời ra, từ đó nó nối tiếp những cái pháp đó. Thì cái này nó không phải là cái đồng nghĩa với duyên sanh.

Duyên sanh thì Đức Phật chỉ có, ở trong Thập Nhị Nhân Duyên thì nó chỉ có mười hai duyên mà thôi. Còn cái kia nó trùng trùng, nó nhiều vô lượng, nó không có thể tính đếm được. Nó tùy theo các cái pháp đó mà nó sanh khởi liên tục, từ pháp này nó chuyển biến tới pháp khác, nó trùng trùng duyên khời, cho nên nó vô lượng.

Còn cái duyên sanh thì nó nằm gọn ở trong Thập Nhị Nhân Duyên mà thôi. Hễ cái này có thì cái kia có, mà cái này không thì cái kia không, cái này diệt thì cái kia diệt. Vì cái duyên sanh thì nó chỉ nằm gọn ở trong mười hai duyên, cho nên mười hai duyên này diệt sạch thì tức là thế giới giải thoát, mà mười hai duyên này sanh thì thế giới nó đau khổ.

Nghĩa là Đức Phật muốn thế giới tức là cái cuộc sống của con người gắn liền vào với thân, thọ, tâm, pháp của họ, cho nên cái cuộc sống nó gắn liền, mà cái thế giới, cái mười hai duyên nó hợp lại với cái thân, thọ, tâm, pháp của cái người đó, lồng ở trong cái cuộc sống.

Đó cho nên thí dụ như cái Thủ, cái Hữu thì nó đâu có nằm, cái đó là cái ngã sở, nó nằm ở ngoài rồi, nó không có nằm ở trong cái thân này. Còn cái Thức, cái Hành, cái Lục Nhập, cái Ái, cái Xúc thì nó nằm ở trong cái thân của chúng ta, cái Thọ cũng nằm trong thân của chúng ta. Còn cái môi trường xung quanh của chúng ta nó là từ cái Sanh, cái Thủ, cái Hữu, đó là cái môi trường ở xung quanh của chúng ta.

Cho nên vừa là mình mà vừa là các pháp ở xung quanh mình, cho nên Đức Phật nói đó gọi là Thập Nhị Nhân Duyên hay Mười Hai Nhân Duyên. Mà Đức Phật gọi Thập Nhị Nhân Duyên đó là một cái thế giới có mình, có mọi vật xung quanh, có ngã, có ngã sở, có mình, có pháp.

Cho nên nó toàn bộ là cái thế giới này, nó hợp lại thì nó thành ra một cái thế giới khổ. Mà nó rã ra, nó tan rã, nó hoại diệt thì cái thế giới đó nó hết đau khổ.

Cho nên cái nghĩa của duyên sanh, nó không phải là cái nghĩa của duyên khởi. Còn duyên khởi thì nó là trùng trùng duyên khởi, vô lượng lận.

Nó là về cái chữ nghĩa, mình phải hiểu rõ, không khéo thì mình gặp cái duyên khởi thì mình nghĩ rằng duyên khởi cũng như duyên sanh thì không đúng.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy