(59:54) Đó, thành ra Thầy giải chỗ này mấy con hiểu được cái chỗ này, để thấy cái kết quả của nó. Nó rất khó chứ không phải dễ, nhưng mà người ta lý luận người ta tưởng ra thì có lý. Cho nên ngài Long Thọ ngài lý luận về cái quán luận, cái “tánh không” nó rất hay, nhưng mà không ai sống được.
Cho nên con đọc Tâm Kinh Bát Nhã con thấy “Hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ tất cả khổ ách”, phải không? Nhưng mà sự thật ra có ai mà quán chiếu cái “không” nổi đâu? Từ xưa đến giờ thầy tổ mình đều tu cái đó, đọc cái bài kinh đó Thầy nói làu hết. Nghĩa là đọc nhắm mắt không cần suy nghĩ, đọc cũng trúng không có trật nó hết, bài Tâm Kinh đó. Nhưng mà cuối cùng thì cái tâm nó không có “không” được, phải không? Con thấy cái đó khó chứ không phải dễ đâu.
Cho nên cái lý của ngài Long Thọ để dựng lên cái “tâm không” của mình. Thật sự ra cái lý, cho nên Thầy nói là “tưởng không” chứ không phải là. Cho nên cái lý này, trong cái Đường Về Xứ Phật Thầy nói cái Trung Quán Luận nó chỉ luận để mà xây dựng cái thế giới tưởng.Thì áp dụng vào cái thế giới mà hữu hình, cái thế giới mà của chúng ta thì áp dụng không được.
Cái bằng chứng là Thầy nói là có bằng chứng hẳn hòi, thì từ xưa thầy tổ của mình đã áp dụng cái này nó quá nhiều rồi. Nhưng mà cuối lúc cuối cùng thì người nào cũng “không Không”. “Không Không” là có nghĩa như thế nào? Tới chừng bệnh đau chết thì người nào cũng bệnh đau hết, tại sao lại “không Không” Lẽ ra tôi quán chiếu thì bây giờ tôi không bệnh đau chứ, tại sao lại nó “không Không” vậy? Các con thấy không?
Bây giờ nó không có “không” được cái này thì nó sẽ không được cái khác. Cho nên nó không tới cái chỗ mà làm chủ được hơi thở, tịnh chỉ hơi thở, làm chủ được sự sống chết thì nó không thông được.
Cho nên cuối cùng thì cái “Không” này thì nó trở thành ảo tưởng. Nhưng mà nói thì nó động ở bên Thiền tông, chứ sự thật là đúng như vậy. Bởi vì từ xưa đến giờ Thầy biết rằng cái Tâm Kinh Bát Nhã người ta tụng nhiều quá, người ta tụng tới làu lận. Nhưng mà cuối cùng nó không có đưa đến cái chỗ chúng ta chỉ sống ở trong tưởng. Hay, thì lý luận thì hay, người ta cứ nghĩ rằng tâm mình “không” là được.
Cho nên có một người hỏi Thầy: Chúng con giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh và giữ cái “tâm không” mình có được không? Thầy nói không được, tức là mình giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, rồi giữ theo cái pháp của ngài Long Thọ tức là giữ “tâm không”, không niệm thiện, niệm ác, không dính mắc vật chất gì hết. Đó là cái trí tuệ Bát nhã, mà trí tuệ “không” của người ta mà. Do đó mình cố gắng mình giữ cái “tâm không” này, thì Thầy nói không được, cái này là cái pháp tưởng rồi.
Còn chúng ta giữ gìn giới luật là cái pháp thực, bởi vì hàng ngày chúng ta sống ăn ngày một bữa là thực rồi, chứ nó không thể nào tưởng được. Cho nên ăn ba bữa mà tưởng một bữa sao được? Cho nên các sư bên Nam Tông đó con biết, họ ăn thịt cá họ nói tưởng rau nó ra rau chứ gì? Thì mình cứ ăn mà mình tưởng rau là đủ rồi. Thầy nói kiểu này ăn cái gì thì mình cũng tưởng rau được hết thì chắc nó thành rau hết rồi thì không được. Con thấy không?
Đó, Thầy nói có cái tưởng đúng mà có cái tưởng sai, thịt cá mà tưởng thành rau thì không thể được. Đó là tưởng ảo, phải không? Nhưng mà Thầy ngồi đây Thầy tưởng cái thân bất tịnh được, Thầy tưởng cái bộ xương trắng được. Bởi vì có bộ xương trắng con người, mà có cái thân bất tịnh, có cái thân hôi thối được. Cho nên bây giờ nó không có cái thân hôi thối mà Thầy ngồi Thầy tưởng được, cái đó là tưởng đúng.
Cho nên có cái tưởng đúng mà có cái tưởng sai. Vì vậy mà trong kinh Phật nói: “Ta tưởng là tưởng cái sự thật có, mà cái tưởng không thật thì ta không chấp nhận. Đó là tưởng tri chứ không phải liễu tri”. Con thấy không? Cho nên đức Phật chấp nhận có sự tưởng, cho nên vì vậy mình ngồi, mình quán tưởng bộ xương trắng, mình quán tưởng bất tịnh thì đức Phật chấp nhận, đó là có.
(1:03:21) Còn bây giờ mà tưởng có linh hồn thì đức Phật nói tưởng tri chứ không phải liễu tri, trật. Nó không có mà mình tưởng cho có thì trật. Đó còn mình nói rằng trí tuệ Bát nhã là “không”, tất cả mọi cái đều không hết, thì do Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Mà khi không nó mới không, khi không mà nó mới có mà. Do đó cái luận thôi, thành ra cái luận này nó thành tưởng, chứ không phải.
Đức Phật dạy chúng ta các pháp đều là vô ngã, để làm gì? Để chúng ta hiểu nó vô ngã, nó sự thật ra nó không có cái ngã, chứ không phải dạy chúng ta vô ngã. Cho nên Thầy nói nếu mà con người vô ngã thì ra cây đá, tu để làm gì đây? Cho nên người ta hiểu đạo Phật vô ngã là sai.
Đó mấy con thấy chưa? Đó bởi mình phải hiểu cho đúng, nó phải có cái logic của nó ở trong cái sự hiểu. Còn mình hiểu bằng cách tưởng thì mình không có truy ra, chứ mình truy ra nó không đúng, nó không đúng cái sự thật, nó không có logic.
Còn Thầy, thực sự ra Thầy nói nếu mà tôi có cái thân của tôi mà bảo tôi vô ngã, thì tôi làm sao? Mình bảo bây giờ đem mà chặt nó, giết nó chôn nó đi rồi nó mới hết, chứ còn bây giờ nó còn đây mà bảo nó vô ngã sao được, phải không?
Nhưng mà đức Phật muốn dạy chúng ta nhìn từ cái thân của chúng ta nè, mọi vật, mọi các pháp đều là vô ngã, thật sự nó là duyên hợp, nó không có ngã thật. Nhưng mà dạy cho chúng ta biết như vậy để chúng ta đừng có dính mắc các pháp thôi, chứ không phải dạy chúng ta vô ngã. Bởi vì có mình đây mà, mình tu để cho ai đây, không lẽ mình tu rồi trở thành không có gì hết thì tu làm cái gì, có phải không?
Cho nên ở đây đạo Phật nó cụ thể và nó rõ ràng, nó dẫn dắt cho chúng ta một cách rất rõ. Nhưng mà cái người mà kiến giải hiểu sai lại mới nói là đạo Phật là đạo vô ngã. Thầy nói vô ngã ác pháp thì đúng, chứ vô ngã thiện pháp sao đúng được. Thiện pháp nó có làm người ta khổ đâu? Nó có làm cho cái người đó khổ đâu? Nó là giải thoát thì tức là vẫn sống thiện pháp được chứ sao lại bảo vô luôn cái thiện pháp được sao? Cái đó nó không đúng.
Đó thì các con thấy trong cái logic mà chúng ta luận ra, chúng ta thấy nó đúng sự thật. Bây giờ tôi có cái thân này mà bảo tôi vô ngã thì đâu có được. Nhưng tôi biết cái thân tôi là vô ngã, nhưng mà nói tôi tu để mà vô ngã thì tôi không làm được cái điều đó, tôi không làm được. Nghĩa là không bao giờ làm được hết, có ai nói bây giờ chỉ có làm được là lấy cái dao cắt cổ nó đi, rồi chôn nó đi, thì nó vô ngã thiệt.
Còn bây giờ nó còn sống mà bảo nó vô ngã thì không ai, tôi chỉ biết sống mà tôi vô ngã thì cái người đó nói không đúng rồi, nói trật rồi, nó không thể được. Hễ mình còn sống là có ngã, nhưng mà cái ngã của mình bây giờ đang thiện nè, nó không làm khổ ai hết, nó không làm khổ mình nè, người ta chửi nó không giận nè. Cái ngã này tốt quá rồi còn đem giết nó làm chi, phải không?
Chừng nào cái ngã mình nó xấu, nó làm cho người ta khổ đem bỏ tù mày đi, tại cái ngã mày xấu quá cho nên bỏ tù mày cho mày ớn, mày đừng có làm khổ. Đó là cách thức tu của mình đó.
Đó thì các con mỗi người đều có một cái trí, rồi bây giờ Thầy nói các con cứ suy nghĩ đừng có tin Thầy, suy nghĩ Thầy nói có đúng không? Mà đúng thì chấp nhận thì các con thấy có giải thoát đó. Tôi tu cho tôi mà, chứ bây giờ tôi tu cho ai bây giờ đây? Mà tôi tu cho vô ngã thì tôi tu làm gì đây? Tôi tu cho cái không có nữa thì tôi tu cho ai?
Vậy thì mai mốt người kia họ không tu, họ cũng vô ngã, họ cũng chết, họ cũng không còn gì? Thì tôi bây giờ tu tôi tu cực gần chết mà rốt cuộc tôi cũng không còn gì? Tôi tu làm cái gì đây? Vô ngã nó không còn gì hết đi, tu cái gì đây?
Cho nên vì vậy mà người ta dựng lên cái Phật tánh, hay hoặc người ta dựng lên cái cho có, cái bản hữu cho có, thì cuối cùng con thấy dựng cho có để cho mình tu cho có, mình giữ được cái này. Nhưng mà cuối cùng thì nó lại ảo tưởng, nó lại sai mất đi.