(39:06) Hỏi: Kính Thưa Thầy! Hòa thượng chủ trương Thiền Tông, Thầy chủ trương thiền Giới - Định - Tuệ….”
Chớ không phải Thiền Đông Độ. Bởi vì Thiền Đông Độ là nó Thiền Tông nó đi từ cái bên Đông Độ nó đi sang qua Trung Hoa, cho nên gọi là Thiền Đông Độ.
Nó có một cái dãy, một cái số các vị Tổ Sư Thiền đó, là từ Tổ Ca Diếp truyền cho đến Bồ Đề Đạt Ma là tổ thứ 28 ở bên Thiên Trúc, ở bên Ấn Độ đó. Rồi từ tổ 28 đó là Bồ Đề Đạt Ma mới truyền sang qua Trung Quốc, truyền xuống cho năm vị Tổ nữa, cho nên nó gọi là 33 vị Tổ Sư Thiền đó, thì cái thiền đó gọi là Thiền Đông Độ.
Còn cái Thầy dạy ở đây, thì thiền Giới - Định - Tuệ, đi từ giới, định, tuệ, cho nên giới nó xả tâm ly dục ly ác pháp, nó mới nhập được cái Sơ Thiền, từ đó mới bước sang cái Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, cho nên nó mới thực hiện tới Tam Minh, nó mới hoàn tất được con đường tu tập.
Còn cái Thiền Đông Độ thì nó chỉ giữ cái tâm của nó chẳng niệm thiện niệm ác, thì cái Phật Tánh nó hiện tiền ra thì thôi nó không còn đi nữa, tới đó là nó xong. Khi nào nó giữ cái niệm thiện, niệm ác nó không hiện ra nữa thì coi như là nó hoàn tất được con đường tu của nó. Cho nên cái thiền kia thì nó gọi là Thiền Đông Độ.
“… Giới - Định - Tuệ, con đường Thầy đi là con đường ngày xưa Đức Phật đã đi. Thưa Thầy, người kế vị Đức Bổn Sư đầu tiên là vị Tổ nào? Rồi đến Thầy, Tổ thứ mấy? Thỉnh Thầy dạy cho con rõ!”
Đáp: “Tất cả đệ tử của Đức Phật toàn là đạt được đạo theo khả năng chuyên môn của mình.”
Nghĩa là tất cả các vị đại đệ tử của Phật cũng như nói chung là 1250 vị Tỳ Kheo mà theo Đức Phật, đều là những đệ tử của Phật, phải nói rằng nó chưa có đệ tử nào mà toàn diện được như Đức Phật.
Đối với ngài Ca Diếp, ví dụ như ngài Ca Diếp thì chuyên môn về hạnh đầu đà, đệ nhất về hạnh đầu đà. Nếu mà giao cho ông lãnh đạo chúng tăng để mà làm một vị Tổ, thì ông bắt tất cả mọi người đều theo cái hạnh của ông chứ ông làm sao mà ông chan hòa được?
Cho nên nếu mà ổng mà làm Tổ của chúng ta, thì chắc chắn là chúng ta phải tu về cái hạnh đầu đà. Còn tất cả những cái kia thì ông không có giỏi, ông bình thường thôi. Cho nên ổng chỉ chuyên môn về hạnh đầu đà ổng là đệ nhất thôi.
Còn nếu mà ông Mục Kiền Liên mà còn sống đó, mà Đức Phật truyền thừa cho ông là thừa kế, là một vị Tổ mà dạy chúng ta, thì ổng là đệ nhất thần thông, tức là đệ nhất thiền đó, thì ổng bắt chúng ta tu thiền định không à, không bao giờ mà ổng dạy chúng ta giới luật đâu!
Cho nên ổng chuyên môn về cái đó rồi, ổng giỏi về cái đó rồi. Cho nên ông không có toàn diện, ông chỉ có cái phần đó giỏi thôi. Mà về cái hạnh đầu đà thì ông không bằng ai hết, về cái giới luật thì ông cũng bình thường thôi, không phạm mà cũng không ấy thôi, còn về hạnh đầu đà thì ông không có giữ như ông Ca Diếp như vậy.
Ngài Ưu Ba Ly thì chuyên nhất về giới luật cho nên đệ nhất trì giới. Đó thì mỗi người có một cái chuyên nhất, như ông La Hầu La thì đệ nhất mật hạnh, cái hạnh ổng nghiêm trì được cái đệ nhất, ông Xá Lợi Phất thì chuyên nhất Trí tuệ.
Đó cho nên những cái người đệ tử như vậy thì không có đủ cái khả năng mà để lãnh đạo, cho nên có những người, khi mà Đức Phật còn tại thế, có những người hỏi Đức Phật: “Sau này đức Phật tịch rồi thì ai là người thừa kế Đức Phật?”.
Thì Đức Phật nói: “Trong số đệ tử chúng ta chỉ chuyên nhất mà không có người toàn diện. Cái người mà toàn diện phải là có đủ oai thần, oai lực, thì mới có thể thay ta mà làm điều đó.”
Cho nên sau khi mà Đức Phật thị tịch, thì Đức Phật di chúc rằng thầy của chúng ta, đó là, sau này thầy của những vị Tỳ Kheo sau này, đó là giới luật. Cho nên ngàn đời, muôn đời, cách đây 2500 năm khi Đức Phật nhập diệt, thì ông thầy giới luật là vị Tổ thừa kế Đức Phật, đó là giới luật. Cho đến bây giờ Thầy cũng tu là theo vị Tổ giới luật đó mà thôi.
Mà xét cho cùng khi Đức Phật chứng đạo, khi mà Đức Phật đã tu chứng đạo thì Đức Phật mới thấy rằng: “Những cái pháp nào mà Ta phải đảnh lễ, cung kính cái pháp đó, để giúp Ta được giải thoát, thì đó là những cái pháp đáng cung kính, đáng tôn trọng”.
Thì chúng ta thấy rõ ràng là Đức Phật cũng nương vào cái chỗ Giới - Định - Tuệ mà Đức Phật đã được giải thoát. Vì vậy mà sau này, cái người thầy mà dạy cho Đức Phật thì cũng là Giới - Định - Tuệ, rồi cái người thầy mà dạy cho chúng ta cũng là Giới - Định - Tuệ chớ không phải ông Phật!
Nhưng ông Phật chỉ là một cái hình ảnh Giới - Định - Tuệ sống để mà chúng ta nương vào đó. Còn cái Giới - Định - Tuệ mà ông Phật đã tu tập, đã tìm ra được nó, thì Đức Phật khi mà chứng đạo thì Đức Phật nói: “Ta thấy cái pháp đó là cái pháp đáng cung kính, đáng tôn trọng, đã đưa Ta đi đến chỗ giải thoát, cứu Ta thoát ra khỏi kiếp sống của con người”.
Cho nên trong những cái bài kinh đó, Thầy rất thấm thía những cái bài kinh đó, là cái người mà dạy Đức Phật lại là Giới - Định - Tuệ. Rồi bây giờ Đức Phật lại truyền thừa lại cái người đó dạy chúng ta tức là Giới - Định - Tuệ, thì không bao giờ ngàn đời, không bao giờ cái Giới - Định - Tuệ đó nó có thể thay đổi.
Theo như, cũng như bây giờ, như Thầy bây giờ Thầy cũng có khả năng chuyên môn của Thầy, cho nên nó không thể toàn diện như Giới - Định - Tuệ được. Vì vậy mà Thầy bắt các con phải theo những cái kinh nghiệm riêng tư của Thầy, thì các con sẽ bị chệch đi, rồi sau này các con sẽ thừa kế Thầy làm vị Tổ kế nữa thì các con sẽ có một cái chuyên môn khác, cái khả năng khác, cái sở trường khác của các con đi. Do đó lần lượt nó sẽ lệch con đường của Phật đi, nó sẽ làm mất con đường đi.
Cho nên cái hay nhất của đạo Phật là không có một vị Thánh nào mà có thể thừa kế Phật, mà chỉ có pháp môn của Phật, tức là Giới - Định - Tuệ, là cái người thừa kế để hướng dẫn cho tất cả những vị sau này. Cho nên đạo Phật không có vị Tổ, mà chỉ có giới làm vị Tổ thừa kế Phật để dạy chúng ta.
(44:44) “Vì thế đệ tử của Đức Phật không có người nào toàn diện, đầy đủ oai lực, oai thần, tuệ lực v.v., nên không đủ khả năng thừa kế Phật để nắm rường mối đạo Phật.
Cho nên Đức Phật di chúc lại: Người có đủ oai thần, oai lực thừa kế Phật làm thầy trời, người và các vị Tỳ Kheo sau này là giới luật. Giới luật là vị Tổ đầu tiên và cũng là vị Tổ cuối cùng, ai theo đạo Phật là phải theo sự hướng dẫn của vị Tổ này. Làm sai lời dạy của vị Tổ này kẻ đó không phải là đệ tử của Phật.
Thầy tu theo đạo Phật là do vị Tổ này hướng dẫn, con tu theo đạo Phật cũng do vị Tổ này hướng dẫn, như vậy, Thầy không phải là người thừa kế làm Tổ thứ mấy của đạo Phật. Từ khi Đức Phật thị tịch đến giờ, chúng ta đều là học trò của vị Tổ này, và mai sau tất cả những người tu theo đạo Phật đều lấy vị Tổ này làm thầy.
Nếu Thầy không lầm, trong một bài kinh nào đó Thầy đã được đọc, chính vị Tổ này cũng là thầy của Đức Phật. Như vậy Phật và chúng ta đều nương theo vị thầy này mà tu tập đến giải thoát.
Còn 33 vị Tổ sư Thiền Đông Độ là một truyền thuyết huyền thoại của người sau bịa đặt ra. May mà kinh sách Phật Giáo còn ghi chép lại rõ ràng lời di chúc cuối cùng. Nếu không thì bây giờ chúng ta phải tin vào đâu?
Giả dụ nếu có sự truyền thừa từ Đức Phật đến các Tổ sau này chắc chắn thì con đường của đạo Phật đã mất gốc từ lâu. Không có sự truyền thừa mà các Tổ còn bịa ra được, còn thay đổi giáo lý của Phật, huống là có sự truyền thừa, thì sự thay đổi ấy phải gấp trăm ngàn lần hơn, thì Phật giáo bây giờ trở thành Ma giáo.”
Đó là câu trả lời của Thầy.