(1:10:04) Hôm nay các con sẽ học cái pháp Thầy dạy là Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ nó có bốn chỗ Thân- Thọ-Tâm-Pháp, nhưng cái pháp Tứ Niệm Xứ là cái pháp của Phật dạy Thân-Thọ-Tâm-Pháp. Bây giờ chúng ta học cái pháp đó rồi chúng ta mới quan sát lại cái Thân-Thọ-Tâm-Pháp của mình. Cho nên Đức Phật nói trên thân quán thân, trên cái thân của pháp mà Đức Phật dạy đó, là mình hiểu cái thân của pháp này, khổ là vô thường, bây giờ mình quán lại cái thân của mình, quán lại cái thân của mình xem coi có phải là khổ thật như vậy không, nó có phải là vô thường thật như vậy không. Khi mình đem nó mình quán xét thì mình thấy: À! Cái pháp Tứ Niệm Xứ nó nói rất đúng, đúng cái Thân-Thọ-Tâm-Pháp của mình đúng không có chỗ nào sai hết.
Vậy thì từ đây mình phải nương vào bốn chỗ thân thọ tâm pháp của mình đây, mà mình nương vào cái pháp Tứ Niệm Xứ, pháp Thân-Thọ-Tâm-Pháp của Phật dạy đó, để mình quan sát bốn cái chỗ Thân-Thọ-Tâm-Pháp của mình. Rồi hàng ngày hàng giờ hàng phút hàng giây, không có biếng trễ được. Nghĩa là phải Chánh Tinh Tấn, luôn luôn phải tinh tấn siêng năng, luôn luôn quan sát lại bốn chỗ này. Mà hễ thấy nó có một cái chướng ngại pháp nào thì chúng ta mau mau đẩy lui nó không để cho ở trên bốn chỗ này có chướng ngại pháp. Như vậy gọi là Tứ Niệm Xứ.
Chứ không phải ngồi đây mà quán bất tịnh, ngồi đây mà quán xương trắng, ngồi đây mà quán thân sình trương hôi thúi, hoặc là quán cái này quán cái khác, không phải đâu. Bởi vì trong cái bài Tứ Niệm Xứ của Phật nó có gồm chung, cho nên cái bài đó nó không có cụ thể làm chúng ta khó hiểu. Đức Phật bảo mình quán bất tịnh, thì nó cũng nằm trong Tứ Niệm Xứ mà quán bất tịnh, rồi quán hơi thở, đủ thứ hết, rồi quán Chánh Niệm Tỉnh Giác, đi kinh hành, Thân Hành Niệm đều tất cả dạy tùm lum trên đó gọi là Tứ Niệm Xứ, cho nên người ta đọc tới Tứ Niệm Xứ người ta rối.
Thật sự ra thì trong khi đó chúng ta trước khi mà chúng ta thực hiện Tứ Niệm Xứ thì chúng ta đã trở thành một con người rất là thanh tịnh, cái thô không còn nữa, cái tâm tham dục tham ái nó không còn nữa. Chứ bây giờ nếu mà cái tâm chúng ta còn tham ái mà ngồi mà quán bất tịnh thì làm sao mà chúng ta ở đây mà quét sạch những chướng ngại nho nhỏ trên thân của chúng ta Thân-Thọ-Tâm-Pháp của chúng ta được.
Cho nên Tứ Niệm Xứ không phải cái chỗ mà để cho các người còn thô pháp, còn tâm tham ăn tham uống, còn ham vui ham dục lạc, ham xe ham cộ ham chùa to Phật lớn mà tu Tứ Niệm Xứ thì không thể tu được. Cho nên quán gì cũng không được hết. Mà đây là cái tâm của chúng ta hoàn toàn thô tháo nó đã hết rồi, chỉ còn cái vi tế nhỏ lăn tăn nhỏ ở trong thân tâm của chúng ta, cho nên chúng ta ngồi tu Tứ Niệm Xứ được.
(1:12:50) Coi như là thời khóa của Đức Phật là cái thời khóa để dạy cho người ta tu Tứ Niệm Xứ chứ không phải tu Tứ Chánh Cần đâu,… không phải ngồi đây mà quán bất tịnh nữa. Mà đây gọi là quét, quét những cái rác rến ở trên Thân-Thọ-Tâm-Pháp của chúng ta mà đó đang bị nhiễm. Đó là cách thức tu Tứ Niệm Xứ.
Như vậy Tứ Niệm Xứ đó, lúc nào người cư sĩ như các con mà muốn tu, thì lúc đó là khuya, một hai giờ khuya trong gia đình ai cũng ngủ im phăng phắt hết rồi, chỉ có mình thức dậy rồi mình mới tập thể thao cho cơ thể nó giãn gân giãn cốt cho nó tươi tỉnh nó không còn buồn ngủ nữa, nó không còn lười biếng nữa. Thì lúc bấy giờ thấy nó tỉnh táo xong rồi, bắt đầu chúng ta mới vào ngồi kiết già hoặc ngồi bán già hoặc ngồi trên ghế, chúng ta đặt quan sát bốn chỗ Thân-Thọ-Tâm-Pháp của chúng ta.
Thứ nhất chúng ta quán thân. Chúng ta xem xét từ trên đầu chúng ta tới dưới chân coi nó có cái pháp gì cái chướng ngại pháp nào ở trên thân không. Nếu không có thì chúng ta tiếp tục chúng ta quán thân thọ. Bây giờ xem thọ của cái thân có không, hồi nãy mình quan sát từ đầu xuống chân rồi không thấy có một cái gì hết, không thấy có một cái vật gì, bây giờ thí dụ như bây giờ mình quan sát từ ở trên thân của mình tới cái chân mình không thấy một cái chướng ngại nào hết.
Bây giờ mình mặc cái áo rách, bây giờ gió nó lạnh thì tức là cái áo nó rách nó bắt buộc mình hay hoặc là mình mặc cái áo ngắn hay hoặc là mình ở trần đi, mình không có mặc áo nữa. Thì mình quan sát từ trên này, mình thấy trong khi này mình tu Tứ Niệm Xứ mình nghiêm chỉnh chứ không thể nào mà mặc cái áo thun, hoặc là mặc cái áo ngắn hoặc ở trần mà ngồi quán sát Thân-Thọ-Tâm-Pháp như vậy là thiếu đức hạnh về ăn mặc.
Bởi vì trong giới luật của Phật có dạy đạo đức về ăn mặc mà. Mình phải ăn mặc kín đáo. Trong khi mình ngồi tu như vậy, thân tâm mình thanh tịnh thì tức là mình phải ăn mặc một cách thanh tịnh, chứ không thể như một võ sĩ mà vận nội cộng hoặc luyện khí công bằng cách ở trần để mà gồng để mà vận công đâu, thì như vậy là mình là một võ sĩ chứ không phải một tu sĩ Đạo Phật.
Người tu sĩ của Đạo Phật khi quan sát thấy như thế này mình mặc cái áo này không hợp rồi, thân mình mặc như vậy không hợp rồi, thôi bây giờ mình phải mặc cái áo nào kín đáo, cái áo đơn giản như một cái áo bình thường như cái vạt miễn con mấy con như áo bà ba vậy, mặc cho kín thân đừng có để hở hang chỗ nào hết. Nhất là mình gần cái gió lạnh ngoài kia, thì do đó mình quan sát thì mình thấy giờ cần phải ăn mặc đàng hoàng.
Mình ăn mặc đàng hoàng cái vô mình ngồi lại, quan sát từ trên đầu chí xuống, mình thấy à như vậy là được rồi không có gì hết. Mà giờ nghe gió nó thổi lạnh, do đó mình lấy cái khăn mình quấn lại cổ, hoặc mình lấy cái nón mình đội lên cái đầu cho nó ấm áp đàng hoàng. Bởi vì quan sát mình mới thấy cái sự thiếu trên cái thân của mình, cho nên do đó gọi là tu Tứ Niệm Xứ.
(1:15:49) Phải không, cái hành động làm như vậy nghĩa là tu Tứ Niệm Xứ chứ gì, bảo vệ cái thân của mình nó không bị chướng ngại pháp. Chớ lát đây mình ngồi đây cái hơi cái gió lạnh quá chạy đi xách cái nón thì như vậy mình bị động nhiều rồi. Cho nên mình chuẩn bị được cái thân của mình cho nó yên ổn thanh thản được cho nó không bị động, cho nên gọi là tu Tứ Niệm Xứ.
Thế như bây giờ trên cái thân quán cái thân rồi, rồi bắt đầu cái thân nó yên áo y rồi này kia ăn mặc đàng hoàng ngồi nghiêm chỉnh rồi, thì bây giờ mới quán cái thọ coi nó có cái thọ chỗ nào, nó có đau nhức cái chân này nó có đau nhức cái chỗ kia mỏi chỗ nọ không, hoàn toàn không thấy cái thọ của nó nữa, phải không?
Thì bắt đầu bây giờ mình quán xét cái tâm, mình tiếp tục thân thọ tâm mà, bây giờ tới cái tâm. Quán xét cái tâm coi nãy giờ mình đã tác ý ra hay hoặc là nó tự phóng ra. À nãy giờ mình hoàn toàn mình chủ động mình tác ý ra để mình quan sát thì đây là đúng, mà nãy giờ tự động nó phóng ra cái niệm này nó phóng ra, thì cái tâm này nó phóng dật. Tự nó phóng ra, như vậy là sai, như vậy là mình phải cảnh giác, cái tâm nó còn lăng xăng lắm.
Cho nên vì vậy mình nỗ lực mình ngăn ác diệt ác hơn nữa, nghĩa mà mình tiếp duyên ban ngày đó bây giờ mình ngồi lại nó hay lăng xăng nè. Phải không, bởi vì cái người cư sĩ còn tiếp duyên mà bây giờ mình ngồi lại tu Tứ Niệm Xứ thì đâu có yên được cho mình. Bây giờ tu sĩ cũng chưa chắc yên nữa. Cho nên nó lăng xăng vì vậy mình thấy tâm mình nó lăng xăng như vậy, thì mình nói như vậy hằng ngày sống tiếp duyên với các pháp thì mình phải ngăn ác diệt ác rốt ráo hơn nữa. Vì vậy cho nên mình quan sát rồi mình thấy thì mình nhắc cái tâm từ nay về sau phải nỗ lực tu Tứ Chánh Cần nhiều hơn, nhắc nó vậy để cho nó nhớ.
Rồi kế đó mình tiếp tục mình quan sát mình thấy cái tâm của mình bây giờ, hễ khi mình biết nó phóng thì nó không phóng nữa, nó hết phóng rồi. Vậy thì bắt đầu bây giờ mình mới nhắc nó cái tâm mà nếu muốn không phóng ra nữa thì cái tâm phải định vô hơi thở, bởi vì cái chỗ nó định mà, mình kêu nó “cái tâm định vô hơi thở”, bắt đầu mình dặn nó “cái tâm phải định vô hơi thở”, nhớ kĩ nghe “cái tâm phải định vô hơi thở”, thì bắt đầu đó mình bảo nó định trên hơi thở của nó đi. Thì không phải là bây giờ như mình ngồi mình tu Định Niệm Hơi Thở mình nhắc nó biết hơi thở ra thở vô rồi bây giờ mình ngồi đó mình biết, không phải đâu. Bắt đầu mình lại nhắc nó rồi, mình không có chú ý hơi thở đâu, mà mình quan sát các pháp.
(1:18:00) Bây giờ các pháp nè, cái nhà nè có kín gió không nè, tất cả những cái âm thanh sắc tướng gì bên ngoài nè có coi có ai mà làm động không, hoặc nghe mọi người đều tiếng ngủ ngáy khò khò, im phăng phắc lặng lẽ, à vậy như vậy tốt giờ thanh tịnh, các pháp không làm động mình nữa rồi. Như vậy là các pháp đều rất tốt, không có tiếng động lớn không có tiếng động nhỏ, hoàn toàn là giúp cho mình yên tĩnh, được rồi các pháp nó không còn xâm chiếm mình rồi. Do đó, chứ bây giờ khi đương ngồi mình nghe người ta hát radio, nghe người ta hát ti vi nó la um sùm, thì tức là mình bị các pháp đánh mình rồi, thôi bây giờ mình không thể mình ngồi tu Tứ Niệm Xứ được, mình phải xả đi kinh hành chơi thôi, để mà tu tập Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác pháp.
Tu Tứ Niệm Xứ khi mình quan sát nó không có tiếng động nó không có nó yên tĩnh… Bây giờ đó, thì khi bắt đầu bây giờ đó mình nhắc lại một lần nữa “tâm phải định vào hơi thở”, khi mình quan sát các pháp nó không làm động mình rồi, tức là không làm chướng ngại trên bốn chỗ Thân-Thọ-Tâm-Pháp của mình rồi, do đó mình mới nhắc “tâm định trên hơi thở đi”, thì bắt đầu bây giờ mình thấy nó thở ra thở vô. Thì trong khi đó thở ra thở vô mình độ chừng chứ không đếm. Mình độ chừng khoảng thời gian hoặc mười hoặc năm hoặc là hai mươi hơi thở, để cho nó yên tịnh, nhưng mà phải nhớ, nhắc bây giờ quan sát trở lại Thân-Thọ-Tâm-Pháp để xem coi.
Thì bắt đầu bây giờ mình cũng quan sát cái thân của mình từ đầu chí cuối, rồi cái thân của mình thấy hoàn toàn yên lặng, rồi bắt đầu bây giờ mình vừa quan sát thì nó có thọ và thân nó một lượt, nếu nó có thọ thì con muỗi cắn hoặc con kiến cắn hoặc con vật gì nó làm cho chúng ta đau nhức hay hoặc là ngứa ngáy gì đó thì nó hiện ra liền. Vì khi mà quan sát tới nó thì nó sẽ thấy được những cái vi tế ở trong thân của nó ngay liền, ngay liền nó có những cái chướng ngại pháp đó thì chúng ta quán, bắt đầu mở ra một cái mặt trận, mặt trận tức là mặt trận Định Vô Lậu, quán xét coi nó lậu hoặc gì, dục lậu hữu lậu vô minh lậu. Khi mà quán xét những cái lậu hoặc đó chúng ta đã biết cái này là hữu lậu, cái này là vô minh lậu rồi cái gì là nhân quả cái gì là không nhân quả, cái gì là duyên hợp cái gì không duyên hợp, chúng ta thông suốt được cái lý này rồi, thì chúng ta đẩy lui bằng cách nào?
Nếu thọ thì đẩy lui bằng cái kiểu thọ, mà bây giờ nó lỡ nó bị đau cái đầu hoặc là nhức cái tay, thì cái thọ nó nằm ở trong thân nó bệnh nó đau nhức, thì chúng ta phải dùng cái pháp hướng mà đẩy lui, rồi bắt đầu chúng ta cũng gọi cái tâm tập trung, tức là định vào hơi thở, khi mà cái tâm nó bám vào hơi thở thì cái thọ nó sẽ đẩy lui đi, nó không còn đó nữa. Nghĩa là chúng ta có cái mục đích là cắt ly khỏi cái thọ, cái tâm với cái thọ nó rời nhau bằng cách nó trụ vào chỗ khác, và đồng thời cái pháp hướng ra lệnh cho cái thọ rời khỏi cái thân, cái tâm của nó để hoàn toàn nó được trở về sự thanh thản, an lạc và vô sự của nó. Đó là cách thức tu Tứ Niệm Xứ.