00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(01:10:00)

(01:10:00) Đầu tiên thì chúng ta xét, xét thấy cái ngôi thứ nhất của nó là Phật Bảo, vậy Phật Bảo là cái gì? Là một vị Thánh ở cõi Trời, ở đâu đến đây để mà cứu giúp chúng ta, để mà chúng ta nương tựa vào nhờ người cứu trợ cho chúng ta, giúp đỡ chúng ta, phù hộ chúng ta, hay gia hộ chúng ta, hay nói một cách khác nữa làm chúng ta thoát bốn cái sự đau khổ này, cho nên chúng ta mới nương tựa vào cái đấng Thần linh đó, hoặc cái đấng Giáo chủ đó, sẽ nhờ Người giúp chúng ta, gọi là nương tựa vào người đó.

Mà ở đây thì chúng ta nương tựa vào ông Phật, thì Ông đã bảo rằng mình phải hãy tự thắp đuốc lên đi, ông Phật không có chịu đau thay thế cho mình, chịu chết cho mình. Vậy thì mình nương tựa với Phật Bảo sao mình lại được những cái điều đó?

Bởi vì Phật Bảo là không phải một vị Thánh Thần ở cái cõi Trời nào hay hoặc cõi Niết Bàn, Cực Lạc nào mà đến đây mà dạy chúng ta cái đạo hoặc phù hộ cho chúng ta, để chúng ta thoát ra bốn sự đau khổ đó hay hoặc là chịu thay thế cho chúng ta những sự đau khổ đó. Rõ ràng là không có một vị đấng Thần linh nào mà chịu đau khổ cho chúng ta.

Cho nên chúng ta nương tựa vào một cái con người, cũng cha sanh, mẹ đẻ như chúng ta, nghĩa là cũng có cha có mẹ, cũng sanh ra như chúng ta. Rồi lớn lên thì cũng có vợ có con y như chúng ta, không có gì khác hết. Cũng có tham tiền, tham bạc, cũng giận, cũng hờn, cũng phiền não, cũng đau khổ, cũng bệnh tật, chứ không phải Thánh Thần gì hết.

Cho nên khi đó thì chúng ta suy xét Phật Bảo là gì? Ông chỉ là một con người. Nhưng một con người ở trên hành tinh của chúng ta rõ ràng là cũng có cha mẹ sanh. Cho nên ông là một cái người Ấn Độ, vì ông sanh ở cái nước Ấn Độ, nếu ông sanh ở nước Việt Nam thì ông là con người Việt Nam. Nhưng ông cũng là một con người ở trên hành tinh này, nhưng mà vì cái vị trí đó, cái tên nước đó nó gọi là Ấn Độ, cho nên Ngài là người Ấn Độ. Thật sự có một lịch sử thật tế, không phải mơ hồ, không có lịch sử, Ngài là con người lịch sử hẳn hòi.

(01:12:02) Cho nên Ngài, khi mà Ngài lớn lên Ngài mà có vợ con, rồi Ngài được đi du ngoạn trong bốn cửa thành, Ngài thấy bốn cái sự đau khổ của kiếp làm người. Ngài thấy rằng con người không ai thoát ra bốn cái sự đau khổ này, cho nên Ngài quyết tâm Ngài xuất gia Ngài tu hành để làm chủ được bốn sự đau khổ đó.

Do khi mà tư duy suy nghĩ như vậy, thì lúc bấy giờ đó thì Ngài đã có vợ, có con. Vừa sanh đứa con thì Ngài lại quá sợ hãi, quá sợ hãi, cho nên trong nửa đêm đó thì Ngài lật đật Ngài lo Ngài trốn. Ngài bỏ vua cha, bỏ mẹ, vì mẹ Ngài đã mất khi sinh Ngài ra, cho nên Ngài bỏ vua cha và bỏ vợ bỏ con, Ngài lén Ngài trốn đi.

Tại sao khi mà có đạo Phật thì Ngài cấm không có cho chúng ta bỏ gia đình làm khổ gia đình mà trong khi Ngài lại bỏ gia đình, bỏ vua cha, bỏ vợ, bỏ con làm cho vợ con và một người cha già lại là đau khổ như vậy?

Là tại vì trong cái thời đó chưa có cái nền đạo đức của đạo Phật, cái nền đạo đức nhân bản - nhân quả chưa có. Cho nên vì vậy mà Ngài muốn, Ngài muốn tìm con đường giải thoát và Ngài không có suy tư, cho nên vì vậy mà Ngài đi thì cha Ngài rất là không bằng lòng. Cho nên Ngài lén Ngài trốn đi, vợ con cũng không bằng lòng. Cho nên Ngài cũng phải lén trốn đi, vì vậy mà khi Ngài đi thì gia đình Ngài rất khốn khổ. (Vợ Ngài) rất thương con, rất là thương chồng cho nên rất khổ.

Thì do đó thì sau những năm mà Ngài đi sáu năm trời khổ hạnh, Ngài không bao giờ mà Ngài về thăm vợ, thăm con hay thăm vua cha sáu năm. Như vậy thì đủ biết là cái gan dạ, và cái cương quyết cắt đứt cái ái kiết sử của Ngài rất là mạnh. Ngài tha thiết ở trên con đường mà giải thoát, chúng ta nếu mà chúng ta bình thường như chúng ta đó. Là một cái người mà có nghị lực, chắc chúng ta đi như vậy một thời gian chúng ta cũng về thăm, về thăm nhà. Đằng này thì Ngài không về thăm, chừng nào Ngài chứng đạo Ngài mới về, khi mà tu xong rồi Ngài mới về thăm vua cha, thăm vợ con.

(01:14:05) Thì chúng ta biết rằng một con người mà nghị lực như vậy, nó không phải là bình thường. Nhưng mà chính ở trong chúng ta có những người có nghị lực như vậy chứ không phải không. Người ta chịu gian khổ, bằng mọi cách người ta cũng có thể đi vào rừng vào núi mà người ta từ năm này đến năm khác, hoặc năm, mười năm, hai chục năm chúng ta cũng có thể thực hiện được cái sự tu tập đó.

Và cuối cùng thì Ngài tu tập làm chủ được, làm chủ được bốn sự đau khổ đó, cho nên Ngài mới đem cái chân lý đó, Ngài dạy cái bài pháp đầu tiên, gọi là chuyển pháp luân lần đầu tiên đó là dạy Tứ Diệu Đế. Cái chân lý nói rõ ràng con người là phải như vậy, như vậy. Ngài không dạy chúng ta để sanh lên cái cõi Cực Lạc, Thiên Đàng mà Ngài chỉ cho chúng ta biết rằng cái trạng thái tâm của chúng ta gọi là Diệt Đế, cái trạng thái tâm đó gọi là cái Niết Bàn. Cái tâm trạng của chúng ta lúc bấy giờ nó ở trong cái trạng thái đó là Niết Bàn chứ không phải có cảnh giới Niết Bàn.

Cho nên Ngài đã xác định được cái chân lý của Ngài mà mọi con người chúng ta hiểu được cái chân lý đó bằng cái ý thức chúng ta cụ thể. Nói khổ, con người ai cũng biết là khổ, phải không?

Mà nói cái nguyên nhân mà hợp lại những cái khổ đó thì chắc ai cũng không bác được là vì cái tâm ham muốn của chúng ta, cái lòng dục của chúng ta mà nó tập hợp tất cả những cái sự đau khổ. Cho nên diệt cái lòng dục đó, không còn dục nữa thì chúng ta sẽ hết khổ. Cho nên cái chân lý đó không thể ai bác được. Vì vậy mà cuối cùng Ngài đưa ra cái Đạo Đế, cũng là một cái chân lý thiết thực, sống thì phải Chánh kiến, mà nếu tà kiến thì có sự khổ đau, mà phải Chánh tư duy, chứ tà tư duy thì mới đau khổ.

(01:15:36) Cho nên từ đó chúng ta thấy đó là một cái chân lý mà đạo Phật xem hết các tôn giáo trên hành tinh này thì chúng ta thấy đạo Phật nó có một cái chân lý thực tế với đời sống hằng ngày của con người hơn là các tôn giáo khác. Những tôn giáo khác thì có những cái đấng Ngọc Hoàng, Thượng Đế nó có cái dạng mơ hồ trừu tượng.

Còn trái lại đạo Phật thì ngay trong chúng ta, ngay trong chúng ta thì chúng ta phải tự lực, sống bằng cái chánh kiến, bằng cái chánh kiến như thế nào? Thì đức Phật đã dạy cho chúng ta, trang bị cho chúng ta có những cái chánh kiến, thấy cho đúng. Rồi cái suy nghĩ như thế nào đúng, mà suy nghĩ như thế nào sai? Sai tức là có đem đến cái sự khổ cho chúng ta thì gọi là tà kiến.

Như vậy Ngài thật sự là con người thật, đừng nghĩ rằng theo truyền thuyết, người ta huyền thoại một cái câu chuyện, một đấng Giáo chủ. Đức Phật sanh ra bằng nách, sự thật ra cái điều này hoàn toàn là không có khoa học, không có cái tin tưởng được, nó không thể được. Chỉ là những người bậc Thánh ở đâu, sanh ra như vậy, mà cũng không làm sao sanh được như vậy.

Bởi vì con chúng ta con người, mà ở trong nách mình nứt, làm sao cái nách chúng ta nứt được, chỉ có đem dao mà mổ ra thôi. Thì rõ ràng nếu mà nói như vậy thì Ngài xưa đức Phật chắc là sanh khó lắm cho nên mới mổ nách mới đẻ ra chứ gì? Thì như vậy là không đúng. Không đúng, như vậy ngày xưa cái chuyện đó là không có rồi.

Nhưng mà người ta huyền thoại Ngài, huyền thoại Ngài câu chuyện. Được sanh ra, thì cái cơ bắp của con người mới sanh ra mà nằm suốt chín tháng mười ngày, ở trong cái bào thai mẹ mà sanh ra đứng như vậy đi bảy bước liền thì cái điều đó không có đâu, nó yếu ớt. Bởi vì những cơ bắp chúng ta bị gò bó ở trong đó, thôi mình đặt thành vấn đề như các vị ngồi khoanh chân đi. Bây giờ cái chân cẳng của quý vị đi cứng cáp đó, phải không? Thì bây giờ ngồi khoanh chân đi, cái chân cẳng mà tê cóng lên, quý vị đứng dậy đi được không?

Hơn nữa là quý vị thấy một đứa bé mà nằm trong cái bào thai nó co rút như vậy, thì chắc là nó cũng tê cóng ở trỏng, cho nên vì vậy mà làm sao mà nó lọt lòng ra nó bước đi được? Đó là cái nói, nói để cái lý để chúng ta thấy rằng những cái phi lý, nó không đúng.

Một đứa bé sanh ra rồi huyền thoại cho Ngài lại có thần thông, coi như hoa sen nở dưới chân Ngài đi. Làm sao ở chỗ Ngài đi là sình lầy hay sao mà hoa sen mọc? Đất khô của Thầy làm sao có hoa sen mọc được, có phải không? Có lẽ là bà mẹ sinh Ngài ở trong dưới cái vũng lầy mà, cho nên ở đó nó mới có bông sen, phải vậy không? Chúng ta nghe có lý không?

(01:17:58) Chúng ta phải hiểu cái lý thật và cái lý không. Tại sao Ngài bước lại có hiện bông sen lên? Như vậy nếu mà thực tế thì phải ở trong cái vũng sình lầy. Mà nếu mà không có vũng sình lầy thì ít ra phải có thần thông, phải không? Nhưng mà cái thần thông thì trong đạo Phật thì Thầy thấy là đức Phật rất bác thần thông, tại vì đó là cái ảo giác của chúng ta. Đó là cái ảo thuật, nó làm cho chúng ta thấy như vậy, chứ thật ra không phải như vậy.

Như vậy là đức Phật hiện ra là cái con người ma mà, cho nên người ta xây dựng cái lịch sử của đức Phật bằng cái đó thì chúng ta nghĩ rằng ông này có lẽ là ma chứ không phải là con người thật. Mà nếu mà con người ma mà chúng ta dựa vào con người ma thì chắc chắn là chúng ta cũng ảo là ma thôi chứ chúng ta có làm cái gì? Không đúng.

Cho nên khi mà chúng ta xét thấy ông Phật thật sự là con người cha sanh mẹ đẻ, cũng sanh nơi bất tịnh. Thầy xác định điều đó. Vậy tại sao Thầy xác định điều đó? Tại vì Thầy cũng tu tập Thầy làm chủ được sự sống chết, mà Thầy cũng sanh nơi cha mẹ bất tịnh, cha mẹ sanh Thầy ra nơi bất tịnh chứ đâu có mà sanh nơi hông đâu. Nếu mà Thầy sanh nơi hông thì chắc chắn ngày xưa đức Phật cũng sanh nơi hông thôi, nơi nách.

Còn Thầy cũng sanh như các Phật tử hiện giờ, cũng cha sanh mình, cũng cha mẹ sanh mình nơi đâu thì Thầy cũng sanh nơi như vậy, thì rõ ràng là sanh nơi bất tịnh. Và Thầy cũng có da thịt cũng như quý Phật tử, tất cả mọi người cũng giống như Thầy. Nhưng mà Thầy làm được, Thầy sống được, giới luật Thầy sống không vi phạm, rồi thiền định Thầy làm được những cái sự sống chết như vậy rõ ràng là ông Phật làm được thì Thầy tin rằng ông Phật làm được, Thầy làm được và bây giờ quý Phật tử làm được. Bởi vì quý Phật tử cũng giống như Thầy, cũng là con người.

Nếu mà bây giờ nói một con vật như là một con bò, con trâu, hay con chó mà nói nó sẽ tu được như Thầy, Thầy tin là nó không có làm được. Là tại vì nó có cái thân như vậy nó tu không có được. Còn Thầy là một con người và ông Phật là một con người giống như nhau cho nên Thầy tin rằng ông Phật làm được. Do cái sự tư duy suy nghĩ như vậy, ông Phật thật sự là con người như mình. Mình hãy nương tựa vào ông ta thì có lẽ là làm được.

Vậy thì nương tựa như thế nào? Nương tựa là Phật sống như thế nào thì mình làm như thế nấy, Phật ăn như thế nào, mình ăn như thế nấy, Phật đi như thế nào, thì mình đi như thế nấy, tất cả mọi cái mình làm giống như Phật thì chắc chắn là sẽ được giải thoát như Phật chứ gì?

(01:20:11) Điều đó là cái điều có một cái sự mình tin tưởng. Cho nên mình xét lại qua cái lịch sử của đức Phật, trong thời đức Phật đi thuyết giảng độ chúng sinh thì đức Phật sống như thế nào, làm như thế nào? Mình nghiên cứu lại những cái trang sử đó và đồng thời mình bắt chước Phật, mình dựa vào đó, dựa vào đó gọi là nương tựa vào. Vì vậy mà cái người nương tựa vào Phật Bảo thì chắc chắn là giữ đúng như vậy, làm đúng như vậy, thì chắc chắn là người đó sẽ có giải thoát.

Cũng như bây giờ, mình hở một chút người ta nói nặng một chút cái mình giận. Nhưng mà ông Phật ngày xưa, người ta nói nặng chửi ông ông vẫn thản nhiên, ông nói như cho bánh ông, hồi cho bánh ông mà giờ ông ông không giận thì mấy người phải mang về thôi.

Cho nên ông Phật ông dạy chúng ta rất rõ ràng, là vì người ta có chửi mắng mình, người ta nói nặng nhẹ mình nhưng mà mình không có chửi mắng lại người, thì cũng như bánh mà đem cho mình mà mình không nhận. Thì những cái điều mà người ta cho mình không nhận thì không lẽ người ta đổ? Người ta phải mang về. Còn riêng ông thì không có vướng mắc gì những cái điều người ta chửi mắng ông hết. Cho nên hoàn toàn là ông làm thinh.

Cho nên cái điều kiện ông Phật ông dạy đệ tử của ông là “im lặng như Thánh”. Người ta chửi mắng vậy chứ mà im lặng như Thánh, không có được giận hờn và không được phiền não do đó là giải thoát ngay liền.

Cho nên vì vậy mà chúng ta sống như Phật, nương tựa vào ông Phật là chúng ta đã. Nếu mà chúng ta biết hiểu được cái hành động sống đúng như vậy thì chúng ta cố gắng mà khắc phục mình, chế ngự tâm mình, để rồi mình sống như Phật thì chắc chắn mình sẽ tìm được cái sự làm chủ sanh, già, bệnh, chết như ông Phật đã làm được. Đó là cái thứ nhất, cái ngôi thứ nhất.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy